Bphone đã được khách hàng Việt Nam đặt nhiều kì vọng (xem lại ở đây và ở đây).
Thượng tuần tháng 11, có việc liên quan nên đã tới trụ sở của BKAV trên đường Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bphone Store Dương Đình Nghệ là cửa hàng chính của Bphone (có địa chỉ cũ ở: số 88B, Tòa nhà CT3, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đã chuyển về trụ sở của BKAV.
Địa chỉ hiện nay ghi trên trang của Bphone là: "Bphone Store - Tòa nhà Bkav, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội". Tới nơi thì thấy bộ phần Bphone Store được đặt ở tầng 1 của tòa nhà. Hỏi các bạn ở cửa hàng thì biết: mới chuyển từ địa chỉ cũ về đây được khoảng 1 tuần.
Các bạn nhân viên cũng cho biết: Bphone đang tạm dừng công việc sản xuất.
Đi một ít thông tin mới nhất trên các trang chính thức của Bphone. Các cập nhật sẽ dán dần ở dưới như mọi khi.
Tháng 11 năm 2023,
Giao Blog
---
Bài mới nhất trên Fb Bphone:
"
https://www.facebook.com/BphoneVietNam/posts/pfbid0L8Vnog8xAp53JLjKA9dWwg6fVDLgtDVsRyjiCFxz67SGDG7SeCzhFu1MAbdYN7Jpl
"
Bài mới nhất trên trang Bphone:
"
- Bphone Store - Tòa nhà Bkav, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội0948465066
- Bphone Store - Số 67 Đường số 3, KDC CityLand Center Hill, P. 7, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh0911265096
https://bphone.vn/bphone-stores
"
..
---
CẬP NHẬT
1.
Trong khi CEO Nguyễn Tử Quảng thể hiện tham vọng rất lớn với các sản phẩm của BKAV thì tình hình thực tế cho thấy doanh nghiệp đang ngập trong nợ nần, “đói vốn”.
Bất chấp nợ nần, hệ sinh thái BKAV tiếp tục mở rộng
Bất chấp những “lùm xùm” về nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động và tình hình nhóm công ty liên quan đến BKAV đang trên đà tụt dốc, ông Nguyễn Tử Quảng vừa rót vốn thành lập Công ty cổ phần BkavGPT – doanh nghiệp chuyên về mảng xuất bản phần mềm.
Công ty cổ phần BkavGPT được thành lập vào ngày 22.1.2024, trụ sở chính tại tòa nhà HH1 khu đô thị Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Đăng ký 26 ngành nghề kinh doanh, trong đó hoạt động chính là mảng xuất bản phần mềm (trừ xuất bản phẩm).
BkavGPT có vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Hoàng (1%) và ông Nguyễn Tử Quang (1%). Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc là ông Trần Nhân Anh (sinh năm 1987, thường trú tại Hải Phòng).
Ngay khi thông tin về việc thành lập BkavGPT xuất hiện, tên công ty gắn với chữ “GPT” đã khiến người ta liên tưởng tới ChatGPT - ứng dụng AI gây “sốt” trong suốt thời gian qua; đồng thời cho rằng BkavGPT ra đời đánh dấu sự gia nhập thị trường mô hình chatbot AI của ông Nguyễn Tử Quảng.
Trên mạng xã hội, vị CEO BKAV cũng từng nhiều lần tỏ rõ sự quan tâm của mình với AI, đặc biệt là đối với ChatGPT. Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Tử Quảng liên tục cập nhật những bài đăng liên quan đến ChatGPT. Trong một bài đăng hồi tháng 3.2023, ông Quảng tuyên bố BKAV đã có những bước tiến trong việc chặn tin nhắn, email rác nhờ mô hình AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định: “Chúng tôi sử dụng công nghệ GPT (AI Model), cũng là công nghệ được ChatGPT sử dụng. Bằng cách này, phần mềm chặn spam có khả năng "HIỂU" được nội dung văn bản, giống như bạn đọc vài câu là biết ngay email hay tin nhắn là spam”.
