Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/08/2018

Lò nóng lên ngay bên hàng xóm : nhà số 9 Đặng Tất

Đến gần đây, trong lúc hỏi thăm qua lại, mới biết tin từ nhà số 9 phố Đặng Tất.

Nhà số 9 phố Đặng Tất (Hà Nội) là một địa chỉ đáng nhớ với chúng tôi. Bên 9A thì nghe truyền rằng, ngày trước bác đương kim Tổng Bí thư đã từng ở (thời xa xưa, không phải gần đây, và tôi chỉ là nghe kể lại chứ không thấy). 

Còn 9B ngay bên cạnh, thì có rất nhiều gia đình cùng ở, rất thân quen. Số nhà ấy rất gần với Lăng Bác, gần đường Nguyễn Cảnh Chân, gần cây táo nhà ông Lành (đứng bên ngoài đường nhìn rất rõ cây táo).

Bây giờ là tin về một người ở nhà 9B Đặng Tất.

Tạm gọi là lò nóng ngay nhà hàng xóm. Tức là hàng xóm của chúng tôi ngày trước.

Tư liệu đi theo thứ tự ngược như mọi khi. 




---

TIN TỨC



3. Năm 2018






11:37 - 15/06/2018

Ông Nguyễn Đức Sơn, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, vừa bị cơ quan điều tra bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.




Ông Nguyễn Đức Sơn từng bị kỷ luật vào năm 2013 do dùng gậy chơi golf đánh nhân viên phục vụ ở sân golf Tam Đảo /// Ảnh Hoàng Trang

Ông Nguyễn Đức Sơn từng bị kỷ luật vào năm 2013 do dùng gậy chơi golf đánh nhân viên phục vụ ở sân golf Tam Đảo
ẢNH HOÀNG TRANG

Theo đó, cơ quan điều tra sau khi bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Sơn đã khám xét phòng làm việc của ông này tại tầng 3 ở trụ sở Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội(Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) trên phố Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP.Hà Nội, có chức năng chính là quản lý quỹ nhà tái định cư... Ngày 23.4 vừa qua, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định cho ông Nguyễn Đức Sơn (60 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) tạm thời thôi điều hành công ty, chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trước đó, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam ông Lương Văn Hữu, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị, đơn vị trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, để làm rõ vi phạm trong quản lý quỹ nhà tái định cư.
Tại văn bản gửi UBND TP.Hà Nội về kết quả kiểm tra công tác quản lý và bố trí tái định cư tại một số dự án, Thanh tra chuyên ngành Sở Xây dựng đã phát hiện hàng loạt sai phạm của đơn vị này.
Cụ thể, tại khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy), Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội phải bàn giao nguyên trạng 18 toà chung cư với 2.204 căn hộ cho Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội để quản lý, vận hành theo quy định, nhưng Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội chưa bàn giao đủ số căn hộ, còn giữ lại 321 căn hộ.
Bên cạnh đó, việc bố trí nhà tái định cư tại khu đô thị này đã xảy ra nhiều sai phạm. Cụ thể, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã bố trí cho người vào ở khi chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định đối với 321 căn hộ, trong đó có 259 căn có quyết định bán nhà nhưng chưa nộp tiền; 62 căn hộ chưa có quyết định bán nhà. Đây là nguyên nhân khiến Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội chưa bàn giao đủ số căn hộ này cho Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.
Tại Khu đô thị thành phố Giao Lưu thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội nhận bàn giao 3 toà nhà tái định cư, gồm 556 căn hộ từ tháng 9.2014. Dù chưa hoàn tất thủ tục theo quy định, nhưng đơn vị này đã cho người vào ở tại 100 căn hộ. Nghiêm trọng hơn, trong số đó có 6 căn hộ chưa có quyết định bán nhà của UBND TP.Hà Nội.
Qua thu thập hồ sơ và kiểm tra thực tế tại 17 điểm kinh doanh dịch vụ do Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thấy, doanh nghiệp này đã tự ý cho các tổ chức, cá nhân vào sử dụng, kinh doanh dịch vụ và hầu hết đã cải tạo, sửa chữa, thay đổi nguyên trạng ban đầu. Nghiêm trọng hơn, nhiều tổ chức còn cho thuê lại, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, gây thất thoát số tiền lớn.
Thanh tra chuyên ngành Sở Xây dựng Hà Nội chỉ rõ, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã buông lỏng quản lý, để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý, bố trí nhà tái định cư. Điển hình nhất là để tồn đọng 376 tỉ đồng tiền bán nhà tái định cư tại khu đô thị Nam Trung Yên, gây hậu quả lớn trong thời gian dài, thất thu ngân sách. Bên cạnh đó là bất bình đẳng khi giải quyết chế độ, chính sách đền bù, bố trí tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của thành phố.
Nhiều căn hộ được Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đưa người vào ở nêu trên chưa đúng quy định, có sự thông đồng, thỏa thuận của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác Khu đô thị; nhiều căn hộ đã mua bán, chuyển nhượng sai quy định...
Thanh tra chuyên ngành Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc để xảy ra tình trạng chủ sử dụng căn hộ không nộp tiền cho nhà nước, cố tình chây ì không trả lại căn hộ.
https://thanhnien.vn/thoi-su/bat-cuu-chu-tich-kiem-tong-giam-doc-cong-ty-quan-ly-phat-trien-nha-ha-noi-973604.html



2. Năm 2013

20:36 07/10/2013


Ông Nguyễn Đức Sơn. Theo vov.vn 
Chiều 7/10, Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết: Trên cơ sở Tờ trình của Sở Nội vụ và đề nghị của Hội đồng kỷ luật thành phố, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 6020/QĐ-UBND thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội với hình thức khiển trách vì đã vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ, viên chức trong ứng xử nơi công cộng, bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Trước việc báo chí đưa tin, ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội dùng gậy chơi golf đánh nhân viên caddie ở sân golf Tam Đảo vào ngày 15/9/2013, ngày 27/9/2013, Chủ tịch UBND Thành phố đã yêu cầu ông Nguyễn Đức Sơn báo cáo giải trình và giao Sở Nội vụ thẩm tra xác minh, đồng thời thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Sơn.
Ngày 3/10/ 2013, Sở Nội vụ có Tờ trình số 2192/TTr-SNV báo cáo kết quả xem xét của Hội đồng kỷ luật và đề nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Sơn.
Hình thức kỷ luật trên được áp dụng theo đúng Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011; Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 của Chính phủ; Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26/6/2012 của Bộ Nội vụ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Quy định việc áp dụng Luật Cán bộ công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có góp vốn của Nhà nước./.
http://dangcongsan.vn/preview/newid/210709.html



Đánh người phục vụ, giám đốc công ty phát triển nhà Hà Nội bị truất quyền chơi golf

Ngày 20.9, Ban điều hành sân golf Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) phát thông cáo truất quyền chơi golf của ông Nguyễn Đức Sơn (ở Q.Ba Đình, TP.Hà Nội) vì có hành vi đánh vào đầu một nhân viên phục vụ sân.

