Cũng gom những tin tức mới của năm 2017.
Theo thứ tự ngược như mọi khi.
---
.
22.
Bộ trưởng Văn hóa trần tình về lễ hội biến tướng
14/02/2017 13:16 GMT+7
- Bị nhắc nhở chìm lắng, không lên tiếng trước lễ hội phản cảm, cả Bộ trưởng, Thứ trưởng và 2 cán bộ của Bộ VHTT&DL cùng lên tiếng phân trần.
Các quan chức lãnh đạo Bộ đáp lại truyền đạt nhắc nhở của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu tại cuộc họp giữa tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Bộ VHTT&DL sáng nay.
Lần lượt Bộ trưởng, Thứ trưởng cùng 2 cán bộ của Bộ VHTT&DL đứng lên giải trình.
Đã lên tiếng 10 lần
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Trịnh Thị Thủy cho rằng, các hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội năm nay cơ bản đã được điều chỉnh như lễ hội Ném thượng, Cướp phết đã không còn bạo lực, lễ hội Đập đầu trâu ở Phú Thọ đã bỏ, không còn treo trâu cho tới chết...
Nhưng vẫn còn số một số địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo để xảy ra các hoạt động phản cảm. Bộ đã lên tiếng không dưới 10 lần thông qua các cơ quan truyền thông về việc này.
Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Vũ Xuân Thành
|
Lấy dẫn chứng cho việc quản lý lễ hội khó, Chánh thanh tra Bộ VHTT&DL Vũ Xuân Thành kể, Bộ muốn phối hợp với Tổng cục thể thao tổ chức cướp phết như một hình thức thể thao nhưng đồng bào không đồng ý do cha ông trước nay vẫn theo tục "phải cướp”. Do đó quản lý được như năm nay là nỗ lực rất lớn của ngành.
Ông cũng cho hay Bộ có những khó khăn như lễ hội chọi trâu ở các địa phương vẫn tổ chức vì có lợi về kinh tế.
“Ở góc độ văn hóa nói là trục lợi. Việc này có chỉ đạo hết rồi nhưng các địa phương vẫn tổ chức. Như Yên Bái vừa rồi ngày 12 vẫn tổ chức chọi trâu. Tôi chỉ đạo Thanh tra Sở Văn hóa xuống kiểm tra, lập biên bản nhưng Phó chủ tịch tỉnh làm trưởng ban nên làm khó lắm!”, ông Thành than.
Dù vậy Bộ vẫn cương quyết truy tìm doanh nghiệp đứng sau lễ hội chọi Trâu ở Yên Bái.
"Thực tế doanh nghiệp đầu tư phối hợp với địa phương bán vé, bán thịt trâu thu lời tương đối nên vẫn “ham” tổ chức lễ hội và người dân vẫn thích", ông trần tình.
Chánh Thanh tra cho biết : “Thủ tướng nhắc Bộ phải lên tiếng. Nói thật, từ Bộ trưởng, Thứ trưởng đến chúng tôi lên tiếng suốt, không báo nào chúng tôi không trả lời”, ông Thành khẳng định.
Không cho chọi trâu, bộ tộc gửi đơn Quốc hội
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái dẫn cái khó trong quản lý đó là địa phương phản ứng do đó là truyền thống. Như lễ hội chọi trâu, đá gà là trò chơi dân gian không cấm nhưng lợi dụng để ăn tiền và cờ bạc thì cương quyết cấm.
“Chúng tôi đã khuyến cáo không tổ chức lễ hội chọi trâu nhưng địa phương phản ứng, có bộ tộc còn gửi đơn lên Quốc hội”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa cho biết Bộ đã từng cùng già làng, trưởng bản phân tích ý nghĩa được và chưa được của lễ hội này để cộng đồng tự điều chỉnh nhưng hết sức phức tạp.
Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện chốt lại, lễ hội năm nào cũng có vấn đề dù đã có chuẩn bị từ trước. Muốn giải quyết triệt để các tiêu cực trong lễ hội cần có nhiều giải pháp.
“Quan điểm của chúng tôi là năm sau tốt hơn năm trước, còn khắc phục triệt để, không còn tồn tại nào thì rất khó. Mong muốn của chúng tôi là những hiện tượng phản cảm, trục lợi phải giảm bớt, tất nhiên nếu không còn thì là tốt nhất”,Bộ trưởng Thiện nói.
Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện
|
Tuy đồng tình lễ hội năm nay có nhiều tiến bộ nhưng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh lại chỉ đạo của Thủ tướng muốn Bộ phải lên tiếng rõ ràng: lễ hội nào tốt hay không tốt, lễ hội nào cho phép, cái nào không.
"Khi đã có tiếng nói rõ ràng mà địa phương vẫn để tồn tại thì địa phương phải trách nhiệm", ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho rằng việc họp báo thông tin, hướng dẫn tổ chức lễ hội… đã có.
"Năm nay có nhiều cái tốt nhưng tổ công tác đi kiểm tra muốn nghe những cái chưa được. Ở đây không phải ban thi đua khen thưởng”, Bộ trưởng lưu ý.
Thu Hằng
21.
Giữa đêm, hàng nghìn người dân đã xô nhau phá rào vào khu vực làm lễ thỉnh ông Tiêu (tỉnh Long An) để tranh giành đồ cúng nhằm mong có lộc may mắn mang về nhà.
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/hang-nghin-nguoi-tranh-gianh-do-cung-giua-dem-o-mien-tay-3540191.html
20. Một năm quan huyện về thề, thì năm đó quan mất chức
Điều đặc biệt tại lễ hội Minh Thề rất ít người biết
(Kiến Thức) - Diễn ra cùng ngày với lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định), lễ hội Minh Thề (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) tuy không đông khách bằng nhưng lại rất đặc biệt.
Năm nay, lễ hội Minh Thề được dư luận quan tâm bởi sự đặc biệt của lễ hội này, đó là Thề không tham nhũng.
Năm nay, lễ hội Minh Thề được tổ chức tại miếu làng Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) theo nghi thức truyền thống, giản dị nhưng trong không khí trang nghiêm vào ngày 10/2 (tức 14 tháng giêng, Âm lịch).
Người được chọn để đọc Hịch văn Minh Thề năm nay là ông Nguyễn Văn Cường, người dân làng Hòa Liễu. Trong không khí trang nghiêm, những câu nói dõng dạc của ông Cường vang vọng mà đanh thép: “Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”, “Trên từ cụ già đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược, buồng cau trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu, mọi người đều công minh chính trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề…”; “Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin trời tru diệt”…Nhiều người khác dõng dạc đọc theo “ Y như lời thề” cùng hành động giơ tay biểu thị sự quyết tâm.
Theo người dân làng Hòa Liễu, có nhiều câu chuyện khó tin về những người tham gia Minh Thề bị trừng phạt. Những ai tội không đáng chết sẽ bị trừng phạt như việc bị ốm đau triền miên và phải mất rất nhiều tiền để chạy chữa. Từ lúc được công nhận đến nay, có đúng một năm, một vị từng là quan chức huyện về làm chủ lễ và thề không tham nhũng với dân làng. Năm đó, vị đó mất. Từ đó, lễ hội chỉ tổ chức với quy mô cấp làng.
Nói về việc tổ chức lễ hội Minh Thề, các cụ cao niên trong làng Hòa Liễu nhớ lại, vào khoảng giữa thế kỷ XVI, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ của vua Mạc Đăng Dung đã bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ ở thôn Hòa Liễu. Thái hoàng Thái Hậu mua 25 mẫu 8 sào 2 thước ruộng cúng Tam Bảo và cho dân Lan Niểu (nay là thôn Hoà Liễu) được sử dụng. Ruộng này làng gọi là Thánh điền. Một phần diện tích ruộng dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, một phần chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc; phần còn lại cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ… Để phòng chức dịch tham nhũng trong việc sử dụng hoa lợi từ số ruộng trên, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra Hịch văn hội Minh thề quy định lấy chí công làm trọng. Hội Minh Thề từ đó diễn ra vào 3 ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng hàng năm.
Sau nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề, các bô lão dâng rượu thề lên quan khách, nhân dân đến tham dự. Tuy nhiên chỉ có các vị cao niên vui vẻ đón lấy rượu cùng lời thề không tham nhũng. Tuyệt nhiên sáng nay không thấy có quan chức nào đến dự lễ hội nâng chén rượu thề cùng dân Hòa Liễu.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Thiên, Trưởng ban tổ chức lễ hội, cho biết, bản chất của hội Minh Thề là hội thề của làng, nghĩa là chỉ các quan lại, chức sắc, già làng thề sẽ luôn giữ gìn sự thanh liêm, chí công vô tư. Vào ngày chính hội, dân làng dựng một đài thề trước cửa chùa Hòa Liễu. Chiếc mũ cổ của thành hoàng làng được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề.
Một số hình ảnh tại Lễ hội Minh Thề:
19.
Ngày 11 Tháng 2, 2017 | 10:00 AM
Có nên mất tiền triệu để “cúng sao, giải hạn”?
GiadinhNet - Đầu năm, tại nhiều chùa chúng tôi bắt gặp cảnh người dân sì sụp khấn vái với hy vọng sao xấu sẽ được hóa giải, dù nghi lễ này không có trong giáo lý nhà Phật...
Bàn đăng kí cúng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội). Ảnh: Trang Huế
Đăng ký giải hạn để mua sự an tâm
Tại các chùa, người đến cúng sao giải hạn tràn các sân chùa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi nhận ra rằng chính họ cũng không thể khẳng định được dâng sao giải hạn thì sao xấu có thể tốt lên hay không(?!).
Người đến chùa dâng sao giải hạn không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay giới tính, hễ biết được mình bị sao xấu (theo quan niệm dân gian) chiếu vào như sao Thái Bạch, sao La Hầu, sao Kế Đô… là họ kéo về chùa để thực hiện cúng sao giải vận hạn. Người đơn giản không chuẩn bị được mâm cao lễ đầy thì mâm lễ đơn giản như bánh trái, hương vàng… dâng lên Phật với mong nhà chùa giải hạn năm mới. Thậm chí, có những người chỉ cần viết vài dòng họ tên, tuổi, chòm sao đang chiếu, cùng với việc nộp vào chùa 150.000 đồng/người là có thể yên tâm để chùa viết 13 sớ giải hạn dùng dần cho cả năm mà không cần đến chùa thêm nữa nếu không có thời gian.
Chị Nguyễn Ánh Mai, phố Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội đi giải hạn tại chùa Phúc Khánh thổ lộ: “Nhà tôi có 4 người thì 3 người có sao xấu. Tôi sao Thái Bạch, chồng sao Kế Đô, con thì sao La Hầu nên phải đăng ký giải hạn từ sớm để được giải trước Rằm tháng Giêng. Giá cắt mỗi sao ở chùa là 150.000 đồng/người, lễ cầu an cũng 150.000 đồng/người. Để yên tâm tôi còn đóng thêm tiền lễ cả năm, tiền làm sớ, tiền “giọt dầu”, tiền thụ lộc cỗ chay để sư thầy kêu giúp. Ngoài ở chùa tôi còn làm cả ở nhà vì nhiều sao xấu quá. Tôi mời thầy về cúng lễ sắm ngựa, hình nhân thế mạng, đồ lễ… tất cả ngót 7 triệu”.
Dù bỏ chi phí giải hạn tới cả chục triệu đồng nhưng khi chia sẻ cùng chúng tôi, chị Mai cho biết: “Tôi cũng không biết sao xấu có được hóa giải hay không nhưng cứ làm cho yên tâm. Thiên hạ có sao xấu đều làm cả, mình không làm thì lo lắm”
Lịch giải các sao xấu tại chùa Phúc Khánh.
Chị Hà Thị Bích sinh năm 1974, (Khu đô thị Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi giải sao Thái Bạch chia sẻ: “Hôm nay, có thời gian, tôi đến chùa làm lễ giải hạn để giảm bớt vận hạn trong năm nay. Đến đây xem thì không ngờ con tôi cũng bị sao Kế Đô chiếu nên tôi giải luôn cho yên tâm”.
Theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại chùa Trấn Quốc, hình thức cúng sao thực hiện theo gia đình. Một gia đình bỏ ra chi phí 500.000 đồng sẽ được cúng giải hạn cả năm. Tuy nhiên, với số lượng người dân có nhu cầu cúng sao giải hạn lên đến hàng nghìn người, nhà chùa không thể nào cúng riêng cho từng tín chủ mà chia ra các sao rồi đọc tên mang tính liệt kê những tín chủ bị sao đó chiếu. Thể thức tiến hành lễ cúng sao giải hạn với những tai ương mà các sao soi chiếu được nhà chùa tiến hành cho hàng trăm người. Vì vậy, theo tìm hiểu từ những có sao xấu chiếu, họ vẫn chưa an tâm với những nghi lễ, cách thức cúng sao giải hạn ở chùa.
“Người ta có sao xấu đều đi giải nên tôi cũng theo chứ thực lòng cũng không biết vận xấu có được hóa giải hay không. Vì có quá đông người, những người có sao xấu cũng chỉ được đọc lướt qua tên. Nghe nhiều lãng đi một chút đến tên mình có khi còn không nghe thấy thì chắc gì Phật đã chứng cho”, chị Hà Thị Ánh, Cầu Giấy, Hà Nội lo lắng.
Bên cạnh phần đông người dân đăng kí làm lễ dâng sao, giải hạn tại các đền chùa thì không ít người còn tự tìm đến các các ông thầy, bà thầy tự mở điện. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả chục trệu đồng để “mua” sự bình an, đuổi bỏ những “kiếp nạn” mà nhiều thầy bói, cô đồng gieo rắc trong đầu họ.
Cúng sao giải hạn là… mê tín?
Bàn đóng tiền ghi sớ cho người giải hạn trong suốt một năm với 13 lá sớ.
Tại hầu hết các đền, chùa đang rầm rộ diễn ra lễ cúng sao giải hạn, tuy nhiên giáo lý nhà Phật lại không có nghi lễ này. Trong cuốn “Đường về xứ Phật” (tập 10) NXB Tôn giáo Hà Nội năm 2013 nói rõ rằng: “Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn… là những việc làm mê tín, lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ... Việc làm này không có lợi mà còn có hại cho Phật giáo. Những việc làm này không có lợi ích cho con người, khiến cho con người tiền mất tật mang, chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi”.
Trong giáo lý của đạo Phật không nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm. Một sư thầy khi chúng tôi hỏi chuyện đã xác nhận điều này. Vị sư còn nói rằng, mọi sự đều tại duyên, tu nghiệp của con người trong cuộc sống hàng ngày, do mỗi cá nhân tạo ra. Nếu quá tin, mê muội rằng cúng sao có thể giải hạn thì đó là sự ngộ nhận và mê tín dị đoan.
Sư thầy trên cũng chia sẻ thêm rằng nhu cầu cúng sao giải hạn ở các chùa ngày càng đông, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của người dân, hay là một cách tích công đức cho dân chúng, chùa thực hiện các lễ giải sao cho tín chủ an tâm, chứ không hề tuyên truyền hay khuyên nhủ người dân phải cúng sao giải hạn.
Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho rằng, không có ngôi sao nào là xấu cả nên không cần phải hóa giải nó bằng cách cúng sao. Tất cả đều có luật nhân quả của chính người ấy làm nên. Phật dạy chúng ta về nhân quả, không có quả nào từ trên trời rơi xuống hay dưới đất hiện lên mà tất cả lành – dữ, xấu hay tốt đều do con người tạo ra. Người lương thiện thì gặp điềm thiện, người tâm ác thì gieo nghiệp xấu. Nhà Phật có câu “muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”. Nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa cúng mà tốt đẹp được thì nhiều người sẽ cứ làm điều ác rồi đi đến chùa cúng là xong, là thoát tội thì quá phi lí.
Cúng sao không có trong giáo lý nhà Phật
Sư thầy Thích Phước Tiến, Tu viện Tường Vân, quận Bình Chánh, TPHCM cho biết: “Theo quan điểm của đạo Phật không có việc cúng sao hạn vì nghiệp lành dữ của mỗi người do chính bản thân tạo ra. Đạo Phật tin sâu vào luật nhân quả. Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. Luật nhân quả chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng. Việc cúng sao có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian không có trong giáo lý của nhà Phật”.
Thương Huế - Trịnh Trang
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
Ngày 11 Tháng 2, 2017 | 10:16 PM
Biển người đổ về tổ đình Phúc Khánh dâng sao, giải hạn
GiadinhNet - Khoảng 5h chiều nay (11/2, tức 15 tháng Giêng), hàng nghìn người đã tới tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) để làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn. Nhiều người đến muộn, không có ghế nên phải ngồi bên đường bái vọng.
Theo thông lệ, những ngày đầu năm, hàng ngàn người lại đổ về tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) để làm lễ cầu an và dâng sao giải hạn. Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, vào 5h chiều ngày 11/2 (trước 2 tiếng làm lễ), hàng nghìn người đã có mặt tại sảnh chính để dâng sao.
Ông Lê Văn Diện (80 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đến đây hàng năm theo lệ rồi. Tôi đi làm lễ cầu an cho con cháu, cả nội, cả ngoại. Vì muốn được ngồi trong chùa nên tôi phải đi từ 2h30 chiều”.
Nhiều người tranh thủ thời gian trước giờ lễ mở sách khấn để đọc.
Lối đi vào tổ đình gần như không còn chỗ trống lúc 6h chiều.
Lực lượng công an quận Đống Đa được huy động tối đa. Theo Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố Hoàng Văn Rõ, mỗi phường của quận huy động 3 công an và 6 bảo vệ.
Vào giờ lễ, đường Tây Sơn đông nghẹt người. BTC đã phát ghế ngồi cho người dân để phục vụ cho buổi lễ.
Vì được lực lượng bảo vệ, công an nhắc nhở thường xuyên nên dù lượng người đông nhưng cũng không xảy ra tình trạng xen lấn, xô đẩy.
Nhiều người đến muộn, không có ghế ngồi nên phải ngồi bên kia đường bái vọng.
Hàng dài người dân đứng dưới chân cầu vượt bái vọng vào đình.
Chỗ ngồi không có, nhiều người phải đứng để làm lễ.
Đào Vân
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
18.
Ấn đền Trần 'ế' chỉ sau 2 giờ
11/02/2017 09:31 GMT+7
- Sau 90 phút, lượng người xếp hàng nhận ấn đền Trần năm 2017 đã thưa dần. Đến 7 giờ sáng nay, ấn chính thức “ế”.
5 giờ sáng nay (15 tháng Giêng), hàng nghìn người xếp hàng xin ấn đền Trần. Sau hơn 1 giờ đồng hồ chen chúc xin ấn, lượng người thưa dần, đến 7 giờ sáng chỉ còn lác đác vài người vào xin ấn.
6h30 sáng nay, các cửa phát ấn đền Trần đã thưa người đến xin |
Theo quy định của ban tổ chức, mỗi người được nhận từ 1 đến 2 tờ ấn |
Lúc 7h, nhiều cửa phát ấn đã không còn người đến xin |
Lực lượng an ninh thảnh thơi nói chuyện với những người đi xin ấn |
Dù người đến xin ấn đã vắng, nhưng lực lượng an ninh vẫn làm nhiệm vụ duy trì quân số theo kế hoạch của ban tổ chức |
Các cụ phát ấn thảnh thơi sau hơn 1 giờ đồng hồ làm việc liên tục |
Nhiều cửa phát ấn không có người, thậm chí 15 phút mới có 1 người đến xin ấn, không còn cảnh xếp hàng lúc đầu giờ |
Chiến sĩ cảnh sát cơ động Công an tỉnh Nam Định thảnh thơi trong giờ làm nhiệm vụ |
Trung sỹ Bùi Sỹ Cường, cảnh sát cơ động gấp lá ấn cho người dân. Anh cho hay, dù cả đêm qua làm nhiệm vụ nhưng cảm thấy thảnh thơi vì có thời gian khá thoải mái ngay từ sớm nay
|
Theo ban tổ chức, lượng ấn phát ra nhiều nhất tập trung trong vài giờ. Người dân vẫn đến xin ấn nhưng sẽ ít đi, chủ yếu là các đoàn đi lễ từ các tỉnh thành về đền Trần |
Anh Nguyễn Văn Cường, quê Hà Nam vui vẻ: Đây là năm hiếm hoi đền Trần không đông. Anh chỉ phải xếp hàng chừng 20 phút, và có thời gian thảnh thơi gấp lại ấn vào túi nhỏ ngay ở khu nhà Giải Vũ - vị trí rất đông người trước đó
|
Mỗi người chỉ được nhận theo quy định 1 đến 2 lá ấn, nhưng do ấn "ế" nên số lượng ấn phát ra cho mỗi cá nhân khá thoải mái, có người lấy 1 lần cả trăm lá ấn |
Phạm Hải
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/khai-an-den-tran-2017-an-den-tran-e-chi-sau-2-gio-355896.html
17.
Khai ấn đền Trần: Giảm hỗn loạn, không còn 'lộc' để cướp
TTO - Sau khi kết thúc lễ khai ấn đền Trần, ban tổ chức đã ngay lập tức thu dọn các đồ lễ trên các ban thờ, nên không còn xảy ra tình trạng tranh giành cướp lộc như mọi năm.
Video clip biển người chen lấn tại đền Trần Nam Định sau khi nghi thức lễ khai ấn kết thúc - Thực hiện: Nguyễn Khánh
Sau khi kết thúc lễ khai ấn, khoảng 0h ngày 11-2 (rằm tháng Giêng), lực lượng an ninh đã đồng loạt mở rào chắn để người dân được vào làm lễ dâng hương.
Năm nay, vẫn rất đông người dân và du khách đổ về tham dự lễ khai ấn, nhưng không còn cảnh tranh cướp lộc trên ban thờ như những năm trước.
Trước đó, để phục vụ nghi lễ khai ấn, từ 21h ngày 10-2, ban tổ chức đã yêu cầu lực lượng an ninh và liên tục dùng loa thông báo đề nghị người dân ra khỏi khu vực bên trong khuôn viên đền Trần. Các phóng viên báo chí được bố trí một khu tác nghiệp riêng.
Hàng nghìn người dân chờ đợi đến giờ phát ấn, ảnh chụp vào 5 giờ sáng ngày 11-2 - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Bên ngoài và trong sân đền, lớp lớp rào sắt được dựng lên để đảm bảo an toàn cho nghi lễ dâng hương và lễ khai ấn.
Ban tổ chức cho biết đã huy động hơn 1.000 cảnh sát cơ động, công an, dân phòng… tham gia đảm bảo an ninh cho lễ khai ấn.
Kết thúc lễ dâng hương, bắt đầu nghi thức rước kiệu từ đền Cố Trạch sang đền Trùng Hoa, những người có thẻ đại biểu và giấy mời của ban tổ chức phát trước đó mới được vào trong sân đền Thiên Trường.
Với cách làm mới này, dù số lượng đại biểu vẫn rất đông nhưng đã phần nào giảm bớt sự hỗn loạn so với những năm trước.
Những người được giao trọng trách phát ấn là các bô lão và các cựu chiến binh trong làng - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Tuy nhiên, khi đoàn rước kiệu Ấn đi vào sân đền Thiên Trường, vẫn có rất nhiều đại biểu ném tiền vào kiệu Ấn.
Nhiều người đứng xa nên không ném trúng kiệu mà ném tiền vào đầu, vào người các quan chức và đoàn rước ở phía trong.
Đến khoảng 0h ngày 11-2, nghi lễ khai ấn kết thúc, những hàng rào sắt cả trong và ngoài đền được mở, người dân từ bên ngoài tràn vào chỉ một vài phút đã lấp đặc kín sân đền Thiên Trường.
Các đại biểu được vào trong sân trước đó thì tranh thủ chen chân vào bên trong nội cung của đền Thiên Trường.
Tuy nhiên, năm nay sau khi kết thúc lễ khai ấn, ban tổ chức đã ngay lập tức thu dọn các đồ lễ trên các ban thờ, nên không còn xảy ra tình trạng tranh giành cướp lộc như mọi năm.
