Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/05/2015

Đền Hùng 60 năm

Đại khái như sau.


1. Cách đây 60 năm (toàn văn xem ở đây):


Phú Thọ, 19/9/1954

2. Còn bây giờ:






Đọc thêm:

"
08 Tháng Tư 2013 8:55:00 SA
Hoàn cảnh ra đời của câu nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Sáng thứ 2 (ngày 01/04/2013), đại diện Chi bộ Ban Vật giá đã kể một câu chuyện về tấm gương và đạo đức của Bác với chủ đề: “Hoàn cảnh ra đời của câu nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Đại diện Chi bộ Ban Vật giá đang kể câu chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong khối di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Một câu nói chỉ gồm gần hai chục từ nhưng đã bao quát được nhiều vấn đề. Một mặt Bác Hồ khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước của các vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc. Mặt khác, Bác khẳng định: “Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.
Câu nói trên được Bác nói vào sáng ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong.
Từ tháng 7 đến tháng 9/1954, trước khi về Hà Nội, Bác Hồ và cơ quan Trung ương chuyển từ xã Kim Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về thôn Vai Cầy, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18/9/1954, Bác đi từ Đại Từ (Thái Nguyên) trên chiếc xe Zeep mang biển số KT-032 (KT ký hiệu của Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Văn phòng Phủ Thủ tướng) do đồng chí Ngọc điều khiển. Sáng 19/9/1954, Bác đi thăm khu vực di tích Đền Hùng.
Khoảng 9 giờ, có cán bộ của Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Trung đoàn 36, Trung đoàn 88 (Tu Vũ) và một số Tiểu đoàn trực thuộc của Đại đoàn đi từ 5 hướng: Từ núi Thằn Lằn (Vĩnh Phúc), từ Gia Thanh (Phù Ninh), từ Trại Cờ (Hiệp Hòa, Bắc Giang), từ Đại Từ ( Thái Nguyên) và từ Phùng (Hà Nội) đến hội tụ. Ngoài ra, còn có cán bộ văn công của Đại đoàn và nhà báo Nguyễn Khắc Tiệp – phóng viên báo Quân đội nhân dân. Bác ngồi trên cửa ngách bên phải Đền Giếng, đồng chí Song Hào và đồng chí Thanh Quảng ngồi trên bậc lát gạch cạnh Bác. Khoảng gần 100 các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn ngồi dưới sân Đền nghe Bác nói chuyện.
Trong hồi tưởng của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng thì vào thời điểm 9/1954, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 và là người có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử ngày 19/9/1654 của Bác. Trong buổi gặp mặt đó Bác đã giảng giải: “Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta”. Tiếp theo Người nói: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đồng thời Bác căn dặn và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Cách mạng Việt Nam, của Quân đội.
Chi bộ Ban Vật giá
"
http://tcvg.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=3030

2 nhận xét:

  1. Sờ lốc Giao soi tiếp coi ra răng mà có ảnh Quân tiên phong đội mũ và có ảnh không đội mũ.

    Trả lờiXóa
  2. Anh cho ý kiến của Thợ cạo đi anh

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.