 Đánh người phục vụ, một giám đốc bị truất quần chơi golfThông báo đăng trên trang web của sân golf Tam Đảo
Trên trang web của sân golf Tam Đảo đăng thông báo có nội dung: "Hồi 13 giờ ngày 15.9, Ban điều hành sân golf Tam Đảo đã tiến hành lập biên bản về việc tại hố golf số 13, Ông Nguyễn Đức Sơn (Điện thoại: 0912908061- Địa chỉ: 9B, Đặng Tất, Ba Đình, Hà Nội) dùng gậy “putt” đánh vào đầu Nhân viên Caddie số 054 (phục vụ cho Ông Nguyễn Văn Thanh – người chơi cùng nhóm). Hành động của ông Sơn đã khiến Caddie 054 bị ngất tại chỗ và buộc Ban điều hành phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu, khám và điều trị vết thương".
"Hành động của ông Sơn đã vi phạm nghiêm trọng về văn hóa ứng xử trên sân golf nói chung và Quy tắc, văn hóa ứng xử trên Sân golf Tam Đảo nói riêng. Ban điều hành bắt buộc phải áp dụng biện pháp truất quyền chơi golf với thời hạn 01 năm (kể từ ngày 16.09.2013 đến ngày 15.09.2014) đối với ông Nguyễn Đức Sơn" - thông báo nêu rõ.
Được biết, ông Nguyễn Đức Sơn hiện là Giám đốc Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội.
Trả lời báo chí chiều 22.9, ông Sơn không phủ nhận sự việc, nhưng cho rằng trong lúc đùa ông đã va gậy vào nhân viên chứ không cố tình đánh người. Ông Sơn cho biết sau vụ việc xảy ra, có công an xác nhận, lập biên bản.
Tin Nóng
https://tinnong.thanhnien.vn/phai-doc/danh-nguoi-phuc-vu-giam-doc-cong-ty-phat-trien-nha-ha-noi-bi-truat-quyen-choi-golf-23397.html



1. Năm 2010

Ngày 13/01, Bộ Xây dựng đã có Quyết định  43/QĐ-BXD về việc tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng cho 24 cá nhân thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, đã có thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch công tác giai đoạn 2007 - 2009 gồm:
1. Ông Đỗ Xuân Anh, Giám đốc.
2. Ông Bùi Văn Chiểu, Phó Giám đốc.
3. Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc.
4. Ông Lê Văn Dục, Phó Giám đốc.
5. Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Giám đốc.
6. Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng phát triển nhà.
7. Ông Võ Nguyên Phong, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
8. Ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm.
9. Ông Đào Xuân Thông, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật và Giám định chất lượng.
10. Ông Nguyễn Công Chính, Trưởng phòng Thẩm định.
11. Ông Phan Hữu Khoa, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ.
12. Bà Phan Thị Kim Hiền, Trưởng phòng Pháp chế.
13. Ông Lê Quang Phú, Chánh thanh tra.
14. Ông Nguyễn Sinh Minh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội.
15. Ông Hoàng Ngọc Thắng, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
16. Ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
17. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty Cấp nước Hà Đông.
18. Ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
19. Ông Nguyễn Hữu Sùng, Giám đốc Ban quản lý dự án Hạ tầng đô thị.
20. Ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án thoát nước Hà Nội.
21. Ông Hoàng Mạnh Trường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà tái định cư.
22. Ông Vũ Đức Hưởng, Giám đốc Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp.
23. Ông Đỗ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên công viên cây xanh Hà Nội.
24. Ông Nguyễn Lê, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 43/QĐ-BXD

http://www.moc.gov.vn/en/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/37126/tang-thuong-danh-hieu-chien-si-thi-dua-nganh-xay-dung-cho-24-ca-nhan-thuoc-so-xay-dung-ha-noi.html;jsessionid=E9435927B111E803DE8B3D2E302E1244?_vcmsviewcontent_INSTANCE_Z2jG_parent=71


---








THAM KHẢO


.

