Về chuyện tướng cướp hay tướng quân, bác Phạm Ngọc Hiệp và tôi, tại blog này vào ngày 1/2/2015, là những người đầu tiên nhớ lại ghi chép của các cụ Phan Kế Bính, Đào Duy Anh (trước năm 1945) và Toan Ánh (trước năm 1975).
Sau khi chúng tôi bàn luận tại blog này, thì báo chí chính thống cũng theo đó mà đi tìm tư liệu, rồi đưa nổi vấn đề: tướng cướp hay tướng quân (từ 9/2/2015, xem lại Bổ sung 1 ở đây).
Từ kinh nghiệm với đất Bắc Ninh thời trước năm 2000 (đã kể ở đây), tôi đã dự liệu về sự phản luận của các bô lão làng Ném.
Thì, hôm nay, 09/3/2015, các cụ đã chính thức lên tiếng rồi.
Ảnh cũ, vốn đã đưa về đây lưu |
Tin ở dưới là của VTC.
---
Nghe tin Thành hoàng là cướp, bô lão Ném Thượng muốn họp làm rõ
(VTC News) – Các bậc cao niên làng Ném Thượng dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp để tìm hiểu vì sao lại có thông tin nói Thành hoàng làng mà họ đang thờ là người hành nghề ăn cướp.
Xôn xao tin 'Thành hoàng làng Ném Thượng là cướp'
Thời gian gần đây, một số tờ báo và trang mạng xã hội có đăng tải thông tin cho rằng, trong cuốn sách Hội hè đình đám của nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh có viết khá chi tiết về một lễ hội được cho là lễ hội chém lợn tại tổ dân phố Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh ngày nay.
Tuy nhiên, cuốn sách này lại viết rằng, Thành hoàng làng nơi tổ chức lễ hội vốn là người hành nghề ăn cướp, do chết vào giờ thiêng nên được người dân thờ cúng chứ không phải là một vị tướng quân như người dân khu phố Thượng được các bậc cao niên truyền lại.
Cũng theo nguồn thông tin này thì cuốn Hội hè đình đám được in tại nhà in Sao Mai, Thủ Đức, phát hành lần đầu ngày 1/11/1974. Vào các năm 1999, 2005 cuốn sách này lần lượt được NXB TP.Hồ Chí Minh và NXB Trẻ in và phát hành lại. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách thì vẫn được giữ nguyên.
Lễ hội chém lợn tại đình làng Ném Thượng đầu năm 2015. |
Làng này nằm bên tỉnh lộ đi từ Bắc Ninh tới Thuận Thành cách tỉnh lỵ vào khoảng trên mười cây số. Dân làng không đông lắm vào khoảng trên năm trăm người, quanh năm sống về nghề canh nông. Dân làng chia làm hai giáp”.
Nói về Thành hoàng làng, cuốn sách viết: “Thành Hoàng làng này, họ Lý, không rõ tên gì nhưng được gọi là Lý Công, lúc sinh thời làm nghề ăn cướp, chết gặp giờ linh nên được dân làng thờ phụng. Lý Công quê ở làng Châm Khê cùng huyện, thường kiếm ăn ở các làng quanh vùng.
Một hôm Lý Công đi ăn cướp, bị dân chúng và khổ chủ đuổi đánh ráo riết chạy bán sống bán chết, chạy đến núi Nghè gần làng Niệm Thượng. Tới núi, Lý Công tìm chỗ ẩn núp, dân chúng kiếm không ra. Tuy kiếm không ra, nhưng mọi người đều biết họ Lý ẩn ở trên núi, nên cùng nhau vây quanh ngọn núi canh chừng.
Bị vây, ẩn mãi trên núi, tên cướp họ Lý không có gì ăn đang lo chết đói. May thay giữa lúc đói lòng, một con lợn lớn không hiểu từ đâu đi tới, đi từ trong bụi rậm ra. Chàng cướp không để lỡ cơ hội, lập tức, sẵn dao dài trong tay, chém một nhát ngang mình lợn, con lợn bị chặt làm đôi, đầu với hai chân trước rời khỏi mình. Chém xong chàng lột bì lợn bỏ đi lấy thịt ăn sống.
