Tiếp tục công việc sưu tầm.
Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.
Dưới là các phần của năm 2017.
Phần 1 (đánh số từ 1 đến 15) đã đi ở đây.
Phần 2 (từ số 16 đến 35) đã đi ở đây.
Phần 3 (từ số 36 đến 55) ở đây.
Phần 4 (từ số 56 đến 75) ở đây.
---
75.
12/04/2017 02:00 GMT+7
- Câu chuyện sở có 44/46 lãnh đạo tại Hải Dương vừa lắng xuống, dư luận lại xôn xao chuyện “cả họ làm quan” ở huyện Kim Thành. Người nhà của Bí thư và Phó bí thư nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
“Một huyện mà anh làm bí thư, em làm phó chủ tịch, em rể làm Trưởng Ban Tổ chức thì còn ai lọt được vào nữa”, một cán bộ hưu trí xin giấu tên, từng công tác lâu năm tại Huyện ủy Kim Thành bức xúc khi nói về tình trạng “cả họ làm quan”.
Trụ sở huyện ủy Kim Thành, Hải Dương. Ảnh: T.H |
Vị này kể vanh vách tên tuổi, chức danh của anh em nhà Bí thư huyện ủy Kim Thành Nguyễn Hữu Tiến.
Cụ thể, ông Tiến sinh năm 1960, là con trai của ông Nguyễn Hữu Bạ, nguyên Bí thư Huyện uỷ Kim Thành.
Em trai ruột Bí thư huyện ủy Kim Thành là ông Nguyễn Hữu Hưng, sinh năm 1968 hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện.
Em rể ông Tiến là ông Nguyễn Hồng Cương, sinh năm 1968, là Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ và được quy hoạch vào chức Phó bí thư, Bí thư huyện trong thời gian tới.
Ngoài ra, anh trai ông Tiến hiện là một cán bộ của Chi cục Thuế huyện. Cháu ông Tiến (con trai ông Cương) cũng hiện là chuyên viên Thanh tra huyện.
Không ít người nhà của Phó bí thư thường trực huyện uỷ Kim Thành Lê Ngọc Sang cũng trong tình trạng tương tự.
Ông Sang là con của ông Lê Văn Khoái, nguyên Bí thư huyện này, nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Chị gái ông Sang là Chủ tịch UBND huyện đã về hưu.
Em ruột ông Sang là Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện. Còn con trai ông Sang làm Trưởng phòng Tài chính huyện, con dâu làm Phó giám đốc BHXH huyện, con gái làm chuyên viên phòng Nội vụ.
“Gia đình Bí thư và Phó bí thư thường trực huyện 'ngự trị' ở cả 21 xã, thị trấn của huyện chẳng khác nào quản lý chính quyền theo kiểu 'gia đình trị' như thời phong kiến. Như vậy làm sao đảm bảo tính dân chủ, khách quan”, một cán bộ hưu trí nói.
“Kể cả họ nói bổ nhiệm đúng quy trình, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi nữa thì việc 1 gia đình nắm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt trong 1 huyện là khó tin. Nếu anh em, con cháu họ giỏi lại không tìm việc ở nơi khác lại tập trung vào huyện làm lãnh đạo hết như thế?”, nguyên cán bộ huyện uỷ đặt vấn đề.
Tất cả đều đúng quy trình
Ông Lê Ngọc Sang, Phó bí thư thường trực Huyện uỷ Kim Thành nhìn nhận những thông tin người dân phản ảnh là có. Tuy nhiên, ông Sang cũng khẳng định tất cả việc đề bạt, bổ nhiệm những nhân sự kể trên đều đúng quy định, quy trình.
“Tất cả những người được bổ nhiệm đều đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, có tư cách đạo đức tốt và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”, ông khẳng định.
Ông Nguyễn Hồng Cương, Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ cũng khẳng định, tất cả các trường hợp được điều động, bổ nhiệm đều có sự nỗ lực phấn đấu để vươn lên và đều được ghi nhận.
Còn việc bổ nhiệm được thực hiện theo đúng quy định về quy trình, từ quy hoạch, rà soát đánh giá quy hoạch, tập thể giới thiệu, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.
Nói về thực trạng “cả họ làm quan” huyện, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, bản thân có nghe thông tin này nhưng chỉ loáng thoáng chứ chưa thấy dư luận nổi lên và chưa thấy đơn thư cũng chưa xử lý đơn thư nào.
“Có thể chúng tôi sẽ nghiên cứu xem xét”, ông Hiển nói và cho biết, tinh thần chung của tỉnh là trong công tác cán bộ phải đảm bảo theo đúng quy trình, quy định.
Bí thư Hải Dương: Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên không phải tỉnh tự nghĩ ra
Bí thư Hải Dương nói, báo chí ưu ái lấy Hải Dương làm ví dụ lãnh đạo nhiều hơn nhân viên, nhưng "không tỉnh nào tự nghĩ ra mà đều theo quy định".
Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?
Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?
Hủy công chức 1 trong 4 anh em cột chèo cùng làm 'quan' ở Huế
Cuộc họp báo thường kỳ quý I/2017 tỉnh Thừa Thiên Huế đã nói rõ kết quả xử lý vụ bổ nhiệm các anh em cột chèo cùng làm "quan" ở huyện A Lưới.
Tẩu tán nhân sự
Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Lãnh đạo đông hơn nhân viên: Ai sai, ai đúng?
Không tỉnh nào “dại” đến mức lập thêm vụ này, phòng kia. Nhưng bổ nhiệm thêm phó phòng mà vẫn trong khuôn khổ thì tội gì không làm.
GĐ Sở Nội vụ Hải Dương 'đặc cách' con ruột làm phó phòng
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương ký quyết định bổ nhiệm con trai, không qua thi tuyển công chức, vào một vị trí cán bộ cấp phòng.
Thu Hằng
74.
Thứ Ba, 11/04/2017 - 18:08
Dân trí Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I – 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, chiều 11/4, vấn đề bổ nhiệm cán bộ ở huyện A Lưới được báo chí đặt câu hỏi về kết quả kiểm tra, biện pháp điều chuyển, khắc phục cán bộ bị bổ nhiệm sai?
>> 4 anh em cột chèo cùng làm quan: Tỉnh khẳng định bổ nhiệm đúng quy trình
>> 4 anh em “cột chèo” cùng làm quan huyện
Ông Bạch Chơn Đông, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế trả lời, qua kiểm tra của Bộ Nội vụ về quá trình bổ nhiệm, khắc phục hậu quả cho thấy, trong 7 trường hợp ở huyện A Lưới chỉ có trường hợp ông Hồ Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện A Lưới chưa làm đủ các quy trình thủ tục đầu vào, còn 6 trường hợp khác đảm bảo theo đúng quy trình bổ nhiệm.
Cụ thể, tháng 7/2003, ông Hà làm kế toán tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Đến tháng 10/2011 ông Hà được chuyển vào công chức từ Ngân hàng chính sách. “Đúng ra theo quy định khi chuyển từ ngân hàng chính sách về công chức phải có hội đồng xét duyệt về công chức. Thẩm quyền này thuộc về Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh.
Nhưng khi tiếp nhận về, Sở Nội vụ không thành lập hội đồng xét duyệt công chức mà chỉ ban hành quyết định 959 ngày 6/10/2011 về việc tiếp nhận thẳng ông Hà về công chức huyện. Trường hợp này khi tiếp nhận về không đảm bảo đúng quy trình nên đoàn Thanh tra Bộ Nội vụ đã có kiến nghị hủy quyết định 959 tiếp nhận công chức đối với ông Hà” – ông Đông giải trình.
Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có ban hành quyết định hủy quyết định 959 và trả ông Hồ Thanh Hà về lại đơn vị cũ ở Ngân hàng chính sách xã hội huyện A Lưới.
Cuộc họp báo thường kỳ quý I - 2017 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nói rõ kết quả xử lý vụ bổ nhiệm các anh em cột chèo cùng làm "quan" ở huyện A Lưới
Theo ông Đông, việc sai này thuộc về Sở Nội vụ chứ không phải huyện A Lưới. Huyện chỉ sai là có đề nghị về trường hợp ông Hà. Vừa qua, thường vụ huyện ủy, ủy ban huyện A Lưới có tổ chức kiểm điểm và Sở Nội vụ cũng đã tổ chức kiểm điểm. Do Giám đốc Sở Nội vụ trực tiếp ký quyết định này hiện đã chuyển công tác khác cho nên khi tổ chức kiểm điểm, lãnh đạo Sở Nội vụ hiện nay phải đứng ra tổ chức kiểm điểm. Hiện việc kiểm điểm đã được báo cáo cho Bộ Nội vụ và Thủ tướng Chính phủ.
7 trường hợp được Thanh tra Bộ Nội vụ kiểm tra tại huyện A Lưới gồm: ông Hồ Xuân Trăng, Bí thư Huyện ủy A Lưới; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới; bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới; ông Hồ Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch huyện A Lưới; ông Nguyễn Nam Sinh, Phó Trưởng Công an huyện A Lưới; ông Thái Văn Nhân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy A Lưới; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Hiệu trưởng THCS Dân tộc nội trú huyện A Lưới.
Mối quan hệ của 7 trường hợp trên như sau: Ông Trăng cùng với ông Hùng, ông Sinh, ông Hà là 4 anh em “cột chèo”; Bà Thêm là vợ ông Trăng; Bà Hà là em ruột ông Hùng; Ông Nhân là em rể của ông Hùng.
Với trường hợp bà Lê Thị Thêm, Thanh tra Bộ Nội vụ kiểm tra cho thấy, khi bổ nhiệm thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Bà Nguyễn Thị Thu Hà tại thời điểm bổ nhiệm thiếu trình độ lý luận chính trị, sau khi bổ nhiệm đã bổ sung…
Đại Dương
73.
Hồng Đức Thứ Ba, ngày 11/04/2017 13:52 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Sáng nay (11.4), UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo quý I/2017. Đại diện các cơ quan báo chí đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đế
n việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh - nguyên cán bộ của Sở Xây dựng tỉnh này.
Toàn cảnh buổi họp báo.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Huân - Phó Giám đốc Sở Xây dựng - cho biết: “Sau kết luận thanh, kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ công chức của Sở Xây dựng nhiệm kỳ 2010-2015 của Thanh tra tỉnh, các vấn đề xử lý các cá nhân, tập thể liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ của Sở đang được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ”.
Về việc người phát ngôn của Sở này cung cấp thông tin cho báo Tiền Phong để sau đó, báo Tiền Phong đăng bài “Sở Xây dựng phản pháo…”, lãnh đạo Sở Xây dựng tiếp tục khẳng định đó là do lỗi cá nhân của Chánh văn phòng Sở.
“Đây là nội dung giải trình một phía của Chánh văn phòng đối với đoàn thanh tra. Sở Xây dựng đã yêu cầu đồng chí Chánh Văn phòng sở làm kiểm điểm. Việc làm mất hồ sơ gốc của bà Trần Vũ Quỳnh Anh cũng là do trách nhiệm cá nhân đồng chí Chánh văn phòng. Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh đang yêu cầu người đứng đầu Sở cũng phải chịu trách nhiệm về việc mất hồ sơ này. Hiện nay, Giám đốc Sở đang yêu cầu Chánh văn phòng giải trình và làm kiểm điểm…”.
Ông Nguyễn Minh Huân - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa - trả lời các câu hỏi liên quan đến việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Kết thúc buổi họp báo, ngoài việc giải đáp các câu hỏi liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh mà báo giới đặt câu hỏi, ông Nguyễn Văn Phát - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa - nói: Liên quan đến vấn đề bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh - nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Sở Xây dựng, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết, kiểm tra những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu sai phạm để xử lý”.
Ông Phát cũng đề nghị các cơ quan báo chí tạm dừng việc đưa tin về vấn đề này, chờ thông tin từ Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa khi cơ quan này có kết luận chính thức.
http://danviet.vn/tin-tuc/thanh-hoa-de-nghi-bao-chi-tam-dung-dua-tin-ve-ba-tran-vu-quynh-anh-760704.html
72.
Trưởng khoa 'làm tiền' bệnh nhân
TTO - Lợi dụng người bệnh đang ốm đau, lo lắng cho sức khỏe, một phó giám đốc kiêm trưởng khoa lập lờ việc mổ dịch vụ để thu tiền riêng.
Ảnh minh họa: DAD |
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nhiều bệnh nhân bị bệnh bướu cổ, trĩ, ruột thừa... khi nhập viện tại khoa ngoại tổng hợp thường được bác sĩ Vũ Hoàng Hà - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Q.Gò Vấp (TP.HCM) kiêm trưởng khoa ngoại tổng hợp của bệnh viện - hỏi có tiền mổ dịch vụ không.
Tùy theo người và tùy bệnh, bác sĩ Hà nói giá mổ dịch vụ của bệnh viện từ 6-11 triệu đồng. Khi bệnh nhân xin mổ bảo hiểm y tế vì không có tiền, bác sĩ
Hà ra giá làm “dịch vụ riêng”.
“Có tiền
mổ dịch vụ không?”
Bà L.T.B. (Q.Gò Vấp) nhập viện ngày 14-3 vì bệnh trĩ. Là con liệt sĩ nên bà B. được hưởng bảo hiểm y tế 100%. Bà chỉ phải đóng tạm ứng cho bệnh viện 500.000 đồng và có biên lai thu tiền.
Theo bà B., sau ba ngày nằm viện, ngày 16-3 bác sĩ Hà gọi bà vào phòng làm việc và nói sẽ phẫu thuật trĩ treo lên cho bà. Bà nói từng được điều trị bằng cách này nhưng sau đó dây thun bung ra.
Bác sĩ Hà bảo cách đó dở lắm và sẽ làm dịch vụ cho bà với giá 4 triệu đồng. Bà B. đồng ý. Ngày 17-3 bà B. được bác sĩ Hà khâu treo trĩ và cắt da thừa. Sau mổ, bác sĩ Hà nhận 4 triệu đồng của chồng bà B. tại bệnh viện.
Chiều 21-3, bà B. xuất viện. Tổng chi phí bà B. điều trị tại Bệnh viện Q.Gò Vấp hết hơn 5,3 triệu đồng, được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100%.
Sau khi trừ 49.000 đồng tiền siêu âm tim dịch vụ, bệnh viện trả lại bà 451.000 đồng tiền tạm ứng trước đó.
Tương tự, bà P.T.N.S. (Q.Gò Vấp) nhập viện diện bảo hiểm y tế ngày 14-3 để mổ bướu giáp đơn nhân.
Trước khi mổ, bác sĩ Hà gọi bà S. vào phòng hỏi có tiền mổ dịch vụ không. Giá mổ dịch vụ là 9 triệu đồng, cộng thêm tiền dao mổ không đau, không chảy máu 2 triệu là 11 triệu đồng. Bà S. nói không có tiền và xin mổ bảo hiểm.
Bác sĩ Hà nói: “Thôi mổ đi, không có bao nhiêu” và xuống giá còn 5 triệu đồng. Bà S. tiếp tục than thở nhà rất nghèo và để bà bàn với chồng.
Bác sĩ Hà nói: “Thôi, bây giờ tôi nói chắc luôn là 4 triệu, khỏi bàn với ông xã nữa”. Sợ việc phẫu thuật không được tốt nếu không làm theo yêu cầu, vợ chồng bà S. đồng ý. Sau mổ cắt tuyến giáp, ông Hà nhận 4 triệu đồng của chồng bà S. tại bệnh viện.
