Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/09/2014

Tháng 6 năm 1950 : Mao Chủ tịch ban hành Luật Cải Cách Ruộng Đất

Tất cả tư liệu dưới đây đều lấy từ các trang của chính phủ và chính đảng Trung Quốc

Mao Chủ tịch đã kí và cho ban hành thực thi ngay vào ngày 30 tháng 6 năm 1950. Toàn văn của Luật này hiện có thể thấy ngay trên website chính qui thuộc hệ thống chính phủ Trung Quốc (sẽ dán làm tư liệu ở cuối entry).

Đã có một số người thực hiện công việc sau, từ lâu rồi, mà không phải bây giờ, đó là: đối chiếu Luật cải cách ruộng đất của Trung Quốc (1950) với luật tương tự đã ban hành tại Việt Nam sau đó (muộn lại vài năm).

Đại khái, cụ Mao đã ra một cuốn sách như sau:
Luật cải cách ruộng đất được ban bố và thi hành ngày 30 tháng 6 năm 1950,
có in kèm tài liệu "Báo cáo về vấn đề cải cách ruộng đất" do Lưu Thiếu Kì chấp bút


Và khắp nơi tuân chỉ:
Nhân dân cả nước cùng đọc Luật cải cách ruộng đất vừa ban ra
(ảnh lấy từ trang web Đảng Cộng sản Trung Quốc)

Trước khi có luật ra đời, tức là trước năm 1950, ở những vùng đã giải phóng (thực chất là quân cụ Mao đã đánh bạt được quân cụ Tưởng đi), thì cải cách ruộng đất đã được thực thi. Lúc đó, người ta dùng văn bản "đại cương về luật đất đai của Trung Quốc" để thực hiện. Chẳng hạn, vào năm 1948, bà con viết đại cương lên tường nhà:
Nguyên chú: Nông thôn vùng giải phóng tiến hành cải cách ruộng đất
(解放区农村进行土地改革)






Nông dân vui sướng được nhận ruộng:
Nguồn




Đấu tố:

Nguồn



---
LƯU TƯ LIỆU



Luật cải cách ruộng đất năm 1950, trên trang chính qui của Trung Quốc.

中华人民共和国土地改革法


http://www.npc.gov.cn/wxzl/wxzl/2000-12/10/content_4246.htm

(1950年6月28日中央人民政府委员会第八次会议通过)

        中央人民政府命令
        中国人民政治协商会议第一届全国委员会第二次会议提出的中华人民共和国土地改革法草案,业经中央人民政府委员会第八次会议讨论通过,应自1950年6月30日起公布施行。
        此令。
        主席    毛泽东
        1950年6月30日

