Có những vấn đề, hay những đòi hỏi, của thực tại, cần phải giải quyết. Một số người và tôi có cách giải quyết theo hướng này, lại có một số người khác tới nhờ vào Bích Hằng, rồi lại cũng có một số người khác nữa nhờ vào ông X hay bà Y nào,.... Tất cả đều là để giải quyết vấn đề của thực tại, theo những cách riêng, và quan trọng là tìm ra được tiếng nói chung giữa các cách.
Bây giờ, thấy bên VTV và Viện Pháp y Quân đội đang hình như có chiến dịch "vạch mặt" Bích Hằng. Nhưng ở riềng trường hợp Bích Hằng (không tính đến các ông bà khác), xem tư liệu của VTV vừa phát (do Thu Uyên dẫn chương trình) thì tôi vẫn nghi vấn cả về độ chắc chắn của tư liệu và cái nhìn có phần thiếu bình tình của VTV và Viện Pháp y. Thậm chí là có thể đặt dấu hỏi, và đưa lời đề nghị như ở tiêu đề entry này.
Sở dĩ đòi hỏi là vì:
- Nếu theo VTV thì đại khái tướng Phùng Chí Kiên "đã bị giặt Pháp bắt và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của vị tướng tài đã được vào nghĩa trang liệt sĩ. Còn phần thủ cấp thì vẫn chưa tìm ra. Bộ quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp. Khi đem kiểm định, phần xương mà bà Bích Hằng mang về lại là mảnh sành vụn và 1 chiếc răng lợn. Sau vụ việc trên bà Bích Hằng vẫn tiếp tục đi tìm hài cốt và không có bất cứ lời giải thích nào.",
- Nhưng không thấy VTV đưa ra được chứng cớ gốc gác về cái răng lợn ! Người của Viện Pháp ý, thì quá buồn cười, khi cho chúng tôi xem một cái ảnh qua điện thoại di động của ông ! Tư liệu của Viện Pháp y cũng chỉ như thế, thì khác gì đồ nghề của các thầy bói.
Trên tờ giấy này, không có tên Phan Thị Bích Hằng |
- Và thứ nữa, nếu theo loạt bài của Tiền Phong (đã đi năm 2009, chứ không phải bây giờ), thì tôi không thấy chứng cớ cho cái gọi là "phần xương mà bà Bích Hằng mang về". Theo loạt bài này, dấu ấn của Bích Hằng trong chuyến lên Bắc Cạn tìm thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, hầu như không thấy.
Nếu phía VTV và Viện Pháp y không đưa ra chứng cớ rõ ràng và chi tiết, thì tôi nghĩ họ cũng không khác gì các nhà ngoại cảm giả mạo, đang bịp chúng ta. Tôi không dễ tin Bích Hằng, nhưng cũng không dễ tin Thu Uyên (đại diện cho VTV) và cán bộ của Viện Pháp y như trên.
Đưa ra ánh sáng việc ngân hàng cấu kết với những thành phần bất hảo để móc tiền nhà nước qua hoạt động tìm hài cốt liệt sĩ, là đáng hoan nghênh. Nhưng không vì thế, đem chuyện nọ vơ vào chuyện kia. Phải có chứng cớ rõ ràng và chi tiết cho từng chuyện.
Đưa ra ánh sáng việc ngân hàng cấu kết với những thành phần bất hảo để móc tiền nhà nước qua hoạt động tìm hài cốt liệt sĩ, là đáng hoan nghênh. Nhưng không vì thế, đem chuyện nọ vơ vào chuyện kia. Phải có chứng cớ rõ ràng và chi tiết cho từng chuyện.
Hay là phóng viên của Tiền Phong đã che dấu (hoặc chưa tiện đề cập) điều gì trong loạt bài đã đi năm 2009 ?
Hay là bản thân VTV còn đang tạm chưa trình tư liệu thêm, đợi ý kiến đề nghị, thì mới đưa ra tiếp ? (tựa như trường hợp cái quạt của anh Dặm).
Hay là bản thân VTV còn đang tạm chưa trình tư liệu thêm, đợi ý kiến đề nghị, thì mới đưa ra tiếp ? (tựa như trường hợp cái quạt của anh Dặm).
