Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/05/2021

3 trong 1 năm 2021 : ngày 23 tháng 5 (Chủ Nhật)

Mấy sáng vừa rồi, tính từ 19/5/2021, đều có tin nhắn gửi vào điện thoại. Người gửi là HDBCQG (họ viết tắt đúng như vậy).




Quan sát và cập nhật từ các nơi.

Tháng 5 năm 2021,

Giao Blog


---



CẬP NHẬT


6. Ngày 24/5/2021

"

Chậm nhất 2/6 cử tri sẽ biết được kết quả bầu cử HĐND các cấp, riêng ĐBQH sẽ được công bố trước 12/6. Tuy nhiên, kỳ này do dịch bệnh nên tình hình sẽ khác, rốt ráo nhanh hơn. Trên thực tế, sau một ngày kiểm phiếu ai ra ứng cử thì cũng đã được biết tin rồi.
---
Tại Tp.HCM khá bất ngờ với Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Như Khuê và giám đốc Sở TTTT Lâm Đình Thắng không đủ phiếu vào ĐBQH. Có đến 6/13 TW đưa vào ứng cử ĐBQH cùng số phận: Đỗ Khắc Hưởng (cục pháp chế), Nguyễn Văn Kính (Hội truyền nhiễm), Trần Đức Cường (Hội sử học) Phan Anh Sơn (Liên hiệp TC Hữu Nghị), Nguyễn Hồng Sơn (Hội Khuyến học), Lê Thị Thu Hương (Vụ trưởng/Bộ GTVT). Nhiều người cũng dừng lại như nguyên chánh án chị Ung Thị Xuân Hương, Hứa Quốc Hưng, Trịnh Chí Cường, Trần Kim Tuyền, ..vv. doanh nhân Lê Viết Hải tập đoàn Hòa Bình.
...
.
Lê Minh Trí Viện KSND TC cùng bảng UC với anh giám đốc BV Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức, cả hai vào Quốc Hội. Còn có Nguyễn Thiện Nhân, Ls. Trương Trọng Nghĩa, Hà Phước Thắng, Phan Văn Xựng, Nguyễn Thị Lệ, Tô Thị Bích Châu. Tp.HCM hơi đáng tiếc là bí thư Nguyễn Văn Nên không ứng cử.
===
.
Còn ở bảng HĐND 05 lãnh đạo báo chí và xuất bản rớt hết và 03 nghệ sĩ Lê Tứ, Trịnh Kim Chi, Hạnh Thúy cũng thua. Các mục sư, tăng ni đều rớt cả. Luật sư Hà Hải rớt, coi như giới LS trắng tay!
--
.
Lê Trương Hải Hiếu vào HĐND tiếp tục phát triển quận 12.
Tăng Hữu Phong vào (có nhiều thông tin sẽ về SGGP)
Ca sĩ Thanh Thúy Phó giám đốc Sở VHTT trúng cử.
Con cựu CTN Trương Tấn Sang là Trương Thị Mai Hương (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP) cùng bảng quận 1 với anh Nguyễn Thành Phong, vào HĐND.
Ông Như Khuê rớt ĐBQH nhưng lọt vào bảng HĐND.
...
Thành phố HCM sau bầu cử sẽ có nhiều thay đổi với hai tân CT và Phó BTTT khả năng là Nguyễn Hồng Lĩnh và Phan Văn Mãi.

"

https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10216107060863984


5.

Cử tri cả nước phấn khởi, hăng hái, tích cực tham gia bầu cử, thực hiện trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của công dân. Không khí trong cả nước sôi động, đoàn kết, dân chủ. 

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 19 giờ (ngày 23/5) cả nước đã có 99,16% cử tri đi bầu cử.

Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất là các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Trà Vinh (99,98%). Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất là Nghệ An (97,30%). Tỷ lệ cử tri đi bầu tại các tỉnh, thành cụ thể như sau: 

Tỉnh thànhTổng số cử triSố lượng đi bầuTỷ lệ %
1AN GIANG 1,634,101 1,623,346 99.34
2BÀ RỊA - VŨNG TÀU 883,468 879,094 99.50
3BẮC GIANG 1,345,242 1,321,027 98.20
4BẮC KẠN 231,968  231,412 99.76
5BẠC LIÊU

612,441

611,333  99.82
6BẮC NINH857,649  836,63797.55
7BẾN TRE 1,025,070 1,023,308 99.83
8BÌNH ĐỊNH 1,223,732 1,221,662 99.83
9BÌNH DƯƠNG 1,714,913 1,702,889 99.30
10BÌNH PHƯỚC727,685727,39499.96
11BÌNH THUẬN1,005,7631,003,93799.82
12CÀ MAU865,276853,68198.66
13CAO BẰNG376,377374,11999.40

14

ĐẮK LẮK

1,373,5921,357,10998.80
15ĐẮK NÔNG426,817424,01899.34
16ĐIỆN BIÊN367,503366,05799.61
17ĐỒNG NAI2,284,5292,263,96899.10
18ĐỒNG THÁP1,376,9731,364,54799.10
19GIA LAI1,008,3841,007,88099.95
20HÀ GIANG538,295538,05599.96
21HÀ NAM650,293643,73598.99
22HÀ TĨNH853,125851,90199.86
23HẢI DƯƠNG

1,387,356

1,383,19499.70
24HẬU GIANG610,371608,23599.65
25HÒA BÌNH645,995639,85599.05
26HƯNG YÊN914,980896,95598.03
27KHÁNH HÒA999,474992,34199.29
28KIÊN GIANG1,218,7821,209,86999.27
29KON TUM327,356326,963

99.88

30LAI CHÂU273,161 270,347 98.97
31LÂM ĐỒNG965,250 964,371 99.91
32LẠNG SƠN571,369

571,283

 99.98
33LÀO CAI488,944 488,823 99.98
34LONG AN1,263,729 1,248,564 98.80
35NAM ĐỊNH1,509,935 1,487,286 98.50
36NGHỆ AN2,336,562 2,273,475 97.30
37NINH BÌNH718,158 714,41799.48 
38NINH THUẬN480,920 480,487 99.91
39PHÚ THỌ1,098,329 1,096,13099.80 
40PHÚ YÊN722,795 722,03599.89 
41QUẢNG BÌNH614,573 602,013 97.96
42QUẢNG NAM1,177,612 1,176,785 99.93
43QUẢNG NGÃI959,804 956,259 99.63
44QUẢNG NINH959,201 958,732 99.95
45QUẢNG TRỊ 469,886469,174  99.85
46SÓC TRĂNG 987,316 986,671 99.93
47SƠN LA 787,628 783,601 99.49
48TÂY NINH 965,124 949,972 98.43
49THÁI BÌNH 1,501,310 1,471,284 98.00
50THÁI NGUYÊN 935,461 930,222 99.44
51THANH HÓA 2,639,236 2,631,58299.71 
52THỪA THIÊN HUẾ 889,199 888,318 99.90
53TIỀN GIANG 1,507,661 1,505,297 99.84
54TP CẦN THƠ 948,348 946,865 99.84
55TP ĐÀ NẴNG 750,593 745,878 99.37
56TP HÀ NỘI5,450,856  5,317,855 97.56
57TP HẢI PHÒNG 1,522,196 1,517,501 99.69
58TP HỒ CHÍ MINH 5,455,060 5,421,02899.38 
59TRÀ VINH 798,391 798,231 99.98
60TUYÊN QUANG 591,132 589,95899.80 
61VĨNH LONG 836,830 836,558 99.97
62VĨNH PHÚC 841,615 835,79999.31 
63YÊN BÁI 592,512 584,572 98.66
Tổng số70,098,20669,505,89499.1

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chi-tiet-ve-so-luong-cu-tri-cua-63-tinh-thanh-da-bo-phieu-bau-cu-739379.html




4. Tối 23/5/2021


"

