Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/01/2022

Xem kĩ thêm bia và chuông ở Phủ Chính Tiên Hương (từ VTV1 - Thời sự 19h ngày 21/1/2022)

Về vấn đề Phủ Chính ở quần thể Phủ Giầy/Dầy, chương trình thời sự của VTV1 trong ngày 21/1/2022 đã phát tin hai lần: bản tin trưa (lúc 12h),  bản tin buổi tối (lúc 19h).

Chủ nhân Giao Blog đang xem kĩ thêm văn bia ở hai nhà bia trong khuôn viên Phủ Chính. Lần xem cập nhật của tháng 1 năm 2022 (lần khảo sát bia ở Phủ Chính đầu tiên của tôi là vào đầu thập niên 1990, cách nay cũng tới gần 30 năm). Đại khái hình ảnh của tháng 1 năm 2022 thì như sau (cắt ra từ video).

Chủ nhân Giao Blog đang xem chuông ở Phủ Chính (tháng 1 năm 2022)

Chủ nhân Giao Blog đang xem văn bia ở Phủ Chính (tháng 1 năm 2022)

Toàn video có thể xem trên kênh Giao Blog (hệ thống YouTube), như sau:


Phủ Chính trong quần thể Phủ Giầy/Dầy

4 lượt xem
21 thg 1, 2022
https://www.youtube.com/watch?v=p9zMKUcB2L8

Hôm nay cũng là ngày khai trương kênh Giao Blog trên YouTube.

Tháng 1 năm 2022,

Giao Blog



---

CẬP NHẬT


2. Chiều ngày 26/1/2022


Nhà đền tổ chức treo lại biên Phủ Chính 


Nhà đền tổ chức treo lại biên Phủ Chính (chiều 26 tháng 1 năm 2022)


0 lượt xem
26 thg 1, 2022

Video được nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ (thủ nhang Phủ Chính Tiên Hương) phát trực tiếp trên Fb Kim Huệ từ 15h chiều ngày 26 tháng 1 năm 2022. Ở đây là bản lưu giữ trên kênh Giao Blog

https://www.youtube.com/watch?v=OOwgSmX4ixc


"

Kim Huệ đã phát trực tiếp.

6 giờ 

CON LẠY MẪU ANH LINH, ĐÚNG LÀ THIÊN THỜI ĐỊA LỌI NHÂN HOÀ. VIỆC TREO BIỂN TÊN GỌI PHỦ CHÍNH - DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HOÁ PHỦ DẦY GẦN XONG THÌ TRỜI BỪNG NẮNG, LẠY MẪU THƯƠNG CON, CHẮC TỪ NAY CON BỚT KHỔ
CẢM ƠN BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH , BÁO NHÂN DÂN TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG, BÁO BỘ VĂN HOÁ, CÁC NHÀ KHOA HỌC GS TRẦN LÂM BIỂN, TIẾN SỸ CHU XUÂN GIAO. ĐÀI TH-VTV1 - TH-AN NINH - TH-VTC6 - TH PHÁP LUẬT, BÁO CÔNG LUẬN, BÁO TIỀN PHONG VÀ RẤT RẤT NHIỀU BÁO TRÍ LÀ CÁN CÂN CÔNG LÝ ĐẠI DIỆN CHO DÂN , BẢO VỆ CHÂN LÝ, BẢO VỆ LỊCH SỬ CỦA ÔNG CHA ĐỂ LẠI.CẢM ƠN CẤC ÔNG BÀ ĐỒNG ĐỀN THỦ NHANG, CÁC CON NHANG ĐỆ TỬ CỦA MẪU, CÁC QUÝ KHÁCH, ANH EM BẠN BÈ TRÊN fb ĐÃ LUÔN ĐỒNG HÀNH ỦNG HỘ TÔI SUỐT 3 NĂM QUA, NĂM MỚI SẮP ĐẾN TÔI XIN KÍNH CHÚC CÁC QUÝ VỊ SỨC KHOẺ HẠNH PHÚC , THÀNH CÔNG TÀI LỘC VƯỢNG TIẾN
TÔI XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

"

https://www.facebook.com/hue.tranthi.5030/videos/309321370999420







1. Ngày 25/1/2022

"

"Phủ Dầy là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Phủ Chính là trung tâm của trung tâm Phủ Dầy"
"Về mặt khoa học và sự thực lịch sử thì Phủ Tiên Hương là Phủ Chính không còn gì phải bàn nữa vì nó đã rất rõ ràng”.
Mời Quý vị cùng theo dõi các tin bài của các cơ quan báo chí

"

https://www.facebook.com/phuday.vn/posts/2526467120816921


"

Thống nhất hồ sơ khoa học của di tích Phủ Dầy

Bích Vân, Quang Nam-Thứ sáu, ngày 21/01/2022 13:47 GMT+7

Current Time0:01
/
Duration2:42
Auto

VTV.vn - Để giải quyết vấn đề này, mới đây Bộ VHTTDL đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Nam Định thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích.

Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng mẫu Liễu Hạnh là những di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử, kiến trúc Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã được xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia. Trong thời gian qua, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Nam Định đã nhận được nhiều đơn đề nghị của cả hai phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát được treo biển là Phủ Chính. Vậy đâu mới là phủ chính?

Theo nghệ nhân ưu tú TRẦN THỊ HUỆ - Thủ nhang Phủ Tiên Hương, huyện Vụ Bản, Nam Định - cho biết trong nhiều di vật còn tồn tại đến ngày nay đều có tên gọi Phủ Chính. Qua nghiên cứu, quả Chuông đời vua Thành Thái niên đại năm 1896 khắc 4 chữ Phủ Chính Tiên Hương. Hệ thống 8 bia cổ niên đại từ năm 1892 đến 1914 đều ghi nhận di tích Phủ Tiên Hương gắn liền với tên Phủ Chính. Đặc biệt, một con dấu bằng đồng niên đại cuối thế kỷ 19 cùng bát hương, lọ, hạc, khánh... đều có ghi "Phủ chính" hiện vẫn đang được lưu giữ tại di tích.

TS. Chu Xuân Giao - Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - cho rằng việc trả lại tên gọi cho di tích góp phần vào việc đặt đúng vị trí của phủ Tiên hương trong hệ thống các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bản lược kê Lý lịch di tích lịch sử Phủ Giầy năm 1964 cùng nhiều văn bản lược ghi nêu rõ Phủ Tiên Hương là Phủ Chính thờ Liễu Hạnh Công chúa.

Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch cho biết: "Trên cơ sở là Luật Văn hóa năm 2001 và 2009 đã xác định Phủ Tiên Hương còn được gọi là Phủ Chính".

Để giải quyết vấn đề này, mới đây Bộ VHTTDL đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Nam Định thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích, trong đó, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là "Phủ Chính" và "Phủ Chính Tiên Hương", đề nghị địa phương tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

"

https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/thong-nhat-ho-so-khoa-hoc-cua-di-tich-phu-day-20220121133024832.htm?fbclid=IwAR10xaxbA5tmoa716OLzzGsy_OcrEB3xLxJte3d0VGeq9Iw9uquJw1v_T-U


"

Không nên ứng xử “cứng nhắc” với biển hiệu di tích

Thứ Hai 24/01/2022 | 11:24 GMT+7

VHO- Về tên gọi Phủ Tiên Hương hay Phủ chính Tiên Hương thuộc quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) đã được Văn Hóa đề cập nhiều lần, trong đó mong muốn chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần sớm hướng đến một sự định danh thật sự khoa học, phù hợp với lịch sử, tính chất của di tích cũng như đúng với quy định pháp luật về di sản văn hóa.

 

Phủ Chính Tiên Hương

 Thế nhưng ở đây, câu chuyện yêu cầu gỡ xuống rồi lại đề nghị dựng lên biển hiệu di tích cứ mãi dùng dằng mà lý do được đưa ra nghe qua có điều gì đó chưa được minh bạch cho lắm!

Còn nhớ vào hồi tháng 10 năm 2021, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu đơn đề nghị của bà Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã có văn bản gửi Sở VHTTDL Nam Định, trong đó thống nhất về việc treo biển tên di tích là “Phủ chính Tiên Hương”, đồng thời đề nghị Sở này chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn, giám sát việc treo biển tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng và đúng quy định. Trong trường hợp cần thiết có ghi chú rõ ràng đối với tên gọi di tích. Những tưởng, qua ý kiến cụ thể của Cục Di sản văn hóa, việc treo biển tên di tích “Phủ chính Tiên Hương” sẽ nhận được sự đồng thuận từ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, thì sự việc lại bị đẩy lên mức “căng thẳng” hơn khi nơi sở tại yêu cầu phải có văn bản của cấp có thẩm quyền cao hơn. Thậm chí, địa phương còn cho rằng, văn bản của Cục Di sản văn hóa “sẽ gây tình hình bất ổn, phức tạp về an ninh, trật tự xã hội tại địa phương, phá vỡ công tác quản lý di tích đã đi vào nề nếp”.

