Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/11/2019

10 năm "nước sạch" và "doanh nhân sạch" : sông Đuống với sông Đà, cá mập với quan trường

Đã đi một loạt dài hơi với tiêu đề Hà Nội đang trở thành Vũng Áng, "nước sạch" kiểu Formosa nội địa (từ 16/10 đến 15/11 năm 2019).

Loạt ấy đã đầy (tạm đến số 19, đoạn chủ tịch thành phố Hà Nội trả lời về nghi vấn lợi ích nhóm ở các dự án nước sạch sông Đà - nước sạch sông Đuống). Bởi vậy, hôm nay, phải mở entry mới.

Mở đầu, ở phần I, là những bài cũ từ đúng 10 năm trước (tháng 11 năm 2009) về doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên, tức cá mập Liên hiện nay.

Hóa ra, đã có một sự cố sân bay tới cả một thập kỉ trước rồi. Mà cũng hóa ra, nhờ có "tiếng chó sủa" của tháng 11 năm 2019, người ta mới nhớ về tiếng cãi vã của 10 năm về trước.

Cập nhật dần các tin mới ở phần II. Sắp theo thứ tự ngược như mọi khi.


---

Tháng 11 năm 2019


Tháng 11 năm 2009
"Bà Liên khóc khi trình bày lại sự việc vào sáng 23/11. Ảnh: Kiên Cường"


“... Bọn mày là cái thứ bồi bàn... Tao sẽ đuổi việc bọn mày hết...”.









---



















TIẾP THEO SỐ 19 của loạt sưu tập đang thực hiện



28.

20-11-2019 - 10:07 AM|Trích dẫn nóng

Bộ Xây dựng cho rằng việc xây dựng sân tập golf bên trong Nhà máy Nước mặt sông Đuống thì phải hỏi TP Hà Nội, Bộ không biết sân golf này tồn tại.

Sân tập golf trong nhà máy nước: Bộ Xây dựng không biết, hãy hỏi Hà Nội! - Ảnh 1.
Shark Liên chơi golf ngay hồ lắng nước.
"Hà Nội giao đất cho phía chủ đầu tư Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, phê duyệt dự án, quy hoạch cũng do TP Hà Nội. Bộ Xây dựng không cấp đất, không phê duyệt dự án nên không biết được bên trong Nhà máy Nước mặt sông Đuống có những hạng mục gì?. Bộ Xây dựng chỉ kiểm soát chất lượng công trình và nghiệm thu.
Việc xây dựng và quy hoạch đều do Hà Nội vậy nên trong đó cho những hạng mục gì Bộ Xây dựng không nắm được. Đây là việc quản lý của TP Hà Nội vì đã phân cấp cho địa phương, Bộ Xây dựng không quản lý đất ví dụ: dự án 10 ha, bên trong họ chỉ xây 8 ha, còn 2 ha chủ đầu tư xây gì Bộ Xây dựng không thể biết được. Việc này, chắc chắn Sở Xây dựng Hà Nội nắm được".
(Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng TẠ QUANG VINH cho biết trên Báo Dân Việt ngày 20-11 sau khi mạng xã hội lan truyền clip về bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) chơi golf ngay hồ lắng nước của Nhà máy Nước mặt sông Đuống)


https://nld.com.vn/trich-dan-nong/san-tap-golf-trong-nha-may-nuoc-bo-xay-dung-khong-biet-hay-hoi-ha-noi-20191120092614285.htm?fbclid=IwAR15ZiLm_8mssT6A1jxFFz1ZFR3Arc0IEq0C6x7Dafci9oRZbjRYe4ipWI8



27.



 Chuyện nước sạch sông Đà bị đổ dầu thải, nước sông Đuống đề xuất giá nước hơn 10.000/khối... khiến dư luận xôn xao, lo lắng. Việc kiểm soát an toàn nguồn nước, quản lý đầu tư và chuyển nhượng vốn trong lĩnh vực này cũng đang được đặt ra.

Nước ngoài thâu tóm nguồn nước sạch Việt
Chỉ một thời gian ngắn sau khi phía Thái Lan công bố thông tin doanh nghiệp nước này chi hơn 2 ngàn tỷ đồng mua 34% cổ phần của CTCP Nước mặt Sông Đuống (SDWTP), hôm 5/11, công ty này đã công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, người đại diện pháp luật của CTCP Nước mặt Sông Đuống (Nước sông Đuống) mới là ông Tạ Đức Hoàng, với vai trò vừa là tổng giám đốc (TGĐ) và là thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là trong ban lãnh đạo của Nước mặt Sông Đuống có thêm 4 người nước ngoài đến từ Thái Lan, trong đó có 3 đại diện thành viên HĐQT là ông Wisate Chungwatana (1967), ông Viva Jiratikarnsakul (1956), bà Jareeporn Jarukornsakul (1967) và một đại diện trong ban kiểm soát là ông Natthapatt Tanboon-ek (1975).
Đại gia ngoại thò tay thâu tóm nguồn nước sạch Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Nữ triệu phú Thái Lan sở hữu Nước sông Đuống.
Thông tin trong báo cáo thay đổi cũng ghi nhận vốn nước ngoài trong doanh nghiệp chiếm 34% giống như thông báo của Sở GDCK Thái Lan và thông tin từ CTCP nước Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đưa ra trước đó.
Tổ chức nước ngoài nắm giữ 34% vốn của Nước mặt Sông Đuống là WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) (SG) 2DR PTE. Limited, một công ty con của CTCP đại chúng điện và nước WHA (WHA), thuộc sở hữu của bà Jareeporn Jarukornsakul) của Thái Lan.
WHAUP được biết đến là thuộc sở hữu của bà Jareeporn, trong thương vụ mua bán với ông Đỗ Tất Thắng, cổ đông của Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Đại gia ngoại thò tay thâu tóm nguồn nước sạch Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
WHA thuộc sở hữu của bà Jareeporn Jarukornsakul.
Lĩnh vực nước sạch Việt Nam trong cả thập kỷ qua đã là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Vào năm 2010, Manila Water, một công ty con của tập đoàn hàng đầu Phillipines - Ayala đã thành lập Manila Water Asia Pacific Pte. Ltd. - MWAP (Manila Water nắm giữ 100% vốn) với trụ sở vùng đặt ở Singapore cho mục đích nắm giữ các khoản đầu tư trong khu vực.
Trong vòng 2 năm sau đó, Manila Water đã thành lập 3 thực thể tại Singapore, gồm: Manila Water South Asia Holdings Pte. Ltd. (MWSAH), Thu Duc Water Holdings Pte. Ltd. (TDWH), và Kenh Dong Water Holdings Pte. Ltd (KDWH). MWAP nắm giữ 100% vốn của 3 công ty này.
MWAP hiện cũng nắm giữ cổ phần lớn (38%) tại CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (SII), Cu Chi Water Supply Sewerage Company, Ltd. (Nước Củ Chi) và một số công ty khác cũng liên quan tới lĩnh vực này tại Việt Nam.
Đại gia ngoại thò tay thâu tóm nguồn nước sạch Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Đại gia ngoại thống trị nước sạch Hà Nội-TP.HCM.
Vào tháng 8/2011, Thu Duc Water Holdings Pte. Ltd. - TDWH (của Manila Water) đã thâu tóm 49% cổ phần tại CTCP B.O.O nước Thủ Đức (Thu Duc Water B.O.O. Corporation), đơn vị cung cấp gần 20% lượng nước cho TP.HCM. Đây là doanh nghiệp cung ứng nước bán sỉ, với nhà máy lớn thứ hai tại TP.HCM, chỉ xếp sau CTCP Cấp nước Thủ Đức - TDW (Thu Duc Water), một công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Thu Duc Water B.O.O. có hợp đồng cung cấp nước cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) với công suất 300 triệu lít mỗi ngày.
An ninh nguồn nước và vài trò của Nhà nước?
Vào tháng 7/2012, Kenh Dong Water Holdings Pte. Ltd. - KDWH (100% vốn của Manila Water) cũng đã thâu tóm 47,35% cổ phần tại CTCP cấp nước Kênh Đông (Kenh Dong Water Supply and Joint Stock Company - WASS. Kênh Đông cũng là một doanh nghiệp cung cấp nước bán sỉ tại TP.HCM, có nhà máy đặt tại huyện Củ Chi, công suất 200 triệu lít mỗi ngày, chuyên cung cấp nước cho phía Nam của thành phố.
Tới tháng 10/2019, Manila Water South Asia Holdings Pte. Ltd. (MWSAH) thâu tóm 31,47% cổ phần tại CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn - Saigon Water Infrastructure Corporation (SII) và tính tới cuối tháng 4/2019 tỷ lệ sở hữu của MWSAH đã tăng lên 38%.
MWAP cũng mua 24,5% cổ phần tại Cu Chi Water Supply Sewerage Company, Ltd.
Đại gia ngoại thò tay thâu tóm nguồn nước sạch Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Manila Water nắm giữ cổ phần lớn tại nhiều doanh nghiệp ngành nước phía Nam.
Không chỉ Manila Water, trong các công ty ngành nước ở phía Nam, giới đầu tư cũng ghi nhận một cái tên khá quen thuộc: VIAC (No.1) Limited Partnership. Đây chính là cái tên có mặt trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 8/6/2016 (với 27%) của CTCP Nước mặt Sông Đuống.
VIAC (No.1) Limited Partnership hiện nắm giữ 10,9% cổ phần tại CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (SII) và nắm giữ 10,17% cổ phần CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh (CII), một doanh nghiệp nắm giữ một phần đáng kể hệ thống nước tại TP.HCM.
CII cũng chính là đơn vị đã bán vốn cổ phần tại một số doanh nghiệp ngành nước phía Nam cho Manila Water.
Mối quan hệ giữa Manila Water với CII và SII khá phức tạp. Bên cạnh việc bán lại cổ phần cho Manila Water, CII còn tiến hành nắm sở hữu chéo nhiều công ty, trong đó có cả SII.
Động thái thâu tóm doanh nghiệp ngành nước của Tập đoàn Ayala của Phillipines vài năm trước đây hay của bà trùm người Thái tại Nước mặt Sông Đuống gần đây cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài đang bước sâu hơn vào ngành nước của Việt Nam, qua đó cho thấy sự hấp dẫn của lĩnh vực này.
Đại gia ngoại thò tay thâu tóm nguồn nước sạch Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Đầu tư vào ngành nước hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sau những ồn ào dư luận gần đây về nước sạch sông Đà và Nước sông Đuống thì vấn đề cổ phần được chuyển nhượng cho các đối tác ngoại... cũng đã được đặt ra khi nó liên quan đến cuộc sống thiết yếu hàng ngày của hàng triệu người dân tại cả Hà Nội và TP.HCM.
Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quốc hội đề cập tới khi thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Vấn đề được đặt ra là việc kinh doanh mặt hàng nước sạch có ảnh hưởng lớn về mặt xã hội, sức khỏe con người và an ninh nguồn nước đã được quản lý tốt chưa từ chất lượng nước cho tới giá cả, nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư thực sự là ai, rồi việc chuyển nhượng vốn.
Vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra là việc kinh doanh nước sạch cần phải được quản lý chặt chẽ hơn, có đề xuất nên đưa ngành này vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để kiểm soát đối tượng đầu tư, chất lượng và giá thành sản phẩm?
H. Tú