Đầu tư nghìn tỉ vào Bphone, hơn 6 năm "chưa thu về đồng nào"
Trước BKAVGPT không lâu, ông Nguyễn Tử Quảng cũng thành lập một công ty khác liên quan đến Bphone – chiếc điện thoại từng được ông Quảng tuyên bố đến mức “nổi đình nổi đám” của BKAV. Theo đó, CTCP Bphone Service được thành lập vào ngày 1.12.2023 với số vốn điều lệ 200 triệu đồng, hoạt động chính trong mảng sửa chữa thiết bị liên lạc và điện thoại di động.
Cơ cấu cổ đông của Bphone Service cũng tương tự như BKAVGPT, ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% vốn cổ phần, còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Quang và ông Nguyễn Tử Hoàng mỗi người 1%. Ông Quang đóng vai trò đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc.
Trước đó, vào năm 2015, Bphone chính thức ra mắt sau quá trình 6 năm đầu tư, nghiên cứu. Tuy nhiên sau sự kiện ra mắt sản phẩm, phản ứng của dư luận trái ngược với kỳ vọng của BKAV khi cho rằng doanh nghiệp đang quảng cáo thái quá, thậm chí những phát ngôn của ông Nguyễn Tử Quảng thời điểm đó bị “ném đá” dữ dội.
Thời gian sau đó, CEO BKAV vẫn quyết tâm tiếp tục ra mắt các mẫu mới của Bphone nhằm thay đổi cách nhìn của dư luận. Thậm chí, ông Quảng còn kỳ vọng Bphone có thể lọt top 2 thị phần trong năm 2023.
Dù vậy, thời điểm đầu năm 2022, ông Quảng từng tiết lộ đã bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để phát triển Bphone nhưng chưa thu về đồng nào.
BKAV ngập trong nợ nần, “đói vốn”
Dù thể hiện tham vọng rất lớn với các sản phẩm của BKAV, thế nhưng tình hình thực tế tại các doanh nghiệp này và các công ty liên quan cho thấy, BKAV đang ngập trong nợ nần, “đói vốn”.
Trong đó, Công ty Cổ phần Phần mềm diệt virus BKAV (BKAV PRO) có khoản nợ trái phiếu 170 tỉ đồng sắp đến hạn thanh toán, lô trái phiếu đáo hạn vào ngày 26.5.2024.
Bên cạnh đó, BKAV PRO cũng có khoản nợ đối với Chứng khoán VNDIRECT, được xếp vào giá trị phải thu khó đòi với con số 31,5 tỉ đồng. Cuối năm 2023, VNDIRECT đã trích lập dự phòng hơn 22 tỉ đồng đối với khoản nợ này.
Không chỉ vậy, BKAV còn lâm vào tình trạng “đói vốn”, và ông Nguyễn Tử Quảng đã phải gọi vốn của fan Bphone với cam kết trả hơn gấp đôi sau 3 năm.
Cụ thể, tháng 10.2022, trên mạng xã hội Facebook (cụ thể là nhóm Facebook Bphone Fans Club), CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã kêu gọi góp vốn cho Công ty Cổ phần Điện tử BHS với lãi suất 10%/năm, trả lãi hằng tháng trước ngày 10 tháng sau, thời hạn 3 năm. Sau 3 năm, nhà đầu tư được nhận lại tiền gốc và nhận thêm tiền mặt bằng số tiền gốc.
Thời điểm đó, ông Quảng cho biết định mức đầu tư là 100 triệu đồng, theo hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ví dụ, nhà đầu tư góp 100 triệu đồng cho BKAV thực hiện kinh doanh. Mỗi năm, khách hàng sẽ nhận 10% của 100 triệu đồng là 10 triệu đồng. Số tiền được chia theo 12 tháng và chuyển trước ngày 10 tháng sau. Ngoài ra, đến hết 3 năm, nhà đầu tư nhận lại 100 triệu gốc và thêm 100 triệu đồng. Tổng cộng, người này nhận 230 triệu đồng sau 3 năm góp 100 triệu đồng cho Bkav.