Là người biết rõ nội tình câu chuyện này, một chuyên gia về bảo tồn di tích cho biết, nếu trong công tác quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa mà chúng ta cứ “cứng nhắc”, ôm khư khư quan điểm, quyết định để áp đặt cái gọi là mệnh lệnh hành chính thì rất khó giải quyết được tình hình. Với di tích Phủ Tiên Hương, trong hàng chục năm qua các nhà nghiên cứu đã xác định đầy đủ tư liệu lịch sử nhằm chứng minh nơi đây từ xa xưa có tên “Phủ chính Tiên Hương”, và hiện còn lưu giữ trên bia đá, chuông đồng... Hơn nữa, cộng đồng dân cư sở tại cũng thừa nhận điều này thì hà cớ sao phải gây khó dễ, hoặc viện dẫn nguyên nhân nọ, lý do kia.

Liên quan vấn đề này, mới đây nhất Bộ VHTTDL có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định về việc treo biển tên di tích tại Phủ Dầy, trong đó cho biết, thủ nhang Phủ Tiên Hương Trần Thị Huệ đề nghị treo biển “Phủ chính Tiên Hương” là đảm bảo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa, phù hợp với lịch sử và tính chất của di tích. Đồng thời, Bộ đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở VHTTDL Nam Định phối hợp với chính quyền địa phương và căn cứ tình hình thực tiễn quản lý di tích tại địa phương, làm việc với bà Trần Thị Huệ để hướng dẫn, tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Thấy rằng đã đến lúc chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần ngồi lại với các thủ nhang trong quần thể di tích Phủ Dầy để cùng nhau có cái nhìn thấu đáo, hướng đến mục tiêu chung là phát huy hiệu quả hơn nữa giá trị của di tích, di sản, và cần khép lại câu chuyện việc treo biển hiệu di tích. 

 NGUYỄN THANH SƯƠNG

"

http://www.baovanhoa.vn/van-hoa/van-hoa-thoi-luan/artmid/566/articleid/49628/khong-nen-ung-xu-%E2%80%9Ccung-nhac%E2%80%9D-voi-bien-hieu-di-tich?fbclid=IwAR3n21H68ORQadL7WZTv2RHpA34psUsKF8YbS96v2XkXJlIeuuUWoy-CITg


"

Trả lại tên gọi Phủ Chính theo hồ sơ di tích cho Phủ Chính Tiên Hương

(CLO) Phủ Chính Tiên Hương – Nơi được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng đó là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, cần được treo biển đúng tên gọi Phủ Chính.

Đây là vấn đề liên quan tới tính chính danh của di tích Phủ Dầy tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, liên quan đến bảo tồn di sản nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể.

Cần trả lại tên gọi đúng

tra lai ten goi phu chinh theo ho so di tich cho phu chinh tien huong hinh 1

Khu di tích lịch sử Phủ Dầy- Nam Định.

Phủ Dầy là trung tâm, là tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được xếp hạng là di tích lịch sử- văn hóa nghệ thuật quốc gia từ năm 1975.

Trong cụm di tích này, GS.Trần Lâm Biền – người đã có hàng chục năm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích Phủ Dầy cho biết, Phủ Chính của cụm di tích này nằm ở xã Tiên Hương đó chính là Phủ chính Tiên Hương, hay còn gọi là Phủ Tiên Hương và người dân còn gọi ngắn gọn là Phủ Chính. Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Hậu Lê (1663 – 1671).

Theo các tài liệu khoa học và tâm thức dân gian từ hàng trăm năm nay, Phủ Tiên Hương chính là Phủ Chính, và còn được gọi là Phủ Chính Tiên Hương. Trong nhiều tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định và Bộ Văn hóa cũng gọi Phủ Tiên Hương là Phủ Chính hay gọi đầy đủ là Phủ Chính Tiên Hương.

TS.Chu Xuân Giao – Viện Nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, người có nhiều công trình về tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định: Phủ Dầy là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Phủ Chính là trung tâm của trung tâm Phủ Dầy và đó chính là Phủ Tiên Hương.

Nhưng năm 2018, ở cổng Phủ Vân Cát và các biển chỉ dẫn lại treo biển đề Phủ Chính Vân Cát. Năm 2019, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vụ Bản Nam Định đã yêu cầu Phủ Tiên Hương hạ tấm biển ghi Phủ Chính Tiên Hương.

Việc di tích treo biển không đúng với hồ sơ di tích, không đúng với lịch sử sẽ dẫn đến nguy cơ làm méo mó, sai lệch lịch sử.

