Một trong những chuẩn bị cho sự ra đời của cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1949, 1955), là việc: từ đầu năm 1946, một tài liệu như thấy ở dưới đây đã được in phổ biến.
Tài liệu đã in phổ biến năm 1946, từ đầu năm
Nhà văn Vũ Thư Hiên, gần đây, cũng có có nhớ lại về sự chuẩn bị từ năm 1946, mà người gợi ý đầu tiên hình như là ông Nguyễn Lương Bằng. Trí nhớ của nhà văn không tồi, bởi: qua tư liệu đích thực, đã thấy sự chuẩn bị như vậy.
Nguồn ảnh (nguồn của chỉ cái ảnh này thôi, sách in năm 1955) |
Nội dung văn bản không dài. Khi nào tiện, sẽ đưa lên hết. Hôm nay, chỉ tạm đưa một mẩu nhỏ làm ví dụ:
Một mẩu trích ra từ tài liệu in đầu năm 1946 đã nói ở trên |
---
- Trần Dân Tiên đánh máy nhầm, nên bản dịch của Trương Niệm Thức cũng nhầm theo
- Xem đoạn đã nhầm, thật ra là đánh máy nhầm, của Trần Dân Tiên (bản in đầu năm 1955)
- Trần Dân Tiên đã viết sai đúng 1 tháng (liên quan Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung)
- Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)
- Tối hậu thư viết chung của anh Văn và Thomas gửi đại diện quân đội Nhật ở Thái Nguyên (hạ tuần tháng 8/1945)
- Xem đoạn đã nhầm, thật ra là đánh máy nhầm, của Trần Dân Tiên (bản in đầu năm 1955)
- Trần Dân Tiên đã viết sai đúng 1 tháng (liên quan Võ Nguyên Giáp và Đàm Quang Trung)
- Trần Dân Tiên đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948 (liên quan đến anh Văn)
- Tối hậu thư viết chung của anh Văn và Thomas gửi đại diện quân đội Nhật ở Thái Nguyên (hạ tuần tháng 8/1945)
- Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Học theo Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi, tự truyện của Trần Dân Tiên đáp ứng nhu cầu của đời sống và lịch sử (nhóm Trần Khuê)
Đã tìm thấy Trần Dân Tiên...
Trả lờiXóaTheo Nguyễn Khôi - 75 tuổi nguyên chuyên viên cao cấp - phó vụ trưởng Văn phòng Quốc Hội, có thời gian làm Bí thư chi bộ có các bác Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ cùng sinh hoạt, là Nhà văn Hà Nội, tác giả bộ Cổ pháp cố sự, Chuyện làng Đình Bảng xưa, 4 tập- 920 trang viết về cội nguồn nhà Lý, giải thưởng VHNT Thủ Đô 2008- (xem Nguyễn Khôi- Wikipedia tiếng Việt).
Cuốn " Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ tịch" ra đời là do lúc đó (1945-1946) kể cả trong và ngoài nước, địch - ta ...ít ai biết về Hồ Chí Minh, mà chỉ biết có Nguyễn Ái Quốc, vì thế theo sáng kiến của ông Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc "duyệt" cho ý kiến để hoàn thiện đem xuất bản. Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như thế thì Bác làm sao mà ngồi chấp bút viết về mình được ? Hơn nữa, Hồ Chủ tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào nói về mình.
Tên bút danh "Trần Dân Tiên" có ý nghĩa : người công dân đầu tiên họ Trần của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Họ Trần có ý ngầm: mấy người chấp bút này (Vũ Đình Huỳnh, Trần Huy Liệu, Trường Chinh) đều là người quê Vua Trần - Trần Hưng Đạo (Nam Định) đều nêu cao tinh thần "Sát Thát"- chống ngoại xâm, chả thế mà khu rừng ở Cao Bằng nơi ra đời Giải phóng quân của Võ Nguyên Giáp cũng gọi là "Khu rừng Trần Hưng Đạo" ?
Cuốn sách viết về Hồ Chủ tịch với các chi tiết rất trung thực, sống động, từ khi ra đời không hề có ai phản bác, chỉ có cái tên Trần Dân Tiên bị gán cho Bác, đã làm cho những kẻ thù địch xuyên tạc nói xấu mà thôi.
Trên đây là những cái mà Nguyễn Khôi nghe được ở các vị Thủ trưởng, các bậc đàn anh nói chuyện với nhau qua những lần tiếp xúc trong những câu chuyện dọc đường công tác kể chuyện về Bác, vì không phải là "giấy trắng mực đen", ghi âm, chứng cứ rõ ràng, mà chỉ là "chuyện kể" của nhiều người (không phát ngôn chính thức) Nguyễn Khôi nghe lỏm được, thấy không có hại, nên trước khi từ biệt thế giới này (vì đã ở tuổi 75) thử đưa ra để mọi người tham khảo, tìm tòi thêm để đi đến kết luận chính xác " Trần Dân Tiên (*) thực là ai?". (Hà Nội 31-7-2013 Nguyễn Khôi cẩn bút...)
Nguồn: Trần Dân Tiên thực là ai !?
Thái Doãn Hiểu
Thứ năm, 26 Tháng 9 2013 20:58
Cái này thì đã có xác nhận quan trọng của nhà văn Vũ Thư Hiên, trên blog mình, ở đây rồi mà:
XóaXác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên
http://giaovn.blogspot.com/2013/10/xac-nhan-cua-nha-van-vu-thu-hien-ve.html
Em biết chứ, chỉ là góp thêm một chút thôi mà.
XóaKhổ thân Khoằm, mải lo thanh minh cho ông Cụ quá nên có thấy gì nữa đâu!!!
Trả lờiXóaMỗi người góp một chút, một chút, để cùng nhìn về một vấn đề nên được nhìn chung nhau hehe à.
Xóa