Tại bàn thờ tại đền Thiên Trường, mặc dù bị cấm nhưng nhiều người dân vẫn quệt tiền lẻ vào thanh kiếm gỗ được đặt trên bàn thờ - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Nhưng lượng người đổ dồn vào trong sân đền quá đông, trong cùng một thời điểm tạo nên không khí ngột ngạt.
Dòng người di chuyển vào và di chuyển ra khỏi sân đền rất khó khăn. Lợi dụng lúc này, nhiều kẻ gian đã lấy cắp đồ đạc, điện thoại, ví tiền của người dân và du khách.
Ban tổ chức phải liên tục dùng loa nhắc nhở mọi người phải cẩn thận và tự bảo quản đồ đạc chu đáo.
Do lượng người đến làm lễ quá lớn đã dẫn tới tình trang ùn tắc và quá tải nghiêm trọng, nhiều người dân phải treo qua hàng rào sắt để thoát thân - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Trong biển người ngập tràn sân đền Thiên Trường đêm khai ấn, chúng tôi đã hỏi chuyện một số người dân. Nhưng gần như rất ít người thực sự quan tâm đến lịch sử của việc khai ấn, phát ấn ở đền Trần.
Bên dòng người đang chen chân vào trong nội cung, bà Trần Thị Vân (50 tuổi) vẫn ngồi ở góc sân cùng những lễ vật để chuẩn bị sẵn nhưng chưa thể vào làm lễ được.
Bà Vân cho biết bà cùng bảy người khác cùng quê Tiền Hải, Thái Bình bắt xe sang Nam Định từ chiều ngày hôm trước để làm lễ dâng hương. Đây là lần đầu bà về lễ khai ấn.
Nhưng khi chen chân được vào gần cửa nội cung đền Thiên Trường, bà lại phải tìm đường quay ra vì vốn mắc bệnh tim, không chịu được sự chen lấn.
Khi được hỏi về lịch sử của việc khai ấn, phát ấn ở đền Trần, bà Vân cho biết không nắm rõ mà chỉ biết đây là nơi thờ Đức Thánh Trần đã có công đánh giặc, cứu nước, cứu dân. Bà cũng không quan tâm đến cuộc tranh luận về lịch sử của việc khai ấn, phát ấn đền Trần Nam Định.
“Khi chen vào đến gần nội cung thì tôi tưởng tắc thở vì có bệnh tim. Trước khi đến đây, tôi cũng nghĩ là sẽ đông người nhưng không nghĩ lại đông đến vậy. Hiện tại tôi sẽ nghỉ qua đêm ở sân đền, để sáng hôm sau xếp hàng xin ấn luôn đề cầu sức khoẻ, làm ăn” – bà Vân cho biết.
Mọi lối vào đền Trần đều bị quá tải nghiêm trọng khiến việc di chuyển rất khó khăn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ba năm liền, năm nào ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi) cũng lặn lội từ Thanh Hoá ra tham dự lễ khai ấn đền Trần. Ông chia sẻ vừa đi dâng lễ, xin ấn đền Trần, nhưng cũng để đi du xuân. Về lịch sử của tục khai ấn, phát ấn này ông cũng chỉ nghe qua qua chứ chưa tìm hiểu kỹ lưỡng. Nhưng vì thấy quan chức đi nhiều, nên ông là người dân cũng muốn đi.
“Vừa rồi tôi có đọc báo và có biết câu chuyện các nhà nghiên cứu văn hoá lên tiếng về việc khai ấn, phát ấn này, nhưng tôi vẫn đi vì phong tục và cũng là đi du xuân. Chúng tôi là dân lao động, cũng không mong thăng quan tiến chức, nhưng tham gia cho đúng lễ nghi. Chứ thăng quan tiến chức cũng đâu đến lượt chúng tôi” – ông Hùng chia sẻ.
Một người đàn ông (đứng giữa) bị người dân và lực lượng công an bắt giữ vì trộm cắp tài sản - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Một người phụ nữ bật khóc khi bị đám đông chèn ép - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Nhiều người dân dùng tiền lẻ để quệt vào một chiếc chuông lớn tại đền Trần - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ông Nguyễn Lương Điền tỏ ra vui mừng khi cầm trên tay ấn đền Trần Nam Định - Ảnh: Nguyễn Khánh |
16.
Thứ Sáu, 10/02/2017 - 15:44
Hải Phòng:
Hội "thề không tham nhũng": Dân mong quan cùng thề!
Dân trí Nhiều năm trở lại đây, Lễ hội Minh Thề được dư luận đặc biệt quan tâm. Huyết gà hòa vào rượu trong uống trước lời thề chí công vô tư của bô lão làng Hòa Liễu khiến người xem hội xúc động. Tuy nhiên dân chưa thỏa lòng khi lễ hội chỉ dừng lại ở lời thề từ dân mà chưa thấy quan thề.
Lễ hội Minh Thề
Sáng nay, ngày 10/2, tức 14 tháng Giêng âm lịch, tại miếu làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã diễn ra nghi thức trang trọng của hội Minh Thề, thề không tham nhũng.
Tại lễ hội sáng nay, ban thờ được sắp đặt rất đơn giản, trang nghiêm, nổi bật là chiếc mũ quan được đặt trang trọng ở vị trí cao nhất - đại diện cho chức sắc trong địa phương. Những người có chức sắc trong làng hôm nay tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý… thời xưa tham gia thề. Một con dao nhọn sắc, một con gà trống và một bình rượu được đặt ngay dưới ban thờ chuẩn bị cho nghi lễ thiêng.
Tuy nhiên lễ hội mãi chỉ quanh quẩn trong phạm vi cấp làng mà chưa mở rộng lên được cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố để phong trào phòng chống tham nhũng được khẳng định trên một lời thề tâm huyết.
Lễ hội diễn ra trang trọng với các nghi thức đơn giản và ý nghĩa
Gà trống được chọn lựa kỹ để dâng lên ban thờ
Huyết gà hòa với rượu trắng làm rượu thề.
Theo sử sách cũ, lễ hội Minh Thề (hay còn có cách gọi khác là Miêng Thệ) có từ năm 1561 khi Thái Hoàng, Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ Thái thượng hoàng Mặc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu), vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng Phật. Bà đã xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước. Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng vườn vào chùa. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước.
Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được Hoàng hậu Ngọc và những người có chức sắc trong làng chia cho những người trông chùa canh tác, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phẩm thu được chia cho người nghèo trong vùng.
Lương thực dư thừa được tích trữ hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong làng giữ. Để không xảy ra tình trạng tham nhũng của công, Thái Hoàng Thái Hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề. Đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần). Người từ 18 tuổi trở lên trong làng đều tham gia cùng uống rượu tuyên thề.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, năm 2003, lễ hội Hịch văn Hội Minh Thề được chính quyền địa phương và người dân trong làng khôi phục và giữ nguyên được giá trị văn hóa thời xưa.
Chiếc mũ quan tượng trưng cho chức vị được đặt ở vị trí cao nhất trên ban thờ trong buổi lễ
Lễ hội Minh Thề năm nay thu hút rất đông người dân trong vùng đến tham dự. So với năm ngoái dân chúng và nhiều đơn vị chính quyền sở về dự đông đủ hơn. Tuy nhiên ngoài bộ phận bô lão tham gia uống rượu huyết gà dâng thề thì đa số chỉ đến để xem hội.
Lời thề không tham nhũng do... dân đọc (!)
Ông Nguyễn Văn Cường – một nông dân của làng Hòa Liễu – người được chọn để đọc Hịch văn Minh Thề đã dõng dạc từng câu từng chữ như khắc vào không gian: “Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”, “Trên từ cụ già đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược, buồng cau trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu, mọi người đều công minh chính trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề…”; “Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin trời tru diệt”…
Sau mỗi đoạn của hịch văn minh thề, các vị trong đoàn bồi lễ giơ tay biểu lộ quyết tâm cùng nhau: “ Y như lời thề”.
Lời tuyên thệ được một nông dân trong làng đọc vang lên đầy uy nghiêm trong lễ Minh Thề
Sau nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề, các bô lão dâng rượu thề lên quan khách, nhân dân đến tham dự. Tuy nhiên chỉ có các vị cao niên vui vẻ đón lấy rượu cùng lời thề không tham nhũng. Tuyệt nhiên sáng nay không thấy có quan chức nào đến dự lễ hội nâng chén rượu thề cùng dân Hòa Liễu.
Lý giải điều này, chính quyền xã Thuận Thiên cho biết: lễ hội chỉ có phạm vi trong thôn làng, được phục dựng để nhớ về một nét đẹp văn hóa xưa. Cấp xã, huyện không thề mà chỉ là thành phần đại biểu, khách mời đến dự hội.
Rượu thiêng được dâng lên cho các bô lão trong làng uống thề không tham nhũng
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi có mặt tại hội thề nêu mong muốn: "Đây là một lễ hội tôn vinh thái độ sống tích cực, quan điểm làm quan thanh liêm, trong sạch mà người xưa đã tôn vinh thì cớ gì ngày nay ta không nhân rộng? Làm quan làm lãnh đạo trong thời đại nào cũng đòi hỏi phải công minh chính trực, trong sạch thanh liêm vì dân mà phù nước thì tiếc chi một lời thề”.
Ông Trần Văn Anh, một vị khách từ Hà Nội về nêu quan điểm, ngày nay Đảng ta đang phát động phong trào chống tham nhũng thì đây cũng là một việc làm thể hiện quyết tâm làm quan thanh liêm của cán bộ ta. Dân chúng vẫn chờ đợi một lời thề từ một vị lãnh đạo nào đó dám thề trước ban thờ, dám uống chén rượu thề hòa huyết đỏ để quyết tâm làm quan vì dân, không tham nhũng”.
Thu Hằng
15.
Dở khóc dở cười: Quảng Ninh cũng... khai ấn!
TTO - Đầu năm 2017, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khai bút, khai ấn đầu xuân Đinh Dậu. Tuy vậy, xung quanh câu chuyện chiếc ấn do hội này làm ra có quá nhiều tranh cãi...
Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng khai ấn tại khu văn hóa núi Bài Thơ ngày 6 tháng Giêng năm 2017 - Ảnh: Báo Quảng Ninh |
Nhiều người đã đặt câu hỏi có nên tiếp tục việc sử dụng chiếc ấn đó cũng như cho phép việc khai ấn những năm sau hay không?
Mếu cười chuyện… dịch ấn
Những năm 2009, việc khai bút bắt đầu được Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức như một hoạt động hằng năm, là dịp để các hội viên gặp gỡ, phấn đấu thi đua năm mới và chúc nhau những điều tốt đẹp, thành công.
Đến năm 2014, Hội này bắt đầu đưa việc khai ấn Hội Tao Đàn lồng ghép vào lễ khai bút, tổ chức thường niên ngày 6-1 âm lịch tại khu văn hóa núi Bài Thơ (phường Hồng Gai, TP Hạ Long). Ban đầu, ấn khắc bằng gỗ, sau được thay bằng ấn đồng, dưới mặt ấn có khắc 6 chữ Hán. Xung quanh việc đọc và hiểu nghĩa những chữ này, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng những chữ Hán trên đã không được khắc đúng.
Nhà nghiên cứu Hán - Nôm Nguyễn Tuấn Cường nói, trong khi chữ dịch trên phông của ban tổ chức là: “Hồng Đức hiệu – Tao Đàn hội ” thì trên ấn lại khắc chữ Hồng洪 (lớn) sai thành Hồng 紅 (màu đỏ), chữ Tao 騷 (phong nhã) sai thành chữ Tao 遭 (gặp gỡ), đều là lỗi sai từ đồng âm Hán Việt, thường do tra tự điển để viết chữ.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đọc nghĩa chiếc ấn này sẽ thành “Đỏ Đức hiệu - Gặp Đàn hội”
Không chỉ vậy, nhiều lỗi sai trên chiếc ấn này cũng được các chuyên gia chỉ ra như dòng chữ “Truyền đăng sơn từ thu quý nguyệt Nhâm Ngọ niên” ở cạnh bên ấn cũng sai mất từ Quý trong Qúy thu 季 (đầu mùa thu) thành chữ Quý 癸 trong thiên can, năm Giáp Ngọ (2014) bị khắc nhầm thành Nhâm Ngọ . Ngoài ra, chưa kể đến việc các hàng chữ nổi hai bên bị sai thứ tự dẫn đến đọc sai.
