Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

03/02/2015

Học tiếng Việt : "diễn biến hòa bình" bắt đầu được sử dụng từ năm 1991 ?

Thời điểm là năm 1991.

Nguyên văn câu nói của ông Giang Trạch Dân vào tháng 7 năm 1991 (theo công khai lần đầu của phía Việt Nam):


"Cho nên phương Tây, nhất là Mỹ qua hai lần đọ sức bằng phương thức chiến tranh, chúng không xóa được chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Bọn chúng dùng biện pháp "diễn biến hoà bình" của Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét, để đối phó với chủ nghĩa xã hội, đối phó với bức màn sắt- như Nixơn đã viết cuốn "Không đánh mà thắng". Cả Nixơn và Brêdinxki đều nhận định: Chủ nghĩa cộng sản- Chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt trên trái đất này. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Năm 1985 Nixơn đi Đông Âu. Sau khi về Nixơn dự đoán không bao lâu nữa Đông Âu sẽ có thay đổi lớn. Tình hình không may đã diễn ra đúng như Nixơn dự đoán."

Toàn văn đọc ở dưới (lấy về từ VNN).


---
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/219748/cuoc-gap-giua-dai-tuong-le-duc-anh-va-ong-giang-trach-dan.html

Tháng 1 năm 2015

Đại tá Khuất Biên Hòa

Cuối tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên sang Trung Quốc bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991.

Xin trích, ghi ra đây một số đoạn trong lời phát biểu của hai Trưởng đoàn tại cuộc hội đàm này (Tài liệu lưu trữ tại Phòng Lưu trữ Văn phòng Chủ tịch nước):

Tổng bí thư Giang Trạch Dân: Tôi nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà. Tháng 9 năm ngoái đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Đỗ Mười đến làm việc ở Thành Đô, đồng chí Hồng Hà cũng có mặt. Hôm nay được dịp quen biết đồng chí Lê Đức Anh, tôi rất phấn khởi. Đồng chí đã hội đàm rất tốt với đồng chí Kiều Thạch. Đồng chí Lý Bằng đã gặp đồng chí. 1 giờ sáng nay tôi mới ở địa phương về đến Bắc Kinh. Hôm nay rất phấn khởi được gặp đồng chí. Theo tập quán của chúng tôi, xin mời đồng chí nói trước.

Đại tướng Lê Đức Anh: Tôi rất phấn khởi được gặp đồng chí Tổng bí thư. Tôi biết đồng chí rất bận nhưng vẫn giành thì giờ tiếp chúng tôi, chứng tỏ đồng chí rất quan tâm. Rất cám ơn đồng chí! Tôi xin chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười, các đồng chí Cố vấn Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công tới đồng chí và nhờ đồng chí chuyển lời thăm hỏi đó tới đồng chí Đặng Tiểu Bình, các đồng chí lãnh đạo khác của Trung Quốc.

Đảng chúng tôi cử hai đồng chí chúng tôi sang thăm và làm việc ở Trung Quốc. Chúng tôi rất phấn khởi thấy được thành tựu mười năm cải cách của các đồng chí. Điều đó cổ vũ rất lớn Đảng và nhân dân chúng tôi.

Về công việc, chúng tôi đã thông báo về Đại hội VII, đã kiểm điểm việc thực hiện những thoả thuận ở Thành Đô cả về Đảng và Nhà nước xem việc gì làm được, việc gì chưa làm được. Tôi đã nêu tất cả với đồng chí Kiều Thạch. Hôm qua chúng tôi được đồng chí Lý Bằng tiếp và cho phương hướng giải quyết những vấn đề thuộc Nhà nước. Chúng tôi rất phấn khởi. Hôm nay gặp đồng chí Tổng bí thư, xin đề nghị đồng chí Tổng bí thư cho ý kiến về những mong muốn của Đảng chúng tôi, về việc Đoàn cấp cao Đảng và Nhà nước chúng tôi do đồng chí Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc mở đầu trang sử mới trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước sau hơn mười năm trắc trở. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, Bộ Chính trị và ba đồng chí Cố vấn mong rằng sự kiện đó sẽ được thực hiện trong năm 1991 này. Được như thế thì rất đáng phấn khởi không chỉ đối với lãnh đạo mà cả đối với toàn Đảng, toàn dân chúng tôi.

Từ nay đến khi có cuộc gặp cấp cao đó, đề nghị với đồng chí Tổng bí thư là các ban của hai Đảng gặp nhau trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hết chúng tôi mời đoàn Ban Đối ngoại Trung ương Đảng của Trung Quốc sang làm việc với Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam. Chúng tôi đề nghị các đoàn thể, các Hội hữu nghị Việt-Trung và Trung-Việt trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Gặp đồng chí, tôi có mấy ý kiến như thế, mong đồng chí cho ý kiến.

Giang Trạch Dân: Hôm nay được gặp đồng chí, tôi bỗng nhớ lại ngày 3 và 4 tháng 9-1990, những ngày gặp đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười. Sau cuộc gặp gỡ lần đó, đôi bên có nhiều cố gắng thực hiện thoả thuận ở Thành Đô. Nhưng do tình hình thay đổi và vì rất nhiều lý do, rất nhiều nguyên nhân khác, chúng ta chưa làm được hết, nhưng phương hướng chung có tiến triển. Hôm qua tôi đã đọc thư đồng chí Đỗ Mười gửi cho chúng tôi.

Chúng ta là hai đảng cầm quyền. Hôm nay tôi xin nói thẳng thắn. Sáng nay tôi gặp đồng chí Lý Bằng, đồng chí Kiều Thạch và nhiều đồng chí ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác, chúng tôi đã bàn với nhau và chúng tôi hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam do đồng chí Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc năm nay. Tôi rất đồng ý với ý kiến đồng chí Lê Đức Anh, các cơ quan của hai Đảng, qua lại trao đổi ý kiến với nhau. Ban Đối ngoại Trung Quốc sang thăm Việt Nam trước. Hôm qua đồng chí Lý Bằng đã trao đổi ý kiến với các đồng chí rất tốt. ý kiến chúng ta nhất trí với nhau.

Vì chúng ta là những người cộng sản, tôi nói theo nhận thức, theo quan điểm của đảng chúng tôi. Tình hình thế giới bây giờ rất phức tạp. Tôi biết đồng chí Lê Đức Anh hiểu biết hơn tôi về quân sự. Đồng chí là Bộ trưởng Quốc phòng, tôi là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đồng chí vào Trung ương làm việc ở Trung ương sớm hơn tôi. Tôi nói thẳng thắn, tôi giữ chức Tổng bí thư từ ngày 24-6-1989, từ đó đến nay, tôi không ngờ tình hình Đông Âu biến động và Liên Xô rối ren đến như vậy.

