Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/09/2013

Cụ Phạm Toàn của BVN tuổi cao nhưng vẫn tăng "dục"

Đã có những thay đổi của trang BVN. Trong đó, có một tí nhỏ, là việc nhà giáo Phạm Toàn đã thêm "dục". Nói khác đi, kiểu chơi chữ, là tăng "dục". 

Vui vui một chút, vì thấy ông cụ đã ngoại bát tuần vẫn tráng kiện để tăng dục. Cụ thể thì thế này. Trước đây thì (nhà giáo):


Còn vừa đây (tức bây giờ thì nhà giáo dục):


Không phải bây giờ, mà từ lâu lâu, đã có thể cảm nhận thấy tâm trạng tăng dục của cụ. Chẳng hạn, có thể đọc lại một bài của cụ đã lên mạng từ 2011 (từ đây trở xuống).

----

Khuyết điểm chết người của dân An Nam



Đăng bởi: Nguyễn Quang Lập | 29.12.2011



1. Vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, khi bè lũ mấy tên nhãi họ Trương – xin lỗi bạn Trương Nhân Tuấn nhé, trong danh sách ấy không có bạn, mà hơn thế, còn cần phải ngỏ lời biết ơn bạn là người đầu tiên vạch ra cho mọi người nhìn thấy mấy “con Trương”) – vâng, khi chúng còn là mấy con tinh chùng(nói giọng Phúc Kiến hoặc giọng Lưỡng Quảng) chưa gặp a má chứng (chú thích như vừa rồi) khi đó chúng tôi đã thừa giác ngộ để bịa ra những truyện tiếu lâm ý nghĩa ra phết.

Những truyện đại loại như thế này.

Truyện thứ nhất, do đạo diễn PVK kể.

Anh kể về đoàn văn công một nước mới nhập phe xã hội chủ nghĩa đi thăm và biểu diễn ở thủ đô Mô-xư-khơ. Họ vừa hát vừa múa và kết thúc mỗi đoạn bằng những điệp khúc hô to theo nhịp “Khui! Khui! Khui!”

Khán giả thính giả bên dưới nghe điệp khúc lần thứ nhất thì ngồi im, ngờ ngợ tai mình nghe không rõ. Điệp khúc nhắc lại lần thứ hai, họ nhìn nhau xem người bên cạnh tai có nghễnh ngãng như mình không. Và đến lần thứ ba thì cả rạp òa lên cười như phá và tiện thể vỗ tay luôn, đến nỗi con cháu các chú ả Q tưởng bở oai phong ưỡn ngực cúi chào. Các chú không thèm nghĩ rằng họ đang đứng giữa thủ đô văn hóa nhà người ta văng câu chửi tục cả nước người ta.

Nền văn hóa tự coi mình muôn đời nằm ở trung tâm của thiên hạ không cần học để biết “khui” tiếng Nga là cái gì hoặc con gì hoặc chính xác là củ gì mà đàn ông (kể cả người điềm đạm như một chú tự xung chú Ba) khi tức giận vẫn hay khoe là mình có cái ấy từ cái hôm được Mụ lấy bột nặn vào cho thêm oai.

Truyện thứ hai, do nhà báo VHC kể.

Chuyện rằng, ở trường đại học tổng hợp Hà Nội các “đồng chí cố vấn” rất oai, mỗi ý kiến của các đồng chí đều như chỉ thị. Thế rồi bữa đó các đồng chí gặp một giảng viên Việt Nam, người hiền lành, lù đù nữa, rất tốt nhịn, ấy thế rồi bỗng dưng trong cuộc họp ấy, cái người An Nam tốt nhìn và lù khù ấy đã nêu lên một câu hỏi lý ra chỉ cần trả lời bằng một câu ngắn, thậm chí rất ngắn.

“Thưa đồng chí cố vấn, xin cho biết, ông Đạt Lai Lạt Ma hiện giờ ở đâu?”