Gần tới ngày bầu cử, cậu con trai hỏi mẹ sao lại gọi ngày này là "Ngày hội non sông". Mẹ bận chưa giải thích được (với cậu con mù mờ về chính trị thì phải giải thích cho có nguồn có ngọn mới thuyết phục được cậu ta về cái gọi là quyền và trách nhiệm bầu cử) đã thấy trên mạng xuất hiện những ì xèo lời ra, tiếng vào.
Những cụm từ lặp đi lặp lại gần như đã thuộc nằm lòng bao nhiêu năm vào những đợt diễn ra bầu cử, như "Ngày hội non sông"; "Đi bầu là nghĩa vụ công dân"; Sáng suốt lựa chọn người có đức có tài"; "Chọn mặt gửi vàng"....Nhưng nếu bỗng dưng chọn ra một cụm từ trong số đó mà hỏi người ta hiểu như thế nào về nó thì không ít người ngắc ngứ chịu thua. Xin có mấy ý lạm bàn sau đây:
1. Về nghĩa của "Ngày hội non sông". Nếu tôi giải thích theo đúng nguyên nghĩa cho cậu con hiểu đó là ngày vui tề tựu của cả non sông, đất nước" thì ắt sẽ bị cậu ta vặn lại rằng: "đi cầm lá phiếu bỏ cho ai đó thì bỏ, gạch cho ai đó thì gạch có gì là vui". Cũng tựa như một lần tôi thông báo với con gái rằng, hôm nay bác tổng biên tập của mẹ ngoài Hà Nội vào con ạ; thì nó đáp tỉnh khô:"Tổng biên tập của mẹ thì có ý nghĩa gì với con"; hay cô cháu gái bé bỏng 6 tuổi của tôi sau khi được bố mở cho xem cái video giới thiệu bài hát của bà ngoại, nó nghe xong gọi kể cho bà ngoại nghe. Bà hí hửng hỏi "con thấy bài hát có hay không?" ai ngờ nó trả lời :" con chỉ nhìn hình bà, còn bài hát chẳng có gì hay ho với con cả".
Kể như thế để thấy rằng, chẳng có niềm vui hay nỗi buồn nào là mẫu số chung cho con người.
Trở lại ý nghĩa của "Ngày hội non sông". Cụm từ này chỉ phù hợp vào 2 thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc, đó là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I vào ngày 6-1-1946. Đây là Quốc hội dân chủ đầu tiên ở vùng Ðông Nam châu Á, cũng là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa cũ được độc lập tự do, sau chưa đầy nửa năm VN ngày giành độc lập. Và mốc thứ hai, đó là vào 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước với hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%) đi bỏ phiếu, 492/605 ứng cử viên đã trúng cử. Cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, là dấu son trong lịch sử phát triển và xây dựng của dân tộc, của đất nước. Như vậy, dùng “Ngày hội non sông” rất phừ hợp ở 2 thời khắc lịch sử nêu trên vì là ngày họp mặt chung vui mừng thắng lợi sau bao đau thương, gian khó; sau bao biệt li, xa cách của những người con nước Việt. Việt Nam đã hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước cả 46 năm, nói việc bầu cử là quyền lợi và trách nhiệm năm năm một lần, sao cứ phải gọi mãi đó là “Ngày hội non sông”?
2. Về khẩu hiệu “sáng suốt lựa chọn người tài, đức…”. Cơ chế bầu cử của VN là “Đảng cử dân bầu”. Đảng đã cử thì phải “sáng suốt lựa chọn” rồi sao dân còn phải “sáng suốt” nữa? Hô khẩu hiệu như thế có nghĩa là dân mà không sáng suốt thì nhọn nhầm người không tốt, thiếu đức, thiếu tài để bầu à? Nên chăng, phải dùng từ cho chuẩn là “cân nhắc lựa chọn người xứng đáng làm đại biểu QH”.
3. Về cụm từ “chọn mặt gửi vàng”: nghĩa của cụm từ này ai cũng biết những thứ quý giá, quan trọng thì phải tìm nơi xứng đáng, tin cậy mà gửi, không vội vã để rồi "xôi hỏng bỏng không". Câu này ứng với trường hợp kén chọn chồng vợ, trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh, trong đầu tư bất động sản thì phù hợp. Còn dùng trong lĩnh vực bầu cử theo cơ chế đảng cử dân bầu như đã nói trên là không phù hợp, không khéo còn bị hiểu theo ý nghĩa tiêu cực.
Theo quy luật của phát triển, thế giới không thể dậm chân một chỗ, xã hội loài người ngày một văn minh thì vạn vật, trong đó có ngôn ngữ cũng phải tiến triển theo. Vậy mà chúng ta lại cứ mãi rập khuôn theo một cách nói thì có nên chăng?
Lỗi của sự rập khuôn là do chính sự đơn giản trong tư duy, ít biện chứng, phản biện mà ra. Ví như cái việc có lần tôi đã dẫn, Bộ trưởng GD Nguyễn Thiện Nhân phát động chống “bệnh thành tích” thì lẽ ra phải có một cuộc tranh luận bàn bạc kỹ khi dùng cụm từ làm sai lệch nghĩa của “thành tích” như vậy. Bản chất của “thành tích” là tốt đẹp thì sao gọi là bệnh được? Chỉ có thể nói “chống bệnh hám thành tích” hay “bệnh ngụy thành tích”…
Lại còn cái vụ truyền hình nhà nước cũng như truyền thông, báo chí cứ ra rả nói về “giống lợn cụ kỵ, ông bà” của ngành chăn nuôi. Cách ví von thô thiển như vậy nên chăng chỉ là cách nói riêng trong nội bộ của ngành chứ không thể trở thành ngôn từ phổ thông, đại chúng được…
Sự rập khuôn trong cách nói tưởng là không có gì to tát nhưng đôi khi lại tai hại. Nó không chỉ giảm hiệu ứng nói mà còn đưa đến sự xuyên tạc theo kiểu “bé xé ra to”, “xảy một li đi một dặm”, “bút sa gà chết”…

Thúy Hồng Nguyễn

https://www.facebook.com/hoangggalia/posts/331883708352780

"



"

Nhìn anh Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và nhiều đ/c khác đã đeo khẩu trang đúng cách, mà thấy mừng quá. Nhất là chương trình Thời sự 19h thì lớn bé cả nước, ngoài nước, người ta trông vào.
Các anh đã làm gương sáng cho quần chúng noi theo.




https://www.facebook.com/nguyen.q.hwng/posts/10223698718949146

"


"

Từng nghe nói nhiều về bầu cử nhưng đây là lần đầu tiên tôi đi bầu cử hội đồng nhân dân các cấp dù đã ở tuổi 50. Biết rằng ý thức công dân thế là kém, biết rằng mù mờ về “chính chị, chính em” là vô trách nhiệm với đất nước nên lần này tôi đi bỏ phiếu. Đến nơi sau khi làm thủ tục cho một cô ghi chép gì đó vào sổ rồi đưa cho tôi cái phiếu cô hất hàm nói “nộp cái ấy vào kia” (trích nguyên văn). Nhìn thấy cô ấy chắc chỉ 20 tuổi là cùng đang cau có, tôi hỏi “Cái ấy là cái gì? Vào kia là vào đâu? Em phải nói rõ ra chứ”. Đù m đã mất cảm tình rồi đó, hóa ra “cái ấy” của cô ấy nói là tờ kê khai báo sức khỏe tôi đang cầm trên tay, còn “vào kia” là cái bàn cô ấy hất hàm. Đang định nhắc nhở cô bé thì nhiều người đến sau ùn lên nói thôi bác đi vào đi cho nhanh, nóng quá. Thế thì vào và để giấy khai báo sức khỏe lên bàn và nhìn toàn bộ phòng bầu cử để xem phải làm những gì tiếp theo (các bạn tha lỗi đây là lần đầu tiên của tôi). Thấy có bàn chữ “bàn phát phiếu” tôi liền đến và đưa cái phiếu cử tri nhỏ bằng bàn tay cho ông trực ở đó rồi được phát cho 3 tờ phiếu bầu cử. Tôi hiểu là phải bầu cho 3 trong 5 hoặc 4 trong 7 những người này nên tìm bàn để ngồi và cẩn thận đọc bảng danh sách ứng cử và phiếu bầu để khỏi nhầm. Mặc dù cũng đã lướt qua ở nhà khi được phát danh sách người ứng cử nhưng đến nơi thì con mẹ nó hoa cả mắt và đang loay hoay thì người phía sau giục nhanh lên để còn cho người khác vào. Tôi nhìn sang thấy đoàn người vẫn ùn ùn kéo đến. Đù mẹ nó thế là gạch phứa, chỉ nhớ mang máng là không gạch tên mấy ông không là đảng viên vì tôi nghĩ họ là người tốt. Cầm 3 tờ phiếu trong tay tôi đang xem phiếu nào bỏ thùng nào phiếu nào bỏ thùng nào thì một bà nhân viên đến bảo thôi bỏ tất 1 thùng cũng được. Mừng vì đỡ mất công phân loại tôi dúi vội vào thùng rồi về. Về nhà vợ xem lại thẻ cử tri và hỏi “thế anh không xin đóng dấu là đã bỏ phiếu à? –“ÔI biết đâu, có ai nói gì đâu mà biết? Mà sao phải xin dấu cơ chứ? Nếu mình bỏ phiếu rồi thì họ phải đóng dấu cho mình chứ sao phải xin?” .
Thế là xong bầu cử! (!).
Tôi thấy tôi chẳng hiểu gì về họ - người ứng cử, ngoài mấy dòng nói về học vấn, nơi công tác... thì bầu cái gì? Lỗi đó không phải ở họ và cũng chẳng phải ở tôi. Học vấn thì ai cũng oách nhưng giờ ai cũng hiểu giữa bằng cấp và thực lực khác xa nhau nhiều lắm. Vậy bỏ phiếu bầu cử này là đánh đỏ đen à? Chắc vậy! Giả sử bỏ phiếu và kiểm phiếu là nghiêm túc thì có biết bao người trượt oan và bao người trúng oan. Lại nghĩ đảng cs đã cử ra thì ai chẳng sáng suốt ai chẳng tài sao lại bảo dân phải sáng suốt lựa chọn nữa nhỉ?
Liệu có đến bao nhiêu % dân đi bầu cử hội đồng nhân dân các cấp như tôi ? Thôi về vẽ cho lành.
Tranh chưa xong vì nóng quá.




https://www.facebook.com/manh.lamduc/posts/3837604402954281

"




"

Mấy ngày hôm nay, tôi nhận được rất nhiều lời động viên, cổ vũ với thành ý vận động cho tôi ứng cử thành công đại biểu Quốc hội. Sâu thẳm trong trái tim mình, tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người vì tấm lòng trân quý đó. Tôi hiểu, mình phải cố gắng nhiều hơn nữa mới xứng đáng với những lời động viên của mọi người.
Tham gia ứng cử Quốc hội là một trải nghiệm tuyệt vời của tôi! Cuộc sống của mỗi người thực sự có ý nghĩa bởi những kỷ niệm từ những trải nghiệm đó. Nếu không, cuộc sống cứ nhàn nhạt trôi đi và cả cuộc đời chúng ta trở nên thật đơn giản! Chính nhờ mọi người, từ những việc tưởng chừng rất đơn giản là post, share, like những thông điệp tích cực về tôi, thực sự khiến tôi cảm động, và với tôi, trải nghiệm vừa qua đã giúp cuộc đời của tôi có thêm rất nhiều sắc màu, và những sắc màu đẹp đẽ ấy sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời này. Chính vì thế, cho phép tôi được tri ân tất cả thành ý của mọi người, từ các bác, cô chú trong gia đình, họ tộc, tới anh chị em, bạn bè, học trò và kể cả những người tôi chưa từng quen biết đã đồng hành cùng tôi để có trải nghiệm thú vị này. Dù trúng hay không trúng cử, tôi sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng những lời tốt đẹp và kỳ vọng mà mọi người đã dành cho tôi. Sau tất cả, tôi xin gửi lời CẢM ƠN tới tất cả mọi người đã đồng hành cùng tôi trong trải nghiệm vừa qua!

https://www.facebook.com/bui.son.58/posts/10158242329362215


"


3.