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
Bổ sung 1 (26/10/2013): Qua các tư liệu do bạn Mr. Khoằm cung cấp, và trao đổi giữa hai người chúng tôi, ở phần comment của entry này, hiện tại cần bổ sung một số thông tin liên quan như sau.
(1). Việc đi tìm thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiến được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức đề nghị qua thư riêng lên lãnh đạo cấp cao nhất (Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lúc đó) và các cơ quan hữu quan, vào cuối năm 2007. Đây là tin chính thức, theo Tạp chí Cộng sản.
(2). Cũng vẫn theo tư liệu trên, thì chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị kết hợp sử dụng phương pháp ngoại cảm để đi tìm.
(3). Theo đó, Phan Thị Bích Hằng đã được chính Đại tướng nhờ tham gia vào công việc. Ông cũng cử cả người thư kí của mình (Đại tá Nguyễn Văn Huyên) và con trai Võ Điện Biên trực tiếp tham gia.
(4). Cô Bích Hằng và bác Võ Điện Biên đã trực tiếp tới mộ phần của cụ Phùng Chí Kiên tại Mai Dịch và một số nơi khác, để làm việc giao tiếp với vong của chính cụ. Bích Hằng đã đưa ra những chỉ dẫn từ xa (đường đi nước bước, vân vân, ở Bắc Cạn). Võ Điện Biên đã trực tiếp nghe và ghi chép lại (nhưng chưa rõ có ghi âm hay không).
(5). Theo tin của VTC, thì "Sau 3 ngày tìm kiếm tại địa bàn, thì mọi người đã khoanh vùng tìm kiếm. Nhà ngoại cảm Bích Hằng vào cuộc. Vị trí khai quật được xác định thuộc tiểu khu 1, xã Vân Tùng (Ngân Sơn). Tuy nhiên, chiều hôm đó, Phan Thị Bích Hằng có việc đột xuất, nên phải về Hà Nội. Việc khai quật vẫn tiếp tục và Bích Hằng chỉ đạo qua điện thoại.
Cuộc khai quật nhanh chóng có kết quả. Đoàn đã thu được “đầu lâu”. Tuy nhiên, với những người tỉnh táo thì thật khó để khẳng định đó là đầu lâu người.
Một đồng chí cán bộ quân sự tỉnh bảo rằng, nếu không thấy răng, thì không phải đầu lâu. Khi mọi người đào bới mãi không thấy răng đâu, thì Bích Hằng gọi điện yêu cầu đoàn quy tập dừng tìm kiếm, đúng 7 giờ sáng hôm sau sẽ thấy.
Y rằng, 7 giờ sáng hôm sau, khi đào bới mở rộng, đã tìm thấy mẩu xương răng. Việc tìm kiếm được cho là thành công. Đoàn tìm kiếm đều khẳng định mọi thông tin Bích Hằng cung cấp đều chính xác"
Cuộc khai quật nhanh chóng có kết quả. Đoàn đã thu được “đầu lâu”. Tuy nhiên, với những người tỉnh táo thì thật khó để khẳng định đó là đầu lâu người.
Một đồng chí cán bộ quân sự tỉnh bảo rằng, nếu không thấy răng, thì không phải đầu lâu. Khi mọi người đào bới mãi không thấy răng đâu, thì Bích Hằng gọi điện yêu cầu đoàn quy tập dừng tìm kiếm, đúng 7 giờ sáng hôm sau sẽ thấy.
Y rằng, 7 giờ sáng hôm sau, khi đào bới mở rộng, đã tìm thấy mẩu xương răng. Việc tìm kiếm được cho là thành công. Đoàn tìm kiếm đều khẳng định mọi thông tin Bích Hằng cung cấp đều chính xác"
(6). Hài cốt "đầu lâu" đã được đưa về Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.
(7).
(8).
(7).
(8).
Như thường lệ, VTC đả VTV: Giải mã sự thật cuộc trường kỳ tìm mộ của Phan Thị Bích Hằng
Trả lờiXóaCảm ơn chỉ dẫn của Khoằm, để mình bổ sung vào entry trên.
XóaNhư thường lệ, VTC đả VTV: Giải mã sự thật cuộc trường kỳ tìm mộ của Phan Thị Bích Hằng
Trả lờiXóaCó hai đoạn đáng chú ý trong tin của VTC mà Khằm vừa chỉ dẫn:
Xóa-"Ông Phùng Chí Kiên (1901-1941), chính là bậc khai quốc công thần, là người đầu tiên được phong hàm tướng bằng Sắc lệnh 89/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 23/9/1947.
