Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/09/2014

Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng (bài Dương Trung Quốc)

Bài viết của ông Dương Trung Quốc thường không rõ nguồn trích dẫn, tài liệu tham khảo. Luôn ở hình dạng giống một bài báo phổ thông.

Bài gốc có tên là "Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Đã thấy cả gần chục năm trước, ngay trên không gian mạng.

Nhân triển lãm CCRĐ, vừa khai mạc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa bài về trang web của mình, và đổi tên thành "Nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Với lời dẫn đại khái là trân trọng bài viết.


Ở dưới, để lưu tư liệu, đưa cả bản vừa đăng trên website của Bảo tàng (lên trên), và cả bản đã đăng trên website ĐCSVN (đã đăng năm 2006).

Nếu muốn đọc, nên đọc ngược (tức đọc mục 2 trước, rồi đọc lại mục 1 sau).

---

LƯU TƯ LIỆU


Gồm hai văn bản đánh số 1 (tháng 9 năm 2014) và 2 (năm 2006).




1. Bản vừa đăng trên website Bảo tàng

Cập nhật: 4:15 PM GMT+7, Thứ hai, 08/09/2014



Lời BBT:“Nửa thế kỷ dân cày có ruộng” được nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, hệ thống lại quan điểm, chính sách về ruộng đất, về nông dân của Đảng từ ngày thành lập (năm 1930) trở về sau này, trong đó tác giả đánh giá: Cải cách ruộng đất cũng là một cái mốc tượng trưng cho việc thực hiện mục tiêu lịch sử "người cày có ruộng". Bài viết đã được công bố cách đây gần chục năm, nhưng những nhận định, đánh giá một cách khách quan, khoa học và rất chân thực của một người làm sử về ý nghĩa cao cả của mục tiêu “Ruộng đất cho dân cày” vẫn còn nguyên giá trị. Nhân dịp BTLSQG tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957”, BBT xin trân trọng giới thiệu đến Quý độc giả bài viết rất có ý nghĩa này.