Chính quyền địa phương không lắng nghe

Bà Trần Thị Huệ - Thủ nhang Phủ Chính Tiên Hương đã nhiều lần có đơn gửi đến các cơ quan chức năng ở tỉnh Nam Định và Trung ương đề nghị Phủ Tiên Hương được treo biển như lịch sử để lại và đúng với hồ sơ di tích. Nhưng chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận Phủ chính Tiên Hương được treo biển đúng tên gọi theo lịch sử và hồ sơ di tích.

Theo bà Trần Thị Huệ, căn cứ quyết định của Bộ VHTTDL và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, việc đặt biển hiệu tên gọi Phủ chính Tiên Hương là hoàn toàn phù hợp với tài liệu lịch sử và quy định của pháp luật.

“Biển ghi tên Phủ Chính đã được treo ở Phủ chính Tiên Hương từ thời thượng cổ thượng kim. Cuốn lý lịch di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy của Ban quản lý và danh thắng thuộc Sở VHTTDL Nam Định cũng ghi: “Theo các nguồn tư liệu khoa học và tâm thức dân gian, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ chính và Phủ chính Tiên Hương.

Ngoài ra hiện còn nhiều bia ký, hiện vật, cổ vật đang lưu giữ, bảo quản tại Phủ Tiên Hương cũng thể hiện rõ nơi đây là Phủ Chính...”, bà Huệ cho hay.

tra lai ten goi phu chinh theo ho so di tich cho phu chinh tien huong hinh 2

Việc di tích treo biển không đúng với hồ sơ di tích, không đúng với lịch sử sẽ dẫn đến nguy cơ làm méo mó, sai lệch lịch sử.

GS.Trần Lâm Biền nói rằng tên Phủ Chính của Phủ Tiên Hương đã được cơ quan Nhà nước công nhận, nhà khoa học xác định, nhân dân công nhận. “Phủ Tiên Hương là Phủ Chính – không ai tranh được đâu”, ông nói.

TS.Chu Xuân Giao, cũng khẳng định trong các tư liệu xác thực còn lưu giữ cho thấy chữ Phủ Chính đã có từ thế kỷ 19 và thập niên 1890, đời vua Thành Thái nhà Nguyễn. Những tư liệu của Pháp những năm 1938 cũng gọi Phủ Tiên Hương là Phủ Chính. Ông cho biết, theo các tài liệu mà các nhà nghiên cứu có được và trong các tàng thư hay các văn bản kiểm kê chính quy của nhà nước qua các đợt ở các năm 1960, 1975, 1996, đều thể hiện Phủ Tiên Hương là trung tâm của di tích Phủ Dầy.

Các dòng chữ “Phủ Chính”, “Tiên Hương Thánh Mẫu Phủ Chính” hoặc “Phủ Chính Tiên Hương” vẫn hiện diện trên các Sắc phong, trên dấu ấn bằng đồng, trên các thạp, hạc, bình cổ, bát hương… đang được lưu giữ tại Phủ Tiên Hương. Trên chuông đồng có từ năm 1896 đang treo ở Phủ và trên 8 bia đá đặt ở trong Phủ có từ năm 1892 đều ghi rõ các chữ Phủ Chính Tiên Hương.

“Về mặt khoa học và sự thực lịch sử thì phủ Tiên Hương là Phủ Chính không còn gì phải bàn nữa vì nó đã rất rõ ràng” TS.Chu Xuân Giao khẳng định.

Cục Di sản lên tiếng

Dựa trên các tài liệu lịch sử của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia, ngày 11/10/2021, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao) đã có Công văn số 812/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định ghi rõ: Cơ bản thống nhất với đề nghị của thủ nhang Trần Thị Huệ và đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định giám sát việc treo biển Phủ Chính Tiên Hương tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng và đúng theo quy định.

Nhưng UBND huyện Vụ Bản chưa đồng ý để phủ Tiên Hương được treo biển trên Phủ Chính Tiên Hương và cho rằng văn bản của Cục Di sản văn hóa chưa đủ thẩm quyền.

Mới đây, ngày 17/1/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 170/BVHTTVDL-DSVH về việc treo biển tên di tích tại Phủ Dầy gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, trong đó khẳng định: Công văn số 812/DSVH-DT của Cục Di sản văn hóa gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và phù hợp với lịch sử và tính chất của di tích.