Theo bà S., khi nhập viện bà đóng tạm ứng 2,5 triệu đồng, có biên lai thu tiền bệnh viện. Chiều 24-3, bà S. xuất viện và được bệnh viện trả lại 1,2 triệu đồng tiền tạm ứng do bà được bảo hiểm y tế thanh toán 80% viện phí.
Đến nhà trả lại tiền
Ngày 4-4, chồng bà S. gọi điện thoại cho bác sĩ Hà trình bày: “Trước khi mổ bác sĩ có gặp vợ tôi tư vấn mổ dịch vụ. Vợ tôi đồng ý mổ dịch vụ theo giá bác sĩ chốt là 4 triệu. Sau đó, tôi gặp bác sĩ gửi 4 triệu. Giờ 4 triệu thu dịch vụ đó bác sĩ giúp tôi ra phiếu thu để thanh toán bảo hiểm của một công ty tư nhân không?”.
Bác sĩ Hà trả lời: “Cái này là tại anh không nói từ đầu. Chứ dịch vụ của bệnh viện nó lên đến 11 triệu đồng. Lúc tôi làm anh phải nói thì mới có chứng từ”.
Sau đó, chồng bà S. và bác sĩ Hà đối đáp: “Vậy 4 triệu này không có chứng từ được sao bác sĩ?” - “Cái này thì tôi nói rồi, để giảm chi phí cho gia đình anh thì tôi cũng lo dịch vụ đó để chi phí cho anh em nên không có hóa đơn”. “Có cách nào giúp cho có hóa đơn không bác sĩ?” - “Nếu anh khó khăn quá thì thôi, tôi sẽ bớt lại cho anh chứ lúc đầu tôi đã nói rồi dịch vụ của bệnh viện tới 11 triệu...”.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi PV đến làm việc (ngày 5-4) với giám đốc Bệnh viện Gò Vấp và bác sĩ Hà, bác sĩ Hà đã liên tục gọi điện thoại cho một số bệnh nhân và thân nhân để “đến nhà thăm bệnh”.
18h30 ngày 7-4, bác sĩ Hà đến nhà bà S.. Sau khi hỏi thăm sức khỏe bà S., bác sĩ Hà nói: “Rất tiếc tôi không gặp được anh (chồng bà S. - PV) nói chuyện để anh thông cảm hơn. Bây giờ có nhà báo nó vô kiếm chuyện. Bây giờ nó làm tôi mất tinh thần, không làm việc được. Chị nói anh thông cảm nhé. Còn cái chuyện hôm trước anh bồi dưỡng tôi gửi lại nhé”.
Nói xong bác sĩ Hà đưa phong bì 4 triệu đồng cho bà S., bà S. từ chối: “Không, hôm trước bác sĩ nói là tiền dịch vụ mà”. Ông Hà nói: “Bây giờ nhà báo vô nó kiếm chuyện. Chị cất lại giùm”. Rồi ông Hà bỏ lại
4 triệu đồng ở nhà bà S. và đi về.
Chiều 5-4, chúng tôi làm việc với bác sĩ Phạm Hữu Quốc, giám đốc Bệnh viện Gò Vấp, và bác sĩ Hà. Ông Hà khẳng định việc bệnh nhân mổ dịch vụ là tự nguyện, có ký cam kết và đóng tiền ở bộ phận thu viện phí.
Về việc thu tiền dịch vụ riêng của bệnh nhân và không có biên lai, ông Hà nói: “Cái đó là khi khỏi bệnh xuất viện, bệnh nhân tự nguyện bồi dưỡng.
Tôi nói bệnh nhân có khả năng mổ dịch vụ được thì đóng theo khung giá của bệnh viện, còn chuyện bồi dưỡng là bệnh nhân tự nguyện sau khi xuất viện chứ không nói đó
là tiền mổ dịch vụ”.
Ông Hà thừa nhận: “Có người bồi dưỡng 1 triệu, 2 triệu, có người 500.000. Bệnh nhân không có tôi vẫn làm bình thường. Có người họ đưa 200.000 tôi không lấy vì thấy họ khổ quá. Bệnh nhân khỏi bệnh đưa tôi thì tôi nhận chứ chưa bao giờ nhận trước khi mổ”.
Sau buổi làm việc này, ông Hà gọi điện thoại cho PV “xin rút kinh nghiệm”. Ông Hà thừa nhận trong tháng 3-2017 đã lấy tiền của 6-7 bệnh nhân.
Đình chỉ phẫu thuật
Bác sĩ Phạm Hữu Quốc, giám đốc Bệnh viện Gò Vấp, nói ông rất bất ngờ vì không thể tin một phó giám đốc bệnh viện lại làm như vậy.
“Việc làm của bác sĩ Hà về y đức là không thể chấp nhận, làm ảnh hưởng đến công sức của cả tập thể đang nỗ lực phục vụ bệnh nhân. Đây là việc làm sai quy định, trái quy trình của cá nhân bác sĩ Hà” - ông Quốc nói.
Ông Quốc khẳng định Bệnh viện Gò Vấp không quá tải phẫu thuật nhưng muốn mổ dịch vụ, bệnh nhân phải ký cam kết mổ dịch vụ.
Giá phẫu thuật được cài sẵn trong phần mềm máy tính. Sau đó bệnh nhân đi đóng tiền cho bộ phận kế toán và có hóa đơn thu tiền. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được trừ hết các khoản bảo hiểm thanh toán và chỉ đóng phần chênh lệch còn lại.
Bệnh viện đã nghiêm cấm ngay từ đầu, khi họp giao ban cũng thường xuyên nhắc nhở không một cá nhân nào được cầm một cắc của bệnh nhân, ngoài kế toán và có biên lai.
Ngày 7-4, ông Quốc cho biết thêm đã yêu cầu bác sĩ Hà viết giải trình. Tạm thời bệnh viện đình chỉ không cho ông Hà phẫu thuật và ký duyệt mổ.
|
71.
VỤ CHỦ TỊCH BẮC NINH BỊ CÁT TẶC ĐE DỌA:
Ông trùm nạo vét cát thao túng quan chức Bộ GTVT như thế nào?
Ông trùm nạo vét cát Ngô Thành Sơn. (Nguồn Vietsonicd)
Càng đi sâu vào vụ cát tặc đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, nhóm PVĐT của Báo Lao Động đã không khỏi ngạc nhiên khi các trùm cát tặc đã “lobby” ngay từ việc ban hành chính sách của Bộ GTVT.
- “Tôi thấy lạ trước việc Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa, gửi công văn “kêu” Thủ tướng”
- Tạm giữ 3 đối tượng đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh
- Vụ Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị “cát tặc” đe dọa: Lộ chân tướng ông trùm nạo vét cát
Giấy phép “bật đèn xanh”… cho cát tặc
Ngay khi phát hiện ông trùm Ngô Thành Sơn (SN 1980) nắm trong tay một nhóm Cty thực hiện hàng loạt dự án nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm (dự án nạo vét DTL) của Cục Đường thủy nội địa VN (Cục ĐTNĐ), PV Báo Lao Động nhiều lần liên lạc với ông Trần Văn Thọ - Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ phụ trách dự án nạo vét DTL để làm rõ việc này. Tuy nhiên, ông Thọ liên tục viện lý do bận công việc và cử chuyên viên ra tiếp. Sáng 5.4.2017 tại trụ sở Cục ĐTNĐ, nhóm PV Báo Lao Động tiếp cận được hồ sơ thực hiện dự án nạo vét DTL do nhóm Cty của trùm nạo vét cát Ngô Thành Sơn thực hiện.
Điều đặc biệt là trong tập “Tài liệu hồ sơ pháp lý” của nhóm Cty Ngô Thành Sơn phần lớn đều thiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Điều này cũng dễ hiểu bởi nếu có giấy chứng nhận ĐKKD kèm theo thì người đọc dễ dàng nhận thấy nhóm các DN: Cty CP trục vớt luồng hạ lưu, Cty CP đầu tư Việt và Sơn và Cty CP đầu tư và thương mại Việt Sơn… đều có một ông chủ duy nhất. Khi PV đặt câu hỏi: Việc lập danh mục các dự án nạo vét DTL do Cục ĐTNĐ lập hay do các DN lập? Vị chuyên viên (do ông Thọ cử ra tiếp) cho biết: “Theo Thông tư 69/2015/TT-BGTVT ngày 9.11.2015, các dự án vừa do cục lập danh mục vừa do các DN đề xuất”.
“Tại sao các dự án do các Cty của ông Ngô Thành Sơn thực hiện đều do Cty tự đề xuất?”, PV tiếp tục đặt câu hỏi. Vị chuyên viên của ông Thọ cho biết: “DN người ta hoạt động kinh doanh nên đề xuất những dự án hiệu quả”. PV Báo Lao Động phản biện: “Mục đích của các dự án nạo vét DTL là luồng khơi thông cho tàu bè chứ không phải mục đích là sản phẩm cát”. Lúc này vị chuyên viên cười trừ.
Theo Thông tư 69 của Bộ GTVT, các DN tham gia dự án nạo vét DTL được là “nhà đầu tư” và “được đề xuất thực hiện dự án ngoài danh mục dự án do Bộ GTVT, UBND cấp tỉnh phê duyệt và công bố”. Rõ ràng đây là kẽ hở “khó hiểu” mà những người xây dựng thông tư đã tạo ra. Bất cứ “nhà đầu tư” có thế lực nào cũng có thể vẽ ra các dự án, chọn lấy một khúc sông “ngon nhất” để múc cát. Kiểm tra các tập “Tài liệu hồ sơ pháp lý” dự án nạo vét DTL do các Cty của ông trùm Ngô Thành Sơn cũng thấy rõ ông trùm đã triệt để tận dụng kẽ hở này để múc cát trên sông Cầu, sông Đuống, sông Hồng, sông Kinh Thầy…
Kịch bản hoàn hảo…
Trở lại với thời điểm tháng 4.2016 khi UBND tỉnh Bắc Ninh gửi công văn đến Cục ĐTNĐ yêu cầu dừng dự án nạo vét DTL của Cty CP trục vớt luồng hạ lưu trên sông Cầu vì hành vi cát tặc của Cty này phá hoại bờ kè đê điều. Sau đó, Cục ĐTNĐ và Bộ GTVT đã có hàng loạt hành động gây sức ép với UBND tỉnh Bắc Ninh để DN của ông trùm Ngô Thành Sơn có thể hoạt động. Điều tra của PV Báo Lao Động cho thấy, đứng sau những hành động này của các quan chức Bộ GTVT diễn ra với một “kịch bản hoàn hảo” nhưng lộ bóng dáng của ông trùm nạo vét cát Ngô Thành Sơn.
Biên bản cuộc khảo sát tàu mắc cạn ngày 9.1.2017, đại diện sở ngành Bắc Ninh đã bỏ về không ký. Ảnh: P.V
|
Hành động “phản công” đầu tiên chính là cuộc khảo sát “tàu mắc cạn” ngày 9.1.2017 trên sông Cầu (đoạn huyện Quế Võ) do Cục ĐTNT tổ chức, có mời các sở ban ngành của tỉnh Bắc Ninh. Phóng sự nóng về cuộc khảo sát “tàu mắc cạn” này do một đài truyền hình kỹ thuật số thực hiện vẫn được lưu giữ trên Youtube cho thấy, một sà lan vận tải bị mắc cạn… do chở quá tải, sau đó các tàu cát tặc được điều đến cứu hộ và mắc thành một đám. Trên bờ đê, một dãy xe con sang trọng đứng chứng kiến. Trong đoạn trả lời phỏng vấn truyền hình, ông Hoàng Văn Vỹ (em vợ của ông trùm cát Ngô Thành Sơn) được giới thiệu Giám đốc Cty CP trục vớt luồng hạ lưu lớn tiếng đổ trách nhiệm cho tỉnh Bắc Ninh.
Khi PV Báo Lao Động đặt câu hỏi với vị chuyên viên của ông Trần Văn Thọ - Cục phó Cục ĐTNĐ: “Cuộc khảo sát “tàu mắc cạn” này do ông Ngô Thành Sơn tổ chức hay do Cục ĐTNĐ tổ chức?”. Vị chuyên viên khẳng định: “Cuộc khảo sát do Cục ĐTNĐ tổ chức” và cho biết cũng tham gia cuộc khảo sát này. “Vậy tại sao ông trùm cát Ngô Thành Sơn lại có mặt trong đoàn khảo sát đoạn dự án của Cty CP trục vớt luồng hạ lưu, phải chăng được Cục ĐTNĐ mời?”, PV tiếp tục đặt câu hỏi. Lúc này vị chuyên viên lại cười trừ.
Ông trùm nạo vét cát Ngô Thành Sơn khoe sản phẩm cát trên trang web công ty. (Nguồn Vietsonicd) |
Hình ảnh của trùm nạo vét cát Ngô Thành Sơn lọt vào ống kính camera cho thấy, ông trùm này luôn kè kè bên ông Trần Văn Thọ - Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ chứng tỏ hai vị này không lạ gì nhau! Trước sự “đạo diễn” lộ liễu của ông trùm, đại diện các sở ngành của tỉnh Bắc Ninh đã bỏ về, bất chấp như vậy nhưng biên bản khảo sát vẫn được đưa ra với phần bỏ trống của đại diện sở ngành tỉnh Bắc Ninh. Kết quả khảo sát ngày 9.1.2017 được Cục ĐTNĐ công bố như sau: “Cục ĐTNĐ phối hợp với cơ quan chức năng của UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng đơn vị tư vấn độc lập tiến hành đo xác suất 4/11 vị trí đoạn cạn thuộc dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả có 3/4 vị trí được kiểm tra xác suất chưa đạt chuẩn tắc luồng theo thiết kế”.
Tiếp đó ngày 22.2.2017, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã ký CV số 1689/BGTVT-KCHT và ngày 1.3.2017 Cục ĐTNĐ VN tiếp tục có CV số 266/CĐTNĐ-KHĐT gửi UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị tỉnh này để Cty của trùm cát Ngô Thành Sơn tiếp tục thực hiện dự án. Đồng thời, nhiều tin nhắn đe dọa được gửi vào máy di động của hàng chục cán bộ sở, ngành và cả Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.Trước các động thái này của Bộ GTVT, Cục ĐTNĐ và ông trùm cát Ngô Thành Sơn, ngày 9.3.2017 UBND tỉnh Bắc Ninh đã buộc phải ra CV số 55/UBND-NN.TN gửi Thủ tướng Chính phủ. Tại CV này, UBND tỉnh Bắc Ninh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: “Chỉ đạo Bộ CA vào cuộc điều tra nguyên nhân sự việc, điều tra các cá nhân từ trung ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa cán bộ chuyên môn, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh”.
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/ong-trum-nao-vet-cat-thao-tung-quan-chuc-bo-gtvt-nhu-the-nao-654526.bld
TTO - Tối 1-4, Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết vừa khởi tố thêm ông Đỗ Văn Hồng, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc PVC-KBC (Công ty con của PVC) liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh.
Cụ thể, Cơ quan CSĐT đã tống đạt lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đỗ Văn Hồng, 50 tuổi, trú tại Bắc Ninh, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và Xây lắp Kinh Bắc (PVC-KBC, Công ty con của PVC).
Bị can Hồng bị khởi tố để điều tra về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng ông Nguyễn Mạnh Tiến, 51 tuổi, trú tại Hà Nội, nguyên phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) vốn đã bị khởi tố về hành vị Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, giờ bị khởi tố thêm tội danh mới.
Hai bị can này bị bắt trong giai đoạn Cơ quan điều tra mở rộng vụ án Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT, Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC cùng nhiều bị can khác đã bị bắt trước đó để điều tra về hành vi tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
69.