        第一章    总    则
        第一条    废除地主阶级封建剥削的土地所有制,实行农民的土地所有制,藉以解放农村生产力,发展农业生产,为新中国的工业化开辟道路。
        第二章    土地的没收和征收
        第二条    没收地主的土地、耕畜、农具、多余的粮食及其在农村中多余的房屋。但地主的其他财产不予没收。
        第三条    征收祠堂、庙宇、寺院、教堂、学校和团体在农村中的土地及其他公地。但对依靠上述土地收入以为维持费用的学校、孤儿院、养老院、医院等事业,应由当地人民政府另筹解决经费的妥善办法。
        清真寺所有的土地,在当地回民同意下,得酌予保留。
        第四条    保护工商业,不得侵犯。
        地主兼营的工商业及其直接用于经营工商业的土地和财产,不得没收。不得因没收封建的土地财产而侵犯工商业。
        工商业家在农村中的土地和原由农民居住的房屋,应予征收。但其在农村中的其他财产和合法经营,应加保护,不得侵犯。
        第五条    革命军人、烈士家属、工人、职员、自由职业者、小贩以及因从事其他职业或因缺乏劳动力而出租小量土地者,均不得以地主论。其每人平均所有土地数量不超过当地每人平均土地数百分之二百者(例如当地每人平均土地为二亩,本户每人平均土地不超过四亩者),均保留不动。超过此标准者,得征收其超过部分的土地。如该项土地确系以其本人劳动所得购买者,或系鳏、寡、孤、独、残疾人等依靠该项土地为生者,其每人平均所有土地数量虽超过百分之二百,亦得酌情予以照顾。
        第六条    保护富农所有自耕和雇人耕种的土地及其他财产,不得侵犯。
        富农所有之出租的小量土地,亦予保留不动;但在某些特殊地区,经省以上人民政府的批准,得征收其出租土地的一部或全部。
        半地主式的富农出租大量土地,超过其自耕和雇人耕种的土地数量者,应征收其出租的土地。
        富农租入的土地应与其出租的土地相抵计算。
        第七条    保护中农(包括富裕中农在内)的土地及其他财产,不得侵犯。
        第八条    本法规定所有应加没收和征收的土地,在当地解放以后,如以出卖、出典、赠送或其他方式转移分散者,一律无效。此项土地,应计入分配土地的数目之内。但农民如因买地典地而蒙受较大损失时,应设法给以适当补偿。
        第九条    地主、富农、中农、贫农、雇农及其他农村社会阶级成分的合法定义,另定之。
        第三章    土地的分配
        第十条    所有没收和征收得来的土地和其他生产资料,除本法规定收归国家所有者外,均由乡农民协会接收,统一地、公平合理地分配给无地少地及缺乏其他生产资料的贫苦农民所有。对地主亦分给同样的一份,使地主也能依靠自己的劳动维持生活,并在劳动中改造自己。
        第十一条    分配土地,以乡或等于乡的行政村为单位,在原耕基础上,按土地数量、质量及其位置远近,用抽补调整方法按人口统一分配之。但区或县农民协会得在各乡或等于乡的各行政村之间,作某些必要的调剂。在地广人稀的地区,为便于耕种,亦得以乡以下的较小单位分配土地。乡与乡之间的交错土地,原属和乡农民耕种者,即划归该乡分配。
        第十二条    在原耕基础上分配土地时,原耕农民自有的土地不得抽出分配。原耕农民租入的土地抽出分配时,应给原耕农民以适当的照顾。应使原耕农民分得的土地(自有土地者连同其自有土地在内),适当地稍多于当地无地少地农民在分得土地后所有的土地,以使原耕农民保持相当于当地每人平均土地数的土地为原则。
        原耕农民租入土地之有田面权者,在抽动时,应给原耕者保留相当于当地田面权价格之土地。
        第十三条    在分配土地时,对于无地少地人口中若干特殊问题的处理,如下:
