Ảnh chưa cần chú thích |
Thấy bác Trần Hùng đưa tin này. Mình ghi là "tin theo bác Trần Hùng" thì vừa có nghĩa là tin đọc bên nhà bác, lại có nghĩa là "tin theo bác", tức là tin tưởng mà theo. Nói vui thế thôi, nhưng xin chép mấy đoạn sau và cùng một cái ảnh từ bên bác về lưu.
Chuyện tuần lễ vàng qua tư liệu của Tàu Tưởng và tư liệu của Nhật Bản, tôi sẽ đưa dần dần, từ từ, như mọi khi.
Từ đây trở xuống là trích từ bác Trần Hùng (còn bác ấy cũng chép từ nơi khác về). Tôi chỉ thêm vào mấy cái dấu chia đoạn (1, 2), và hai dòng sau cái dấu, còn lại là của nguồn trích.
---
1. Hồi năm 1945-1946 (cụ bà nhớ và kể lại)
"
Cụ bà Trịnh Văn Bô (Hoàng Thị Minh Hồ) kể :“Trong Tuần lễ vàng tôi đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho bà mẹ chồng lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.
Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng... khoảng 15 người về ở nhà tôi.
Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.
"Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào."
2. Hồi sau Đổi Mới, và bây giờ
"
Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm (1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.
Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.
Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô. Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Mãi 9 năm, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
...Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp! Đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt! Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn.
Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực đã kể ở trên ghi rất rõ cái việc hợp pháp của cụ ở nhà 34 Hoàng Diệu này.
Nhà cụ thì cụ cứ việc ở."
Không thấy bà Bô "giải trình" số 5.147 lạng vàng mà bà cho là gia đình bà đã đóng góp cho VM.
Trả lờiXóaTheo lời bà, trong TLV, bà chỉ góp 117 lượng vàng (trong đó đã gồm thoi vàng 14 lạng mà bà đưa cho mẹ chồng góp cho VM), và chi phí cho việc ăn uống, đi lại, quần áo... cho khoảng 15 cán bộ cao cấp VM trong thời gian họ trú ngụ ở nhà bà khoảng nhiều lắm là đôi ba tháng (?).
Hay bà tính luôn khoản đóng góp của người khác mà bà có công đi vận động, hay tính luôn cái nhà (34 Hoàng Diệu) mà lúc đó bà không nghĩ sẽ đòi lại được?
Mời xem trên trang của Bộ Tài Chính: Tọa đàm khoa học “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng" để rõ về cống hiến của gia đình cụ Trịnh Văn Bô (trích):
XóaCống hiến lớn về tài chính cho nền độc lập
Được sự vận động của 2 cán bộ Việt Minh là hai anh em Tạ Văn Lưu và Tạ Văn Thực, ngày 14 tháng 11 năm 1944, hai vợ chồng bà cùng người con trai cả chính thức tham gia Việt Minh.
Đầu năm 1945, ông bà đã quyết định ủng hộ 1 vạn đồng Đông Dương, tương đương 25 cây vàng, cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình ông bà với Mặt trận Việt Minh.
Sau lần đó, gia đình ông bà còn ủng hộ nhiều lần nữa. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.
Sau Cách mạng tháng 8, ông bà được ông Khuất Duy Tiến tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa. Bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông.
Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình ông bà đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó).
Khi chính phủ lâm thời về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông bà được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas, cũng như viết hoàn chỉnh bàn Tuyên ngôn Độc lập.
Các y phục của các lãnh đạo Việt Minh trong ngày lễ Độc lập, hầu hết do gia đình ông bà cung cấp. Thậm chí các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã mặc y phục của ông Bô trong ngày lễ Độc lập. Riêng chiếc áo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may áo do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Công Nghiệp cũng cho biết thêm, không chỉ ủng hộ vật chất to lớn cho Chính phủ cách mạng lâm thời, cho ngân khố quốc gia, cho nền tài chính cách mạng trong buổi đầu gian khó, gia đình Cụ Trịnh Văn Bô còn có những đóng góp riêng, rất đặc biệt với ngành Tài chính.
XóaAnh trai Cụ Trịnh Văn Bô – là Cụ Trịnh Văn Bính, một trí thức yêu nước đã giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, năm 1945.
Được gia đình cho ăn học bài bản về tài chính tại Anh, Pháp, Cụ Trịnh Văn Bính là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giữ cương vị lãnh đạo trong Sở Thuế quan Đông Dương dưới thời Pháp thuộc.
