Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/11/2014

Nhẹ bước Thanh Vân (về ông Thánh Chèm/Trèm)

Tên ông Thánh được ghi bằng quốc ngữ rất sớm. Được ghi là Trèm, hoặc là Chèm.

Dưới là một bài lưu, dạng đọc chơi. Để biết những kiến thức lộn tùng phèo như thế này vẫn lên báo Nhân Dân như thường.


---
Nghi lễ Tế Nam tại Ðình Chèm
Thứ sáu, 19/03/2010 - 09:30 PM (GMT+7)

NGUYỄN VĂN ẨN


Ðức Thánh Chèm là người đã có công giúp Vua An Dương Vương đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần do tướng Ðồ Thư chỉ huy. Sau khi thắng trận ngài được nhà Vua ban thưởng rất trọng và ngài đã cho ba quân mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho vong hồn những tướng sĩ đã bỏ mình nơi chiến địa, lễ hội Ðình Chèm khởi nguồn từ đó.
Ðức Thánh Chèm được coi là nhà ngoại giao đầu tiên của nước ta thể hiện trong việc ông đã đi sứ sang giúp Tần dẹp quân Hung Nô và giữ gìn hòa hiếu tạo dựng mối bang giao giữa hai nước. Khi sang Tần, Vua An Dương Vương phong cho ông chức Tư Lệ Hiệu Úy đem 10 vạn quân trấn giữ ải Lâm Thao (nay thuộc Cam Túc của Trung Quốc) để uy hiếp quân giặc. Ghi nhận công lao của ngài, Vua Tần đã phong cho ngài tước Phụ Tín Hầu và gả công chúa Bạch Tinh Cung cho ngài với mong muốn giữ ngài ở lại nước Tần. Nhưng với lòng trung hiếu, ngài đã từ chối vinh hoa phú quý và cùng phu nhân trở về phụng dưỡng mẹ già, giúp Vua, giúp nước. Vua An Dương Vương thấy ngài có nhiều công lao lớn, liền phong tước Ðại Vương và ban thưởng cho ngài.
Trong lịch sử đã có rất nhiều áng thơ ca ngợi về ngài:
Lý Ông Trọng quê ở Thụy Hương
Người đời vua Thục mà sang thi Tần
Hiếu Liêm nhẹ bước thanh vân
Làm quan Hiệu úy đêm quân ngữ Hồ
Uy danh đã khiếp Hung Nô
Người về Nam Việt, hình đồ Bắc Phương
(Trích trong Ðại Nam Quốc Sử Diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái).
Trong Hồng Ðức Quốc Âm thi tập của Vua Lý Thánh Tông (1460 - 1497) đã ca ngợi:
Tầm cả Tầm cao chỉn xuất quần
Khí thiêng quang nhạc dấu mười phân
Phò nam, dẹp bắc tài văn võ
Chắn nước, giày non sức quỷ thần
Vòi vọi Thụy Hương từ đã đặng
Nhơn nhơn Tư Mã tiếng còn răn
Chàng cao, gã Triệu chiêm bao rõ
Càng sợ An Nam có thánh nhân
Những áng thơ ca ngợi công lao:
Văn võ toàn tài đại trượng phu
Hàm Dương di tượng khiếp quân Hồ
Vĩnh khang nhất thập đàm kinh mộng
Huyết thực nam thiên tráng đế đồ
(Trích trong sách Lĩnh Nam trích quái)
Năm 864, Cao Biền sang làm đô hộ, được ngài hiển linh giúp sức phá tan giặc. Cao Biền nhớ ơn về sai sửa đền miếu, tạc gỗ làm tượng, cử người quanh năm cúng tế, từ đó gọi là Ðền Lý Hiệu Úy (đền thờ Lý Ông Trọng).
Trước những công lao to lớn của Ðức Thánh Chèm, tháng 1-1990, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận đình Chèm là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật của quốc gia - Viên ngọc quý của Thủ đô Hà Nội. Hằng năm nhân dân ba làng Chèm, Hoàng Xá, Hoàng Liên vui mừng mở hội trong ba ngày 14, 15 và 16-5 âm lịch.
I. Giới thiệu về đội Tế Nam Ðình Chèm
Sau khi được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990, Ban tế tự Ðình Chèm được thành lập bao gồm 13 cụ. Tuổi đời của các cụ trong ban tế tự từ 55 tuổi trở lên.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Chủ tế: Phải là người có chức tước trong làng và có uy tín trong dân mới được bầu làm Tế Chủ.
+ 12 ông trong ban tế còn lại phải là người có uy tín trong nhân dân, phải là người đại diện cho gia đình mẫu mực có phẩm chất tốt, ứng xử có văn hóa với mọi người trong làng.
Trang phục phục vụ tế:
Chủ tế đội mũ cánh chuồn mầu đỏ, áo thụng đỏ, quần trắng đi hia đỏ.
Ban tế đội mũ cánh chuồn mầu tím than, mặc áo thụng xanh lam, quần trắng đi hia xanh.
Ðội nhạc: Ðầu đội khăn xếp đen, áo dài đen, quần trắng đi giày da đen, thắt lưng đỏ.
Thành phần đội Tế như sau:
1. 2 ông bồi tế (đi đầu).
2. 2 ông dâng nến (đi thứ hai).
3. 2 ông đi đài rượu (đi thứ ba).
1. Chấn chỉnh y phục, mũ áo, (mũ cánh chuồn, áo thụng lam, quần trắng đi ủng).
2. Quán tẩy (hay chấn chỉnh cho toàn bộ ban tế vào rửa tay trước khi vào tế).
3. Tế chủ và bồi tế vào kiểm soát lễ vật xem còn thiếu thứ gì để bổ sung lễ vật cho đủ. Sau đó tế chủ và 2 bồi tế vào vị trí của mình.
4. Tiến tuần rượu thứ nhất vào cúng thánh (ruợu đem vào bàn thờ ngài).
5. Chuyển chúc văn và đọc chúc văn (nội dung mời ngài về dự tiệc).
6. Tiến rượu đợt hai.
7.Tiến rượu đợt ba.
8.Thừa huệ lộc thánh ông chủ tế được hưởng một ly rượu cúng (ông đi đài rượu đi ra mời ông Tế chủ uống).
9. Ông đọc văn vào hóa văn (hóa văn tại vị trí  tế).
10. Lễ tất là tế xong, các thân viên trong ban vào lễ tạ tế ba tuần rượu tổng thời gian tế khoảng gần hai giờ.
II. Ðặc trưng của việc Tế trong lễ hội Ðình Chèm
Việc tế của Ðình Chèm đã có từ xa xưa, nhìn chung phong cách tế mang tính chất của cung đình (nghi lễ trong cung đình) thể hiện sự tôn kính của nhân dân với danh nhân Lý Ông Trọng mang đậm nét văn hóa của người Việt.
Ðồ lễ vật chủ yếu là  hoa quả, đặc biệt là sử dụng chè kho để dâng lễ thánh (mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc).
Trên đây là một số nội dung trình bày về quy trình, hình thức, nội dung việc tế trong lễ hội Ðình Chèm do đội Tế Nam thực hiện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên ngành về quản lý di tích lịch sử văn hóa thành phố để trong thời gian tới công tác tổ chức lễ hội của địa phương ngày càng tốt hơn. Góp phần tích cực để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_hanoi/_mobile_dethudo/item/9551002.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.