        一、只有一口人或两口人而有劳动力的贫苦农民,在本乡土地条件允许时,得分给多于一口人或两口人的土地。
        二、农村中的手工业工人、小贩、自由职业者及其家属,应酌情分给部分土地和其他生产资料。但其职业收入足以经常维持其家庭生活者,得不分给。
        三、家居农村的烈士家属(烈士本人得计算在家庭人口之内)、人民解放军的指挥员、战斗员、荣誉军人、复员军人、人民政府和人民团体的工作人员及其家属(包括随军家属在内),均应分给与农民同样的一份土地和其他生产资料。但人民政府和人民团体的工作人员,得视其薪资所得及其他收入的多少与其对于家庭生活所能维持的程度,而酌情少分或不分。
        四、本人在外从事其他职业而家属居住农村者,其家属应酌情分给土地和其他生产资料。其职业收入足以经常维持其家属生活者,得不分给。
        五、农村中的僧、尼、道士、教士及阿訇,有劳动力,愿意从事农业生产而无其他职业维持生活者,应分给与农民同样的一份土地和其他生产资料。
        六、经城市人民政府或工会证明其失业的工人及其家属,回乡后要求分地而又能从事农业生产者,在当地土地情况允许的条件下,应分给与农民同样的一份土地和其他生产资料。
        七、还乡的逃亡地主及曾经在敌方工作现已还乡的人员及其家属,有劳动力,愿意从事农业生产以维持生活者,应分给与农民同样的一份土地和其他生产资料。
        八、家居乡村业经人民政府确定的汉奸、卖国贼、战争罪犯、罪大恶极的反革命分子及坚决破坏土地改革的犯罪分子,不得分给土地。其家属未参加犯罪行为,无其他职业维持生活,有劳动力并愿意从事农业生产者,应分给与农民同样的一份土地和其他生产资料。
        第十四条    分配土地时,得以乡为单位,根据本乡的土地情况,酌量留出小量土地,以备本乡情况不明的外出户和逃亡户回乡耕种,或作本乡土地调剂之用。此项土地,暂由乡人民政府管理,租给农民耕种。但所留土地最多不得超过全乡土地的百分之一。
        第十五条    分配土地时,县以上人民政府得根据当地土地情况,酌量划出一部分土地收归国有,作为一县或数县范围内的农事试验场或国营示范农场之用。此项土地,在未举办农场以前,可租给农民耕种。
        第四章    特殊土地问题的处理
        第十六条    没收和征收的山林、鱼塘、茶山、桐山、桑田、竹林、果园、芦苇地、荒地及其他可分土地,应按适当比例,折合普通土地统一分配之。为利于生产,应尽先分给原来从事此项生产的农民。分得此项土地者,可少分或不分普通耕地。其分配不利于经营者,得由当地人民政府根据原有习惯,予以民主管理,并合理经营之。
        第十七条    没收和征收之堰、塘等水利,可分配者应随田分配。其不宜于分配者,得由当地人民政府根据原有习惯予以民主管理。
        第十八条    大森林、大水利工程、大荒地、大荒山、大盐田和矿山及湖、沼、河、港等,均归国家所有,由人民政府管理经营之。其原由私人投资经营者,仍由原经营者按照人民政府颁布之法令继续经营之。
        第十九条    使用机器耕种或有其他进步设备的农田、苗圃、农事试验场及有技术性的大竹园、大果园、大茶山、大桐山、大桑田、大牧场等,由原经营者继续经营,不得分散。但土地所有权原属于地主者,经省以上人民政府批准,得收归国有。
        第二十条    没收和征收土地时,坟墓及坟场上的树木,一律不动。
        第二十一条    名胜古迹,历史文物,应妥为保护。祠堂、庙宇、寺院、教堂及其他公共建筑和地主的房屋,均不得破坏。地主在农村中多余的房屋不合农民使用者,得由当地人民政府管理,充作公用。
        第二十二条    解放后开垦的荒地,在分配土地时不得没收,仍归原垦者耕种,不计入应分土地数目之内。
        第二十三条    为维持农村中的修桥、补路、茶亭、义渡等公益事业所必需的小量土地,得按原有习惯予以保留,不加分配。