Tại công văn số 170/ BVHTTVDL-DSVH của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi rõ: Theo hồ sơ di tích và các tài liệu lưu trữ hiện có, nguồn gốc các tên gọi khác của “Phủ Tiên Hương” là “Phủ Chính”, “Phủ Chính Tiên Hương” đã được ghi chép, làm rõ tại: Các sắc phong, bia đá, hiện vật tại di tích, có niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn; sách “Hội Phủ Giầy – Sự tích đức Liễu Hạnh công chúa” của tác giả Phạm Quang Phúc – Tri huyện Vụ Bản in năm 1942; Biên bản quy định khu vực Phủ Chính lập các năm 1962 và 1964; Bản lược kê Lý lịch di tích lịch sử Phủ Giầy lập năm 1964...

Vì vậy, với các cơ sở khoa học nêu trên, căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích. Trong đó, “Phủ Tiên Hương” còn có tên gọi khác là “Phủ Chính” và “Phủ Chính Tiên Hương”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến để UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo thực hiện.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản làm việc với bà Trần Thị Huệ để hướng dẫn, tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Hà Linh

"

https://congluan.vn/tra-lai-ten-goi-phu-chinh-theo-ho-so-di-tich-cho-phu-chinh-tien-huong-post178829.html


"

Xung quanh việc treo biển ở Phủ Dầy

TP - Tranh cãi quanh việc treo biển tên ở di tích thuộc quần thể Phủ Dầy (Nam Định) kéo dài vài năm qua, thế nhưng địa phương chưa chịu giải quyết rốt ráo câu chuyện này.

Vẫn chuyện biển tên

Báo Tiền Phong số ra ngày 17/12/2021 phản ánh ý kiến của lãnh đạo UBND huyện Vụ Bản về nguyện vọng của bà Trần Thị Huệ, thủ nhang di tích Phủ Tiên Hương (Phủ Dầy, Nam Định) đề nghị được treo lại biển “Phủ chính Tiên Hương”. Lãnh đạo huyện cho rằng văn bản số 812/DSVH-DT ngày 11/10/2021 của Cục Di sản đi ngược lại tinh thần văn bản số 488 ngày 28/1/2021 của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ký (trong văn bản này vẫn nêu tên Phủ Tiên Hương).

Để làm rõ hơn liệu có chuyện vênh nhau giữa hai văn bản nêu trên, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Cục Di sản văn hóa. Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) giải thích, không có chuyện văn bản của Cục đi ngược lại văn bản của Bộ. Văn bản số 488 do Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện ký vào thời điểm 28/1/2021 về quyết định xếp hạng Di tích quốc gia cho Phủ Dầy, không phải văn bản giải quyết yêu cầu tên gọi của di tích trong quần thể Phủ Dầy. Di tích vốn được xếp hạng quốc gia trước đó, tuy nhiên do hồ sơ còn sơ sài nên đòi hỏi bổ sung và hoàn thiện.

Xung quanh việc treo biển ở Phủ Dầy ảnh 1

Tỉnh Nam Định có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền huyện Vụ Bản giải quyết việc treo biển tên ở di tích Phủ Dầy

Bằng xếp hạng di tích Phủ Dầy năm 1975 ghi quần thể di tích quốc gia Phủ Dầy gồm “Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Liễu Hạnh và một số di tích khác”. Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện và bổ sung hồ sơ, các nhà khoa học và chính quyền địa phương sau khi kiểm kê đã thống nhất bỏ “một số di tích khác” do không đủ căn cứ khoa học đưa vào cụm di tích Phủ Dầy, bên cạnh đó sửa tên “lăng Liễu Hạnh” thành “Lăng Mẫu Liễu Hạnh”. Quyết định số 488 còn sửa tên gọi di tích tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Hà Nam và Nam Định) tại Phụ lục của quyết định số 09 ngày 21/2/1975 về việc xếp hạng di tích lịch sử và văn hóa đợt 4 thành Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy.

Văn bản số 812 do PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa ký, thống nhất với đề nghị của bà Trần Thị Huệ về việc treo biển tên di tích là “Phủ chính Tiên Hương”; đồng thời đề nghị Sở VHTTDL Nam Định chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn, giám sát việc treo lại biển tên tại vị trí phù hợp, tại biển chỉ dẫn đường đến di tích đảm bảo trang trọng và đúng quy định. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa giải thích, văn bản của Cục căn cứ trên Thông tư số 09 của Bộ VHTTDL về tên gọi của di tích. Lãnh đạo Cục nói thêm, một di tích có nhiều tên gọi là chuyện hết sức bình thường, một số di tích cũng đề xuất được đổi biển tên treo tại di tích và được chấp thuận và “việc này không ảnh hưởng tới hồ sơ khoa học của di tích”.