Không thấy thần tích nhắc tới, sau này Lý công bị chết ra sao, chỉ biết khi chết gặp giờ linh nên được dân làng Niệm Thượng thờ làm Thành Hoàng”.
Bô lão Ném Thượng bức xúc dự kiến tổ chức họp làm rõ
Phóng viên VTC News đã trao đổi với một số bậc cao niên tại khu phố Thượng để nghe ý kiến của họ về thông tin nói trên.
Theo đó, hầu hết những người được hỏi đều khẳng định, họ được các thế hệ đi trước truyền lại rằng, đình làng thờ vị tướng quân thời nhà Lý. Trước đây, người dân phố Thượng chưa bao giờ nghe thấy thông tin cho rằng thành hoàng làng của họ là một người hành nghề ăn cướp.
“Lễ hội này nhằm tưởng nhớ công ơn ngài Lý Đoàn Thượng chứ không phải Lý Công. Sau khi đánh thắng giặc, ngài đã về đây giết lợn khao quân. Người dân làng đã vinh danh ông là Thành hoàng làng và lễ hội là để tưởng nhớ vị thành hoàng làng này”, ông Nguyễn Văn Hưng, 85 tuổi, một bô lão làng Ném Thượng cho hay.
Ông Trần Văn Đức, Tổ trưởng tổ dân phố Thượng, Trưởng ban Tổ chức lễ hội chém lợn khẳng định: “Từ đời cụ kỵ xa xưa đã tổ chức lễ hội theo sự tích này, không ai bịa ra cả”.
Ông Nguyễn Đình Lợi (61 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi khu phố Thượng, Phó ban tổ chức lễ hội chém lợn cho biết, đình làng Ném Thượng được xây dựng từ hàng trăm năm trước.
Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Pháp thế kỷ trước, do nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, người dân đã tự phá hủy đình làng để địch không có nơi trú ẩn. Lễ hội chém lợn cũng vì vậy mà bị gián đoạn trong một thời gian dài.
Tới năm 1998, dân trong làng đã quyên góp để xây dựng lại đình. Năm 1999, lần đầu tiên lễ hội chém lợn được người dân Ném Thượng tổ chức lại.
Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi khu phố Thượng cho biết thêm, ngày 10 Âm lịch vừa qua, ông mới được biết là có bài báo thông tin nói rằng, Thành hoàng làng của làng ông vốn là một người hành nghề ăn cướp chứ không phải tướng quân.
Ông Lợi xác nhận, trước đây, làng ông đúng là làng Niệm Thượng, tổng Khắc Niệm, huyện Võ Giàng. Qua quá trình đổi tên địa danh hành chính, tới nay làng có địa chỉ là tổ dân phố Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh. Tuy nhiên, trước đó, ông chưa biết tới bất cứ thông tin, tài liệu nào nói rằng Thành hoàng làng là người ăn cướp.
“Một cán bộ của Tỉnh đã về hưu nói tôi mới biết là có bài báo thông tin Thành hoàng làng là cướp. Tôi không rõ từ đâu mà lại có bài báo viết về lễ hội làng tôi như vậy. Chúng tôi luôn được các thế hệ đi trước truyền lại rằng, đình làng thờ tướng quân Đoàn Thượng, một trung thần và dũng tướng đời nhà Lý.
Trong một lần về núi Nghè đóng quân, ông đã chỉ huy và cùng quân sĩ chém lợn khao quân. Lễ hội làng tôi được tổ chức để tưởng nhớ vị tướng quân này,” ông Lợi khẳng định.
Trong một lần về núi Nghè đóng quân, ông đã chỉ huy và cùng quân sĩ chém lợn khao quân. Lễ hội làng tôi được tổ chức để tưởng nhớ vị tướng quân này,” ông Lợi khẳng định.
Video: Lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, Bắc Ninh.