        第二十四条    华侨所有的土地和房屋,应本照顾侨胞利益的原则,由大行政区人民政府(军政委员会)或省人民政府依照本法的一般原则,另定适当办法处理之。
        第二十五条    沙田、湖田之属于地主所有或为公共团体所有者,均收归国家所有,由省以上人民政府另定适当办法处理之。
        第二十六条    铁路、公路、河道两旁的护路、护堤土地及飞机场、海港、要塞等占用的土地,不得分配。已划定线路并指定日期开辟的铁路、公路、河道及飞机场等应保留土地者,须经省以上人民政府批准。
        第二十七条    国家所有的土地,由私人经营者,经营人不得以之出租、出卖或荒废。原经营人如不需用该项土地时,必须交还国家。
        第五章    土地改革的执行机关和执行方法
        第二十八条    为加强人民政府对土地改革工作的领导,在土地改革期间,县以上各级人民政府,经人民代表会议推选或上级人民政府委派适当数量的人员,组织土地改革委员会,负责指导和处理有关土地改革的各项事宜。
        第二十九条    乡村农民大会,农民代表会及其选出的农民协会委员会,区、县、省各级农民代表大会及其选出的农民协会委员会,为改革土地制度的合法执行机关。
        第三十条    土地改革完成后,由人民政府发给土地所有证,并承认一切土地所有者自由经营、买卖及出租其土地的权利。土地制度改革以前的土地契约,一律作废。
        第三十一条    划定阶级成分时,应依据中央人民政府颁布的划分农村阶级成分的决定,按自报公议方法,由乡村农民大会,农民代表会,在乡村人民政府领导下民主评定之。其本人未参加农民协会者,亦应邀集到会参加评定,并允许其申辩。评定后,由乡村人民政府报请区人民政府批准。本人或其他人如有不同意见,得于批准后十五日内向县人民法庭提出申诉,经县人民法庭判决执行。
        第三十二条    为保证土地改革的实行,在土地改革期间,各县应组织人民法庭,用巡回审判方法,对于罪大恶极为广大人民群众所痛恨并要求惩办的恶霸分子及一切违抗或破坏土地改革法令的罪犯,依法予以审判及处分。严禁乱捕、乱打、乱杀及各种肉刑和变相肉刑。
        人民法庭的组织条例,另定之。
        第三十三条    在土地改革完成以前,为保证土地改革的秩序及保护人民的财富,严禁一切非法的宰杀耕畜、砍伐树木,并严禁荒废土地,破坏农具、水利、建筑物、农作物或其他物品,违者应受人民法庭的审判及处分。
        第三十四条    为保障土地改革一切措施符合于绝大多数人民的利益及意志,各级人民政府应负责切实保障人民的民主权利,农民及其代表有在各种会议上自由批评及弹劾各方各级的一切工作人员的权利。侵犯上述人民权利者,应受法律制裁。
        第六章    附    则
        第三十五条    本法适用于一般农村,不适用于大城市的郊区。大城市郊区的土地改革办法,另定之。
        本条所称的大城市,由各大行政区人民政府(军政委员会)按城市情况决定之。
        第三十六条    本法不适用于少数民族地区。但在汉人占多数地区零散居住的少数民族住户,在当地土地改革时,应依本法与汉人同等待遇。
        第三十七条    本法不适用于土地改革业已基本上完成的地区。
        第三十八条    凡在本法公布后开始施行土地改革的地区,除本法第三十五条、第三十六及第三十七条所规定之地区外,均须按照本法施行。各地何时施行土地改革,由各大行政区人民政府(军政委员会)及省人民政府以命令规定并公布之。
        第三十九条    本法公布后,各省人民政府应依本法所定原则及当地具体情况制定当地土地改革实施办法,提请大行政区人民政府(军政委员会)批准施行,并呈报中央人民政府政务院备案。
        第四十条    本法经中央人民政府委员会通过后公布施行。
中央人民政府委员会



Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

QUỐC HỘI
Số: Không số
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 1953  

LUẬT
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

CHƯƠNG I
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Điều 1. - Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển,
Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến,
Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.


CHƯƠNG II
TỊCH THU, TRƯNG THU, TRƯNG MUA RUỘNG ĐẤT

MỤC I
ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CỦA ĐẾ QUỐC
XÂM LƯỢC KHÁC; CỦA ĐỊA CHỦ VIỆT GIAN, PHẢN ĐỘNG,
CƯỜNG HÀO GIAN ÁC.

Điều 2. - Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đề quốc xâm lược khác.

Điều 3. - Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác.
Phần không tịch thu thì trưng thu.


MỤC II
ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA NHÂN SĨ DÂN CHỦ, ĐỊA CHỦ

KHÁNG CHIẾN, ĐỊA CHỦ THƯỜNG.

Điều 4. - Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, thì:
Trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ.
Không đụng đến tài sản khác.
Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất trưng mua.
Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương.
Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng.
Công phiếu ấy được trả lãi 1,5 phần trăm mỗi năm.
Sau thời hạn mười năm sẽ hoàn vốn.


MỤC 3
ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỊA CHỦ ĐÃ PHÂN TÁN.

Điều 5. - Từ ngày ban hành sắc lệnh giảm tô (14 tháng 7 năm 1949) đến ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng triệt để giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), việc phân tán ruộng đất của địa chủ với mục đích trốn tránh sắc lệnh giảm tô và sắc lệnh thuế nông nghiệp, là không chính đáng.
Đối với ruộng đất của địa chủ đã phân tán trong trường hợp kể trên, thì xử trí như sau:
1) Ruộng đất đã phân tán vào tay địa chủ thì tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua tuỳ trường hợp, như đã quy định ở điều 3 và điều 4.
Giá trưng mua ruộng đất phân tán nói trên là nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua đó được trả cho địa chủ đã mua ruộng đất phân tán bằng công phiếu.
2) Ruộng đất đã phân tán vào tay phú nông thì trưng mua theo nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua sẽ trả dần trong thời hạn không quá năm năm, bằng tiền hay hiện vật.
3) Ruộng đất đã phân tán vào tay trung nông thì coi đó là việc trong nội bộ nông dân lao động, dùng lối thuyết phục mà dàn xếp một cách thoả thuận, để trung nông tự động nhường lại cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất.
Khi trung nông nhường lại, thì phải đảm bảo cho họ còn số diện tích không dưới mức bình quân chiến hữu hiện nay của trung nông trong xã.
Trung nông nhường ruộng đất được Chính phủ đền bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.
4) Ruộng đất đã phân tán vào tay bần cố nông thì không đụng đến.
5) Ruộng đất đã phân tán vào tay tư sản dân tộc thì trưng mua theo nguyên giá lúc mua.
Giá trưng mua sẽ trả dần trong thời hạn không quá năm năm, bằng tiền hay hiện vật.
6) Ruộng đất đã phân tán vào tay các tầng lớp tiểu tư sản, thì thuyết phục họ tự động nhường lại cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất.
Nếu họ không đủ sống với nghề chính, thì phải để lại cho họ một phần ruộng đất để bù cho họ đủ sống.
Người nhường ruộng đất được Chính phủ đến bù bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.

Điều 6. - Từ ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng thực hiện giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), những việc phân tán ruộng đất trái phép của địa chủ đều không được thừa nhận.
Ruộng đất địa chủ phân tán trái phép bị tịch thu.
Địa chủ trái phép phải bồi thường thiệt hại cho người đã nhận ruộng đất phân tán đó.

Điều 7. - Nay xó bỏ nợ mà nông dân lao động và các tầng lớp nghèo ở nông thôn đã vay của địa chủ.

Điều 8. - Nay xoá bỏ độc quyền mặt biển và khúc sông.


MỤC 4
ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT CÔNG VÀ NỬA CÔNG NỬA TƯ
VÀ RUỘNG ĐẤT CỦA TÔN GIÁO.

Điều 9.- Trưng thu:
- Công điền, công thổ;
- Ruộng phe, ruộng giáp, ruộng xóm; ruộng tư văn, tư vũ, lộc điền; ruộng hậu, ruộng họ, ruộng môm sinh, v.v..
- Ruộng đất của các đoàn thể.

Điều 10. - Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viên, v.v...) thì trưng thu và trưng mua.
Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua.


MỤC 5
ĐỐI VỚI CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN KHÁC.
RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA ĐỊA CHỦ KIÊM NHÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

VÀ CỦA NHÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP KIÊM ĐỊA CHỦ.

Điều 11. - Để khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế quốc dân, công thương nghiệp được bảo hộ.
Không đụng đến công thương nghiệp của địa chủ.
Không đụng đến đất đại trực tiếp dùng vào việc kinh doanh công thương nghiệp.
Những ruộng đất khác của địa chủ kiêm nhà công thương nghiệp và của nhà công thương nghiệp kiêm địa chủ thì trưng mua.
Ruộng đất và tài sản của những người có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm.

Điều 12. - Những người có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
Không đụng đến ruộng đất và tài sản của họ.
Ruộng đất và tài sản của phú nông.

Điều 13. - Kinh tế phú nông được bảo tồn.
Không đụng đến ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của phú nông.
Ruộng đất và tài sản của trung nông

Điều 14. - Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
Trung nông thiếu ruộng đất được chia thêm ruộng đất.