Ấn tượng những hòm phiếu di động đến với cử tri đặc biệt ở xã biên giới

(PLVN) - Trong ngày hội của toàn dân tại xã biên giới Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La có những cử tri đặc biệt vì điều kiện bất khả kháng không thể đến khu vực bỏ phiếu, đã được các Tổ bầu cử mang hòm phiếu đến tận nhà nhằm đảm bảo thực hiện quyền công dân của họ.

Ấn tượng những hòm phiếu di động đến với cử tri đặc biệt ở xã biên giới

Ghi nhận của phóng viên tại khu vực bỏ phiếu số 5, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn, công tác chuẩn bị bầu cử cho những cử tri đặc biệt tại đây đã được Ủy ban bầu cử xã này quan tâm thực hiện tốt. Cử tri đặc biệt là những người cao tuổi, già yếu, bị tai nạn lao động, đang thực hiện cách ly tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo chân các thành viên trong Tổ bầu cử số 5 cầm hòm phiếu lưu động đến nhà những cử tri đặc biệt, đại diện gia đình và những cử tri này đều cảm thấy phấn khởi, xúc động bởi mình vẫn được bầu cử như những cử tri khác.

Mang hòm phiếu đi động đến với các cử tri đang thực hiện cách ly y tế tại nhà để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. 

Chia sẻ với chúng tôi, Trung uý Lò Văn Minh, Đồn Biên phòng Mường Lạn, thành viên Tổ bầu cử số 5 cho biết: "Hôm nay, nhận nhiệm vụ của Tổ bầu cử, anh em chúng tôi đã mang hòm phiếu lưu động cho những cử tri là người già, tai nạn lao động, đang thực hiện cách ly phòng, chống dịch COVID-19. Đây là những cử tri đặc biệt vì họ không thể ra điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình".

Anh Đào Quang Đăng, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn xúc động chia sẻ: "Năm 2016, không may mắn, tôi bị tai nạn lao động, bị gãy đốt sống cổ, liệt tuỷ sống, không thể đi lại được. Mọi hoạt động diễn ra quanh quẩn tại giường và trên xe lăn. Nay, tôi rất vui và phấn khởi được các thành viên trong Tổ bầu cử số 5 mang hòm phiếu đến tại nhà để tạo điều kiện cho tôi thực hiện quyền bầu cử của mình.

Hy vọng, cùng với lá phiếu bầu của bản thân và đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã, những đại biểu trúng cử lần này sẽ đại diện cho tâm tư, ý chí, nguyện vọng và giúp các cử tri trong bản, xã có điều kiện phát triển hơn nữa về kinh tế - văn hoá - xã hội".

Là sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Luật Hà Nội, lần đầu tiên đi bầu cử, Cử tri Nguyễn Thị Quỳnh, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn không khỏi tự hào, "Dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp lần này, em về thăm gia đình. Do phải thực hiện cách ly y tế tại nhà để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 nên em được các thành viên Tổ bầu cử số 5 của xã mang hòm phiếu đến tận nhà, qua đó, giúp em được thực hiện quyền bầu cử của mình.

Đây cũng là lần bỏ phiếu bầu cử đầu tiên của em, em mong muốn các đại biểu trúng cử sẽ giúp cho người dân trong bản có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên xoá đói - giảm nghèo".

 Những cử tri cao tuổi không thể trực tiếp đến điểm bỏ phiếu, vì vậy các thành viên Tổ bầu cử số 5 đã mang hòm phiếu đến tận nhà để giúp người dân thực hiện quyền bầu cử.

Ngày hội toàn dân tại xã biên giới, huyện biên giới Sốp Cộp đã diễn ra trong không khí trang trọng, đúng pháp luật. Với những lá phiếu bầu cử của những cử tri đặc biệt và cử tri trên địa bàn xã Mường Lạn nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung, tin tưởng rằng các đại biểu trúng cử sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc nơi đây.

Theo báo cáo Ủy ban Bầu cử tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 796.537 cử tri đủ điều kiện tham gia bầu cử. Tỉnh Sơn La có 13 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu 7 đại biểu; 110 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh, bầu 65 đại biểu; 682 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, bầu 405 đại biểu; 7.767 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, bầu 4.604 đại biểu.

Trong sáng nay (23/5), 1.769 tổ bầu cử đã đồng loạt khai mạc và tiến hành bỏ phiếu theo đúng quy định. Các điều kiện vật chất kỹ thuật, giao thông, thông tin liên lạc đến các xã vùng cao, vùng xa được đảm bảo. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên toàn tỉnh được đảm bảo, không có sự việc gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Quốc Định

https://baophapluat.vn/trong-nuoc/an-tuong-nhung-hom-phieu-di-dong-den-voi-cu-tri-dac-biet-o-xa-bien-gioi-593371.html



2. Chiều 23.5.2021

Bầu cử, nhưng còn kiểm phiếu.
Ai kiểm? Kiểm ai!
Mười năm trước tôi bị trượt vào HĐND Hà Nội (điều dĩ nhiên, biết trước). Nhưng không hề có thông báo nào từ phía Hội đồng Bầu cử thành phố cho tôi biết mình đạt tỉ lệ phiếu bao nhiêu. Như thế là họ đã coi thường và xúc phạm: 1) Hội Liên hiệp VHNT HN, nơi đã giới thiệu đề cử tôi; 2) Các cử tri đã bỏ phiếu cho tôi ở quận Hai Bà Trưng (nơi tôi được đưa về để bầu); 3) Cá nhân tôi, một người chính danh được đề cử và được chấp nhận đề cử để bầu.
Hồi đó tôi đã định viết đơn yêu cầu HĐBC cho tôi biết số phiếu của mình để về báo cáo với Hội vì tôi nhận trách nhiệm của Hội đề cử, và cũng để loan báo cho mọi người biết. Nhưng một người bạn đã vỗ vai: thôi ông ạ, cái nước mình nó thế!
Nhắc lại chuyện cũ để yêu cầu lần bầu cử này các ứng viên dù trúng hay trượt (nhất là trượt) đều được biết số phiếu được bầu của mình sau khi đã có kết quả kiểm phiếu nghiêm túc, khách quan. Cái nước mình nó không thể mãi thế.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=4169105766479460&id=100001402346694



1. Buổi trưa 23/5/2021

Nhiều tổ bầu cử đã đạt 100% cử tri đi bầu

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đến giờ phút này, việc tổ chức bầu cử tại tất cả các địa phương diễn ra theo đúng kế hoạch, được tổ chức hết sức chu đáo, thuận tiện.

Hôm nay (23/5), gần 69,2 triệu cử tri cả nước thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình. Bằng lá phiếu, họ sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp.

XEM VIDEO:

DIỄN BIẾN
11h
 

Tính đến 11h, tại TP Hà Nội đã có 49,66% cử tri đi bầu.

10h22
 

TP.HCM: Theo báo cáo mới nhất từ Ủy ban bầu cử TP.HCM, lúc 11h, tổng số cử tri đi bỏ phiếu là 2.638.425 người, đạt tỷ lệ 46,76%.

Báo cáo cũng cho biết, thời tiết và giao thông trong buổi sáng bầu cử rất mát mẻ và thuận lợi, không xảy ra ách tắc.

{keywords}
{keywords}
Điểm bỏ phiếu ở Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Ý kiến chung trên địa bàn TP cho thấy, nhân dân rất phấn khởi thực hiện quyền cử tri của mình, đồng thời cho rằng việc bầu cử diễn ra chu đáo dân chủ và đúng luật.

XEM THÊM:

Chuyện chưa kể về ngày bầu cử đầu tiên ở TP.HCM khi non sông thống nhất

Chuyện chưa kể về ngày bầu cử đầu tiên ở TP.HCM khi non sông thống nhất

Cảm xúc bồi hồi, sâu lắng khi nhớ lại hình ảnh người dân quần áo chỉnh tề, vui cười rạng rỡ đi bỏ phiếu ....

10h20
 

Thượng tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã dự buổi khai mạc và bỏ lá phiếu đầu tiên bầu cử tại Khu vực bỏ phiếu số 11, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (khu K2000, Bộ Tổng Tham mưu - Hội trường Bộ Quốc phòng).

{keywords}
Ảnh: Trọng Hải

Tham dự bỏ phiếu bầu cử tại đây còn có các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng: Đại tướng Phạm Văn Trà, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự buổi khai mạc và tham gia bỏ phiếu bầu cử tại khu vực bầu cử số 5, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

XEM THÊM:

Cử tri đảo Trường Sa Lớn lần đầu bầu cử cùng thời điểm với cả nước

Cử tri đảo Trường Sa Lớn lần đầu bầu cử cùng thời điểm với cả nước

Cử tri cả nước từ địa đầu tổ quốc tới đất mũi Cà Mau, từ miền núi tới vùng hải đảo nô nức đi bầu cử ....

10h15
 

Bình Dương: Công nhân phấn khởi đi bỏ phiếu

Đến 9h15 sáng nay, tỉnh Bình Dương có hơn 363 ngàn người đi bỏ phiếu, trong đó có 2 tổ bầu cử đã hoàn thành.