Cục Di sản văn hóa lưu giữ toàn bộ hồ sơ khoa học của di tích Phủ Dầy, trong đó có các tài liệu khẳng định có tên gọi “Phủ Chính”, hoặc “Phủ chính Tiên Hương”. Lãnh đạo Cục nói thêm, việc treo biển tên cần tôn trọng cả tên gọi di tích trước khi được xếp hạng, tên gọi lâu đời và tạo được sự đồng thuận giữa nguyện vọng của nhà đền, cộng đồng địa phương.

Trách nhiệm địa phương

Bà Trần Thị Huệ, thủ nhang phủ Tiên Hương cho biết, bà nhiều lần làm đơn gửi UBND huyện Vụ Bản, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định đề nghị xin được treo lại biển tên “Phủ chính Tiên Hương” nhưng đều không được giải quyết dứt điểm. Nhắc lại câu chuyện năm 2019 phải dỡ bỏ biển “Phủ chính Tiên Hương”, bà Huệ nói rằng do được vận động tuân theo quy trình xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về di sản. Quyết định 488 và văn bản số 812 là cơ sở khoa học để thủ nhang di tích được treo lại biển tên “Phủ chính Tiên Hương”. Hồ sơ khoa học lưu trữ tại Bộ VHTTDL đều có tài liệu nhắc tới tên “Phủ Chính” hoặc “Phủ chính Tiên Hương” trong lịch sử.

Lãnh đạo Cục Di sản nhấn mạnh, trong văn bản số 812, Cục có lưu ý địa phương, trong trường hợp cần thiết khi treo biển tên di tích cần có chú thích tên gọi. Đối với các di tích có nhiều tên gọi khác nhau, người ta có quyền lựa chọn biển tên (theo hướng dẫn của Thông tư 09).

Xung quanh việc treo biển ở Phủ Dầy ảnh 2

Tỉnh Nam Định có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền huyện Vụ Bản giải quyết việc treo biển tên ở di tích Phủ Dầy

Để làm rõ hơn về trách nhiệm của địa phương đối với công tác quản lý di tích Phủ Dầy, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTTDL đã ký văn bản cuối tháng 12/2021 gửi UBND tỉnh Nam Định. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhắc lại công văn số 1287 của Sở VHTTDL Nam Định đề nghị Cục Di sản văn hóa hướng dẫn việc treo biển tên tại di tích Phủ Dầy thống nhất với Quyết định của Bộ trưởng VHTTDL. Ông Hoàng Đạo Cương nêu rõ: về tên gọi di tích, căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 09 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh, “Tên gọi di tích gồm: Tên gọi di tích được thống nhất sử dụng trong hồ sơ khoa học di tích; các tên gọi khác của di tích (nếu có) và nguồn gốc tên gọi đó”.

Lãnh đạo Bộ phân tích, theo hồ sơ di tích và các tài liệu lưu trữ hiện có, nguồn gốc các tên gọi khác của “Phủ Tiên Hương” là “Phủ Chính”, “Phủ chính Tiên Hương” đã được ghi chép làm rõ tại các sắc phong, bia đá, hiện vật tại di tích, có niên đại trải từ thời Lê đến thời Nguyễn; sách Hội Phủ Giầy-Sự tích đức Liễu Hạnh công chúa của tác giả Phạm Quang Phúc-Tri huyện Vụ Bản in năm 1942; Biên bản quy định khu vực Phủ Chính lập các năm 1962, 1964; Bản lược kê Lý lịch năm 1964; Lý lịch di tích lập năm 2020 kèm theo Tờ trình số 596 của UBND tỉnh Nam Định về việc bổ sung hồ sơ khoa học và sửa đổi tên Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy.

“Vì vậy, với các cơ sở khoa học nêu trên, căn cứ Thông tư số 09, Bộ VHTTDL đã thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích, trong đó “Phủ Tiên Hương” còn có tên gọi khác là “Phủ Chính”, “Phủ Chính Tiên Hương”. Lãnh đạo Bộ đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở VHTTDL Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản và tình hình thực tiễn quản lý di tích tại địa phương, làm việc với bà Trần Thị Huệ để hướng dẫn, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện việc treo biển tên di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa”, văn bản của Bộ nêu.

Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về di sản (Bộ VHTTDL, Cục Di sản văn hóa) đã hướng dẫn cụ thể cho chính quyền địa phương. Câu chuyện treo biển tên tại di tích Phủ Dầy thuộc về trách nhiệm quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương.