MỤC 6
ĐỐI VỚI RUỘNG VẮNG CHỦ VÀ RUỘNG ĐẤT BỎ HOANG

RUỘNG ĐẤT VẮNG CHỦ

Điều 15. - Trưng thu ruộng đất của địa chủ không rõ tông tích.

Điều 16. - Đối với ruộng đất của địa chủ vắng mặt vì tham gia công tác kháng chiến và của địa chủ tản cư ở vùng tự do mà không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua.

Điều 17. - Đối với ruộng đất ở vùng tự do của địa chủ hiện nay ở vùng tạm bị chiếm, thì tuỳ thái độ chính trị của từng người mà tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua.
Nếu là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì xử trí như đã quy định ở điều 3.
Nếu không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua, như đã quy định ở điều 4.


RUỘNG ĐẤT BỎ HOANG

Điều 18. - Trưng thu ruộng đất của địa chủ bỏ hoang bất cứ vì lý do gì.
Ruộng đất không phải của địa chủ mà bỏ hoang quá hai năm không có lý do chính đáng thì trưng thu.


MỤC 7
ĐỐI VỚI RUỘNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN CỦA NGOẠI KIỀU.

Điều 19. - Về nguyên tắc, ngoại kiều không có quyền chiếm hữu ruộng đất ở Việt Nam.
Ngoại kiều được phép sử dụng ruộng đất ở Việt Nam.
Ngoại kiều nông dân từ trước đến nay sống ở nông thôn về nghề cày cấy, trồng trọt, nếu làm mọi bổn phận như người Việt Nam thì được quyền sở hữu ruộng đất.

Điều 20. - Đối với địa chủ ngoại kiều hợp tác với địch hoặc là phản động, cường hào gian ác, thì tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất và tài sản, tuỳ tội nặng nhẹ.
Phần không tịch thu thì trưng mua.
Đối với địa chủ ngoại kiều không hợp tác với địch, không phải là phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua toàn bộ ruộng đất, trâu bò và nông cụ.


CHƯƠNG III
CÁCH CHIA RUỘNG ĐẤT

MỤC 1
RUỘNG ĐẤT, TÀI SẢN CHIA, VÀ RUỘNG ĐẤT, TÀI SẢN KHÔNG CHIA.

Điều 21. - Trừ trường hợp quy định ở điều 22, những thứ tịch thu, trưng thu, trưng mua đều chia cho công dân:
1) Ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác.
2) Đồi, vườn trồng cây ăn quả, trồng chè, chẩu, cọ, sơn, dó, v.v...
Gặp trường hợp chia mà có hại cho sản xuất thì không chia.
Nếu không chia, thi do chính quyền quản lý, hoặc chính quyền giao cho chủ cũ quản lý.

Điều 22. - Những thứ không chia:
1) Ruộng đất trồng trọt bằng máy móc; đồn điền trồng cà phê, cao su hoặc trồng cây công nghiệp khác; vườn trồng cây ăn quả bằng kỹ thuật tiến bộ; đồn điền thí nghiệm, bãi phi lao ở bờ biển, v.v...
2) Rừng núi lớn, hầm mỏ; hồ lớn, sông ngòi, công trình thuỷ lợi, đê điều; đất ở ven đường xe lửa, đường xá, đất thuộc các đô thị, thị trấn, đất dùng vào các công trình lợi ích chung, v.v...
3) Cảnh vật có tiếng trong lịch sử, hoặc có giá trị về văn hoá, lâu đài, đền, miếu; sách vở tài liệu chính trị và văn hoá, v. v..., nghĩa địa và lăng tẩm, v.v...
Đất đai, nhà cửa và tài sản kể trên là của nhà nước và của chung nhân dân, do chính quyền quản lý.

Điều 23. - Trong khi chia phải để lại ở mỗi xã một số ruộng đất để dùng vào những việc sau đây: đón thương binh về làng; dự phòng sau này chia cho những người ở xa về; làm trụ sở cho cơ quan, làm trường học v.v...