Ông Nguyễn Đình Lợi cho biết thêm, theo các bậc cao niên truyền lại thì tên làng qua các thời kỳ như tổ dân phố Thượng, Ném Thượng, Niệm Thượng… đều xuất phát từ tên của vị tướng quân Đoàn Thượng. Bên cạnh đó, ông Lợi khẳng định, hiện nay đình làng còn lưu giữ 4 đạo sắc phong do Viện Hán Nôm (Viện nghiên cứu Hán Nôm) chuyển về. Các đạo sắc phong này đều thể hiện, đình làng Ném Thượng thờ vị tướng quân Đoàn Thượng.
Trên cơ sở đó, ông Lợi cùng tất cả người dân Ném Thượng đều tin rằng, đình làng họ thờ vị tướng đã có công đánh giặc chứ không phải người hành nghề ăn cướp có tên Lý Công.
Trước một số thông tin cho rằng “Thành hoàng làng Ném Thượng là cướp”, ông Nguyễn Đình Lợi cho biết, làng Ném Thượng (tổ dân phố Thượng) dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp để tìm hiểu cụ thể về thông tin này.
“Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp bao gồm các bậc cao niên trong làng. Khi đó, chúng tôi cũng sẽ mời nhà báo đã có bài viết về thông tin đó (Thành hoàng làng cướp) để xem lý do từ đâu, có cơ sở gì mà nhà báo lại viết như vậy,” ông Lợi cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND phường Khắc Niệm xác nhận, các thế hệ đi trước trong tổ dân phố Thượng đều truyền lại rằng, đình làng thờ vị tướng quân Đoàn Thượng. Trước thông tin cho rằng, Thành hoàng làng là người ăn cướp chứ không phải tướng quân Đoàn Thượng, ông Chương cho rằng, điều này phải để các chuyên gia lịch sử, văn hóa trả lời.
“Điều đó thì phải hỏi các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Còn từ trước tới nay, các cụ trong làng đều truyền lại là đình làng thờ vị tướng quân Đoàn Thượng,” ông Chương nói.
Minh Quyết
http://vtc.vn/nghe-tin-thanh-hoang-la-cuop-bo-lao-nem-thuong-muon-hop-lam-ro.2.543868.htm
---
Ifogaraphic của VnEx.
Thứ hai, 9/3/2015 | 15:25 GMT+7
Mỗi năm Việt Nam có gần 8.000 lễ hội
Cả nước có 7.966 lễ hội diễn ra mỗi năm, trong đó quy mô lớn nhất là Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ với khoảng 4 triệu lượt người tham gia.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Các bô lão làng Ném phản luận : tướng cướp, hay tướng quân ? (09/03/2015)
- Ăn chơi sợ gì mưa rơi, Quyết chém thì cụ Ném sợ gì AA
- Ngày mai, các cụ làng Ném quyết định vẫn chém
- May mà thành hoàng chỉ chém lợn, chứ không phải chém sơn dương
- Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân hay tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây
- Chém lợn ở Bắc Ninh : thành hoàng là tướng cướp, hay là tướng quân ?
- Học giả McCarthy góp bàn về lễ hội chém lợn : đó là chém cha loài người !
- Chém lợn ở Bắc Ninh làm sáng rõ hơn một quan điểm đã phát biểu từ 2011 và 2012
- Ngày mai, các cụ làng Ném quyết định vẫn chém
- May mà thành hoàng chỉ chém lợn, chứ không phải chém sơn dương
- Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân hay tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây
- Chém lợn ở Bắc Ninh : thành hoàng là tướng cướp, hay là tướng quân ?
- Học giả McCarthy góp bàn về lễ hội chém lợn : đó là chém cha loài người !
- Chém lợn ở Bắc Ninh làm sáng rõ hơn một quan điểm đã phát biểu từ 2011 và 2012
Tôi cung cấp thêm những tư liệu:
Trả lờiXóa1/ Nhân vật lịch sử Đoàn Thượng: Chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập I, bản do NXB Văn Hóa Thông Tin - 2004.