"

https://tienphong.vn/xung-quanh-viec-treo-bien-o-phu-day-post1411438.tpo?fbclid=IwAR3A31_C5PcU92fc88la_P5WHn3icg2Dm_WKCEB53GvJhCSJjRr0b3kYYTE


"

Nam Định dỡ biển tên di tích ở Phủ Dầy: Cần làm rõ và trả lại tên cho di tích

Văn hóa

20/09/2019 08:19


(Tổ Quốc) - Ngày 27/1/2019, Báo điện tử Tổ Quốc đã có bài viết "Nam Định: Tự đặt tên di tích, cơ quan quản lý "bó tay"? phản ánh việc một số di tích ở Quần thể di tích Phủ Dầy đặt tên sai so với hồ sơ xếp hạng khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy. Theo ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 17/9 vừa qua, những biển tên của các di tích đã được hạ. Tuy nhiên, tâm tư của những người dân ở khu di tích mong muốn các cấp có thẩm quyền, các cơ quan nghiên cứu khoa học tiếp tục nghiên cứu, tổ chức Hội thảo để làm sáng tỏ tên gọi cho di tích.

Tên nào cho di tích?

Theo Quyết định công nhận số 09/VHQĐ ngày 21/2/1975 vào số danh mục di tích lịch sử văn hóa số 111 và Bằng công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trần Văn Phác ký ngày 9/10/1989, Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh và các di tích có liên quan. Nhưng thời gian gần đây, một số di tích được gắn thêm chữ chính như "Phủ chính Vân Cát" đồng thời treo những băng rôn khẳng định đó là nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh gây bức xúc trong nhân dân khu vực.

IMG-0578

Cơ quan chức năng tiến hành tháo dỡ biển tại Phủ Tiên Hương

Tại khu vực Phủ Vân Cát, theo ghi nhận của chúng tôi, các biển tên quanh di tích đã được tháo dỡ. Đối với Phủ Tiên Hương, việc hạ biển Phủ chính Tiên Hương cũng đã hoàn tất.

Ông Nguyễn Tài Sinh, Trưởng Phòng VHTT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cho biết, sau cuộc họp ngày 10/9/2019 do huyện Vụ Bản, xã Kim Thái tổ chức, các di tích đã cơ bản chấp hành việc hạ biển ghi danh. Sau khi hạ, các di tích sẽ đổi lại tên gọi đúng với nội dung Quyết định số 09/VHQĐ ngày 21/2/1975 của Bộ Văn hóa ban hành về việc xếp hạng Khu Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy. Trong đó, quần thể di tích được xếp hạng gồm: phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Liễu Hạnh và các di tích có liên quan thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản.

"Các di tích thuộc quần thể tự thay đổi tên gọi đang triển khai việc hạ biển và dự kiến trong tháng 9 này sẽ hoàn tất việc thay biển tên mới theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau này, di tích nào thấy tên gọi chưa phù hợp, không đúng với lịch sử, hồ sơ lưu giữ thì cần có ý kiến, văn bản trình lên các cấp có thẩm quyền để xem xét..."- ông Nguyễn Tài Sinh cho biết.

IMG-0466

Cổng Phủ Tiên Hương không có biển

Cần làm rõ dấu tích lịch sử

Tuy nhiên, theo Thủ nhang Phủ Tiên Hương Trần Thị Huệ, căn cứ vào các sắc phong, bia đá, di vật, hiện vật, cổ vật có ghi từ "Phủ chính" hiện được lưu giữ, bảo quản tại di tích, đặc biệt là du khách thập phương và nhân dân đến với lễ hội, đến với di tích Phủ Tiên Hương đều gọi là Phủ chính.

Bà Huệ cho biết, trên thực tế, qua nhiều thập kỷ, số đông người dân và du khách thập phương đều gọi Phủ Tiên Hương là Phủ Chính, Phủ Vân Cát là Phủ Vân. Bên cạnh đó, ở các văn bản có giá trị pháp lý cũng như một số sắc phong, đồ thờ tự cổ tại di tích Phủ Tiên Hương đang lưu giữ đều có ghi "Phủ Chính" hoặc "Phủ Chính linh từ". Cụ thể như: biên bản quy định khu vực Phủ Chính xã Kim Thái, huyện Kim Thái của Ủy ban Hành chính tỉnh Nam Định, Ty Văn hóa tỉnh Nam Định, Ủy ban hành chính huyện Vụ Bản, Ủy ban hành chính xã Kim Thái được lập vào ngày 26/10/1964; Bản lược kê lý lịch di tích lịch sử Phủ Dầy của Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Nam Định, được lập vào ngày 24/7/1975, trong đó có ghi rõ hệ thống Phủ Dầy gồm: Phủ Chính, Phủ Vân, Lăng, Đền Thượng... Trong phần IV, mục 1 của bản lược kê lý lịch di tích được ghi "Phủ Chính thờ Liễu Hạnh Công chúa".