Trong văn bản của Hội VHNT báo cáo thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, chủ tịch Hội Phạm Ngọc Thành lại khẳng định việc khắc các chữ Hồng, Tao như hiện nay là đúng với ý nghĩa: tưởng nhớ tiền nhân, đồng thời là dịp để gặp gỡ, phát huy những giá trị tốt đẹp của tiền nhân, khích lệ phong trào thi đua học tập, sáng tạo, rèn đức, luyện tài… trong mỗi cá nhân.
Ông Thành khẳng định: “Khi đặt vấn đề chế tác ấn cho hoạt động khai bút, khai ấn của hội, một số nhà chuyên môn của Viện Hán Nôm và Viện Lịch sử được tham gia đều cho ý kiến: Không nên sao chép nguyên bản nội dung ấn thời vua Lê Thánh Tông vì như thế sẽ phạm làm giả nguyên tác của Vua mà nên chọn cách thể hiện riêng, vẫn đảm bảo được ý nghĩa và toát lên giá trị truyền thống”
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi nguyên tác ban đầu của chiếc ấn này và danh tính những người đã tư vấn của viện nghiên cứu Hán Nôm thì ông Thành đều không trả lời được, nói là “đã quên”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Viện trưởng viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết, từ tháng 11-2015 thì viện không cử ai làm việc đó với tư cách của Viện và không biết Hội VHNT Quảng Ninh có văn bản đề nghị viện tư vấn không.
Giấy có ấn triện và phong bao đựng - Ảnh: Đức Hiếu |
Có nên bỏ ấn và khai ấn?
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc tổ chức khai bút, khai ấn của Hội VHNT Quảng Ninh những năm trở lại đây ngày càng trở nên rình rang, mời nhiều lãnh đạo dự, đóng ấn.
Khác với mục đích ban đầu chỉ là một lễ khai bút của các hội viên thì cơ quan tổ chức đã tự ý nâng tầm hoạt động này lên thành một lễ hội, không nằm trong sự quản lý của Nhà nước, đồng thời có phát ấn miễn phí cho những người dân đến xin.
Ông Nguyễn Trung Hà, trưởng phòng Quản lý di sản, Sở VH&TT tỉnh Quảng Ninh khẳng định, hoạt động khai ấn, khai bút không phải lễ hội nằm trong danh mục các lễ hội được cấp phép của tỉnh. Lễ khai bút 2017, Hội VHNT cũng không gửi hồ sơ về Sở.
Ông Đoàn Đức Chính, hội viên Hội VHNT Quảng Ninh nêu quan điểm: “Trước đây, việc làm ấn không được chủ tịch Phạm Ngọc Thành đưa ra đại hội để lấy ý kiến tất cả mọi người. Còn theo quan điểm của riêng tôi thì không nên tổ chức khai ấn nữa, chỉ nên giữ lại việc khai bút như thời trước đã làm”.
Nhà báo Ngô Mai Phong, người gắn bó với tỉnh Quảng Ninh hàng chục năm cũng bày tỏ: “Khai ấn là một phong tục tốt, truyền thống tốt, nhưng phải đúng là ấn thật, chữ nghĩa đầy đủ với mục đích để lưu niệm. Các nhà học giả cũng đã góp ý nhiều rồi, tôi nghĩ nên hủy bỏ chiếc ấn hiện đang sử dụng và tổ chức khai bút một cách đúng nghĩa. Không thể đem giấy vẽ, cọ vẽ thay thế giấy tuyên, bút lông, đánh trống để người ta khai bút như một cuộc chọi trâu”.
Về trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước, ông Bùi Quang Nam, Chánh thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi có thông tin của báo chí, cơ quan chức năng đã yêu cầu Hội VHNT tỉnh báo cáo sự việc. Nếu qua xác minh, làm rõ, đối chiếu việc khai ấn có sai thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã có công văn số 495 yêu cầu Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh rà soát lại những thông tin báo chí phản ánh về công tác tổ chức lễ khai bút, khai ấn xuân Đinh Dậu 2017. Đồng thời, chấn chỉnh những sai sót và nghiêm túc rút kinh nghiệm, báo cáo về Ban trước ngày 10-2.
Từ những năm sau, việc tổ chức lễ phải có kế hoạch, kịch bản chi tiết, xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
|
Đức Hiếu
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170209/do-khoc-do-cuoi-quang-ninh-cung-khai-an/1262416.html
14.
Trai làng băng ruộng, đè lên nhau cướp phết Hiền Quan
09/02/2017 16:19 GMT+7
- Dù BTC hạn chế số lượng người đánh phết mỗi đội 50 người, tuy nhiên hàng trăm thanh niên ùn ùn phá rào lao vào cướp phết ...
XEM CLIP:
Hội Phết Hiền Quan là lễ hội dân gian diễn ra trong 2 ngày (9, 10/2 - tức ngày 12, 13 tháng Giêng) tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa Công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương.
Theo Ban tổ chức lễ hội điểm mới của năm nay là thay vì được vào cướp phết tự do thì năm nay xã chọn ra hai đội mỗi đội 50 người, được thắt đai mới được vào bãi tranh cướp. Cũng chính vì quy định mới này mà nhiều người bỏ về. Tuy nhiên, lượng người đến xem vẫn đông không kém mọi năm.
Chính hội cướp phết bắt đầu lúc 14h chiều nay.
Theo quy định BTC hạn chế số lượng người đánh phết là mỗi đội 50 người, tuy nhiên hàng trăm người dân ùn ùn phá rào lao vào cướp phết ...
|
Lễ hội gồm bốn phần, gồm rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh Phết...
Lễ rước kiệu được tiến hành từ chiều 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết, quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày 10/10 Âm lịch. Quả Phết trước đây được đẽo gọt rất kì công từ củ tre, đòn Phết là gốc tre cong khoằm kiểu guốc võng, có cán là thân cây tre liền gốc, đòn Phết dài khoảng 1,5 m. Nhưng ngày nay đã được tiện bằng gỗ tròn, đường kính khoảng 10 cm, sơn màu đỏ được đặt trang trọng trong các hộp gỗ để bên trên kiệu. Quả Chúi cũng được làm bằng gỗ nhưng nhỏ hơn quả Phết.
Kiệu được khiêng từ đình ra đền do các binh sĩ mình mặc áo giáp hộ tống. Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là các bậc trưởng lão trong làng. Văn tế được viết trong các sắc phong với mong muốn cầu bình an, mùa màng bội thu và cầu cho gia đình luôn dồi dào sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau ba tuần rượu tế là đến lễ kéo quân. Trước lễ kéo quân, đoàn binh sĩ cùng chầu trước cửa đền để nghe chỉ dụ, sau đó chia hai ngả, miệng hô vang cả một góc trời. Lễ kéo quân được chia thành hai đoàn, mỗi đoàn có từ 100 đến 200 người tham gia. Đi đầu mỗi đoàn là ông trưởng lão, mình quấn khố vàng, đầu chít khăn đỏ, tay cầm cờ nheo, miệng hô vang biểu thị sự oai phong của đoàn quân.
Tiếp đó là đội trống cái, trống con gõ theo nhịp phách. Đoàn binh sĩ nam có, nữ có, mình mặc áo giáp vàng, đầu đội nón lá, chân quấn xà cạp, đeo giày mũi hài, tay cầm long đao cờ xuý. Khi đoàn quân gặp nhau thì binh sĩ tha hồ tranh cướp cờ, long đao. Đoàn nào cướp được nhiều coi như đoàn đó thắng, rồi lại về chầu trước sân đền để nhận chỉ. Cứ như vậy, lễ kéo quân được diễn đi diễn lại ba vòng rồi lại tề tựu giữa sân đền cùng hò reo vui mừng chiến thắng.
Lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ ném Phết. Đây là phần lễ hội sôi động, náo nhiệt, thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi ông thủ Phết đọc bài hò trong thời gian chừng 5-7 phút, thì tung quả Phết, quả Chúi trên tay mấy lần rồi tung xuống hố (còn gọi là Lò Phết). Hố Phết sâu chừng 50-70 cm đường kính rộng chừng 60 cm. Khi quả Phết, quả Chúi đã nằm trong hố, ấy là lúc cuộc thi bắt đầu.
Các đấu thủ cầm dùi Phết đua nhau chen vào moi quả Phết, quả Chúi ở dưới hố lên. Cùng với tiếng chiêng trống là những tiếng “cốp, cốp” của các dùi Phết va vào nhau. Khi quả Phết, quả Chúi đã được moi dưới hố lên thì mọi người đua nhau dùng sức lực của mình vào cướp, ném về phía phe của mình đang đứng. Khi Phết đã gần về phía đích của phe nào đó trong làng thì cả biển người đổ xô về hướng đó. Tiếng reo hò vang động như sóng dậy triều dâng, át cả tiếng chiêng trống bên ngoài.
Nếu ai cướp được quả Phết mà không có người nào đuổi theo hoặc có người đuổi theo nhưng không chạm được vào người cầm quả Phết thì được coi là thắng cuộc; người nào phe nào giành được Phết thì năm đó được coi là năm may mắn với họ. Mỗi hội Phết thường chỉ ném 3 quả Chúi, 6 quả Phết.
Ba quả Phết được đặt lên gian thờ làm lễ trước khi diễn ra màn đánh phết
|
Hình ảnh rước kiệu từ Chùa về đền thờ tại xã Hiền Quan.
|
Hội phết Hiền Quan đã trở thành truyền thống, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Hội diễn tả lại cảnh luyện tập võ nghệ thuở xưa với khí thế hào hùng của dân tộc ta trong quá trình dựng và giữ nước những năm đầu công nguyên. Ngoài ra Hội Phết Hiền Quan với trò chơi “cướp Phết” còn là môn thể thao có tính văn hóa cao trong việc bồi dưỡng thể lực, trí lực cho con người.
Tuy nhiên, để lễ hội trở thành món ăn tinh thần lành mạnh, mọi người tham gia trò chơi “cướp” Phết cần ứng xử phù hợp đúng nội quy, tránh những điều đáng tiếc xảy ra để hình ảnh của lễ hội đẹp hơn trong con mắt du khách.
Hình ảnh ghi tại cướp phết Hiền Quan chiều 9/2:
Chen lấn, băng ruộng, đè lên nhau chỉ để được sờ vào phết Hiền Quan |
Trần Thường - Đoàn Bổng
13.
Đình Thức |
Tại buổi lễ đâm trâu, hai con trâu được cột vào cây nêu rồi bị nhiều người dùng dao, giáo mác đâm liên tục đến chết và bị xẻ thịt.
Trâu bị đâm liên tục đến chết
Những ngày đầu năm mới, đồng bào dân tộc Xê Đăng ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) lại tổ chức lễ đâm trâu để cầu mùa màng may mắn, bội thu, mong muốn con cái, gia đình mạnh khỏe.
Trong ngày 7/2 và 8/2, gia đình ông Hồ Văn Chiến và Hồ Văn Núi ở xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) thực hiện lễ đâm trâu. Ông Chiến cho hay, gia đình đã phải chuẩn bị 33 năm mới có đủ tiền mua trâu, bò, heo, gà, vịt, rượu cần… để làm lễ.
"Tổ chức đâm trâu tốn hơn 100 triệu đồng. Tôi mời cả làng và bà con khắp huyện đến nhà chơi, ăn thịt, uống rượu suốt mấy ngày liền.
Nếu tổ chức đâm trâu 5 lần sẽ được làm già làng", ông Chiến nói.
Theo phong tục, người Xê Đăng trước khi đâm trâu thì cắt cổ 1 con heo để lấy tiết cúng thần. Sau đó, 2 con trâu 1 đực 1 cái bị cột vào cây nêu qua đêm.