- Được chép nơi Kỷ Nhà Lý: "Nhâm Thân năm thứ 2 (1212, đời Lý Huệ Tông), Tống Gia Định năm thứ 5 (Trung Hoa), vua sai Đoàn Thượng là người cùng một vú nuôi chiêu mộ dân châu Hồng đi bắt giặc cướp. Bấy giờ thế nước suy nhược, triều đình không có chính sách hay, mất mùa đói kém luôn luôn, nhân dân cùng khổ, Thượng thừa kế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì. Sau tội trạng dần tỏ rõ, bị các quan hặc, phải giam vào ngục để hỏi tội. Thượng mới rút gươm, cởi trần chạy ra châu Hồng, nhóm họp bè đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn được". Trang 424.
- Được chép nơi KỶ Nhà Trần, đời Thái Tông Hoàng Đế -Trần Cảnh (1226): "Tháng 2 định điều lệnh luật lệ. Sai Trần Thủ Độ đem quân đi đánh Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng và các man. Lúc ấy nhân thế suy yếu của triều Lý giặc cướp nổi dậy nhiều, các người man ở vùng núi Tản Viên, vùng núi Quảng Oai quấy lẫn nhau; Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ vùng châu Hồng (cuối đời Trần chia làm châu Thượng Hồng tương đương với miền Tây Bắc tỉnh Hải Dương, và châu Hạ Hồng tương đương với miền Nam tỉnh Hải Dương). Thủ Độ điều động các quân đi đánh dẹp. Bấy giờ Nộn và Thượng binh thế còn mạnh, chưa thể hàng phục được, mới phong cho Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho các huyện Đông Ngàn ở Bắc Giang thượng hạ. Cũng ước phong vương cho Thượng, định ngày đến thề, nhưng Thượng không đến".
"Tháng 12, Nguyễn Nộn đánh giết Đoàn Thượng. Nộn đã phá được Thượng rồi, chiếm giữ lấy quân của Thượng, cướp bóc con trai con gái, tài vật, trâu ngựa ở châu Hồng. Con Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng, thanh thế của Nộn lừng lẫy". (Ngyễn Nộn là cư sĩ từ thời nhà Lý bị tội bắt được vàng mà không đem dâng, nên lập đảng chống lại triều Lý, sang đến đời Trần).
2/- Thần linh Đoàn Thượng:
- Chép trong Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ, người dịch Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng - 2012. Trang 172 - Đoàn Thượng. Huyện Trường Tân (tức huyện Gia Lộc và huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương) ở phủ Hạ Hồng có đền thờ Đông Hải Đại Vương tên là Đoàn Thượng, ông vốn là một vị trung thần đời nhà Lý, đã từng chép ở trong sách Tang Thương Ngẫu Lục.
- Chép trong Viêm Giao Trưng Cổ Ký (Ghi chép sưu tập di tích cổ nước Nam) của Quốc sử quán Tổng tài Cao Xuân Dục, NXB Thời Đại - TT Văn hóa Đông Tây-2010. Trang119. Đền thần Đông Hải. Đền được lập ở các xã Cẩm Giàng, Bái Dương, Đông Am tổng An Nhân huyện Đường Hào. Thần họ Đoàn, húy Thượng, người Thung Độ huyện Gia Lộc. Vào thời kỳ nhà Lý suy yếu bị nhà Trần lấn bức, ông trước sau không theo nhà Trần, dựng đồn lũy ở An Nhân thuộc Hồng Châu, liên tiếp chiến đấu cầm cự lại quân nhà chồng, vừa đánh vừa lui. Vừa lúc gặp một bà lão đến bảo rằng, Thượng đế đã hiểu rõ tấm lòng trung nghĩa của khanh. Ở xã này có một gò đất rồng, đó chính là địa cục được hưởng huyết thực muôn đời, Thượng đế ban cho khanh đó. Đoàn Thượng cầm giáo nằm ngay xuống đó. Chỉ thoáng chốc hàng trăm nghìn con mối tha đất đến lấp kín. Về sau dân làng dựng ngôi đền ngay tại chỗ đó để thờ ông".
Xin đọc "liên tiếp chiến đấu cầm cự lại quân nhà Trần", thay cho "quân nhà chồng".
XóaCảm ơn bác Hiệp đã chép tỉ mỉ, cẩn thận sử liệu và thần tích.