Tại khu vực tập trung nhiều công nhân nhất của tỉnh là TP Thuận An, trong buổi sáng có khoảng 270 ngàn cử tri là công nhân và người tạm trú đi bỏ phiếu. Đa số công nhân lao động ngoại tỉnh đều hăng hái tham gia bầu cử tại 214 điểm bầu cử.

{keywords}

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, Ban tổ chức đã bố trí khu vực sát khuẩn, đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân giữ khoảng cách trong suốt quá trình bỏ phiếu.

Anh Lý Quốc Bảo (30 tuổi, công nhân tại KCN VSIP) cho biết, đây là lần đầu tiên anh được đi bầu cử tại Bình Dương vì mới đến đây làm việc.

Bình Dương có trên 1,7 triệu cử tri đi bầu tại 1.100 điểm bỏ phiếu trong toàn tỉnh. Ủy ban Bầu cử tỉnh bố trí 22 tổ bầu cử đặc thù để phục vụ những người đang bị cách ly trong các khu cách ly tập trung, đồng thời đảm bảo đầy đủ các phương án phòng chống dịch Covid-19.

Trong số này, có 91 doanh nghiệp với trên 12 ngàn công nhân đang làm việc. Để đảm bảo quyền lợi cho công nhân, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đã làm việc với chủ các doanh nghiệp tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho công nhân đi bỏ phiếu bầu cử.

10h10
 

Đồng bào Tây Nguyên diện trang phục truyền thống đi bỏ phiếu

Sáng nay, hơn 1,3 triệu cử tri ở Đắk Lắk đi bỏ phiếu để lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Tại khu vực bỏ phiếu số 17, buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi, (TP. Buôn Ma Thuột) có gần 1.000 cử tri đi bỏ phiếu để bầu 3 đại biểu Quốc hội; 4 đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk; 3 đại biểu HĐND TP. Buôn Ma Thuột và 3 đại biểu HĐND phường Tân Lợi.

{keywords}
{keywords}


Từ sáng sớm, người dân buôn Akô Dhông trong trang phục truyền thống của mình, có mặt tại điểm bầu cử. Công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 tại điểm bầu cử được triển khai. Sau phần phổ biến quy chế bầu cử, cử tri buôn Akô Dhông vào nhà văn hóa cộng đồng bầu cử.

Cầm lá phiếu trên tay, chị H’Phiu (40 tuổi) cho biết, nhiều ngày nay đã được nghe tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân. Hôm nay, gia đình chị đã dậy từ 5 giờ sáng để tham gia bầu cử.

“Chúng tôi sẽ xem xét, lựa chọn những người có đức tài để bỏ phiếu cho họ”, chị H’Phiu chia sẻ.
Ông Y Pun Niê Bing, Trưởng buôn Akô Dhông cho biết, gần cả tháng nay đã nhiều lần họp buôn, phổ biến các quy chế về bầu cử. Qua đó, người dân đã ý thức được về sứ mệnh của công dân, nên 100% người dân trong buôn đều đi bầu cử.

Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Đắk Lắk có 1.802 điểm bỏ phiếu với hơn 1,3 triệu cử tri. Cử tri của tỉnh Đắk Lắk sẽ bầu ra 9 đại biểu Quốc hội trong số 15 ứng cử viên tại 3 đơn vị bầu cử; 75 đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk trong số 125 ứng cử viên ở 20 đơn vị bầu cử; 513 đại biểu HĐND cấp huyện trong số 849 ứng cử viên và 4.658 đại biểu HĐND cấp xã trong số 7.731 ứng cử viên.

10h
 

Tại trung tâm báo chí toà nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, theo báo cáo của các địa phương, đến giờ phút này, việc tổ chức bầu cử tại tất cả các địa phương diễn ra theo đúng kế hoạch, mọi việc được tổ chức hết sức chu đáo, thuận tiện.

Đến giờ phút này chưa có vấn đề gì các địa phương đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia phải xử lý.
Theo ông Định, về cơ bản, đúng 7h sáng, tất cả tổ bầu cử, khu vực bầu cử đều tổ chức khai mạc rất trọng thể, không khí hết sức vui vẻ.

Báo cáo sơ bộ của các địa phương, một số tổ bầu cử đã hoàn thành 100% cử tri đi bầu. Trong đó có 23 đơn vị bầu cử ở Bạc Liêu, 10 đơn vị ở Vĩnh Phúc đã có 100% cử tri đi bầu. Đơn vị sớm nhất là một đơn vị trong lực lượng công an tại tỉnh Trà Vinh đã hoàn thành lúc 6h50 với 100% cử tri đi bầu.

Tình hình thời tiết, giao thông trên cả nước đều thuận lợi, chưa có vấn đề gì vướng mắc xảy ra.
Với những khu vực đang cách ly, Phó Chủ tịch Quốc hội thông tin, tình hình bầu cử diễn ra cũng rất tốt.

Hôm qua, Bắc Ninh có 30 đơn vị bầu cử cách ly đã có 100% cử tri đi bầu, hôm nay các địa phương cũng tiến hành bầu cử đảm bảo quyền bầu cử của nhân dân, hầu hết 100% cử tri tham gia bỏ phiếu.

XEM THÊM:

Hình ảnh khắp nơi náo nức 'Ngày hội non sông'

Hình ảnh khắp nơi náo nức 'Ngày hội non sông'

Sáng sớm nay, hơn 69 triệu cử tri trên cả nước đi bầu cử tại 84.767 khu vực bầu cử để lựa chọn đại biểu ....

9h45
 

Cử tri "Đảo ngọc" Phú Quốc đội mưa đi bầu cử

Sáng nay, thời tiết tại TP Phú Quốc (Kiên Giang) mưa to, gió lớn nhưng cử tri trên đảo vẫn tranh thủ đội áo mưa đến các điểm bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình.

Cử tri Lương Quốc Hoa (ngụ phường Dương Đông) nói: “Sáng nay, trời mưa to nhưng tôi vẫn tự mình đi bầu cử để lựa chọn người có đức, có tài. Tôi mong các đại biểu sau khi trúng cử làm tốt, làm tròn nhiệm vụ để người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".

{keywords}


Chủ tịch UBND TP Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng cho biết, dù thời tiết xấu nhưng bà con cử tri đến bỏ phiếu rất đông. “Chúng tôi đã xây dựng kịch bản cho cuộc bầu cử năm nay là đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo an ninh trật tự. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động bà con cử tri sáng suốt lựa chọn những đại biểu ưu tú, có đức, tài để bầu”, ông Hưng nói.

9h35
 

Cảm xúc lần đầu tiên được đi bầu cử ở Nghệ An

Từ gần 7h sáng, hơn 2 triệu cử tri Nghệ An tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tại huyện Con Cuông, hàng trăm điểm bỏ phiếu vận hành nhịp nhàng với hàng nghìn người dân đi bầu cử tại mỗi điểm.

{keywords}
Người dân ở huyện miền núi Con Cường, Nghệ An nghiêm túc chấp hành "5k" khi đi bầu cử
{keywords}
Các cử tri đi bầu cử ở Nghệ An sáng nay

Em Lang Vi Quỳnh Như (18 tuổi) sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Vinh, cử tri bầu cử tại đơn vị bầu cử số 10, xã Đôn Phục chia sẻ: "Lần đầu tiên đi bầu cử khá hồi hộp nhưng cũng đầy hào hứng, tự thấy trách nhiệm của bản thân mình để tìm ra đại biểu phù hợp.

Bầu cử ĐBQH và HĐND lần này em mong muốn cử tri sẽ tìm ra những những có đức, có tài đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, góp phần xây dựng củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Số đại biểu được bầu tại Nghệ An là 13 đại biểu Quốc hội, 83 đại biểu HĐND tỉnh, 737 đại biểu HĐND cấp huyện và 10.993 đại biểu HĐND cấp xã.

Ở tất cả các điểm bầu cử, cử tri đều được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

9h30
 

Toàn tỉnh Quảng Nam có hơn 6.400 người đang cách ly để phòng chống Covid-19. Trong đó, có hơn 1.600 người cách ly tại khu cách ly tập trung, 34 người cách ly tại cơ sở y tế, còn lại là cách ly tại nhà.

Tại khu cách ly tập trung Trạm Y tế xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam), có 20 cử tri là F1 của các ca dương tính và 4 cán bộ của khu cách ly đã thực hiện bầu cử.

{keywords}
{keywords}


Toàn bộ cử tri đến bầu cử đều rửa tay sát khuẩn rồi vào trong lấy phiếu bầu cử.
Cử tri được cung cấp thông tin ứng cử viên từ trước nên công tác bầu cử diễn ra nhanh chóng, công khai minh bạch.

Trong khi đó, tại Khu cách ly Trạm y tế xã Bình Đào (huyện Thăng Bình), có 53 F1 đang cách ly tập trung.
Các cử tri tại đây, được yêu cầu giữ khoảng cách, rửa tay trước khi bỏ phiếu.

9h15
 

Điểm bầu cử đặc biệt nhất TP.HCM

Tại điểm bầu cử Block A1 (Block Pearl) của chung cư Sunview Town đường D1, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức.

Đây là điểm bầu cử đặc biệt nhất TP.HCM vì đang nằm trong diện cách ly do liên quan ca bệnh Covid-19.

Từ ngày 18/5, khu vực này bị lực lượng chức năng phong tỏa với khoảng 520 hộ bị cách ly.

{keywords}
{keywords}

Ông Huỳnh Trọng Nghĩa- Phó Chủ tịch phường Hiệp Bình Phước cho biết khu vực phong tỏa có 771 cử tri tham gia bầu cử.