Lễ đâm trâu sẽ bắt đầu vào 8h sáng. Toàn bộ trai tráng trong làng chuẩn bị sẵn dao, giáo mác. Chủ nhà là người đâm nhát đầu tiên vào con trâu. Những thành viên còn lại trong làng dùng vũ khí đâm trâu cho đến lúc chết.
"Trâu bị đâm liên tục đến chết. Xung quanh vị trí đâm trâu nhiều người khác sẽ đánh chiêng, nhảy múa cúng thần linh.
Trâu chết được chủ nhà xẻ thịt, làm tiệc đãi mọi người. Đây là phong tục của chúng tôi nên không bỏ được", ông Núi cho hay.
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam: Chỉ vận động chứ khó cấm
Trao đổi với PV, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam thừa nhận lễ đâm trâu vừa được người dân tổ chức có phần man rợ.
Theo ông Hài, những năm trước đây đồng bào các dân tộc ở tỉnh Quảng Nam tổ chức đâm trâu rất nhiều và rầm rộ. Phong tục của bà con nhằm mục đích cầu may mắn, bình an. Ngoài ra, nhiều người còn ganh đua nhau tổ chức để có thể giữ chức già làng.
UBND tỉnh Quảng Nam cùng ngành văn hóa nhiều năm qua liên tục vận động người dân hủy bỏ nhiều hủ tục còn tồn tại trong đó có lễ đâm trâu. Tuy nhiên, người dân vẫn tổ chức lẻ tẻ.
"Tất cả lễ hội do các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam tổ chức đều loại bỏ hủ tục đâm trâu. Trâu vẫn được đưa ra làm lễ nhưng không bị giết.
Thực tế phần lớn đồng bào ở Quảng Nam đã dẹp bỏ hủ tục này như ở Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang hay Bắc Trà My…
Cả tỉnh Quảng Nam chỉ còn bà con ở Nam Trà My là còn giữ tục này", ông Hài cho hay.
Ngoài việc không tổ chức, ông Hài cho biết thêm, ngành văn hóa và du lịch Quảng Nam không khuyến khích các đơn vị lữ hành tổ chức cho khách xem việc đâm trâu.
Tuy nhiên, ông cho biết do đây là phong tục nên rất khó để ra lệnh cấm việc đâm trâu mà chỉ có thể vận động từ từ thay đổi nhận thức người dân.
"Việc đâm trâu là việc riêng của gia đình nên không thể cấm hay xóa bỏ bằng thủ tục văn bản hành chính. Việc quan trọng nhất là vận động người dân thay đổi từ từ", ông Hài nói.
theo Trí Thức Trẻ
12.
TTO - LTS: Chuyện khai ấn - phát ấn ngày một tràn lan trên nhiều tỉnh thành. Nhiều tệ nạn cũng sinh ra từ đó...
Đầu tiên là Nam Định nâng cấp lễ hội làng Tức Mặc thành lễ hội cấp quốc gia. Sau đó "đẻ" ra chuyện khai/phát ấn ở đền Trần Thương (Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam), đền Trần Tam Đường (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình), ở khu văn hóa núi Bài Thơ (TP Hạ Long, Quảng Ninh), khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)...
Cá nhân tôi với tư cách một người làm khảo cổ học khẳng định: không có một cái ấn nào, không có một lễ khai ấn nào có được bất kỳ một căn cứ lịch sử và khoa học nào.
Xuyên tạc lịch sử?
1 Chuyện khai ấn và phát dưới 10 bản in ấn “Trần miếu tự điển” (Tôn miếu của nhà Trần từ xưa) vốn chỉ là chuyện nội bộ của làng Tức Mặc, dưới thời Nguyễn, để chống lại, giảm thiểu tác hại của việc đâu đâu cũng nhận là đền “chân truyền” thờ Đức Hưng Đạo đại vương.
Sau đó việc này bị nhập nhèm giữa chuyện phong ấn/khai ấn của chính quyền hằng năm với việc bịa tạc về chuyện vua Trần thưởng công, phong tước sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất năm 1258. Rồi chẳng biết từ khi nào “dân gian hiện đại” tin rằng có được lá ấn ấy sẽ được thăng quan tiến chức, mua may bán đắt...
Tại hội thảo khoa học về lễ hội đền Trần của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Nam Định tổ chức năm 2011, tôi đã có tham luận khẳng định việc khai ấn ở đền Trần Tức Mặc là một xuyên tạc lịch sử và không nhận được một phản biện khoa học nào.
2 “Tiểu sử” của “lễ phát lương” ở đền Trần Thương (Hà Nam) cũng hoàn toàn là hư cấu. Kể cả có tin theo truyền miệng dân gian rằng ở đây từng là kho trữ lương thời Trần thì chẳng có lý nào lại cho tờ in ấn vua Trần vào trong túi lương gồm ngô vàng, thóc nếp.
Có thể đặt ra hàng loạt nghi vấn: “Ấn vua Trần” mượn đâu về? Ngô - thóc ấy lấy ở đâu ra? Ai bật đèn xanh và đạo diễn cho việc phát lương này?
3 Lễ khai ấn ở đền Trần Tam Đường thậm chí còn không dựa trên một “tương truyền”, đồn thổi nào. Cái ấn đồng (do một chủ doanh nghiệp cúng vào đền) sau các phê phán của nhiều nhà nghiên cứu đã được chính Bộ VH-TT&DL thừa nhận là ấn rởm. Các cụ trong ban quản lý đền đã bị phê phán nghiêm khắc!
4 Lý do của lễ khai ấn ở khu văn hóa núi Bài Thơ cũng không rõ ràng. Ấn gỗ đẽo mới năm 2014, vừa được đúc lại bằng đồng đã được chỉ rõ là sai cả chữ khắc: tên ấn “Tao Đàn hội Hồng Đức hiệu” thì chữ Tao 騷 (phong nhã) khắc thành chữ Tao 遭 (gặp gỡ), chữ Hồng 洪 (lớn) lại khắc thành Hồng 紅 (màu đỏ); thậm chí năm làm ấn Giáp Ngọ 2014 lại khắc thành Nhâm Ngọ.
5 Lễ (thử nghiệm) khai ấn ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long cũng không có nguồn cơn lịch sử nào. Nguyên gốc của cái ấn phục chế chỉ là 2 mảnh gỗ mỏng chưa đến 1cm, đã bị nhiều nhà nghiên cứu chỉ rõ không phải là ấn.
Làm sao để chấm dứt tệ khai/xin/mua/cướp ấn?
Có thể nhận thấy hầu hết các lễ khai ấn được tổ chức đều nhằm mục đích muốn “chia lửa”, vì ấn đền Trần Tức Mặc quá thành công về thương mại (chính bà phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định công bố với báo chí “hằng năm lễ hội khai ấn mang về cho Nam Định khoảng 10 tỉ đồng”).
Để xảy ra tệ nạn ngày một trầm trọng này, trách nhiệm trước tiên là từ những người tổ chức ra các lễ khai ấn.
Người ta đã không ngần ngại xuyên tạc lịch sử, dựng lên các huyền tích hoàn toàn mới, mạo danh việc phục hồi lễ hội truyền thống. Người ta thổi phồng các lễ hội của làng/cấp làng thành lễ hội quốc gia, trong đó có việc mời bằng được các lãnh đạo cấp cao của tỉnh, của trung ương về khai ấn.
“Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa...” nhờ báo chí, truyền thông. Các tờ giấy in ấn được nâng cấp thành lụa là cùng với đồn thổi về công năng huyền bí của các “cánh ấn”. Sự có mặt của các quan chức góp phần tăng trọng lượng, như một bảo chứng cho các đồn đãi.
Cho đến khi tiền bán ấn trở thành một nguồn thu không nhỏ thì người ta (dù đã thừa nhận mọi tiêu cực của tệ nạn này) không thể dừng lại nổi. Mọi phê phán, góp ý đều bị coi là thiếu xây dựng! Cũng phải kể đến một nguyên nhân khiến tệ này không dứt được là vì được một số nhà nghiên cứu, một số cơ quan hữu quan chống chế, bênh vực...
Xin được nhắc lại điều đã phát biểu tại hội thảo nói trên của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Nam Định: “Để chấm dứt việc xuyên tạc lịch sử, xin hãy trả lại việc đóng ấn cho các nhà đền! Chính quyền các cấp không nên tham gia vào việc này nữa!”.
Tại Hội thảo quốc gia về vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại (tháng 8-2016), theo nhiều nhà nghiên cứu, qua những nghiên cứu tư liệu địa phương chí, quốc sử các triều đại, hội điển được biên soạn vào thời Nguyễn, thế kỷ XIX cũng không tìm thấy chi tiết nào đề cập hoạt động phát ấn ở bất cứ di tích đền Trần nào trong lịch sử.
|
11.
(Tổ Quốc) - Lễ hội năm nay có màn Hầu đồng khai hội thu hút rất đông khách thập phương.
Thứ Ba, ngày 07/02/2017 - 16:00
TIN LIÊN QUAN
Nam Nguyễn
10.
Quan chức dự khai ấn khác nào 'nhà nước hóa' lễ hội đó
TTO - Mấy năm gần đây, không chỉ đền Trần Nam Định (phát ấn đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhiều địa phương cũng đồng loạt tổ chức khai ấn, phát ấn đầu xuân.
Rất đông người dân đợi xin ấn tại đền Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm mùng 5 Tết Đinh Dậu - Ảnh: Doãn Hòa |
Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là vì nhu cầu vụ lợi của cả hai phía “cung - cầu”.
Theo TS Phạm Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Hán Nôm): “Cung là các cơ quan quản lý di tích, nhà đình, nhà đền, nhà chùa... cho in ấn ra hàng loạt, phát và bán lấy tiền. Sự thành công của việc in ấn được bán ra, và giá trị của nó đối với xã hội, ảnh hưởng của nó với xã hội gần như được tính toán một cách chủ ý.
Cầu là nhu cầu của người dân trước các hiện tượng văn hóa tâm linh. Việc nhu cầu của họ với lá ấn bán ra trên các phương diện niềm tin tôn giáo, sự linh thiêng phù hộ của ấn, về khả năng đạt thăng quan tiến chức, về kinh tế...
Tất cả là sự vụ lợi, lòng tham của con người trên cả hai phương diện cung - cầu mà rõ ràng, nó chính là vấn đề kinh tế. Ở đây, sự vụ lợi và lòng tham trên cả hai khía cạnh cung - cầu và cả hai đang lợi dụng lẫn nhau”.
Để giải quyết vấn nạn này, ông Tuấn đặt câu hỏi: các cơ quan quản lý văn hóa đã ở đâu khi tình trạng loạn khai ấn xảy ra như hiện nay?
“Khi thực thi vấn đề gì đều cần có kế hoạch, đề án để trình lên các cấp thẩm quyền duyệt định. Do đó, thiết nghĩ các việc, các dự án, đề án không hợp lý, trái với thuần phong mỹ tục của di tích, của địa phương, của lễ hội thì các cơ quan quản lý văn hóa không nên đồng ý cho thực thi.
Nếu vấn đề phức tạp thì cần mời các chuyên gia nghiên cứu, công khai, lấy ý kiến dư luận để đưa ra quyết định có lợi cho sự phát triển văn hóa. Phải quản lý từ khi manh nha, chứ không phải để diễn ra rồi chúng ta mới bàn cách chữa cháy” - ông Tuấn đề xuất.
Người dân chen nhau xin ấn tại đền Quang Trung, TP Vinh (Nghệ An) mùng 5 Tết Đinh Dậu - Ảnh: Doãn Hòa |
TS Phạm Văn Tuấn và PGS.TS Đinh Khắc Thuân đều đồng tình với việc để chấm dứt tình trạng mất kiểm soát về khai ấn, phát ấn, trước hết các vị lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo địa phương không nên dự khai ấn, phát ấn.
“Quan chức tham dự khai ấn không khác nào việc “nhà nước hóa” lễ hội đó, vô hình trung sẽ tạo nên những đám đông quá đà tại những lễ khai ấn, phát ấn. Những lễ hội nào của dân gian nên trả lại để dân gian làm và không nên tuyên truyền quá nhiều dẫn đến các nơi đua nhau khai ấn, phát ấn” - ông Thuân
đề xuất.