XóaVề nhân vật này, lâu nay, do em đang triển khai các nghiên cứu về mấy vị Đại Vương thú vị (Thục Phán, Đoàn Thượng, Phạm Tử Nghi, ...) nên đã có quan tâm từ trước bác à.
Trong chính sử một nhân vật được đưa vào đó đều là góc nhìn của sử gia chính thống (phò tá cho một thế lực nào đó đang cầm quyền), nên phản ánh quan điểm của tầng lớp thống trị.
Dân gian thì khá công bằng: 1. Có thể ông được nhóm thốngng trị ca tụng, nhưng dân chưa chắc đã ưa. 2. Có thể ông bị nhóm thống trị "đì", "dìm hàng", nhưng dân thì có khi lại rất quí.
Như vậy, bản thân nhân vật này đã có hai chiều suy nghĩ rồi bác Hiệp à.
Trong sách Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên viết vào đầu thế kỷ thứ 14 (bài tựa sách viết vào năm 1329) cũng có bài nói về tướng quân Đoàn Thượng, là Anh Liệt Chính Khí Đoàn Tướng Quân có đền thờ ở xã An Nhân, huyện Đường Hào, Hải Dương. Tôi trích bài viết (sách do Trương Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh giới thiệu, hiệu đính), NXB Hồng Bàng-2012.
Xóa"Tướng quân họ Đoàn tên Thượng, người ở Hồng Thị, Trường Tân, em nuôi cùng một bà vú với Lý Huệ Tông. Đuôc vua Lý cử đi dẹp giặc vào đất Hồng Châu, khi nhà Lý mất ngôi đóng binh giữ châu, chông lại với nhà Trần. Thái sư nhà Trần là Thủ Độ giả vờ giảng hòa, rồi ngầm xui Hiếu Vũ Vương Nguyễn Nộn (tướng cũ nhà Lý) đem đại binh đến đánh úp. Tướng quân đương mải chống với Nguyễn Nộn thì quân nhà Trần từ mặt Văn Giang kéo đến. Tướng quân quay sang phía Tây đánh quân Trần, bị một nhát dao đằng sau lưng chém vào cổ, đầu gần rơi liền cởi thắt lưng quấn lấy cổ, nổi giận phóng ngựa về phía đông. Đến An Nhân thấy một cụ già áo mũ nghiêm chỉnh đứng ở bên đường, chắp tay vái nói: "Đức Thượng đế biết tướng quân là người trung liệt nghĩa khí, đã chọn cho tướng quân cái gò đất bên kia là chỗ đất ngàn năm hương lửa, xin tướng quân đừng bỏ qua". Tướng quân xin vâng, tới chỗ gò ấy, xuống ngựa, nằm gối đầu lên ngọn giáo, các thứ côn trùng đùn đất phủ kín thi thể thành ngôi mộ lớn. Dân làng mới lập miếu tạc tượng thờ. Sau đê sông Nhị Hà vỡ, nước tràn vào, miếu bị lở, tượng thần trôi về xã An Nhân mới dựng lên đền thờ".
Tôi chỉ chép những tư liệu lịch sử, thần tích về vị Đoàn Thượng đã được các sách vở ghi nhận thôi.
ok, bác Hiệp. Cuốn "Việt điện u linh" này là ok rồi.
XóaHì hì, bác vẫn cẩn thận ghi thêm một câu cuối đấy. Em cũng có ghi như thế ở chính văn mà.
Tại sao mọi người vẫn còn có nhiều bàn cãi về những văn hóa truyền thống của một số vùng miền thế nhỉ? Thực sự ở mỗi vùng có những phong tục khác nhau và đôi khi phong tục vô tình biến thành hủ tục. Nhưng chúng ta chỉ cần thay đổi một chút cho phù hợp là ổn thôi mà,
Trả lờiXóaHì hì, cứ như phương thức của bạn Uyen thì dễ thật !
XóaNhưng giao lưu từ cổ chí kim đến nay vẫn là như thế mà. Đây là lúc, chúng ta cần phải bàn. Mà "bàn cãi" cũng được nhỉ.
