Ảnh trong bài (đọc ở dưới) |
Lời dẫn: Thấy Năng lượng mới (tác giả Hoàng Thắng) hạ chữ "cuối cùng" mà không thể không bật cười. Mọi việc, nhìn từ góc khách quan của người quan sát, tôi cho rằng: bây giờ mới thực sự bắt đầu.
Ít nhất, qua trang tư liệu này, giải tỏa được một điều nghi vấn mà chúng tôi đã nêu, đó là, liệu có việc nhầm lẫn khi đem đi giám định không (tức là vật phẩm đã bị nhầm vô tình hay cố tính tại Viện Pháp y). Nay thì biết: không nhầm.
Ảnh này, có thể tìm được bản đầy đủ và rõ hơn ở chỗ khác
2 bức ảnh lộ bí mật cuối cùng vụ Bích Hằng tìm mộ liệt sỹ Phùng Chí Kiên
10:47 | 03/11/2013
(PetroTimes) - 2 bức ảnh sau đây đã nói lên tất cả vấn đề. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta nên kết thúc vụ việc để giữ sự yên bình cho giấc ngủ của người chiến sỹ đã quên thân vì nước, cũng là trả lại sự công bằng và có thái độ tôn trọng, ghi nhận đúng đắn với công sức, thiện tâm của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Trong biên bản bàn giao, đã ghi rõ phần "di vật của liệt sỹ" (tức là các vật đi kèm chứ không phải hài cốt): 13 mảnh bát vỡ. Vậy là ngay từ đầu, đoàn quy tập đã xác định đây là mảnh bát vỡ chứ không phải hài cốt. Vậy mà về sau, có cơ quan chức năng lại mang mảnh sành này ra kiểm định và tuyên bố là... mảnh sành. Rõ ràng, đã là mảnh sành thì kiểm định 1000 lần cũng là mảnh sành mà thôi.
Theo lý giải của tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA thì: Khi trộm được thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, người dân đã đặt thủ cấp vào một chiếc bát sành và mang đi chôn.
Khi mới đào lên, thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên chỉ còn là khối đất đen nhưng có nguyên hình hốc mắt, mũi và miệng. Trong quá trình cất bốc, đoàn quy tập đã có thể đã gom luôn cả các vật giống hình xương lẫn xung quanh khu đất (trong biên bản cũng ghi rõ: Nghi là răng).
Được biết, trong vụ cất bốc này, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng không trực tiếp thực hiện. Sau khi xác định vị trí, khu vực, Phan Thị Bích Hằng phải về Hà Nội gấp vì có người thân mất, nhường phần việc còn lại cho con cháu liệt sỹ và chính quyền địa phương.
Sau khi công bố 2 bức ảnh này, chúng tôi mong muốn sự việc sẽ kết thúc tại đây, để trả lại sự yên tĩnh đáng ra nó phải có.
Ai đúng, ai sai, dư luận sẽ phán xét. Chúng ta tin chắc rằng, người dân sẽ đứng về phía sự thật, về phía những người vì nghĩa mà không quản khó khăn đi tìm phần thi thể còn thất lạc như một sự báo ơn với người đi trước. Dù họ thành công hay không thành công - những nỗ lực đó đều rất đáng ghi nhận. Nó đáng trân trọng hơn nhiều so với những hoài nghi của những người chỉ ngồi một chỗ và… phán!
Hoàng Thắng
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Tiếp sức cho Triển hộ vệ, trang tư liệu tiếp theo được NLM vừa trình ra
- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%
- May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu về cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008
- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
(- Viện Pháp y Quân đội (2007): Giám định chính xác hài cốt các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân (hi sinh năm 1932)
- Khoa học thường thức : Từ 2011 đẩy mạnh việc giám định gen trong việc xác định hài cốt liệt sĩ
- Một trường hợp thành công (Nguyễn Văn Lư, năm 2011)
- Khoa học thường thức : Cần có từ 5 triệu (mới lên 8 triệu) và ít nhất 4 tiếng để xác định gen)
Vì "không có răng thì không phải đầu người" nên mới toig ra cái răng ... lợn chăng!
Trả lờiXóaBên anh Cát chăc sẽ sắp công bố biên bản giám định PY.X.08. Phải chờ thêm chút, mới biết răng ... lợn tòi từ đâu ra.
XóaTôi đang gợi ý viết lại kết luận giám định cho lịch sự hơn,
Trả lờiXóaVà đồ rằng cái răng lợn rừng có xuất xứ từ quán Hương Rừng, một quán nhậu chuyên bán đặc sản rừng, tại SG.
(Chi tiết trên locliec)
Rất đồng ý với bác (vừa sang xem bên bác rồi). Quả đúng là cần phải viết lại kết luận giám định cho lịch sự và tử tế hơn, như đề xuất của bác.
XóaChắc anh Cát sắp trình bày rồi.
Cuộc chiến đã bắt đầu gay cấn: Luật sư Trần Đỉnh Triển tố VTV công bố tài liệu mật quốc gia
Trả lờiXóaBắt đầu thấy được trình độ thực của Triển hộ vệ rồi. Xem lại mọi việc, thấy bác này rất thích đao to búa lớn, trong khi, chứng cớ thì không có gì gọi là đảm bảo.
XóaNhưng có chi tiết hay, liên quan đến bộ phim do chính VTV làm đó, Khoằm à. Mình sẽ đi một entry riêng.