1p-15485777022841270978964

Phủ Vân Cát hồi đầu năm với băng rôn được cho là sai với tên gọi trong hồ sơ di tích

Cũng theo thủ nhang Trần Thị Huệ thì Phủ Chính thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện còn lưu giữ 15 đạo sắc phong từ năm 1730, đời vua Lê Vĩnh Khánh đến năm 1924, đời vua Khải Định. Trong đó, Sắc phong đời vua Lê Cảnh Hưng năm 1767 ghi: "... Nay trẫm nối ngôi, tiến phong vương vị cho thần được thờ phụng ở nơi chính Phủ...".

Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu tên gọi các di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử- văn hóa Phủ Dầy của Ban quản lý di tích danh thắng thuộc Sở VHTTDL tỉnh Nam Định (công bố ngày 5/3/2019) cũng nêu rõ một số hiện vật cổ có giá trị về thời gian và lịch sử tại Phủ Tiên Hương gắn liền với từ Phủ Chính, gồm: Bia "Tiến cúng Điền Bi" bằng đá, niên đại Thành Thái 4 (năm 1892); Bia "Thập phương cúng ngân bi ký" bằng đá, niên đại Duy Tân 8 (1914); Bia "Quan lại cúng ngân bi ký" bằng đá, niên đại Duy Tân 8 (1914); Bia "Tiên Hương phủ từ tự điền bi ký" bằng đá, niên đại Duy Tân 8 (1914); Chóe bằng sứ, niên đại cuối thế kỷ 19; Đỉnh hương bằng đồng, niên đại đầu thế kỷ 20; Con dấu bằng đồng, niên đại thế kỷ 20; Chuông đồng, niên đại Thành Thái 8 (1896). Bên cạnh đó, bát hương, lọ, hạc, khánh... đều có ghi "Phủ chính" hiện vẫn đang được lưu giữ tại di tích.

Về Phủ Vân Cát, cũng theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của Ban quản lý di tích danh thắng tỉnh Nam Định, qua tổng hợp các hiện vật, đồ thờ tự cùng các nguồn tư liệu khác cho biết, tên di tích được gọi là Phủ Vân Cát chứ không phải là "Phủ Dầy- Phủ Chính Vân Cát".

IMG-0473

Phủ Vân Cát sau khi tháo biển

Bà Trần Thị Huệ cho biết thêm, theo ý kiến của chính quyền địa phương, với tư cách thủ nhang Phủ Tiên Hương, bà sẽ gửi đơn đề nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để đề đạt nguyện vọng xin đổi tên di tích đúng với các hồ sơ lưu giữ nói trên.

Theo bà Huệ, tháng 3/2019, bà đã đề nghị các cấp có thẩm quyền, các cơ quan nghiên cứu khoa học tổ chức cuộc hội thảo để làm sáng rõ tên gọi các di tích thông qua các văn bản pháp lý, sắc phong, đồ thờ cổ đang được bảo vệ và lưu giữ tại di tích, từ đó có cơ sở để đề nghị chính thức được thay đổi tên di tích "Phủ Tiên Hương" thành "Phủ Chính"; đổi tên di tích "Lăng Liễu Hạnh" thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" để đảm bảo tính tôn nghiêm.

Thiết nghĩ, dù việc tháo dỡ biển tên ở các di tích đã được hoàn tất và được người quản lý các di tích chấp hành nghiêm chỉnh nhưng về lâu về dài, việc đặt tên di tích tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy cần có sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học là cần thiết nhằm làm sáng tỏ tên gọi cho di tích, đảm bảo ý nghĩa, giá trị lịch sử cũng như phù hợp với tên gọi của di tích trong tiềm thức nhân dân./.

Hà An



https://toquoc.vn/nam-dinh-do-bien-dat-sai-ten-di-tich-o-phu-day-can-lam-ro-va-tra-lai-ten-cho-di-tich-20190920070329281.htm?fbclid=IwAR0nnycCrayeDENpK4Ei0EF8uM8EvKg3-LsbzQAbPvHZzPxlrYhbcbS89ow

"

..

1 nhận xét:

  1. 2. Chiều ngày 26/1/2022




    Nhà đền tổ chức treo lại biên Phủ Chính

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.