Xã hội phân công rồi, mỗi anh mỗi việc mỗi quan tâm. Nên quan tâm của tôi ở khu vực Bản Thang và Bản Giốc, là khác với quan tâm của các ông Mai Thái Lĩnh hay Trần Công Trục.
Nhưng vấn đề cụ L. người Tày sinh năm Bảo Đại 12 (cụ chỉ nhớ là mình sinh năm đó, và nhờ tôi chuyển ra Tây lịch giúp) kể một cách không liên tục về nhiều chuyện vắt qua thời gian từ cuối những năm 1990 đến nay, như chuyện những con trâu sao phải tiếp tục sống dưới gầm sàn, hay việc làm sao phải bắc cây cầu dưới thác Bản Giốc, xây rồi tận dụng lại kho hợp tác xã nông nghiệp,... thì vẫn có liên quan một chút đến các ông Lĩnh và ông Trục.
Nhưng vấn đề cụ L. người Tày sinh năm Bảo Đại 12 (cụ chỉ nhớ là mình sinh năm đó, và nhờ tôi chuyển ra Tây lịch giúp) kể một cách không liên tục về nhiều chuyện vắt qua thời gian từ cuối những năm 1990 đến nay, như chuyện những con trâu sao phải tiếp tục sống dưới gầm sàn, hay việc làm sao phải bắc cây cầu dưới thác Bản Giốc, xây rồi tận dụng lại kho hợp tác xã nông nghiệp,... thì vẫn có liên quan một chút đến các ông Lĩnh và ông Trục.
Nên phải ngó nghiêng chút. Vẫn chủ yếu để xem bối cảnh của câu chuyện về việc bắc cầu của cụ L. chẳng hạn. Nhiều khi không hiểu được bối cảnh, thì không hiểu được sự kiện đã và đang diễn ra với ý nghĩa gì.
Đầu tiên, đọc thư ngỏ của ông Mai Thái Lĩnh.
---
2047. Thư ngỏ tranh luận về Thác Bản Giốc
Posted by News on September 27th, 2013
Bổ sung lúc 14g30 ngày 27-9-2013:
Sau khi gửi “Thư ngỏ” cho báo điện tử Giáo dục Việt Nam (lúc 10h07 AM), đến chiều nay (lúc 14h30 ngày 27-9-2013) tôi truy cập trang mạng nói trên thì nhận thấy: báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã xóa mục “Góc nhìn của Ts Trần Công Trục” ở cột mục “Xã hội”.
Nay xin thông tin lại để độc giả được biết.
MTL
Thư ngỏ gửi Ban biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam
Đà Lạt ngày 27-9-2013
Kính thưa quý báo,
Ngày 23-9-2013 vừa qua, tôi có gửi cho ông Phan Doãn Phúc – Trưởng ban Quốc tế của quý báo một lá thư điện tử (xem nội dung đính kèm), nhưng không rõ ông Phúc có nhận được hay không, vì cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời.
Như quý báo đã biết, giữa tôi và quý báo đã có sự thỏa thuận sẽ mở ra một cuộc trao đổi ý kiến để làm rõ sự thật về chủ đề Thác Bản Giốc. Sở dĩ tôi chấp nhận đối thoại với ông Trần Công Trục thông qua quý báo là vì nghĩ rằng quý báo là cơ quan ngôn luận của một hiệp hội “phi-chính phủ” (ít ra là về mặt hình thức), hơn nữa lại thuộc về ngành giáo dục là môi trường tôi đã gắn bó từ trước năm 1975 cho đến cuối thập niên 1990. Mặc dù biết rõ ông Trần Công Trục là cán bộ ngành ngoại giao đã từng tham gia bộ đội hải quân, đã từng đảm nhiệm một chức vụ quan trọng trong công tác biên giới, nhưng vì ông ấy đang có nguyện vọng muốn trở thành một “nhà nghiên cứu độc lập”, cho nên theo lời khuyên của một số bạn bè và nhất là hai trang mạng Bauxite Vietnam và Ba Sàm, tôi đã nhận lời tranh luận với hy vọng mở ra một khả năng đối thoại giữa những người đứng ngoài hệ thống chính trị hiện hành với những người vẫn còn nằm trong hệ thống ấy (theo tôi biết, ông Trần Công Trục tuy đã nghỉ hưu gần 10 năm nay nhưng với tư cách là một đảng viên ông ấy vẫn đang làm nhiệm vụ Đảng giao, bởi vì nói theo ngôn ngữ của các đảng viên cộng sản: là cán bộ, nhân viên của chính quyền thì có lúc nghỉ hưu, nhưng đảng viên thì không có tuổi hưu).
Đáng tiếc là cho đến nay, sự việc đã không diễn ra theo như ý muốn. Trên các trang mạng “hợp pháp”, chỉ có các bài viết của ông Trần Công Trục chứ không hề có các bài viết của tôi. Ngay cả mỗi khi ông Trần Công Trục chỉ trích tôi hay trả lời tôi thì vẫn không có đường dẫn để độc giả có thể tìm đọc các bài viết của tôi. Thậm chí ngay trên trang Giáo dục Việt Nam, nơi ông Trục được dành hẳn một “góc nhìn”, cũng chỉ có bài của ông ta chỉ trích tôi (một bài chủ yếu nhắm đến tôi nhưng chỉ có ảnh của ông Tiến sĩ Trần Công Trục và ông lãnh tụ đối lập Sam Rainsy bên Kampuchea). Thậm chí ngay cả bài ông Trần Công Trục trả lời tôi cũng không được đăng trên “góc nhìn” đó. Tóm lại, trên tất cả các báo “hợp pháp” (kể cả báo Giáo dục Việt Nam), tôi vẫn tiếp tục bị coi là nhân vật cấm kỵ, chỉ được nhắc đến để chỉ trích chứ không phải để đối thoại. Vừa qua, sau khi ông Trần Công Trục trả lời tôi bằng một bài viết dựa trên công thức tuyên truyền sẵn có, vào ngày 16-9-2013 tôi đã phản biện bằng bài “Thác Bản Giốc – những căn cứ pháp lý”, nhưng đã 10 ngày trôi qua, vẫn chưa có ý kiến phản hồi nào từ phía ông Trục.
Vì vậy, tôi gửi thư này đến quý báo để nhắc lại một lần nữa đề nghị: quý báo cho biết ông Trần Công Trục có ý định tiếp tục đối thoại để tìm ra chân lý hay không? Nếu từ nay cho đến hết ngày thứ hai 30-9-2013, tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời của quý báo thì tôi và hai trang mạng Bauxite Vietnam và Ba Sàm mặc nhiên hiểu rằng: báo điện tử Giáo dục Việt Nam và ông Tiến sĩ Trần Công Trục đã “đơn phương” chấm dứt cuộc đối thoại.
Trân trọng kính chào và chúc sức khỏe toàn thể Ban biên tập của quý báo.
MAI THÁI LĨNH
T.B.: Kính đề nghị hai trang mạng Bauxite Vietnam và Ba Sàm đăng công khai lá thư này trong hôm nay hay ngày mai để độc giả hiểu rõ diễn tiến của cuộc tranh luận. Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập của hai trang mạng đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua để thông tin đến độc giả nội dung của cuộc tranh luận xung quanh chủ để Thác Bản Giốc.
http://www.basam.info/2013/09/27/2047-thu-ngo-tranh-luan-ve-thac-ban-gioc/
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.