Ông Nguyễn Công Việt, nhà nghiên cứu ấn chương, thậm chí từng đề xuất giải pháp thiết thực khác đó là Bộ VH-TT&DL cần phải mời các nhà chuyên môn, chuyên gia ấn tín kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành xem xét kiểm tra tất cả các di tích trọng điểm quốc gia có sử dụng ấn tín.
Đối với các di tích sử dụng các hiện vật ấn và bản văn đóng dấu không có xuất xứ lịch sử, cơ sở khoa học hoặc sai sót về nội dung chuyên môn thì cần phải đình chỉ.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, bà Trịnh Thị Thủy, cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), vẫn rất dè dặt trong vấn đề này khi cho biết thời gian tới, đơn vị này sẽ tham mưu để bộ đề xuất Chính phủ ra chỉ thị nghiêm cấm tổ chức tất cả các lễ hội có hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi hoặc thương mại hóa lễ hội truyền thống.
Loạn khai ấn, phát ấn còn tràn vào tận Nghệ An, khi ngày 1-2 (mùng 5 Tết Đinh Dậu), hàng ngàn người dân chen chúc để xin thẻ ấn “Quang Trung Linh Từ” tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung được xây mới vào năm 2005 và khánh thành năm 2008.
Với mỗi thẻ ấn có giá 10.000 đồng, năm nay di tích này dự kiến phát ra khoảng 17.000 thẻ ấn.
Ông Nguyễn Đức Kiếm - giám đốc Bảo tàng tỉnh Nghệ An - nói: “Tôi thấy việc phát ấn ở đền thờ Hoàng đế Quang Trung mang tính tự phát, “ăn theo” một số địa điểm di tích lịch sử khác.
Chúng ta đừng thương mại hóa văn hóa tâm linh, ngay như ở đền thờ Hoàng đế Quang Trung, nhiều người xin ấn nhưng không biết lịch sử của đền, thẻ ấn đó có giá trị như thế nào!”.
|
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170208/quan-chuc-du-khai-an-khac-nao-nha-nuoc-hoa-le-hoi-do/1261240.html
9.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái: Bỏ ngay hủ tục treo trâu đến chết ở lễ hội Đông Cuông
Hoàng Đan |
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà khẳng định như vậy khi nói về hủ tục treo trâu đến chết ở lễ hội Đông Cuông.
Hình ảnh rất phản cảm
Hình ảnh con trâu bị treo lên cho đến chết rồi giết thịt và đem vào tế thần ở lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) được chia sẻ trên mạng xã hội gây phẫn nộ, bức xúc dư luận.
Liên quan đến việc này, trao đổi với chúng tôi vào sáng ngày 6/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà cho biết:
"Hủ tục treo trâu đến chết này đã được bỏ trong lễ hội đền Đông Cuông từ năm nay".
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, hình ảnh treo trâu đến chết ở lễ hội đền Đông Cuông rất phản cảm.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, trong chiều 5/2, Thanh tra Bộ đã gọi điện trực tiếp cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái để chỉ đạo.
Theo đó, Thanh tra Bộ đề nghị lãnh đạo Sở chỉ đạo huyện Văn Yên có hình thức xử lý việc này theo đúng tinh thần của Thông tư 15/2015 mà Bộ VHTTDL đã ban hành về việc không tái diễn những tập tục mang tính bạo lực, man rợ trong lễ hội.
Trao đổi với PV, ông Lê Xuân Định, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cũng cho biết, những hình ảnh treo trâu được lan truyền trên mạng xã hội là từ các năm trước còn năm nay, lễ hội Đông Cuông chưa diễn ra.
Đại diện lãnh đạo Sở cho hay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như lãnh đạo tỉnh, năm nay, lễ hội đền Đông Cuông sẽ không còn cảnh treo trâu, mổ trâu như mọi năm.
Thay vào đó, trâu sẽ được mổ ở nơi kín đáo không để du khách chứng kiến, theo dõi, sau đó, thịt đưa vào để tế thần.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Vũ Quang Hải khẳng định, dù là phong tục truyền thống nhưng khi Bộ, tỉnh yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định mới thì huyện sẽ tuân thủ nghiêm túc.
Không phù hợp với xã hội văn minh
Ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi Tổ chức Động vật châu Á cho rằng:
"Lễ hội treo trâu có điểm chung với các lễ hội như đập đầu trâu, đâm trâu, hay chém lợn là đều sử dụng động vật sống để hiến tế, trong đó những con vật "được lựa chọn" phải chịu đựng những cái chết từ từ, trong đau đớn, căng thẳng hoàn toàn không cần thiết.
Bên cạnh đó, chúng phải chịu cái chết giữa những tiếng hò reo, phấn khích của hàng trăm con người. Chúng tôi cho rằng văn hóa, truyền thống cũng cần thay đổi theo thời gian cho phù hợp với xu thế và lối sống hiện tại.
Những hành vi không phù hợp với xã hội văn minh đang và sẽ dần bị thải loại, và đó là những gì đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới".
Đại diện Tổ chức này cũng ghi nhận rằng, thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan thông tin, truyền thông đã mạnh mẽ lên án những hoạt động lễ hội mang tính tàn bạo, không phù hợp với xã hội văn minh.
"Chúng tôi hi vọng các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục phản ánh những hoạt động, nghi lễ có sử dụng động vật không phù hợp này.
Chúng tôi cam kết hợp tác, hỗ trợ các cơ quan này trong thời gian tới để không còn động vật nào phải chịu đựng đau đớn hay bị ngược đãi qua các hoạt động lễ hội", ông Thanh nhấn mạnh.
Đền Đông Cuông đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2009. Cách thành phố Yên Bái khoảng 50 km, đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.
Đền Đông Cuông thờ Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn và các vị anh hùng người dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thời Trần.
Hàng năm tục lệ tế trâu ở đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và ngày Mão bất kỳ của tháng 9 âm lịch.
Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch tới đây.
8.
Dẫm đạp, tranh cướp nhau tại lễ hội, GS.TS Ngô Đức Thịnh: 'Cứ tranh cướp là không cao đẹp à?'
(VTC News) - Đó là quan điểm của GS.TS Ngô Đức Thịnh khi bàn về vấn đề tranh cướp trong các lễ hội ở Việt Nam.
GS.TS Ngô Đức Thịnh - Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã đưa ra quan điểm của mình với VTC News về việc dẫm đạp, tranh cướp nhau tại lễ hội khai ấn đền Trần, đền Gióng, hay mới đây nhất là ở chùa Hương gây phản cảm, khiến dư luận bức xúc.
- Mỗi năm, Việt Nam có hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân. Giáo sư có nghĩ chúng ta đang có quá nhiều lễ hội và cần phải quy hoạch lại hay không?
Lễ hội thể hiện tinh thần của một cộng đồng. Tôi đã từng dự một hội nghị để bàn về chuyện quy hoạch lễ hội. Không ít người cho rằng nhiều lễ hội quá, cần quy hoạch. Khi ấy, tôi có hỏi một vị cán bộ ở Bộ văn hóa có chủ trương đồng tình giảm bớt lễ hội không?
Tôi hỏi vị cán bộ ấy ở làng nào, vùng nào, có lễ hội nào không? Quê của vị cán bộ này cũng có hội làng nhưng lễ hội đó, tôi và nhiều người không biết. Tức là, nó không thuộc loại có tính chất quy mô lớn như lễ hội Quốc gia hay vùng. Nếu quy hoạch lễ hội và bỏ những lễ hội quy mô nhỏ như làng anh ta, chỉ để lại những lễ hội lớn như Đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... thì vị này không chịu.
Lệ hội gắn với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm và đời sống tinh thần của một cộng đồng, không thể cưỡng chế hay rũ bỏ được. Tôi kể một câu chuyện như vậy để thấy rằng nói nhiều hay ít, quy hoạch giảm bớt lễ hội là điều không đơn giản.
- Có ý kiến cho rằng các lễ hội của Việt Nam hiện nay thiên về hình thức, tổ chức với quy mô rất lớn và tốn kém tiền bạc nhưng lại ít tạo được giá trị về văn hóa tâm linh. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Những lễ hội làng không có ảnh hưởng lớn so với toàn quốc nhưng vẫn có ý nghĩa riêng với cộng đồng khu dân cư nơi tổ chức. Có một thời kỳ, lễ hội bị hạn chế nhưng hiện nay, do đổi mới, người ta đã phục hồi những lễ hội đã bị lãng quên, phục hồi lại những giá trị tinh thần to lớn của cộng đồng từ làng đến vùng, rồi đến cả nước. Tất cả đều chứa đựng những giá trị tinh thần cho nên không thể nói là nhiều hay ít giá trị văn hóa tâm linh.
- Việc dẫm đạp, tranh cướp nhau tại lễ hội khai ấn đền Trần, đền Gióng, hay mới đây nhất là ở chùa Hương...có còn tạo ra được những giá trị về văn hóa?
Việc này là do cách tổ chức chứ không phải do lễ hội. Cứ tranh cướp là không cao đẹp à? Hay là cứ không tranh cướp mới là cao đẹp? Đó cũng là nét thường tình của lễ hội thôi chứ đâu có gì ghê gớm. Việc tranh cướp trong lễ hội đôi khi là thông lệ.
Ví dụ, việc tranh cướp lộc trong hội Gióng là thông lệ vì người ta tin rằng vật đó rất thiêng liêng, tất cả những người đi hội ai cũng muốn có và chỉ có được thông qua việc tranh cướp lẫn nhau. Bởi vậy, cần hiểu tranh cướp nhau trong lễ hội không có nghĩa là xấu.
Trong cuộc sống đời thường, tranh cướp nhau như thế là xấu nhưng trong lễ hội tranh cướp nhau lại là một thông lệ.
GS.TS Ngô Đức Thịnh
- Mong ước sâu xa nhất của văn hóa tín ngưỡng vẫn là cho cuộc sống của con người tốt hơn. Nếu nói, tranh cướp cũng là một nét văn hóa thì vô tình lễ hội ấy tạo cho người tham gia thói hư tật xấu?
Trong cuộc sống đời thường, tranh cướp nhau như thế là xấu nhưng trong lễ hội tranh cướp nhau lại là một thông lệ. Tại sao người ta tranh nhau một cái mảnh chiếu ở Phù Đổng bởi vật đó mang ý nghĩa thiêng liêng, ai giành được sẽ gặp nhiều may mắn. Đấy là niềm tin của mỗi người.
- Nói về lễ hội đền Gióng, trong khi xã hội mình đang làm rất nhiều điều để mong nam nữ bình đẳng, không phân biệt sinh con trai hay con gái thì một lễ hội tranh cướp nhau "vật" tượng trưng để sinh con trai có phải là đang cổ xúy cho tư tưởng trọng nam khinh nữ?
Đừng hiểu ngôn ngữ của lễ hội như là ngôn ngữ của đời thường. Người thường như thế là xấu nhưng trong lễ hội nó là phong tục. Bản thân những người đến tham gia phải hiểu ngôn ngữ của lễ hội đó và ứng xử văn minh với nó.
- Có ý kiến cho rằng, phải chăng con người đang dần mất niềm tin vào cuộc sống, tự ti với chính mình, thích hưởng thụ nhưng lười lao động nên mới tìm đến thần thánh như một chiếc phao cứu sinh. Giáo sư có đánh giá thế nào về ý kiến trên?
Không nên chủ quan mà áp đặt cho văn hóa tín ngưỡng của người dân cái này hay cái kia. Bởi có đưa ra ý kiến như trên thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Cái gì không phù hợp nữa, sẽ bị loại bỏ theo sự phát triển tự nhiên của xã hội. Bởi vậy, chúng ta không nên ép buộc xã hội phải như thế này hay thế khác.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Video: Hàng trăm thanh niên hú hét, tranh cướp nhau ở lễ hội đền Gióng
Kim Thược7.