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/dai-gia-ngoai-thong-tri-nuoc-sach-ha-noi-tp-hcm-trieu-nguoi-viet-lo-lang-590541.html





26.

Hà Nội sẽ thuê tư vấn độc lập định giá nước sạch

Hà Nội sẽ thuê công ty tư vấn độc lập đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào và tính giá thành sản xuất ở các nhà máy nước sạch.

Thông tin được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết khi trao đổi với báo chí bên lề QH sáng nay về vấn đề nước sạch.
Hà Nội sẽ thuê tư vấn độc lập định giá nước sạch
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải
Theo ông Hải, nguồn cung ứng của Hà Nội có 50% nước ngầm, tiến tới sẽ tăng phần nước mặt để tránh hiện tượng sụt lún đất về lâu dài. Tăng lượng nước mặt bao nhiêu thì giảm lượng nước ngầm đi bấy nhiêu.
Lãnh đạo Thành uỷ dẫn chứng, đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngầm làm nông nghiệp, thuỷ sản đã gây sụt lún nền đất 0,4 cm.
Ông cho hay, Hà Nội chưa có hiện tượng này do nền đất cứng hơn đồng bằng sông Cửu Long, nhưng không thể chủ quan. Ở Thái Lan đã có hiện tượng đó, khiến đường phố thụt xuống.
Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 15/11, thông tin việc giá nước tối đa tạm tính của nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/m3, cao gấp đôi so với mức giá của nước sông Đà, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lý giải đây là giá tạm tính phục vụ cho doanh nghiệp lập dự án đầu tư, khi dự án hoàn thành mới quyết toán toàn bộ công trình và có giá thành cụ thể.
Ông Chung nhấn mạnh nguyên tắc là giá mua không được cao hơn với giá bán ra. TP cũng chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sông Đuống.
Chủ tịch TP cũng khẳng định là không có lợi ích nhóm, mà TP làm mọi cách, tạo mọi điều kiện để cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này để giải quyết nhu cầu cấp bách về nước cho người dân trong những năm vừa qua.
Chủ tịch Hà Nội: Không có lợi ích nhóm của ai ở nhà máy nước sông Đuống

Chủ tịch Hà Nội: Không có lợi ích nhóm của ai ở nhà máy nước sông Đuống

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định không có lợi ích nhóm của ai ở nhà máy nước mặt sông Đuống. ....
Hương Quỳnh

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-se-thue-tu-van-doc-lap-dinh-gia-nuoc-sach-590791.html




25.




authorNguyễn Minh Thứ Tư, ngày 20/11/2019 13:00 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Câu chuyện Nhà máy nước mặt sông Đuống bán giá đắt gấp đôi giá nước bán lẻ bậc 1 và người dân phải cõng lãi vay cho chủ đầu tư khiến không ít người đặt ra vấn đề: Liệu có hay không tình trạng “BOT nước sạch” ở Hà Nội. Và Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đang đầu tư bao nhiêu dự án nước trên địa bàn Hà Nội?


   

Như Dân Việt đã đưa tin, ngoài việc triển khai dự án nhà máy nước mặt sông Đuống trị giá gần 5.000 tỷ đồng, Aqua One của Shark Liên còn được Hà Nội mời triển khai dự án nước sạch Xuân Mai Ngoài với công suất lên đến 300.000m3/ngày đêm, có tổng đầu tư là 1.255 tỷ đồng, trong đó vốn của nhà đầu tư 251 tỷ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), còn 1.004 tỷ đồng là vay.

Không chỉ vậy, Aqua One của Shark Liên còn được cho phép triển khai mạng cung cấp nước đến khoảng 125 xã (tương đương 298.700 hộ, 1.194.800 người) trên địa bàn Hà Nội, với suất đầu tư nhiều xã lên đến hơn 35 triệu đồng/hộ dân.

Bán lẻ nước: Đầu tư hơn 35 triệu đồng/hộ dân tại nhiều xã
Tháng 8/2017, Công ty CP nước Aqua One và Công ty CP nước mặt sông Đuống góp vốn đồng loạt thành lập 03 doanh nghiệp. Gồm các Công ty TNHH hai thành viên phân phối nước sạch huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Công ty TNHH hai thành viên phân phối nước sạch huyện Thanh Trì và Công ty TNHH hai thành viên phân phối nước sạch huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai. Với tỷ lệ vốn góp của AquaOne và Công ty CP nước mặt sông Đuống lần lượt là 70%, và 30% tại mỗi doanh nghiệp.



Đến tháng 5/2019, cả 03 doanh nghiệp này đổi thành loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần với tên gọi là: Công ty CP kinh doanh nước sạch số 1 Aqua One, Công ty CP kinh doanh nước sạch số 2 Aqua One và Công ty CP kinh doanh nước sạch số 3 Aqua One. Cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp này thay đổi, với việc Công ty CP nước mặt sông Đuống rút lui, thay vào đó là các cá nhân Đỗ Thị Kim Liên và Đỗ Tất Thắng.
 aqua one cua shark lien "thau tom" thi truong nuoc va "bot nuoc sach" ha noi? hinh anh 1
Bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt sông Đuống

Dù thay đổi cổ đông, cả 3 Công ty CP kinh doanh nước sạch số 1, 2, và 3 Aqua One vẫn là các công ty con của Công ty CP nước Aqua One. Việc thành lập 3 công ty con này cho thấy Aqua One của Shark Liên đang tiến chắc, đúng kế hoạch và đúng kỳ vọng của doanh nghiệp này tại thị trường nước sạch Hà Nội.
Theo tìm hiểu của PV, tính tới tháng 7/2018, Hà Nội đã giao Công ty CP nước Aqua One của Shark Liên triển khai nhiều dự án phát triển mạng lưới nước sạch tới trực tiếp người dân. Cụ thể hơn là tới khoảng 125 xã tương đương 298.700 hộ dân, 1.194.800 người, với suất đầu tư nhiều xã lên đến hơn 35 triệu đồng/hộ dân. Việc thành lập 03 công ty con cũng là để triển khai các dự án phát triển mạng lưới nước sạch.
Cụ thể, các dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch Aqua One của Shark Liên được Hà Nội cho phép triển khai là: phân phối nước sạch cho 90 xã thuộc các huyện Thường Tín (26 xã), Mỹ Đức (20 xã), Ứng Hòa (27 xã), Thanh Oai (17 xã). Hiện dự án đã hoàn thành công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở, nhà đầu tư đang hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho 32 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã) đến nay dự án đã hoàn thành việc cấp nước cho 02 xã Trung Màu, Văn Đức thuộc huyện Gia Lâm. Và dự án xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới phân phối nước sạch cho 03 xã thuộc huyện Thanh Trì (xã Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh) hiện đã hoàn thành thiết kế thi công và thẩm tra thiết kế thi công.

Với quy mô tổ chức mô hình công ty mẹ - con, có thể thấy Aqua One Shark Liên vừa là nhà đầu tư nước nguồn, vừa bán lẻ trực tiếp đến người dân 125 xã trên. Việc bán nước sạch là khép kín và diễn ra thuận lợi giữa "gia đình" Công ty CP nước mặt Sông Đuống của Shark Liên với 3 công ty con nêu trên mà không khó khăn như bán buôn nước với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội.

BOT nước sạch?
Một nghịch lý có thể thấy, việc TP Hà Nội chấp thuận giá bán buôn tạm tính (10.246 đồng/m3) cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống của Shark Liên (tháng 6/2016) đã khiến các doanh nghiệp nước sạch Hà Nội (vốn đang hoạt động ổn định) gặp khó khăn.

Tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội - một cổ đông được "ghi vốn" thành lập Công ty CP nước mặt Sông Đuống của Shark Liên sản lượng sản xuất nước duy trì ổn định bình quân đạt 650.000m3/ngày đêm, tổng doanh thu từ 1.525 tỷ đồng (năm 2016) tăng trưởng lên 1.777 tỷ đồng (năm 2018). Còn lợi nhuận từ 302 tỷ đồng (năm 2016) tăng lên 414 tỷ đồng (năm 2018). Tuy nhiên, theo kế hoạch năm 2019, doanh thu công ty này chỉ còn 1.605 tỷ đồng, lợi nhuận giảm chỉ còn 173 tỷ đồng.


 aqua one cua shark lien "thau tom" thi truong nuoc va "bot nuoc sach" ha noi? hinh anh 3
Nhà máy nước mặt sông Đuống

Với Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội, kế hoạch sản lượng nước tự sản xuất năm 2019 là 13.080.700m3, giảm 6,76% so với năm 2018 (14.029.443m3), trong khi sản lượng nước mua từ Nhà máy nước mặt sông Đuống tăng lên 5,53% (từ 29.283.335m3 tăng lên 30.902.721m3). Cả hai công ty nước sạch nêu trên đều có hợp đồng mua buôn nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống để bán lẻ lại tới người dân. Danh sách này có thể mở rộng tới Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông.


Việc có nguồn cung nguồn nước sạch sông Đuống sẽ giảm sản lượng khai thác nước ngầm (theo quy hoạch của Hà Nội), nhưng kéo giá nước sạch tăng, dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá nước.

Ngày 8/10/2019, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành xây dựng lộ trình “xóa sổ” các giếng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về tình trạng ô nhiễm nước ngầm. Chỉ đạo trên cho thấy, các doanh nghiệp vốn đang khai thác nước ngầm của TP Hà Nội sẽ gặp muôn vàn khó khăn trong thời gian tới bởi chính các dự án nước mặt.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ tháng 6/2016 đến nay, UBND TP Hà Nội đã liên tục có các chỉ đạo, lên tới hàng chục văn bản, liên quan tới lĩnh vực cung cấp nước sạch. Đặc biệt, "thành phố đã tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn, phát triển mạng lưới đường ống cấp nước".

Từ giác độ quản lý, nếu vì lợi ích được hưởng nước sạch của 298.700 hộ dân, với khoảng 1.194.800 người, việc hi sinh lợi ích của một vài doanh nghiệp nước ngầm là có thể chấp nhận được.

Và nếu kế hoạch cấp nước tới 125 xã của Aqua One của Shark Liên thành công, thì đó cũng là thành công của chủ trương "xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn, phát triển mạng lưới đường ống cấp nước" của thành phố.

Tuy nhiên, những toan tính to lớn vì thành tích và vì lợi nhuận có thể biến nhiệt huyết của những nhà quản lý, nhà đầu tư trở thành toan tính lạnh lùng về mặt số học. Trong khi đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất và phát triển mạng lưới cấp nước tới vùng nông thôn trực thuộc hàng chục năm qua chưa được hưởng quyền lợi về nước sạch, Hà Nội cũng đồng thời đã phát đi thông điệp về lựa chọn sẽ tăng gấp đôi giá nước sinh hoạt.

Việc tăng gấp đôi giá dịch vụ cơ bản và rẻ tiền là nước sạch, rõ ràng không thể coi là sự uyển chuyển hay lựa chọn tốt về yêu cầu quản lý. Chưa kể điều đó có thể mở đường cho những toan tính thực dụng của doanh nghiệp, mà bất chấp ý định tốt của nhà quản lý và khao khát của người dân.

Hà Nội đang sắp thành công với chương trình hàng trăm nghìn số hộ dân nội thành và nông thôn được hưởng thành quả nước sạch từ nhà máy nước mặt sông Đuống. Nhưng cũng là sự thật, sự hưởng ấy, lại đi kèm với mức giá "chát" do doanh nghiệp đề xuất và thành phố chấp thuận. Chương trình mà Hà Nội đang nỗ lực, theo cách ấy, đã lại mang màu sắc của mô hình BOT và là BOT nước sạch.

http://danviet.vn/kinh-te/aqua-one-cua-shark-lien-thau-tom-thi-truong-nuoc-va-bot-nuoc-sach-ha-noi-1033871.html




24.



authorNguyễn Minh Thứ Sáu, ngày 22/11/2019 13:00 PM (GMT+7)

(Dân Việt) 

Bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch HĐQT Aqua One, khẳng định công nghệ của Nhà máy nước mặt sông Đuống là công nghệ châu Âu, nước đạt tiêu chuẩn châu Âu. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Aone Deutschland AG, đối tác vừa cung cấp thiết bị vừa vận hành cho Nhà máy nước mặt sông Đuống, là ông Lê Toàn, chồng Shark Liên.


   

Giữa lùm xùm về giá nước, mới đây, bà Đỗ Thị  Kim Liên (Shark Liên) đã đăng đàn khẳng định Nhà máy nước mặt Sông Đuống được vận hành tự động hóa, công nghệ xử lý nước đạt tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam (tương đương các tiêu chuẩn quốc tế). Toàn bộ thiết bị của nhà máy có xuất xứ từ châu Âu, cung cấp nước sạch sinh hoạt đạt tiêu chuẩn châu Âu.

Đối tác là công ty của chồng Shark Liên

Trước đó, theo truyền thông trong nước, ngày 25/3/2019, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức - ông Peter Altmaier - và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - ông Nguyễn Đức Chung, Tập đoàn Aone Deutschland AG (Đức) và Công ty CP nước AquaOne (Việt Nam) đã ký "Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc tối ưu hoá và vận hành các nhà máy nước cho AquaOne với giá trị 100 triệu USD”.
 su that ve cong nghe duc trong nha may nuoc song duong cua shark lien hinh anh 1
Tập đoàn Aone Deutschland AG (Đức) và Công ty CP nước AquaOne (Việt Nam) đã ký "Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc tối ưu hoá và vận hành các nhà máy nước cho AquaOne với giá trị 100 triệu USD”.

Theo tìm hiểu  của PV, Tập đoàn Aone Deutschland AG là doanh nghiệp đến từ Đức, Chủ tịch của Tập đoàn này là ông Lê Toàn, chồng của Shark Liên, Chủ tịch HĐQT AquaOne và Công ty CP nước mặt Sông Đuống. Ngoài vị trí cấp cao tại Aone Deutschland AG, ông Lê Toàn trước đây có thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đóng tàu & Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu (VUNGTAU SHIPYARD).

Tập đoàn Aone Deutschland AG cũng đồng thời là tổng thầu EPC tại dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống. Như vậy, Aone Deutschland AG vừa là nhà cung cấp giải pháp công nghệ, vừa cung cấp thiết bị, lắp đặt và cuối cùng là tối ưu hóa và vận hành nhà máy này của AquaOne.

 su that ve cong nghe duc trong nha may nuoc song duong cua shark lien hinh anh 2
Bà Đỗ Thị  Kim Liên (Shark Liên) và chồng là ông Lê Toàn

Nói cách khác, Shark Liên đã ký hợp đồng thuê chính chồng mình xây dựng và vận hành Nhà máy nước mặt sông Đuống. Điều này cũng có nghĩa, phần lớn dòng tiền đầu tư nhà máy chỉ luân chuyển trong "họ" doanh nghiệp gia đình Shark Liên.      


Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư và Phát triển Hà Nội 2018, trước sự chứng kiến của UBND TP. Hà Nội, Công ty CP nước Aqua One và Tập đoàn Aone Deutschland AG cũng ký liên doanh về nghiên cứu đề xuất xây dựng 1 nhà máy xử lý bùn thải công nghệ cao tại Hà Nội, với quy mô xử lý 2.000 - 2.500 tấn bùn/ngày, vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu USD.
Ngoài ra, vừa qua Aqua Qne và Aone Deusheuche cũng đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái các hệ thống bể xử lý nước tại Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, với tiềm năng công suất lên tới 10,8MWp.

Như vậy, có thể thấy, Tập đoàn Aone Deutschland AG cũng không chỉ liên kết với Aqua One của Shark Liên để triển khai dự án nhà máy nước mặt Sông Đuống. Quan hệ giữa hai doanh nghiệp của vợ chồng Shark Liên - ông Lê Toàn là lâu dài, bền chặt và đang phát huy hiệu quả, với tiềm năng có thể thâu tóm thị trường nước sạch và xử lý chất thải của Hà Nội, cũng như nhiều địa phương khác của Việt Nam.

Vòng xoay tiền quanh công ty vợ chồng Shark Liên
Những bước đi của vợ chồng Shark Liên - ông Lê Toàn, thông qua hai doanh nghiệp Việt - Đức là Công ty CP nước Aqua One và Tập đoàn Aone Deutschland AG, một cách chắc chắn, đang dần tiến tới mục tiêu định hình lại thị trường cung cấp nước sạch Hà Nội. Kế hoạch này dựa trên ba trụ đỡ chính.
Đó là Nhà máy nước mặt sông Đuống công suất có thể mở rộng lên 1,2 triệu m3/ngày, và Nhà máy nước mặt Xuân Mai - Hòa Bình công suất 600.000m3/ngày. Thứ hai là hệ thống hàng trăm km ống cấp nước đang được xây dựng vươn tới hàng trăm nghìn khách hàng tại các quận nội thành và các huyện ngoại thành Hà Nội. Trụ đỡ quan trọng nhất, tất nhiên, là sự chấp thuận, hỗ trợ của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).

 su that ve cong nghe duc trong nha may nuoc song duong cua shark lien hinh anh 4
Nhà máy nước mặt sông Đuống

Trong đó, với kế hoạch do gia đình Shark Liên "lĩnh ấn" triển khai, UBND TP. Hà Nội giải được bài toán bế tắc hàng chục năm qua, với nhiều đời lãnh đạo của thành phố, trong cấp nước sạch tới các huyện ngoại thành. Bên cạnh đó là đặt tiền đề xoá bỏ thế cát cứ nhưng vẫn manh mún trong cấp nước sạch tại các quận nội thành.