Chủ Nhật, 21/12/2014 10:00

“Đại gia” gốm sứ phong thủy lừa bán nhà đất, cổ phần cho nhiều người


(ĐTCK) Lừa bán nhà đất, cổ phiếu cho nhiều người, đại gia gốm sứ phong thủy lĩnh án 22 năm tù giam.
“Đại gia” gốm sứ phong thủy lừa bán nhà đất, cổ phần cho nhiều người
Ảnh Internet
Những năm 2006 – 2008, Nguyễn Trúc Quỳnh (SN 1976, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) sở hữu một số cơ sở buôn bán hàng gốm sứ phong thủy tại Hà Nội. Lúc bấy giờ, kinh tế đang tăng trưởng tốt, việc buôn bán làm ăn của Quỳnh rất phát đạt, tiền vốn nhiều chục tỷ đồng.
Cũng thời gian đó, Quỳnh quen biết với bà Đinh Thị Mai Phương trú tại số 9B Đặng Tất, phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Quỳnh đã dẫn bà Phương đến thăm các cơ sở kinh doanh hàng phong thủy và đặt vấn đề vay vốn để mở rộng kinh doanh.
Tin vào khả năng kinh doanh của Quỳnh nên bà Phương đồng ý cho vay tiền. Bà Phương giao tiền nhiều lần với tổng số tiền là 30 tỷ đồng, lãi suất 1,2 - 1,7% mỗi tháng và cam kết trả nợ bà Phương khi được yêu cầu.
Thời gian đầu, Quỳnh trả nợ đầy đủ nhưng sau này Quỳnh bắt đầu chậm trả tiền. Bà Phương đòi thì Quỳnh khất lần, mong bà Phương thông cảm làm ăn thua lỗ nên chưa có điều kiện trả ngay.
Sau nhiều lần đòi nợ, Quỳnh đã đồng ý gán nợ cho bà Phương nhiều tài sản là nhà đất và cổ phần. Cụ thể, tháng 10/2008, Quỳnh và chồng đã làm giấy viết tay bán 2 nhà đất, tổng cộng hơn 270m2 ở số 17, 19 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội với giá 3,7  tỷ đồng. Quỳnh cũng ký giấy bán cho bà Phương nhà đất ở số 4 Giang Cao, Bát Tràng, Hà Nội cho bà Phương với giá 1,8 tỷ đông.
Khi này nhà đất đã có sổ đỏ nhưng Quỳnh nói với bà Phương chưa có sổ đỏ hứa hẹn khi nào có sổ đỏ sẽ làm thủ tục sang tên. Thực chất, Quỳnh đã dùng 2 trong số 3 sổ đỏ này thế chấp cho Ngân hàng VP Bank - chi nhánh Gia Lâm lấy 1,5 tỷ đồng chi tiêu cá nhân vào tháng 10/2009.
Một năm sau, khi nợ ngân hàng đến hạn, Quỳnh lại đem bán nhà đất cho anh Phạm Chí Thắng (ở Lê Duẩn, Hà Nội) để lấy 9 tỷ đồng trả nợ ngân hàng và chi tiêu cá nhân, không trả nợ cho bà Phương.
Tháng 10/2009, hai vợ chồng Quỳnh viết giấy chuyển nhượng 40.000 CP của CTCP Thương mại và xuất nhập khẩu Tân Trường Thành do chồng Quỳnh sở hữu với giá 1,78 tỷ đồng. Mặc dù đã bán số cổ phần nêu trên cho bà Phương nhưng sau đó chồng Quỳnh vẫn đem bán ông Nguyễn Bính (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với giá 1 tỷ đồng.
Đến khi phát hiện Quỳnh đã đem bán nhà đất và cổ phần thì bà Phương làm đơn tố cáo lên cơ quan công an. Khi cơ quan công an triệu tập thì Quỳnh không lên và sau này bị bắt giữ tại TP. HCM.
Tại cơ quan điều tra, Quỳnh thừa nhận có vay tiền của bà Phương, nhiều lần, tổng khoảng 30 tỷ đồng, lãi suất 3 - 4%/tháng, đã trả khoảng 10 tỷ đồng, hiện còn nợ hơn 20 tỷ đồng.
Không chỉ thế, trong thời gian tại ngoại, năm 2012, Quỳnh tiếp tục lừa đảo người khác, bán cho anh Phùng Chí Hưng (ở Long Biên, Hà Nội) nhà đất ở ngõ 97 phố Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội với giá 13 tỷ đồng. Nhưng căn nhà này Quỳnh đã thế chấp và sau đó bán đứt cho bà Phương từ năm 2008.
Vừa qua, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử. Với hành vi nêu trên, Quỳnh bị tuyên phạt 7 năm vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 15 năm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hoàng Duy 
https://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-dinh/dai-gia-gom-su-phong-thuy-lua-ban-nha-dat-co-phan-cho-nhieu-nguoi-108797.html





 23:56 27/12/2012


Vừa qua, dư luận xôn xao về vụ án "tín dụng đen" xảy ra ở đất Hà Thành mà chủ nợ là bà tiến sĩ Đinh Thị Mai Phương…

Trước đó, bà Phương đã cho Nguyễn Trúc Quỳnh (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vay hàng triệu USD và hàng tỷ đồng với lãi suất cao, rồi sau đó Trúc Quỳnh bị bắt tạm giam, do đơn tố cáo của bà Phương.
Theo đơn tố cáo của chị Trúc Quỳnh gửi báo Người đưa tin, từ đầu năm 2005, chị Quỳnh có vay của bà Phương nhiều lần với số tiền là 1,23 triệu USD và 5,22 tỷ đồng với lãi suất 3-4%/tháng để kinh doanh.
Pháp luật - Lình xình vụ nữ tiến sĩ 'siết' nợTrụ sở Phòng công chứng số 6 - Hà Nội. Ảnh PLTP
Từ tháng 8/2009 đến tháng 5/2010, chị Quỳnh đã trả nợ cho bà Phương 251.000 USD tiền gốc, 408.000 USD và 2,388 tỷ đồng tiền lãi.
Do vào thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với lãi suất phải trả quá cao, doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên chị Quỳnh đã xin bà Phương cho hạ lãi suất và được trả dần tiền gốc sau. Bà Phương đã đồng ý nhưng yêu cầu chị Quỳnh và chồng là Lê Trọng Hiếu phải viết giấy bán hai căn nhà số 17, 19 Giang Cao, Bát Tràng, Hà Nội để phòng “xiết nợ” khi vợ chồng chị Quỳnh không hoàn trả.