Nếu phải chọn lấy một đặc trưng tiêu biểu nhất của thế kỷ XX trong toàn bộ tiến trình vận động của lịch sử dân tộc Việt Nam thì không thể nào khác, đó là sự xác lập chính thể Dân chủ. Chiến thắng giặc ngoại xâm, lớn nhỏ khác nhau nhưng đã nhiều lần lịch sử dân tộc ta được chứng kiến ở nhiều thế kỷ khác nhau, và thật khó so sánh rằng 3 lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII hơn hay kém oai hùng so với chiến công đánh thắng hai đế quốc to ở thế kỷ XX?…Nhưng có một điều chắc chắn là duy nhất chỉ có ở thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam mới được hưởng cái thành quả chung của nền chính trị nhân loại bằng chính sức của mình gây dựng, đó là chính thể Dân chủ được xác lập từ Cách mạng Tháng Tám 1945.
Đầu thế kỷ XX, đã có một trào lưu Duy tân từ thế giới thổi dọc đất nước nhen lên khát vọng dân chủ cho một dân tộc có đa số là nông dân đang chịu ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến. Trng khi số đông các nhà yêu nước chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân thì chỉ có những người cộng sản là chú trọng đến một vấn đề rất quan trọng là làm sao huy động được hơn 90% dân chúng là nông dân vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đương nhiên, mục tiêu trực tiếp của một cuộc cách  mạng dân chủ là thủ tiêu chế độ quân chủ. Chính vì thế, nếu khẩu hiệu đánh đổ vua quan chuyên chế của nhà ái quốc Phan Châu Trinh đã từng mang lại cho cụ lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với một chiến sĩ tiền phong trong phong trào dân chủ, nhưng không tổ chức được lực lượng cách mạng, thì khẩu hiệu "ruộng đất cho dân cày" duy nhất do những người cộng sản đưa ra đã trở thành sức hấp dẫn thu hút đông đảo tầng lớp đông đảo nhất của xã hội Việt Nam là nông dân đi theo cách mạng. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 là bằng chứng. Nhưng phương thức để mang lại ruộng đất cho dân cày thì có những cách khác nhau.
Nếu như Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị  hợp nhất để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã đưa ra "Chánh cương vắn tắt", khi đề  cập tới "thổ địa cách mạng" chỉ đưa ra mục tiêu "thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo" và "bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo", còn trong "Sách lược vắn tắt" thì chỉ "đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến"…thì Cương lĩnh của Tổng Bí thư Trần Phú mang từ Quốc tế Cộng sản đến Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất (10-1930) lại đề cao đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, đã "thủ tiêu" các Văn kiện đã được Hội nghị hợp nhất thông qua. Luận cương này đặt rõ mục tiêu "tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về Chánh phủ công nông" (Luận  cương chánh trị); coi quan điểm của Chánh cương, sách lược vắn tắt là "sai lầm chính trị và nguy hiểm".
Cũng chính vì Luận cương 10-1930 "coi địa chủ là cừu địch của nông dân mà đã thế thì phải đánh đổ và thâu hết ruộng đất của chúng nó" nên đã này sinh quan điểm cực đoan "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" khiến cho cao trào nổi dậy của nông dân ở Nghệ - Tĩnh những năm 1930-1931 đã thể hiện chí khí cách mạng vũ bão của người nông dân nhưng chịu thất bại trước bạo lực của kẻ thù vì đã làm nhụt dũng khí đoàn kết toàn dân của mình…
Lịch sử chứng minh rằng, không phải bằng sức mạnh đấu tranh giai cấp mà bằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tập hợp quanh Cương lĩnh Việt Minh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh mà dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập và người nông dân có cơ hội thực hiện ước mơ ngàn đời của mình. Điều đáng ghi nhớ là chính cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do những người cộng sản của Hồ Chí Minh cùng sự góp sức của toàn dân đã xác lập quyền Dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là đỉnh cao của Dân chủ, là thành tựu sáng chói của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh hiểu lòng dân muốn gì sau khi đất nước đã độc lập. "Có độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc là vô nghĩa", phát biểu đầu tiên của vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho thấy việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân mới là mục tiêu tối cao và tối hậu của cách mạng. Quan niệm về hạnh phúc có thể là vô biên, nhưng với người nông dân lúc đó và đời nào cũng vậy, trước mắt là ruộng đất.