Ông tên thật là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, quê ở làng Mỹ Quan (Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An). Nhà nghèo, nhưng ông được bố mẹ cho ăn học đầy đủ."
- "Sau 3 ngày tìm kiếm tại địa bàn, thì mọi người đã khoanh vùng tìm kiếm. Nhà ngoại cảm Bích Hằng vào cuộc. Vị trí khai quật được xác định thuộc tiểu khu 1, xã Vân Tùng (Ngân Sơn). Tuy nhiên, chiều hôm đó, Phan Thị Bích Hằng có việc đột xuất, nên phải về Hà Nội. Việc khai quật vẫn tiếp tục và Bích Hằng chỉ đạo qua điện thoại.
Cuộc khai quật nhanh chóng có kết quả. Đoàn đã thu được “đầu lâu”. Tuy nhiên, với những người tỉnh táo thì thật khó để khẳng định đó là đầu lâu người.
Một đồng chí cán bộ quân sự tỉnh bảo rằng, nếu không thấy răng, thì không phải đầu lâu. Khi mọi người đào bới mãi không thấy răng đâu, thì Bích Hằng gọi điện yêu cầu đoàn quy tập dừng tìm kiếm, đúng 7 giờ sáng hôm sau sẽ thấy.
Y rằng, 7 giờ sáng hôm sau, khi đào bới mở rộng, đã tìm thấy mẩu xương răng. Việc tìm kiếm được cho là thành công. Đoàn tìm kiếm đều khẳng định mọi thông tin Bích Hằng cung cấp đều chính xác.
Bộ Chỉ huy Quân sự Bắc Kạn đã lập biên bản, các bên ký vào. Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng nhận bọc đỏ niêm phong, được cho là của tướng Phùng Chí Kiên.
Khi mọi người đều tin tuyệt đối đó là thủ cấp của cụ Phùng Chí Kiên, thì cũng năm ấy, vào ngày 16/9, công văn 288 của Viện Pháp y Quân đội trả lời rõ: “Những mẫu vật mà Viện nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên"
Về "phóng viên của Tiền Phong đã che dấu (hay chưa tiện đề cập) điều gì" loạt bài trên Tiền Phong, có người đã phát hiện sự cắt gọt bài báo sau khi xuất bản: BÀ PHAN THỊ BÍCH HẰNG LẠI BÉ CÁI NHẦM!
Trả lờiXóaWednesday, August 18, 2010 10:37:22 AM Trích câu cuối: "(Báo điện tử thì cắt được, nhưng báo giấy thì cắt làm sao?)"
Em đang thắc mắc về bác Xuân Giao này: "http://xuangiao.com/dau-hoi-ve-huyen-thoai-ngoai-cam-phan-bich-hang.html#ixzz2in9Szjhb">Dấu hỏi về “huyền thoại ngoại cảm ” Phan Bích Hằng
Trả lờiXóaHình như sai đường link Khoằm à, bây giờ, nó lại dẫn về blog của mình !
XóaÀ, bây giờ, mình vào được rồi: http://xuangiao.com/
XóaMột trang mình chưa thấy bao giờ. Chắc ai đó trùng tên thôi Khoằm à.
Đọc qua cái trang ấy, thấy Tâm Linh quá ! Mà cũng vui, biết thêm một trang như vậy.
XóaVâng.