Bà Phương không mua nhà thật của vợ chồng chị Quỳnh vì biết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả hai ngôi nhà trên đang được vợ chồng Quỳnh thế chấp ở ngân hàng, nếu mua thì phải định giá rẻ mạt.
Để có tiền trả nợ, chị Quỳnh đã bán hai căn nhà trên cho ông Phạm Chí Thắng (trú tại 80B đường Lê Duẩn - Hà Nội) với số tiền 9 tỷ đồng. Số tiền này chị Quỳnh trích một phần đem trả nợ bà Phương, nhưng bà Phương đã né tránh không nhận tiền.
Vào trại giam “siết nợ”
Vì biết vợ chồng chị Quỳnh vẫn đang còn ngôi nhà số 50, tổ 36, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, rộng 391m2 và ngôi nhà ở phố Văn Cao (Hà Nội) có giá trị, nên bà Phương đã làm đơn tố cáo Quỳnh ra cơ quan Công an TP Hà Nội để “ xiết nợ”.
Ngày 28/8/2010, Nguyễn Trúc Quỳnh bị bắt tạm giam lúc đang mang thai 6 tuần tuổi, đến ngày 14/9/2010 chị Quỳnh phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội do bào thai chết lưu. Trước tình cảnh như vậy, để “ xiết nợ” thật nhanh, bà Phương dùng mọi cách đưa công chứng viên vào tận nhà giam số 1 Hà Nội để ép chị Quỳnh phải ký bán ngôi nhà Dịch Vọng với giá 28 tỷ đồng (tại thời điểm này giá ngôi nhà khoảng 40 tỷ đồng).
Người tiếp sức cho tiến sĩ Phương làm các thủ tục công chứng “ xiết nợ” là ông Bùi Ngọc Long, công chứng viên phòng Công chứng số 6 - Hà Nội (sau này ông Long đã bị chị Quỳnh làm đơn tố cáo) và một số người liên quan.
Pháp luật - Lình xình vụ nữ tiến sĩ 'siết' nợ (Hình 2).Người dân đến thực hiện công chứng. Ảnh minh họa
Ngày 2/12/2009, trong khi vợ chồng chị Quỳnh đang ở Bắc Giang để giải quyết chuyện nhập hàng, bà Phương đã cho Vũ Hồng Doanh (lái xe), Nguyễn Đức Nam (cháu bà Phương) và một người tên Minh, tự xưng là Thư ký công chứng viên Phòng công chứng số 6 - Hà Nội lên tận nơi để ép vợ chồng Quỳnh phải ký vào Hợp đồng mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất được lập sẵn đối với ngôi nhà ở phố Văn Cao.
Theo đơn tố cáo của chị Quỳnh, lúc đó, vợ chồng chị Quỳnh từ chối không ký, nhưng đến tận 24 giờ cùng ngày, Doanh, Nam và Minh lái xe đuổi theo vợ chồng chị Quỳnh về tận chân cầu Chương Dương chặn đường ép phải ký tên, điểm chỉ bằng được. “Điều đáng nói là trong bản công chứng, ông Bùi Ngọc Long không có mặt tại thời điểm ký nhưng vẫn ký tên và đóng dấu công chứng trong hợp đồng, lời chứng đề ngày 2/12/2009” – đơn tố cáo của chị Quỳnh có đoạn.
Có được bản công chứng trên bà Phương đã “ xiết” được tài sản đáng giá khoảng 10 tỷ đồng của chị Quỳnh.
Không dừng lại ở sự việc trên, chị Quỳnh cho biết, khi đang bị tạm giam trong trại tạm giam số 1, Hà Nội, ngày 1/10/2010, công chứng viên Bùi Ngọc Long cùng một điều tra viên vào tận trại tạm giam để công chứng việc bán ngôi nhà Dịch Vọng.
Trả lời PV Người đưa tin, ông Nguyễn Xuân Bang, trưởng phòng công chứng số 6 - Hà Nội cho biết: Phòng công chứng ông quản lý không có ai là thư ký hay công chứng viên tên là Minh, chỉ có một người tên là Trần Quang Minh làm cán bộ kỹ thuật của phòng.
“Còn hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ngôi nhà tại phố Văn Cao mà vợ chồng chị Quỳnh bán cho bà Đinh Thị Mai Phương là hợp đồng được lập tại Phòng công chứng số 6 – Hà Nội chứ không phải được lập sẵn và ký tá lúc 24 giờ đêm tại chân cầu Chương Dương như chị Quỳnh nêu trong đơn” - ông Bang cho biết.
Tuy nhiên, trong biên bản ghi lời khai của Nguyễn Đức Nam (cháu bà Phương) ngày 8/7/2010 thì Nam khai có Nam, anh Doanh, anh Minh (văn phòng công chứng số 6) thực hiện ký hợp đồng xong lúc 24 giờ tại khu vực đường Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội.
Nhưng thật khó hiểu trong bản hợp đồng công chứng trên lại được công chứng viên Bùi Ngọc Long ký và đóng dấu ghi là tại Phòng công chứng số 6 - Hà Nội.
Như vậy trong ngày 2/12/2009, vợ chồng chị Quỳnh đi giải quyết công việc ở tỉnh Bắc Giang từ sáng sớm đến tận 24 giờ đêm (thời gian này đã có một số cơ quan của tỉnh Bắc Giang xác nhận) thì bản hợp đồng trên được ông Long lập và ký như vậy liệu có đúng?
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Hồng Sơn, giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cho biết, ông mới nhận được đơn tố cáo công chứng viên Bùi Ngọc Long và đã chuyển đơn xuống phòng Thanh tra của Sở để xem xét. Hiện chưa có kết luận thanh tra nên ông Sơn chưa thể trả lời cơ quan báo chí.
Người đưa tin sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
P.V
https://www.nguoiduatin.vn/linh-xinh-vu-nu-tien-si-siet-no-a19655.html
.