Lưu ý là, cùng với việc Nhà máy nước mặt sông Đuống được xây dựng, UBND TP. Hà Nội cũng thúc đẩy ráo riết kế hoạch giảm dần khai thác nguồn nước ngầm - vốn là nguồn nguyên liệu chính của khá nhiều nhà sản xuất nước sạch tại thành phố.

Vietinbank là ngân hàng ký hợp đồng tài trợ đối với dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống với giá trị cho vay lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Đơn giá nước tạm tính (10.246đ/m3) bị đánh giá là cao, dường như không phải mối bận tâm của Vietinbank.  Vì về nguyên tắc, chi phí đầu tư cao sẽ kéo tăng giá thành sản phẩm và tác động tới tính khả thi của dự án. Nhưng điều đó không thực sự đúng trên thị trường nước, khi chi tiêu cho nước sạch chiếm phần rất nhỏ trong thu nhập bình quân của người dân. Với thị trường Hà Nội, nơi thu nhập bình quân người dân cao hơn hẳn những địa phương khác, giá nước sạch càng không có nhiều tác động. Mà khả năng cấp và chất lượng nước mới là áp lực với nhà cung cấp. 

Thực tế là, công suất lớn, công nghệ của Đức, quy mô hệ thống bán lẻ vươn tới quá nửa TP. Hà Nội, vận hành trong hàng chục năm... mới là những đặc điểm hấp dẫn của dự án nước mặt sông Đuống với Vietinbank. Thậm chí là hấp dẫn hơn cả những tính toán cụ thể về chi phí, suất đầu tư bình quân, hay đánh giá về năng lực tự thân của người vay - ở đây là Công ty CP nước mặt sông Đuống với chi phối của Shark Liên và Công ty CP nước AquaOne.


Ngoài Nhà máy Nước mặt Sông Đuống tại Gia Lâm, Hà Nội vừa được khánh thành với công suất 300.000m3 ngày/đêm, tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng (225 triệu USD) và có thể mở rộng lên 1,2 triệu m3/ngày, AquaOne còn giới thiệu là chủ đầu tư của nhiều nhà máy nước mặt khác, tại nhiều tỉnh thành.
Trong đó phải kể đến Nhà máy nước mặt Sông Hậu, tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang công suất năm 2016 là 100.000m3/ngày đêm, định hướng mở rộng 600.000m3 ngày/đêm, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 1.900 tỷ đồng; Nhà máy nước mặt Xuân Mai - Hòa Bình tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình công suất 600.000m3/ngày đêm, trong đó vốn đầu tư cho Nhà máy và hệ thống cấp nước là 3.040 tỷ đồng, cho tuyến ống truyền tải nước sạch là 1.255 tỷ đồng.

http://danviet.vn/kinh-te/su-that-ve-cong-nghe-duc-trong-nha-may-nuoc-song-duong-cua-shark-lien-1034552.html




23.


22/11/2019 15:12






TPO - Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Tập đoàn Aqua One kiêm Chủ tịch Công ty Nước mặt Sông Đuống tập golf trong Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Đáng nói, bóng golf được đánh thẳng xuống hồ sơ lắng.

Theo một số chuyên gia, việc đánh bóng golf có khả năng sẽ làm vỡ các mảnh vi nhựa (hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm), các cơ quan quốc tế đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vi nhựa đến sức khỏe của con người. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hàng vạn người, khiến dư luận vô cùng bức xúc và lo lắng.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong hàng rào nhà máy, thì an ninh nguồn nước, công trình cấp nước phải được bảo vệ tuyệt đối, nghiêm ngặt. Trong đó có cả việc kiểm soát người ra, vào công ty, nếu có hành động đánh bóng golf xuống mặt hồ lắng là vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn nguồn nước. Theo vị này, chính việc không đảm bảo an toàn vùng bảo vệ hồ lắng hồ Đầm Bài (hồ lắng cho nhà máy nước sạch sông Đà) nên mới để xảy ra sự cố dầu thải trước đó.
Thực tế, việc nâng cao thể chất cho chuyên gia, công nhân trong khuôn viên nhà máy có thể có sân bóng đá, tennis, cầu lông… tuy nhiên không được phép ảnh hưởng đến nguồn nước. “Nguyên tắc bán kính từ mép hồ qua 30m phải đảm bảo”, đại diện Sở  Xây dựng cho hay.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng Tạ Quang Vinh cho biết, Hà Nội giao đất cho phía chủ đầu tư Nhà máy Nước mặt Sông Đuống thì việc phê duyệt dự án, quy hoạch cũng do Thành phố Hà Nội thực hiện. Bộ Xây dựng không cấp đất, không phê duyệt dự án nên không biết được bên trong Nhà máy Nước mặt sông Đuống có những hạng mục gì?. Bộ Xây dựng chỉ kiểm soát chất lượng công trình và nghiệm thu.
Ông Vinh cũng cho biết, Bộ không nắm được nội dung này vì đã phân cấp cho Hà Nội.
Được biết, sau khi gây bức xúc dư luận, đến thời điểm này, những thảm tập golf trong nhà máy nước mặt sông Đuống đã bất ngờ "biến mất".
Trần Hoàng

https://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/danh-bong-golf-xuong-ho-lang-song-duong-vi-pham-an-toan-nuoc-sach-1489515.tpo



22.



authorMinh Hiếu Thứ Hai, ngày 18/11/2019 17:49 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Hàng loạt khủng hoảng xung quanh nhà máy nước mặt sông Đuống chưa kịp lắng xuống thì hôm nay (18/11) trên mạng xã hội lan truyền clip về nhà máy nước mặt sông Đuống của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) có sân tập golf ở bên bể lắng.


   

Shark Liên dẫn lại câu nói: “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng!” đúng vào thời điểm Nhà máy nước mặt sông Đuống do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) làm chủ tịch HĐQT đang bị dư luận phản ứng vì trong giá nước sông Đuống có cõng lãi vay ngân hàng chưa kịp “hạ nhiệt”, thì xuất hiện clip ghi lại toàn cảnh nhà máy nước mặt sông đuống có hình ảnh Shark Liên chơi golf đưa bóng xuống hồ chứa nước của nhà máy.

Được biết, sân tập golf này đánh bóng thẳng xuống bể lắng trước khi đưa nước vào xử lý, cho nên có thể không ảnh hưởng gì tới vấn đề vệ sinh. 

Tuy nhiên, hình ảnh sân tập golf khiến dư luận bức xúc hơn sau thông tin giá nước sông Đuống cõng thêm lãi vay ngân hàng.


 
xuat hien hinh anh san tap golf trong nha may nuoc mat song duong cua shark lien? hinh anh 1


Sân tập golf của Shark liên nằm bên cạnh hồ chứa nước của nhà máy nước sông Đuống

Trước đó, vào ngày 14/10, trên trang facebook cá nhân bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) có đăng tải những hình ảnh Shark Liên chơi golf tại sân golf được thiết kế xây dựng ngay bên cạnh hồ chứa nước của nhà máy nước sông Đuống. Đáng chú ý, những quả bóng golf này được đánh từ trên bờ hồ xuống trực tiếp hồ chứa nước của nhà máy nước sông Đuống khiến nhiều người bức xúc.


 
xuat hien hinh anh san tap golf trong nha may nuoc mat song duong cua shark lien? hinh anh 2

Những hình ảnh này được Shark Liên chia sẻ kèm với nội dung: “Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc” - Mahatma Gandhi.

Những hình ảnh này được Shark Liên chia sẻ kèm với nội dung: “Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc” - Mahatma Gandhi.

Muốn có hạnh phúc, buộc chúng ta phải có sức khỏe. Hạnh phúc của chúng ta không nằm ở danh lợi mà xuất phát từ sức khỏe bản thân. Cơ thể khỏe mạnh không quyết định bởi tiền bạc mà quyết định bởi sự vận động của mỗi con người! Sáng nay, các bạn đã vận động chưa? Hãy nhớ là lúc nào cũng phải đầy đủ sức khoẻ và năng lượng tích cực để vượt qua tất cả khó khăn trở ngại phía trước. Chúc cả nhà tuần mới nhiều thành công và hạnh phúc.


 
xuat hien hinh anh san tap golf trong nha may nuoc mat song duong cua shark lien? hinh anh 3

Sân tập golf nhìn từ trên cao xuống (Ảnh cắt từ clip)
 
xuat hien hinh anh san tap golf trong nha may nuoc mat song duong cua shark lien? hinh anh 4

Cận cảnh sân tập golf của Shark Liên bên hồ chứa nước  (Ảnh cắt từ clip)

Trước những hình ảnh này, nhiều người cho rằng, chưa cần biết những quả bóng golf này có gây ô nhiễm nguồn nước hay không? Nhưng với thái độ chơi golf đưa những quả bóng này xuống hồ là thiếu tôn trọng khách hành. Liệu rằng, việc xây dựng sân tập golf ngay bên cạnh hồ chứa nước của nhà máy nước sông Đuống có đúng với các quy định, tiêu chuẩn về việc xử lý nước?


 
xuat hien hinh anh san tap golf trong nha may nuoc mat song duong cua shark lien? hinh anh 5

Cận cảnh sân tập golf của Shark Liên bên hồ chứa nước  (Ảnh cắt từ clip)

Liệu việc xây sân tập golf ngay bên cạnh hồ chứa nước mặt nhà máy nước mặt sông Đuống có bị cấm trong hoạt động cấp nước hay không?