XóaNăm 2008, thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên được quàn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội…
Trả lờiXóaĐọc thư của Võ Đại tướng, rất cảm động, Khoằm à (từ Tc Cộng sản mà Khoằm chỉ ra ở trên):
Xóa"Thư có đoạn: “(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là một đồng chí tiền bối cách mạng. Đồng chí tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ rất sớm, sang Trung Quốc hoạt động từ 1915, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác cử đi học trường quân sự Hoàng Phố. Về sau, đồng chí sang Nga học trường Đại học Phương Đông. Trở lại hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, được bầu vào Trung ương và sau đó được bầu vào Thường vụ TW Đảng. Năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc để gặp Bác. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số đồng chí. Tôi may mắn cùng ở chung một nhà với anh Phùng Chí Kiên một thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết. Lúc đó anh phụ trách chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở Thúy Hồ. Chuẩn bị về nước, anh được Bác phân công tham gia viết tài liệu “Con đường giải phóng” để mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước ở Nậm Quang. Về nước, anh tham gia hội nghị Trung ương VIII tháng 5 năm 1941 đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Anh được phân công chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một bộ phận lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng. Trên đường rút lui bị địch phục kích, Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng bố tinh thần quần chúng(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bác và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên (…) Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí. Do khuyết điểm về công tác chính sách nên đến năm 2004 đồng chí mới được công nhận là liệt sĩ, tặng bằng Tổ quốc ghi công và chỉ truy tặng Huân chương Chiến công hạng ba. Đồng chí ra đi làm cách mạng từ nhỏ, không vợ con gia đình, nay chưa có nơi thờ phụng…”."
Nhưng, vẫn phải mạn phép thắc mắc, vì vấn đề thấy rất rõ:
Xóa- Sau năm 1945, sao không công nhận ngay cho cụ Kiên ? Cả Hồ Chủ tịch và cả Võ Đại tướng lúc ấy sao không ra quyết định gì ?
- Sau 1975, Đại tướng vẫn giữ chức lớn, đứng đầu quân đội, sao không thực hiện các việc nên làm.
- Sự việc mãi đến 2007 mới được khởi động, may là còn kịp khi Đại tướng còn tại thế: "Ngày 18-12-2007, sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu 4 đề nghị làm nhà lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương và Đại tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.".
Dẫu sao, tất cả đã kịp. Trọn vẹn mọi thứ rồi. Nếu không, bây giờ, mà làm, thì không rõ sẽ ra kết quả nào.
Những điều bác thắc mắc cũng là những điều em thắc mắc từ rất lâu rồi, có điều tìm lời giải khó quá.
XóaKhoằm đã chỉ ra và viết rồi, về việc bảo quản ở số 5 Trần Thánh Tông, nhưng mình vẫn lưu lại đoạn sau (để thấy rằng, lúc đó là thời điểm trung gian, chưa có kết luận của Viện Pháp y Quân đội):
Xóa"Ông Lê Hồng Chinh, Bí thư Đảng ủy xã tâm sự với chúng tôi: Mới đây Đoàn tìm kiếm của Bộ Quốc phòng và gia đình đã tìm thấy phần hài cốt còn lại của đồng chí Phùng Chí Kiên tại tiểu khu 1, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, đó là một niềm vui đối với chúng tôi. Phần hài cốt tìm được lần này chính là phần đầu của đồng chí Phùng Chí Kiên do nhân dân huyện Ngân Sơn mai táng trước đây, hiện được quàn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội… Sắp tới, tại cuộc hội thảo về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Phùng Chí Kiên do Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy Nghệ An dự kiến tiến hành vào ngày 18-8, xã có một bài tham luận với tiêu đề “Phùng Chí Kiên – cội nguồn và sức sống”. Vậy là, những mong muốn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mong muốn của Đảng bộ và nhân dân Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An và đồng chí, đồng bào cả nước đã hoàn thành."
Bài viết của 1 thành viên ban Liên lạc Thân nhân Liệt sỹ Mặt trận 31: NHÀ NGOẠI CẢM BÍCH HẰNG LỪA ĐẢO THÂN NHÂN LIỆT SỸ MẶT TRẬN 31.
Trả lờiXóaVụ này, có lẽ tính sau. Tập trung vào sự kiện cụ Kiên đã.
XóaCâu chuyện của một người - (tự xưng) tham gia cùng đội tìm kiếm thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên - kể năm 2008: Một câu chuyện nhỏ về tìm mộ Liệt sỹ - Phùng Chí Kiên
Trả lờiXóaHay đây, hóa ra có những tư liệu như vậy rồi !
XóaGalaxy tóm tắt quá trình tìm hài cốt liệt sỹ Hiền có yếu tố ngoại cảm trong link dẫ trên:
Xóa1. Gia đình dựa vào các nhà ngoại cảm để xác định gần đúng vị trí hài cốt.