Với phương án gọi vốn của CEO BKAV khi đó, một số chuyên gia tài chính cho rằng phương án này có tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn với nhà đầu tư, nhưng sẽ có những rủi ro đi kèm, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng trước khi "xuống tiền".
Tuy vậy, các thông tin liên quan về phương án đầu tư này cũng như kết quả huy động vốn sau đó ra sao không còn được BKAV đề cập đến.
Trong khi CEO Nguyễn Tử Quảng thể hiện tham vọng rất lớn với các sản phẩm của BKAV thì tình hình thực tế cho thấy doanh nghiệp đang ngập trong nợ nần, “đói vốn”.
Bất chấp nợ nần, hệ sinh thái BKAV tiếp tục mở rộng
Bất chấp những “lùm xùm” về nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động và tình hình nhóm công ty liên quan đến BKAV đang trên đà tụt dốc, ông Nguyễn Tử Quảng vừa rót vốn thành lập Công ty cổ phần BkavGPT – doanh nghiệp chuyên về mảng xuất bản phần mềm.
Công ty cổ phần BkavGPT được thành lập vào ngày 22.1.2024, trụ sở chính tại tòa nhà HH1 khu đô thị Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Đăng ký 26 ngành nghề kinh doanh, trong đó hoạt động chính là mảng xuất bản phần mềm (trừ xuất bản phẩm).
BkavGPT có vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Hoàng (1%) và ông Nguyễn Tử Quang (1%). Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc là ông Trần Nhân Anh (sinh năm 1987, thường trú tại Hải Phòng).
Ngay khi thông tin về việc thành lập BkavGPT xuất hiện, tên công ty gắn với chữ “GPT” đã khiến người ta liên tưởng tới ChatGPT - ứng dụng AI gây “sốt” trong suốt thời gian qua; đồng thời cho rằng BkavGPT ra đời đánh dấu sự gia nhập thị trường mô hình chatbot AI của ông Nguyễn Tử Quảng.
Trên mạng xã hội, vị CEO BKAV cũng từng nhiều lần tỏ rõ sự quan tâm của mình với AI, đặc biệt là đối với ChatGPT. Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Tử Quảng liên tục cập nhật những bài đăng liên quan đến ChatGPT. Trong một bài đăng hồi tháng 3.2023, ông Quảng tuyên bố BKAV đã có những bước tiến trong việc chặn tin nhắn, email rác nhờ mô hình AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định: “Chúng tôi sử dụng công nghệ GPT (AI Model), cũng là công nghệ được ChatGPT sử dụng. Bằng cách này, phần mềm chặn spam có khả năng "HIỂU" được nội dung văn bản, giống như bạn đọc vài câu là biết ngay email hay tin nhắn là spam”.
Đầu tư nghìn tỉ vào Bphone, hơn 6 năm "chưa thu về đồng nào"
Trước BKAVGPT không lâu, ông Nguyễn Tử Quảng cũng thành lập một công ty khác liên quan đến Bphone – chiếc điện thoại từng được ông Quảng tuyên bố đến mức “nổi đình nổi đám” của BKAV. Theo đó, CTCP Bphone Service được thành lập vào ngày 1.12.2023 với số vốn điều lệ 200 triệu đồng, hoạt động chính trong mảng sửa chữa thiết bị liên lạc và điện thoại di động.
Cơ cấu cổ đông của Bphone Service cũng tương tự như BKAVGPT, ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% vốn cổ phần, còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Quang và ông Nguyễn Tử Hoàng mỗi người 1%. Ông Quang đóng vai trò đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc.
Trước đó, vào năm 2015, Bphone chính thức ra mắt sau quá trình 6 năm đầu tư, nghiên cứu. Tuy nhiên sau sự kiện ra mắt sản phẩm, phản ứng của dư luận trái ngược với kỳ vọng của BKAV khi cho rằng doanh nghiệp đang quảng cáo thái quá, thậm chí những phát ngôn của ông Nguyễn Tử Quảng thời điểm đó bị “ném đá” dữ dội.