TTO - Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên trưởng bộ phận thường trực Ban chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2), trao đổi với Tuổi Trẻ về lùm xùm quanh chuyện bổ nhiệm, quy hoạch “thần tốc” ở Thanh Hóa.
Ông Vũ Quốc Hùng - Ảnh: N.V.Hải |
* Thưa ông, sau thông báo kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa, báo chí đang quan tâm việc xem xét trách nhiệm của ông Ngô Văn Tuấn (nguyên giám đốc Sở Xây dựng, hiện là Phó chủ tịch UBND tỉnh) và ông Đào Vũ Việt (giám đốc Sở Xây dựng đương nhiệm) trong việc bổ nhiệm, quy hoạch “thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh, cũng như để mất hồ sơ gốc của công chức này khi lưu tại Sở, ông thấy sao?
- Ông Vũ Quốc Hùng: Trong việc này có mấy vấn đề. Thứ nhất, sự việc không mong muốn nhưng nó đã xảy ra, cơ quan chức năng nên làm đến cùng để rút ra được bài học cho công tác tổ chức cán bộ. Báo chí những ngày qua đã nêu nhiều. Tôi cho rằng cần phải làm rõ đến cùng và công khai như một bài học cho tất cả mọi người.
Thứ hai, để làm rõ theo tôi không khó gì cả. Tất cả đã có các quy định rồi: quy định của Đảng, quy định của Nhà nước. Về quy định của Đảng, tỉnh ủy viên là diện Tỉnh ủy quản lý (cả ông Tuấn và ông Việt hiện là tỉnh ủy viên - PV). Ban thường vụ Tỉnh ủy phải có ý kiến và Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy phải khẩn trương vào cuộc.
Trước tiên, hai đồng chí có trách nhiệm liên quan trong đó phải thực hiện giải trình những vấn đề mà báo chí và dư luận đang đặt ra. Việc này thiết nghĩ đã quá quen thuộc trong đời sống và trong công tác tổ chức sinh hoạt Đảng. Hãy giải trình đi.
Ở địa phương thì Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy và Sở Nội vụ cùng vào cuộc. Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ vào giám sát việc này, đồng thời để cho chặt chẽ, tôi nghĩ Bộ Nội vụ, rồi cả Thanh tra Chính phủ cũng nên vào cuộc.
Trách nhiệm đặt trên vai Ban thường vụ Tỉnh ủy, phải chỉ đạo làm rõ theo tinh thần Hội nghị cán bộ kiểm tra toàn quốc vừa rồi. Trên cơ sở xem xét, nếu đến mức thấy cần Tỉnh ủy phải xem xét thì báo cáo Tỉnh ủy, nhất là nếu xem xét hình thức kỷ luật thì phải qua Tỉnh ủy.
Trước đây, khi xử lý những vụ lùm xùm liên quan đến công tác cán bộ, ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước, Ủy ban Kiểm tra chúng tôi đều có những mối quan hệ với các ban, bộ, ngành để cùng vào cuộc. Theo tôi Ủy ban Kiểm tra trung ương cần giám sát, theo dõi và công khai, minh bạch việc này, làm rõ lý do vì sao đề bạt thần tốc như thế.
Mặt khác, vì sao giờ cơ quan chức năng vào kiểm tra lại báo cáo “mất” hồ sơ cán bộ (theo giải trình của Sở Xây dựng là đã trả lại cho bà Quỳnh Anh khi bà này xin thôi việc - PV)? Tại sao Sở Xây dựng Thanh Hóa có một “cán bộ nguồn” như vậy mà hồ sơ lại không quản lý được? Phải làm rõ nguyên nhân sâu xa của việc này là gì?
Ai, quyền uy nào mà người này có thể dựa vào như thế? Lúc này không phải chỉ nghe và chạy theo tin đồn mà chính thức tổ chức phải vào cuộc làm rõ.
Tôi nhấn mạnh lại là việc này không khó gì cả. Nhân dân, cán bộ đảng viên người ta biết cả.
* Có một vấn đề mà tỉnh Thanh Hóa còn “để ngỏ” là việc xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh với lý do bà này đã thôi việc, không còn là công chức. Nhưng trước đó, đã có những trường hợp nghỉ rồi vẫn bị xử lý, như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, ông Trần Văn Truyền. Vậy theo ông điều đó có đúng không?
- Ông Vũ Quốc Hùng: Đúng như vậy. Khi có dấu hiệu tài sản “khủng”, trước tiên những người từng quản lý cán bộ này phải báo cáo. Sau đó, cơ quan chức năng phải vào cuộc, tiếp xúc người này để xác minh làm rõ. Không có công dân nào nằm ngoài pháp luật.
Dưới góc độ một công dân, khi có dư luận ông này, bà kia giàu lên nhanh như thế, cơ quan chức năng phải vào làm rõ. Ai quản lý công dân đó? Người này sinh sống ở địa bàn phường này thì ông chủ tịch phường, ông công an, ông tổ trưởng dân phố… có biết không. Người này giờ không ở đó thì ở đâu, các mối quan hệ như thế nào?
Không thể nói đơn giản là không biết, như vậy là không làm tròn chức trách. Xin nhấn mạnh là không ai có thể đứng ngoài hoặc đứng trên luật pháp cả.
Tôi chưa đặt vấn đề truy cứu gì cả, chỉ cần làm rõ ai quản lý cô này, cô này đăng ký hộ khẩu thường trú ở đâu, có mấy căn nhà, có phải có khối tài sản “khủng” như dư luận đề cập hay không? Phải dựa vào tai mắt của nhân dân.
Ngược lại, nếu xác định đó là thông tin thất thiệt, những báo nào trót đăng sai thì phải xin lỗi người ta và cải chính thông tin.
Vấn đề ở đây không phải là chuyện bé xé ra to, mà ý nghĩa của nó là bài học về quản lý. Phải phân tích, lý giải được nguyên nhân vì sao như thế? Vì sao một cán bộ bình thường lại được hưởng những đặc ân như thế.
Và cuối cùng là ai phải chịu trách nhiệm những việc này? Hai đồng chí mà báo chí nêu phải chịu trách nhiệm chính cũng là một đầu mối, nhưng đằng sau đó còn có ai có quyền lực dính vào việc này?
Ngày 29-3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 476-CV/TU giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân các lãnh đạo và cán bộ Sở Xây dựng theo kết luận của Thanh tra tỉnh, trên cơ sở đó kiến nghị hình thức kỷ luật nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước |
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170331/ai-quyen-uy-nao-ma-ba-quynh-anh-co-the-dua-vao/1290113.html
68.
(NCTG) “Nếu có nguy cơ không giữ được sự trong sạch của ngòi bút và ảnh hưởng tới tính liêm chính của nghề, hãy rời bỏ. Tìm một chỗ đứng mà các bạn tin là không có mác nhà báo các bạn vẫn độc lập tạo ra giá trị cho xã hội, giữ danh dự cho bản thân và gia đình”.
Bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Lê Bình làm dấy lên sự quan tâm của công luận về cái gọi là “hợp đồng truyền thông” trên báo chí. Minh họa: Bà Lê Bình tại sự kiện ra mắt VTV24 - Ảnh: Anh Tuấn
Một lần nữa, câu chuyện về sự liêm chính nghề báo lại được nhắc tới sau bài phỏng vấn giữa Zing.vn với bà Lê Bình, cựu Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24, người vừa chính thức nghỉ việc ở VTV. Bà Lê Bình cho biết từng ký hợp đồng tư vấn truyền thông và có hưởng lương từ hợp đồng với 3 ngân hàng khi còn là người của VTV làm việc ở mảng tin tức tài chính - kinh doanh giai đoạn 2009-2012.
“Câu chuyện đó là có thật, diễn ra cách đây 5-7 năm. Cá nhân tôi được hưởng tiền đó từ 15-17 triệu một tháng. Chúng tôi đóng vào 20 triệu mỗi tháng làm quỹ phòng, từ tiền tư vấn. Một số bạn nhận từ 3-7 triệu/tháng. Toàn bộ số tiền tư vấn chúng tôi chia nhau” - bà Lê Bình nói.
Có thể thấy sự liêm chính của báo chí, quy tắc nghề nghiệp, câu chuyện về “mâu thuẫn lợi ích”, về lợi dụng mác nhà báo, chức vụ, quyền hạn đã bị nhiều nhà báo coi nhẹ. Việc nhận tiền từ doanh nghiệp được khéo léo, kín kẽ che phủ bằng những cái nhãn có-tên-gọi “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư vấn”, và những gì mới phát lộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng.
Đầu năm nay, tháng 1-2017, một nhân viên truyền thông một nhãn hiệu thời trang đã tag (gắn thẻ/điểm danh) tên của hơn 30 phóng viên các báo trong một status trên facebook thông báo về việc đã chuyển tiền vào tài khoản của những nhà báo này và nhắc họ kiểm tra. Nhân viên này viết: “Mọi người ai nhận được quà rồi thì nhắn vào stt này cho em một câu okie đã nhận hay cái ảnh cho xôm tụ…”.
Sau đó, rất nhiều phóng viên, nhà báo có tên trong danh sách tag đã gửi ảnh chụp tài khoản có các con số 5-10 triệu hoặc nhiều hơn, kèm các câu nhắn như “Xuân đã về bản rồi người ơi!” hoặc “Tết này ấm hơn rồi…”.
“Câu chuyện đó là có thật, diễn ra cách đây 5-7 năm. Cá nhân tôi được hưởng tiền đó từ 15-17 triệu một tháng. Chúng tôi đóng vào 20 triệu mỗi tháng làm quỹ phòng, từ tiền tư vấn. Một số bạn nhận từ 3-7 triệu/tháng. Toàn bộ số tiền tư vấn chúng tôi chia nhau” - bà Lê Bình nói.
Có thể thấy sự liêm chính của báo chí, quy tắc nghề nghiệp, câu chuyện về “mâu thuẫn lợi ích”, về lợi dụng mác nhà báo, chức vụ, quyền hạn đã bị nhiều nhà báo coi nhẹ. Việc nhận tiền từ doanh nghiệp được khéo léo, kín kẽ che phủ bằng những cái nhãn có-tên-gọi “hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tư vấn”, và những gì mới phát lộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng.
Đầu năm nay, tháng 1-2017, một nhân viên truyền thông một nhãn hiệu thời trang đã tag (gắn thẻ/điểm danh) tên của hơn 30 phóng viên các báo trong một status trên facebook thông báo về việc đã chuyển tiền vào tài khoản của những nhà báo này và nhắc họ kiểm tra. Nhân viên này viết: “Mọi người ai nhận được quà rồi thì nhắn vào stt này cho em một câu okie đã nhận hay cái ảnh cho xôm tụ…”.
Sau đó, rất nhiều phóng viên, nhà báo có tên trong danh sách tag đã gửi ảnh chụp tài khoản có các con số 5-10 triệu hoặc nhiều hơn, kèm các câu nhắn như “Xuân đã về bản rồi người ơi!” hoặc “Tết này ấm hơn rồi…”.
Nếu đó là sự thật, thì liệu tòa báo cho phép họ được làm điều đó không? Hay những người mang danh phóng viên/nhà báo này đã bất chấp quy định, vứt bỏ tính liêm chính nghề nghiệp? Điều đáng nói là sự ngang nhiên của các nhà báo nói trên trong việc nhận tiền. Họ ơ hờ trong việc bảo vệ “đền thiêng” của nghề nghiệp. Dù các nhà báo này (và việc nhận tiền của họ đã được CEO hãng thời trang kia xác nhận là có thật) có bao biện rằng là do doanh nghiệp “tự cảm ơn”, hoặc do họ “làm tư vấn”, hoặc “ký một hợp đồng truyền thông”, “gây dựng thương hiệu” cho doanh nghiệp thì việc nhận tiền doanh nghiệp đã gây ra một sự “mâu thuẫn lợi ích” với chính toà báo của họ - nơi họ làm công ăn lương chính.
Hơn hết, họ phản bội niềm tin với nghề, với bạn đọc - những người mong được đọc tin bài không có “mùi PR”, không có thông tin được dựng lên, chỉ chọn thông tin có lợi cho doanh nghiệp (structured facts) hoặc tin tức trong chiến lược PR cho doanh nghiệp. Các hợp đồng tài trợ, truyền thông béo bở chính là yếu tố định hướng các loạt tin bài theo hướng doanh nghiệp tài trợ cần và muốn. Tin bài sản xuất ra được khéo léo dẫn dắt và người xem tin là các phóng viên biên tập viên đang làm nghề phụng sự xã hội và sự thật, sự “tử tế”.
Những trao đổi sau đó trên facebook và các diễn đàn báo chí lại hé mở và cho thấy tình trạng phóng viên báo chí mảng kinh tế, giải trí nhận tiền doanh nghiệp là khá phổ biến và không công khai. Nhận trực tiếp có, nhận “dưới gầm bàn” có, trích lại quả có, nhận tinh vi qua hình thức tài trợ, qua hợp đồng tư vấn, hợp đồng truyền thông đều có. Nhiều phóng viên, nhà báo còn ngây ngô, hoặc giả vờ ngây ngô không biết chuyện nhận tiền doanh nghiệp (dù dưới bất kỳ hình thức nào, số tiền là bao nhiêu) đều là vi phạm tính liêm chính của nghề báo.
Điều này dễ lý giải vì đến một nhà báo kỳ cựu như Lê Bình mà còn có “định nghĩa riêng” về tính liêm chính với sự bao biện kín kẽ cho các việc mình làm, cùng lúc quên vai trò báo chí, giám sát của mình, bảo vệ sự liêm chính cho chính cơ quan báo chí nơi mình công tác.
Tôi đem câu chuyện này hỏi những người bạn làm báo tại Nhật, Bangladesh hoặc Hoa Kỳ thì câu trả lời của họ là phóng viên báo chí không được phép làm như vậy, và họ sẽ “bị kỷ luật, mất việc ngay”. Họ chia sẻ rằng để đảm bảo sự liêm chính và độc lập, tòa báo cần tách biệt giữa tòa soạn/ sản xuất tin bài với kinh doanh. “Không có sự pha trộn trong vai trò, trách nhiệm và ảnh hưởng lẫn nhau”. Đọc trong các bộ Quy định nghề nghiệp của các tòa báo lớn trên thế giới đều có quy định rõ ràng cho phóng viên, nhân viên của mình (và hẳn nhiên đây là một điểm khuyết thiếu, một lỗ hổng trong các tòa soạn của Việt Nam).
Cũng như vụ việc hơn 30 nhà báo nhận tiền doanh nghiệp thời trang, vụ việc của Lê Bình được tranh luận, đồn đoán nhiều, nhưng phải tới khi trả lời Zing.vn, bà Lê Bình mới chính thức công bố hưởng tiền từ doanh nghiệp. Còn những gì đằng sau nữa, không ai biết ngoài bà Lê Bình và những người cộng tác cùng bà. Con số nhà báo chưa lộ diện còn nhiều, và các hình thức biến tướng nhận tiền doanh nghiệp cũng sẽ tinh vi hơn. Giống như vị CEO của công ty thời trang nói trên từng chia sẻ: “Sẽ xem xét lần sau chuyển tiền mặt”. Với các hình thức tinh vi hơn thì lúc ấy, việc phát hiện ra cũng khó khăn hơn nhiều lần.