Chúng ta là những người cộng sản, phải thực sự cầu thị. Hiện nay xã hội chủ nghĩa đang thoái trào. Tình hình ngày nay khác tình hình khi nước chúng tôi giải phóng và khi nước các đồng chí được giải phóng. Nhưng chúng ta là những nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải khẳng định chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi. Đồng chí phải thấy đây là quá trình đấu tranh hết sức gian khổ. Cho nên chúng ta là hai nước láng giềng, hai đảng cộng sản cầm quyền, không có lí do gì không xây dựng quan hệ láng giềng hữu hảo với nhau.

Từ sự đột biến ở Đông Âu và qua 25 tháng tôi công tác ở Trung ương, tôi nhận thức được rằng kiên trì xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng. Các nước phương Tây lúc nào cũng muốn xoá chủ nghĩa xã hội khỏi trái đất này. Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đánh đổ chính quyền Quốc Dân Đảng giành chính quyền. Chúng tôi xây dựng đất nước, không bao lâu, chúng tôi phải chống Mỹ viện Triều, sau đó chúng tôi cũng tham gia cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của các đồng chí. Cho nên phương Tây, nhất là Mỹ qua hai lần đọ sức bằng phương thức chiến tranh, chúng không xóa được chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Bọn chúng dùng biện pháp "diễn biến hoà bình" của Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét, để đối phó với chủ nghĩa xã hội, đối phó với bức màn sắt- như Nixơn đã viết cuốn "Không đánh mà thắng". Cả Nixơn và Brêdinxki đều nhận định: Chủ nghĩa cộng sản- Chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt trên trái đất này. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Năm 1985 Nixơn đi Đông Âu. Sau khi về Nixơn dự đoán không bao lâu nữa Đông Âu sẽ có thay đổi lớn. Tình hình không may đã diễn ra đúng như Nixơn dự đoán.

Tháng 5-1991, trước khi tôi đi Liên Xô, Nixơn vừa đến Liên Xô trước đó 2 tuần. Thái độ của các nước phương Tây đối với việc viện trợ cho Liên Xô khác nhau. Đức, Pháp giữ lợi ích của Châu Âu. Mỹ, Nhật thái độ rất rõ ràng- Nixơn nói "Liên Xô phải triệt để đầu hàng, hạ vũ khí, phải quá độ sang tư bản chủ nghĩa bằng con đường hoà bình thì mới viện trợ, nếu không thì không viện trợ. Đối với âm mưu lật đổ, chúng có pháp bảo: Dùng chế độ đa đảng để lật đổ Đảng".

Chúng tôi rất cảnh giác chế độ đa đảng. Về mặt này chúng tôi kiên quyết chống hoạt động đa đảng. Quả thật như thế, En-xin vừa lên Tổng thống Cộng hoà Liên bang Nga liền thủ tiêu các cơ sở đảng ở cơ quan, xí nghiệp. En-xin đã từng là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng cộng sản Liên Xô. Nghe tin này như người Trung Quốc nói "Xúc mục kinh tâm"- Những điều trông thấy khiến ta giật mình. Hiện nay các nước phương Tây muốn dùng chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền để thực hiện diễn biến hoà bình. Mỗi năm chúng tôi triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc một lần. Tôi đã dự hội nghị đó hai lần. Quan điểm của tôi là, Đại hội đại biểu nhân dân là của dân, không đi theo con đường nghị viện kiểu phương Tây. Chúng tôi cũng có 8 đảng nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không cho phép đảng đối lập. Chúng tôi có tổ chức Hiệp thương chính trị, các đảng hợp tác với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những đại biểu Quốc hội toàn quốc, phát biểu ở Quốc hội, anh không phải với tư cách nghị sỹ, với tư cách thay mặt một đảng nào khác mà là tư cách đại biểu của nhân dân. Sau khi giải phóng đất nước, ở chúng tôi xuất hiện Đảng Dân chủ, họ đòi luân phiên tham gia nắm quyền với Đảng chúng tôi. Về mặt này Mao Chủ tịch rất nhạy bén. Người đã phát động cuộc đấu tranh chống phái hữu. Phương hướng là đúng nhưng trong đấu tranh thiếu sót ở chỗ đã mở rộng quá mức. Chúng tôi bây giờ hết sức cảnh giác với tư tưởng luân phiên nắm chính quyền. Điều đó đáng sợ không phải là có tồn tại hay không tồn tại vấn đề đó mà là ở chỗ đảng có kiên quyết chống tư tưởng đó, có cảnh giác với âm mưu đó hay không. Nếu biết cảnh giác, có biện pháp, không sợ gì cả...

Đồng chí Chu Sỹ Lương (Trưởng ban Đối ngoại) đã từng hoạt động ở Thượng Hải đã thấy cảnh Quốc Dân Đảng cưỡi ngựa đàn áp thanh niên học sinh và những người cộng sản. Tôi nhớ rất rõ cảnh đó.