Hiểu người dân quê và ý thức được vai trò của người nông dân trong lịch sử, hơn ai hết là Hồ Chí Minh. Sinh ra từ một làng quê nghèo của cải nhưng giàu lòng yêu nước; chứng kiến và tham gia ủng hộ Phong trào chống thuế của những người nông dânTrung Kỳ (1908); tham gia Ban chấp hành và sáng lập tổ chức Quốc tế Nông dân của Quốc tế Cộng sản; chọn Luận án nghiên cứu "Về vấn đề nông dân và ruộng đất ở Đông Dương"
Do vậy, khi trở thành người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ là cứu đói và tăng gia sản xuất để khắc phục hậu quả của nạn đói tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của hai triệu đồng bào chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ. Tấm bằng khen đầu tiên giành cho thành tích của người nông dân đắp đê chống lụt. Những sắc lệnh đầu tiên được ký là bãi bỏ các thứ thuế đánh vào người nông dân: thuế thân, thuế chợ, thuế đò. Một trong những văn bản ngoại giao đầu tiên là "sẵn sàng gửi 50 thanh niên Việt Nam ưu tú sang học hỏi kỹ nghệ canh nông Hoa Kỳ" (Thư gửi Tổng thống Mỹ tháng 11-1945).
Người đứng đầu Nhà nước Việt Nam khẳng định "Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc, trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông cậy vào người nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn…nông dân giàu có thì nước ta giàu. Nông  nghiệp thịnh thì nước ta thịnh" (tháng 11-1946).
Để phát huy nền nông nghiệp và cải thiện từng bước đời sống của người nông dân những vẫn giữ vững được khối đại đoàn kết toàn dân, làm nền tảng cho  sự nghiệp Kháng chiến và Kiến quốc, công việc đầu tiên của Hồ Chí Minh là ra Thông tư (13-11-1945) giảm 25% địa tô với tá điền và những người cấy rẽ, cấy thuê. Trước cách mạng, người nông dân chiếm hơn 90% dân số chỉ có 30 % ruộng đất, do vậy thông tư trên đã bước đầu giảm bớt sự đói nghèo cho những người nông dân không có ruộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng đó là cách mang lại sự công bình, lợi cho cả điền chủ và nông dân. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, Thông tư giảm 20% địa tô được nâng lên thành Sắc lệnh (14-7-1949), bổ sung thêm nội dung giảm tức (vay nặng lãi bằng tiền hay thóc rất phổ biến trong nông thôn lúc đó) và một Sắc lệnh tiếp theo bắt đầu tạm cấp ruộng đất thu của Việt gian và các chủ đồn điền thực dân. Đầu năm 1950 số ruộng tạm cấp được bổ sung thêm bằng số đất vắng chủ trong vùng tự do; rồi qua năm 1952, Chính phủ lại ban Điều lệ tạm thời về việc chia công điền nhằm quan tâm đến những người nông dân nghèo thiếu ruộng. Cần lưu ý là trong thời chiến tranh, tất cả đều coi là"tạm cấp" để khi có điều kiện nhà nước sẽ có một bộ luật hoàn chỉnh hơn. Nhờ vậy mà cho tới năm 1953 đã có hơn 300.000 ha đã được tạm cấp cho nông dân, tức là gấp rưỡi số ruộng được chia cho nông dân thời Cải cách ruộng đất. Ở Nam Bộ là nơi không thực hiện Cải cách ruộng đất còn được bổ sung vào số đất cho điền chủ được vận động hiến điền số ruộng đã tạm chia cho nông dân lên tới  hơn 560.000 ha cho ngót 520.000 nông dân trong độ tuổi lao động. Như  vậy với phương thức tạm cấp như vậy, từng bước tư liệu sản xuất đã đến tay người nông dân mà không phương hại đến khối đoàn kết toàn dân đang hợp sức tiến hành cuộc kháng chiến. Trong thực tế vấn đề "Cải cách thổ địa" cũng đã có lần được đưa ra bàn trong Chính phủ, cũng như trong Đại hội Đảng lần thứ II (3-1951), nhưng mới chỉ có thiu số và không được thông qua…
Nhưng từ giữa năm 1953, vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng: chuyển sang thời kỳ Tổng phản công. Phải huy động cao nhất mọi nguồn lực không chỉ ở trong nước "nông dân là quân chủ lực",  mà còn phải tranh thủ tối đa sự viện trợ đặc biệt là vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc, là hai quốc gia trụ cột của phe Xã hội chủ nghĩa, cũng là hai nước đều đòi hỏi chúng ta phải thực hiện Cải cách ruộng đất như một biểu thị cho tính cách mạng…Tất cả đã tạo ra  một áp lực cho việc Quốc hội thông qua một bộ Luật Cải cách ruộng đất (12-1953). Đây cũng là bộ luật đầu tiên được soạn thảo kể từ khi ban hành Hiến pháp (năm 1946).
 Dương Trung Quốc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)