“Thưa các đồng chí, để trả lời câu hỏi này, tôi xin lưu ý các đồng chí hãy đặt vấn đề đó trong toàn cục. Đạt Lai Lạt Ma không chỉ là Đạt Lai Lạt Ma mà cũng không riêng gì Đạt Lai Lạt Ma mà hoàn toàn là vấn đề toàn cầu trong đó có chứa đựng vấn đề Đạt Lai Lạt Ma mà cũng không hẳn duy nhất chỉ là Đạt Lai Lạt Ma. Các đồng chí hãy lưu ý, thế giới chia thành hai phe, phải đặt vấn đề Đạt Lai Lạt Ma vào bối cảnh đó… Đế quốc Mỹ … Nhảy vọt … Năng suất … các đồng chí quán triệt cả chứ?”

“Vâng, thưa đồng chí, tôi quán triệt rồi. Chỉ xin hỏi lại một chút thôi: ông Đạt Lai Lạt Ma hiện giờ ở đâu?”

“Thưa các đồng chí, tôi đã trình bày ngay từ đầu rồi, vấn đề hết sức phức tạp, để trả lời câu hỏi vừa rồi, tôi xin lưu ý các đồng chí hãy đặt vấn đề nhỏ trong toàn cục. Đạt Lai Lạt Ma không chỉ là Đạt Lai Lạt Ma mà cũng không riêng gì Đạt Lai Lạt Ma mà hoàn toàn là vấn đề toàn cầu trong đó có chứa đựng vấn đề Đạt Lai Lạt Ma mà cũng không duy nhất chỉ là Đạt Lai Lạt Ma…

Các bạn có thích nghe truyện thứ ba không? Sở dĩ phải nêu câu hỏi này là vì hai truyện vừa kể bên trên thì dứt khoát có thật, chí ít là người nghe không thấy đó là bịa. Nhưng truyện sắp kể đây thì dứt khoát là bịa, và cho dù nhà văn và dịch giả VTH đó có gân cổ cãi là có thật thì cũng chẳng ai tin. Đây là lời kể của VTH xin cố ghi lại cho gần đúng về lời, còn thì không sao “kể” được cái nét mặt tinh nghịch của người kể.

Như sau:

“Chúng mày biết không… bọn chúng nó có tài nhổ nước bọt giỏi vô cùng… Này nhé, tao ngồi hàng ghế thứ ba ở nhà hát Bolshoi, trước tao là hai hàng ghế cho quan khách… Đang biểu diễn, tao nghe tiếng khạc rất to, rồi thằng cha đó nhổ một phát lên trời, cục nước bọt bay qua các hàng ghế, nhắm thẳng cái ống nhổ ở góc phòng và rơi trúng vào đó … Chúng mày thấy không: cứ bảo bọn chúng nó hay nhổ bậy, thực ra chúng nó nhổ rất đúng chỗ… Điều đáng chú ý là ở chỗ cái sự nhổ bọt đã thành nền văn hóa nhổ bọt. Một lãnh tụ dọa Đài Loan thế này: Lăm mươi vạn vạn quần chúng nhân dân mỗi người một pãi nước pọt cùng trôi mất hòn lảo Lài Loan cơ lơ vớ… ” 

Công nhận nhà văn VTH không chỉ có tài kể chuyện mà còn có tài bắt chước giọng! Năm mới sắp đến, nhớ lại người cũ tác giả các truyện tiếu lâm kia, thì PVK chết rồi, VHC chết rồi, chỉ VTH còn sống, ước gì có một bông hoa tặng bạn, tặng hẳn một bông hồng vàng đi cho xôm trò.

Nhưng thôi, hãy để đó, để chuyển sang đoạn 2 của bài tiểu luận này.
Tại sao lại đem gắn mấy truyện tiếu lâm kia với vấn đề khuyết điểm chết người của dân An Nam nhỉ? Sao lại là khuyết điểm và sao lại khuyets điểm chết người chứ?

Dân An Nam có khuyết điểm chết người ở chỗ họ có trí khôn.

Có trí khôn, nên sống đời nhược tiểu đấy, sống từng phút từng giây dưới những gầm ghè nanh vuốt, sống cái tiềm năng tù đầy trong không gian tự do tưởng tượng, sống ngạt thở trước những đứa tiểu nhân múa bút vẩy máu và nước bọt vào cả đất nước mình, vậy mà không chết, vậy mà không mất tự do, vậy mà không thua.