Theo Điều 10, Nghị định Số: 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch thì có một số hành vi bị cấm.  Điều 10, quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước như sau: Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước; Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước mặt phục vụ cấp nước.

Ngoài ra, nghiêm cấm các vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước; Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước; Trộm cắp nước; Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.

Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước;Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước. Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành... Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp nước.

Việc sân tập golf được phép xây dựng bên cạnh hồ chứa nước của nhà máy nước mặt sông Đuống hay không, có nằm trong quy hoạch hay không? Đặc biệt, việc đánh bóng golf xuống hồ chứa nước có gây ô nhiễm môi trường hay không, PV Dân Việt đã liên hệ làm việc với phía đại diện doanh nghiệp của Shark Liên, tuy nhiên, hiện vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ phía doanh nghiệp này.


Trước đó, Nhà máy nước mặt sông Đuống đang là tâm điểm “nóng” bị dư luận phản ứng về giá nước được Hà Nội mua cao gấp đôi so với giá nước của đối thủ cạnh tranh, thì bất ngờ trên trang Facebook cá nhân bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) xuất hiện câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh thời thế chiến thứ 2 Winston Churchill gây ra nhiều tranh cãi.
Shark Liên viết: "Câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh thời thế chiến thứ 2 Winston Churchill: "Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu Bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng!".
“Câu nói hay và rất ý nghĩa mình muốn chia sẻ với cả nhà. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và nhiều may mắn”, đó là những chia sẻ của Shark Liên trên trang cá nhân của mình. Sau khi, bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, đến nay, dòng trạng thái này đã được gỡ bỏ khỏi trang Facebook cá nhân bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên).





21.



Thứ bảy, 16/11/2019 | 17:42 GMT+7
Bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), chủ dự án nước mặt sông Đuống đã có chia sẻ gây chú ý trên trang cá nhân.
Ngày 15/11 vừa qua, giữa những ồn ào về việc giá nước của Công ty CP nước mặt sông Đuống được Hà Nội mua cao hơn so với giá nước của Nhà máy nước sạch sông Đà, bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP nước mặt Sông Đuống đã có chia sẻ đáng chú ý trên trang cá nhân.
Bà Liên viết: "Câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh thời thế chiến thứ 2 Winston Churchill: "Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng!". Shark Liên bày tỏ, đây là câu nói hay và rất ý nghĩa mà bà muốn chia sẻ với mọi người.
Chủ dự án nước mặt sông Đuống: Chó cứ sủa và người cứ đi - Ảnh 1

Dòng trạng thái gây chú của bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP nước mặt Sông Đuống.

Cộng đồng mạng và nhiều người dân Thủ đô đang rất bất bình với phát ngôn này của bà Liên. Đáng chú ý, trong phần bình luận dưới dòng trạng thái này của shak Liên chỉ hiển thị những lời bình với chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, các comment này nhận được nhiều nút "phẫn nộ" của người xem. Hiện status của Shark Liên đã thu hút gần 1000 lượt bình luận và gần 400 lượt chia sẻ.
Sang tới ngày 16/11, bà Đỗ Thị Kim Liên tiếp tục trích dẫn một câu nói khác của người nổi tiếng, đồng thời chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói này.
Bà Liên viết: “Cách duy nhất để tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm” - Steve Jobs
Thật vậy, khi bạn dành đủ tình yêu cho những điều bạn chọn, những con đường bạn đi thì tất cả những trở ngại trên quá trình đó đều là vô nghĩa!
Cuộc sống vốn rất thực tế chứ không chỉ có màu hồng, bạn phải thật bản lĩnh để nhận ra mình muốn gì. Bạn muốn dừng lại vì những lời dèm pha không đúng? Bạn muốn từ bỏ vì những áp lực từ dư luận? Bạn muốn tiến lên mang những điều tốt đẹp đến cộng đồng? Bạn muốn chứng minh cho tất cả thấy được bạn có gì và làm được gì?... tất cả đều xuất phát từ tình yêu mà bạn dành cho công việc đang làm!
Chúng ta hay vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Cuộc đời mỗi người là một chặng marathon dài chứ không phải chạy nước rút 100m nên hãy dừng ngay những việc chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn. Đừng vì vài ba đồng bạc mà hạ thấp giá trị sống, đừng vì thiếu ngủ mà cố ngủ thêm đôi ba phút trước giờ làm, đừng cố đôi co với những lý lẽ thiếu thuyết phục... Đã làm phải làm cho đến cùng, đã yêu phải yêu cho nồng nhiệt, đã sống phải sống thật rực rỡ!
Hôm nay bạn đã yêu những gì bạn làm chưa? Không quên chúc cả nhà cuối tuần nhiều niềm vui và năng lượng tích cực. Thời tiết đang chuyển mùa, hãy nhớ giữ cho trái tim mình luôn nóng ấm đấy nhé".
Liên quan tới lùm xùm về giá nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bên lề cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ 11 HĐND TP.Hà Nội khóa XV khẳng định: "Thành phố (Hà Nội) không bao giờ bù giá cho nước mặt sông Đuống".
Trước đó, trong cuộc tiếp xúc, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, có 4 nhà đầu tư rót vốn xây dựng nhà máy, gồm một quỹ đầu tư của Oman, doanh nghiệp Aqua One, Nhà máy nước sạch số 2 (10%) và 5% của một đơn vị khác.
Về nguyên nhân chọn doanh nghiệp của bà Đỗ Thị Kim Liên đầu tư nhà máy nước sạch sông Đuống, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung phân tích: "Aqua One là doanh nghiệp chỗ của chị Liên (bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng quản trị) mà báo chí phản ánh vừa qua.
Đây là công ty từng làm nhà máy nước lớn nhất miền Nam tại Long An. Hà Nội đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm nhà máy này. Vấn đề là như vậy, chứ không có lợi ích nhóm của ai ở đây cả".
Nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Kiên, gần đây được biết đến nhiều hơn với biệt danh “Shark Liên” khi bà tham gia chương trình Shark Tank mùa 3. Bà sinh năm 1968, quê quán huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và hiện sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh.
Xuất thân là một giáo viên dạy văn tại Hà Nội, sau 3 năm đứng trên bục giảng, bà Đỗ Thị Kim Liên quyết định vào TP.HCM lập nghiệp. Năm 2005, bà thành lập Công ty Bảo hiểm AAA - Đơn vị bảo hiểm Tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2013, bà chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần tại Bảo hiểm AAA cho Tập đoàn IAG (Australia).
Ngoài chức danh Chủ tịch HĐQT của AquaOne và Công ty nước mặt sông Đuống, bà Liên còn là Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý doanh nghiệp (CBAM), Chủ tịch Quỹ Môi trường Xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund).
Vi An (T/h)




20.












Giá nước Sông Đuống “gánh” hơn 2.000 đồng/m3 phí lãi vay: Bộ Tài chính nói gì?


Thứ sáu, 15/11/2019 | 11:09 GMT+7
Nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời UBND thành phố Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống. Theo đó, về việc định giá nước, bộ Tài chính cho biết, do dự án chưa quyết toán, không có đủ cơ sở để xác định mức chi phí cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc xác định mức giá là tạm tính. Tuy nhiên, riêng đối với chi phí lãi vay, bộ yêu cầu cần loại trừ các khoản vốn hóa tránh tính trùng chi phí.
Viện dẫn cụ thể điều khoản chi tiết tại Luật ngân sách Nhà nước để thực hiện và chi phí lãi vay, bộ Tài chính cho biết, thẩm quyền quyết định chi ngân sách cho cấp bù giá nước sạch đề nghị thành phố Hà Nội căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
"Về chi phí lãi vay, trong quá trình đầu tư, xây dựng, trường hợp chi phí vay phát sinh trong giai đoạn này đã được vốn hoá vào tài sản thì đã tính trong nguyên giá để khấu khao. Vì vậy, khi xác định giá nước sạch, đối với chi phí lãi vay cần loại ra phần chi phí lãi vay đã vốn hoá tránh tính trùng chi phí” - bộ Tài chính cho biết.
Giá nước Sông Đuống “gánh” hơn 2.000 đồng/m3 phí lãi vay: Bộ Tài chính nói gì? - Ảnh 1