Cập nhật: 2:43 PM GMT+7, Thứ năm, 11/09/2014



Những gì đã diễn ra sau 5 chiến dịch phát động kéo dài hơn 2 năm sau ngày kháng chiến toàn thắng (1956) đã trở thành một thời đoạn lịch sử được ghi nhận là một cuộc vận động của nông dân "long trời lở đất" như cách ví của bộ máy tuyên truyền đương thời, với nhiều bài học lịch sử đa chiều. Những sai lầm trong tổ chức thực hiện kết hợp với chiều hướng khuynh tả trong chủ trương "chỉnh đốn tổ chức" đã mang lại tổn thất to lớn và hằn sâu trong ký ức một thời: "không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm…" (Tố Hữu, Nhớ lại một thời (Hồi ức), Nxb Hội Nhà văn, H.2000, tr.278).
Nhưng, đừng bao giờ quên ý nghĩa cao cả của mục tiêu "ruộng đất cho dân cày" và Cải cách ruộng đất chỉ là một bước hoàn toàn không trọn vẹn. Những gì diễn ra trước đó cho thấy có một lượng ruộng đất rất lớn (gấp rưỡi số đất được chia trong Cải cách ruộng đất) đã được tạm cấp cho nông dân mà không phải "đấu tố" nhưng những người dân cày truyền kiếp nghèo khổ được nhận ruộng lại là một nguồn lực vô cùng to lớn đối với chiến trường đang cần đến sự hy sinh để giành thắng lợi quyết định. Hình ảnh những người nông dân mặc áo lính ngồi trong chiến hào ở Điện Biên Phủ trước giờ xuất trận đọc lá thư nhà báo tin gia đình nhận ruộng để chỉ trong chốc lát là họ xông lên trước  mũi tên, hòn đạn của quân thù giúp ta hiểu được phần nào cái ý nghĩ lớn lao đó. Rồi sau chiến thắng Điện Biên Phủ, việc người nông dân Thanh Hoá đói to vì đã dốc cả thóc giống lên chiến trường cho thấy sự  hy sinh vô bờ bến của người nông dân với nghĩa của cả dân tộc…Dẫu sao thì Cải cách ruộng đất cũng là một cái mốc tượng trưng cho việc thực hiện mục tiêu lịch sử "người cày có ruộng".
Nửa thế kỷ sau, khi nhắc đến Cải cách ruộng đất cũng đừng quên một bài học  ngày càng sâu sắc về một tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám nhận lỗi trước nhân dân, dựa vào nhân dân để sửa sai của một tổ chức cách mạng. Bài học vô tiền khoáng hậu về một Tổng Bí thư từng có công đầu trong cuộc Cải cách ruộng đất đã từ chức để rồi phấn đấu, ngót ba thập kỷ sau lại trở về cương vị Tổng Bí thư góp phần quan trọng khởi động cuộc Đổi mới.
Sau chiến thắng Điện Biên, trong đó có công tích rất lớn của lực lượng chủ lực là nông dân, lịch sử còn ghi nhận một thành tựu mà ít ai còn nhớ. Có ruộng đất trong tay, người nông dân đã đẩy năng suất lên những kỷ lục mới: nếu như trước cách mạng (1945) năng suất ở Bắc Bộ trung bình khoảng 13-15 tạ/ha thì đầu năm sau sửa sai (1957) đã đạt 17 tạ/ha, rồi 20,5 ta/ha (1958) và gần 23 tạ/ha (1959) đứng đầu năng suất trong khu vực Đông Nam Á.