2. Tại vị trí gần đúng đó, nhà ngoại cảm chưa thể xác định chính xác vị trí hài cốt.
Gia đình thực hiện song song hai phương án:
2.1 Tiếp tục dựa vào nhà ngoại cảm.
2.2 Kiểm tra ADN mẫu hài cốt tại một ngôi mộ có thêm 1 đặc điểm trùng hợp (họ và tên).
Tuy nhiên, cần để ý rằng, sai số về mặt không gian giữa đáp án thật (ngôi mộ liệt sĩ Hiền nhưng sai quê quán) và đáp án do nhà ngoại cảm tìm ra (ngôi mộ vô danh) là vô cùng nhỏ.
3. Phương án 2.2 cho ra kết quả đúng. Gia đình xác nhận lại với nhà ngoại cảm để chấm dứt phương án 2.1
Tuy nhiên, theo ý kiến của em, gia đình bác Thọ cũng rất may vì :
+ "Đáp án thật" nằm ngay cạnh "đáp án gần đúng".
+ Có thêm thông tin để tiến hành phương án 2.2 (họ tên giống hệt nhau, chứ nếu trong trường hợp "đáp án thật" cũng là 1 ngôi mộ vô danh thì không thể có căn cứ để tiến hành phương án 2.2 được).
Chính xác ! Đông Tây y kết hợp mà.
XóaBạn "Chim Việt" kể chuyện trên mạng, từ năm 2008, tức là kể sớm nhất (tư liệu do Khoằm chỉ dẫn)
Trả lờiXóahttp://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2451.msg32776.html#msg32776
- Một câu chuyện nhỏ về tìm mộ Liệt sỹ-Phùng Chí Kiên
« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 10:39:10 PM »
Nhân chuyện của bác Thọ, tôi xin góp chuyện của tôi.
Nhân sắp tới ngày giỗ của bác Phùng Chí Kiên (21-8-1941)
Tôi có tham gia cùng đội tìm kiếm phần đầu của bác Phùng Chí Kiên (các bác chắc biết - tên thật Nguỹen Vỹ, nguyên thường vụ trung ương đảng 1935 và 1940, chỉ huy quân sự đầu tiên của Đảng.)
Việc tìm đầu này do Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi xướng từ 2002. Nhưng đến đầu 2008 bác Giáp mới gặp và chính thức nhờ Phan Bích Hằng giúp.
Chúng tôi gặp bác Kiên 3 lần, 2 lần ở Mai Dịch, lần thứ ba tại Ngân Sơn, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện và tại điểm chôn đầu của bác Kiên.
Nói chuyện với bác thương lắm. Nhất là hôm chúng tôi làm lễ cầu siêu cho bác cùng đồng bào chiến sĩ Bắc Cạn tại chùa Thạch Long, đúng ngày 7-5 theo đề nghị của bác Kiên. Chúng tôi và cả nhà chùa cùng sơ xuất, không có cháo. Lúc ở Ngân Sơn bác bảo: " Đi làm cách mạng xác định chết đường chết chợ, chỉ mong được bát cháo lá đa lá mít, mà sáng nay các cháu lại quên. Sáng nay bác rủ anh em đến đông lắm!"
Bác rất hóm, nói chuyện còn pha trò vui vẻ, lạc quan.
Lúc mới bày lễ thắp hương trước khi đào tìm, bác nói qua Bích Hằng ; "Các cháu chia lễ làm hai. Chạnh lòng lại nhớ đến Đức Xuân" (Đức Xuân là đồng chí cơ sở bị địch giết và cũng chặt đầu bêu cọc năm 1942)
Chuyện rất dài. Không thể kể hết được.
Tóm lại, các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà chúng ta vẫn đang sống bên cạnh chúng ta, dõi theo cuộc sống của chúng ta. Chỉ tiếc là người âm nhiều khi lực bất tòng tâm, không diệt được hết bọn tham quan hại nước hại dân.
Bác nào muốn tìm hiểu về chuyện này thì liên lạc với tôi. Sắp tới sẽ có hội thảo về đc Phùng Chí kiên, nhưng những chuyện âm dương này thì không công bố đâu. (chỉ có hình ảnh trên phim thôi)
- Nhân lúc bác Thọ chưa tiếp tục, tôi xin kể thêm vài chuyện về cụ Phùng Chí Kiên.
