Về loạt sách mới xuất bản của mình, bà Trần Thu Dung (Việt kiều tại Pháp) tự bộc bạch như sau:
"Tài liệu thu thập rất đa dạng. Tài liệu chính là kho lưu trữ văn khố của hội Tam Điểm tại Paris và qua phỏng vấn gia đình và các chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước.
Khó khăn chủ yếu là kiểm chứng tài liệu. Nhiều tài liệu bị đốt, thất thoát khi chính phủ Vichy cấm hội kín hoạt động. Tài liệu quá cũ, vàng ố, tên tiếng Việt do người Pháp ghi chép sai, không dấu, hoặc ngược lại, tên người Pháp phiên âm sai qua tiếng Việt. Nhiều tài liệu không chính xác hoặc che giấu sự thật.
Khó khăn thứ hai, khi phỏng vấn và xin tài liệu. Một số né tránh vì vấn đề tế nhị. Có chức sắc Cao Đài rất nhiệt tình giúp nhưng bảo tôi hãy thề « không nói xấu đạo », tôi đã hứa « tôi chỉ viết đúng như tài liệu và sẽ kiểm chứng ở mức độ văn bản cho phép».
Tất nhiên, trong quá trình đó, có thể có sai sót, tôi mong tất cả bạn đọc, gia đình con cháu họ hãy giúp tôi hoàn chỉnh bổ sung khi có dịp tái bản cuốn sách.".
Cụ thể ở đây là cuốn thấy ở hình trên (xuất bản tại Việt Nam, 2011).
1. Với tư cách là độc giả bình thường, tôi đã thấy vướng nhiều lỗi sơ đẳng đến lạ kì. Không tin nổi. Huống gì, nếu tín đồ Cao Đài mà đọc, thì họ sẽ nghĩ như thế nảo ?
2. Ở đây, đi vào một sai lầm quá đáng (không còn là "có thể có sai sót" nữa). Mà tôi chọn ví dụ điển hình, ai nhìn cũng thấy ngay, không cần lí luận dài dòng. Dễ thấy, dễ hiểu đến vậy, còn sai, thì còn nói gì nữa.
Đó là trang viết sau. Đầu tiên là cái ảnh, chú ý đến người ở giữa, tức Hộ pháp Phạm Công Tắc - người đứng đầu Đạo Cao Đài lúc đó:
Sau là đoạn viết của tác giả về bức ảnh đó:
2. Ở đây, đi vào một sai lầm quá đáng (không còn là "có thể có sai sót" nữa). Mà tôi chọn ví dụ điển hình, ai nhìn cũng thấy ngay, không cần lí luận dài dòng. Dễ thấy, dễ hiểu đến vậy, còn sai, thì còn nói gì nữa.
Đó là trang viết sau. Đầu tiên là cái ảnh, chú ý đến người ở giữa, tức Hộ pháp Phạm Công Tắc - người đứng đầu Đạo Cao Đài lúc đó:
Sau là đoạn viết của tác giả về bức ảnh đó:
Ở trước trang 165, tức tại trang 164, tác giả sách viết: "Trong ảnh dưới Hộ pháp đang lắng nghe, tay cầm bút ghi chép. Nếu tất cả đều nhận lệnh từ cơ bút, tại sao Hộ pháp và Trần Quang Vinh hai người chức vị lớn nhất (đứng đầu luật pháp và quân đội) lại phải ra ngồi bàn riêng với người Pháp sau buổi lễ ?..." (đọc tiếp ở trang 165).
3. Là người nghiên cứu về Cao Đài, lại đang ở trên đất Pháp, tiếp cận với các văn khố lớn, mà không hiểu sao cái ảnh trên, tác giả lại phải đi mượn ở cá nhân ai đó ? Tôi hoàn toàn không hiểu, và không thể thông cảm được với lối làm nghiên cứu như vậy.
Thứ nữa, không biết có phải do thị lực bị yếu, nên tác giả nhìn ra là Hộ pháp đang cầm bút viết. Chịu. Không thể hiểu nổi.
Chi tiết nhỏ nhặt còn như thế, nói gì đến chuyện suy luận lớn hơn.
Đại khái thế đã.
Về bức ảnh: Ông Phạm Công Tắc đang cầm điếu thuốc lá đấy chứ! Và không chỉ có một mình ông ấy, mấy ông kia cũng cầm thuốc lá cả.
Trả lờiXóaThế đấy Cu Nỡm à. Thôi, ta tạm hiểu là cả ba cụ ấy đều đang cầm bút ghi chép vậy.
XóaThưởng cho Cu Nỡm loạt ảnh đang sưu tầm, ở đây: http://giaovn.blogspot.com/2013/12/bo-anh-cu-ho-hut-thuoc-la.html