Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/03/2014

Những trận đánh ngược vào Khâm Châu (Trung Quốc) của người Việt

Ôn lại lịch sử, một cách nghiêm túc, thì thấy:

Để đánh thẳng vào Bắc Kinh, thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thế kỉ XX, thì người Nhật Bản ở ngoài khơi xa (mà người Trung Quốc vẫn chỉ coi là bọn mọi rợ ở phía đông) đã phải bỏ ra khoảng 300 năm đầu tư. Từ ý tưởng, đến thử, thử tiếp, thử tiếp, đến chiếm một phần, cuối cùng là toàn bộ.

Người Việt Nam thì chủ yếu chỉ giữ nước. Mà chủ yếu là giữ trước sự xâm lăng của người Trung Quốc. Hầu như chưa bao giờ xuất hiện ý tưởng thôn tính cả lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả đến ý tưởng (chợt nghĩ ở trong đầu) cũng không, chứ nói gì nữa. Có chăng chỉ là giỏi bắt nạt kẻ yếu hơn mình, như Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,...

(Đang viết tiếp)

9 nhận xét:

  1. Ý tưởng này của bác Giao quá ư vô nghĩa
    Dĩ nhiên kẻ mạnh chỉ chèn ép kẻ yếu hơn, chứ sao lại có chuyện ngược lại?
    Chưa kể trong lịch sử Đại Việt cũng đã từng bị Chiêm Thành đánh đến tận Thăng Long

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khà khà, đấy, thấy rất rõ mà. Chỉ cần có ý tưởng thế thôi, đã bị bảo là "vô nghĩa" rồi mà. Người Việt mình đại khái là thế mà !

      Xóa
    2. Cũng có những bộ tộc người tuy yếu nhưng từng khuynh đả TQ một thời như người Mông Cổ, người Khát Chân, Mãn Thanh. Những nước lập lên sau khi nước Tấn xụp (thời mà người Tàu gọi là Nam Bắc Triều) đại đa số không phải gốc người Hán. Nước Việt không bao giờ có ý nhìn phương bắc cũng có thể một phần là giữa đồng bằng sông Hồng và vùng Dương Tử quá xa, đất Cao Bằng, Lạng Sơn rất khó đi và vùng Quảng Đông, Quảng Tây không phát triển nhiều phải đến đời Thanh mới được định cư nhiều, nên chiếm cũng không có lợi. Khác hẳn với quân Mãn Thanh, chỉ cần vượt qua Vạn Lý Trường Thành là đã đến vùng sầm uất, đáng để cướp đất giành dân.

      Xóa
  2. Vế sau ý tôi muốn nói kẻ yếu đánh kẻ mạnh chỉ có tính chất thời điểm và không mang tính phổ cập

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra mà nói bác Giao nói cũng chưa hẳn đúng nếu như dẫn lại chuyện xưa. Thời ấy, xa rồi..... Huệ có nói với đám bộ hạ rằng "...hãy cho ta thêm 10 năm.... ta sẽ có trong tay trăm vạn quân thì sẽ.....cố thổ...." và "... sai một trong những hổ tướng của mình tên Dũng đi sử bắc triều để....". Tuy nhiên mệnh trời có vậy, và tộc Việt này vẫn đến giờ mang "tẩu" bên mình thôi. Than ôi......!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề là tính liên tục của tư tưởng đó bạn ạ. Chúng ta không thấy có sự khởi đầu trước đó, cũng như sự tiếp nối liên tục sau đó.

      Và bản thân Nguyễn Văn Huệ cũng chưa bao giờ ao ước vươn tay tới Bắc Kinh.

      Xóa
    2. Yeap! Cái này bác nói quá ư... chính xác! Một người có trí tuệ sáng suốt phần nhiều chỉ trong một cơ thẻ khỏe mạnh; một quốc gia cũng vậy, những người lãnh đạo sẽ có những ý tưởng táo bạo- bá nghiệp- khi và chỉ khi quốc gia đó hùng mạnh. Còn cái xứ Việt ta thì sao? Trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, mang danh dòng giống Tiên Rồng, nhưng nói không quá rằng phần nhiều, rất rất nhiều trong suốt cái chiều dài lịch sử đó, là "Mong Tiền Tiến Trâu"thôi. Thế thì tư tưởng cái nỗi gif1 Và theo tôi, đó là một lý do quan trọng nhất, cái xứ ta này chưa từng sản sinh ra một nhà tư tưởng đúng nghĩa chứ chưa nói đến một triết gia nào cả. Toàn vay mượn lung tung beng rồi khâu vá nhì nhằng rồi tạo ra một thứ văn hóa như ngày nay!

      Xóa
    3. Bác LEFA (không biết nên gọi bác là gì cho dễ nữa) ! Hình như bác mường tượng ra vấn đề rồi đấy !

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.