Câu chuyện Tín Dụng : Việc ở bên nhà hàng xóm (cũ)


https://dzjao.wordpress.com/2011/12/23/cau-chuyen-tin-dung-viec-o-ben-nha-hang-xom-cu/



Tưởng ở đâu xa ! Chuyện ngay bên hàng xóm cũ. Lấy về từ đây.
Đọc thì biết vậy.

Tín dụng đen nhân danh công lí
(Thứ Năm, 15/09/2011 – 4:36
PM)
Tín dụng đen là hình thức kinh doanh tiền lệ phi pháp. Bản chất

sự tồn tại của nó là nương tựa vào một số thế lực làm chỗ chống lưng. Vụ án Năm

Cam và đồng bọn cách đây không lâu đã khiến hệ thống tín dụng đen tróc đi một

mảng, nhưng nó chưa bao giờ biến mất như nhiều người mộng tưởng. Thậm chí, một
trong những “phiên bản” của nó vẫn phát triển thịnh vượng, đó là tín dụng đen
nhân danh công lí. Nói về đẳng cấp “phiên bản” này còn vượt trội so với Trúc
“Mẫu hậu” – vợ Năm Cam.


Tiến sĩ cho vay “nặng
lãi”

Đinh Thị Mai Phương, sinh năm 1961, Tiến sĩ luật
học, có tên trong hồ sơ nhân sự của Viện Khoa học pháp lí thộc Bộ Tư pháp, vốn
không phải là người nổi tiếng về chuyên môn. Nhưng nói đến Phương 9B – Đặng Tất
(phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) thì giới “tiêu tiền siêu lãi suất” ở đất Hà
Thành ai cũng biết. Chỉ có điều, cái sự biết đó, thường gắn với những cay đắng
và sợ hãi…
Quan hệ chỉ dùng một
lần
Nhắc đến cố nhân, nhiều người từng giao du thân
mật với Đinh Thị Mai Phương đều khẳng định: Họ quen biết Phương lần đầu tại Đền
Dâu 64 – Hàng Quạt. Làm ăn, đi lễ, gặp gỡ, trò chuyện và trở nên thân thiết là
chuyện thường, nhưng ít người kịp hiểu rằng, nếu chẳng may thân thiết với Tiến
sĩ Mai Phương, thường dẫn đến tai họa.
Bà Vũ Hồng Hạnh (số nhà 17, ngõ 354, đường Lê Duẩn
– Hà Nội) kể, sau thời gian quen từ hàng Quạt, bà được Phương tỉ tê mời đầu tư
cổ phiếu. Phương nói đang nắm giữ một lô lớn cổ phiếu VPbank, muốn chia sẻ. Mua
là trúng, lỗ em đền! Ngoài sáu chục tuổi, chưa biết cổ phiếu là gì, nghe dỗ
ngọt, bà Hạnh cùng người bạn bỏ 325 triệu đồng mua 2.500 cổ phiếu. Giao tiền,
sang tên mới vỡ lẽ, có hạ giá xuống quá nửa cũng chẳng ai buồn ngó. Hỏi ra, thì
Phương đã trút xong “mớ rủi ro” cho nhiều người. Nhưng vì thuận mua vừa bán biết
kêu ai!
Cái điểm hơn người của Phương là vậy. Thoáng gặp
đã thành thân, nhưng thân rồi cũng dễ trở mặt như kiểu quan hệ chỉ dùng một lần.
Kết thúc chậm hay nhanh, là tùy thuộc vào lợi ích nhiều hay ít mà đối tác có thể
mang lại.
Chút tình cảm chóng vánh với bà Hạnh, lợi ích mang
lại cho Phương vài trăm triệu đồng. Trong khi một nạn nhân khác (giấu tên) ở phố
Trần Xuân Soạn – Hà Nội, người được Phương “chăm sóc” phần vốn làm ăn, phải mất
hàng tỉ đồng gán nhà hạ giá để chuộc nợ. Xét về thời gian, quan hệ này dài hơn,
nên đoạn kết cũng vì thế mà đắng cay gấp bội.
Song phải nếm vị đắng nên mức cạn kiệt niềm tin
với cuộc đời là Nguyễn Liên Thành, nguyên Giám đốc Công ty Hanximex. Thành từng
có thời điểm tiền bằng bao, đất đo bằng héc ta. Vậy mà đến lúc tiêu tán sản
nghiệp, lĩnh án chung thân, những tưởng còn ngôi nhà “mua trả góp” ở số 79 –
Nguyễn Thái Học – Hà Nội (mặt bằng 78m2, diện tích sử dụng hơn 200m2 để làm của
hồi môn cho con, không ngờ điểm bấu víu cuối cùng cũng bị Phương tước đoạt).
Ngôi nhà do Thành và Phương thỏa thuận mua bán từ năm 2001 với giá 8,8 tỉ đồng.
Thành nhận nhà, trả trước 3,2 tỉ đồng và theo yêu cầu của Phương viết thêm một
giấy vay nợ 3 tỉ đồng. Ba năm sau, Thành thanh toán tổng cộng 7,7 tỉ đồng. Phần
còn lại, Thành đưa cho Phương vay 50 triệu đồng làm thủ tục sang tên, đợi bàn
giao sổ đỏ sẽ thanh toán nốt. Nhưng Phương không sang tên sổ đỏ, mà đợi khi
Thành “Yên vị” trong tù, mới mang giấy tờ vẫn “nguyên vẹn” tên mình, khởi kiện
ra tòa để đòi nhà. Trong lúc thân chẳng lo nổi, Thành buộc phải chấp nhận một
thỏa thuận mới. Phương nhận về ngôi nhà “kí gửi” với giá trị tăng hàng chục tỉ
đồng, còn Thành chỉ được hoàn lại 3,2 tỉ đồng (bao gồm trọn gói cả trượt giá
trong khoảng thời gian 10 năm), nhưng thanh toán theo hình thức… “trả
góp”!
Trong phi vụ này, Phương đã toan tính ngoại mục.
Việc chuẩn bị khá công phu gồm: Giao kết không có chứng thực, văn bản vay tiền
được thành lập để hoán đổi mục đích trả nợi và tiểu xảo nhằm trì hoãn việc hoàn
tất thủ tục chuyển nhượng. Bấy nhiêu là quá đủ cho một cuộc lật kèo thành công,
cũng là đủ cho việc thanh lí một mối quan hệ. Tiếc cho Nguyễn Liên Thành, cả tin
xây đắp quan hệ lâu dài, chỉ để nhận ra thói đời bạc đen trong phút chốc!
Chân dung bà tiến sĩ(
bên phải mặc váy màu
đen)
Ván cờ siêu “nặng lãi”
Năm 2005, cũng tại 64 – Hàng Quạt, Nguyễn Trúc
Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Phúc Lộc Thọ (địa chỉ: 14 Hàng Đồng
– Hà Nội) cùng chồng là Lê Trọng Hiếu lần đầu quen biết Đinh Thị Mai Phương.
Trước khi gặp Phương, Quỳnh chuyên kinh doanh đồ nội thất phong thủy. Biết vợ
chồng Quỳnh muốn mở rộng hệ thống bán hàng, nhiều lần Phương gợi ý giúp “gây
dựng sự nghiệp”. Đến tháng 5-2008, Quỳnh mở lời vay vốn, và cũng là lúc kế hoạch
“chăm sóc đối tác” mang tên Nguyễn Trúc Quỳnh được khởi động.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, đối
chiếu với hồ sơ của Cơ quan điều tra (Công an thành phố Hà Nội), có đủ cơ sở để
khẳng định như sau: Ngày 5-5-2008, Phương giao cho Quỳnh khoản vay đầu tiên. Kể
từ đó đến 21-08-2009, Phương tiếp tục “giải ngân” thêm 11 khoản vay khác bằng
VNĐ và ngoại tệ, tổng cộng các khoản vay lên tới 1,230 triệu USD và 5,225 tỉ
đồng. Lãi suất “áp dụng” đối với từng khoản vay xê dịch từ 3% đến 4%/ tháng bằng