Điều thứ hai tôi nhận thức được đó là quân đội nhân dân phải tuyệt đối đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quân đội là cây súng, hình thái ý thức là cây bút. Với tư cách quân đội, đồng chí Lê Đức Anh lâu năm hơn tôi. Tôi làm nghề nào mới học nghề ấy. Tôi vừa đi hơn 20 tỉnh và thành phố trong tổng số 30 tỉnh thành. Tôi đã đi 18 quân khu. Trước đây tôi chưa được bầu làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau khi được bầu tôi thường xuyên đi thăm các quân khu. Đồng chí Lê Đức Anh hiểu tầm quan trọng của cây súng hơn tôi. Cây bút cũng rất quan trọng. Về tuyên truyền quả thật phải không ngừng cải tiến phương pháp tuyên truyền. Mục đích của tuyên truyền là đi sâu vào lòng người. Nếu ta chỉ theo cách cũ cứng nhắc không được. Tuyên truyền phải sống động, hoạt bát, không thế sẽ không có kết quả tốt. Về phương thức, về công tác tư tưởng, phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ti vi hết sức quan trọng. Hiện nay ti vi rất phổ biến ở thành phố. Hàng ngày dân chúng cứ nghe, nhìn, rồi qua tai, mắt, nếu chúng ta không có năng lực phân tích sẽ hấp thụ những điều dở. Mao Chủ tịch đã nói: Nếu tư tưởng vô sản không chiếm lĩnh, tư tưởng tư sản sẽ chiếm lĩnh. Chúng tôi tiến hành "Tảo hoàng" (quét sạch những văn hóa đồi trụy), chúng tôi kiên quyết làm. Phải chống lại những văn hoá màu vàng. Trừ hủ bại. Đứng về ý nghĩa chính trị, việc quét này không thành vấn đề gì. Việc này ở phương Tây cũng không thể không chống. Đĩ điếm, cờ bạc, ma túy họ cũng phải chống. Tôi đã nói với phương Tây, với Nixơn tôi đã tiêu diệt những điều đó và đó là niềm tự hào của chúng tôi. Nay với đồng chí tôi nói thật, vẫn còn tồn tại những cái đó ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi có thái độ kiên quyết chống nó, bài trừ nó. Chúng ta kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản. Chống tư sản không chỉ chống văn hoá màu vàng. Phải chống cả tự do hoá tư sản. Đứng về góc độ phiên dịch chắc khó dịch diễn đạt hết hàm ý của nội dung này. Nội dung chống này bao gồm việc chống lại tất cả những tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội, chống những sự thối tha đồi trụy của tư sản. Còn đối với những kỹ thuật tiên tiến, cách quản lý khoa học, văn hoá ưu tú của tư sản chúng ta lại phải học tập. Chúng tôi có chuyển hướng cải cách mở cửa, khuyến khích nước ngoài đầu tư nhưng phải tôn trọng pháp luật...

Trên tôi đã giới thiệu tóm tắt nhận thức của cá nhân tôi. Tôi tin rằng chuyến đi thăm của đồng chí thúc đẩy việc tiến tới bình thường hoá quan hệ hai đảng, hai nước. Qua đồng chí xin gửi lời thăm tốt đẹp tới đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười, các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy rằng đồng chí Nguyễn Văn Linh làm cố vấn nhưng đồng chí đó đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng tôi.

Chúng ta còn dịp vừa ăn cơm vừa nói chuyện (Đồng chí Giang Trạch Dân liền đọc một câu thơ rồi nói tiếp):

Tôi rất phấn khởi được gặp đồng chí. Hôm nay là bước mở đầu tốt đẹp của chúng ta.

Cuộc đàm đạo được nối tiếp trong buổi chiêu đãi ngay tối hôm đó, 31-7-1991 cũng tại Trung Nam Hải.

Giang Trạch Dân: ...Chúng ta đang đứng trước những vấn đề phức tạp hơn khi đất nước mới giải phóng. Khả năng lãnh đạo của từng cá nhân thế hệ cũ lớn hơn những người mới. Chúng tôi phải dựa vào các đồng chí cũ. Lãnh đạo hành chính điều quan trọng là phải dựa vào sự nhất trí. Trung Quốc có câu "Ba anh thợ da bằng một Gia Cát Lượng". Tôi cũng nhớ một câu nói nổi tiếng: "Sợ nhất lô cốt bị phá từ trong phá ra".

Năm nay xảy ra thiên tai lớn, nhiều năm chưa từng xảy ra nhưng chúng tôi tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất định khắc phục được hậu quả. Chúng tôi vẫn lấy nông nghiệp làm cơ sở. Nói thật với đồng chí, Trung Quốc giải phóng đã hơn 40 năm. Hễ cứ được mùa hai năm liền là lại coi nhẹ nông nghiệp. Mao Chủ tịch nói "Trong tay có lương thực, trong lòng không hoang mang", "Dân dĩ thực vi tiên". Rất may, mấy năm liền Trung Quốc được mùa, dự trữ còn nhiều, không bị chấn động. Gặp thiên tai, chúng tôi không ngờ yếu tố tinh thần tốt như vậy. Điều đó thể hiện nhân dân tin tưởng vào Đảng Cộng sản, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này không giải quyết tư tưởng bằng báo cáo, phải bằng thực tiễn hành động. Nước lũ đến, Bí thư Đảng ủy xã đã đứng ra hàng đầu lo chống lũ, bà con rút đi hết, Bí thư là người rút cuối cùng. Những hành động thực tế đó lớn hơn nhiều lần báo cáo, hành động có sức thuyết phục lớn nhất. Bây giờ trước tình hình Trung Quốc gặp thiên tai, bà con Hoa kiều, số người có gốc Hoa ở các nước và rất nhiều nước quan tâm, nhưng cũng có nước hí hửng về việc đó. Bọn này tính toán chờ thời cơ hành động. Bọn này đã rút ra những bài học. Dựa vào học sinh, sinh viên tạo phản 3 năm không thành. Nay muốn đột phá vào cơ quan Đảng, Chính phủ, Quân đội. Phu-xích viết trong "Dưới giá treo cổ" có một câu nói tôi mãi mãi không quên. Phu-xích bị bọn phản bội bán rẻ, bị bắt và đã nói khi bị hành hình: "Nhân dân ơi! Tôi yêu nhân dân nhưng nhân dân đừng quên cảnh giác!" ý này rất hay, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác.

Tôi hiểu rằng kinh nghiệm của đồng chí Lê Đức Anh rất phong phú. Các nước phương Tây bắt đầu tính toán đến vấn đề rất nghiêm trọng đối với chúng ta và vấn đề giáo dục thanh niên. Thanh niên dễ tiếp thu văn minh phương Tây. Tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của phương Tây, chúng ta không phản đối. Tôi thường xuyên có quan điểm tiếp thu những văn hoá ưu tú phương Tây. Nhưng phải làm cho thanh niên thấy nhân dân ta đã từng bị áp bức của các cường quốc... Bắt đầu từ năm nay, chương trình giáo dục cấp 1 của chúng tôi có phần giáo dục tình hình đất nước, có phần lịch sử cận đại vì thế hệ chúng tôi sớm muộn cũng đi gặp Các Mác nên chính quyền sau này rơi vào tay ai không thể không suy nghĩ. Tôi xin nói thẳng với đồng chí và nói nhiều vì lần đầu gặp đồng chí nhưng cảm thấy như người bạn lâu năm.

Lê Đức Anh: Khi ở chiến trường, tôi thấy rõ sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tất nhiên có cả Liên Xô. Nhưng sự giúp đỡ của Trung Quốc cụ thể, thiết thực: Súng B40, lương khô, mũ cối, thuốc xoa chống muỗi, chống vắt v.v… Trong chống Mỹ, cứu nước, các đồng chí đã viện trợ toàn diện cho Việt Nam.