“Do đặc thù khu vực bầu cử đang nằm trong diện cách ly nên quy trình bầu cử được thực hiện nghiêm ngặt. Mọi cử tri đi bầu đều đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng dịch của Bộ Y tế. Ngoài ra, để đảm bảo cử tri hạn chế tiếp xúc, lực lượng chức năng bố trí hai lối ra và vào riêng biệt tại khu vực bỏ phiếu” - ông Nghĩa thông tin.

XEM THÊM:

Hình ảnh bầu cử chưa từng có trong các khu cách ly trên cả nước

Hình ảnh bầu cử chưa từng có trong các khu cách ly trên cả nước

Sáng nay, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức bầu cử tại các khu vực cách ly, đang bị phong tỏa do ....

9h
 

Bắc Giang

Giáo viên, học sinh diện F1 bầu cử trong khu cách ly tập trung

Hòa cùng không khí của cả nước, giáo viên và học sinh thuộc diện F1 phải cách ly tập trung vẫn thực hiện quyền và trách nhiệm bầu cử của mình ngay trong khu cách ly.

Do có một học sinh mắc Covid-19, nên nhiều giáo viên, học sinh của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trở thành F1, F2. Trung tâm này cũng trở thành một điểm cách ly tập trung.

Sáng nay, 34 cán bộ, giáo viên và học sinh của trung tâm đã thực hiện bầu cử.

{keywords}



Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Nguyễn Minh Vỹ cho biết, trong khu cách ly tập trung này, giáo viên, học sinh được chia làm 2 khu vực; khu vực 1 là gồm 10 người (là cán bộ, giáo viên của trung tâm) thuộc diện F2, khu vực 2 gồm 20 người thuộc diện F1 (gồm 3 giáo viên và 17 học sinh).

Ông Vỹ cho hay, sáng sớm nay, các cán bộ phụ trách điểm cách ly này đã hướng dẫn mọi người cách bỏ phiếu.

“Thực ra việc phải bỏ phiếu bầu cử trong bối cảnh ở trong khu cách ly là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, với trách nhiệm của mình, giáo viên và học sinh của trung tâm đã cùng nhau thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình”, ông Vỹ nói.

Đưa hòm phiếu tới từng nhà dân

9h sáng, hòm phiếu phụ phục vụ các đối tượng F2 đang cách ly tại nhà được Tổ bầu cử đưa tới từng nhà dân để cử tri bỏ phiếu.

Hòm phiếu phụ được phun thuốc khử khuẩn, di chuyển bằng xe máy tới các ngóc ngách, nhà dân đang thực hiện cách ly.

{keywords}
{keywords}

Cử tri F2 được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay bằng cồn y tế trước khi bỏ phiếu.

Tất cả các khu cách ly tập trung F1, các điểm điều trị bệnh nhân F0 đều thực hiện bỏ phiếu.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết, tại các điểm bỏ phiếu đặc biệt này không tiến hành phần nghi thức mà sẽ thực hiện bỏ phiếu luôn. Quá trình bỏ phiếu tuân thủ theo nguyên tắc "5K" trong phòng chống dịch.

XEM THÊM:

Giáo viên, HS đi bầu cử trong khu cách ly  ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng

Giáo viên, HS đi bầu cử trong khu cách ly ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng

Sáng nay (23/5), hòa cùng không khí của cả nước, các giáo viên và học sinh thuộc diện F1 phải cách ly ....

8h55
 

Tại Khánh Hòa, Ủy ban Bầu cử huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tổ chức đón, tiếp nhận hòm phiếu và biên bản bầu cử từ Tổ bầu cử sớm đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên huyện đảo Trường Sa.

{keywords}

Sau 20 ngày thực hiện nhiệm vụ bầu cử sớm cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên các đảo, Tổ bầu cử đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn đưa hòm phiếu lên các đảo để quân và dân thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân của mình.

8h45
 

Cử tri bỏ phiếu tại xã ngã ba biên giới thuộc tỉnh Điện Biên.

{keywords}

Sáng nay, tại điểm bầu cử Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, Mường Nhé, đông đảo cử tri tham gia bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp.

Sín Thầu được biết đến là xã có vị trí giáp ranh với nước Lào và Trung Quốc. Tại đây đa số là người đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống và nổi tiếng với cột mốc điểm cực Tây của Tổ quốc tại bản A Pa Chải.

8h35
 

Tại điểm cách ly Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô (xã Xuân Sơn, Tây Sơn, Hà Nội), từ 5h sáng, khu vực bỏ phiếu đã được phun khử khuẩn. Cử tri được yêu cầu sát khuẩn trước khi bỏ phiếu, đo thân nhiệt, đeo găng tay và giữ khoảng cách trong suốt quá trình bầu cử.

Bên cạnh đó, các cử tri cũng được yêu cầu bỏ phiếu theo từng phòng, theo các khung giờ khác nhau để đảm bảo việc giãn cách, tránh tập trung đông người.

{keywords}

Tham gia bỏ phiếu từ hơn 7h sáng tại khu vực bỏ phiếu số 9 của xã Xuân Sơn, cô giáo Nguyễn Thị Hằng (giáo viên Trường THPT Thuận Thành số 1) cho biết, đây là lần đi bỏ phiếu đặc biệt nhất cô từng tham gia.

Mặc dù việc bỏ phiếu diễn ra trong khu cách ly, nhưng những nghi thức như chào cờ, phổ biến quy chế vẫn được thực hiện đầy đủ. Vì vậy, không khí của ngày bầu cử vẫn đảm bảo trang nghiêm, an toàn.
“Ở khu cách ly, tôi không nghĩ mình có thể tham gia bỏ phiếu.

Nhưng giờ đây, hòm phiếu được đưa đến tận nơi cách ly để chúng tôi thực hiện quyền công dân. Điều đó làm tôi vô cùng xúc động. Tôi hy vọng những lá phiếu này sẽ bầu ra được những đại diện tiêu biểu, sáng suốt”.

8h25
 

Đất Mũi - nơi tận cùng của Tổ quốc

Sáng 23/5, thời tiết tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau - nơi tận cùng của Tổ quốc, mát mẻ, cử tri nô nức đi bầu cử.

Điểm bỏ phiếu rất đặc biệt - dưới chân cột cờ Hà Nội nằm ở mũi Cà Mau.

{keywords}
Điểm bỏ phiếu tại Đất Mũi rất đặc biệt - dưới chân cột cờ Hà Nội nằm ở mũi Cà Mau.
{keywords}
Cử tri Đất Mũi nô nức đi bỏ phiếu

Có 1.155 cử tri tham gia bỏ phiếu ở đây. Bà con đến bỏ phiếu đều ý thức việc đeo khẩu trang, khai báo y tế, giữ khoảng cách để phòng, chống dịch Covid-19.

“Tôi bầu người có đủ đức, tài để để phục vụ nhân dân, đất nước. Đưa quê hương Đất Mũi nói riêng, Cà Mau nói chung ngày càng phát triển hơn nữa”, cử tri Huỳnh Thành Công nói.

{keywords}
Cử tri Đất Mũi đi bỏ phiếu
{keywords}
Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau bỏ phiếu bầu
8h22
 

Thừa Thiên - Huế:

Trại tạm giam Công an tỉnh TT- Huế hiện có hơn 200 người bị tạm giữ, tạm giam. Tại đây, để chuẩn bị tốt cho công tác bầu cử và đảm bảo quyền, nghĩa vụ công dân, ban bầu cử sắp xếp bỏ phiếu theo từng buồng, mỗi buồng 10 người, quy trình bỏ phiếu đảm bảo quy định phòng chống dịch.

{keywords}
Người bị tạm giam, tạm giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh TT-Huế thực hiện quyền công dân ngay trong phân trại

Tại huyện miền núi A Lưới: ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện cho biết, toàn huyện có 31.629 cử tri tham gia bầu cử. Trong đó, 75% là cử tri người đồng bào, dân tộc thiểu số.

{keywords}

Đến thời điểm 9h05, toàn huyện đã có 17.907 cử tri đi bầu cử, đạt tỷ lệ 56,62%. 

8h20
 

Bệnh nhân Covid-19 tham gia bỏ phiếu

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cơ sở Đông Anh, bệnh viện có 705 cử tri tham gia bầu cử hôm nay. Trong đó, 280 cử tri là bệnh nhân Covid-19 đang điều trị có đủ điều kiện (trên 18 tuổi, sức khỏe ổn định), 425 cử tri là nhân viên y tế.

Để phục vụ bầu cử, bệnh viện đặt 3 hòm phiếu, gồm 1 hòm phiếu cho những người ở vòng ngoài, làm công tác hành chính, không trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân; 2 hòm phiếu khác chuyển vào các Khoa điều trị, cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

{keywords}

Theo bác sĩ Cấp, 2 hòm phiếu đã được thành viên tổ bầu cử chuyển vào khu vực đệm của các khoa đang điều trị. Tại đây, nhân viên y tế sẽ bỏ phiếu trước, sau đó mặc trang phục phòng hộ, đưa hòm phiếu cũng như lá phiếu vào giường bệnh để bệnh nhân bỏ phiếu.

{keywords}

“Đảm bảo việc phòng tránh lây nhiễm, chúng tôi cho mỗi cử tri sử dụng thước, bút riêng; hoặc nếu có dùng chung, các vật này đều được sát trùng đầy đủ. Các cử tri phải sát trùng tay, đeo khẩu trang trong quá trình bỏ phiếu.

Sau đó, khi chuyển hòm phiếu từ khoa điều trị ra ngoài, chúng tôi sẽ lau, xịt, vô trùng toàn bộ hòm phiếu. Khi việc bỏ phiếu hoàn tất, tổ kiểm phiếu cũng phải đảm bảo các trang bị phòng hộ đầy đủ trước khi thực hiện nhiệm vụ”, bác sĩ Cấp cho hay.