Có trí khôn, nên sống giữa trùng trùng mật vụ hạng hai ba và chỉ điểm hạng tư năm sáu bảy, giữa bọn kiếm cơm và tiện thể đóng vai gì gì để kiếm danh vọng hão, vậy mà làm sao cũng chẳng làm sao, nếu có thế nào cũng chẳng làm chi, làm chi cũng chẳng làm chi, nếu có làm gì cũng chẳng làm sao …(Thơ của chí sĩ Phan Khôi). Thế đấy!

Đó là nhờ có trí khôn. Nhưng là một trí khôn đau lòng. Trí khôn dạy biết bao con người biết im lặng. Trí khôn dạy biết bao con người biết tạm thua. Trí khôn dạy biết bao con người biết tìm ra những kẽ hở để vẫn làm nổi những việc có ích cho đời. Trí khôn dạy biết thắng thì không thua, biết thua thì không chết, và thậm chí, cũng dạy cả việc biết chết thì không nhục.

Đó là nhờ có trí khôn, nên nhà thơ sống thực sự là nhà thơ, nhà triết học sống thực sự là nhà triết học. Người viết bài này muốn dùng chỉ một dẫn chứng thôi để ta càng thêm yêu phẩm chất người sống thực – chất nhà thơ nơi Phùng Quán chẳng hạn. Nhiều người ưng nói đến khẩu khí Phùng Quán về lẽ phải, về sự thật, về lẽ sống… Xin bạn hãy dừng lại đọc những dòng văn xuôi đẫm chất thơ của Phùng Quán, để hiểu anh hơn và yêu anh hơn – hãy nghe anh nói chuyện cá Hồ Tây vào vụ làm tình: 

Cá ngoài hồ trở mình mỗi lúc một căng. Chúng đang từ giữa hồ lao vào bờ. Những nàng chép cái, mỗi nàng nặng cỡ hai, ba ký, bụng chửa vượt mặt, dắt theo cả chục chàng chép đực rốn cương sẹ (tinh trùng của cá) – cá cái vật đẻ phun trứng vào rễ bèo, vào những lùm rong đuôi chó, vào gốc các bụi cây niềng niễng, cây sậy mọc chìm dưới nước… Cá cái phun trứng đến đâu, cá đực xô nhau tưới sẹ lên trứng. Chúng hoàn toàn đắm mình trong cuộc giao hoan, không còn biết trời đất là gì…

Người đấy, không phải là cá. Thơ đấy, không phải văn xuôi. Phùng Quán con người Trí khôn Thơ đấy, không phải con người chỉ biết giả vờ thua trận.

3. Nào, ta lại trở về với cái khuyết điểm chết người của dân An Nam lúc này, ấy là ngoài tính cách hiền lành còn là thói lịch thiệp. Trí khôn không nhất thiết phải đi kèm với sự nho nhã, không tất yếu phải giơ má ra đợi bị tát cho cân.

Nó chửi cả nước là đồ nhược tiểu khốn nạn, mà vẫn còn lịch thiệp ông ông tôi tôi, trí thức trí ngủ này nọ, nhà khảo nọ sát kia. Nó ném cứt lợn để chửi cả loài người đang sục sôi hy vọng trong đầm đìa máu me và ngột ngạt thuốc súng, mà vẫn để cho chúng kẻ tung người hứng.

Trí thức đâu có phải là mấy cái bài báo mà nếu cần thì cơ quan Tình báo Hoa Nam có thể sản xuất thay cho nó cà đống rồi đưa tiền đi thuê in dễ như bỡn trong một đất nước đầy rẫy người có quyền lực nhưng lại thiếu sự thẳng ngay.

Thật sự là một trí thức thì phải hy sinh trọn đời cho công việc – và khi công việc làm là vì dân thì không được phép há miệng chửi dân.

Có vậy thôi!

Tóm lại, khuyết điểm chết người của dân An Nam vấn đang là … khuyết điểm chết người như thế đó.

Tác giả gửi riêng cho Quê Choa

P. T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.