Cũng như bà Lê Bình đã nghỉ việc để tìm một con đường khác, một hướng đi khác, các bạn nhà báo đang trong nghề nếu tự tin mình sống được với nghề, với ngòi bút của mình mà không cần cái mác nhà báo để kiếm được các hợp đồng truyền thông thì hãy ở lại và làm cho đúng. Các tòa báo cũng cần có quy định, hướng dẫn cặn kẽ hơn về các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, về điều được làm và không được làm để không ảnh hưởng tới tính liêm chính nghề nghiệp. Nếu có nguy cơ không giữ được sự trong sạch của ngòi bút và ảnh hưởng tới tính liêm chính của nghề, hãy rời bỏ. Tìm một chỗ đứng mà các bạn tin là không có mác nhà báo các bạn vẫn độc lập tạo ra giá trị cho xã hội, giữ danh dự cho bản thân và gia đình.
Và hãy cố gắng vượt qua trong sự nhốn nháo của “xã hội kim tiền”. Như thế, chúng ta sẽ chẳng phải nói đến câu chuyện tảng băng chìm. Tảng băng sẽ tự tan hết thôi!
Minh Thùy, từ Hà Nội
http://nhipcauthegioi.hu/goc-nhin/Hop-dong-truyen-thong-tren-bao-chi-PHAN-NOI-CUA-TANG-BANG-CHIM-5614.html
67.
"
"
"
báo-chí dẫn lời của thằng-cha phó-ban như này: "Ban Tổ chức phải có trách nhiệm này, nhưng Ban chủ yếu tin Sở Xây dựng là chính, vì lãnh đạo Sở họ bỏ phiếu 100% đưa vào quy hoạch”.
nếu "tin" như thế thì tỉnh này cần gì cái ban-tổ-chức tỉnh-ủy?
xứ-thanh có gần 3,5 triệu dân. những người trẻ dưới 30 tuổi có bằng-đỏ đại-học chính-quy hoặc bằng cao-học [xịn] phải tầm hơn chục-nghìn người. còn đại học làng nhàng với liên-thông từ cao-đẳng lên đại-học phải tầm phần-tư triệu.
nói mà không biết ngượng-mồm. hãm!
https://www.facebook.com/baron.trinh/posts/1626885503992859
Bổ nhiệm nữ trưởng phòng: Ban Tổ chức tin Sở, không kiểm tra
31/03/2017 18:50 GMT+7
- Ngay sau khi Thanh Hóa công bố sai phạm bổ nhiệm thần tốc trưởng phòng Trần Vũ Quỳnh Anh, ông Phan Quang Vinh, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có trao đổi với VietNamNet.
Ngày 30/3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa thông báo kết quả thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng năm 2010 - 2015. Cụ thể liên quan trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986), được bổ nhiệm thần tốc làm Trưởng phòng Quản lý nhà và Tthị trường bất động sản.
Trao đổi với VietNamNet trưa nay, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Quang Vinh đã chỉ ra hàng loạt sai sót trong việc bổ nhiệm.
Ông Phan Quang Vinh |
'Hình như Sở bỏ phiếu 100% đưa vào quy hoạch'
Thưa ông, thông báo thanh tra của UBND tỉnh về việc bổ nhiệm, phía Ban Tổ chức Tỉnh ủy thấy đã đúng hay còn vấn đề gì khác?
Việc này liên quan đến nhiều cơ quan, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơ quan nào liên quan đến công việc gì thì sẽ chịu trách nhiệm và trả lời ở công việc đó.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy có 2 việc liên quan là quy hoạch cán bộ và việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
Về việc cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã họp đánh giá trách nhiệm của Ban và cá nhân cán bộ, lãnh đạo phụ trách việc này.
Việc thẩm định nhân sự đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy được thực hiện thế nào?
Bà Quỳnh Anh lúc mới được tuyển dụng rồi đưa vào quy hoạch, hình như là chưa được bổ nhiệm phó phòng. Nếu làm cẩn thận, phải thẩm định xem quá trình công tác, xem hướng tới đây có thể đảm nhiệm được chức vụ Phó giám đốc Sở hay không.
Đáng ra, Ban Tổ chức phải có trách nhiệm này, nhưng Ban chủ yếu tin Sở Xây dựng là chính, vì hình như Sở bỏ phiếu 100% đưa vào quy hoạch.
Theo quy định tại thời điểm năm 2014, rà soát chỉ là lãnh đạo Sở bỏ phiếu thống nhất để đưa vào quy hoạch. Vì thế Ban Tổ chức tin lãnh đạo Sở đã họp và đánh giá rồi.
Ban Tổ chức thấy cô Trần Vũ Quỳnh Anh là nữ, lại trẻ, khó tìm. Trên tiêu chí đó, lãnh đạo Ban Tổ chức không xem xét lại quá trình trước như: Cô này tuyển dụng như thế đúng không, đã được bổ nhiệm hay chưa...mà chỉ thấy đảm bảo các tiêu chí, cũng có bằng ĐH.
Căn cứ vào đó, Ban thống nhất trình Thường vụ Tỉnh ủy để đưa vào quy hoạch.
Nếu như vậy, kết luận của Thanh tra có “oan” cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy?
Không oan. Chúng tôi nhận trách nhiệm trong việc này vì quy hoạch đã không chính xác từ Sở Xây dựng cũng như do thẩm định của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh |
Đáng ra, khi cho cô Trần Vũ Quỳnh Anh đi học lý luận chính trị cao cấp vẫn phải cho thẩm định lại xem con người đó có đảm nhận chức danh đó không mới đề nghị Thường vụ phê duyệt.
Không chịu sức ép nào
Trong quá trình đưa bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy có sức ép nào không?
Tôi khẳng định Ban Tổ chức Tỉnh ủy và riêng cá nhân tôi không có một sức ép nào.
Chúng tôi thấy bà Quỳnh Anh là đảng viên, là trưởng phòng, tuổi phù hợp thì cho đi học tập trung. Bà này lại có quy hoạch chức danh Phó giám đốc sở.
Trong quá trình thẩm định, chúng tôi chỉ đọc hồ sơ, chứ đáng ra phải quan tâm từ khâu vào biên chế, bổ nhiệm, đề bạt thế nào. Và, khi phát hiện ra điều gì không bình thường thì phải có báo cáo để xử lý chỗ đó.
Có thông tin thời điểm xét bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị, bà này không đủ điều kiện nên Ban Tổ chức không đồng thuận. Tuy nhiên sau đó có thư tay của một vị lãnh đạo tỉnh, mới có quyết định cho bà Quỳnh Anh đi học. Việc này có hay không thưa ông?
Tôi là người phụ trách đào tạo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tôi khẳng định không có ai gửi thư tay cho tôi.
Về tổ chức Đảng, bà Quỳnh Anh khi nghỉ việc đã không có bất cứ liên hệ nào để trao đổi mà bỏ ngang. Ông đánh giá việc này như thế nào?
Trường hợp này thì theo Điều lệ Đảng là sai, kết luận thanh kiểm tra của UBND tỉnh cũng đã đề cập.
Sau khi có kết luận thanh tra, Ban Tổ chức đã họp và nhận trách nhiệm đến đâu?
Chúng tôi đã nhận trách nhiệm khâu thẩm định chưa đầy đủ và toàn diện. Đó là thẩm định báo cáo của Sở Xây dựng đưa sang.
Riêng cá nhân tôi, sai đến đâu tôi nhận trách nhiệm xử lý đến đó.
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, ông Ngô Hoàng Kỳ, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, căn cứ những sai phạm đã được Thanh tra tỉnh đã chỉ ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra tập thể Đảng ủy Sở Xây dựng, bà Trần Vũ Quỳnh Anh và các cá nhân liên quan để xử lý nghiêm.
Sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra, UBND tỉnh sẽ có quyết định kỷ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền UBND tỉnh quản lý. Sai phạm đến đâu xử lý đến đấy.
|
Thanh Hóa công bố sai phạm bổ nhiệm thần tốc bà Quỳnh Anh
Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa vừa thông báo kết quả thanh tra việc bổ nhiệm thần tốc bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Thanh Hóa đề nghị xử lý 'tin xuyên tạc về Bí thư tỉnh'
Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật về Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.
Cơ duyên của vụ phó thần tốc Vũ Minh Hoàng
Ông Vũ Minh Hoàng thông thạo nhiều ngoại ngữ nên được nhờ phiên dịch. Rất khó kiếm được người trẻ, nhanh, giỏi như ông.
Thanh Hóa không biết nữ trưởng phòng thăng tiến 'thần tốc' ở đâu?
Trao đổi với VietNamNet, Sở Xây dựng Thanh Hóa từ chối trả lời bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang làm gì, ở đâu.
|
Vũ Điệp
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-nhiem-nu-truong-phong-quynh-anh-ban-to-chuc-tin-so-khong-kiem-tra-lai-364395.html
66.
Ban tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa giải trình vụ bà Quỳnh Anh
TTO - Liên quan việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị và được quy hoạch làm phó giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã có báo cáo giải trình với Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa - nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng công tác và được bổ nhiệm “thần tốc” có nhiều sai sót - Ảnh: Hà Đồng |
Theo giải trình, thực hiện nhiệm vụ Ban thường vụ Tỉnh ủy giao, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn ngày 27-2-2014 về việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 để chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn Đảng bộ tỉnh.
Tại thời điểm tháng 4-2014, Sở Xây dựng tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo sở giai đoạn 2015-2020 là theo chủ trương chung của tỉnh.
Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo Sở Xây dựng giai đoạn 2015-2020, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh được tiến hành các bước theo quy định, đáp ứng cơ cấu nữ, cơ cấu trẻ của Sở Xây dựng, theo yêu cầu chung trong công tác quy hoạch cán bộ của các ngành, địa phương trong tỉnh.
Tuy nhiên, đến tháng 3-2017 (sau khi xảy ra các sự việc lùm xùm liên quan đến việc bổ nhiệm và quy hoạch bà Quỳnh Anh - PV), Sở Xây dựng đã báo cáo Ban tổ chức Tỉnh ủy việc bà Quỳnh Anh không còn trong quy hoạch.
Ban tổ chức Tỉnh ủy cũng xác định việc bổ sung quy hoạch bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào chức vụ phó giám đốc Sở Xây dựng giai đoạn 2015-2020 tại thời điểm năm 2014 có một số thiếu sót.
Thứ nhất, tập thể lãnh đạo Sở Xây dựng không thực hiện nghiêm túc việc đánh giá toàn diện cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch đã đề nghị bổ sung bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào quy hoạch, làm chất lượng quy hoạch thấp, tạo dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên.
Thứ hai, Ban tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm trong việc chưa làm tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Quỳnh Anh để báo cáo thường trực Tỉnh ủy và Ban thường vụ Tỉnh ủy.
Việc quy hoạch bà Quỳnh Anh diễn ra trong thời gian từ tháng 4-2014 đến tháng 10-2014, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra thiếu sót trên và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Về việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh, trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, đi học cao cấp lý luận chính trị, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã thực hiện xét, cử cán bộ đi học bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại công văn ngày 20-5-2013 của Ban tổ chức Trung ương.
Cụ thể, lúc được cử đi học, bà Quỳnh Anh là đảng viên, trình độ chuyên môn đại học, tuổi 29, chức vụ trưởng phòng, chức danh quy hoạch phó giám đốc sở.
Tuy nhiên, quá trình xét, cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị, Ban tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm chưa xem xét toàn diện hồ sơ của bà Quỳnh Anh, nhất là xem xét quá trình công tác mà chỉ tập trung chú ý các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo quy định.
Theo Ban tổ chức Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, để tạo điều kiện cho bà Quỳnh Anh vào đối tượng được đi học cao cấp lý luận chính trị.
Về làm rõ trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót nêu trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra thiếu sót liên quan đến đảng viên Trần Vũ Quỳnh Anh và việc cử đi học cao cấp lý luận chính trị, quy hoạch phó giám đốc sở, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, thời điểm bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm “thần tốc” với nhiều sai sót, được cử đi học cao cấp lý luận chính trị, được quy hoạch làm phó giám đốc Sở Xây dựng là lúc ông Ngô Văn Tuấn đang giữ chức giám đốc sở này.
Hiện ông Ngô Văn Tuấn đang giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (từ tháng 11-2015 đến nay).
Tuổi Trẻ nhiều lần liên hệ với ông Tuấn để đặt lịch làm việc về những thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh trong thời điểm ông Tuấn làm giám đốc Sở Xây dựng, tuy nhiên ông Tuấn không trả lời điện thoại.
|
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170331/ban-to-chuc-tinh-uy-thanh-hoa-giai-trinh-vu-ba-quynh-anh/1289819.html
65.
Dư luận cho rằng Quỳnh Anh có quan hệ với cán bộ cấp cao của Thanh Hóa, nên kết luận của chính các cơ quan ở Thanh Hóa sẽ khiến người dân không phục, theo ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2014, ông Ngô Văn Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng, nay là Phó chủ tịch UBND tỉnh đã bỏ qua hàng loạt quy định về tiêu chuẩn, trình độ để bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh giữ chức phó, rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, ông giám đốc sở sẽ không thực hiện điều này nếu không có sự đồng tình, thậm chí nhắm mắt của nhiều cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.
|
Ngày 30.3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản thông báo về kết quả thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng giai đoạn từ 2010 - 2015.
Theo đó, bà Trần Vũ Quỳnh Anh được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng vào làm việc từ ngày 29.7.2013. Bảy tháng sau đó, ngày 18.4.2014, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành Quyết định số 1634 bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức Phó trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Tiếp đó, đến ngày 7.11.2014, bà Quỳnh Anh tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết việc giám đốc Sở Xây dựng thời kỳ đó là ông Ngô Văn Tuấn (nay là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) đã bỏ qua hàng loạt quy định về trình độ, tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ. Cụ thể, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm khi chưa đủ các tiêu chuẩn: “thời gian công tác ở lĩnh vực mình phụ trách về chuyên môn nghiệp vụ ít nhất từ ba năm trở lên”; “có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên”; “đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước” theo Quyết định số 1138/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về Quy chế bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo.
Chưa hết, trách nhiệm ông Ngô Văn Tuấn cũng được nhắc đến khi trước thời điểm bà Quỳnh Anh được tuyển dụng, ông Ngô Văn Tuấn đã ban hành Quyết định số 2180 quy định tiêu chuẩn, điều kiện quy trình bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó phòng thuộc Sở, nhưng không đưa vào nội dung văn bản này tiêu chuẩn: trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và những chứng chỉ nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên theo quy định tại Quyết định số 1138.
Từ tháng 4.2014, khi bà Quỳnh Anh vừa ấm chỗ thì được Sở Xây dựng bổ sung vào quy hoạch lãnh đạo Sở giai đoạn 2015 - 2020. Kết luận thanh tra cho rằng việc quy hoạch này không sai vì đáp ứng cơ cấu nữ, cơ cấu trẻ theo yêu cầu chung cả nước nhưng có những thiếu sót: “Tập thể lãnh đạo Sở Xây dựng không thực hiện nghiêm túc việc đánh giá toàn diện cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, đã đề nghị bổ sung bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào quy hoạch, làm cho chất lượng quy hoạch thấp, tạo dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên. Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm trong việc làm chưa tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy”, văn bản cho biết.
“Đánh tháo” hồ sơ
Ngoài việc bổ nhiệm thì việc bà Quỳnh Anh đột ngột thôi việc và giải quyết các vấn đề liên quan đã nổi lên hàng loạt vấn đề bất thường khác. Cụ thể, sau khi dư luận ầm ĩ việc bà Quỳnh Anh là “bồ nhí” của một lãnh đạo cấp cao tỉnh Thanh Hóa thì ngày 20.9.2016, bà Quỳnh Anh có đơn gửi Giám đốc Sở Xây dựng xin thôi việc tự nguyện. Ba ngày sau đó, đơn của bà Quỳnh Anh được giám đốc sở giải quyết. Cùng ngày, Chánh văn phòng Sở Xây dựng đã bàn giao cho bà Quỳnh Anh toàn bộ hồ sơ công chức (hồ sơ gốc) khi bà này đến nhận quyết định cho thôi việc. Điều này cũng đồng nghĩa toàn bộ hồ sơ công chức của bà Quỳnh Anh đã không còn được lưu giữ tại Sở Xây dựng.