Trước khi đi Ngân Sơn, Bích Hằng đề nghị Đoàn tìm kiếm cùng gia đình làm lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh, HN. Sư thầy Hải Hoà kể lại:
"1 giờ đêm tôi tỉnh dậy, thấy đầu bác Kiên về Tam Bảo. Bác gầy lắm, và rất đói. Lúc đó không có gì,tôi đành ăn tạm quả xoài." (chờ hôm sau mới làm cơm cúng.)
Mấy hôm sau ra Mai Dịch, bác Kiên "Cảm ơn nhà sư đã cho tôi ăn khi đói." Và nói "Lâu lắm mới được ăn cơm, vì ở mộ không ai làm cơm cúng." Lúc tàn hương, khi bác Kiên vừa đi, Hằng lại gặp cụ Dốc là anh ruột bác (cũng mất lâu rồi). Cụ còn nhắc lại bữa cơm cuối cùng ở quê trước khi bác Kiên đi "Nấu cá mát sông Giăng cho em ăn, không ngờ đấy là lần cuối cùng...".
Sau đấy mọi người phải nhắc gia đinh làm cơm cúng phải có cá kho.
Ở Mai Dịch có chú Kim Sơn, Cứu quốc quân cũ. Bác Kiên bảo :
" Đồng chí Kim Sơn là cánh của đc Chu Văn Tấn à? Quý hoá quá. Cứu quốc quân dưới suối vàng tôi gặp thường xuyên. Hôm nay có người cứu quốc quân đến thắp hương cho tôi, âm dương thế này thật hiếm."
Sau đợt này, tôi vỡ ra nhiều điều.(các điều khác trước đây đã biết rồi). Thứ nhất, cơm cúng phải có đồ ăn dân tộc, thường ngày các cụ vẫn ăn. (gà qué sang trọng cũng ko ăn thua). Thứ hai, cầu siêu vô cùng quan trọng, và cháo lá đa lá mít phải có đủ cho các linh hôn ko nơi trú ẩn và ko được người thân biết.
Tuy vậy, Chim Việt là nhân vật mình không rõ, không phải như Khoằm hay như mình, nên chỉ tham khảo vậy tôi. Độ tin tạm để ở mức 10% nhé. Điều chỉnh sau.
XóaVâng, tham khảo vậy chứ chưa xác tin được, em cũng đã đóng mở ngoặc cụm từ "tự xưng" mà.
XóaBiết đâu chính đương sự vào mang viết, cũng có thể lắm ! Mình rộng lượng cho 10%, chứ thật ra, chỉ 1%.
XóaNgoại cảm vẫn tồn tại, cần thiết, ở chỗ: 99% vô vọng rồi, chỉ còn 1% thì đến mời họ.
Vâng, tham khảo vậy chứ chưa xác tin được, em cũng đã đóng mở ngoặc cụm từ "tự xưng" mà.
XóaEm chưa tiếp xúc với Chim Việt, kể cả online như với cô Hà - hatuyenha hay anh Đoàn - donga doan nên em chưa thể xác tín bác ạ.
XóaChuyện vong, hồn thì em không bàn, nhưng chuyện mấy nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ thì có gì đó chưa ổn vì nó nhuốm màu tiền pha lẫn sự mê muội tối tăm.
XóaTuy nhiên, việc VTV 'đánh' mấy nhà ngoại cảm (dù là đồ dỏm) cũng có gì đấy không được sạch sẽ, tử tế, chẳng lẽ có kẻ mượn tay VTV để giải quyết thù hằn với mấy tay cò mộ liệt sĩ bên ngân hàng chính sách chăng?
Tóm lại, đây là chuyện ganh ăn tức ở của nhóm lợi ích nào đó mà thôi, trong số họ chẳng ai thương liệt sĩ hết.
Hoàn toàn không!
Mình chia sẻ quan điểm với Khoằm. Nhà nước và hài cốt liệt sĩ như con bò sữa mà !
XóaChúng ta cũng nên chú ý chi tiết sau: Võ Đại tướng chính là người đề xuất phương pháp sử dụng kết hợp với nhà ngoại cảm. Có lẽ thế, anh Võ Điện Biên đã đi với Bích Hằng đến một số nơi.