Điều 24. - Ruộng đất do nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác khai phá từ Cách mạng Tháng Tám thuộc quyền sở hữu của những người đã có công khai phá.
Không được đụng đến ruộng đất đó.


MỤC 2
NGƯỜI ĐƯỢC CHIA.

Điều 25. - Những người sau đây được chia:
1) Nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất: bần cố nông và trung nông thiếu ruộng đất.
Phú nông làm tá điền thiếu ruộng đất cũng được chia.
2) Đối với những tầng lớp nghèo ở nông thôn (người làm nghề thủ công, người làm hàng xay hàng xáo, người buôn thúng, bán mẹt, người làm nghề đánh cá, người làm nghề tự do, v.v...), nếu không đủ sống và có sức cày cấy, thì được chia một phần để bù thêm cho đủ sống.
3) Những người sau đây, nếu gia đình họ ở nông thôn và thuộc hạng được chia, thì được chia một phần ngang với phần chia cho nông dân:
a) Liệt sĩ, quân nhân cách mạng, thương binh, bệnh binh.
b) Cán bộ chính quyền và đoàn thể; nhân viên phục vụ kháng chiến, công nhân các xí nghiệp quốc doanh.
4) Công nhân thất nghiệp, và gia đình họ ở nông thôn, nếu không có nghề khác để sống và có sức cày cấy, thì được chia.
5) Những người tản cư về nông thôn, nếu không đủ sống, có sức cày cấy, yêu cầu được chia, và nông dân nơi họ tản cư đồng ý, thì cũng được chia.
Họ chỉ được phép sử dụng mà không có quyền sở hữu ruộng đất được chia.
6) Nhà Chung, nhà chùa, từ đường họ, và các cơ quan tôn giáo khác, được để lại một phần ruộng đất để dùng vào việc thờ cúng.
Phần ruộng đất ấy do nhân dân địa phương bình nghị và Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh xét định.
Trường hợp đặc biệt quan trọng do cấp trên quyết định.
Những người làm nghề tôn giáo, nếu không đủ sống, có sức cày cấy và yêu cầu, thì được chia một phần ruộng đất ở nơi họ hoạt động, hoặc ở quê quán họ.
7) Nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, và gia đình của họ, được chia một phần xấp xỉ với phần chia cho nông dân.
Nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến được chiếu cố một cách thích đáng.
8) Việt gian, phản động, cường hào gian ác bị xử phạt trên năm năm tù thì không được chia; từ năm năm tù trờ xuống thì được chia.
Gia đình họ vẫn được chia.
9) Gia đình ngụy binh ở nông thôn thuộc hạng được chia, thì cũng được chia.
Ngụy binh cũng được chia một phần ruộng đất. Nhưng khi họ chưa bỏ hàng ngũ ngụy quân trở về với Tổ quốc, thì ruộng đất ấy do Uỷ ban Kháng chiến Hành chính hay Nông Hội xã tạm giữ.
10) Ngoại kiều và gia đình họ, nếu không có nghề đủ sống, có sức cày cấy, và yêu cầu, thì được chia một phần ruộng đất.

MỤC 3
NGUYÊN TẮC CHIA.

Điều 26. - Nguyên tắc chia là:
- Thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia;
- Chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu,
rút gần bù xa;
- Chia theo nhân khẩu chứ không theo sức lao động;
- Lấy số diện tích bình quân và số sản lượng bình quân ở địa phương làm tiêu chuẩn để chia;
- Chia theo đơn vị xã; song nếu xã ít người nhiều ruộng, thì có thể san sẻ một phần cho xã khác ít ruộng nhiều người, sau khi đã chia đủ cho nông dân trong xã.

Điều 27. - Trong khi chia ruộng đất, phải chiếu cố đến quyền lợi của tá điền trung nông.
Khi rút phần ruộng đất mà tá điền trung nông đang cày cấy, thì phải để lại cho họ một phần; phần ruộng đất để lại cộng với số ruộng đất tư của họ phải nhiều hơn số bình quân được chia một ít và không quá số bình quân chiếm hữu của mỗi nhân khẩu trong xã.

