Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

28/07/2014

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)

Cảm tạ hai bác Thiên Lý và Nguyễn Văn Khoan

Cứ phải từ từ, không vội được. Mà không gì phải vội cả. 

Gì thì gì, người Trung Quốc đã biết rõ từ lâu. Họ đã ghi thành văn bản từ ngay thời đó, chứ không đợi đến đầu thế kỉ 21 này. Và bản tiếng Pháp ấy hẳn họ cũng đang lưu giữ. Có điều, hiện nay, họ chưa chính thức công bố. Chắc để làm vốn. Mà khi họ có công bố, thì ta cũng phải theo tinh thần của nhà văn Sơn Tùng, là cần cẩn trọng nếu không là mắc bẫy (entry cũ đã đi năm 2012). 

Phía Việt Nam thì vẫn thế (có thể xem lại sách của Hà Minh Đức từ năm 1985 đến nay, hoặc bài của Mạc Thủy trên Tạp chí Cộng sản năm 2007).


Đành cứ theo cách an toàn, tạm thời đi từ Thái Lan. Và là đi từ tư liệu chính qui (soạn giả chính qui, nhà xuất bản chính qui). Nhìn rộng ra, bản thân tác giả Trần Dân Tiên ngay từ đầu đã đa dạng hóa "cửa ngõ" để phát sóng rồi, không lụy vào riêng ngõ nhà ai. Ở thời điểm đầu tiên phát sóng này, có thể thấy: Anh, Pháp, Hoa, Thái. Chính sự đa dạng này, là một chìa khóa, bản thân nó đã trở thành sự "cẩn trọng" như kí thác của Sơn Tùng rồi.

Bắt đầu, là ngoại đề, với việc nhắc lại những ghi chép của Hoàng Văn Hoan


Trang 236 trong cuốn hồi kí Giọt nước trong biển cả (1987) bản tiếng Trung, đoạn nói về sách của Trần Dân Tiên được dịch và xuất bản bằng tiếng Thái ở Thái Lan vào năm 1949

Trong cuốn trên, cụ đã viết như sau (đoạn gạch bút đỏ trong bản dịch tiếng Trung là tương ứng với đoạn tô đậm bút xanh ở dưới):

"Để phát triển công tác ngoại giao nhân dân, việc thông tin tuyên truyền ở Băng-cốc cũng được cải tiến một bước. Cuối năm 1948 ra thêm bản tin bằng tiếng Thái lấy tên là Khào Việt Nam, nghĩa là Tin Việt Nam, có nội dung tuyên truyền đúng mức, được các nhà chùa, các nhân sĩ Thái-lan mua nhiều. Năm 1949, các đồng chí dịch cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch ra tiếng Thái, vận động người Thái viết lời tựa và xuất bản, để giới thiệu lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta với nhân dân Thái-lan"

Bây giờ, sẽ đến với một cuốn sách mới xuất bản tại Việt Nam. Thật ra, cũng đã 6 năm rồi. Là cuốn sau:



Nội dung cụ thể sẽ được đề cập ở các entry tiếp theo trong chùm bài này.

---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)



4 nhận xét:

  1. Vừa gửi ảnh 7, bác Giao kiểm tra xem nhận được chưa.

    Đối chiếu với ảnh 7, bác Giao sẽ thấy thời điểm tuần tin Khào Việt Nam ra đời chính xác là từ năm 1946 chứ không phải như cụ Hoàng Văn Hoan hồi ký ở trên là cuối năm 1948.

    "Cuối năm 1948 ra thêm bản tin bằng tiếng Thái lấy tên là Khào Việt Nam, nghĩa là Tin Việt Nam, có nội dung tuyên truyền đúng mức, được các nhà chùa, các nhân sĩ Thái-lan mua nhiều".

    Vậy nên nếu lấy tư liệu từ Hồi ký của các cụ già thì nên cân nhắc.

    Thời điểm 1946 -1950 ta hoàn toàn cô lập, chỉ có hai Phòng thông tin, một ở Pháp, do ông Trần (Ngọc?) Danh và một ở Xiêm, do ông Lê ... Quỳ làm trưởng đại diện, tức là chỉ có hai "cửa" để "ra ngoài". Có lẽ vì thế mà "Những mẩu chuyện ..." được "ưu tiên" viết bằng tiếng Pháp và dịch ra tiếng Thái trước cả tiếng Việt.

    (Ông Trần ... Danh là em ruột ông Trần Phú).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm tạ bác Lý rất nhiều ! Vừa mở hộp thư, và đã nhận được rồi bác ạ.

      Tôi đã liếc qua cái bìa (trong ảnh 7) vừa nhận được từ bác, nhưng rõ ràng, mới chỉ là cái bìa sách, nên ta cứ lưu nghi vấn về ghi chép của cụ Hoàng Văn Hoan đấy đã. Tạm treo. Vì nguyên vật số Khào Việt Nam đầu tiên, hiện chưa ai thấy cả.

      Dĩ nhiên hồi kì của các cụ già thì cần cân nhắc rồi.

      Về nhân vật Trần Ngọc Danh này, hiện còn nhiều điểm chưa rõ. Vì hẳn là, có một ông cũng là Trần Ngọc Danh viết một cuốn gì đó về thời kì Hồ Chủ tịch ở Thái Lan (sách mới xuất bản gần đây). Không rõ hai ông này có là một không đây ?

      Tôi quên, chưa kiểm tra lại, nhưng hình như Trần Ngọc Danh cũng được nhắc đến trong hồi kí của cụ Hoàng Văn Hoan.

      Xóa
    2. Thêm nữa, cuốn Hồ Chí Minh in ở Thái Lan năm 1948 (thấy trong ảnh 7) là một cuốn khác. Tức là không phải cuốn của Trần Dân Tiên.

      Không phải Trần Dân Tiên viết thì có thể thấy những cuốn in sớm hơn, chẳng hạn 1946, 1947.

      Xóa
    3. Chẳng hạn, một cuốn in năm 1946, thì tôi đã giới thiệu ở đây:
      http://giaovn.blogspot.jp/2013/09/sach-au-tien-gioi-thieu-ve-ho-chu-tich.html

      Cuốn này có liên quan đến Trần Ngọc Danh đó bác ạ (từ từ rồi thì sẽ rõ).

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.