Giá nước sông Đuống “gánh” hơn 2.000 đồng/m3 phí lãi vay. Ảnh: Dân trí

Trong việc cấp bù cho các đơn vị bán lẻ, Bộ đề nghị tính toán đúng quy định trên cơ sở phương án giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị bán lẻ, không xem xét cấp bù riêng với khoản chi phí mua nước từ CTCP nước mặt Sông Đuống. Liên quan vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm về số liệu, phương án giá theo đúng quy định.
Trước đó, trả lời câu hỏi liệu có hay không việc được “ưu ái” về giá nước, phía công ty này cho biết: “Theo quy định giá thành sản xuất nước áp dụng trên địa bàn Thành phố và các khu vực lân cận do UBND thành phố Hà Nội quy định, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án, được tính đúng, tính đủ theo các Thông tư hướng dẫn của bộ Tài chính (Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT của bộ Tài chính – bộ Xây dựng và bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và được các cơ quan chức năng thẩm định trình phê duyệt theo quy định”.
Theo đại diện công ty này, hiện Nhà máy mặt nước Sông Đuống đang áp dụng mức giá tạm tính 7.700 đồng/m3 trước khi có mức giá chính thức sau khi quyết toán.
Ông Nguyễn Việt Hà  - Giám đốc sở Tài chính Hà Nội cũng giải thích, về nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau.
Cụ thể, Nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng. “Rõ ràng quy mô đầu tư giữa hai dự án khác nhau”, ông Hà nói tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 12/11.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng.
“Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2.003 đồng mỗi mét khối nước”, lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội thông tin.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (bộ Tài chính) cho rằng, cũng như điện, nước là nhu cầu thiết yếu đối với người dân, lãi ngành nước hiện rất cao. Việc chọn nhà đầu tư để xây dựng nhà máy nước cần qua đấu thầu công khai để tìm được suất đầu tư phù hợp, hiệu quả.
“Trong vụ việc này, cần thanh tra rõ quy trình phê duyệt, thẩm định và làm rõ có đấu thầu hay chỉ định thầu”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần làm rõ vấn đề chi phí lãi vay tính vào giá nước xem có bất hợp lý không, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” rồi để dân è cổ gánh.
Được biết, Nhà máy Nước mặt sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm.
Dự án được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019 đã hoàn thành xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000m3/ngày đêm, vượt tiến độ 1 năm. Đến năm 2030 công suất nhà máy sẽ đạt 900.000m3/ngày đêm và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Đây là nguồn nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thường Tín, Phú Xuyên.
Vũ Đậu (T/h)

https://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/gia-nuoc-song-duong-ganh-hon-2000-dongm3-phi-lai-vay-bo-tai-chinh-noi-gi-a300959.html

..




---

SÔNG ĐUỐNG



PHẦN II
Câu chuyện năm 2019



1.



Thứ bảy, 16/11/2019 | 21:05 GMT+7
Hiện bức ảnh kèm theo dòng trạng thái chứa nội dung gây tranh cãi đã không còn xuất hiện trên trang facebook của bà Đỗ Thị Kim Liên, chủ dự án nước mặt sông Đuống.

Shark Liên đã xóa dòng trạng thái gây tranh cãi trên facebook.

Mới đây, bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP nước mặt Sông Đuống đã gây tranh cãi với dòng trạng thái trên trang facebook chính thức.
Bà Liên đã viết: "Câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh thời thế chiến thứ 2 Winston Churchill: "Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng!". Theo bà, đây là câu nói hay và rất ý nghĩa mà bà muốn chia sẻ với mọi người.
Tuy nhiên, giữa thời điểm dư luận đang ồn ào về việc giá nước của Công ty CP nước mặt sông Đuống được Hà Nội mua cao hơn so với giá nước của Nhà máy nước sạch sông Đà, dòng trạng thái này của bà Liên đã gây tranh cãi không nhỏ.
Sau gần 1 ngày đăng tải, vị nữ chủ tịch đã gỡ bức ảnh có kèm theo dòng trạng thái trên. Trước đó, status của Shark Liên đã thu hút gần 1000 lượt bình luận và gần 400 lượt chia sẻ.
Tuy nhiên, điều đáng nói là trong phần bình luận dưới dòng trạng thái này của shak Liên chỉ hiển thị khoảng hơn 100 lời bình với chiều hướng tích cực. Đồng thời, các comment này nhận được nhiều nút "phẫn nộ" của người xem.
Liên quan tới lùm xùm về giá nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bên lề cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ 11 HĐND TP.Hà Nội khóa XV khẳng định: "Thành phố (Hà Nội) không bao giờ bù giá cho nước mặt sông Đuống".
Trước đó, trong cuộc tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, có 4 nhà đầu tư rót vốn xây dựng nhà máy, gồm một quỹ đầu tư của Oman, doanh nghiệp Aqua One, Nhà máy nước sạch số 2 (10%) và 5% của một đơn vị khác.
Về nguyên nhân chọn doanh nghiệp của bà Đỗ Thị Kim Liên đầu tư nhà máy nước sạch sông Đuống, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung phân tích: "Aqua One là doanh nghiệp chỗ của chị Liên (bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng quản trị) mà báo chí phản ánh vừa qua.
Đây là công ty từng làm nhà máy nước lớn nhất miền Nam tại Long An. Hà Nội đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm nhà máy này. Vấn đề là như vậy, chứ không có lợi ích nhóm của ai ở đây cả".
Vi An (T/h)
Bạn đang đọc bài viết Shark Liên - Chủ dự án nước mặt sông Đuống xóa dòng trạng thái "chó cứ sủa và người cứ đi" tại chuyên mục Kinh doanh của báo Đời sống Pháp luật. Mọi thông tin góp ý phản hồi xin gửi về hòm thư dsplonline.toasoan@gmail.com hoặc Hotline: 098.310.8812
..




---

PHẦN I

Câu chuyện 10 năm trước (tháng 11 năm 2019)




4.

Những ý kiến ngược nhau
24-11-2009 - 12:45 AM|Pháp luật

Bà Đỗ Thị Kim Liên, hành khách trên chuyến VN740 của Vietnam Airlines, khẳng định bà không hề đe dọa hay xúc phạm ai trên chuyến bay. Trong khi đó, đại diện Vietnam Airlines cho biết bà Liên đã có thái độ không tuân thủ quy định của hãng, có nguy cơ uy hiếp đến an toàn của chuyến bay

Sau khi báo chí thông tin về vụ một hành khách của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) có ý định kiện tiếp viên của hãng này, ngày 23-11, các bên liên quan đã có thông tin cho báo chí.


Tranh cãi về chỗ ngồi



Sáng 23-11, bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, đã gặp gỡ báo chí để nói rõ thêm về vụ bà và 2 con nhỏ là hành khách của VNA, bay từ Singapore về sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) trên chuyến bay VN740, bất ngờ bị áp giải vào phòng an ninh sân bay vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 21-11.



Theo bà Liên, gia đình gồm 4 người, nhưng chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Singapore và ngược lại thì chỉ còn 3 vé hạng C. Do đó, bà đã mua 3 vé hạng C và 1 vé phổ thông, trong đó, vé phổ thông mua cho con trai của bà.



Ngày 21-11, trong chuyến bay từ Singapore về TPHCM, khi lên máy bay, gia đình bà Liên được ngồi chung 4 người ở khoang C. Khi đến giờ ăn, bất ngờ tiếp viên chuyến bay yêu cầu đứa con trai 5 tuổi của bà Liên phải trở về khoang phổ thông, bà Liên đã trình bày với tiếp viên trưởng là cô Nguyễn Thị Hồng Viện về việc chỉ mua được 3 vé hạng C và 1 vé phổ thông, rồi yêu cầu được giúp đỡ. Thế nhưng, đề nghị của bà Liên không được tiếp viên trưởng đồng ý. Sau một hồi tranh cãi, chồng bà Liên đã phải rời ghế hạng C xuống ghế phổ thông ngồi và nhường lại ghế hạng C cho  đứa con nhỏ 5 tuổi. Bà Liên thừa nhận là trong lúc nóng nảy bà có dùng từ “chúng mày” và “tao”, chứ không hề đe dọa hay xúc phạm ai. Nhưng khi máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất, bà Liên và 2 con bị lực lượng an ninh sân bay áp giải vào phòng an ninh.



Bà Liên cho rằng việc áp giải của an ninh sân bay đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của gia đình bà.



Hành khách không được tự đổi chỗ ngồi



Theo tường trình của tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện, khi lên máy bay, một cặp vợ chồng và 2 con ngồi vào 3 ghế hạng C (theo danh sách hành khách, chỉ có 3 người ngồi ghế hạng C (hạng thương gia), còn một người ngồi ghế hạng Y (hạng phổ thông). Để bảo đảm an toàn cho chính hành khách đó và của cả chuyến bay, tiếp viên khu vực hạng C nhắc nhở những hành khách nói trên ngồi đúng số ghế (tức mỗi người một ghế). Mặc dù được nhắc nhở nhiều lần, không những không chấp hành mà bà Đỗ Thị Kim Liên đứng lên, chống nạnh chửi và nhục mạ tiếp viên “... Bọn mày là cái thứ bồi bàn... Tao sẽ đuổi việc bọn mày hết...”.



Cùng ngày, người phát ngôn của VNA, ông Lê Hoàng Dũng, khẳng định trong vụ hành khách đòi kiện tiếp viên VNA, hành khách Đỗ Thị Kim Liên đã có thái độ không tuân thủ quy định của hãng, có nguy cơ uy hiếp đến an toàn của chuyến bay. Theo quy định, hành khách mua ghế hạng nào sẽ phải ngồi đúng hạng và đúng số ghế trên thẻ lên máy bay. Nếu cần xin nâng hạng phải được cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng quyết định, hành khách không được tự ý chuyển đổi chỗ ngồi. Con của hành khách Đỗ Thị Kim Liên trên 2 tuổi phải ngồi ghế riêng, không được phép ngồi chung ghế của người lớn để bảo đảm an toàn cho chuyến bay và cho chính hành khách.



Theo tường trình của tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện cho VNA, sau nhiều lần giải thích, bà Liên tiếp tục có thái độ không chấp hành, gây ảnh hưởng đến cả khoang hạng C nên tiếp viên trưởng phải báo cáo với cơ trưởng của chuyến bay và cơ trưởng đã quyết định gọi an ninh sân bay. Theo đúng quy định, sau khi hạ cánh, nhà chức trách sân bay đã đưa khách về làm tường trình và lập biên bản giữa các bên liên quan.