VNĐ và từ 2% đến 3%/tháng bằng USD. Đến tháng 5-2010, Quỳnh đã trả cho Phương
tiền gốc 215.000USD, tiền lãi 2,388 tỉ đồng và 408.000USD.
Tuy nhiên, không chỉ chuyên tâm vào việc cho vay
lấy lãi, trên thực tế Phương chủ yếu dùng thủ đoạn ép buộc vợ chồng Quỳnh phải
viết giấy nhượng bán nhiều tài sản có giá trị gồm: 5 mảnh đất cùng tài sản trên
đất với giá trị tối thiểu 65 tỉ đồng (đã hoàn tất việc sang tên 2 mảnh đất cùng
tài sản trên đất giá trị tối thiểu 50 tỉ đồng), 40.000 cổ phần tại Công ty Cổ
phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Tân Trường Thành (Trụ sở 113, Nguyễn Trường
Tộ, phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) trị giá 4 tỉ đồng. Ngoài ra, ngày
8-6-2009, Phương đã thực hiện thành công việc môi giới cho Quỳnh góp vốn mua 3
căn hộ tại Dự án chung cư số 41, Phố Phương Liệt, Trường Chinh, Hà Nộ và hiện
đang nắm giữ toàn bộ Hợp đồng gốc, Phiếu thu tiền mặt trị giá 87.900USD và số
tiền chênh lệch hơn 1,5 tỉ đồng của giao dịch này. Phương còn 2 lần đến cửa hàng
của Quỳnh lấy hàng không trả tiền, tổng cộng là 222.320.000 đồng. Đây có thể coi
là những hành vi xiết nợ vượt quá giới hạn thông thường, nó thu về “khoản nặng
lãi” cho Phương lớn hơn rất nhiều so với số nợ phải thu hồi.
Phương cho vay bằng USD lãi suất 3%/tháng, có giai
đoạn đã vượt hơn 10 lần so với lãi suất cho vay cùng loại của các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng ở cùng thời điểm. Nhưng do các năm 2008-2009,
Ngân hàng Nhà nước không ban hành quy định về lãi suất cho vay USD, nên hành vi
của Phương chưa cấu thành tội cho vay nặng lãi theo Điều 163 Bộ Luật Hình sự.
Song việc cho vay USD số lượng lớn đã vi phạm lệnh Ngoại hối số
28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13-12-2005 của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, Điều
22 quy định hạn chế sử dụng ngoại hối, Điều 24 sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá
nhân cho các mục đích hợp pháp, chứ không phải để sử dụng vào mục đích phi pháp,
cho vay lãi cao, thu lợi bất chính.
Không chỉ phạm cho vay nặng lãi, mà hành vi xiết
nợ vượt quá giới hạn của Phương cần được xem xét kĩ. Với nhân thân sạch sẽ: Công
chức Bộ Tư Pháp, Tiến sĩ luật học, Phương lấy đâu ra số ngoại tệ lớn như vậy để
cho vay lãi? Vì sao đằng sau vụ việc, đọng lại trên “bàn cờ tín dụng” của
Phương, lại có sự góp mặt của những giới chức công an, kiểm sát, công chứng và
thấp thoáng đâu đó cả những “anh chị xã hội đen”? Phải chăng, đây mới là điểm
đáng để người ta phải nhìn Phương bằng ánh mắt sợ hãi?
Đánh tráo nạn nhân thành tội
phạm
“Muốn biến người vô tội thành có tội, hãy gán cho
một tội danh, rồi bằng mọi giá chứng minh họ phạm tội. Ngược lại, muốn biến một
người có tội thành vô tội, thì cách hay nhất là kết tội nạn nhân của họ”. Nhiều
người cho là lời càn rỡ. Nhưng nếu để nói về Tiến sĩ Mai Phương, thì đó chỉ đơn
giản là…sự thât.
Bộ mặt người tử tế
Nguyễn Trúc Quỳnh vay tiền mở rộng kinh doanh vào
thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong vòng 15 tháng, Quỳnh
nhận được 12 lần giải ngân. Mỗi tháng trung bình bổ sung gần 2 tỉ đồng tiền gốc.
Giai đoạn đầu, lãi phát sinh thấp, Quỳnh đảm đương được việc trả nợ. Cuối năm
2008, tổng tiền lãi lên đến hơn 500 triệu đồng/tháng. Trong khi Phương không
ngần ngại thúc đẩy việc giải ngân, Quỳnh gần như rơi vào thảm cảnh phải vay gốc
để trả lãi. Tháng 6-2009, tổng tiền lãi đạt mức “kỉ lục” gần 800 triệu
đồng/tháng, Quỳnh buộc phải đàm phán hạ lãi suất từ 3% xuống 2% đối với 6 khoản
vay bằng USD. Ngày 4-8-2009, Quỳnh trả được 200.000USD, Phương trả lại Quỳnh
Giấy vay tiền viết tay bản gốc đề ngày 10-10-2008. Đến tháng 9-2009, sau lần
giải ngân cuối cùng, mặc dù tiền lãi hằng tháng đã giảm xuống còn hơn 600 triệu
đồng/tháng, nhưng Quỳnh cũng chỉ theo được hết tháng 12-2009 thì tụt
dốc.
Sau nhiều lần đàm phán tạm ngừng trả lãi, để tập
trung vào việc trả nợ gốc (mỗi tháng 10.000-20.000USD), được Phương đồng ý,
trong vòng 5 tháng đầu năm 2010, Quỳnh đã thực hiện 6 lần trả gốc, tổng cộng là
51.000USD. Ngày 30-6-2010, Quỳnh tiếp tục cho nhân viên Hứa Thị Thảo mang 15.000
USD đến nhà Phương trả nợ, nhưng Phương tránh mặt. Đến ngày 3- 7-2010, khi bị Cơ
quan điều tra (Công an Hà Nội) triệu tập, Quỳnh mới biết Phương đã gửi đơn tố
cáo mình có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 28-8-2010, Quỳnh bị bắt tạm giam lúc đang
mang thai 6 tuần tuổi, ngày 14-9 phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội do
bào thai chết lưu. Ngày 21-9, chồng Quỳnh là Lê Trọng Hiếu bị buộc kí tên vào
Biên bản thỏa thuận bán cho Phương ngôi nhà gắn với diện tích đất 391m2 ở số 50,
tổ 36, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội chỉ với giá tiền 28 tỉ đồng, thấp
hơn 11,9 tỉ đồng so với Chứng thư thẩm định giá số 746/2010/CENVALUE-CTTĐ ngày
15-9-2010 của Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ. Đổi lại, Phương đồng ý đưa
vụ việc trở về giải quyết dân sự, khi nào Hiếu, Quỳnh làm xong hợp đồng sang tên
nhà và đất, sẽ rút lại đơn kiện để Quỳnh được đình chỉ điều tra. Ngày 1-10-2010,
tại Trạm giam số 1 Hà Nội, chồng Quỳnh kí tên, điểm chỉ vào Hợp đồng mua bán nhà
và chuyển quyền sử dụng đất với mong muốn sớm được đoàn tụ…
Tuy nhiên, một phần do bị Phương bội ước, khiến
Quỳnh vẫn phải thực thi đầy đủ lệnh tạm giam trong thời gian 4 tháng. Ngày