Tại Bệnh viện K, hơn 2.200 người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ y tế, người lao động đang cách ly tại 3 cơ sở Bệnh viện K bỏ phiếu bầu tại bệnh viện.

Quá trình bầu cử vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân, vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch.

{keywords}

Hiện bệnh viện đang thực hiện cách ly, giãn cách theo từng buồng bệnh, từng khoa, phòng, từng tầng, từng toà nhà trong bệnh viện. Do đó bệnh viện tổ chức bỏ phiếu theo từng khoa, trong mỗi khoa lại tổ chức theo từng buồng bệnh, buồng bệnh này bỏ phiếu xong rồi mới đến buồng bệnh khác; những bệnh nhân nặng không đi lại được sẽ bỏ phiếu tại giường bệnh.

Tất cả cử tri khi đi bầu cử đều mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn và đảm bảo đứng giãn cách 3m.

{keywords}
{keywords}

Bệnh viện chuẩn bị 20 hòm phiếu được dán nilon, niêm phong, được khử khuẩn thường xuyên.

Từ 5h30 ngày 7/5, 3 cơ sở của Bệnh viện K chính thức phải cách ly y tế sau khi ghi nhận liên tiếp 10 người bệnh, người nhà trong viện mắc Covid-19.

8h15
 

Tại khu vực bỏ phiếu 253- Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP.HCM có nhiều cử tri là sinh viên của trường. Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho hay có 2007 cử tri là sinh viên nội trú ký túc xá Trường ĐH Nông lâm TP.HCM và ký túc xá Cỏ may sẽ tham gia bỏ phiếu.

Từ sáng sớm những sinh viên, giảng viên đã đến thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

{keywords}

Do dịch Covid-19 phức tạp, tại điểm bỏ phiếu các cử tri là sinh viên, giảng viên mang khẩu trang, giữ khoảng cách, thực hiện khử khuẩn. Cán bộ nhà trường, sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên trong khu vực bỏ phiếu...

8h10
 

Vĩnh Phúc cũng đang có dịch Covid-19. UBND tỉnh này đã triển khai xét nghiệm sàng lọc cho 100% thành viên của 1.103 tổ bầu cử.

Trong tổng 1.103 khu vực bỏ phiếu, có 32 khu vực bỏ phiếu nằm trong các khu vực cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Tổng số cử tri trong các khu vực cách ly tập trung (bao gồm bệnh nhân Covid-19, các trường hợp F1, lực lượng bảo vệ, phục vụ, nhân viên y tế) là 5.620 người.

Có mặt tại điểm bỏ phiếu số 1 (phường Ngô Quyền, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - Hoàng Thị Thúy Lan đã bỏ phiếu đầu tiên. Sau khi bỏ phiếu, Bí thư tỉnh tiếp tục kiểm tra nhiều điểm bỏ phiếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Cùng tham gia bỏ phiếu tại đây, bà Hà Thị Dư (78 tuổi) phấn khởi nói: “Kỳ bầu cử nào tôi cũng là người tới sớm nhất. Cầm trên tay là phiếu, tôi cũng như toàn thể người dân mong muốn sẽ bầu ra những người có đức, tầm, tài để mang lại lợi ích cho người dân”.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Thành, 95 tuổi

Bà Nguyễn Thị Thành (95 tuổi, trú phường Ngô Quyền, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) Là cử tri lớn tuổi nhất tại khu bỏ phiếu số 1 phường Ngô Quyền. Bà Thành xúc động cho biết, bà là người từng bỏ lá phiếu bầu phiếu bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946).

7h50
 

Trả lời báo chí ngay sau khi hoàn thành bỏ phiếu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, trong đợt bầu cử kỳ này, chúng ta đang đối mặt với “làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư” diễn ra trên diện rộng và phức tạp.

Vì vậy, trong công tác bầu cử phải kết hợp hài hòa với quy trình phòng dịch, từ việc tổ chức tiếp xúc cử tri bằng hình thức trực tuyến đến xây dựng các kịch bản riêng, tổ chức diễn tập cụ thể cho từng đơn vị, từng khu vực bầu cử phù hợp với tình hình dịch bệnh, kết hợp với phòng, chống dịch hiệu quả (bầu cử trong khu cách ly, điểm cách ly, các khu vực bình thường…).

{keywords}

Bí thư Hà Nội chia sẻ niềm vui khi thấy cử tri Thủ đô đã nô nức đi bầu cử ngay từ sáng sớm; không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm công dân để ngày bầu cử - thực sự là “ngày hội non sông”; cử tri Hà Nội của chúng ta còn rất có ý thức thực hiện biện pháp “5K” để phòng, chống dịch Covid-19.

“Hà Nội hôm nay thực sự rộn ràng, tưng bừng, không khí phấn khởi, hân hoan còn hiện lên trên nét mặt của người dân trên khắp phố phường. Không chỉ rực rỡ sắc màu của cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu trên từng góc phố, thôn làng, từ nội thành ra ngoại thành, từ thành thị đến nông thôn, miền núi”, ông Dũng nói.

Nhắn gửi với cử tri toàn thành phố, Bí thư Thành ủy đề nghị, mỗi cử tri hãy bớt chút thời gian, tự giác, chủ động hưởng ứng và tham gia bầu cử. Mỗi lá phiếu đều có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Hoàn thành bầu cử là chúng ta đã lựa chọn người đại diện cho mình ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội và cơ quan quyền lực ở địa phương là HĐND các cấp. Sâu xa hơn, mỗi lá phiếu bầu đúng, bầu đủ còn góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân.

7h45
 

Tại Bắc Ninh, tỉnh cũng đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đúng 7 giờ sáng, tại khu vực bầu cử số 2, phường Suối Hoa, Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan đã bỏ lá phiếu đầu tiên bầu ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp.

Phấn khởi khi bỏ lá phiếu đầu tiên, Bí thư Bắc Ninh tin tưởng các cử tri với trách nhiệm lá phiếu của mình sẽ bầu chọn ra những đại biểu xứng đáng, ưu tú nhất tham gia Quốc hội và HĐND các cấp.

Bắc Ninh có 860.000 cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 tại đại phương diễn biến phức tạp nhưng tỉnh Bắc Ninh đã làm tốt công tác vừa chống dịch, vừa bảo đảm an toàn cho công tác bầu cử và phát triển kinh tế.

7h40
 

Bắc Giang, tỉnh đang có số ca mắc Covid-19 cao, cử tri đi bỏ phiếu theo khung giờ.

Đúng 7h sáng, các điểm bỏ phiếu tại Bắc Giang chính thức khai mạc.

Tại điểm bầu cử số 6 tổ dân phố số 9 (phường Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang), ban tổ chức thực hiện nghi thức chào cờ, kiểm tra tư cách Tổ bầu cử, thông qua các quy chế, hướng dẫn cử tri thực hiện.

Đây là 1 trong 6 điểm bầu cử tại phường Trần Nguyên Hãn, Tp. Bắc Giang. Phường có 8.682 cử tri, có 2 điểm cách ly tập trung (khoảng 250 F1), hơn 500 F2 trường hợp các ly tại nhà; có điểm khám chữa bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Bắc Giang nằm trên địa bàn phường.

Bà Nguyễn Hải Yến, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường cho biết, phường thực hiện quy chế bầu cử trong tình hình dịch bệnh đã được Ủy ban Bầu cử của tỉnh hướng dẫn, phổ biến.

Tại các điểm bỏ phiếu trực tiếp, các cử tri nhận được thông báo mời tới điểm bỏ phiếu theo giờ, mỗi một tuyến phố, khu dân cư có một khung giờ khác nhau để tránh đông người, hạn chế sự tiếp xúc giữa các cử tri.

Khu vực bỏ phiếu cũng tuân thủ nguyên tắc "5K", có cán bộ y tế giám sát, đo thân nhiệt, yêu cầu cử tri sát khuẩn... trước khi vào bỏ phiếu.

Theo kế hoạch, các cử tri bỏ phiếu trực tiếp vào hòm phiếu chính. Hòm phiếu phụ sẽ được tổ công tác mang tới từng hộ dân đang cách ly xã hội tại nhà để cử tri bỏ phiếu.

Ông Hồ Ngọc Quang, Trưởng phòng Nội vụ TP Bắc Giang cho biết, toàn thành phố có 139 tổ bầu cử, tương đương 129.000 cử tri. Tại thành phố có 5 bệnh viện đang khám chữa bệnh cho các F0, các điểm cách ly tập trung trưng dụng tại các trường trên địa bàn các phường, tổng số các cử tri bầu cử tại nhà, tại điểm cách ly và nơi điều trị bệnh là 3.000 cử tri.

Tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, điểm bỏ phiếu bao gồm 1.257 cử tri bỏ phiếu tại bệnh viện.

"Các điểm bỏ phiếu trong khu cách ly tập trung, các trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, việc bỏ phiếu diễn ra lúc 7h sáng, không thực hiện phần nghi thức. Các nghi thức này được thực hiện tại khu vực bỏ phiếu chính. Đến 19h, việc kiểm phiếu sẽ được kiểm phiếu tại chỗ, thông báo kết quả tới ban tổ chức" - ông Quang cho hay.

Theo ông Quang, tất cả các phường, xã đều gửi thông báo tới các khu dân cư, tổ dân phố đi bỏ phiếu theo khung giờ.

Bà Đào Thị Thư, cử tri Tổ dân phố số 9 phường Trần Nguyên Hãn có mặt từ sáng sớm. Bà là một trong những cử tri đầu tiên đến điểm bỏ phiếu.

Tại khu vực sân trước nhà văn hóa, tổ bỏ phiếu chuẩn bị một dãy ghế theo khoảng cách quy định để cử tri đến lượt bỏ phiếu.

