PGS. TS Nguyễn Lân Cường - Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam
Nhìn cái ảnh, chắc nhiều người biết là nhà khách 99, tức Nhà khách 99 đường Lê Duẩn (Hà Nội). Hôm nay, hội thảo tổ chức ở đó từ sáng.
Tôi đã xem ảnh cái răng ấy rồi, nhưng về nguyên tắc, thì chưa công bố được (đợi phía báo chí và phía anh Cát vậy). Không có chuyên môn, lại càng không phải chuyên môn nhìn qua ảnh, nên tôi mù tịt, không biết răng gì.
Còn hôm nay, bác Nguyễn Lân Cường đã nói như dưới đây. Như mọi người đã biết, bác Cường một chuyên gia về lĩnh vực sọ người, thuộc chuyên ngành cổ nhân học (gần đây, do cơ duyên, tôi cũng có thời gian làm việc chung với bác trong gần một tuần).
Bác nói như sau:
"
Trong buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, người đã có 48 năm nghiên cứu xương người 48 năm khẳng định: những hình ảnh chụp lại hộp sọ, răng được cho là của liệt sỹ Phùng Chí Kiên là chính xác.
“Nhìn ảnh thấy rõ được phần sọ, phần hàm trên, gò má, hai hốc mắt. Về mặt khoa học, tôi dựa vào ảnh này, tôi tin đây là hộp sọ của đồng chí Phùng Chí Kiên. Trong khoa học chúng ta phải dựa vào nhiều bằng chứng, nhưng tại sao hôm đào hài cốt ‘thủ cấp’ lại không có mặt Phan Thị Bích Hằng và tôi sợ rằng răng đó đã bị tráo đổi hoặc răng lợn có thể bị lẫn vào khi đào”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường nói thêm.
"
Tức là, thật ra, bác Cường cũng chỉ tin thôi. Niềm tin là quan trọng mà.
Đề nghị phía anh Cát cung cấp tư liệu gốc, hay cho bác Cường trực tiếp xem răng gốc. Anh không đưa ra sớm, dễ bị người ta đặt cho một cái nghi vấn: có bị tráo đổi hay không, có lẫn răng...lợn vào hay không ? Mà anh Cát còn cần trả lời giúp tôi câu hỏi này nữa: đây.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Chuyên gia về xương người, thuộc cổ nhân học, vừa nói : không phải răng ... lợn !
- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%
- May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu về cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008
- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
(- Viện Pháp y Quân đội (2007): Giám định chính xác hài cốt các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân (hi sinh năm 1932)
- Khoa học thường thức : Từ 2011 đẩy mạnh việc giám định gen trong việc xác định hài cốt liệt sĩ
- Một trường hợp thành công (Nguyễn Văn Lư, năm 2011)
- Khoa học thường thức : Cần có từ 5 triệu (mới lên 8 triệu) và ít nhất 4 tiếng để xác định gen)
To chuyện rồi!
Trả lờiXóaÔng này dân chuyên ngành "đào mả" mà, quan sát thì chuẩn rồi, chỉ cần ông nói "Nhìn ảnh thấy rõ được phần sọ, phần hàm trên, gò má, hai hốc mắt" là đủ chết cha anh Cát rồi.
To chuyện thật đó bác Lí ơi !
XóaTo ở chỗ là: phán qua ảnh ! Mà ảnh ấy lại được các bố bên nghiên cứu ngoại cảm cho chạy qua hàng photoshop chút đỉnh rồi. Nhưng không sao, bác Cường đã bảo là "qua ảnh" mà.
Lần tới, bên Quân đội làm hội thảo, mời bác Cường đến xem nguyên vật của cái răng.