6-1-2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn hoàn thành Bản Kết luật điều tra số
28-KLĐT/PC45-DD, chính thức kết luận: “Đây là vụ án: Lạm dụng tín nghiệm chiếm
đoạt tài sản mang tính chất rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội, cần xử lí nghiêm trước pháp luật”. Theo
đó, Nguyễn Trúc Quỳnh bị đề nghị truy tố theo Khoản 4 Điều 140 Bộ Luật Hình sự,
với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Nạn nhân và tội phạm
Hành vi lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản
theo Điều 140 là chỉ vay mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài
sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp
dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Như vậy, đối chiếu với quy định của
luật: Thứ nhất, hành vi của Nguyễn Trúc Quỳnh chỉ cấu thành tội phạm khi bản
thân Quỳnh có mục đích chiếm đoạt tài sản và dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn
để thực hiện mục đích ấy (có thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành). Thứ hai, khi
Quỳnh không có khả năng trả lại tài sản đó đã sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp.
Lời khai và các chứng cứ do Quỳnh cung cấp về các
khoản vay nợ, trả nợ, thời gian vay, thời gian trả trùng khớp với nội dung ghi
âm các lần nói chuyện, thỏa thuận về việc giải quyết nợ nần giữa Phương và vợ
chồng Quỳnh, trùng khớp với nội dung lịch trả nợ do Nguyễn Đức Nam, người quản
lí công nợ và cũng là cháu của Phương gửi cho Quỳnh qua thư điện tử vào các ngày
25-7 và 3-11-2009. Điều đó cho thấy, vợ chồng Quỳnh vẫn trả nợ đều đặn, cho đến
tận thời điểm Phương có đơn tố giác với cơ quan công an và chưa từng bao giờ có
ý định đoạt tài sản, vì thế cũng không cần dùng đến thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn.
Mặt khác, do tài sản vay mượn chỉ dùng vào việc
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, với hệ thống bán hàng gồm 6 cửa hàng tồn kho
vẫn có thể kiểm soát được bất cứ lúc nào, nên không thể nói vợ chồng Quỳnh không
có khả năng trả lại tài sản. Còn việc sử dụng nguồn tiền vay vào mục đích bất
hợp pháp thì cho đến nay, chưa ai chứng minh được.
Có chăng, Kết luật điều tra chỉ dựa vào “căn cứ”
duy nhất “khả dĩ có thể buộc tội”, khi cho rằng Quỳnh đã viết giấy bán hai ngôi
nhà tại Bát Tràng cho Phương, sau lại chuyển nhượng cho anh Phạm Chí Thắng ở số
80, Lê Duẩn, Hà Nội và coi đó là hành vi gian dối. Khi xem xét kĩ, thì lỗi lại
thuộc về Đinh Thị Mai Phương. Bởi vì, cả hai văn bản giao kết đều không được
chứng thực. Giao dịch không phát sinh bất cứ nghĩa vụ tài chính nào. Chưa kể
trong file ghi âm còn thể hiện, Phương đã cưỡng ép Quỳnh phải viết giấy bán nhà
thay vì giấy vay tiền, để tiện cho mục đích xiết nợ. Khoản tiền 200.000 USD mà
cơ quan điều tra nhầm tưởng là khoản thanh toán trong giao dịch chuyển nhượng
bất động sản, thực tế chỉ là khoản giải ngân trong quan hệ vay mượn. Đã vay theo
quan hệ, giao dịch nào thì trả theo quan hệ, giao dịch ấy. Không có lẽ cho vay
bằng “tiền” tương đương 7,3 tỉ đồng, nhưng lại nằng nặc đòi trả nợ bằng những
“ngôi nhà” vừa kết thúc giao dịch với giá 9 tỉ đồng? Cách tính này không chỉ sai
về mục đích mà còn chênh lệch quá lớn về giá trị. Do đó, căn cứ định tội duy
nhất được đưa ra bởi cơ quan điều tra, là một sai lầm về mặt logic.
Có thể khẳng định Nguyễn Trúc Quỳnh không hề phạm
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cũng như tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Và điều này đồng nghĩa với việc Đinh Thị Mai Phương sẽ phải đối mặt với
nguy cơ bị truy tố theo Khoản 2 Điều 122 Bộ luật Hình sự, vì đã vu khống người
khác phạm tội rất nghiêm trọng.
Đây là một vụ án rất phức tạp. Giữa nạn nhân và
tội phạm có nơi, có lúc đã bị hoán đổi vị trí cho nhau. Trong khi các cơ quan
bảo vệ pháp luật lại có quan điểm và cách hành xử vô cùng khó hiểu. Vụ án rối
rắm về quan hệ dân sự, nếu xuất hiện yếu tố hình sự, thì phải xác định đúng đối
tượng, truy tố hành vi chưa đủ hoặc không cấu thành tội phạm, sẽ rất nguy hiểm.
Bởi vì lúc đó, công cụ dùng để bảo vệ chế độ và nhân dân sẽ có thể vô tình hoặc
cố ý bị lợi dụng, để “phục vụ ” cho chính sự tồn tại và phát triển của loại tội
phạm mới.
Cái ác nhân danh công
Trong vụ án Năm Cam đồng bọn, Trúc “Mẫu hậu” đã có
10 năm dựa vào uy thế của chồng là một ông Trùm để mở rộng đường dây tín dụng
đen. Đó được coi là cái ác nhân danh cái ác hơn để tồn tại. Còn trong vụ án
Nguyễn Trúc Quỳnh, làm cách nào Đinh Thị Mai Phương có thể đẩy nạn nhân của mình
vào tù, làm cách nào chị ta có thể xiết nợ những tài sản có giá trị hàng chục tỉ
đồng? Phải chăng, vị Tiến sĩ này đã nhân danh một thế lực như chị ta tuyên bố
trong đoạn ghi âm số 5: “Pháp luật ở trong tay tao!….”.
Bản chất tội phạm
Với ý thức “pháp luật ở trong tay” nên Đinh Thị
Mai Phương rất tự tin thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản. Khi đã vắt kiệt
khả năng trả lãi của Nguyễn Trúc Quỳnh, Phương bắt đầu thực hiện công cuộc xiết
nợ. Đầu tiên là ngôi nhà số 1/97, đường Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội . Đúng vào
hôm vợ chồng Quỳnh phải lên Bắc Giang giải quyết chuyển nhập hàng (2-12- 2009),
Phương đã cho Vũ Hồng Doanh (lái xe), Nguyễn Đức Nam (cháu Phương) và một người
tên Minh được giới thiệu là Thư kí công chứng viên (thuộc phòng Công chứng số 6
thành phố Hà Nội) lên Bắc Giăng bắt vợ chồng Quỳnh phải kí vào Hợp đồng mua bán