TIN LIÊN QUAN
'Hotgirl xứ Thanh' được bổ nhiệm sai quy định
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của UBND tỉnh Thanh Hóa vừa công bố, việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh của Sở Xây dựng là không đúng tiêu chuẩn, trái quy định.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, bà Quỳnh Anh được kết nạp Đảng vào ngày 9.8.2013, ngày chính thức là 9.8.2014. Sau khi được chuyển Đảng chính thức 7 tháng, vào tháng 4.2015, bà Quỳnh Anh đã được Đại hội Đảng bộ Sở Xây dựng bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ sở (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Kết luận cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho biết, bà Quỳnh Anh đã kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực. Từ tháng 9.2016, sau khi được lãnh đạo Sở Xây dựng Thanh Hóa cho nghỉ việc thì bà Quỳnh Anh cũng bỏ luôn sinh hoạt Đảng.
“Kể từ tháng 9.2016 đến nay, bà Quỳnh Anh không sinh hoạt chi bộ và từ tháng 1.2017 đến nay không đóng Đảng phí và cũng không sinh hoạt chi bộ”, văn bản UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, đồng thời cho biết sau khi bà Quỳnh Anh nghỉ việc, “Đảng ủy Sở Xây dựng đã không báo Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan tỉnh việc đã cho đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh nghỉ việc và không làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng cho đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh, là không đúng quy định”.
Trao đổi với Thanh Niên hôm qua, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận cho rằng vụ việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh có thể coi như một “con voi chui lọt lỗ kim” khi các cơ quan chính quyền, cơ quan Đảng tại cơ sở có sự giám sát với nhau đã bị vô hiệu hóa để cho những người không đủ tiêu chuẩn leo cao, chui sâu.
“Nội một cái chi tiết hồ sơ gốc của bà này hiện nay rút mất cũng gợn lên việc phải chăng có điều bất minh nên mới có sự đánh tháo như vậy. Cô này ở cấp trưởng phòng thì phải có cả sự quản lý của Sở Nội vụ đâu chỉ Sở Xây dựng, đâu phải là người thử việc mà muốn rút hồ sơ lúc nào thì rút”, ông Thuận nói.
TIN LIÊN QUAN
Quan lộ thần tốc của ‘hot girl’ xứ Thanh: Thái độ im lặng của cơ quan chức năng tỉnh
Từ khoảng tháng 9.2016, sau khi bị dư luận đồn đoán ầm ĩ trên mạng xã hội thì bà Trưởng phòng Quỳnh Anh đột nhiên “biến mất”, cùng với việc tuyển dụng, bổ nhiệm bất thường đối với bà này đã khiến Thanh Niên tiếp tục tìm hiểu vấn đề.
Tham nhũng, nghỉ việc không lẽ pháp luật bó tay
Theo kết luận trên, bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã “kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định”, song, trong giai đoạn từ 4.2012 - 23.9.2016 “chưa phát hiện được bà Trần Vũ Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà”.
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa là không phù hợp quy định bởi khi phát hiện người kê khai không trung thực thì phải xác minh làm rõ không trung thực ở đâu.
“Kể cả trường hợp bà Quỳnh Anh nghỉ việc thì cũng phải hồi tố làm rõ thời điểm bà này là cán bộ có những tài sản nào mà không khai báo hoặc khai báo không đúng. Nếu giải thích như vậy, không lẽ cứ tham nhũng xong nghỉ việc thì pháp luật bó tay”, ông Đạt nói.
Trong khi đó, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng với các thông tin, dư luận báo chí nêu về tài sản bất minh phải được coi như là một tin báo tố giác mà các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xác minh, không nhất thiết phải là đương chức hay mất chức. “Như trường hợp ông Trần Văn Truyền (nguyên Tổng thanh tra Chính phủ) đến khi về hưu rồi cơ quan chức năng làm rõ được hay trường hợp Trịnh Xuân Thanh từ việc sử dụng xe tư nhân biển xanh, khi cơ quan chức năng vào cuộc đã phát hiện sai phạm hàng ngàn tỉ. Những người chức vụ lớn như thế còn làm được thì trường hợp này sao lại không làm được”, ông Thuận nói.
TIN LIÊN QUAN
Tổng bí thư nói về vụ Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh
Tiếp xúc cử tri huyện Đông Anh sáng nay, 6.12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần là bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh, đồng thời tiếp tục xử lý cán bộ liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng.
Theo ông Trần Quốc Thuận, vụ việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh cùng các vấn đề liên quan khác đã gây ra dư luận ầm ĩ từ rất lâu: “Tôi cho rằng đây là một vấn đề lớn, không chỉ khoanh vùng trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa mà phải có sự can dự nhất định của cơ quan chức năng từ T.Ư”.
“Lúc chưa thanh tra người ta đã lường biết kết quả rồi sẽ như thế này. Dư luận nói vì cô trưởng phòng có quan hệ với cán bộ cấp cao của Thanh Hóa, do đó kết luận của chính các cơ quan ở Thanh Hóa sẽ khiến người dân không phục. Do vậy các cơ quan ở T.Ư như Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Nội vụ... cần phải vào cuộc mới khiến dân tâm phục khẩu phục”, ông Thuận nói.
Đề nghị xử lý nghiêm hàng loạt tổ chức, cá nhân
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, vụ quan lộ thần tốc của cô Trần Vũ Quỳnh Anh có liên quan đến trách nhiệm của giám đốc, ban lãnh đạo và chánh văn phòng Sở Xây dựng giai đoạn 2010 - 2015; Sở Nội vụ, Ban Tổ chức tỉnh ủy. Căn cứ các sai phạm trên, ngày 29.3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể để xử lý theo quy định.
|
Thái Sơn - Ngọc Minh
http://thanhnien.vn/thoi-su/ai-da-giup-hot-girl-xu-thanh-thang-tien-chong-mat-820946.html
64.
30/03/2017 10:32
(NLĐO)- Hồ sơ gốc của bà Trần Vũ Quỳnh Anh hiện không còn lưu tại Sở Xây dựng Thanh Hóa sau khi nữ trưởng phòng được bổ nhiệm "thần tốc" này xin thôi việc.
Sáng ngày 30-3, ông Ngô Hoàng Kỳ, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, đã ký thông báo số 197/VP-THKH thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2015, trong đó có việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Sau khi có quyết định thôi việc, hồ sơ của bà Trần Vũ Quỳnh Anh cũng không còn lưu tại Sở Xây dựng Thanh Hóa
Trong thông báo đã chỉ ra hàng loạt các sai phạm trong công tác bổ nhiệm, quy hoạch chức danh lãnh đạo, việc cử đi học, kê khai lý lịch đảng viên, tài sản và cho thôi việc đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Điều đáng nói, trong thông báo đã chỉ ra sai sót tại Sở Xây dựng Thanh Hóa trong công tác quản lý hồ sơ công chức không đúng quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17-2-2012 của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
Theo đó, hồ sơ công chức (hồ sơ gốc) của bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã không còn lưu tại Sở Xây dựng Thanh Hóa. Vì ngày 23-9-2016, ông Chánh văn phòng Sở Xây dựng đã bàn giao hồ sơ gốc cho bà Quỳnh Anh.
Trước đó, như báo chí đã thông tin, sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức), đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm Kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này và đến tháng 4-2015 được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng. Chỉ 6 tháng sau, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài nhà riêng, bà Quỳnh Anh từng sở hữu nhiều bất động sản giá trị khác và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng.
Đến ngày 8-3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có thông báo số 128/VP-THKH gửi các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến việc bổ nhiệm "thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Thanh tra tỉnh khẩn trương tổ chức thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30-3.
Tuấn Minh
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khong-con-luu-giu-ho-so-goc-cua-ba-tran-vu-quynh-anh-20170330102247433.htm
63.
Cần Thơ báo cáo vụ bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng
30/03/2017 17:58 GMT+7
- Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa báo cáo với Đoàn giám sát của QH về việc vì sao tiếp nhận ông Vũ Minh Hoàng.
Ngày 30/3, Đoàn giám sát của QH do Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ về thực hiện chính sách, pháp luật và cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2016.
Đoàn giám sát của QH do ông Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn làm việc với UBND TP Cần Thơ
|
Tại buổi làm việc, bà Cao Thị Xuân - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, thành viên đoàn giám sát đặt vấn đề vì sao Trung tâm xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ đã có 4 Phó giám đốc mà lại bổ nhiệm thêm ông Vũ Minh Hoàng từ BCĐ Tây Nam Bộ sang làm Phó giám đốc nữa? Bà Xuân yêu cầu UBND TP Cần Thơ giải thích rõ về việc này.
Giải trình với Đoàn giám sát của QH, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cho rằng, ông Vũ Minh Hoàng là người có học hành, giỏi ngoại ngữ nên TP rất cần để phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của TP, trên cơ sở đó mới tiếp nhận. Đồng thời, ông Hoàng là Phó Vụ trưởng vụ Kinh tế của BCĐ Tây Nam Bộ nên khi nhận về phải bố trí vị trí công tác tương xứng.
“Ban đầu chúng tôi cần người, còn vấn đề đúng sai thì hiện nay UBKT TƯ đang kiểm tra và đến nay vẫn chưa kết thúc nên chưa kết luận cuối cùng. Hiện nay Cần Thơ đang chờ kết luận như thế nào từ UBKT TƯ để có hướng xử lý tiếp theo”, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nói và cho biết, liên quan vấn đề này, Bộ Nội vụ cũng đã cử đoàn công tác vào Cần Thơ làm việc và đã báo cáo Thủ tướng.
“Hôm qua, tôi có nhận văn bản của Văn phòng Chính phủ, cơ bản là chủ động chờ kết quả của UBKT TƯ rồi sau đó sẽ xử lý các bước tiếp theo”, ông Thống nói.
Trước đó, như VietNamNet đưa tin, ngày 4/6/2014, BCĐ Tây Nam Bộ có quyết định tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng (SN 1990, quê Bắc Ninh) trình độ thạc sĩ chuyên ngành Phát triển quốc tế, vào làm việc tại Phòng nghiên cứu tổng hợp.
Theo quyết định, ông Hoàng được hưởng 85% lương ngạch chuyên viên, thời gian tập sự 12 tháng (từ ngày 1/8/2014 -31/7/2015).
Ông Vũ Minh Hoàng (trái) được bổ nhiệm “thần tốc”
|
Tới ngày 8/9/2014, BCĐ Tây Nam Bộ có quyết định cử ông Hoàng đi học tiến sĩ tại Nhật Bản từ tháng 10/2014 - 9/2017. Thời gian này ông Hoàng không được hưởng lương, các chế độ liên quan và tự đóng BHXH.
Ngày 1/8/2015, ông Hoàng được công nhận hết thời gian tập sự. Đến ngày 15/1/2016, ông được bổ nhiệm làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế. Quyết định này do Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ ký.
Chỉ 32 ngày sau, ông Việt lại ký tiếp quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Thời điểm này, ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
Ngày 26/2/2016, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm.
Hơn 1 tháng sau (22/3), Chủ tịch UBND TP Cần Thơ tiếp tục có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản về việc ông Hoàng sẽ quay lại Nhật để tiếp tục chương trình làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Cuối năm 2016, báo chí phản ánh việc bổ nhiệm ông Hoàng là quá nhanh và có dấu hiệu bất thường. Sau đó, UBKT TƯ đã thành lập đoàn kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ và ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó trưởng ban thường trực.
Việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại BCĐ Tây Nam Bộ. Cụ thể là việc tuyển dụng, bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế đối với ông Vũ Minh Hoàng.
Bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi: Cần Thơ 'nóng vội' do cần người tài
Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ: Do cần người tài nên Thành phố nóng vội trong tiếp nhận, đề bạt ông Vũ Minh Hoàng.
Vụ bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm
UB Kiểm tra TƯ sẽ triển khai quyết định kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với các ông Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Phong Quang.
Vụ phó 26 tuổi: Cùng thạc sĩ ‘Tây’, phận khác nhau... đến vậy
Không ít thạc sĩ, thủ khoa “Tây học” trở về thì trượt công chức, trong khi có người lại được đặc cách, bổ nhiệm với tốc độ mà nền hành chính công của bất kỳ quốc gia tiên tiến nào cũng khó theo kịp.
Vụ phó 26 tuổi: Chi tiết không bình thường
Việc tuyển dụng, cử đi học, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng có chi tiết không bình thường.
Cơ duyên của vụ phó thần tốc Vũ Minh Hoàng
Ông Vũ Minh Hoàng thông thạo nhiều ngoại ngữ nên được nhờ phiên dịch. Rất khó kiếm được người trẻ, nhanh, giỏi như ông.
Hoài Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tin-moi-can-tho-bao-cao-vu-bo-nhiem-ong-vu-minh-hoang-364199.html
62.
Quyết định cho bà Quỳnh Anh thôi việc.
Theo thông báo kết quả thanh tra ngày 30.3 của Văn phòng UBND tỉnh, sự việc liên quan bổ nhiệm sai đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã được phát hiện từ lâu. Tuy nhiên, ông Đào Vũ Việt - GĐ Sở Xây dựng, và một số lãnh đạo sở này đã che giấu thông tin.
- UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thanh tra việc “thăng quan thần tốc” của bà Trần Vũ Quỳnh Anh
- Việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh vi phạm hàng loạt quy định
- Vụ bổ nhiệm thần tốc ở Thanh Hóa: Ai đã cố tình “mở đường” thăng quan tiến chức cho Quỳnh Anh
Ngoài ra, Sở này âm thầm cho bà Quỳnh Anh thôi việc, rút toàn bộ hồ sơ gốc làm ảnh hưởng việc thanh tra, công khai thông tin, gây bức xúc dư luận.
Ngày 20.9.2016, bà Trần Vũ Quỳnh Anh có đơn gửi Giám đốc Sở Xây dựng xin thôi việc.
Ngày 23.9.2016, Giám đốc Sở Xây dựng Đào Vũ Việt ban hành Quyết định số 5406/QĐ-SXD cho thôi việc đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Theo kết luận thanh tra, việc Giám đốc Sở Xây dựng cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh thôi việc là đúng quy định.
Tuy nhiên, việc Giám đốc Sở Xây dựng chưa báo cáo Sở Nội vụ là không đúng quy định của UBND tỉnh; không thông báo công khai cho cán bộ, công chức trong cơ quan biết là không đúng với Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015, của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính.
Trước đó, trong các ngày 16 - 17.9.2016, một số trang mạng xã hội liên tục đưa tin bà Trần Vũ Quỳnh Anh có quan hệ tình cảm với ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 18 và 19.9.2016, Thường trực Tỉnh ủy có văn bản gửi lãnh đạo trung ương và các cơ quan báo chí khẳng định những thông tin trên là bịa đặt, vu khống nhằm bôi nhọ cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh. Trả lời báo chí, ông Trịnh Văn Chiến cũng khẳng định, đó hoàn toàn là thông tin bịa đặt với mục đích xấu.