Bà Thư cho biết, lần đầu tiên trong đời bà đi bỏ phiếu giữa mùa dịch. Điểm khác biệt, đó là ngoài ngày hội lớn của toàn dân, bà chuẩn bị kỹ lưỡng hơn các dụng cụ phòng dịch như khẩu trang, mặt nạ chống giọt bắn...

7h35
 

TP.HCM:

Cùng với cử tri cả nước, hôm nay hơn 5,5 triệu cử tri TP.HCM đi bầu cử tại 3.092 tổ bầu cử.

TP.HCM cũng giới thiệu 50 ứng cử viên để bầu 30 đại biểu vào Quốc hội khóa XV, giới thiệu 158 người ứng cử đại biểu HĐND TP.HCM khóa X.

Em Nguyễn Quốc Bảo (SN 2002, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) là cử tri đủ 18 tuổi đi bầu cử.

{keywords}

"Do lần đầu tiên đi bầu cử nên em khá hồi hộp và bỡ ngỡ. Tuy nhiên, em cảm thấy rất vui và tự hào vì hôm nay mình đã làm tròn nghĩa vụ công dân ".

Cũng trong sáng nay, người dân Củ Chi rộn ràng đi bầu cử, xếp hàng giãn cách để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Ảnh: Trương Thanh Tùng
7h32
 

Đúng 7h sáng nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham gia bỏ phiếu tại điểm bầu cử số 1, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

{keywords}

Tại điểm bầu cử, sau khi thực hiện việc đo thân nhiệt, khai báo y tế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dự lễ khai mạc tại điểm bầu cử.

Tại khu vực bầu cử, ban tổ chức lắp đặt các vị trí ghế ngồi có vách ngăn, đảm bảo quy định về phòng chống dịch Covid-19.

Trao đổi với lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm và phường Mỹ Đình 1, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao công tác chuẩn bị bầu cử tại đây. Đồng thời, Bộ trưởng lưu ý ban tổ chức bầu cử phải luôn tập trung sao cho việc bầu cử đúng luật và đảm bảo an toàn trong điều kiện dịch bệnh.

7h30
 

Từ sáng sớm, hơn 748.000 cử tri tại Đà Nẵng đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

{keywords}
{keywords}

Tại Đà Nẵng kỳ bầu cử lần này diễn ra trong thời điểm bùng phát đợt dịch Covid-19 mới, nhiều khu vực bị phong tỏa sau khi ghi nhận ca mắc.

Trước khi bỏ phiếu, các cử tri được yêu cầu khai báo y tế, đo thân nhiệt, xếp hàng giữ khoảng cách. Để tránh tập trung đông người, các cử tri được chia thời gian để đến khu vực bỏ phiếu.

7h25
 

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thực hiện quyền cử tri của mình tại khu vực bỏ phiếu số 11 (số 104 Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).

{keywords}


Sau lễ khai mạc ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã thực hiện quyền cử tri bỏ phiếu bầu các đại biểu theo danh sách niêm yết tại tổ bầu cử này.

Phát biểu sau khi bỏ phiếu, ông Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại TP.HCM

7h22
 

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - cùng đông đảo cử tri đến bỏ phiếu số 71, Trường mầm non Sơn Ca, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

{keywords}

Điểm bỏ phiếu số này có tổng số gần 1.200 cử tri bỏ phiếu bầu. Đây là một trong những điểm bỏ phiếu đông cử tri đến nhất của quận Phú Nhuận.

7h18
 

Cùng với cử tri cả nước, hơn 1,5 triệu cử tri thành phố Hải Phòng đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tại hơn 1.500 điểm bỏ phiếu.

Tại khu vực bỏ phiếu số 1, thị trấn An Lão, huyện An Lão, TP Hải Phòng, cử tri đã đến từ rất sớm để thực hiện quyền công dân của mình. Tại điểm bầu cử này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân của mình. Chủ tịch Quốc hội có mặt tại điểm bỏ phiếu từ 6h sáng.

{keywords}


7h, điểm bầu cử số 1, thị trấn An Lão , huyện An Lão khai mạc.

Sau khi bỏ phiếu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói:

“Đây là lần đầu tiên tôi đi bầu cử với vai trò là Chủ tịch Quốc hội. Cá nhân tôi rất phấn khởi và tin tưởng vào sự thành công của cuộc bầu cử.

Chúng ta đã có 16 tỉnh đã bỏ phiếu sớm. Có thể thấy, qua ngày bầu cử trong lúc có dịch Covid-19 này, chúng ta càng thấy được sức mạnh trùng trùng, điệp điệp của nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tôi tin chắc rằng, với quyết tâm, tinh thần đoàn kết và niềm tin của cử tri, cuộc bầu cử lần này sẽ thành công tốt đẹp.

Hôm nay không khí này thực sự là ngày hội lớn của toàn dân”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao tinh thần tham gia bầu cử của người dân Hải Phòng, công tác tổ chức bầu cử bài bản, an toàn của chính quyền nơi đây.

Sau khi bỏ phiếu tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi kiểm tra và làm việc về công tác bầu cử tại một số khu vực.

Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một điểm mà Chủ tịch Quốc hội đến kiểm tra.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần chống dịch kinh nghiệm, quyết liệt của tỉnh. Công tác bầu cử không chạy đua với thời gian mà lựa chọn giải pháp an toàn khi đang có dịch.

{keywords}


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận cách làm của Hải Dương tại các điểm bầu cử là sáng tạo, linh hoạt tạo được đồng thuận cao trong cử tri.

7h15
 

Tại Cần Thơ, ngay sau lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng cử tri bỏ những lá phiếu đầu tiên bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 tại khu vực bỏ phiếu số 18, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

{keywords}


Ở nhiệm kỳ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử đại biểu Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 1 gồm quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền (TP Cần Thơ).

Trả lời báo chí sau khi bỏ phiếu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, ông rất xúc động khi tận mắt chứng kiến sự vui mừng, phấn khởi của cử tri TP Cần Thơ nói riêng và cử tri ĐBSCL nói chung khi đi thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân của mình, góp phần tạo nên một ngày hội toàn dân thực sự.

Đó là việc làm thiết thực góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh bỏ phiếu tại điểm bầu cử quận Ninh Kiều



“Đồng thời, minh chứng cho kết quả rất tốt đẹp của Đại hội Đảng bộ các cấp, nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Chúng ta cũng cảm nhận được sự tin tưởng của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng chia sẻ.

Vẫn theo lời Thủ tướng, chúng ta đã tổ chức được cuộc bầu cử thật sự dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan và công bằng để mỗi cử tri đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, lựa chọn người đại biểu xứng đáng nhất vào các cơ quan quyền lực tại địa phương và cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội khóa XV.

XEM VIDEO:

7h02
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu vào hòm phiếu, hoàn thành quyền bầu cử của mình.

{keywords}
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngay sau đó, Tổng Bí thư chia sẻ cảm xúc của mình về cuộc bầu cử: Tôi rất vui mừng, phấn khởi và xúc động, thực hiện quyền công dân của mình bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp.

Theo Tổng Bí thư, cuộc bầu cử Quốc hội lần này là lần thứ XV, diễn ra khi đất nước ta trải qua hơn 75 năm ngày giành độc lập, 35 đổi mới, hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2021 và đang bước vào giai đoạn mới, thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới.

Bầu cử lần này diễn ra đúng kỷ niệm 131 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta vừa tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp; đang triển khai thực hiện các Nghị quyết, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thật sự là của dân, do dân và vì dân, đáp ứng đúng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.

"Tôi tin tưởng, với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước ta sẽ bước vào giai đoạn mới ngày càng tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước", Tổng Bí thư chia sẻ.

{keywords}

Theo Tổng Bí thư, với gần 70 triệu lá phiếu của cử tri để bầu ra 500 ĐBQH, gần 4.000 ĐB HĐND cấp tỉnh, hơn 2 vạn ĐB HĐND cấp huyện, hơn 24 vạn ĐB HĐND cấp xã thì đây là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

"Tôi cảm ơn đồng báo, cử tri cả nước, trong nhiều năm qua, đặc biệt những năm gần đây đã rất quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp; luôn cổ vũ, động viên, khích lệ các hoạt động của Quốc hội, HĐND; đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng với các cơ quan dân cử, đóng góp trong việc hoạch định chính sách, xây dựng luật phát và giám sát thực hiện chính sách pháp luật trong thực tiễn cuộc sống", Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư, đặc biệt trong những tháng gần đây, mặc dù phải đối phó với dịch Covid-19, đồng thời bảo đảm sản xuất kinh doanh nhưng các cử tri vẫn tham gia rất tích cực và có trách nhiệm vào việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần này như giới thiệu người ứng cử, tiếp xúc cử tri, góp ý kiến cho các ứng viên.

“Tôi tin rằng với truyền thống đoàn kết của dân tộc ta, với ý chí sắt đá và lòng yêu nước thiết tha của nhân dân ta; với tình cảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mỗi công dân đã xác định quyền và nghĩa vụ của mình, bà con sẽ đi bầu đông đủ, sáng suốt lựa chọn những ĐB xứng đáng nhất, để chọn đúng người, bầu đủ 500 ĐBQH và số lượng ĐBHĐ các cấp. Tôi tin chắc rằng cuộc bầu cử sẽ thành công tốt đẹp, tạo một không khí thật sự là một ngày hội toàn dân, ngày hội lớn của dân tộc ta, của non sông, đất nước ta”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư mong muốn tất cả ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ này sẽ hết lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của mình theo đúng Hiến pháp và pháp luật, nhất là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu.