Giang Trạch Dân: Đó là việc cần làm.

Lê Đức Anh: Bây giờ Trung Quốc hơn 1 tỷ dân, đang tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, đó là viện trợ to lớn nhất, không thể đánh giá hết được.

Giang Trạch Dân: Tôi đã nghe thông báo về Đại hội VII. Thấy các đồng chí kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa , kiên trì chủ nghĩa Mác Lê-nin, tự đáy lòng tôi thấy rất phấn khởi.

Lê Đức Anh: Về quốc tế, đồng chí nói gọn đủ, tôi tiếp thu lập trường quan điểm của các đồng chí, điều đó làm tăng niềm tin ở tương lai xã hội chủ nghĩa đối với chúng tôi. Trong thời điểm này, Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ to lớn trước sự tồn vong, còn hay mất của chủ nghĩa xã hội, của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Đó là nhận thức sâu sắc của chúng tôi. Về phía Việt Nam chúng tôi kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa . Tất nhiên không cần lập mặt trận chống ai, nhưng Trung Quốc ổn định, vững, là niềm cổ vũ lớn cho phong trào cộng sản quốc tế.

Trở về Việt Nam. Ngày 3 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Bộ Chính trị, sau khi tôi báo cáo kết quả chuyến đi Trung Quốc, các thành viên dự họp phát biểu sôi nổi và đồng nhất đánh giá chuyến đi đạt kết quả tốt và nhất trí mấy việc cần làm là:

- Thông báo về kết quả chuyến đi này với Liên Xô, Lào và Campuchia. (Trong đó có ý kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng: Không để các đồng chí Campuchia nghi ngờ mình, nghĩ mình mua bán với Trung Quốc trên lưng họ. Có thể cho các đồng chí Campuchia biết cả biên bản, sòng phẳng; để các đồng chí Campuchia rõ chuyến đi chỉ có hai vấn đề: Thông báo kết quả Đại hội VII và bàn bình thường hóa quan hệ, không có bàn kèm theo vấn đề Campuchia. Để các đồng chí đó thấy rõ thắng lợi chuyến thăm Trung Quốc là thắng lợi chung của Việt Nam và Campuchia, góp phần giải quyết vấn đề Campuchia).

- Thông báo về chuyến đi trong nội bộ Đảng và báo cáo với Quốc hội.

- Triển khai các công việc cần thiết trước mắt, nhất là các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Thủ tướng Chính phủ để xúc tiến các bước trong tiến trình thực hiện bình thường hoá quan hệ Việt-Trung.

- Giang Trạch Dân: Quan hệ quốc gia với quốc gia, chúng tôi theo 5 nguyên tắc chung sống hoà bình- mấu chốt nhất là không can thiệp vào nội bộ của nhau. Còn giải quyết quan hệ Đảng với Đảng- chúng tôi theo 4 nguyên tắc- mấu chốt cũng là không can thiệp vào nội bộ nhau.

Người ta ai cũng mong muốn người trong họ hàng của mình tốt lên. Láng giềng cũng muốn láng giềng của mình tốt hơn. Như tôi đã nói đứng trước tình hình quốc tế hiện nay, xã hội chủ nghĩa đang thoái trào, những nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền không còn bao nhiêu. Nên tự đáy lòng tôi hết sức tán thưởng đường lối Đại hội VII Việt Nam...

Đối với chúng ta phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng. Trong kinh tế, sở hữu nhiều thành phần nhưng phải lấy công hữu làm cơ sở. Đó là những điều tâm huyết của tôi. Lần đầu tiên được gặp đồng chí, tôi rất thú vị, nói hết lời.

Lê Đức Anh: Lần đầu tiên gặp đồng chí Tổng bí thư Giang Trạch Dân, tôi thấy rất thân tình. Những lời nói từ đáy lòng đồng chí nói ra được thể hiện cụ thể ở những nơi tôi đến tham quan: xã Tứ Quý Thanh, Công ty gang thép Thủ Đô …

Giang Trạch Dân: Đồng chí lớn tuổi hơn tôi, làm việc lâu năm hơn tôi, kinh nghiệm phong phú hơn tôi.

Lê Đức Anh: Chúng tôi ở nước nhỏ, tầm nhìn hẹp.

Giang Trạch Dân: Trung Quốc có câu nói "Con chim chích tuy nhỏ nhưng gan mật đều có". Tôi chủ trương bố trí cho cán bộ công tác ở cơ sở rồi mới điều lên trên, như vậy mới tốt.

Về quân sự, đối với tôi là ngoại ngạch. Bây giờ không phải tôi đi học bắn súng mà học xây dựng quân đội, xây dựng chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi phải xây dựng chiến lược phòng ngự vì không có ý xâm lược ai. Chúng tôi phải tăng cường xây dựng quốc phòng. Bây giờ tình hình thế giới thay đổi nhanh. Có một điểm cần nghiên cứu về ý thức của Lênin: Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản dãy chết. Vì sao nó chưa chết? Nó rút kinh nghiệm. Ta cũng phải tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới. Làm sao phải xây dựng tốt nhà nước xã hội chủ nghĩa của mình. Nói thật với các đồng chí, cuộc cải cách mở cửa do đồng chí Đặng Tiểu Bình đề ra thu được nhiều thành tích to lớn, nhưng kinh tế vẫn còn kém. Chúng tôi phải quyết tâm phát triển kinh tế, có phát triển mới có quyền phát triển. Có điều có thể khẳng định: Kinh tế phát triển, tài lực phong phú, chúng tôi cũng không xâm lược ai. Phải ổn định chính trị mới phát triển kinh tế được. Chúng tôi muốn có hoà bình để làm tốt công tác kinh tế. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải do một mình chúng tôi quyết định được. Chúng tôi phải hết sức cố gắng. Trời không chiều ý người nên chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, như thế tốt hơn chỉ nghĩ tới một mặt.

Tối hôm nay rất phấn khởi được làm quen với đồng chí, một lần lạ, lần sau quen. Chúc đồng chí một chuyến đi tốt đẹp (ông Giang dùng tiếng Pháp: "Bon voyage").

Đại tá Khuất Biên Hòa

---

Bổ sung 1 (3/2/2015): Hồi kí Trần Quang Cơ.