Nếu bà Trần Vũ Quỳnh Anh không chịu được áp lực trước những thông tin ác ý, bôi nhọ mà xin nghỉ việc là việc riêng của bà. Vậy nhưng, dù báo chí đã nắm thông tin nhưng rất nhiều lần đến đăng ký làm việc với Sở Xây dựng nhằm làm rõ thông tin thực sự bà Quỳnh Anh đã nghỉ việc chưa đều bị ông Đào Vũ Việt và Chánh văn phòng Sở là ông Trần Xuân Hoàn từ chối.
Về việc này, kết luận thanh tra ghi rõ: “Việc chưa báo cáo về Sở Nội vụ và không công khai việc cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh thôi việc từ ngày 23.9.2016, thuộc trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng và Chánh Văn phòng Sở hiện nay”. Vị giám đốc Sở được nói đến ở đây là ông Đào Vũ Việt, còn Chánh văn phòng Sở là ông Trần Xuân Hoàn.
Ông Đào Vũ Việt - GĐ Sở Xây dựng hiện nay (ngoài cùng, từ phải sang). |
Không dừng ở việc bưng bít thông tin, lãnh đạo sở này còn để bà Quỳnh Anh lấy toàn bộ hồ sơ gốc khi thôi việc. Theo kết luận thanh tra, “Hồ sơ công chức (hồ sơ gốc) của bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã không còn lưu giữ tại Sở Xây dựng. Vì ngày 23.9.2016, ông Chánh Văn phòng Sở Xây dựng đã bàn giao cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh, khi bà Trần Vũ Quỳnh Anh nhận quyết định thôi việc.
Việc ông Giám đốc Sở Xây dựng quản lý không chặt chẽ, để Chánh văn phòng Sở giao hồ sơ công chức cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh khi thôi việc là không đúng quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17.12.2012, của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức”.
Trách nhiệm của việc này cũng là của ông Việt và ông Hoàn.
Tại sao ông Việt và ông Hoàn lại bưng bít, trì hoãn thông tin liên quan bà Quỳnh Anh? Phải chăng đó là kế hoãn binh, đỡ đòn cho bà Quỳnh Anh bởi khi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thanh tra thì bà Quỳnh Anh không còn là công chức?
Liệu có bàn tay nào chỉ đạo ông Việt, ông Hoàn?
http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/sai-pham-trong-bo-nhiem-hotgirl-quynh-anh-giam-doc-so-xay-dung-thanh-hoa-bung-bit-thong-tin-651509.bld
61.
Nhiều sai sót trong bổ nhiệm 'thần tốc' với bà Quỳnh Anh
TTO - Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm phó rồi trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa, có tên trong danh sách quy hoạch lãnh đạo Sở trong khi chưa đạt nhiều tiêu chuẩn.
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa - nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh công tác và được bổ nhiệm làm lãnh đạo phòng rất nhanh, sai quy trình - Ảnh: Hà Đồng |
Sáng 30-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngô Hoàng Kỳ, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đầu giờ sáng cùng ngày ông đã ký ban hành công văn công khai thông tin với báo chí vụ bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh - trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng.
Một trong những nội dung trong thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa về kết quả thanh tra, kiểm tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng giai đoạn từ 2010-2015 đã chỉ ra giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh giữ chức phó phòng rồi trưởng phòng khi chưa đủ các tiêu chuẩn, không đúng quy định.
Tuyển dụng đúng...
Thông báo về kết quả thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh nêu rõ: ngày 7-5-2013, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định 1469/QĐ-UBND phê duyệt kết quả kỳ thi tuyển công chức ngạch chuyên viên năm 2012-2013, trong đó có danh sách trúng tuyển đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Ngày 13-9-2013, chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng trên.
Ngày 27-9-2013, giám đốc Sở Xây dựng có Quyết định tuyển dụng công chức với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, công tác tại Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản kể từ ngày 30-9-2013.
Như vậy việc tuyển dụng bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào công chức là đúng quy định.
Nhưng bổ nhiệm sai
Thông báo cũng thông tin việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức phó trưởng phòng, trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản như sau:
Ngày 18-4-2014, giám đốc Sở Xây dựng ký quyết định bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức phó trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Sau đó, đến ngày 7-11-2014, giám đốc Sở Xây dựng ký quyết định bổ nhiệm bà Anh giữ chức vụ trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh giữ chức vụ phó phòng, rồi trưởng Phòng khi chưa đủ các tiêu chuẩn quy định như: “thời gian công tác ở lĩnh vực mình phụ trách về chuyên môn nghiệp vụ ít nhất từ 3 năm trở lên, có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước”, là không đúng quy định của UBND tỉnh về quy chế bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo.
Quyết định của Sở Xây dựng Thanh Hóa về việc cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh thôi việc từ tháng 9-2016 |
Cho thôi việc và bàn giao luôn hồ sơ công chức: sai
Cũng theo thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 20-9-2016, bà Trần Vũ Quỳnh Anh có đơn gửi giám đốc Sở Xây dựng xin thôi việc tự nguyện. Ngày 23-9-2016, giám đốc Sở này đã có quyết định cho thôi việc với bà Quỳnh Anh nhưng chưa báo cho Sở Nội vụ.
Việc Sở Xây dựng chưa báo Sở Nội vụ là không đúng quy trình, không thông báo công khai cho cán bộ, công chức trong cơ quan biết là trái Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính.
Thêm vào đó, hồ sơ công chức (hồ sơ gốc) của bà Quỳnh Anh hiện không còn lưu tại Sở Xây dựng Thanh Hóa bởi sau khi ký quyết định cho bà Quỳnh Anh nghỉ việc, chánh văn phòng Sở đã bàn giao hồ sơ này cho bà Quỳnh Anh.
Việc giám đốc Sở Xây dựng quản lý không chặt chẽ, để chánh văn phòng Sở giao hồ sơ công chức cho bà Quỳnh Anh khi thôi việc là không đúng quy định của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức - kết luận của UBND tỉnh nhấn mạnh.
Quy hoạch lãnh đạo sở, cử đi học cao cấp không đúng
Liên quan việc quy hoạch chức danh lãnh đạo Sở Xây dựng đối với bà Quỳnh An, thông báo kết luận của văn phòng UBND tỉnh nêu: việc bổ sung quy hoạch bà Quỳnh Anh vào chức vụ phó giám đốc Sở Xây dựng 2015-2020 tại thời điểm năm 2014 có nhiều thiếu sót.
Các thiếu sót cụ thể: tập thể lãnh đạo Sở Xây dựng không thực hiện nghiêm túc việc đánh giá toàn diện cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, đã đề nghị bổ sung bà Quỳnh Anh vào quy hoạch làm cho chất lượng quy hoạch thấp, tạo dư luận không tốt trong cán bộ đảng viên;
Ban tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa có trách nhiệm trong việc chưa làm tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Về việc cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị: quá trình xét, cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị, Ban tổ chức Tỉnh ủy chưa xem xét toàn diện hồ sơ của bà Quỳnh Anh, nhất là xem xét quá trình công tác, mà chỉ tập trung chú ý các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị.
Chưa đủ cơ sở xác minh tài sản bà Quỳnh Anh
Nội dung thông báo kết luận còn nêu rõ: trong quá trình công tác của bà Trần Vũ Quỳnh Anh chưa phát hiện được bà Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.
Trong quá trình khai lý lịch đảng viên, khai phiếu đảng viên và khai phiếu bổ sung đảng viên hàng năm, ngoài việc vi phạm về kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực, bà Quỳnh Anh còn vi phạm quy định không "khai hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình".
Những vi phạm này sẽ tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Đảng ủy Sở Xây dựng và cá nhân bà Quỳnh Anh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sẽ khẩn trương làm rõ và xử lý trách nhiệm theo quy định.
Hiện nay, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục làm quy trình xử lý những tập thể, cá nhân có liên quan đến việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến mới nhất vụ việc này.
Trước đó, tháng 9-2016, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin cho rằng bà Trần Vũ Quỳnh Anh là “bồ” của một đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủyThanh Hóa.
Ngay sau đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU gửi các cơ quan báo chí, chính thức bác bỏ thông tin vu khống, đồn đoàn này.
|
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170330/nhieu-sai-sot-trong-bo-nhiem-quy-hoach-lanh-dao-voi-ba-quynh-anh/1289126.html
30/03/2017 07:47 GMT+7
- Sáng nay, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa thông báo kết quả thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng năm 2010 - 2015. Cụ thể liên quan trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986), được bổ nhiệm thần tốc làm Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Liên quan đến đường "quan lộ thần tốc” của bà Quỳnh Anh, Thông báo kết quả Thanh tra do Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Hoàng Kỳ ký được làm rõ như sau:
Ngày 7/5/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định 1469/QĐ-UBND phê duyệt kết quả kỳ thi tuyển công chức ngạch chuyên viên năm 2012 - 2013, trong đó có danh sách trúng tuyển đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Ngày 13/9/2013, Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định số 3212/QĐ-UBND phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức ngạch chuyên viên năm 2012-2013, trong đó bà Quỳnh Anh trúng tuyển công chức vào Sở Xây dựng.
Trụ sở Sở Xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương |
Ngày 27/9/2013, Giám đốc Sở Xây dựng có quyết định số 2991/QĐ-SXD tuyển dụng công chức đối với bà Quỳnh Anh, công tác tại phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, kể từ ngày 30/9/2013.
Theo kết quả kiểm tra, việc tuyển dụng bà Quỳnh Anh vào công chức là "đúng quy định".
Chưa đủ tiêu chuẩn
Việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức vụ Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản được làm rõ như sau:
Ngày 18/4/2014, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành quyết định số 1634/QĐ-SXD bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức Phó trưởng phòng.
Tiếp đến, ngày 7/11/2014, Giám đốc Sở xây dựng tiếp tục ban hành quyết định số 6216/QĐ-SXD bổ nhiệm bà Quỳnh Anh lên chức Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Quá trình thanh tra, kiểm tra cho thấy, việc Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức Phó phòng, rồi Trưởng phòng khi chưa đủ các tiêu chuẩn: “thời gian công tác ở lĩnh vực mình phụ trách về chuyên môn nghiệp vụ ít nhất từ 3 năm trở lên”; “có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên”; “đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước” là không đúng quy định tại mục c, khoản 2, điều 4, quyết định số 1138/2002/QĐ-UB ngày 16/4/2002 của UBND tỉnh ban hành Quy chế bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo.
Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể làm sai
Thông báo nêu rõ, ngày 20/9/2016, bà Quỳnh Anh đã có đơn gửi Giám đốc Sở Xây dựng xin thôi việc tự nguyện. Sau đó, ngày 23/9/2016, Giám đốc Sở Xây dựng đã ban hành quyết định số 5406/QĐ-SXD cho thôi việc đối với bà Quỳnh Anh.
Đối với việc quy hoạch chức danh lãnh đạo Sở Xây dựng đối với bà Quỳnh Anh giai đoạn 2015-2020 được tiến hành các bước theo quy định, đáp ứng cơ cấu nữ, cơ cấu trẻ của Sở Xây dựng, theo yêu cầu chung trong công tác quy hoạch cán bộ của các ngành, địa phương trong tỉnh.
Đến tháng 3/2017, cùng với các ngành các cấp trong tỉnh, Sở đã rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo giai đoạn 2015-2020, đã báo cáo về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong đó bà Trần Vũ Quỳnh Anh không còn trong quy hoạch.
Tuy nhiên, việc bổ sung quy hoạch bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào chức vụ Phó giám đốc Sở Xây dựng 2015-2020 tại thời điểm năm 2014 có nhiều thiếu sót. Trong đó có việc tập thể lãnh đạo Sở không thực hiện nghiêm túc việc đánh giá toàn diện cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, tạo dư luận không tốt.
Về phía Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm trong việc chưa làm tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Quỳnh Anh.
Về trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo tại Sở Xây dựng từ năm 2010 đến 2015 thuộc trách nhiệm trực tiếp của Giám đốc Sở Xây dựng giai đoạn từ ngày 11/10/2010 - 7/12/2015.
Việc chưa báo cáo về Sở Nội vụ và không công khai việc bà Quỳnh Anh xin nghỉ việc từ ngày 23/9/2016 thuộc trách nhiệm của Giám đốc Sở xây dựng hiện nay.
Sở Nội vụ có một phần trách nhiệm do đã không thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, vi phạm xảy ra tại Sở Xây dựng.
Căn cứ các sai phạm trên, ngày 29/3/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có công văn số 476-CV/TU giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo và cán bộ Sở Xây dựng theo kết luận của Thanh tra tỉnh.
Trên cơ sở đó, sẽ kiến nghị hình thức kỷ luật nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị: quá trình xét, cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị: Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm chưa xem xét toàn diện hồ sơ của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nhất là xem xét quá trình công tác, mà chỉ tập trung chú ý các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo quy định.
Chưa đủ cơ sở xác minh tài sản
Về việc xác minh tài sản đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh: chưa phát hiện được bà Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.
Trong quá trình khai lý lịch đảng viên, khai phiếu đảng viên và khai phiếu bổ sung đảng viên hàng năm, bà Quỳnh Anh ngoài việc vi phạm về kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực, còn vi phạm quy định không "khai hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình".
Những vi phạm này, tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Đảng ủy Sở Xây dựng và cá nhân bà Quỳnh Anh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy sẽ khẩn trương làm rõ và xử lý trách nhiệm theo Điều lệ Đảng và các quy định khác của Trung ương.
Theo ông Ngô Hoàng Kỳ, Chánh văn phòng UBND tỉnh, trước khi báo chí bắt đầu phản ánh sự việc vào ngày 6/3, ngày 17/2/2017, Thường trực Tỉnh ủy đã giao Ban tổ chức Tỉnh ủy kiểm tra vào cuộc làm rõ với tinh thần nghiêm túc, khách quan, trung thực và tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật.
Sau khi có toàn bộ kết luận, nhiều ý kiến cho rằng, tỉnh Thanh Hóa cần giao các cơ quan chức năng căn cứ các quy định của Đảng và Nhà nước xử lý nghiêm những tổ chức cá nhân sai phạm để giữ vững kỷ luật kỷ cương, lấy lại niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Thanh Hóa không giấu vụ bổ nhiệm thần tốc nữ trưởng phòng
Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, ngày mai tỉnh sẽ công bố kết luận thanh tra vụ bổ nhiệm thần tốc nữ trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Sở có 8 phó giám đốc, Thanh Hoá nhận sai
Giải trình với đoàn giám sát QH sáng nay, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá thẳng thắn nhận sai khi để 1 sở có 8 phó giám đốc.
Bí thư Thanh Hóa nhận lỗi với ngư dân
Bà con vỗ tay tán thưởng Bí thư Trịnh Văn Chiến. Họ cho rằng, nếu Bí thư đối thoại sớm thì đã không có gần 10 ngày kéo lên Ủy ban tỉnh.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thanh-hoa-cong-bo-sai-pham-bo-nhiem-than-toc-ba-quynh-anh-364038.html
Sẽ công khai thông tin bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh
TTO - Ngày mai, 30-3, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ cung cấp thông tin cho báo chí về vụ việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh công tác - Ảnh: Hà Đồng |
Ông Ngô Hoàng Kỳ, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết như vậy chiều 29-3.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh kiểm tra, xác minh làm rõ từ việc tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh (31 tuổi) làm phó phòng, rồi trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng, giai đoạn từ năm 2011-2016.
Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Xây dựng, nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng công tác, và Sở Nội vụ để rà soát lại toàn bộ hồ sơ, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Đến cuối giờ chiều 29-3, việc kiểm tra, xác minh vụ việc này đã hoàn tất, nhưng cơ quan chức năng chưa cung cấp thông tin cho báo chí.
Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 29-3, ông Nguyễn Bá Nhuần, chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa, cho biết sáng 30-3, thanh tra tỉnh sẽ báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra, xác minh quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Sau đó, UBND tỉnh sẽ có trách nhiệm trả lời báo chí theo quy định.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, bà Trần Vũ Quỳnh Anh, 31 tuổi, trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, đã dừng đóng bảo hiểm từ tháng 9-2016.
Bảng kê khai quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bà Quỳnh Anh cụ thể là: từ tháng 1-2011 đến tháng 4-2012, bà là cán bộ thủ quỹ của Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng, Sở Xây dựng.
Từ tháng 5-2012 đến tháng 9-2013, bà Quỳnh Anh chuyển sang làm chuyên viên Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Từ tháng 10-2013 đến tháng 3-2014, bà Quỳnh Anh nghỉ chế độ thai sản.
Tháng 10-2014, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Từ tháng 11-2014 đến hết tháng 9-2016, bà Quỳnh Anh đóng bảo hiểm xã hội với chức danh trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Cuối tháng 9-2016, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa nhận được thông tin từ Sở Xây dựng liên quan đến việc đóng bảo hiểm cho bà Quỳnh Anh, nên đơn vị cho dừng thu đối với bà này.
Được biết, nhiều tháng nay bà Trần Vũ Quỳnh Anh không có mặt tại Sở Xây dựng làm việc. Những đồng nghiệp của bà Quỳnh Anh không biết bà đi đâu.
Trước đó, tháng 9-2016, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin cho rằng bà Trần Vũ Quỳnh Anh là “bồ” của một đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Ngay sau đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU gửi các cơ quan báo chí, chính thức bác bỏ thông tin vu khống, đồn đoàn này.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170329/se-cong-khai-thong-tin-bo-nhiem-ba-tran-vu-quynh-anh/1288781.html
60.
Cho đến nay, cán bộ công nhân viên chức của Bộ Xây dựng vẫn không khỏi bàn tán về việc ông Nguyễn Anh Tuấn, từ một lái xe trở thành Phó viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam.
Suốt từ năm 2014 đến nay, ông Đặng Đức Trí (51 tuổi), công tác tại Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia (VIUP) thuộc Bộ Xây dựng, đứng đơn công khai tố cáo một số cán bộ, lãnh đạo Bộ Xây dựng có những bất thường về công tác nhân sự.
TIN LIÊN QUAN
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có vi phạm trong công tác cán bộ
Chiều 20.3, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để công bố kết luận kiểm tra về giải quyết đơn tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định.
Đáng chú ý nhất trong đơn tố cáo của ông Trí là trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện đang giữ chức vụ Phó viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (SISP) thuộc Bộ Xây dựng. Đơn tố cáo viết: “Nhiều người công tác từ thời Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn đến nay đều biết ông Nguyễn Anh Tuấn xuất phát là công nhân một trung tâm trực thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Sau một thời gian ra ngoài làm việc, ông Tuấn trở lại làm lái xe riêng cho Viện trưởng Nguyễn Đình Toàn (từ giữa 2009, ông Toàn được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng - PV). Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nên ông Nguyễn Anh Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa học thêm tại chức về ngành kinh tế để rồi được điều chuyển về phòng kế hoạch thị trường, rồi lên trưởng phòng chỉ trong một thời gian rất ngắn”, ông Trí nêu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đầu năm 2008, Bộ Xây dựng cho sáp nhập Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn thành Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP). Trước thời điểm này, ông Nguyễn Anh Tuấn chỉ là cán bộ bình thường tại phòng kế hoạch thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Sau thời điểm sáp nhập hai viện thành VIAP, quan lộ của ông Nguyễn Anh Tuấn bắt đầu khởi sắc.
Theo đơn tố cáo của ông Đặng Đức Trí, năm 2014, Bộ Xây dựng lại tách VIAP thành 3 viện: VIUP, Viện Kiến trúc quốc gia (VIAR) và SISP. Mặc dù ông Nguyễn Anh Tuấn không có thành tích gì nổi trội, nhưng vẫn được làm quy trình bổ nhiệm làm Phó viện trưởng Viện VIUP. Tuy nhiên, khi đó, do cán bộ công nhân viên chức của viện gửi đơn tập thể đến lãnh đạo Bộ Xây dựng phản ánh nên việc bổ nhiệm này không thực hiện được. Bất ngờ, một thời gian sau, ông Nguyễn Anh Tuấn được điều chuyển vào miền Nam giữ chức Phó viện trưởng SISP. Chưa hết, dù là người không có chuyên môn về quy hoạch kiến trúc nhưng ông Tuấn vẫn được bổ nhiệm làm Phó viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học SISP, đảm nhận trọng trách đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch...
TIN LIÊN QUAN
Nhiều sai phạm về bổ nhiệm cán bộ dưới thời ông Vũ Huy Hoàng
Theo kết luận thanh tra được Bộ Nội vụ công bố hôm qua (8.3), có nhiều trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng không đúng quy định tại Bộ Công thương trong giai đoạn từ 1.1.2015 - 30.6.2016.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện VIUP, xác nhận ông Nguyễn Anh Tuấn từng làm nhân viên cũ của mình. Ông Hải nói việc bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn kinh qua các vị trí là bình thường. Tuy nhiên, ông này từ chối bình luận việc vì sao ông Tuấn từng bị dừng bổ nhiệm Viện phó VIUP nhưng sau đó lại được bổ nhiệm Phó viện trưởng SISP.
Liên quan việc ông Tuấn từng bị dừng bổ nhiệm Viện phó VIUP, ngày 28.3, ông Trương Trọng Nhàn, nguyên Giám đốc Trung tâm khảo sát xây dựng (thuộc SISP), cho biết trước khi ông Tuấn được bổ nhiệm làm Viện phó VIUP ở phía bắc thì đã có đơn thư phản ánh tố cáo quá trình học hành, bằng cấp của ông này có vấn đề nên Bộ Xây dựng khi đó đã dừng quyết định bổ nhiệm.
Tuy nhiên, sau khi VIAP được chia tách thành 3 viện, trong đó có SISP, thì lại bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn vào miền Nam làm viện phó là sai nguyên tắc. Nếu đã không đủ trình độ chuyên môn và trước đó không bổ nhiệm làm lãnh đạo được thì cũng không thể tùy tiện bổ nhiệm ở một đơn vị khác. Theo ông Nhàn, trách nhiệm này thuộc về Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, đã cố tình nâng đỡ, ưu ái ông Nguyễn Anh Tuấn, bất chấp các tiêu chuẩn chuyên môn.
Trả lời Thanh Niên xung quanh đơn thư tố cáo về công tác tổ chức cán bộ của Bộ, ông Nguyễn Việt Hùng, Chánh văn phòng - người phát ngôn của Bộ Xây dựng, nói sẽ đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ trích xuất hồ sơ trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn và công khai với dư luận.
Anh Đan - M.P
http://thanhnien.vn/thoi-su/lai-xe-thanh-pho-vien-truong-kiem-chu-tich-hoi-dong-khoa-hoc-820203.html
59.
Lái xe lên làm Chủ tịch Hội đồng khoa học và trách nhiệm Thứ trưởng Toàn?
(GDVN) - Từ lái xe, sau đó đi học thêm tại chức rồi được cất nhắc lên phó, trưởng phòng, giờ đã là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Quy hoạch miền Nam.
Bị cấp dưới tố cáo đích danh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nói gì?Năm 2017 cổ phần hóa 4 Tổng Công ty thuộc Bộ Xây dựngNgang nhiên xây dựng nhà máy nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn khi chưa có giấy phép
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, ông Đặng Đức Trí, nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia “tố” nhiều nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Trong đó có vấn đề cất nhắc, bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn từ “lái xe” của Viện, học tại chức rồi lên phó phòng, trưởng phòng… và giờ đang là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch miền Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học để đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch.
Trong đơn thư, ông Đặng Đức Trí phản ánh: “Thứ trưởng Toàn “ưu ái” không bình thường đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, nay là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam".
"Nhiều người công tác từ thời Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn đến nay đều biết ông Tuấn xuất phát là công nhân của một trung tâm trực thuộc Viện (hồ sơ lưu tại Viện), đã bỏ việc ra ngoài làm, sau một thời gian xin quay lại làm lái xe cho Viện.
Bị cấp dưới tố cáo đích danh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nói gì? |
Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, nên ông Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa “học thêm” bằng kinh tế tại chức để được lên Trưởng phòng Kế hoạch thị trường chỉ trong một thời gian rất ngắn;
Ông Trí cũng cho rằng "Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn hoạt động mỗi năm một xuống dốc - giảm doanh thu, nợ lương, nợ bảo hiểm, … và đặc biệt từ năm 2014 là khủng hoảng nhất khi Viện này tách ra làm 3 Viện.
Mặc dù ông Tuấn chẳng có thành tích nổi trội, nhưng chia tách lại là thời cơ Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn tiếp tục lấy ảnh hưởng của mình để cất nhắc, bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn lên Phó viện trưởng Viện Quy hoạch mới nhưng vấp phải sự phản đối của cán bộ công nhân viên chức của Viện.
Bẵng một thời gian vắng mặt ở Viện Quy hoạch tại Hà Nội, thì bất ngờ ông Tuấn được điều chuyển vào Nam lên chức Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam.
Ông Tuấn không có chuyên môn, không được học hành bài bản (là lái xe), các văn bằng chứng chỉ chỉ là tại chức, hoặc không được chấp nhận, phải thu lại (tại chức kinh tế, văn bằng thạc sĩ không đạt phải thu lại), thế nhưng dưới sự quản lý của Thứ trưởng Toàn ông Tuấn vẫn ngồi ghế Chủ tịch Hội đồng Khoa học để đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch.
Việc ông Tuấn được làm Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học là vi phạm nghiêm trọng khoản 2 điều 32 nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ.
Thứ trưởng Toàn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật vì để người không đủ trình độ thẩm định các đồ án quy hoạch, chắc chắn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đất nước”.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn (người đứng, bên phải) trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho ông Nguyễn Anh Tuấn ngày 30/11/2015. Ảnh Báo Xây dựng |
Trao đổi trực tiếp với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 27/3/2017, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn xác nhận ông Nguyễn Anh Tuấn trước đây là lái xe cho Viện là có thật (thời ông Toàn làm Viện trưởng), còn việc giờ là Chủ tịch Hội đồng khoa học hay không thì ông Toàn không biết.
Ông Toàn thanh minh: “Ông Tuấn được bổ nhiệm làm Viện phó là do Bộ trưởng khi ấy ký quyết định bổ nhiệm, chứ không phải tôi và không phải thông qua ban cán sự.
Còn việc ông này có làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học thì tôi không hề biết, đấy là trong nội bộ của Viện, người ta phân công cho nhau”.
Trả lời trên Báo Thanh Niên, ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia xác nhận, ông Nguyễn Anh Tuấn từng làm nhân viên cũ của mình. Ông Hải nói việc bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn kinh qua các vị trí là bình thường.
Liên quan việc ông Tuấn từng bị dừng bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia, ngày 28/3/2017, ông Trương Trọng Nhàn, nguyên Giám đốc Trung tâm khảo sát xây dựng, cho biết trước khi ông Tuấn được bổ nhiệm làm Viện phó ở phía bắc thì đã có đơn thư phản ánh tố cáo quá trình học hành, bằng cấp của ông này có vấn đề nên Bộ Xây dựng khi đó đã dừng quyết định bổ nhiệm.
"Tuy nhiên, sau khi Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia được chia tách thành 3 viện, thì lại bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn vào miền Nam làm Phó Viện trưởng là sai nguyên tắc.
Nếu đã không đủ trình độ chuyên môn và trước đó không bổ nhiệm làm lãnh đạo được thì cũng không thể tùy tiện bổ nhiệm ở một đơn vị khác", ông Nhàn cho biết.
Theo ông Nhàn, trách nhiệm này thuộc về Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, đã cố tình nâng đỡ, ưu ái ông Nguyễn Anh Tuấn, bất chấp các tiêu chuẩn chuyên môn.
Cũng trả lời trên báo chí xung quanh đơn thư tố cáo về công tác tổ chức cán bộ của Bộ, ông Nguyễn Việt Hùng, Chánh văn phòng - người phát ngôn của Bộ Xây dựng nói sẽ đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ trích xuất hồ sơ trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn và công khai với dư luận.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục thông tin vụ việc.
Minh Anh
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Lai-xe-len-lam-Chu-tich-Hoi-dong-khoa-hoc-va-trach-nhiem-Thu-truong-Toan-post175428.gd
58.
28/03/2017 21:05 GMT+7
- Bí thư Hải Dương cho rằng, thỉnh thoảng báo chí ưu ái lấy Hải Dương làm ví dụ về việc lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Nhưng tất cả chuyện này không có tỉnh nào tự nghĩ ra mà đều theo quy định.
Tại buổi giám sát về cải cách bộ máy hành chính tỉnh Hải Dương chiều nay, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Văn Tuyết thắc mắc vì sao "sếp nhiều hơn lính" tại một số sở như: NN&PTNT 15/11, Tài chính 31/29, Y tế 17/6, Tư pháp 22/3, KH&ĐT 30/11.
Ông cũng đề nghị tỉnh làm rõ số người làm việc trong các đơn vị công lập tăng do chuyển 279 trường mầm non và 12 trường THPT bán công sang công lập.
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục Thanh niên, Thiến niên và Nhi đồng QH Nguyễn Văn Tuyết
|
Ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy nêu câu hỏi liên quan Sở LĐTB&XH lãnh đạo nhiều hơn công chức. Tỉnh sắp xếp, xử lý cán bộ lãnh đạo cấp phòng dôi dư như thế nào?
“Dự luận nêu một số địa phương có hiện tượng bổ nhiệm nhanh, tỉnh có tình trạng này không, nếu có xử lý như thế nào?”.
Ủy viên thường trực UB Pháp luật Ngô Trung Thành cho hay, cùng thể chế nhưng ở Quảng Ninh đơn vị nào nhiều lắm thì lãnh đạo 1, chuyên viên 1. Còn Hải Dương 2 lãnh đạo 1 chuyên viên.
"Đề nghị làm rõ liệu có phải do TƯ quy định như thế hay do khâu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành?”, ông Thành hỏi.
Ông Thành cũng nêu lại những trường hợp số lượng cấp phó nhiều, tỉnh nói thanh tra, kiểm tra thường xuyên liên tục, không có khiếu nại tố cáo.
“Các đồng chí đánh giá kỹ lại có thật sự như vậy không? Thanh tra, kiểm tra đã làm hết trách nhiệm chưa?”
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Tỏ
|
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Tỏ cho biết, sau khi có kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ đối với Sở LĐTB&XH, đến nay cơ bản khắc phục xong.
“Hiện toàn tỉnh có 1,85 phó phòng/phòng. Còn cấp huyện theo nghị định 37 có 3 phó trên 1 phòng nhưng Hải Dương chỉ có 2,05 phó phòng/phòng. Sau khi rà soát, toàn tỉnh chỉ có 11 phòng vượt số lượng lãnh đạo cấp phòng".
Không sòng phẳng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định, ý kiến nói Hải Dương có tỉ lệ 2 lãnh đạo 1 công chức là "không sòng phẳng" và đề nghị báo chí thông tin sòng phẳng việc này.
Theo Bí thư Hải Dương, con số biên chế cấp sở tỉnh hiện có 108, còn lãnh đạo cấp phòng 527, số công chức và người lao động cộng cả vào là 544. Tỉ lệ 2 lãnh đạo 1 công chức như các đại biểu nêu là do chưa tính số người lao động hợp đồng.