Chủ tịch huyện lên tiếng về hình ảnh treo trâu đến chết tại lễ hội đền Đông Cuông
Hoàng Đan |
"Thực tế, việc này đã được thực hiện rất nhiều năm nay, báo chí cũng đã phản ánh nhưng đây là năm đầu tiên có những thông tin chia sẻ trên mạng xã hội như vậy", Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết.
Treo cổ trâu lên cây cho đến chết
Hình ảnh một con trâu bị người dân treo cổ trên cây cao cho đến chết mới hạ xuống đang được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng với nhiều ý kiến bày tỏ sự bức xúc trước hành động phản cảm, dã man đối với động vật.
Đoạn clip ghi lại cảnh con trâu đen được người dân buộc thừng dắt đến gốc cây, sau đó họ dùng những sợi dây thừng dài buộc cổ trâu cột vào một cành cây to.
Một lúc sau, có người cầm loa hô lớn, nhiều người nhanh chóng xúm lại kéo sợi dây thừng treo cổ trâu lơ lửng trên cây, nâng lên hạ xuống liên tục cho đến khi con trâu chết hẳn mới chặt dây thả xuống. Rất đông người dân trong làng đã cùng tập trung theo dõi sự việc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quang Hải, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) xác nhận, hình ảnh trên là một trong các nghi thức tại lễ hội đền Đông Cuông trên địa bàn huyện.
"Về những hình ảnh lan truyền trên mạng, chúng tôi đã nắm được nhưng đó là hình ảnh của các năm trước. Chưa kể, họ còn lấy hình ảnh ở ngôi đền nào đó đưa vào.
Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ thờ Mẫu của dân tộc Tày từ trăm năm nay và được Nhà nướcxếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm tại đây vẫn tổ chức lễ hội, trong đó, có nghi thức treo con trâu để tế Mẫu", ông Hải nói.
Sẽ theo ý kiến chỉ đạo của Bộ, tỉnh
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cũng cho hay, lễ hội đền Đông Cuông năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 13 (âm lịch) tới đây. Liên quan đến nghi thức treo trâu thì trong hôm nay (6/2), Thường trực Huyện ủy sẽ họp để xem xét, bàn bạc cụ thể.
"Chiều 5/12, chúng tôi đã nhận được ý kiến phản hồi của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, xin ý kiến của tỉnh vì về mặt hình ảnh, xã hội thì phản cảm nhưng cũng còn về mặt truyền thống, tâm linh.
Bởi, nghi thức này không phải chúng ta nghĩ ra mà nó do lịch sử để lại hơn trăm năm nay rồi.
Tuy nhiên, sau này, nếu Bộ và tỉnh yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định mới thì chúng tôi sẽ tuân thủ nghiêm túc nhưng chỉ có thể thay đổi cách giết trâu là không phải treo trâu như hiện nay mà dùng cách nào hợp lý hơn.
Còn theo truyền thống từ xưa truyền lại lễ hội vẫn phải cúng thịt trâu nên không thể bỏ được", ông Hải nhấn mạnh.
Ông Hải cho biết thêm, theo truyền thuyết, hàng năm tục lệ tế trâu ở đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và ngày Mão bất kỳ của tháng 9 âm lịch.
Trong dịp lễ đầu năm người dân cúng trâu trắng được tuyển chọn kỹ, buộc sẵn dưới gốc mít và giữa năm cúng trâu đen.
"Trâu ở đây chỉ được treo cho đến chết chứ không dùng bất cứ biện pháp nào khác như đánh, đập, chọc.. để làm chết giống một số lễ hội, bởi ai cũng hiểu con trâu là đầu cơ nghiệp, không thể dã man được.
Sau khi trâu chết sẽ được hạ xuống để giết thịt và đưa cả con vào trong đền để thầy mo làm lễ cúng. Việc này cũng là một trong số các nghi thức được thực hiện trong lễ hội.
Thực tế, việc này đã được thực hiện rất nhiều năm nay, báo chí cũng đã phản ánh nhưng đây là năm đầu tiên có những thông tin chia sẻ trên mạng xã hội như vậy.
Chúng tôi sẽ họp, bàn bạc cụ thể nhưng cũng mong mọi người hiểu rõ về phong tục, truyền thống này để cùng chia sẻ và sau này, khi các cơ quan chức năng có hướng dẫn, yêu cầu thế nào, huyện sẽ thực hiện nghiêm túc theo", ông Hải nói thêm.
http://soha.vn/chu-tich-huyen-len-tieng-ve-hinh-anh-treo-trau-den-chet-tai-le-hoi-den-dong-cuong-20170205225022168.htm
6.
Cho rằng nghi lễ dâng cặp bánh chưng 7 tạ lên mộ bà Hoàng Thị Loan xuất phát từ tấm lòng thành kính của các doanh nghiệp, bánh sau đó được cắt chia cho người nghèo nên lãnh đạo Nghệ An cho rằng "không lãng phí".
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lanh-dao-nghe-an-dang-cap-banh-chung-7-ta-khong-lang-phi-3536734.html
Nghệ An sẽ không dâng bánh chưng 'khủng' 7 tạ Tết 2018
(PLO)- Chủ tịch và phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nghệ An cho biết lắng nghe ý kiến người dân, dư luận và sẽ bàn cách cải tiến làm bánh chưng nhỏ dâng lên khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ, có ý nghĩa hơn.
Như đã đưa tin, mùng 6 Tết Đinh Dậu (tức ngày 2-2), tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan (núi Đại Huệ, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An) diễn ra lễ dâng cặp bánh chưng "khổng lồ" có tổng trọng lượng khoảng 700 kg.
Theo ban tổ chức, đây là năm thứ năm tổ chức sự kiện này. Lễ dâng bánh chưng nặng hàng trăm ký mỗi chiếc tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan có ý nghĩa tri ân, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, có một số ý kiến trái chiều cho rằng việc dâng cúng là thành tâm, sao phải làm bánh chưng "khổng lồ". Trước đó tỉnh Nghệ An vừa tiếp nhận 1.800 tấn gạo cứu đói nên việc làm cặp bánh chưng 700 kg là có phần phô trương, lãng phí.
Chiều 5-2, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nghệ An, cho biết: "Làm cặp bánh chưng nặng 700 kg (gói từ 1.000 lá dong, 600 kg nếp và 100 kg đỗ xanh, thịt, hành) hết khoảng hơn 20 triệu đồng, mỗi bánh khoảng 10 triệu đồng thôi".
Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cắt bánh chưng (nặng 350 kg) phát cho người dân, du khách.
Theo ông Hiển, Tết Mậu Tuất năm 2018 tới đây sẽ cải tiến cặp bánh chưng nhỏ lại cho ý nghĩa hơn. Ví dụ như gói bánh chưng nhỏ bình thường với số bánh bằng năm sinh của bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) đem lên dâng cúng và phát cho người dân mỗi người một cái.
Ông Hoàng Trung Châu, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nghệ An, cũng cho biết: "Cặp bánh chưng 700 kg là do các anh em, đơn vị trong Hiệp hội Du lịch Nghệ An làm, không lấy ngân sách tỉnh và Nhà nước.
Sang năm 2018, chúng tôi sẽ tiếp tục làm bánh chưng dâng tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan. Tại sao phải tiếp tục, đó là vì tấm lòng của anh em trong ngành du lịch đối với bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
Mục đích thứ hai là từng bước tạo ra sản phẩm du lịch mới, du lịch tâm linh đầu năm để thu hút thêm khách du lịch về với quê Bác Hồ. Cho nên chúng tôi sẽ tiếp tục làm bánh chưng, nhưng không làm bánh to nữa mà có thể gói nhỏ như bánh bình thường. Cách thức tổ chức có thể vẫn như cũ, đó là các doanh nghiệp gói bánh rồi tiến lên dâng bà, sau đó phát lộc tặng cho bà con, du khách".
Theo ông Châu, ông sẽ bàn lại trong thường trực hiệp hội du lịch để báo cáo với tỉnh Nghệ An cho chủ trương năm tới làm thế nào vừa thể hiện được tấm lòng, vừa thực hiện được mục đích của mình, vừa tạo sự đồng tình ủng hộ của xã hội cao hơn.
Đ.LAM
5.
Hoàng Đan |
Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2017 khẳng định, việc tung lộc của nhà sư trong ngày khai mạc là sai và đã bị nhắc nhở.
Hành động tung lộc của một sư thầy trong ngày khai hội chùa Hương (2/2) đang gây ra nhiều phản ứng, thậm chí bức xúc của dư luận xã hội.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 3/2, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương 2017 cho biết, đã nắm được thông tin và nhà sư tung lộc trong lễ khai hội được xác định là sư thầy Thích Đạo Trụ, đang tu hành trong chùa.
Theo ông Hậu, trong kế hoạch khai hội chùa Hương năm 2017 không hề có chương trình phát lộc cho các phật tử, du khách về dự.
Còn thời điểm diễn ra sự việc, các lãnh đạo, đại biểu đang làm lễ ở trong chùa nên không biết bên ngoài đang phát lộc.
"Khi sư thầy Thích Đạo Trụ phát lộc cho các du khách thì lúc đó lễ khai hội đã diễn ra xong. Lộc được phát là biểu tượng Phật bà làm bằng nhựa có dây đeo.
Đầu tiên nhà sư phát một cách bình thường, đưa cho từng người, nhưng sau đó đám đông hiếu kỳ, chen lấn xô nhau. Và khi thấy cảnh tượng đó thì nhà sư đã tung lộc ra cho mọi người.
Việc phát lộc nếu diễn ra đúng lúc, đúng chỗ, hình thức phát một cách trang trọng thì không có vấn đề gì. Còn việc sư Trụ tung lộc như vậy là sai", ông Hậu nói.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cũng thông tin thêm, ngay sau khi đoạn clip và những hình ảnh về việc tung lộc được đưa lên, ông đã có văn bản gửi Thượng toạ Thích Minh Hiền, Trụ trì chùa Hương, Phó Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương 2017.
"Tôi đã đề nghị Thượng tọa Thích Minh Hiền chấn chỉnh lại sư Trụ, cần rút kinh nghiệm và không để xảy ra những việc nằm ngoài chương trình lễ hội, tạo ra những hình ảnh không đẹp.
Chúng tôi cũng đã có văn bản yêu cầu sự Trụ kiểm điểm, giải trình. Về phía nhà chùa, Trụ trì Thích Minh Hiền đã yêu cầu sư Trụ sám hối, phạt quỳ hương ngay từ đêm 2/2", ông Hậu nêu rõ.
Đồng thời, ông Hậu cũng khẳng định: "Việc phát lộc nếu ở một thời điểm và hoàn cảnh thuận lợi thì không sao nhưng để xảy ra cảnh tranh giành thì phải rút kinh nghiệm. Năm sau, chúng tôi kiên quyết không để tái diễn cảnh tượng trên".
Cũng trao đổi với chúng tôi vào chiều 3/2, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, Sở đã lập đoàn kiểm tra để xem xét cụ thể về sự việc để có hướng xử lý.
http://soha.vn/phat-nha-su-tung-loc-o-chua-huong-phai-sam-hoi-quy-huong-20170203135553854.htm
4. Cao Bồi Già có phú
Lấy về từ TCTP.
"
3 thg 2, 2017
LỄ HỘI KIM THỜI PHÚ (Cao Bồi Già)
Tranh cướp ấn Ảnh: Sưu tầm |
CAO BỒI GIÀ
TCTP: Bài phú này do bác Cao Bồi Già gửi cho Tuấn Công Thư phòng Tết năm Bính Thân (2016). Nay thấy nội dung vẫn còn nguyên tính thời sự nên xin được đăng lên hầu bạn đọc.
Rộn rã Tiết Xuân;
Tưng bừng Hè Hội.
Sau mùa Tết, nữ tú nam thanh nô nức cả trăm vạn khách du;
Ròng tháng Giêng, chùa xưa đền cổ linh đình hơn tám ngàn lễ hội.
Xuất tiền tiền bạc bạc, tiếng cầu xin thánh thần;
Bày lễ lễ nghi nghi, rằng quay về nguồn cội.