Hồi ức và Suy nghĩ


Trong 44 năm (1954-1997) làm ngoại giao, trải qua những giai đoạn khác nhau, bản thân chứng kiến và tham gia nhiều sự kiện ngoại giao đáng ghi nhớ của thời kỳ kháng chiến và của thời kỳ hậu chiến như cuộc đàm phán hoà bình với Mỹ ở Paris (1968-1973), đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1977 ở Paris, 1978 ở Nữu-ước), đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, sở dĩ tôi chọn quãng thời gian 1975-1991 này để viết ký ức này vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị về đối ngoại, nhất là trong quan hệ của ta với ba nước lớn, dễ bị vô tình hay cố ý làm “rơi rụng” để cho lịch sử được “tròn trĩnh”; khiến cho việc đánh giá và rút bài học bị sai lệch, và đây cũng là giai đoạn mà mối quan hệ của ta với các nước lớn có những điều đáng phải băn khoăn suy nghĩ, không những cho hiện tại mà có thể cả cho tương lai...
Bối cảnh quốc tế lúc này rất phức tạp, chiến tranh lạnh đã đi vào giai đoạn cuối, cả 3 nước lớn Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc đều có những chuyển đổi về chiến lược, từ chỗ đối đầu quyết liệt với nhau chuyển sang hoà hoãn tay đôi rồi tay ba. Cục diện chính trị luôn biến đổi ở châu Á - Thái Bình Dương tác động trực tiếp đến tiểu khu vực Đông Nam Á và nước Việt Nam ta. Khu vực Đông Nam Á lúc này cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ quan hệ đối đầu sang quan hệ đối thoại giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN. Hoàn cảnh này đúng ra (đòi hỏi) Việt Nam phải mạnh dạn sớm đổi mới tư duy về đối ngoại để có được một đường lối phù hợp với thực tiễn khách quan nhằm thoát ra khỏi thế cô lập, hoà nhập được với đà phát triển chung của khu vực và thế giới. Nhưng không ! Tư duy chính trị sơ cứng đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài. Chính vì thế, ngoại giao quãng thời gian này đã để lại trong tôi nhiều băn khoăn suy nghĩ về cái đúng, cái sai cái nên làm và cái không nên làm. Tôi nghĩ rằng nếu nghiên cứu một cách trung thực và có trách nhiệm những sự kiện của giai đoạn lịch sử này thì từ đây có thể rút ra những bài học bổ ích và đích đáng cho ngoại giao ta hiện tại và tương lai với mục đích tối cao là đảm bảo được lợi ích của dân tộc trong mọi trường hợp.
Vì vậy tài liệu này tôi viết làm 2 phần: Hồi ức và Suy nghĩ. Phần Hồi ức cố gắng ghi lại một cách khách quan và trung thực diễn biễn của các sự kiện trong thời gian 1975-1991 trên cơ sở những tư liệu và nhật ký công tác còn lưu giữ được. Còn phần Suy nghĩ dành cho những ý nghĩ của riêng tôi, những điều trăn trở của tôi khi nghiền ngẫm lại các sự việc đã trải qua. Những ý nghĩ hoàn toàn theo chủ quan, có thể sai có thể đúng.

23.1.2001
Bản thảo này đã được bổ sung và hoàn chỉnh ngày 22.05.2003
Trần Quang Cơ1


Hồi ký Trần Quang Cơ


0. HỒI ỨC VÀ SUY NGHĨ

1. VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 70 CỦA THẾ KỶ 20

2. MỘT NHIỆM KỲ ĐẠI SỨ KHÔNG TẺ NHẠT

3. ĐẠI HỘI “ĐỔI MỚI”

4. CP 87 VÀ BA TẦNG QUAN HỆ CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA

5. TỪ CHỐNG DIỆT CHỦNG ĐẾN “GIẢI PHÁP ĐỎ” !

6. MỘT BƯỚC TỰ CỞI TRÓI: ĐA DẠNG HOÁ ĐA PHƯƠNG HOÁ QUAN HỆ

7. TRUNG QUỐC UỐN MÌNH ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ CỤC

8. HIỆP MỘT CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ PARIS VỀ CAMPUCHIA

9. ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM

10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT

11. BỘ CHÍNH TRỊ ĐÁNH GIÁ CUỘC ĐÀM PHÁN THÁNG 6.90

12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN

13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ

14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?