Cách mạng đã đem lại  cho người nông dân cái  điều mà họ mơ ước từ  ngàn đời, nhưng cách mạng lại muốn đem đến cho họ cái điều tốt đẹp mà chưa bao giờ họ biết tới, viễn cảnh về một lý tưởng cao cả mà các nhà nho Phương Đông từng nghĩ tới một "thế giới đại đồng" và các nhà lý luận phương Tây gọi đó là Chủ nghĩa Xã hội. Mà bước đi đầu tiên để hướng tới đó là Tập thể hoá. 15 năm tiến hành công cuộc cải  tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc (1960) rồi tiếp đó thêm 5 năm trên cả nước (1976-1980) đã để lại một dấu ấn không phai mờ của một chủ nghĩa anh hùng cách mạng về sức chịu đựng và sự hy sinh của người nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Những hình ảnh người nông dân đem tất cả những phương tiện sản xuất (tài sản truyền đời và thành quả cách mạng) để đưa vào Hợp tác xã trở thành Sở hữu tập thể…Rồi hình ảnh thời chiến, trai làng lên đường ra mặt trận, gái làng "ba đảm đang" gánh vác việc làng v.v…Lịch sử đã chứng kiến một nông thôn gồng mình gánh việc nước bảo đảm cho chiến thắng, nhưng nảy sinh biết bao mâu thuẫn mà chủ yếu  tập trung ở hai vấn đề cơ bản: quan hệ giữa con người (người sản xuất) với ruộng đất (tư liệu sản xuất); giữa con người (xã hội) với con người (bộ máy quản lý) khiến hệ quả của nó là năng suất thấp và thiếu dân chủ. Những mâu thuẫn ấy đã đẩy nông thôn, sản xuất nông nghiệp đến sự khủng hoảng nghiêm trọng ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước: một quốc gia nông nghiệp triền miên thiếu ăn và nhập khẩu lúa gạo, trong khi các con số thống kê cho thấy, cuối thế kỷ XIX từ đây đã xuất hơn nửa triệu tấn gạo, và trước chiến tranh thế giới thứ Hai đã xuất hơn nửa triệu rưỡi tấn gạo trong khi nhà nước cũng gồng mình gánh nông thôn bằng một sự bao cấp không nhỏ: từ hạt thóc giống, thuốc trừ sâu…phát không đến thư viện và một nền giáo dục không thu tiền…
Cứu cánh đối với người nông dân, nông thôn và sản xuất nông nghiệp lại bắt đầu từ cái mảnh đất 5% nhỏ nhoi mà mỗi hộ nông dân được giao. Nếu 95% ruộng đất, người nông dân làm việc theo tiếng kẻng hờ hững bao nhiêu thì trên cái mảnh đất 5% tuy chưa phải là sở hữu của mình nhưng người nông dân đã tìm thấy lợi ích và dồn sức lực cũng như tình yêu cho nó. Ở bất kỳ đâu năng suất ở 5% này cũng cao hơn hẳn, mang lại hơn nửa số thu nhập cho người nông dân hơn 95% còn lại…Khoán chui bắt đầu từ Hải Phòng (An Hải,Yên Lãng) từ năm 1962; năm 1966, Ban Bí thư đã ra Thông tư 176 đề cập tới "3 khoán"; đầu năm 1967, Bác Hồ về Thái Bình đã đề cập tới việc thực hành dân chủ và tài chính công khai; năm 1967, Bí thư Vĩnh Phúc Kim Ngọc phá rào bằng phương  thức "khoán gọn", "khoán hộ", thực chất là giao  lại quyền sở hữu sử dụng đất cho dân cày… Nhờ đó sản lượng tăng gấp 4 lần hai năm trước  đó (1965). Lo lắng làm ăn cá thể sẽ từng ngày từng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, "khoán Kim Ngọc" bị phê phán để rồi 10 năm sau, chỉ thị 100 mới ban hành thực hiện Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Nông thôn, nông nghiệp và người nông dân bắt đầu chuyển mình…cùng cả nước bước vào Đổi mới (Đại hội VI, năm 1986) để tự "cởi trói".
