Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : tới nghĩa trang ở Tokyo, viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Một cuộc viếng thăm qua mạng, nhờ hỗ trợ của các dịch vụ toàn cầu nhà google. Cũng là để hướng dẫn cho những bạn trẻ mới đến Tokyo mà muốn đến viếng mộ cụ Trần Đông Phong (1884-1908).

Về chí sĩ Trần Đông Phong thì đọc cụ thể ở đây (bài đã đăng vào cuối năm 2016).

Đích đến cuối cùng phải là trong phạm vi vòng tròn màu đỏ mà tôi đánh dấu ở hình dưới đây (chú ý số 1-4A; hình được cắt ra từ bản đồ nghĩa trang Zoshigaya ở Tokyo - bản cập nhật tới tháng 7 năm 2017):



Ảnh do người chắt ngoại là Phạm Hồng Long chụp năm 2010
(đọc ở phần bổ sung)



---

1. Đầu tiên, là phải đến nhà ga tàu điện Toden "Zoshigaya" (tức ga Zoshigaya của tuyến tàu Toden), như hình ở dưới là thành công.

Ga rất nhà quê. Nhà quê theo đúng mong muốn của người dân, giữ lại một tuyến tàu điện quá quen thân.



2. Từ ga đó vào trong nghĩa trang, chỉ vài ba phút, tìm ra vị trí 1-4A như trên (ở ngay lối vào cổng của nghĩa trang sẽ thấy sơ đồ phân thành các khu 1-2, 1-3, 1-4,...).

Vị trí của ngôi mộ ở ngay đằng sau khu nhà quản trang (gọi đúng là Văn phòng Quản lí Nghĩa trang). Khu quản trang là chỗ có cái mũi tên màu đỏ ở hình đầu tiên.

3. Đại khái, thấy cái hình như dưới đây là đã sắp vào được mộ cụ Trần Đông Phong. 

Chú ý đến các số 1-4A, đó là số hiệu lô và dãy. Đặc biệt cái tấm bảng bằng gỗ. Cả nghĩa trang chỉ có cái bảng độc đáo như vậy đi kèm với các mốc 1-4A.


Tìm mộ cụ Trần Đông Phong thì cần đi theo tuyến tàu điện Toden. Sẽ tìm được nhanh nhất.









---

BỔ SUNG 


1. Gần 10 năm trước, tôi đã viết hướng dẫn đường đi tìm mộ cụ Trần Đông Phong cho bạn Phạm Hồng Long, qua blog Yahoo.

Bạn Long là con cháu về phía ngoại của cụ Trần Đông Phong. Lúc đó mới đến Tokyo du học, và chưa biết cách tìm được mộ cụ.

Khi đọc vào entry nào đó nói về Trần Đông Phong trên blog Yahoo (Giao Blog) lúc đó, Long đã viết lời nhắn đề nghị giúp đỡ.

Tôi đã đáp ứng, và viết hướng dẫn cụ thể bằng lời như sau (chép nguyên về từ blog cũ - đã post năm tháng 7 năm 2010 để bổ sung cho một entry đã đi từ tháng 10/2009):