16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ

17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN

18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

19. HIỆP 2 CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CAMPUCHIA

20. KẾT THÚC MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHƯNG LỊCH SỬ CHƯA SANG TRANG

21. PHỤ LỤC - NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TA




18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC


Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm TBT; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực BCT kiêm bí thư trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức uỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao... (thực ra những thay đổi về nhân sự trong BCT đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết). Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ.
Trước hết vấn đề đặt ra là ai sẽ thay anh Thạch giữ chức bộ trưởng ngoại giao ? Từ đầu tháng 7, tôi đã nhiều lần được triệu tập lên gặp TBT Đỗ Mười và Trưởng ban tổ chức trung ương Lê Phước Thọ (người thay Nguyễn Đức Tâm), để được thông báo và đả thông về dự định đưa tôi làm Bộ trưởng ngoại giao. Lần gặp sáng ngày 10.7.91, thấy tôi vẫn từ chối, Đỗ Mười đã hiểu lầm tưởng tôi không nhận vì chưa được vào BCT như Bùi Thiện Ngộ - người thay Mai Chí Thọ làm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ - nên hứa sẽ giải quyết chuyện đó sau khi nhận chức Bộ trưởng ngoại giao. Tôi nói chỉ vì lý do “sức khoẻ” mà xin không nhận: “45 năm nay tôi liên tục công tác, cố gắng làm tốt các công việc được giao, không từ nan. Song lần này không thể nhận. Tôi chỉ có nguyện vọng và làm nốt công việc thứ trưởng ngoại giao. Đề nghị các anh quyết định theo phương án chúng tôi đề nghị ngày hôm qua: cử anh Vũ Oanh hay anh Vũ Khoan. Nhân đây tôi xin phản ảnh tư tưởng chung của anh em cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao là có sự đối xử chưa công bằng với Ngoại giao”.
Vì sao tôi được người ta chọn để thay Nguyễn Cơ Thạch tuy biết rõ tôi có cùng quan điểm về chính trị đối ngoại với anh Thạch ? Tôi nghĩ có 2 lý do: một là, che đậy ý nghĩa chính trị của việc [thay thế anh]52 Nguyễn Cơ Thạch; hai là, cơ chế mới về đối ngoại sau Đại hội VII có khả năng vô hiệu hoá hoàn toàn mới chủ trương và hành động sai khác với quan điểm của mấy vị trong Ban Thường trực BCT mới.
Sau khi tôi được miễn, đã có một cuộc vânh động khá sôi nổi quanh vấn đề này. Những tên tuổi như Vũ Oanh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Vũ Khoan, Nguyên Dy Niên… được nói tới. Cuối cùng Nguyễn Mạnh Cầm, lúc đó đang là Đại sứ ta tại Liên Xô được chọn, mặc dù khi ấy ânh còn rất lưỡng lự.
Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của TBT Đỗ Mười, quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5.8.91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: ‘Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh’. Lê Đức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Hôm sau, Hồng Hà với tư cách Trưởng ban Đối ngoại tiếp Đại sứ Campuchia Ouch Borith, đã thông báo: “Theo sự phân công của BCT Việt Nam, từ nay đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà sẽ phụ trách việc thảo luận giải pháp Campuchia và các vấn đề liên quan. Nếu lãnh đạo Campuchia muốn bàn các vấn đề trên thì đề nghị quan hệ và thảo luận trực tiếp với 2 đồng chí đó.
Ngày 9.7.91, vừa được bầu làm TBT, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước. Trước đó ít ngày–ngày 11.6.91 – Bộ Ngoại Giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao hai nước. Ngày 17.7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5.8 đến 10.8. Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp thứ trưởng ngoại giao… Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ “đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà. Hồng Hà lúc đó là bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một thứ trưởng ngoại giao là uỷ viên TƯ đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.
Ngày 28.7.91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Đại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành TƯ mới..., Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8.91, Giang tỏ ý hài lòng: “Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam”.
Đặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Đại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Đức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Đôn Tín tới 2 lần, chiều 29.7 và tối 31.7 để tạ lỗi (?). Mở đầu cuộc gặp chiều 29.7, Lê Đức Anh đã nói: “Năm ngoái khi đồng chí Từ Đôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra (!) Đồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và của tôi... Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm”. Còn Từ thì cũng mượn dịp này để than phiền về đại sứ Đặng Ngiêm Hoành: “Một năm nay đồng chí ấy không gặp tôi, trừ khi gặp ở các cuộc chiêu đãi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp đồng chí Hoành kể từ tháng 6 năm ngoái” (sự thực là phía Trung Quốc đã có thành kiến với anh Hoành từ trong cuộc đàm phán tháng 6.90 ở Hà Nội). Từ không quên nhắc đến điều kiện không thể thiếu có thể bình thường hoá quan hệ với Việt Nam: “Tôi rất hoan nghênh đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà là từ nay không nói diệt chủng nữa. Khi về Hà Nội nếu gặp Campuchia đề nghị các đồng chí cũng nói ý này... Nếu các đồng chí lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc mà cái đuôi Campuchia vẫn còn thì chúng tôi khó nói với nhân dân. Mong vấn đề Campuchia được giải quyết thì khi bình thường hoá quan hệ chúng tôi có thể ăn nói với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới”.
Để dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8.91, tối 31.7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Đôn Tín: “Đồng chí Lê Đức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sử” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với BCT để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc. Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò LHQ thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”. Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại !
Sau khi ở Trung Quốc về, ngày 4.8.91, Lê Đức Anh và Hồng Hà gặp tôi và Nguyễn Dy Niên tại Văn phòng TƯ Đảng để chuẩn bị cho Niên đi đàm phán với Trung Quốc. Sau khi anh Niên đọc bản đề án của Bộ Ngoại Giao, tôi nói: “Anh Hoành (đại sứ ta ở Trung Quốc) vừa điện về phía Trung Quốc thông báo có 3 buổi làm việc nhưng họ nói có thể làm một buổi là xong. Chắc chắn Từ Đôn Tín sẽ đưa văn bản buộc chúng ta phải thoả thuận. Nếu ta nhận, họ sẽ xì ra cho các nước P5, ASEAN và bạn Campuchia. Ta sẽ ở vào thế phản bội đồng minh, phản bội bạn bè. Nếu ta đòi sửa văn bản của Trung Quốc thì sẽ không ra được văn bản, đàm phán sẽ thất bại. Chúng tôi đã xem lại biên bản thấy Trung Quốc gắn rất chặt vấn đề Campuchia với việc bình thường hoá quan hệ, vẫn coi Campuchia là điều kiện. Trung Quốc rất khôn, khi gặp cấp cao chỉ tập trung vào vấn đề quan hệ hai nước, còn cái xương để lại. Gặm cái xương này, chúng ta phải giải quyết vấn đề có tính nguyên tắc. Ta quyết tâm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhưng không được phá quan hệ với Campuchia và không được để thế giới thay anh Việt Nam là người tráo trở”. Biết tôi quá gai góc, không chịu chấp nhận ý đồ thoả hiệp vô nguyên tắc với Trung Quốc, Lê Đức Anh và Hồng Hà chỉ nói chung chung về chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Hồng Hà nói: “Tinh thần tôi nắm được là ý Trương Đức Duy và Từ Đôn Tín đều lo cuộc gặp thứ trưởng thất bại. Từ có hỏi: Không biết đồng chí thứ trưởng nào gặp tôi có nắm được tinh thần này không ?” Tôi liền bảo: “Như vậy càng rõ là họ có yêu cầu cao nên họ sợ ta không thể chấp nhận được”. Hồng Hà nói: “Tôi hiểu họ muốn bình thường hoá quan hệ là chính nên họ lo”. Tôi đáp: “Về mặt này thì phải nói là Việt Nam lo hơn vì Việt Nam mót bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc hơn.” Vào cuối buổi họp, Hồng Hà nói: “Chuyến đi của anh Niên là thuận lợi, sau chuyến đi của anh Lê Đức Anh. Anh Niên cũng là nhân vật mới, không có “tiền sử”. Khi nhắc đến tháng 6.90 họ rất cay cú”. Lê Đức Anh thêm vào: “Sau tháng 6.90 lại có phát biểu với báo chí của hai bên nên càng tích tụ thêm, gắng thêm”. (ý nói đến lần sau đàm phán tháng 6.90, giữa tôi và Từ Đôn Tín có sự phê phán nhau trên báo chí). Và đến chiều, khi họp Thường trực BCT bàn về việc đàm phán với Trung Quốc họ chỉ triệu tập anh Niên, không triệu tập tôi.
Được biết trong cuộc họp này TBT Đỗ Mười đã khẳng định là không nên vì vấn đề Campuchia mà cản trở việc bình thường hoá quan hệ của ta với Trung Quốc. Về vấn đề Campuchia, họ chỉ thị cho anh Niên thoả thuận với phía TQ:
1. Không nói về vấn đề diệt chủng. Lê Đức Anh nói phải dứt khoát thôi vấn đề diệt chủng. Và TBT Đỗ Mười nhấn thêm: “Nếu nói vấn đề diệt chủng từ là đồng minh với Mỹ chống Trung Quốc” (!)
2. Nâng cao vai trò SNC Campuchia, hạ thấp vai trò LHQ.
3. giảm quan các bên Campuchia 50%
Để đảm bảo cuộc đàm phán không đi chệch khỏi quỹ đạo đã dàn xếp trước với Trung Quốc. Hồng Hà còn để Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại, ở lại Bắc Kinh để tham gia đoàn đàm phán, thực chất để giám sát Nguyễn Dy Niên có theo đúng những điều họ đã thoả thuận trước với Trung Quốc không.
Ngày 10.8.91, sau khi cái gọi là cuộc đàm phán này đạt kết quả đúng ý Trung Quốc (hoan nghênh Sihanouk giữ chức chủ tịch SNC, ủng hộ văn kiện khung của LHQ về giải pháp Campuchia), vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Mạnh Cầm thay Nguyễn Cơ Thạch làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham nhận tiếp Nguyễn Dy Niên và ngỏ lời mời tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Trung Quốc ngày 16.9.91 để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung – Việt ở Bắc Kinh.
Ta đã dự kiến sau cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ sang PhnomPenh thông báo cho bạn Campuchia nhưng tối 18.8.91 Hồng Hà lại gọi điện chỉ thị: “Theo ý kiến đồng chí Lê Đức Anh, anh Niên không phải đi Campuchia thông báo với bạn nữa và cũng không thông báo cho bất cứ ai về cuộc đàm phán ở Bắc Kinh vừa qua” (mặc dù phía TQ đã thông báo cho các nước ASEAN và các nước phương Tây rồi). Và còn nói thêm: “Từ nay trở đi, trên giấy trắng mực đen dùng ghi ý đồ của Trung Quốc nữa (?) vì vấn đề này BCT đã nắm rồi.”
Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10.11.91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2.79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.