Danh hoạt động văn hóa, mà than ôi nhiều cảnh hung hăng - xô xát - tranh giành;
Tiếng cúng thờ tôn nghiêm, sao ô hỡi lắm trò bát nháo - tục tằn - bốc hốt.
Kìa xem Hội Đền Gióng:
Cả bầy hăng tiết, Tay chân đấm đá, cướp giật hoa tre;
Một đám sôi gan, Gậy gộc quơ phang, tranh giành phần lộc.
Quyết liệt như thể đánh giặc Ân;
Dã man chừng hơn tra tử tội.
Kẻ sứt sẹo mẻ đầu;
Người vêu sưng băng bột.
Rõ chưa hề hưởng lộc,Chưa thấy Thánh độ, chưa mưa móc Thần phù;
Mà đã phải hao tài,Đã ôm đầu nứt, đã khập khà cẳng lọi.
Lại ngó Hội Hiền Quang:
Y thể cuồng phong;
Hệt như cơn lốc.
Lăn lăn xả xả, quyết đoạt quả Phết may;
Hở hở hăm hăm, cố giành phần vận tốt.
Đẩy xô bát nháo, thây cha người ăn gót, quằn quại kêu la;
Giẫm đạp tứ tung, mặc mẹ kẻ nếm giày, đớn đau than khóc.
Quả Phết tay chửa cầm;
Nhà thương thân đã gởi.
Sang viếng Lễ Đền Trần :
Gái lịch ào ào xô kiệu, xấn xổ lao thẳng chính điện,phẩm dâng đồ cúng lẹ mắt chôm vơ;
Trai thanh ạt ạt leo rào, hung hăng nhảy lên cung thờ, lễ vật hoa đèn nhanh tay xoáy hớt.
Quanh tượng Thánh xu cắc gài nhét cúng dâng;
Vây kiếm thiêng chân tay sờ xoa lướt vuốt.
Anh linh Thần Tổ chứng thấy thất kinh;
Hồn phách Vua Trần kiến trông hoảng hốt.
Về thăm Làng Ném Thượng:
Rước kiệu lợn, kéo lũ khênh giăng;
Xả mình heo, huơ đao chém Ngọt.
Mê dạ sướng, bu bâu moi bạc hứng vận hên tuôn ;
Thỏa lòng sung, xúm xít xòe tiền tẩm dòng máu vọt.
Vấy tanh thôn xóm, trẻ con háo hức vô ngần;
Nhuộm đỏ sân đình, bô lão hả hê cùng tột .
Lấy dã man dạy dỗ mầm non;
Dĩ hung tàn khắc xây gốc cội.
Hội cựu chiến binh rước ảnh Hồ Chủ tịch trong lễ hội chém lợn Ảnh: ST |
Thật hay Lễ Minh Thề:
Câu hứa nguyện ghi tâm;
Lời thề xin khắc cốt.
Mở kho chung làm việc cả, Chư Thánh trợ phù;
Xoáy bạc công hóa của riêng, Thần Linh xử tội.
Chiêu chén tiết, sắt dạ chẳng lay;
Cạn ly cay, son lòng không đổi .
Nhưng hàng quan quý, đủ quyền tham quyền nhũng, chẳng một mống tham gia;
Chỉ hạng dân đen, không cơ nói cơ ăn,cả ngàn người quy hội.
Đâu đâu cũng loạn:
Nơi nơi đắm ngập hố sân si;
Chốn chốn nở bung trò ba rọi.
Người bỏ công mòn sức, mong được miếng được phần;
Kẻ vẽ rắn thêm chân, hòng gom tài gom lợi.
Ấy có quan còn cổ súy, rằng tâm linh ở đủ kiểu cầu mua;
Lại có Sếp vẫn tụng ca, rất văn hóa trong các màn cướp hốt .
Hỡi Phật Bụt Thánh Thần;
Ôi tổ tiên tiền bối.
Rõ ghê quá, điện các Đấng của dâng đủ thứ đủ trò;
Thật gớm thay, tượng các Ngài tiền nhét đầy tay đầy hốc.
Chuộc mua Thánh hiển, cầu phát lộc phát tài;
Hối lộ Thần thiêng, mong thăng quan thăng tước.
Quen hung hăng nơi thế, người người cầu mong lợi lộc nhất quyết giở tay vung ;
Lậm đút lót chốn trần, kẻ kẻ khẩn đến Bụt Thần sẵn sàng nhét tiền hối.
Tiên tổ cũng điên;
Bụt Thần muốn khóc.
Ghét một bầy trơ tráo, tâm trí xuẩn mê ;
Giận một lũ tham lam, dạ lòng u tối .
Hỏi khi nảo mới nghiêm;
Vấn bao giờ hết rối.
. CAO BỒI GIÀ
. 15-03-2015
Blog Cao Bồi Già: http://thocaoboigia.blogspot.com/
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2017/02/le-hoi-kim-thoi-phu-cao-boi-gia.html
3.
Bay qua rào tranh cướp lộc đền Gióng
02/02/2017 10:29 GMT+7
- Hôm nay mùng 6 Tết, khai hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội), khi kiệu hoa tre vừa rước vào đến đền Trình, hàng chục thanh niên lao vào cướp để lấy may.
XEM CLIP CƯỚP LỘC Ở ĐỀN GIÓNG:
Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mùng 6 tháng Giêng, dân làng mở hội linh đình tại khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch với sự tham dự của hàng nghìn người.
|
Nghi lễ quan trọng nhất là phần dâng hoa tre, dâng trầu cau lên đền thờ Thánh Gióng. Sau lễ dâng hoa, một đoàn tùy tùng rước qua các đền, kết thúc ở đền Hạ, hoa tre được tung ra sân cho người dự hội “cướp” lấy may.
Các cống vật bị tranh cướp nhiều là hoa tre, trầu, cau
|
Rút kinh nghiệm từ những vụ xô xát, ẩu đả các năm trước, năm nay hội Gióng được ban tổ chức đặc biệt lưu ý trong khâu bảo vệ. Dù cảnh chen lấn cướp lộc rất náo nhiệt và có phần hỗn loạn nhưng không có vụ việc đáng tiếc.
Chính vì ai cũng mong muốn cướp được hoa tre, trầu cau để lấy may đầu năm mà lễ rước nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Hàng trăm thanh niên hò hét, băng tường lao vào cướp lộc bất chấp lực lượng an ninh được ban tổ chức lễ hội bố trí dày đặc.
Dù đã thắt chặt an toàn, người dân vẫn ra sức tranh cướp để cầu may đầu năm
|
Cả nghìn thanh niên xông vào cướp lộc ở đền Trình
|
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Mùng 2 Tết, các đền, chùa lớn của Hà Nội đông nghịt khách đến du xuân và cầu tài lộc, trái ngược hình ảnh ngoài đường phố.
Cướp lộc hội đền Gióng là 'cướp có văn hóa'
Nhiều người nghĩ là cướp giật, nhưng không phải. Đây là "cướp" có văn hóa, "cướp" trong tục lệ - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy HN lý giải.
Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an
Lúc cầu an người dân trật tự nhưng khi phát lộc thì hỗn loạn vì sợ hết lộc.
Chen nhau cướp lộc sau thời khắc khai ấn đền Trần
Cảnh tượng hỗn loạn đã xảy ra khi hàng ngàn người dân đổ xô vào cung Thiên Trường chen nhau giành lộc đức Thánh.
Trần Thường
2. Chủ tịch nước lái máy cày
Chủ tịch nước lái máy cày trong lễ Tịch điền
03/02/2017 11:26 GMT+7
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang sáng nay (mùng 7 tháng Giêng âm lịch) đã về dự lễ hội Tịch điền 2017 trên cánh đồng Đọi Tam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
XEM CLIP CHỦ TỊCH NƯỚC LÁI MÁY CÀY:
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm Đinh Dậu 2017 được tổ chức tại khu vực chùa Đọi nhằm kỷ niệm 1.030 năm ngày Vua Lê Đại Hành về cày Tịch điền trên cánh đồng dưới chân núi xã Đọi Sơn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương trước bàn thờ Thần Nông và linh vị vua Lê Đại Hành
|
Sau phần lễ dâng hương trước bàn thờ thần Nông và linh vị vua Lê Đại Hành, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã phát động Ngày hội xuống đồng, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Các bô lão tái hiện cảnh Vua Lê Đại Hành cày ruộng |
Buổi lễ đã tái hiện cảnh Vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do bô lão trong làng thực hiện, theo sau là các thiếu nữ đi gieo hạt giống với khát vọng bội thu cho mùa sau.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lái máy cày để cày những luống cày đầu tiên.
Chủ tịch nước lái máy cày khai mạc Ngày hội xuống đồng |
Lễ Tịch điền là một phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở con cháu biết cần cù, chăm chỉ lao động sản xuất trên mảnh đất của mình, mong ước những mùa màng bội thu.
Chủ tịch nước chúc thọ nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tròn 100 tuổi
Chủ tịch nước chúc nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trường thọ, tiếp tục có những ý kiến tâm huyết, quý báu.
Chủ tịch nước thả cá chép tiễn ông Táo trên sông Sài Gòn
Chiều 20/1 (ngày 23 tháng Chạp âm lịch), Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân, lãnh đạo TPHCM và kiều bào về nước vui xuân đã thực hiện nghi thức thả cá chép trên sông Sài Gòn.
Chủ tịch nước nói chuyện với quân dân Trường Sa qua cầu truyền hình
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời hỏi thăm và chúc Tết quân và dân đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn.
Chủ tịch nước dự lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan
Chiều nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham dự lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan nhân dịp về thăm và chúc Tết tại Lào Cai.
Phạm Hải - Trần Thường
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tin-tuc-chu-tich-nuoc-lai-may-cay-trong-le-tich-dien-354585.html
1. Huy Đức suy nghĩ
Người VN ngày nay lại đổ xô cúng bái, xin lễ chùa chiền vì họ đã từng trải qua những năm tháng phỉ báng thần linh, đập phá chùa chiền. Đây chỉ là tiến trình dao động quay về theo nguyên tắc con lắc. Từng bị giữ quá lâu bên cực tả, nay được buông ra, lập tức dao động đạt mức tối đa ở bên cực hữu.
Nhưng, điều quan trọng hơn là văn hóa hối lộ đã ăn sâu vào tâm thức của những người đi chùa. Họ đã dùng tiền để mua quan, bán chức giờ họ nghĩ cũng có thể dùng tiền để mua thần bán thánh.
Thay vì biết sợ quả báo, thì chấm dứt lạm dụng quyền lực, đục khoét ngân khố; chấm dứt nhũng nhiễu dân chúng, họ bỏ ra hàng đống tiền xây chùa, cúng thầy, rồi quay về nhiệm sở tiếp tục làm điều ác như cũ.
Đầu thập niên 1990s, tôi hay lên chùa Tiêu ở Bắc Ninh, ngồi trò chuyện với ni sư (không biết bây giờ cụ còn khỏe không). Cuối buổi, xin phép bà thắp một nén nhang để về, ni sư dạy: "Anh đã lên đây, cầu gì, xin gì, lòng thành hay không ắt trời phật biết. Nếu anh muốn thì cứ đi thắp hương cho lòng thảnh thơi chứ với trời phật thì chẳng cần đâu".
Nghe nói, bây giờ trong nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước cũng có bàn thờ phật. Đi đến chùa nào, cũng nghe "công, đức" của các quan từ bậc "nhất phẩm" trở lên. Nhiều sư đi xe biển số 80B... Trách là trách ở sự tha hóa từ đó chứ trách làm chi mấy cô, mấy cậu cướp hoa, giành ấn...
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1197864833582029
10.
Trả lờiXóaQuan chức dự khai ấn khác nào 'nhà nước hóa' lễ hội đó
08/02/2017 11:45 GMT+7
TTO - Mấy năm gần đây, không chỉ đền Trần Nam Định (phát ấn đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhiều địa phương cũng đồng loạt tổ chức khai ấn, phát ấn đầu xuân.
20. Một năm quan huyện về thề, thì năm đó quan mất chức
Trả lờiXóaĐiều đặc biệt tại lễ hội Minh Thề rất ít người biết