Ông Hiển thông tin số phó phòng cấp sở của Hải Dương hiện chỉ có 1,85, phó phòng cấp huyện 2,05. Tỉ lệ này đều trong quy định cho phép của TƯ.
“Thỉnh thoảng báo chí ưu ái lấy Hải Dương làm ví dụ. Nhưng tất cả chuyện này không có tỉnh nào tự nghĩ ra mà đều theo quy định của TƯ”, Bí thư Hải Dương nhấn mạnh.
Lý giải vì sao cấp phó phòng của Hải Dương nhiều hơn Quảng Ninh như các đại biểu so sánh, ông Hiển cho hay: “Nhiều hơn chỉ có thể là do công chức được ưu ái bổ nhiệm lên làm lãnh đạo còn số phòng như nhau. Quảng Ninh thực hiện nhất thể hóa, các tỉnh khác xêm xêm như Hải Dương cả”.
Về việc đề bạt nhanh hay chậm, ông Hiển cũng khẳng định: “Sở LĐTB&XH mặc dù có thừa lãnh đạo cấp phòng nhưng không phải có động cơ gì hay do hết nhiệm kỳ, việc bổ nhiệm đã suốt 5 năm”.
Tỉnh nào xin khéo thì được nhiều biên chế
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển
|
Về tổ chức bộ máy, ông Hiển cũng khẳng định Hải Dương làm đúng quy định. Thậm chí có những đơn vị TƯ đề nghị thành lập nhưng Hải Dương còn thành lập chậm nhất cả nước.
"Có lúc tôi bảo với Bộ thôi không thành lập, trên Bộ lại đánh giá thế này kia, cho rằng chấp hành không nghiêm. Tôi nói không hẳn thế, tại sao chúng ta đang làm tốt lại cứ thêm phòng này, chi cục kia”.
Ông cũng cho rằng việc quản lý bộ máy, cán bộ công chức hiện nay có nhiều bất cập, không thống nhất, không công bằng.
“Tôi không dám nói Bộ Nội vụ nhưng thực tế trước đây xin biên chế không phải qua Bộ trưởng quyết mà qua vụ quyết. Tỉnh nào xin khéo là được nhiều biên chế”, Bí thư Hải Dương kể.
Ông cho rằng việc giảm biên chế theo nghị quyết 39 về ý chí, quyết tâm chính trị giảm 10% đã rõ nhưng phải sòng phẳng. Cụ thể tỉnh nhiều có thể giảm 30% nhưng tỉnh ít biên chế giảm 5-8% mới công bằng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Giải thích về việc tại sao Hải Dương tăng viên chức ngành giáo dục nhiều, ông Hiển chia sẻ: “Trong thâm tâm tôi không muốn chuyển một số trường từ bán công sang công lập nhưng không chuyển Hải Dương thiệt. Tất các tỉnh đều chuyển hết. Cứ chuyển từ bán công sang công lập là được Chính phủ cấp tiền. Nếu không chuyển, người lao động nói Hải Dương không quan tâm đến họ, người ta oán”.
Đề nghị cho phép tỉnh được quyết số sở
Ông Hiển đề nghị cần có quy định rõ ràng nhưng không cứng nhắc. Biên chế phải quản nhưng cũng lưu ý tình trạng “đời ông lãnh đạo này thích thì cho lên nhưng lãnh đạo sau thì chết”. Vì đưa vào đã khó nhưng đưa ra lại vô cùng khó.
Bí thư Hải Dương cũng đề nghị giao địa phương được phép thành lập bao nhiêu sở, sở làm gì, ghép sở nào do tỉnh chứ đừng tư duy “trên có bộ nào dưới có sở ấy”. Điều này khiến cho địa phương bí, không sáng tạo, năng động được.
Ngoài ra, ông cũng đề nghị quy định ít nhất mỗi phòng 5 công chức. Vì để như hiện nay như khối đảng, đoàn thể thì tất cả gần như lãnh đạo hết.
“Đã đến lúc chúng ta thực sự đổi mới, phân cấp mạnh mẽ để có sự năng động, sáng tạo địa phương. Quản chi tiết như vừa rồi rất khó. Tổ chức bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới chưa chắc đã tốt”, ông Hiển nói.
Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định
|
Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đồng tình với lý giải của Bí thư Hải Dương nếu tách số lượng lao động hợp đồng ra khỏi số công chức sẽ khiến cho nhiều người hiểu nhầm số lượng lãnh đạo cấp phòng nhiều hơn công chức theo tỷ lệ 2/1.
“Phải quy định bao nhiêu lính mới được 1 phó phòng kiểu chiến đấu bao nhiêu lính mới được một tướng, toàn tướng cả lãnh đạo ai?”, ông Định nhấn mạnh.
Ông cũng đồng tình việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng của Hải Dương trong 5 năm qua là không tăng cấp phó phòng, trưởng phòng mà "đều làm theo TƯ".
GĐ Sở Nội vụ Hải Dương 'đặc cách' con ruột làm phó phòng
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương ký quyết định bổ nhiệm con trai, không qua thi tuyển công chức, vào một vị trí cán bộ cấp phòng.
Công bố kết luận thanh tra việc bổ nhiệm ở Hải Dương
Kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ cho biết tỉnh Hải Dương đã giao vượt chỉ tiêu công chức.
Điều chuyển 2 Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương
2 Phó GĐ Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương chuyển sang công tác tại cơ quan mới do bộ máy lãnh đạo của Sở này “phình” quá quy định.
|
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/bi-thu-hai-duong-lanh-dao-nhieu-hon-nhan-vien-nhung-van-dung-quy-dinh-363759.html
57.
Thẩm phán lương 4 triệu sao kìm lòng nổi trước nhẫn kim cương
24/03/2017 15:29 GMT+7
- Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao cho rằng, thẩm phán lương tháng 4-5 triệu nộp tiền học cho con đã hết, gặp đương sự ngồi mân mê nhẫn kim cương đã sáng mắt rồi, sao kìm lòng nổi.
Sáng nay, Ban Nội chính TƯ tổ chức hội thảo hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp.
PGS TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND tối cao chỉ rõ nguy cơ tiêu cực, tham nhũng ngay trong tiếp nhận đơn khởi khiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Miệng nói nhưng viết khác
Theo ông Độ, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng quan trọng. Việc thẩm phán được giao thụ lý vụ án có thể gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vòi vĩnh.
PGS TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND tối cao
|
“Khâu nhận đơn là giai đoạn dễ nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động công vụ của cán bộ tòa án”, ông Độ lưu ý.
Hơn nữa, việc quy định không chặt chẽ tạo ra nhiều khoảng hở cho hành vi tham nhũng. Như việc phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa người có trách nhiệm trong tòa án trực tiếp nhận đơn và thẩm phán thụ lý dẫn đến tình trạng thẩm phán lựa chọn vụ án để thụ lý.
“Nhiều trường hợp miệng nói nhưng viết nội dung khác, nhiều trường hợp phải có bôi trơn mới nhanh. Có tình trạng thẩm phán tư vấn cho đương sự cứ nộp đơn khởi kiện đi, đằng sau đó là tớ thụ lý”, nguyên Phó chánh án tòa tối cao nói.
Ông cho rằng, việc phân công thẩm phán hiện nay không khách quan mà theo chủ quan theo phân công của Chánh án. Do đó dẫn đến tình trạng chánh án phân công thẩm phán “dễ bảo, dễ nghe” theo ý mình.
“Đó chính là tham nhũng”, ông Độ nhấn mạnh và so sánh với nhiều nước, thẩm phán phân công bằng bấm nút, bấm phải nút vụ nào thì xử vụ đó.
“Ở ta, thụ lý và xét xử là một, cho nên đương sự chỉ cần theo từ lúc thụ lý là đi đến cuối cùng vụ án, còn ở nước ngoài thụ lý khác với xét xử để không tạo điều kiện cho đương sự bám theo, như thế là độc lập và kiểm soát lẫn nhau”.
Nguyên Phó chánh án tòa tối cao cho rằng, phải đảm bảo độc lập của thẩm phán, độc lập ngay trong nội bộ tòa án với đương sự và người tham gia tố tụng.
“Thẩm phán lương tháng 4-5 triệu nộp tiền học cho con đã hết rồi, gặp đương sự ngồi mân mê nhẫn kim cương đã sáng mắt, sao mà kìm lòng nổi”, ông Độ diễn giải và cho rằng đạo đức thẩm phán phải liêm chính nhưng nhà nước đảm bảo liêm chính mới quan trọng, đảm bảo tính độc lập.
Đến án cũng chạy thì cái gì không chạy được
GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu thực trạng chạy quyền, chạy tội, chạy án…Đến án cũng chạy thì không có cái gì không chạy được.
Ông cho rằng ở Việt Nam vẫn "chạy" được là do hệ thống tố tụng chưa bít kín những lỗ hổng.
"Nếu kín tôi đố mà chạy”, ông nói.
GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
|
“Trong đời làm thẩm phán, tôi thấy sung sướng vì chưa từng nhận 1 cú điện thoại hoặc 1 ai đó, kể cả gia đình, bà con thân tín nhờ tôi một vấn đề gì trong hoạt động xét xử”, ông cũng nêu thực tế ở Việt Nam bị tác động để làm thay đổi bản án.Ông cho rằng, từ quy tắc đạo đức đến quy định pháp luật phải ngăn cấm tuyệt đối mối quan hệ giữa luật sư với hội đồng xét sử, trong đó có thẩm phán và kiểm sát viên.Nếu khắc phục được việc này cũng là bịt kín được lỗ hổng phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp.Lỗ hổng làm thay đổi bản ánGS Trần Ngọc Đường cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm chưa độc lập tạo, dễ móc ngoặc với nhau làm thay đổi bản án.Để giảm bớt tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp, phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc chế ước lẫn nhau giữa cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng hoạt động tư pháp vẫn là lĩnh vực khép kín, ít phải đối mặt với người dân so với các ngành khác như hành chính nhà nước.Ông kiến nghị cần đẩy mạnh minh bạch hoá hoạt động tư pháp, chống bóp méo cạnh tranh bằng những thủ thuật tố tụng hơn là phán quyết về nội dung.“Về cơ bản, nền tư pháp hiện nay là xét xử tập thể, hội thẩm nhân dân ngang quyền thẩm phán. Điều này bất công, khó tiếp cận công lý”, ông nhấn mạnh.Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hải Phòng Đặng Bá Cường cũng nhìn nhận, tư pháp là lĩnh vực khó phòng ngừa tham nhũng nhất vì hoạt động này khép kín.“Nếu không ngăn chặn được tham nhũng trong tư pháp thì không thể ngăn tham nhũng trong các lĩnh vực khác”, ông Cường lưu ý.Theo ông Cường, tình trạng tham nhũng trong hoạt động tư pháp không chỉ ảnh hưởng niềm tin của nhân dân với công lý, với chế độ chính trị mà còn dẫn đến mối quan hệ cộng sinh của cán bộ tư pháp với giới tội phạm.
'Tham nhũng nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật'
ĐB tỉnh Bến Tre băn khoăn khi Nhà nước có đầy đủ cơ chế, cán bộ, chỉ đạo mạnh mẽ nhưng tham nhũng vẫn nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật.
Bí thư Xuân Anh: Chỉ phát hiện tham nhũng vài trăm triệu
Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh cho hay, đến nay, Đà Nẵng mới chỉ phát hiện tham nhũng vài ba trăm triệu, chưa có vụ án lớn.
Loại kẻ tham nhũng khỏi bộ máy lãnh đạo
Cử tri mong những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài.
Người nhổ tận gốc điểm đen tham nhũng ở TQ
Vương Kỳ Sơn phụ trách UB Thanh tra Kỷ luật TƯ TQ (CCDI) từng thề sẽ triệt tận gốc những vi phạm trong chính CCDI.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/tham-phan-luong-4-trieu-sao-kim-long-noi-truoc-nhan-kim-cuong-363122.html
56.
(Kiến Thức) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xem xét, có hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm.
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về kết quả theo dõi, kiểm tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà của lãnh đạo tại một số địa phương, đơn vị.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xem xét, có hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác tuyển tuyển dụng, bổ nhiệm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2017.
Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét có hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện trước ngày 30/4/2017.
Bộ Nội vụ theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên của các cơ quan, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ tăng cường thanh tra công vụ; kịp thời chấn chỉnh tiêu cực, vi phạm trong công tác quản lý cán bộ; rà soát các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và đề xuất phương án hoàn thiện, khắc phục bất cập trong công tác quản lý cán bộ, công chức thời gian qua, lưu ý những vi phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà của người có chức vụ, quyền hạn.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ ban hành văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi quyết định vi phạm, xem xét miễn nhiệm chức vụ, chấm dứt hợp đồng đối với các trường hợp qua kiểm tra đã phát hiện sai phạm; kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra các vụ báo chí phản ánh về việc lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý.
Trong cuộc họp báo thông tin định kỳ cho báo chí ngày 17/2/2017, Bộ Nội vụ khẳng định có sai phạm trong bổ nhiệm người nhà. Bộ Nội vụ cho biết, trong số người nhà của một số vị lãnh đạo được bổ nhiệm “làm quan” mà báo chí phản ánh thì có việc bổ nhiệm một số trường hợp không có văn bản đề nghị và phê duyệt chủ trương bổ nhiệm; một số trường hợp còn thiếu một hoặc một số tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ tin học...
Bộ Nội vụ tiến hành kiểm tra, rà soát theo thông tin báo chí phản ánh, tổng hợp được 9 địa phương, đơn vị bao gồm: Tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế; huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, Cần Thơ; Cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính); tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế TP. Đà Nẵng.
Thời gian tiến hành thanh tra từ ngày 31/10-3/11/2016. Kết quả kiểm tra như sau: Số người nhà của một số lãnh đạo tại 9 địa phương theo báo chí phản ánh là 60 người (thực tế có 2 người không có quan hệ họ hàng). Trong đó, số người nhà có quan hệ ruột thịt là 18 người (có chức vụ 15 người, không có chức vụ 3 người); số người nhà có quan hệ họ hàng là 40 người (có chức vụ 22 người, không có chức vụ 18 người); số người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước là 24 người, cơ quan Đảng là 6 người, cơ quan đoàn thể là 10 người, đơn vị sự nghiệp là 14 người.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh rà soát ban hành các quyết định theo thẩm quyền. Trường hợp quyết định sai thì sẽ phải thu hồi, hay bổ nhiệm các cấp phó vượt quá quy định sẽ miễn nhiệm, hoặc tuyển vào không đúng việc trí việc làm phải bố trí lại.
http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/thu-tuong-yeu-cau-ky-luat-ca-nhan-vi-pham-bo-nhiem-nguoi-nha-844122.html
59.
Trả lờiXóaLái xe lên làm Chủ tịch Hội đồng khoa học và trách nhiệm Thứ trưởng Toàn?
MINH ANH09:28 29/03/17 THẢO LUẬN (1)
(GDVN) - Từ lái xe, sau đó đi học thêm tại chức rồi được cất nhắc lên phó, trưởng phòng, giờ đã là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Quy hoạch miền Nam.
Bị cấp dưới tố cáo đích danh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nói gì?
Năm 2017 cổ phần hóa 4 Tổng Công ty thuộc Bộ Xây dựng
Ngang nhiên xây dựng nhà máy nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn khi chưa có giấy phép
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, ông Đặng Đức Trí, nguyên Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia “tố” nhiều nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.