Bản dịch sang tiếng Trung

越共七大与越中正常化--陈光基回忆录之十八 (2009-09-07 14:25:08)

1991年7月19日﹐ 杜梅刚被选为总书记便会见中国大使张德维, 并表示想派遣特派员前往北京报告第七届党大会情况以及交换关于两国关系正常化事宜的意见。在此几日前﹐ 即1991年6月11日﹐ 我外交部亦曾会见中国大使提议召开两国副部长级谈判。7月17日﹐ 中国回复同意副部长级会谈将自8月5日至8月10日于北京进行。两日后﹐ 中国又回复同意接受我特派员前往北京会见中国领导人﹐ 但把副部长级会谈压后在党特派员的会见之后……。 此事可看到中国一方面想与我两级领导人的会面﹐ 另一方面又意图利用与我特派员所达到的协议来打压外交副部长会谈。为大肆宣传﹐ 中国曾提议取消 “ 特派员 ”一词﹐ 代之为 “ 越南共产党中央执行委员会特别代表团 ” ﹐ 尽管团中只有黎德英与红河两名主要成员。红河该时是中央书记﹐ 负责对外事务。代表团助理是郑玉泰 ( Trịnh Ngọc Thái )﹐ 党对外联络部副部长。我记得当时外交部曾提议派一位任中央委员的副外长随团同行以便可掌握某些情况, 为紧接着举行的副外长会谈作有所准备,但被拒绝了。越驻华大使邓严横亦不能参与代表团的每项活动﹐ 而当时中国驻越大使张德维却有份参与代表团在中国的各个活动。

1991年7月28日﹐ 代表团来到北京并在几日后曾与乔石、李鹏、江泽民会面,并向他们详细报告党第七届大会情况﹐ 甚至连不同的意见﹐ 讨论过程﹐ 大会重要议程的争论与表决事宜﹐ 以及新的中央执行委员会的人事结构等等都提及。…… 江泽民、李鹏表示关心将于1991年8月举行国会会议产生的越南新外长 ( 代替阮基石 ) 由谁担任的问题。江 ( 泽民 ) 欢心表示﹕ “ 从心底里﹐ 我极力欢迎越南同志第七届党大会的结果。”

值得特别一提﹐ 尽管代表团是以会见中国领导人报告党第七届大会情况和提及两国关系的事宜﹐ 但黎德英与红河于7月29日下午与7月31日晚上两次主动提出会见徐敦信来谢罪 。黎德英在7月29日下午会见时首先开口﹕ “ 去年徐敦信同志来到越南曾发生一些由我们制造的龃龉与不欢( ! ) 阮文灵同志和我们知晓后亦不愉快。今日与您见面﹐ 我代表阮文灵同志、杜梅同志, …… 与我的感受…… 我们关系中发生龃龉是件令人心痛之事﹐ 尤其是共产党人之间。旧的乐曲已成过去﹐ 希望各位同志放心。” 徐敦信趁机抱怨邓严横大使 ﹕ “ 一年了他不来见我﹐ 除非在各次招待会上。自去年6月起﹐ 此是我首次与邓严横同志会面。 ” ( 事实上中方自1990年6月河内谈判上便对邓严横有成见 ) 徐亦不忘重提与越南关系正常化的不可缺乏的条件 ﹕ “ 我非常欢迎黎德英同志与红河同志自今起不再提 ‘ 毁灭种族 ‘ 了。当回到河内,若见到柬埔寨人,请同志们亦提及此事…… 若越南同志来到中国还带着那个柬埔寨的尾巴﹐ 那么我们难于向人民交代。希望柬埔寨问题得到解决﹐ 那么实现关系正常化﹐ 我们可坦然向中国人民与世界人民交代。”

为1991年8月在北京举行的副部长级会谈铺路﹐ 7月31日晚﹐ 红河对徐敦信保证﹕ 黎德英与我将直接向阮易年 ( 阮被指定与中国会谈, 只是他从未与中国有 “ 前尘旧事 ” ) 副部长在前往中国前做预备工作。我们向政治局报告, 提议定出不仅是会谈的内容﹐ 而且还要涉及工作的精神与态度的问题。我们的精神首先是保证会面成功。” 在保证不再提及毁灭种族问题后﹐ 红河问徐﹕ “ 我想问, 除了毁灭种族问题之外﹐ 那么两个棘手的问题是柬埔寨各方军队的问题以及联合国角色的问题将是如何的解决呢 ? 我想知道以便使越中北京副部长会谈将会取得好的成果。” 在谈判之前向对方征求意见和解决问题的方向来进行谈判, 确实是外交史上绝无仅有之事 !