Thời gian sau đó, CEO BKAV vẫn quyết tâm tiếp tục ra mắt các mẫu mới của Bphone nhằm thay đổi cách nhìn của dư luận. Thậm chí, ông Quảng còn kỳ vọng Bphone có thể lọt top 2 thị phần trong năm 2023.
Dù vậy, thời điểm đầu năm 2022, ông Quảng từng tiết lộ đã bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để phát triển Bphone nhưng chưa thu về đồng nào.
BKAV ngập trong nợ nần, “đói vốn”
Dù thể hiện tham vọng rất lớn với các sản phẩm của BKAV, thế nhưng tình hình thực tế tại các doanh nghiệp này và các công ty liên quan cho thấy, BKAV đang ngập trong nợ nần, “đói vốn”.
Trong đó, Công ty Cổ phần Phần mềm diệt virus BKAV (BKAV PRO) có khoản nợ trái phiếu 170 tỉ đồng sắp đến hạn thanh toán, lô trái phiếu đáo hạn vào ngày 26.5.2024.
Bên cạnh đó, BKAV PRO cũng có khoản nợ đối với Chứng khoán VNDIRECT, được xếp vào giá trị phải thu khó đòi với con số 31,5 tỉ đồng. Cuối năm 2023, VNDIRECT đã trích lập dự phòng hơn 22 tỉ đồng đối với khoản nợ này.
Không chỉ vậy, BKAV còn lâm vào tình trạng “đói vốn”, và ông Nguyễn Tử Quảng đã phải gọi vốn của fan Bphone với cam kết trả hơn gấp đôi sau 3 năm.
Cụ thể, tháng 10.2022, trên mạng xã hội Facebook (cụ thể là nhóm Facebook Bphone Fans Club), CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã kêu gọi góp vốn cho Công ty Cổ phần Điện tử BHS với lãi suất 10%/năm, trả lãi hằng tháng trước ngày 10 tháng sau, thời hạn 3 năm. Sau 3 năm, nhà đầu tư được nhận lại tiền gốc và nhận thêm tiền mặt bằng số tiền gốc.
Thời điểm đó, ông Quảng cho biết định mức đầu tư là 100 triệu đồng, theo hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ví dụ, nhà đầu tư góp 100 triệu đồng cho BKAV thực hiện kinh doanh. Mỗi năm, khách hàng sẽ nhận 10% của 100 triệu đồng là 10 triệu đồng. Số tiền được chia theo 12 tháng và chuyển trước ngày 10 tháng sau. Ngoài ra, đến hết 3 năm, nhà đầu tư nhận lại 100 triệu gốc và thêm 100 triệu đồng. Tổng cộng, người này nhận 230 triệu đồng sau 3 năm góp 100 triệu đồng cho Bkav.
Với phương án gọi vốn của CEO BKAV khi đó, một số chuyên gia tài chính cho rằng phương án này có tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn với nhà đầu tư, nhưng sẽ có những rủi ro đi kèm, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng trước khi "xuống tiền".
Tuy vậy, các thông tin liên quan về phương án đầu tư này cũng như kết quả huy động vốn sau đó ra sao không còn được BKAV đề cập đến.
https://laodong.vn/kinh-doanh/tham-vong-cua-ong-nguyen-tu-quang-va-thuc-te-dang-lo-ngai-tai-bkav-1310532.ldo
..
Tham vọng của ông Nguyễn Tử Quảng và thực tế đáng lo ngại tại BKAV
Trả lờiXóaLỤC GIANG
-
Thứ hai, 04/03/2024 05:37 (GMT+7)
Trong khi CEO Nguyễn Tử Quảng thể hiện tham vọng rất lớn với các sản phẩm của BKAV thì tình hình thực tế cho thấy doanh nghiệp đang ngập trong nợ nần, “đói vốn”.