"Việc phân chia ruộng đất quê manh mún, tệ rong công phóng điểm, tình trạng phân phối lương thực và thu nhập bình quân…giành quá nhiều khoản bao cấp cho xã hội, bao cấp quá giá và nạn chuyên quyền độc đoán, mất đoàn kết, mất dân chủ, tham ô, lợi dụng của cán bộ nhà nước đang làm cho xã viên thiếu phấn khởi gây trở ngại cho sản xuất phát triển", đó là nhận định của Nghị quyết 10 (5-8-1988) khi nhìn nhận nguồn gốc sự suy thoái  của phong trào Hợp tác hoá thập kỷ 80. Với nghị quyết này, đất canh tác đã tập thể hoá được giao hẳn cho hộ xã viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được làm chủ hoàn toàn số nông sản làm ra theo cơ chế kinh tế thị trường…Công cuộc Đổi mới thực sự mở ra cho người nông dân. Không còn 5% nữa mà là 100% đất được giao vào tay người nông dân lại cho chúng ta thấy một sự thần kỳ mới.
Mới năm 1986, nước ta còn phải nhập 534.000 tấn gạo, năm 1988: 395.900 tấn gạo, thì ngay những vụ thu hoạch đầu tiên sau Nghị quyết 10, người nông dân Việt Nam đã đưa sản lượng lên ngót 20 triệu tấn và giành ra 1,4 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Con số ấy cứ tăng dần cùng thời gian: 1,9 triệu tấn (1992), hơn 2 triệu tấn (1995)… và cho đến nay luôn giữ vững trên dưới 4 triệu tấn, trở thành quốc gia đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Và sẽ là không đầy đủ nếu biết rằng, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh sản xuất lúa gạo, người nông dân cùng các thành phần doanh nghiệp khác còn làm ra biết bao điều thần kỳ trên các lĩnh vực sản xuất và chế biến khác như cà phê, hồ tiêu, nuôi hải sản vv… Và tất cả những thành tựu đó đều bắt nguồn từ đất và cách ứng xử của con người đối với đất.
Với Hiến pháp 1992 và tiếp đó là Luật Đất đai được ban hành năm 1993, lần đầu tiên trong lịch sử, "sở hữu tư nhân" về đất đai bị thủ tiêu đã tạo ra nhiều tác động trái chiều, mà qua ba lần sửa đổi đang điều chỉnh cho Luật tác động tích cực vào quá trình Đổi mới. Không được sở hữu nhưng được giao quyền sử dụng rộng rãi và lâu dài, người nông dân với quyền tự chủ đối với đất đai của mình lại tiếp tục chứng minh năng lực làm ra của cải nhưng cũng đẩy nhanh quá trình phân hoá xã hội. Khái niệm "địa chủ" giờ đây đã lùi xa thành khái niệm "thuật ngữ lịch sử", còn những người chủ đất hôm nay sẽ tồn tại và phát triển nhờ năng lực thích ứng với kinh tế thị trường để làm ăn ngày một lớn, tích tụ ruộng đất ngày một cao… Nhưng với một loại tài nguyên không sinh sôi mãi được là đất đai, phần còn lại của những người nông dân không còn đất lại được thu hút vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ còn là một vấn đề nhức nhối. Đó là những mảng tối trong bức tranh sáng sủa mà chúng ta đang chứng kiến ở những năm đầu tiên của một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới đầy hứa hẹn và thách đố. Đó là bức tranh tổng quan của nửa thế kỷ "dân cày có ruộng"./.
Dương Trung Quốc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)