Giữa tháng 9/1945, theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ tịch đã mời Cụ cùng ba viên chức cao cấp khác của chính quyền cũ chuyển sang làm việc ở Bộ Tài chính. Ngày 22/3/1946, Hội đồng Chính phủ mới đã bổ nhiệm Cụ Trịnh Văn Bính là Thứ trưởng Bộ Tài chính, kiêm Tổng Giám đốc Sở Thuế quan và Thuế gián thu.
Tháng 6/1946, Cụ Trịnh Văn Bính lại được cử là thành viên đoàn Chính phủ do Hồ Chủ tịch dẫn đầu sang dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô tại Pháp.
Trong quá trình gần 30 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính, Cụ Trịnh Văn Bính đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực cải cách và phát triển các chính sách thuế và hoạt động của ngành Thuế.
Những đề xuất quan trọng của Cụ và của ngành Tài chính đã được Chính phủ tiếp thu như cải cách thuế nông nghiệp, công thương nghiệp phù hợp với các thời kỳ của cách mạng, vừa khuyến khích sản xuất, vừa phục vụ hiệu quả công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tọa đàm khoa học: "Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam"
XóaTấm lòng của một gia đình thương gia yêu nước với cách mạng"
À có khá hơn, nhưng có vẻ như vẫn không đủ con số 5.147 lượng vàng.
XóaTrước CMT8: 212.5 lượng vàng.
Sau CMT8: 500 lượng vàng.
Trong TLV: 117 lượng vàng.
Tổng cộng: 829.5 lượng vàng.
Tất nhiên số vận động không tính.
Xem từ trang của Bộ Tài Chính (theo chỉ dẫn trên của Khoằm) thấy ghi là: "Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình ông bà đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó)".
XóaBạn 6_W thì mới tính sơ sơ thành ra con số 829,5 lượng. Con số khác nhau nhiều ghê. Có lẽ phải nhờ vào Ban Tài chính bên Đảng và Bộ Tài chính bên Chính phủ cho số liệu cụ thể mới được.
Cũng còn chưa biết là ngoài phe Việt Minh (ngầm ý chỉ phe Cộng sản), gia đình cụ Trịnh Văn Bô còn có giúp cho các phe cách mạng của Việt Nam trước năm 1945 nữa không.
Như vậy 49 năm mượn mới trả, 9 năm có quyết định mới vô được nhà, liên quan đến 9 lãnh đạo tầm cỡ nhất Việt Nam (không kể đầu tàu là chủ tịch Hồ Chí Minh... và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở nhà bên).
Trả lờiXóaSau ông Hoàng Văn Thái mất, gia đình mới dám phát đơn "xin" lại nhà và được trả sau khi ông chủ đã qua đời 15 năm. Một kỷ lục đặc biệt có một không hai của "Nguyên tắc tập trung dân chủ" còn gọi là "Làm chủ tập thể" theo lời anh Ba Duẫn. Cái gì đã "kiên trì, quyết liệt" cản trở dân chủ? - bí mật của nó ở chỗ giá 30 triệu Obama .he he.
Em vừa xem tư liệu bổ sung bên bác: http://tranhung09.blogspot.no/2013/10/ngoi-biet-thu-so-34-hoang-dieu-va-ky.html
XóaHai cái clip đó người ta làm do ngẫu nhiên, như là nhân duyên vậy. Em cũng bất ngờ, là nó rộng tới tận 3 ngàn mét vuông, giá tới 30 triệu Oa-sinh-tơn.
Còn số tiền đóng góp cho cách mạng, ông con của hai cụ Bô nói là tính ra giá bây giờ là tới 7 tỉ Oa-sinh-tơn (vốn bỏ vào ngân hàng sau mấy chục năm, tự sinh ra thế, tựa như cách làm ngân quĩ của Nobel).
Nhưng cách mạng giải quyết vấn đề quá là chậm, không tin nổi !
Ông con bà Bô không hình dung được 7 tỉ USD lớn cỡ nào.
XóaCứ cho bà Bô góp 5,147 lượng vàng. Nếu số vàng này gửi NH năm 1945, đến nay (2013), gia đình bà Bô nhận được cả gốc lẫn lãi (lãi ghép, là lãi sau mỗi năm được cộng vào gốc tính lãi tiếp) là:
P = G * (1+R) ^ T [^ là dấu lũy thừa]
Với G là gốc, R là lãi suất năm; T là thời gian gởi. Thay G = 5,147; R = 0.015 (lãi suất huy động vàng cao nhất tháng 5/2011. Lưu í, hiện nay người gởi vàng còn phải đóng phí, gọi là phí nhờ giữ hộ hehe); T = 68 (từ 1945 đến 2013).