Trả lờiXóaTư liêu do Khoằm chỉ dẫn, lưu trên tạp chí Cộng Sản (từ 2008):
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su_chinh_tri/2008/6634/Ve-tham-que-Tuong-Phung-Chi-Kien.aspx
Về thăm quê Tướng Phùng Chí Kiên
19:12' 18/8/2008
(Bài và ảnh: Trần Hoài)
"Cuối thư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị lãnh đạo Đảng và quân đội ba việc cần làm ngay: 1-Tiến hành xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên như Quân khu 4 và tỉnh Nghệ An đề nghị. 2- Tổ chức hội thảo kỷ niệm về đồng chí Phùng Chí Kiên để tôn vinh công lao của đồng chí. Đề nghị truy tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng. 3- Đề nghị sử dụng phương pháp ngoại cảm để đi tìm phần hài cốt còn lại của đồng chí Phùng Chí Kiên."
Chẳng hiểu mạng làm sao mà toàn bị đúp pót.
Trả lờiXóaLỗi của mạng đó Khoằm. Thi thoảng xảy ra.
XóaĐồng chí Bích Hằng lên tiếng, tạm thời xem ở đây:
Trả lờiXóahttp://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/146309/ba-phan-thi-bich-hang-noi-gi-sau--cao-buoc--lua-doi-gia-dinh-liet-sy-.html
Có đoạn:
"Bà Hằng cũng cho biết, bà đã giúp hơn 10 nghìn gia đình liệt sỹ tìm hài cốt người thân nhưng chưa bao giờ bà đòi hỏi họ một xu tiền công?
“Tôi không bao giờ làm chuyện đó. Gia đình tôi cũng có liệt sỹ, có thân nhân hi sinh trong trong chiến tranh nên tôi rất hiểu và đồng cảm với sự mất mát, đau xót của các gia đình liệt sỹ. Còn việc người ta nói là việc của họ. Việc của chúng ta làm có trời, có đất và có lòng người chứng giám”, bà Hằng nói."
Mang trời và đất ra, là có vấn đề rồi đó.
Có thêm một cách diễn đạt nữa, của bác Đông La:
Trả lờiXóahttp://donglasg.blogspot.com/2013/10/v-behaviorurldefaultvmlo_26.html
MỘT CHƯƠNG TRÌNH NHÂN ĐẠO BẤT NHÂN!
Trích một đoạn của bác Đông La:
Xóa"Với người bình thường thì đúng là không còn gì phải nói nữa. Lũ ngoại cảm đúng là lừa đảo. Nhưng với cuộc sống luôn có những điều huyền bí mà đến cả nền khoa học cũng còn không hiểu nổi, thì không thể kết luận đơn giản như vậy được. Với sự thật khách quan, nó không phụ thuộc vào dư luận mà chỉ phụ thuộc vào sự đúng, sai. Mà có những sự đúng, sai lại chỉ phụ thuộc vào trí thông minh, vào sự hiểu biết, chứ không lấy sức mạnh của đám đông mà giải quyết được. Nên nó cũng không phụ thuộc vào tỷ lệ. Có cái cả triệu người nghĩ vẫn sai, ngược lại chỉ một người nghĩ đúng vẫn đúng. Như có thời cả thế giới nghĩ một kiểu, mình Einstein nghĩ một kiểu, nhưng ông đã đúng! Thuyết Tương đối đã ra đời vì thế. Với Hạt Higgs, phần đông nhân loại không biết là cái gì, nhưng cả nền khoa học thế giới từng tập trung cả nhân lực, vật lực nhưng tìm mãi không thấy, nhưng không vì thế mà họ không tin nữa, bởi theo cơ sở khoa học thì nó phải có. Với chuyện ngoại cảm cũng vậy, dù một triệu kết quả sai nhưng có một kết quả mà thực tế khẳng định đúng thì nó vẫn là sự thật. Chuyện có nhiều cái sai chỉ vì nó quá khó chứ không phải vì nó không có. Nhưng trong thực tế cái đúng trong chuyện ngoại cảm lại không ít, không phải một mà đã có hàng chục vạn hài cốt liệt sĩ được tìm thấy bằng ngoại cảm. Nó có cơ sở để ta tin bởi tính lặp lại. "
Tiếp một đoạn nữa, liên quan đến tướng Phùng Chí Kiên:
Xóa"Còn chuyện sao xương cốt của nhà cách mạng Phùng Chí Kiên lại chỉ là mảnh sành và răng lợn?