2. Bản đã đăng năm 2006 trên website ĐCSVN

Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng 


08:51 
| 17/07/2006

(ĐCSVN)Nếu phải chọn lấy một đặc trưng tiêu biểu nhất của thế kỷ XX trong toàn bộ tiến trình vận động của lịch sử dân tộc Việt Nam thì không thể nào khác, đó là sự xác lập chính thể Dân chủ. Chiến thắng giặc ngoại xâm, lớn nhỏ khác nhau như đã nhiều lần lịch sử dân tộc ta được chứng kiến ở nhiều thế kỷ khác nhau, và thật khó so sánh rằng 3 lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII hơn hay kém oai hùng so với chiến công đánh thắng hai đế quốc to ở thế kỷ XX... Nhưng có một điều chắc chắn là duy nhất chỉ có ở thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam mới được hưởng cái thành quả chung của nền chính trị nhân loại bằng chính sức của mình gây dựng, đó là chính thể Dân chủ được xác lập từ Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Đầu thế kỷ XX, đã có một trào lưu Duy tân từ thế giới thổi dọc đất nước nhen lên khát vọng dân chủ cho một dân tộc có đa số là nông dân đang chịu ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến. Trong khi số đông các nhà yêu nước chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân thì chỉ có những người cộng sản là chú trọng đến một vấn đề rất quan trọng là làm sao huy động được hơn 90% dân chúng là nông dân vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đương nhiên, mục tiêu trực tiếp của một cuộc cách mạng Dân chủ là thủ tiêu chế độ Quân chủ. Chính vì thế, nếu khẩu hiệu đánh đổ vua quan chuyên chế của nhà ái quốc Phan Châu Trinh đã từng mang lại cho cụ lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với một chiến sĩ tiền phong trong phong trào dân chủ, nhưng không tổ chức được lực lượng cách mạng, thì khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày” duy nhất do những người cộng sản đưa ra đã trở thành sức hấp dẫn thu hút tầng lớp đông đảo nhất của xã hội Việt Nam là nông dân đi theo cách mạng. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 là bằng chứng. Nhưng phương thức để mang lại ruộng đất cho dân cày thì có những cách khác nhau. 

Nếu như Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã đưa ra “Chánh cương vắn tắt”, khi đề cập tới “thổ địa cách mạng” chỉ đưa ra mục tiêu “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo” và “bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo”, còn trong “Sách lược vắn tắt” thì chỉ “đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”... thì Cương lĩnh của Tổng Bí thư Trần Phú mang từ Quốc tế Cộng sản đến Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất (10-1930) lại đề cao đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Cương lĩnh này đặt rõ mục tiêu “tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về Chánh phủ công nông” (Luận cương chánh trị tháng 10 - 1930). 

Cũng chính vì Cương lĩnh tháng 10-1930 “coi địa chủ là cừu địch của nông dân" nên đã nảy sinh quan điểm cực đoan “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” khiến cho cao trào nổi dậy của nông dân ở Nghệ - Tĩnh những năm 1930- 1931 thể hiện chí khí cách mạng vũ bão của người nông dân nhưng đã phải chịu thất bại trước bạo lực của kẻ thù vì đã làm nhụt dũng khí đoàn kết toàn dân của mình... 

Lịch sử chứng minh rằng, không phải bằng sức mạnh đấu tranh giai cấp mà bằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tập hợp quanh Cương lĩnh Việt Minh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mà dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập và người nông dân có cơ hội thực hiện ước mơ ngàn đời của mình. Điều đáng ghi nhớ là chính cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do những người cộng sản của Hồ Chí Minh cùng sự góp sức của toàn dân đã xác lập quyền Dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là đỉnh cao của Dân chủ, là thành tựu sáng chói của tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Hồ Chí Minh hiểu lòng dân muốn gì sau khi đất nước đã độc lập. “Có độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc là vô nghĩa”, phát biểu đầu tiên của vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho thấy việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân mới là mục tiêu tối cao và tối hậu của cách mạng. Quan niệm về hạnh phúc có thể là vô biên, nhưng với người nông dân lúc đó và đời nào cũng vậy, trước mắt là ruộng đất. 

Hiểu người dân quê và ý thức được vai trò của người nông dân trong lịch sử, hơn ai hết là Hồ Chí Minh. Sinh ra từ một làng quê nghèo của cải nhưng giàu lòng yêu nước; chứng kiến và tham gia ủng hộ Phong trào chống thuế của những người nông dân Trung Kỳ (1908); tham gia Ban Chấp hành và sáng lập tổ chức Quốc tế Nông dân của Quốc tế Cộng sản; chọn Luận án nghiên cứu “Về vấn đề nông dân và ruộng đất ở Đông Dương”... 