Xem clip Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu và chia sẻ:

6h35
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mặt tại Khu vực Bầu cử số 4 của phường Nguyễn Du.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các cử tri làm lễ chào cờ tại khu vực bỏ phiếu này.

Đúng 7 giờ, Tổng Bí thư cùng nhiều cử tri tiến vào khu vực bỏ phiếu thực hiện quyền bầu cử của mình.

{keywords}
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. 

Hà Nội có 48 ứng cử viên ĐBQH để bầu 29 đại biểu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Tại đây, ngoài Tổng Bí thư còn có các ứng viên: Nguyễn Trúc Anh - Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Nguyễn Thị Hà Tuyên - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Văn Thụ; Vũ Tiến Vượng - Nghiên cứu viên khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6h25
 

Sáng 23/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân của mình tại khu vực bỏ phiếu số 41(thuộc khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM).

{keywords}
{keywords}
Chủ tịch nước, phu nhân cùng lãnh đạo TP.HCM dự lễ dâng hương ở Củ Chi trước khi bỏ phiếu ở tổ bầu cử số 10 (khu phố 7, Thị trấn Củ Chi). Ảnh: Trương Thanh Tùng 


Tại điểm bầu cử này, nhiều cử tri đến bầu cử từ rất sớm. Cử tri Vũ Quốc Hùng (68 tuổi), có mặt trước 6 giờ sáng dù giờ bắt đầu bầu cử chính thức là 7 giờ.

Theo ông, do lần đầu điểm bầu cử này vinh dự có Chủ tịch nước (cùng phu nhân) và Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thực hiện quyền cử tri nên phải đến sớm so với những lần bầu cử trước.

{keywords}
Cử chi Vũ Quốc Hùng

“Cá nhân tôi rất vui mừng và phấn khởi khi lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch nước chọn khu vực bỏ phiếu của chúng tôi để thực hiện quyền cử tri. Trong niềm vui chung của ngày hội non sông, khu phố chúng tôi càng vui hơn khi có lãnh đạo cấp cao là Chủ tịch nước đến cùng bà con bỏ phiếu bầu ĐBQH và HĐND các cấp. Qua đây, tôi cũng kỳ vọng Chủ tịch nước cùng các ứng viên chúng tôi bầu sẽ thực hiện đúng chương trình hành động và những gì cử tri mong chờ”, ông Hùng chia sẻ.

Đúng 6h15, Chủ tịch nước cùng phu nhân và Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã xuất hiện tại điểm bầu cử.

Tại đây, Chủ tịch nước và phu nhân cùng Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng thực hiện rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt cùng nhiều cử tri khác.

Đúng 6h20, Chủ tịch nước cùng phu nhân và ông Nguyễn Văn Nên thực hiện lễ dâng hương tại tượng đài liệt sĩ của khu phố, nằm trong khuôn viên điểm bầu cử.

7h09, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã bỏ lá phiếu vào hòm phiếu. Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ cử tri của mình.

Trao đổi sau khi bỏ phiếu xong, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông rất tự hào khi thực hiện quyền cử tri tại vùng đất anh hùng Củ Chi.

Chủ tịch nước nói thấy rất vui mừng vì khi tới bỏ phiếu tại đây, thấy bà con cử tri rất phấn khởi, nét mặt ai cũng rạng ngời trong ngày hội của cả nước.

Chủ tịch nước cũng đánh giá, việc bầu cử được tổ chức bài bản, khoa học để cử tri bỏ phiếu thuận lợi nhất, mọi công tác phòng chống dịch cũng làm rất tốt.

6h
 

Cử tri sẽ cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại 84.767 tổ bầu cử. Ngoài việc bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV từ 886 ứng cử viên, cử tri sẽ bầu 3.727 đại biểu HĐND cấp tỉnh từ 6.201 ứng cử viên; 22.953 đại biểu HĐND cấp huyện từ 37.463 ứng cử viên và 246.510 đại biểu HĐND cấp xã từ 405.110 ứng cử viên.

Cả nước có 9 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, 18 người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, 26 người tự ứng cử HĐND cấp huyện và 204 người tự ứng cử HĐND cấp xã.

Theo luật, thời gian bắt đầu bầu cử là 7 giờ sáng nay và cuộc bầu cử sẽ khép lại vào lúc 19 giờ cùng ngày.

Một số nơi có điều kiện đặc thù hoặc khó khăn tại 16 địa phương được Hội đồng bầu cử quốc gia cho bầu cử sớm. Đó là Hải Phòng, Bắc Ninh, Cần Thơ, Cà Mau, Quảng Bình, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Đắc Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Hậu Giang, Kiên Giang, Nghệ An và Bạc Liêu.

Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành, nhiều nơi phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ cho biết: “Các địa phương sẵn sàng các kịch bản tổ chức bầu cử trong tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tất cả vì mục tiêu cao nhất là tổ chức thành công tốt đẹp cuộc bầu cử; tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt cao nhất; lựa chọn được những người thực sự xứng đáng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ trở thành đại biểu của nhân dân trong nhiệm kỳ mới”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho hay, tại một số nơi bầu cử sớm đã đạt tỷ lệ 100% cử tri đi bầu, bảo đảm an toàn phòng dịch, an ninh trật tự.

Chủ tịch Quốc hội cũng mong cử tri cả nước nhận thức rõ vai trò, vị trí làm chủ đất nước của mình, tích cực đi bầu để lựa chọn các đại biểu mà mình tin tưởng nhất, xứng đáng nhất.

Hôm nay, thủ đô Hà Nội cùng khu vực miền Bắc và miền Trung ngày nắng nóng, có nơi nắng gắt thì miền Nam trời nhiều mây, nắng gián đoạn, có thể có mưa sớm.

Nhóm phóng viên Thời sự

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/truc-tiep-bau-cu-quoc-hoi-khoa-xv-739169.html

..

..

2 nhận xét:

  1. 5.

    Chi tiết về số lượng cử tri của 63 tỉnh thành đã bỏ phiếu bầu cử
    24/05/2021 00:02 GMT+7

    Cử tri cả nước phấn khởi, hăng hái, tích cực tham gia bầu cử, thực hiện trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của công dân. Không khí trong cả nước sôi động, đoàn kết, dân chủ.

    Chủ tịch Quốc hội vào tâm dịch Bắc Ninh, Bắc Giang kiểm tra bầu cử
    Tổng Thư ký Quốc hội: Cử tri lựa chọn ứng cử viên rất kỹ càng
    Hình ảnh khắp nơi náo nức 'Ngày hội non sông'
    Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 19 giờ (ngày 23/5) cả nước đã có 99,16% cử tri đi bầu cử.

    Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất là các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Trà Vinh (99,98%). Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất là Nghệ An (97,30%). Tỷ lệ cử tri đi bầu tại các tỉnh, thành cụ thể như sau:

    Trả lờiXóa
  2. 6. Ngày 24/5/2021

    "

    Lê Nguyễn Hương Trà
    2 giờ ·

    Chậm nhất 2/6 cử tri sẽ biết được kết quả bầu cử HĐND các cấp, riêng ĐBQH sẽ được công bố trước 12/6. Tuy nhiên, kỳ này do dịch bệnh nên tình hình sẽ khác, rốt ráo nhanh hơn. Trên thực tế, sau một ngày kiểm phiếu ai ra ứng cử thì cũng đã được biết tin rồi.
    ---
    Tại Tp.HCM khá bất ngờ với Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Như Khuê và giám đốc Sở TTTT Lâm Đình Thắng không đủ phiếu vào ĐBQH. Có đến 6/13 TW đưa vào ứng cử ĐBQH cùng số phận: Đỗ Khắc Hưởng (cục pháp chế), Nguyễn Văn Kính (Hội truyền nhiễm), Trần Đức Cường (Hội sử học) Phan Anh Sơn (Liên hiệp TC Hữu Nghị), Nguyễn Hồng Sơn (Hội Khuyến học), Lê Thị Thu Hương (Vụ trưởng/Bộ GTVT). Nhiều người cũng dừng lại như nguyên chánh án chị Ung Thị Xuân Hương, Hứa Quốc Hưng, Trịnh Chí Cường, Trần Kim Tuyền, ..vv. doanh nhân Lê Viết Hải tập đoàn Hòa Bình.
    ...
    .
    Lê Minh Trí Viện KSND TC cùng bảng UC với anh giám đốc BV Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức, cả hai vào Quốc Hội. Còn có Nguyễn Thiện Nhân, Ls. Trương Trọng Nghĩa, Hà Phước Thắng, Phan Văn Xựng, Nguyễn Thị Lệ, Tô Thị Bích Châu. Tp.HCM hơi đáng tiếc là bí thư Nguyễn Văn Nên không ứng cử.
    ===
    .
    Còn ở bảng HĐND 05 lãnh đạo báo chí và xuất bản rớt hết và 03 nghệ sĩ Lê Tứ, Trịnh Kim Chi, Hạnh Thúy cũng thua. Các mục sư, tăng ni đều rớt cả. Luật sư Hà Hải rớt, coi như giới LS trắng tay!
    --
    .
    Lê Trương Hải Hiếu vào HĐND tiếp tục phát triển quận 12.
    Tăng Hữu Phong vào (có nhiều thông tin sẽ về SGGP)
    Ca sĩ Thanh Thúy Phó giám đốc Sở VHTT trúng cử.
    Con cựu CTN Trương Tấn Sang là Trương Thị Mai Hương (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP) cùng bảng quận 1 với anh Nguyễn Thành Phong, vào HĐND.
    Ông Như Khuê rớt ĐBQH nhưng lọt vào bảng HĐND.
    ...
    Thành phố HCM sau bầu cử sẽ có nhiều thay đổi với hai tân CT và Phó BTTT khả năng là Nguyễn Hồng Lĩnh và Phan Văn Mãi.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.