从中国返回后﹐ 1991年8月4日﹐ 黎德英与红河在党中央办公室会见我与阮易年﹐ 谈及为阮易年前往中国谈判做准备之事宜。在阮读完外交部的提议方案后﹐ 我说﹕ “ 横兄 ( 越驻华大使 ) 刚致电说,中国通知将进行三轮的会谈﹐ 但他们又说一轮会谈便可。肯定是徐敦信带出已定好的文件强逼我们接受。若我们接受﹐ 他们将向其它的联合国常任理事国、 东盟以及柬埔寨 ( 人民共和国 ) 展示文件。我们将处于背叛盟友、国际朋友的地位。若我们要求改变中国提出的方案﹐ 那么将达不到任何协议﹐ 谈判将失败。我们曾经重阅中国提出的方案﹐ 中国把柬埔寨问题与两国关系正常化紧密连接﹐ 他们仍然把柬埔寨问题视为条件。中国很精明﹐ 在最高领导人会晤是他们说集中谈及两国关系正常化﹐ 把那些骨头留下。啃这个骨头﹐ 我们要有原则来解决那个问题。我们要与中国关系正常化, 但不能破坏与柬埔寨的关系﹐ 不能让世界人民说越南是背叛者。” 明知道我是个态度强硬的人﹐ 不愿在和中国谈判时无原则的接受的的人﹐ 黎德英与红河仍只泛泛的谈及他们北京之行。红河说﹕ “ 据我所知﹐ 张德维与徐敦信皆担心副部长级谈判失败。徐有问﹕ “ 不知我将要见的那位副部长,明白这个意思否 ? ” 我即刻说﹕ “ 那么就证明他们提出的要求过高﹐ 故此他们才顾虑我们不接受。” 红河说﹕ “ 我知晓他们正是希望关系正常化﹐ 所以才担心。” 我答道﹕ “ 在此方面﹐ 应该说是越南顾虑多些﹐ 因为越南想与中国关系正常化多些。” 会议结束前﹐ 红河说﹕ “ 在黎德英启程去北京后﹐ 年兄之行应该是顺利的。年兄又是个新人﹐ 没有 “ 前尘旧事 ” 之虑。当提及90年6月之事﹐ 他们心中仍有条刺。” 黎德英说﹕ “ 在90年6月事件后﹐ 又对双方的传媒发表意见﹐ 令到问题更积累起来﹐ 关系更紧张。” ( 意指在90年6月谈判后﹐ 我与徐敦信在报刊上互相指责之事 ) 。会后,到了下午﹐ 当政治局常务会议召开谈及与中国谈判的问题时﹐ 他们只传叫阮易年参与﹐ 不再叫我。
http://blog.sina.com.cn/s/blog_55a231f40100epox.html



    1950年1月18日,越南与中国建交。

    1962年夏,胡志明主席、阮志清同志到中国,要求向越南南方人民武装力量提供军事援助。在长期的革命斗争中,中国向越南提供的援助,总额达200多亿美元。先后派出工程、防空部队32万多人,专家、顾问2万多人。

    1971年3月5至7日:中国总理周恩来及叶剑英同志率中国党政代表团访越。
    1991年9月,越南外交部长阮孟琴访问中国。
    1991年11月5日,越共中央总书记杜梅、部长会议主席武文杰率领越南高级代表团对中国进行正式访问。11月10日中越两国发表联合公报。
    1992年2月14日,在越访问的中国国务委员兼外长钱其琛和越南外长阮孟琴签署了两国经济合作协定和互免签证协定。
    1992年11月30日至12月4日,中国总理李鹏对越南进行了正式友好访问。双方发表的联合公报说,双方主张在和平共处五项原则的基础上,建立和平、稳定、公正、合理的国际新秩序。
    1993年11月9日至15日,越南国家主席黎德英访问中国。
    1994年2月21日至3月1日,越南国会主席农德孟访问中国。
    1994年11月19日至22日,中国国家主席江泽民对越南进行正式友好访问。22日双方发表了《中越联合公报》。
    1995年11月26日至12月2日,越共总书记杜梅对中国进行正式友好访问。
    1996年11月17日:应越南国会主席农德孟的邀请,中国全国人大常委会委员长乔石对越南进行为期5天的正式友好访问。
    1997年7月14日至18日,应中共中央总书记、国家主席江泽民的邀请,越南共产党中央委员会总书记杜梅对中国进行正式友好访问。
    1998年10月19日至24日,越南总理潘文凯访问中国。
    1999年2月25日至3月2日,越共中央委员会总书记黎可漂对中国进行正式友好访问。25日,中共中央总书记、国家主席江泽民会见了黎可漂,双方表示要尽早谈判解决两国边界领土问题,并一致同意在1999年签署两国陆地边界条约。双方确认要按照“平等互利、注重效益、讲求质量、形式多样、共同发展”的原则进一步扩大两国的经贸和科技合作,以利两国的共同繁荣和发展。两国签署了《中越经济技术合作协议》。
    1999年12月1至4日,中国总理朱镕基对越南进行正式访问。3日,中越就两国陆地边界谈判达成共识。12月30日,中国外交部部长唐家璇前往越南,同越南政府副总理兼外长阮孟琴代表两国正式签署了《中华人民共和国和越南社会主义共和国陆地边界条约》,2000年7月6日,双方互换条约批准书,条约生效。
    2000年4月4日至10日,越南国会主席农德孟对中国进行正式友好访问。
    2000年9月25至28日,越南总理潘文凯对中国进行工作访问。
    2000年12月25至29日,越南国家主席陈德良对中国进行正式友好访问。访问期间,中越双方签署了《中华人民共和国和越南社会主义共和国关于新世纪全面合作的联合声明》、《中华人民共和国和越南社会主义共和国关于两国在北部湾领海、专属经济区和大陆架的划界协定》、《中华人民共和国政府和越南社会主义共和国政府北部湾渔业合作协定》、《中华人民共和国政府和越南社会主义共和国政府和平利用核能合作协定》以及《新华通讯社和越南通讯社新闻合作协定》等。
    2001年4月18日,中共中央政治局常委、国家副主席胡锦涛率中共代表团出席越共第9次全国代表大会。
    2001年9月,李鹏委员长访问越南。
    2001年11月30日至12月4日,越共中央总书记农德孟对中国进行正式友好访问,中越双方发表联合声明。
http://news.xinhuanet.com/ziliao/2002-02/25/content_288875.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.