P = 5,147 * (1.015) ^ 68 = 14,165.92 (lượng).
Nếu tính giá vàng 38 triệu đồng 1 lượng, USD 22.000 đồng 1 USD, số vàng trên có giá là:
14,165.92 * 38,000 / 22 = 24,468,407.27 USD (chưa đến 25 triệu)
So với con số 7 tỉ, ông con bà Bô sai đến 285 lần hihi.
Thắc mắc của bạn 6_w quả có lí. Tôi nghe chữ 7 tỉ cũng đã có choáng, bán tín bán nghi. Tuy nhiên, xuống còn 25 triệu thì cách nhau xa vời, bắn đại bác mới tới !
XóaMón tính toán này, không biết phía bên Bộ Tài chính tính, hay là gia đình cụ Bô tự tính ? Qua thông tin bề mặt mà báo chí đưa, chúng ta chưa có cách gì hiểu được.
Bác nào có thông tin thêm, đề nghị cho biết !
Theo lời ông con bà Bô, cũng trong clip bên blog bác Trần Hùng, 7 tỉ đô là con số do một người "bấm máy tính" đưa ra trong một hội thảo trước đó về những người đóng góp tài chính cho cách mạng.
XóaThực ra con số này phụ thuộc rất lớn vào lãi suất huy động (vàng).
Theo VnEconomy, ở đây:
http://vneconomy.vn/20121106111033758P0C6/sau-acb-den-eximbank-giam-manh-lai-suat-huy-dong-vang.htm
Trích: "Như vậy, lãi suất huy động vàng của Eximbank đã giảm xuống thấp nhất kể từ hồi tháng 4/2012 - thời điểm có mức cao nhất là 2,5%/năm..."
thì lãi suất huy động vàng cao nhất là 2.5%/năm.
Thay 2.5 vào công thức ở trên, ta có:
P = 5,147 * (1.025) ^ 68 = 27,591.60 (lượng).
Tính ra tiền, cũng giá vàng 38 triệu, đô 22 ngàn, là: $47,658,232.39 (chưa đến 48 triệu).
Con số này nếu so với 7 tỉ thì không phải cách một tầm đại bác mà cách đến một tầm tên lửa xuyên lục địa lận hihi.
Hôm nay ngày mất của tướng Nguyễn Sơn (21/10/1956) (định viết một entry về danh tướng mà không hiểu sao mất hết tài liệu đã chọn lọc thành file word thứ sáu vừa rồi).
Trả lờiXóaNhưng thôi, nhân tiện nói đến chuyện vàng của ông bà TVB, thì vợ tướng NS là cụ bà Lê Hằng Huân có giao cho nhà nước (và xé biên nhận, theo di nguyện của NS) số tiền 28.000 ND tệ, là số tiền bên Tàu cho ông khi về VN. Số tiền này quy ra vàng được bao nhiêu?
Lúc đầu, ước bằng 47.000 lượng.
Sau bình tĩnh hơn, ước lại chỉ khoảng 1400 lượng.
Nguyên do là chả ai nhớ (biết) hồi ấy tỷ giá tệ/đồng và giá vàng thế nào.
Nhưng tấm lòng của cụ Lê Hằng Huân cao cả đâu có kém gì hai cụ Trịnh Văn Bô.
Lúc đó, theo lời trăng trối của tướng Nguyễn Sơn thì: ông đi làm cách mạng, và sang hoạt động ở Trung Quốc, không phải để lấy tiền, nên cần trả cho chính phủ.
XóaBà Lê Hằng Huân quả là xứng danh con cháu cụ Lê Dư (cụ này có biệt hiệu là Sở Cuồng, nên còn gọi là Sở Cuồng Lê Dư, thời trẻ đi Đông Du - sang Nhật theo tiếng gọi ái quốc của cụ Phan Bội Châu). Người chị của bà Hằng Huân, là bà Hằng Phương - phu nhân của nhà văn Vũ Ngọc Phan.
Số vàng tạm qui đổi, cũng tới 1400 lượng, quả không nhỏ chút nào. Rất đồng ý với bình luận của bác Lí.