Cảm ơn bác Giao và bác Hiệp đã sưu tầm được những tư liệu liệu quý . Bác Giao nói rất đúng ( Dân gian rất công bằng ) theo tôi lịch sử có khi còn nhiều khiếm khuyết ,bởi vì còn phụ thuộc vào người viết sử có cái tâm trong sáng hay không , hay là phục vụ cho chính thể cầm quyền
Trả lờiXóaViết sử chỉ vài người còn nhân dân thì hàng triệu,dân gian không ngu dại tôn thờ một ai.đó mà không có nguyên do . Lòng dân rất công minh,công ,tội rạch ròi ,sống được vĩnh hằng trong lòng dân không phải ai cũng làm được Vấn đề về tướng quân Đoàn Thượng còn nhiều bàn cãi đây là trách nhiệm của những nhà sử học
Còn nhiều nhân vật lịch sử vẫn còn có uẩn khúc, cần lắm những người như bác Giao bác Hiệp trả lại sự công bằng cho họ Cám ơn hai Bác
Cám ơn bạn Alaykum Salam, tôi có tật thích đọc sách từ nhỏ, xưa nay cũng có được ít quyển. Nhân việc "chém lợn" vừa qua mới thử tìm hiểu những tư liệu có trong sách vở về việc này. Về nhân vật Đoàn Thượng cũng may là trong sách sử, dã sử còn chép đến. Trong quyển Hải Dương Phong Vật Chí (sách chép bằng Hán-Nôm vào đầu thế kỷ 19) của Trần Công Hiến-Trần Duy Phác, đây là hai nhà Nho có ra làm quan thời ấy, sách cũng có nói về vị Đoàn Thượng, tôi chép bổ túc thêm nơi đây (theo bản dịch và giới thiệu của Nguyễn Thị Lâm, NXB Lao Động-TT Văn hóa Đông Tây-2009).
Xóa"Đoàn Thượng người xã Xuân Độ, huyện Trường Tân (nay là xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lôc, tỉnh Hải Dương). Lúc nhỏ cùng nhũ mẫu với Lý Huệ Tông. Vào cuối thời Lý, đạo tặc hoành hành, Thượng được sai đi Hồng Châu mộ dân đánh giặc. Thượng chuyên làm oai làm phúc, bị triều đình hặc tội, bèn quay về Hồng Châu đắp thành để cố thủ. Khi Trần Thái Tông lấy được cơ nghiệp nhà Lý, hẹn phong tước vương cho ông, định ngày làm lễ minh thệ. Nhưng Thượng không chịu hàng. Về sau đánh trận với Nguyễn Nộn bị chết trận, hiển linh ở đền An Nhân, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào). Hai bên bờ sông các xã Xuân Độ, Du Định huyện Gia Lộc cũng lập đền thờ. Truyền rằng có 72 ngôi đền thờ ông, các triều đều có phong sắc, gặp năm hạn hán cầu đảo, phần nhiều thường linh ứng". (sắc phong cho ông sách khác viết là Thượng Đẳng thần).
Tôi đọc sách sao thì chép lại vậy thô, ghi rõ từ những sách nào, còn chuyện lịch sử để lại thì có lẽ dành cho những nhà sử học, nghiên cứu về lịch sử có ý kiến.
Bác Hiệp có khá đủ sách cần thiết trong nhà đó !
XóaVề cuốn "Hải Dương phong vật chí" (bản dịch của Nguyễn Thị Lâm - một cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm), thì có nhiều điểm nan giải (về các dị bản, về cách sao chép, về cách dịch của người thời hiện nay).
Em đôi khi cũng sử dụng cuốn này. Nhưng phải hết sức cẩn trọng.
Ấy thế mà vẫn có những kẻ, chả biết học hành lỗ mỗ thế nào và căn cứ vào đâu mà tuyên bố: Các thành hoàng làng quê miền Bắc, phần lớn có gốc tích từ ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp hoặc ăn mày...
Trả lờiXóaXin hỏi bác Giao và bác Hiệp, có đúng vậy không?
Chẳng cần phải ăn học đến nơi đến chốn mới biết có nhiều thành hoàng được thờ ở các làng quê miền Bắc có "lai lịch lạ" (chữ anh Giao).
