Tên bài thơ là "Ghi vội một đêm 1972". Một chàng trai Hà Nội viết về Hà Nội dưới mưa bom bão đạn 1972.
Trước đó, cũng về Hà Nội, có bài của chú bé Khoa lên Hà Nội những năm 1968 - 1969 (ở đây).
Đặt cạnh thơ Lưu Quang Vũ, thấy thơ chú bé Khoa lúc ấy đã có cái gì đó như là sự "điêu điêu" phổ cập một thời. Nhìn chung, có thể gọi đó là "tính chất khẩu hiệu" trong thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
Là hai nốt, hay là hai dấu của thời đại đó.
---
Ghi vội một đêm 1972
Bữa cơm ngô trong quán cơm nghèo
Phố Cầu Gỗ tối đen lạnh buốt
Người chập choạng tìm nơi ẩn nấp
Gió ù ù trên mái ngói bom xô.
Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô
Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt
Bom ném lên cao những đường tàu gẫy nát
Những bàn ghế những lá thứ những cánh tay người
Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay
Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động
Dưới vầng trăng tê dại nỗi kinh hoàng
Bom xé trời, mặt đất chao nghiêng
Vụt mở hoác những vực sâu khủng khiếp
Ngực nghẹn lại không còn khóc được
Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm
Thương ga xưa đã sập tan tành
Thương những chuyến lên đường xưa đã chết
Nỗi bất lực cứa lòng muôn kính nát
Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường
Đứa trẻ nhà ai bỗng khóc thét lên
Ôm chầm lấy anh dưới cầu thang tối
Đừng sợ, bé em ơi, đừng sợ hãi
Chúng ta cần phải sống
Làm chứng nhân tấn kịch thảm thê này.
B52 suốt đêm gầm rít
Bom giết cụ già và trẻ nhỏ suốt đêm
Thành phố thân yêu không nhỏ bé như em
Để anh ôm trong vòng tay che chở
Em ấm áp dịu dàng hơi thở
Nghe run run tim nhỏ đập mong manh
Nghe thơm non mầm nhỏ ngủ yên lành
Và chúng ta không có quyền được sợ
Nếu nỗi đau làm ngực anh buốt giá
Nếu những cánh tay buông thõng rã rời
Giấc ngủ trẻ thơ giấc ngủ ngày mai
Sẽ lấy gì sưởi ấm ?
Phố Cầu Gỗ tối đen lạnh buốt
Người chập choạng tìm nơi ẩn nấp
Gió ù ù trên mái ngói bom xô.
Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô
Tro lả tả xuống mặt gầy hoảng hốt
Bom ném lên cao những đường tàu gẫy nát
Những bàn ghế những lá thứ những cánh tay người
Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay
Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động
Dưới vầng trăng tê dại nỗi kinh hoàng
Bom xé trời, mặt đất chao nghiêng
Vụt mở hoác những vực sâu khủng khiếp
Ngực nghẹn lại không còn khóc được
Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm
Thương ga xưa đã sập tan tành
Thương những chuyến lên đường xưa đã chết
Nỗi bất lực cứa lòng muôn kính nát
Kẻ mất người thân lặng lẽ bước trên đường
Đứa trẻ nhà ai bỗng khóc thét lên
Ôm chầm lấy anh dưới cầu thang tối
Đừng sợ, bé em ơi, đừng sợ hãi
Chúng ta cần phải sống
Làm chứng nhân tấn kịch thảm thê này.
B52 suốt đêm gầm rít
Bom giết cụ già và trẻ nhỏ suốt đêm
Thành phố thân yêu không nhỏ bé như em
Để anh ôm trong vòng tay che chở
Em ấm áp dịu dàng hơi thở
Nghe run run tim nhỏ đập mong manh
Nghe thơm non mầm nhỏ ngủ yên lành
Và chúng ta không có quyền được sợ
Nếu nỗi đau làm ngực anh buốt giá
Nếu những cánh tay buông thõng rã rời
Giấc ngủ trẻ thơ giấc ngủ ngày mai
Sẽ lấy gì sưởi ấm ?
12-1972
Nguồn: Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002
http://www.thivien.net/L%C6%B0u-Quang-V%C5%A9/Ghi-v%E1%BB%99i-m%E1%BB%99t-%C4%91%C3%AAm-1972/poem-vfGVDGdn5b-a4dO5NCA1Iw
Một Hà Nội trong quá khứ với đầy vết thương và sự tan tác. Hà Nội sau 30 năm chuyển mình thành một thủ đô yên bình, kiêu sa. Một thành phố vì hòa bình và tình yêu. Những câu chuyện về nỗi đau tuy vẫn còn nhưng như một đấu tích để thấy sự bất khuất của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Trả lờiXóa