Tiếp tục làm rõ


Đại diện Ban An ninh Cục Hàng không VN cho biết trường hợp hành khách có các hành vi gây mất trật tự, an ninh, an toàn trên chuyến bay, làm ảnh hưởng tới tinh thần, công tác phục vụ của tiếp viên, gián tiếp uy hiếp an toàn bay sẽ bị xử lý theo quy định. Uy hiếp an ninh, an toàn chuyến bay không chỉ là những hành vi vi phạm ghê gớm mà ngay cả trường hợp hành khách không tuân theo hướng dẫn của tiếp viên, dẫn đến xung đột làm ảnh hưởng đến trật tự chuyến bay cũng có thể bị coi là uy hiếp an ninh, an toàn. Trong mọi trường hợp, nếu hành khách có các hành vi bất thường, có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn bay, cơ trưởng được quyền ra quyết định xử lý, thậm chí, có thể cho hạ cánh khẩn cấp. Trường hợp cụ thể xảy ra trên chuyến bay VN740, Cục Hàng không đang yêu cầu Cảng vụ miền Nam báo cáo cụ thể.

T.Hà
Ng.Mai - H.Nhân - T.Hà


https://nld.com.vn/phap-luat/nhung-y-kien-nguoc-nhau-20091124124539182.htm





3.



Thứ hai, 23/11/2009, 19:12 (GMT+7)




Một ngày sau khi bị giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất hơn 3 tiếng vì bất đồng với tiếp viên, bà Đỗ Thị Kim Liên đã gửi đơn khiếu nại lên Vietnam Airlines và cho biết sẽ khởi kiện tiếp viên trưởng chuyến bay VN740 của hãng này.


Trong đơn gửi Tổng giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines, ông Lê Toàn, chồng bà Đỗ Thị Kim Liên, khẳng định thái độ của tiếp viên trưởng không đúng và có rất nhiều hành khách trên chuyến bay đó không đồng ý về cách xử lý của tiếp viên này.















ba-lien21-1348867443_480x0.jpg
Bà Liên khóc khi trình bày lại sự việc vào sáng 23/11. Ảnh: Kiên Cường




















Gia đình bà Liên, Tổng giám đốc công ty bảo hiểm AAA, vô cùng phẫn nộ và bất ngờ trước việc bị áp giải bởi 10 nhân viên an ninh khi vừa xuống sân bay. "Tôi đã vi phạm điều gì để bị áp giải như một tội phạm, hai con nhỏ (bé 3 tuổi và 5 tuổi) thật sự bị sốc trước cảnh tượng này", bà Liên vừa khóc vừa trình bày trong buổi họp báo sáng nay tại trụ sở AAA.
Nữ doanh nhân này cũng phản bác hoàn toàn luận điểm cho rằng vì vấn đề an ninh mà bà phải bị áp giải. Hơn 20 phút đầu, gia đình 4 người vẫn ngồi trên 3 ghế hạng C (hạng thương gia) bình thường, con nhỏ được bà bế vào lòng.
"Sự việc xảy ra khi đến phần phục vụ bữa ăn, tiếp viên đột nhiên yêu cầu một người phải về ghế hạng phổ thông để tiện phục vụ. Chúng tôi không đồng ý với lý do con nhỏ không thể tách rời khỏi cha mẹ, lời qua tiếng lại, tôi có to tiếng "chúng mày làm như vậy là chị không đồng ý", nhưng sau đó chồng tôi vẫn chấp hành và xuống ghế phổ thông ngồi", bà Liên kể lại.  
Tất cả chỉ diễn ra 5 phút, gia đình bà Liên tưởng đã chấm dứt sự việc, nhưng khi máy bay vừa đáp, hơn 10 nhân viên an ninh đã áp giải bà cùng 2 con về khu vực công an cửa khẩu và giữ ở đó hơn 3 tiếng đồng hồ. Biên bản sau đó được lập với lý do đơn giản là có bất thường giữa hành khách và tiếp viên.
Theo chồng bà Liên - người liên quan đến vụ việc, chính tiếp viên trưởng đã thông báo với cơ trưởng để cơ trưởng báo cáo an ninh sân bay sự việc, dẫn đến việc áp giải trên. "Khiếu nại là bước đầu, sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục làm cho ra lẽ và sẽ khởi kiện tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện về hành vi "làm nhục người khác"", ông Toàn khẳng định.
Luật sư Phạm Ngọc Trung, Công ty luật Nam An cho rằng, liên quan đến vấn đề danh dự thì luật dân sự cho phép được quyền khởi kiện và yêu cầu bồi thường. "Hành vi làm nhục người khác" sẽ có yếu tố tăng nặng khi người xử sự này có chức vụ. Cũng theo ông Trung, luật hàng không dân dụng quy định, hành vi áp giải chỉ được áp dụng với đối tượng khủng bố hay tội phạm. "Hành vi của gia đình chị Liên không nằm trong đối tượng này", ông Trung khẳng định.
Một diễn biến khác, sau khi cơ trưởng Ruslan Musaev báo cáo lại toàn bộ sự việc, chiều nay Vietnam Airlines cũng đã có thông báo chính thức về vấn đề này. Theo đó, hãng hàng không này khẳng định việc ngồi sai chỗ so với vé đã mua là "vi phạm quy định an toàn bay".
Vietnam Airlines cho rằng, khi máy bay chuẩn bị cất cánh, gia đình bà Liên đã tự ý đưa một trẻ em có chỗ tại hạng ghế phổ thông lên ngồi cùng một ghế với mình tại hạng thương gia mà không có sự đồng ý của tiếp viên phục vụ. Mặc dù được các tiếp viên và tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện chỉ dẫn cặn kẽ, song gia đình này vẫn có thái độ, lời lẽ không đúng mực và không tuân thủ yêu cầu này. Nhiều lần giải thích việc ngồi như vậy là sai quy định và không đảm bảo an toàn cho chính hành khách và trẻ em nhưng hành khách tiếp tục có thái độ không chấp hành và lăng mạ tiếp viên.
"Xét thấy việc khách không tuân thủ quy định của Vietnam Airlines và có nguy cơ uy hiếp tới an toàn của chuyến bay, cơ trưởng đã báo cáo nhà chức trách sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay đến). Theo đúng quy định, sau khi hạ cánh tại đây, nhà chức trách sân bay đã đưa khách về làm tường trình và lập biên bản giữa các bên liên quan", thông cáo báo chí nêu rõ.
Quan điểm của Tổng công ty hàng không Việt Nam, trường hợp đặc biệt về chỗ ngồi sẽ do cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng quyết định, hành khách không được tự ý chuyển đổi chỗ ngồi khi chưa được phép. 
Đối với thái độ tiếp viên, Vietnam Airlines cũng khẳng định trường hợp nếu tiếp viên đã có thái độ không đúng mực với hành khách, Tổng công ty luôn cầu thị và sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định.
Hôm 22/11, gia đình bà Liên đi chặng Singapore - TP HCM của chuyến bay VN740 vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc hơn 14h, đã bị an ninh sân bay giải về khu vực công an cửa khẩu và lưu giữ ở đó hơn 3 tiếng đồng hồ.
Gia đình 4 người này mua vé khứ hồi Singapore - TP HCM, lượt về chỉ có 3 vé hạng C (thương gia) và một vé thường. Trước đó, khi mua vé, gia đình bà Liên được nhân viên bán vé giải thích là nếu hạng C còn trống chỗ sẽ xếp cho con nhỏ ngồi cùng. Nhưng thực tế khi lên máy bay, dù khoang hạng C vẫn còn trống chỗ, song tiếp viên đã yêu cầu thành viên gia đình bà Liên ngồi đúng chỗ ghi trên vé. Hai bên đã to tiếng dẫn đến bất đồng.
Kiên Cường


