Sách của các cây bút trong gia đình cố học giả Trần Quốc Vượng, mới ra. Gồm 3 thế hệ, từ ông đến cháu ngoại.
Mình mới liếc thấy tin, chưa có sách trong tay.
Mình mới liếc thấy tin, chưa có sách trong tay.
Xem cụ thể ở dưới (nguồn thì ở đây, chép nguyên xi).
---
[Tin sách] VĂN HÓA VIỆT NAM NHỮNG HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH
Tác giả: Trần Quốc Vượng, Trần Quốc Khánh, Trần Thúy Anh, Trần Phương Anh, Phan Quang Anh Nhà xuất bản: Nxb Văn Học Năm xuất bản: 9/2014
Trích LỜI TỰA cuốn sách:
“BA THẾ HỆ – MỘT GIA ĐÌNH KHOA HỌC”
Giáo sư Trần Quốc Vượng là một cây đại thụ lớn của nền khoa học xã hội Việt nói chung và của ngành Lịch sử, Khảo cổ và Văn hóa dân gian nói riêng. Gia sản mà ông là một kho tàng đồ sộ với các công trình về bản sắc văn hóa Việt Nam, diễn trình văn hóa Việt Nam, văn hóa dân gian Việt Nam, lịch sử Việt Nam, nghệ thuật Việt Nam với hàng nghìn trang viết đầy giá trị; là gia tài khoa học vô giá mà ông đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Nền tảng khoa học mà ông đã đặt những viên gạch đầu tiên không chỉ là cẩm nang cho các thế hệ học trò tiếp bước nhau xây nên những công trình khoa học có giá trị, mà hơn thế, nó còn tạo niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ tương lai. Ngay trong gia đình mình, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã “ươm mầm” cho những người con, rồi những người cháu, một nền tảng tri thức, một niềm đam mê khoa học không có giới hạn: Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trần Quốc Khánh hiện giảng dạy tại Đại học Kỹ thuật Darmstadt, Cộng hòa Liên bang Đức; Tiến sĩ Trần Thúy Anh hiện đang giảng dạy tại Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luật sư, Thạc sĩ Trần Phương Anh khi còn tại thế là một trong những luật sư trẻ tài năng của Đoàn Luật sư Hà Nội (rất tiếc là chị đã ra đi khi tài năng đang độ chín); Thạc sĩ Phan Quang Anh, người cháu ngoại được Giáo sư Trần Quốc Vượng đặt nhiều kỳ vọng nhất cũng tốt nghiệp chương trình Cao học ngành Nghiên cứu Văn hóa và Phê bình tại Đại học Westminster, Vương quốc Anh. Có thể nói, nền tảng khoa học được thiết lập trong gia đình Giáo sư Trần Quốc Vượng qua các thế hệ chính là vốn liếng quý nhất mà ông đã để lại, không chỉ cho gia đình ông mà còn cho nhiều thế hệ các nhà khoa học Việt Nam ở hiện tại cũng như trong tương lai có thêm bầu nhiệt huyết để dấn thân trên con đường khám phá và chiêm nghiệm thế giới. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc công trình Văn hóa Việt Nam: Những hướng tiếp cận liên ngành với đóng góp của các thế hệ trong gia đình Giáo sư Trần Quốc Vượng. Đây là một công trình khoa học với những hướng tiếp cận “mở” đối với văn hóa Việt Nam mà Giáo sư Trần Quốc Vượng đã xây nền và được các thế hệ trong gia đình thực hiện: – Phần I và II do GS. Trần Quốc Vượng viết – Phần III do GS. Trần Quốc Khánh viết – Phần IV do TS. Trần Thúy Anh viết – Phần V do Th.S. Trần Phương Anh viết – Phần VI do Th.S. Phan Quang Anh viết. Do có nhiều khó khăn trong việc tập hợp bản thảo của gia đình từ nhiều nguồn khác nhau nên trong phần mục lục chúng tôi cố gắng giữ nguyên sự sắp xếp tên gọi các mục của từng tác giả theo nội dung chủ đề. Chúng tôi mong nhận được góp ý của bạn đọc gần xa để những lần tái bản tiếp theo được hoàn thiện hơn. Hà Nội, Mùa xuân Giáp Ngọ, 2014 Nhóm biên soạn
http://younganthropologists.com/2014/12/tin-sach-van-hoa-viet-nam-nhung-huong-tiep-can-lien-nganh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.