"
Gửi em Long (29/7/2010) — Vì comment không cho viết dài, nên anh trả lời em ở đây:
Long thân mến !
Việc đầu tiên anh cần làm ngay là chỉ đường, để ngay trong tuần này, em có thể đến viếng cụ Phong ngay nhé (anh sẽ viết một entry cụ thể sau, để bất cứ ai muốn đến viếng cụ đều có thể tự đi tàu mà đến được, còn hôm nay là trả lời nhanh cho em) :
– Em đang học ở Saitama Campus thì hơi xa (nếu là Tokyo Campus thì gần hơn), vậy, khi nào vào Ike-bukuro để học tiếng Nhật thì nên đi sớm một vài giờ, đến mộ cụ Phong, viếng cụ rồi đi học cũng được mà (hoặc làm ngược lại, về muộn vai tiếng)
– Như trên đoạn viết ngắn trên, em cũng đã thấy địa chỉ của nghĩa trang có mộ cụ Phong, đó là nghĩa trang Zojigaya Reien thuộc Toshima-ku (quận Toshima). Nghĩa trang này nằm ngay bên cạnh ga tàu điện Zoshigaya thuộc tuyến Toden-arakawa-sen. Đi từ ga này đến nghĩa trang mất khoảng 1 phút, vào đến mộ cụ Phong khoảng 2 phút ! Rất gần và rất tiện !
– Tuy nhiên, anh sẽ giải thích thêm, để em tìm, vì có thể em ở Saitama sẽ không thạo đường ở Tokyo,
Toden là loại tàu cổ điển, ở Tokyo chỉ còn một tuyến duy nhất, là Arakawa-sen. Sở dĩ gọi là Arakawa-sen vì tuyến này chạy phần lớn trên địa bàn quận Arakawa. Em hỏi ai, người ta cũng biết Toden-Arakawa-sen, vì có nhiều người có nhu cầu đi tuyến đường này mang tính du lịch, ôn lại quá khứ, mà chưa chắc là nhu cầu giao thông !
Một đầu của Toden-Arakawa-sen là đại học danh tiếng Waseda, còn đầu kia là Mi-no-wa-bashi. Nhà ga Zoshigaya ở về phía đầu đại học Waseda.
Em hãy sử dụng Yama-no-te-sen (tức là tuyến đường nhà nước chạy vòng tròn suốt ngày suốt đêm quanh Tokyo), để đến ga tàu Otsuka.
Đến ga Otsuka, em xuống, đi hẳn ra ngoài cửa soát vé, sẽ thấy tuyến đường Toden.
Cái ga Toden ở chỗ đó có tên là Otsuka-mae, em ra xếp hàng để lên tàu.
Nhớ là phải lên Toden về hướng đại học Waseda nhé, đừng nhầm, sẽ đi đến Mi-no-wa-bashi đấy !
Ga thứ 4, tính từ ga Otsuka-mae, sẽ là Zoshiyaga !
Hãy xuống xe ở đó, và thấy cái biển to chỉ về phía nghĩa trang, thì đi bộ vào nhé, chỉ mất 2-3 phút sau là đến mộ cụ Phong
– Em có thể mua hoa viếng cụ ở ngay ga Otsuka, hoặc ở trước cửa nghĩa trang !
Thế nhé, em hãy tra cứu bản đồ ngay, và nếu không hiểu thì lại hỏi, anh sẽ chỉ dẫn thêm cho !
(xin lỗi em, anh viết chỉ dẫn trên chỉ bằng trí nhớ của mình, còn chưa giở bản đồ nữa ! Nhưng để nói rằng, cái ga ấy rất dễ nhớ và dễ tìm)
– Còn về địa điểm mộ cụ Phong, thì sau khi em đã tra xong đường, báo lại, anh sẽ chỉ dẫn tiếp (sẽ cho em địa chỉ cụ thể: lô bao nhiêu, dẫy mấy, mộ số bao nhiêu)
Giao
Gửi Long,
Anh ghi bổ sung nhanh mấy chi tiết sau, để giúp em tra cứu bản đồ tàu điện cho dễ (nếu tiếng Nhật em chưa tốt, em có thể mua bản đồ tàu điện ở Tokyo bằng tiếng Anh, hoặc tra cứu trên mạng):
– Tên ga tàu điện em cần tới là Zoshigaya (Zojigaya đã bị đọc sai bởi nhóm Việt Nam viết đoạn trích trong chính văn, nhưng sự đọc sai này cũng là do thói quen, người Nhật cũng toàn đọc sai như vậy; tên đọc đúng của nó là Zoshigaya) , tên bằng chữ Hán là 雑司ヶ谷, đọc bằng Hiragana là ぞうしがや — Chú ý là người Nhật hay đọc nhầm Shi  Ji với nhau, có khi còn không biết đọc tên địa danh là gì nếu không quen địa điểm (cái tiếng Nhật nó phức tạp ở tên riêng như vậy đấy)
Em tra cứu bằng tiếng Anh, thì tìm theo tên Zoshigaya sẽ thấy !
– Đây là thông tin chính thức của nghĩa trang Zhoshigaya, có chỉ dẫn cách đi tàu (tất nhiên cách hướng dẫn này quá giản tắt, nếu không thạo đường tàu ở Tokyo thì không hiểu !):  http://www.tokyo-park.or.jp/park/format/index071.html
雑司ケ谷霊園マップ


もっと詳しく見る(PDF:11KB)

公園マップ上のアイコンの意味は、下記の一覧をご覧下さい。なお、この一覧は全公園共通のため、当公園に該当しないものもございます。ご注意下さい。
詳しくは、よくあるご質問をご覧下さい。
写真:雑司ケ谷霊園
 所在地
 交通
 問合せ
〒171-0022 豊島区南池袋4-25-1
地下鉄有楽町線東池袋駅下車徒歩10分
地下鉄副都心線雑司が谷駅下車徒歩10分
JR池袋駅東口下車徒歩15分
JR大塚駅前から都電で雑司ヶ谷下車徒歩5分
雑司ケ谷霊園管理事務所 03-3971-6868
(AED設置)
Còn đây là thông tin chính thức về đường tàu Toden và nhà ga Zoshigaya trên tuyến đó: http://www.kotsu.metro.tokyo.jp/toden/map/index.html

"
https://dzjao.wordpress.com/2009/10/23/the-he-phan-boi-chau-voi-nhat-ban-2-tran-dong-phong-4/



2. Trích từ bài đã công bố năm 2016 (đoạn liên quan đến Trần Đông Phong):








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.