Thứ Hai, ngày 23/11/2009 - 21:11

Một ngày sau khi bị giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất hơn 3 tiếng vì bất đồng với tiếp viên, bà Đỗ Thị Kim Liên đã gửi đơn khiếu nại lên Vietnam Airlines và cho biết sẽ khởi kiện tiếp viên trưởng chuyến bay VN740 của hãng này.
Trong đơn gửi Tổng giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines, ông Lê Toàn, chồng bà Đỗ Thị Kim Liên, khẳng định thái độ của tiếp viên trưởng không đúng và có rất nhiều hành khách trên chuyến bay đó không đồng ý về cách xử lý của tiếp viên này.
Bà Liên khóc khi trình bày lại sự việc vào sáng 23/11. Ảnh: Kiên Cường
Gia đình bà Liên, Tổng giám đốc công ty bảo hiểm AAA, vô cùng phẫn nộ và bất ngờ trước việc bị áp giải bởi 10 nhân viên an ninh khi vừa xuống sân bay. "Tôi đã vi phạm điều gì để bị áp giải như một tội phạm, hai con nhỏ (bé 3 tuổi và 5 tuổi) thật sự bị sốc trước cảnh tượng này", bà Liên vừa khóc vừa trình bày trong buổi họp báo sáng nay tại trụ sở AAA.
Nữ doanh nhân này cũng phản bác hoàn toàn luận điểm cho rằng vì vấn đề an ninh mà chị phải bị áp giải. Hơn 20 phút đầu, gia đình 4 người vẫn ngồi trên 3 ghế hạng C (hạng thương gia) bình thường, con nhỏ được chị bế vào lòng.
"Sự việc xảy ra khi đến phần phục vụ bữa ăn, tiếp viên đột nhiên yêu cầu một người phải về ghế hạng phổ thông để tiện phục vụ. Chúng tôi không đồng ý với lý do con nhỏ không thể tách rời khỏi cha mẹ, lời qua tiếng lại, tôi có to tiếng "chúng mày làm như vậy là chị không đồng ý", nhưng sau đó chồng tôi vẫn chấp hành và xuống ghế phổ thông ngồi", chị Liên kể lại.
Tất cả chỉ diễn ra 5 phút, gia đình chị Liên tưởng đã chấm dứt sự việc nhưng khi máy bay vừa đáp, hơn 10 nhân viên an ninh đã áp giải chị Liên cùng 2 con nhỏ về khu vực công an cửa khẩu và giữ ở đó hơn 3 tiếng đồng hồ. Biên bản sau đó được lập với lý do đơn giản là có bất thường giữa hành khách và tiếp viên.
Theo chồng bà Liên - người liên quan đến vụ việc, chính tiếp viên trưởng đã thông báo với cơ trưởng để cơ trưởng báo cáo an ninh sân bay sự việc, dẫn đến việc áp giải trên. "Khiếu nại là bước đầu, sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục làm cho ra lẽ và sẽ khởi kiện tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện về hành vi "làm nhục người khác"", ông Toàn khẳng định.
Luật sư Phạm Ngọc Trung, Công ty luật Nam An cho rằng, liên quan đến vấn đề danh dự thì luật dân sự cho phép được quyền khởi kiện và yêu cầu bồi thường. "Hành vi làm nhục người khác" sẽ có yếu tố tăng nặng khi người xử sự này có chức vụ. Cũng theo ông Trung, luật hàng không dân dụng quy định, hành vi áp giải chỉ được áp dụng với đối tượng khủng bố hay tội phạm. "Hành vi của gia đình chị Liên không nằm trong đối tượng này", ông Trung khẳng định.
Một diễn biến khác, sau khi cơ trưởng Ruslan Musaev báo cáo lại toàn bộ sự việc, chiều nay Vietnam Airliens cũng đã có thông báo chính thức về vấn đề này. Theo đó, hãng hàng không này khẳng định việc ngồi sai chỗ so với vé đã mua là "vi phạm quy định an toàn bay".
Vietnam Airline cho rằng, khi máy bay chuẩn bị cất cánh, gia đình chị Liên đã tự ý đưa một trẻ em có chỗ tại hạng ghế phổ thông lên ngồi cùng một ghế với mình tại hạng thương gia mà không có sự đồng ý của tiếp viên phục vụ. Mặc dù được các tiếp viên và tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện chỉ dẫn cặn kẽ, song gia đình này vẫn có thái độ, lời lẽ không đúng mực và không tuân thủ yêu cầu này. Nhiều lần giải thích việc ngồi như vậy là sai quy định và không đảm bảo an toàn cho chính hành khách và trẻ em nhưng hành khách tiếp tục có thái độ không chấp hành và lăng mạ tiếp viên.
"Xét thấy việc khách không tuân thủ quy định của Vietnam Airlines và có nguy cơ uy hiếp tới an toàn của chuyến bay, cơ trưởng đã báo cáo nhà chức trách sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay đến). Theo đúng quy định, sau khi hạ cánh tại đây, nhà chức trách sân bay đã đưa khách về làm tường trình và lập biên bản giữa các bên liên quan", thông cáo báo chí nêu rõ.
Quan điểm của Tổng công ty hàng không Việt Nam, trường hợp đặc biệt về chỗ ngồi sẽ do cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng quyết định, hành khách không được tự ý chuyển đổi chỗ ngồi khi chưa được phép.
Đối với thái độ tiếp viên, Vietnam Airlines cũng khẳng định trường hợp nếu tiếp viên đã có thái độ không đúng mực với hành khách, Tổng công ty luôn cầu thị và sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định.
Hôm 22/11, gia đình bà Liên đi chặng Singapore - TP HCM của chuyến bay VN740 vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc hơn 14h, đã bị an ninh sân bay giải về khu vực công an cửa khẩu và lưu giữ ở đó hơn 3 tiếng đồng hồ.
Gia đình 4 người này mua vé khứ hồi Singapore - TP HCM, lượt về chỉ có 3 vé hạng C (thương gia) và một vé thường. Trước đó, khi mua vé, gia đình chị Liên được nhân viên bán vé giải thích là nếu hạng C còn trống chỗ sẽ xếp cho con nhỏ ngồi cùng. Nhưng thực tế khi lên máy bay, dù khoang hạng C vẫn còn trống chỗ, song tiếp viên đã yêu cầu thành viên gia đình bà Liên ngồi đúng chỗ ghi trên vé. Hai bên đã to tiếng dẫn đến bất đồng.
VNE




1.


















Em bé trên 2 tuổi có đe dọa an toàn bay?
Thứ Ba, 24/11/2009 02:09
(SGGP).

Như báo chí đã đưa tin, nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA, đòi khởi kiện Vietnam Airlines vì cho rằng mình bị tiếp viên của hãng này “làm nhục trước đám đông” và bị áp giải ngay sau khi máy bay hạ cánh là một hành động mà theo bà Liên là “Không thể chấp nhận được”.
Chiều 23-11, Vietnam Airlines đã chính thức có thông cáo báo chí phản hồi lại các thông tin liên quan đến vụ việc này. Theo Vietnam Airlines (VNA), hành khách Đỗ Thị Kim Liên ngồi tại ghế 2D, đi cùng một người lớn và 2 trẻ mua 3 vé hạng thương gia và 1 vé hạng phổ thông, từ Singapore về TPHCM trên chuyến bay VN 740 ngày 21-11.
Khi chuẩn bị cất cánh, khách tự ý đưa một trẻ có chỗ tại hạng ghế phổ thông lên ngồi cùng 1 ghế với mình tại hạng thương gia mà không có sự đồng ý của tiếp viên phục vụ. Mặc dù được các tiếp viên và tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Hồng Viện chỉ dẫn cặn kẽ, song hành khách đã có thái độ, lời lẽ không đúng mực và không tuân thủ yêu cầu này.
Sau nhiều lần giải thích việc ngồi như vậy là sai quy định và không đảm bảo an toàn cho chính hành khách và trẻ em nêu trên nhưng khách tiếp tục có thái độ không chấp hành và lăng mạ tiếp viên, tiếp viên trưởng đã báo cáo cơ trưởng chuyến bay là Ruslan Musaev toàn bộ sự việc. Xét thấy việc khách không tuân thủ quy định của Vietnam Airlines và có nguy cơ uy hiếp tới an toàn của chuyến bay, cơ trưởng đã báo cáo lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay đến). Và theo đúng quy định, sau khi hạ cánh tại đây, lãnh đạo sân bay đã đưa khách về làm tường trình và lập biên bản giữa các bên liên quan.
Trong thông cáo báo chí, Vietnam Airlines bày tỏ quan điểm cho rằng: Việc hành khách mua ghế hạng nào sẽ phải ngồi đúng hạng và đúng số ghế trên thẻ lên máy bay. Trường hợp đặc biệt cần xin nâng hạng do cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng quyết định, hành khách không được tự ý chuyển đổi chỗ ngồi khi chưa được phép. Trong trường hợp này, con của khách (trên 2 tuổi) không được phép ngồi cùng ghế của người lớn trên chuyến bay mà phải ngồi ghế riêng vì không đảm bảo an toàn của chính hành khách và vi phạm quy định an toàn bay.
Trong mọi trường hợp, nếu hành khách có các hành vi bất thường, có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn bay, cơ trưởng có toàn quyền quyết định đến việc có tiếp tục thực hiện chuyến bay nữa hay không, thậm chí có thể cho máy bay hạ cánh khẩn cấp theo đúng quy trình. Do vậy, khi đi máy bay, hành khách cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của cơ trưởng và tiếp viên để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến bay. Trường hợp nếu tiếp viên đã có thái độ không đúng mực với hành khách, tổng công ty luôn cầu thị và sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định.
Tuy nhiên, theo luật sư Phạm Ngọc Chung, Công ty Luật TNHH Nam An, những hành vi của tiếp viên Nguyễn Thị Hồng Viện trái với quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, trái với quy định về An ninh hàng không được ban hành theo Quyết định 06-2007/QĐ-BGTVT ngày 5-2-2007 và xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của gia đình ông bà Lê Toàn - Đỗ Thị Kim Liên. “Chúng tôi không hề có bất cứ hành vi nào đe dọa đến an ninh hàng không để lực lượng an ninh phải áp giải như một tội phạm. Chính vì thế, chúng tôi sẽ khởi kiện tiếp viên Nguyễn Thị Hồng Viện, cũng như VNA ra tòa vì những hành vi xúc phạm trên” - bà Liên khẳng định.
Không chỉ bà Liên, nhiều độc giả cho rằng, việc áp giải bà Liên - một hành khách có thẻ Vàng, sau khi máy bay đã hạ cánh an toàn liệu có phải là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn chuyến bay?
Và sự tranh cãi qua lại giữa bà Liên với tiếp viên liệu đã đến mức gọi là nguy hiểm, uy hiếp, làm mất tinh thần tiếp viên, đe dọa đến an ninh hàng không đến mức phải áp giải và lưu giữ bà Liên tại sân bay trong 3 giờ như thế hay không?
Thiết nghĩ, VNA cũng cần xem xét lại cung cách đối xử và phục vụ hành khách sao cho thật linh hoạt, để tránh gây nên những trường hợp đáng tiếc nêu trên.
TH. TUYẾT
https://www.sggp.org.vn/em-be-tren-2-tuoi-co-de-doa-an-toan-bay-298442.html
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.