Điều 28. - Liệt sĩ, quân nhân cách mạng, thương binh, bệnh binh được ưu đãi trong khi chia.
Gia đình của họ được chiếu cố.

Điều 29. - Đối với những nhà nông dân nghèo chỉ có một hai người mà có sức lao động, nếu xã có đủ ruộng đất thì có thể chia cho họ nhiều hơn phần của những người khác.

Điều 30. - Để khuyến khích tăng gia sản xuất, ruộng đất vỡ hoang chưa quá ba năm của nông dân không tính vào số ruộng đất của họ trong khi chia.


MỤC 4
QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CHIA.

Điều 31. - Người được chia ruộng đất có quyền sở hữu ruộng đất đó, và không phải trả cho địa chủ hay chính quyền bất cứ một khoản nào.
Chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ấy cho người được chia. Mọi khế ước cũ đều huỷ bỏ.
Người được chia có quyền chia gia tài, cầm, bán, cho, v.v... ruộng đất được chia.


CHƯƠNG IV
CƠ QUAN CHẤP HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.

Điều 32. - Trong thời gian cải cách ruộng đất, sẽ lập Uỷ ban cải cách ruộng đất ở Trung ương, khu và tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của chính quyền, Uỷ ban cải cách ruộng đất có nhiệm vụ thi hành luật cải cách ruộng đất, và lãnh đạo cụ thể cuộc phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.

Điều 33. - ở cấp xã, hội nghị đại biểu nông dân toàn xã, ban chấp hành Nông Hội xã là những cơ quan hợp pháp chấp hành luật cải cách ruộng đất.

Điều 34. - Khi phân định thành phần giai cấp, phải theo đúng điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn do Chính phủ quy định.
Thành phần giai cấp do hội nghị đại biểu nông dân bình nghị và quyết định. Người đương sự phải được dự hội nghị để tham gia bàn định.
Quyết định của xã về thành phần giai cấp phải do Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh duyệt y, hoặc do cơ quan được Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh uỷ quyền, duyệt y.
Gặp trường hợp tranh chấp, thì phải đưa ra Toà án Nhân dân Đặc biệt xét định.

Điều 35. - Nghiêm cấm mọi hành động chống lại hoặc phá hoại phong trào phát động quần chúng cải cách ruộng đất.
Từ lúc ban hành luật cải cách ruộng đất đến lúc tuyên bố kết thúc cuộc cải cách ruộng đất, tuyệt đối cấm địa chủ chuyển dịch ruộng đất, trâu bò, nông cụ bằng bất cứ hình thức nào.
Kẻ phạm pháp do Toà án Nhân dân Đặc biệt xét xử.

Điều 36. - ở những nơi phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất, sẽ lập Toà án Nhân dân Đặc biệt.
Toà án Nhân dân Đặc biệt có nhiệm vụ:
1) Xét xử Việt gian, phản động, cường hào gian ác và những kẻ chống lại hoặc phá hoại cải cách ruộng đất;
2) Xét xử những vụ tranh chấp về ruộng đất và tài sản có liên quan đến cải cách ruộng đất;
3) Xét xử những vụ tranh chấp về phân định thành phần giai cấp.
Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật.
Nghiêm cấm bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác.
Điều lệ tổ chức Toà án Nhân dân Đặc biệt do Chính phủ, quy định.


CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. - Luật cải cách ruộng đất này định cho toàn quốc.
Vùng tự do có đủ điều kiện thì thi hành trước. Các vùng khác chưa đủ điều kiện, thì thi hành sau.
Chính phủ sẽ định trong vùng tự do, nơi nào thi hành trước, nơi nào thi hành sau.
Đối với những vùng dân tộc thiểu số, tuỳ theo tình hình, Chính phủ sẽ quy định riêng.

Điều 38. - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban bố luật cải cách ruộng đất.
Chính phủ quy định chi tiết và chịu trách nhiệm thi hành luật cải cách ruộng đất này.
----------------------------

Luật này do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua trong khoá họp lần thứ III ngày 4 tháng 12 năm 1953


CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.