nhà và chuyển quyền sử dụng đất đã lập sẵn. Vợ chồng Quỳnh từ chối không kí,
nhưng đến 24 giờ cùng ngày, người của Phương đuổi theo từ Bắc Giang về đến chân
cầu Chương Dương, chặn đường ép phải kí tên, điểm chỉ bằng được. Điểm đáng lưu ý
là công chứng viên của Phòng Công chứng số 6 Bùi Ngọc Long không có mặt tại thời
điểm “kí kết” hợp đồng, Long vẫn kí tên, đóng dấu công chứng trong hợp đồng, lời
chứng đề ngày 2-12-2009. Với bản Hợp đồng vi phạm pháp luật đó, Phương đã thực
hiện việc sang tên, chiếm đoạt tài sản với giá trị tối thiểu 5 tỉ
đồng.
Sau vụ trên, Phương còn dùng thủ đoạn như thúc nợ,
sử dụng những tên tuổi Dũng “bồ” để đe dọa, uy hiếp vợ chồng Quỳnh phải bán hạ
giá 3 căn nhà ở Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội với giá trị chênh lệch gần chục tỉ
đồng so với giá trị thị trường, nhưng chưa thành. Đến nay, ngoài ngôi nhà ở Văn
Cao, Phương mới hoàn thành việc chiếm đoạt của Quỳnh những tài sản gồm: 40.000
cổ phần tại Công ty Tân Trường Thành, chênh lệch giá trị so với nợ gốc là 3 tỉ
đồng; nhà số 50, tổ 36, phường Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội, chênh lệch giá trị
so với khoản tiền 11,9 tỉ đồng. Đây là những trường hợp xiết nợ có dấu hiệu phạm
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, như nhiều lần lợi dụng Nguyễn Trúc Quỳnh đang
bị tạm giam, đến lấy hàng không trả tiền tại các cửa hàng của Quỳnh với giá trị
hơn 220 triệu đồng…
Cán cân công lí nghiêng về
đâu?
Phương có những dấu hiệu phạm tội rõ ràng như vậy,
nhưng khi Quỳnh làm đơn tố cáo (ngày 15-7-2010) gửi các cơ quan chức năng với
đầy đủ bằng chứng, thì đều không thấy hồi âm. Trong khi, đơn tố cáo với nội dung
bịa đặt, vu khống của Phương (gửi này 28-6-2010) chỉ sau năm hôm Quỳnh liên tục
bị triệu tập đến cơ quan điều tra, rồi bị tạm giam, bị kết tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chồng Quỳnh bị ép viết đơn thư bãi nại những nội dung,
chứng cứ đã gửi tố cáo tội lỗi của Phương trước đó. Phương thậm chí còn viết mẫu
lời xin lỗi trong một văn bản ghi ngày 20-9- 2010, bắt Lê Trọng Hiếu, chồng của
Quỳnh phải chép lại. Chính nhờ lá đơn bãi nại này, cơ quan điều tra có “cớ” để
bỏ qua việc xem xét trách nhiệm hình sự của Phương. Có thể nói, kế “phản khách
vi chủ” được Phương sử dụng hiệu quả.
Sẽ chẳng bao giờ Phương có thể được lợi thế như
vậy, nếu không nhờ bàn tay “bao bọc” của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành
phố Hà Nội. Họ đã “dũng cảm” hoán đổi vị trí của nạn nhân thành tội phạm. Khi
đặt cả hai lên bàn cân, họ đã chọn nạn nhân làm đối tượng tấn công quyết liệt,
bất chấp việc vi phạm thủ tục tố tụng hình sự và xâm phạm quyền tự do, dân chủ
của công dân.
Điều đó được minh chứng khi Quỳnh bị bắt tạm giam.
Cơ quan điều tra, viện Kiểm Sát biết rõ Quỳnh đang mang thai nhưng lệnh tạm giam
vẫn giữ nguyên hiệu lực. Trong các ngày 30-8 và 7-9-2010, gia đình Quỳnh gửi đơn
xin bảo lãnh, trong đơn có nêu rõ lí do, song cơ hội hủy bỏ tạm giam bị từ chối.
Cho đến khi phát hiện Quỳnh có nguy cơ bị sảy thai (ngày 9-9-2010), Trại giam
điện báo, cơ quan điều tra vẫn kiên quyết chỉ đạo, ý kiến lưu tại hồ sơ y tế như
sau: “Bị bệnh thì Trại cứ cho ra viện khám theo quy định. Chú ý: Đây là đối
tượng phạm tội nghiêm trọng cần quản lí giám sát chặt chẽ.”….
Thể hiện ý chí không khoan nhượng như vậy, nhưng
kết quả điều tra lại rất sơ sài. Nội dung chính của Bản Kết luận điều tra chỉ có
3 trang, trong đó mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không được làm rõ. Các khoản vay mượn
không có ngày tháng đi kèm. Tiền VNĐ và ngoại tệ không hiểu sao đều bị quy đổi
ra USD. Đi kèm lãi suất, số tiền trả gốc, trả lãi cũng không có thời gian bắt
đầu, chỉ có thời gian kết thúc. Nhiều chứng cứ quan trọng có trong hồ sơ không
được sử dụng. Nhiều thông tin cần thiết có thể xác minh theo thẩm quyền, không
được xác minh. Căn cứ định tội duy nhất vừa gượng ép, vừa sai logic. Kết luận
điều tra đã truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, trong khi kẻ có tội
lại không bị truy cứu. Ngay cả khi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội phát ra
nhiều mâu thuẫn, sai sót, đã hai lần trả hồ sơ điều tra lại, nhưng cơ quan điều
tra vẫn quyết tâm “đâm lao” và “theo lao”.
Cơ quan điều tra còn áp dụng nhiều biện pháp “tích
cực” để can thiệp vào việc giải quyết vấn đề dân sự ngay trong giai đoạn điều
tra, như chấp thuận cho điều tra viên, công chứng viên vào tận trại giam làm thủ
tục công chứng, hay phong tỏa những tài sản không liên quan đến vụ án (3 căn nhà
ở Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội) để giúp Đinh Thị Mai Phương thực hiện việc xiết
nợ. Đến nay, dù Phương đạt được giá trị lợi nhuận lớn hơn gấp đôi so với số tiền
vốn bỏ ra ban đầu và ở dòng “lưu bút” của Kết luận điều tra cũng đã khẳng định:
“về dân sự chị Phương không có đề nghị gì thêm”, nhưng những biện pháp phong tỏa
nói trên vẫn chưa được gỡ bỏ.
Đứng trước mâu thuẫn lón như vậy, nhưng người làm
công tác điều tra không dám đối diện với nó thì quá là điều đang
tiếc!
Và đáng tiếc hơn nữa, suốt trong 10 năm qua, khi
cơn sốt tín dụng đen hoành hành mọi nơi, mọi lúc ở khắp các hang cùng ngõ hẻm
của thủ đô, Công an Hà Nội chỉ phá được duy nhất một vụ cho vay nặng lãi. Vậy mà
đến lúc có cơ hội phá một vụ án còn nghiêm trọng hơn cả cho vay nặng lãi, họ lại
làm điều ngược lại vì sao?.

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.