Nếu tìm hiểu kỹ chuyện tìm hài cốt Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, và nếu có tí thông minh và tính khách quan để nhận thức cho đúng, thì cái cô Thu Uyên không đến nỗi sừng sừng kết án người có công trên màn ảnh truyền hình quốc gia được phát trên toàn thế giới như thế!
Thì ra qua việc tìm hài cốt thủ cấp LS Phùng Chí Kiên lại thêm một lần chứng tỏ khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng là có thực. Bởi ở Hà Nội nhưng Bích Hằng đã xác định hài cốt của liệt sĩ nằm đúng tại cánh đồng của huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn; nói đúng tên người đàn ông tên Vẹo làm thợ cắt tóc đã chôn thủ cấp của Tướng Phùng Chí Kiên. Khi đoàn tìm kiếm tìm gặp thì ông cụ đã mất, nhưng con gái của ông cụ đã khẳng định rằng cha mình đã kể về khu mộ chôn thủ cấp của liệt sĩ Kiên ở đúng hướng Bích Hằng đã chỉ! Còn theo bà Đông, cháu của liệt sĩ kể thì: “trong quá trình đi tìm thì đường đi như thế nào, bà Hằng miêu tả chính xác luôn… từ địa hình và đặc điểm phần hài cốt đựng trong cái gì đều rất chuẩn xác… tôi là người tận tay đào từng hòn đất, thu từng nắm bùn được cho là phần hài cốt còn lại của chú Vỹ (tên khai sinh LS Kiên), những mảnh xương được cho là răng và nhiều mảnh sành ở xung quanh cho vào túi cẩn thận. Một mình tôi đảm nhiệm việc bốc những phần được cho là liên quan tới chú Vỹ, mà không có ai khác tham gia cả”.
Như vậy chuyện lấy mẫu và đưa mẫu “mảnh sành” và “răng lợn” chính là bà Đông chứ không phải Phan Thị Bích Hằng. Còn bà Đông không tìm thấy xương thì cũng thật dễ hiểu, đơn giản là vì một cái thủ cấp chôn dưới đất hơn 60 năm không còn gì nữa! Chỉ vậy thôi! Tất nhiên xương còn hay phân hủy hết còn tùy đất chỗ chôn, nước chỗ chôn, con mối có hay không ở chỗ chôn nữa, v.v…"
Tôi cũng hay tìm đọc nhiều blog của nhiều chinh kiến khác nhau. Đánh giá cao blog giao.vn vì tính khách quan và học thuật.
Trả lờiXóaChuyện về Phùng Chí Kiên với tôi càng nói lên sự hời hợt lẫn giả dối của lịch sử nước nhà sau 1945
Lịch sử cũng là một thứ hay một kiểu của hiện tại, nhưng nó chứa khả năng co giãn hay đàn hồi lớn hơn hiện tại, nên khi thì lùi lại, lúc lan ra cả thời vị lai.
XóaTôi cũng hay tìm đọc nhiều blog của nhiều chinh kiến khác nhau. Đánh giá cao blog giao.vn vì tính khách quan và học thuật.
Trả lờiXóaChuyện về Phùng Chí Kiên với tôi càng nói lên sự hời hợt lẫn giả dối của lịch sử nước nhà sau 1945
Vâng, mời bác tiếp tục đọc, và tham gia trao đổi nhé !
XóaỞ đây, có nhiều độc giả cũng rất cừ khôi, hay nói theo ngôn ngữ thời thượng là các-còm-sĩ xuất sắc.
Nói đến "hời hợt lẫn giả dối của lịch sử nước nhà sau 1945" thì phải hỏi các nhà làm sử, trước là các cụ TQV, TBĐ, sau là các ông PHL. DTQ đã làm được gì?
XóaCái bọn này, cãi nhau mà ko giám dọa nhau. Theo tôi đem toàn bộ phần hài cốt tìm được đi xét nghiệm, nếu đúng đúng là liệt sỹ thì tất cả quỳ xuống mà xin lỗi, nếu sai thì cho vài bài báo để các nhà ngoại cảm, Giáo sư, Tiến sỹ gì gì đó thanh minh cho nó xướng miệng các ngài ....
Trả lờiXóa