XóaToan Ánh đã viết rành rành như thế, sao còn phải hỏi ai?
Tất nhiên, làng Niệm Thượng trong sách của Toan Ánh và làng Ném Thượng đang bàn ở trên có phải là một hay không, hay những thông tin trong sách của Toan Ánh chính xác đến đâu lại là chuyện khác.
Một cú google search với từ khóa "thành hoàng":
"Một số làng ở đồng bằng Bắc Bộ có thờ các thần vốn là người ăn mày, hót phân, ăn trộm, ăn cướp… chết vào giờ thiêng, linh ứng và được thờ làm Thành hoàng. Hèm đi ăn mày và cướp bị gậy của làng Xuân Ái (Võ Giàng - Bắc Ninh), Thành hoàng làng này vốn là người ăn mày. Hèm chém lợn ở hội làng Ném Thượng liên quan đến hành động chém lợn của Thành hoàng (Lý Công), vốn là một tướng cướp khét tiếng. Hèm đuổi lợn trong lễ hội làng Ngô Xá (Gia Lâm - Hà Nội), tái hiện việc Thành hoàng - người lái lợn xưa vì đuổi lợn mà rơi xuống ao bị chết. Hèm thần ăn trộm, ăn cướp còn quan sát thấy ở một số làng Cộng Khê (Thái Bình), Tích Sơn (Tam Dương - Phú Thọ), Khắc Kiệm (Võ Giàng - Bắc Ninh)…"
http://www.anhp.vn/van-hoa/201503/le-hoi-chem-lon-lang-nem-thuong-bac-ninh-tin-nguong-dan-gian-va-nhung-tuc-hem-ky-quai-570678/
Tất nhiên để hiểu tín ngưỡng dân gian một cách thấu đáo cần các nghiên cứu nghiêm túc, nhưng để không đặt ra một câu hỏi ngớ ngẩn như ở trên thì chỉ cần một chút thao tác sơ đẳng và một chút common sense là được.
Cảm ơn bác Giao .cảm ơn bác Hiệp đã phân tích cho tôi thấu hiểu
Trả lờiXóaTôi chỉ là một người kinh doanh bình thường ,suốt ngày lăn lộn kiếm tiền, mới tham gia mạng blogger gần đây cũng bởi chán ( Cướp Giết Hiếp Lộ hàng v v v ) cũng vào hàng trăm blog nhưng qua quá trình sàng lọc tôi vẫn cảm thấy vào nhà bác Giao giống như về nhà mình vậy .Ở đây tôi gặp những người đáng kính bác Giao ,bác Cạo ,bác Duy Thức bác Khằm giờ gặp thêm bác Hiệp ,thậm chí những comnt trong nhà bác Giao cũng làm tôi ngưỡng mộ bởi toàn người có học có kiến thức thâm sâu
Tôi chỉ mới chập chững tham gia mạng xã hội còn nhiều sai lầm mong các Bác đi trước chỉ giáo cho
Mấy lời tâm sự thật lòng. Trân trọng
Bạn nói làm cho tôi cảm thấy xấu hổ, tôi cũng chỉ là một người bình thường, rất đỗi bình thường, nhờ có đọc dăm ba quyển sách mà thỉnh thoảng có chuyện để nói. Những đề tài như trên cần phải tìm nơi những quyển sách xưa, dăm bảy chục năm về trước trở lên, may ra ta mới biết được phần nào. Tôi cũng tình cờ vào nhà bác Giao đây, thỉnh thoảng qua thăm thú cũng biết được nhiều điều hay.
XóaBác Hiệp cứ khiêm tốn ! Tôi chỉ mói vào nhà bác Giao từ hôm tết đến giờ Tôi quý bác Giao thì bác cũng hiểu rồi đó .Theo suy nghĩ thiển cận của tôi (Khi yêu yêu cả dáng đi ) thì tất cả những bạn hữu của bác Giao tôi đều tôn quý Linh cảm mách bảo cho tôi rằng tôi không nhầm
Trả lờiXóaP/s nãy đánh nhầm bác Phạm dình trúc Thu không phải Duy trúc. Sorry