Do vậy, khi trở thành người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ là Cứu đói và Tăng gia sản xuất để khắc phục hậu quả của nạn đói tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của hai triệu đồng bào chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ. Tấm bằng khen đầu tiên là giành cho thành tích của người nông dân đắp đê chống lụt. Những sắc lệnh đầu tiên được ký là bãi bỏ các thứ thuế đánh vào người nông dân: thuế thân, thuế chợ, thuế đò. Một trong những văn bản ngoại giao đầu tiên là sẵn sàng gửi 50 thanh niên Việt Nam ưu tú sang học hỏi kỹ nghệ canh nông Hoa Kỳ” (Thư gửi Tổng thống Mỹ, tháng 11- 1945). 

Người đứng đầu nhà nước Việt Nam khẳng định “Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc, trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông cậy vào người nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn... Nông dân giàu có thì nước ta giàu, nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh” (tháng 11-1946). 

Để phát huy nền nông nghiệp và cải thiện từng bước đời sống của người nông dân nhưng vẫn giữ vững được khối đại đoàn kết toàn dân, làm nền tảng cho sự nghiệp Kháng chiến và Kiến quốc, công việc đầu tiên của Hồ Chí Minh là ra Thông tư (13-11-1945) giảm 25% địa tô với tá điền và những người cấy rẽ, cấy thuê. Trước cách mạng, người nông dân chiếm hơn 90% dân số chỉ có 30% ruộng đất, do vậy Thông tư trên đã bước đầu giảm bớt sự đói nghèo cho những người nông dân không có ruộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng đó là cách mang lại sự công bình, lợi cho cả điền chủ và nông dân. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, Thông tư giảm 20% địa tô được nâng lên thành Sắc lệnh (14-7-1949), bổ sung thêm nội dung giảm tức (vay nặng lãi bằng tiền hay thóc rất phổ biến trong nông thôn lúc đó) và một Sắc lệnh tiếp theo bắt đầu tạm cấp ruộng đất thu của Việt gian và các chủ đồn điền thực dân. Đầu năm 1950 số ruộng tạm cấp được bổ sung thêm bằng số đất vắng chủ trong vùng tự do; rồi qua năm 1952, Chính phủ lại ban hành Điều lệ tạm thời về việc chia công điền nhằm quan tâm đến những người nông dân nghèo thiếu ruộng. Cần lưu ý là trong thời chiến tranh, tất cả đều coi là “tạm cấp” để khi có điều kiện Nhà nước sẽ có một bộ luật hoàn chỉnh hơn. Nhờ vậy mà cho tới năm 1953 đã có hơn 300.000 ha đã được tạm cấp cho nông dân, tức là gấp rưỡi số ruộng được chia cho nông dân thời Cải cách ruộng đất. Ở Nam Bộ là nơi không thực hiện Cải cách ruộng đất còn được bổ sung vào số đất cho điền chủ được vận động hiến điền và số ruộng đã tạm chia cho nông dân lên tới hơn 560.000 ha cho ngót 520.000 nông dân trong độ tuổi lao động. Như vậy với phương thức tạm cấp như vậy, từng bước tư liệu sản xuất đã đến tay người nông dân mà không phương hại đến khối đoàn kết toàn dân đang hợp sức tiến hành cuộc kháng chiến. Trong thực tế vấn đề “Cải cách thổ địa” cũng đã có lần được đưa ra bàn trong Chính phủ, cũng như trong Đại hội Đảng lần thứ II (3/1951), nhưng mới chỉ có thiểu số và không được thông qua... 

Nhưng từ giữa năm 1953, vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng: chuyển sang thời kỳ Tổng phản công. Phải huy động cao nhất mọi nguồn lực không chỉ ở trong nước “nông dân là quân chủ lực”, mà còn phải tranh thủ tối đa sự viện trợ đặc biệt là vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc, là hai quốc gia trụ cột của phe Xã hội chủ nghĩa, cũng là hai nước đều đòi hỏi chúng ta phải thực hiện Cải cách ruộng đất như một biểu thị cho tính cách mạng... Tất cả đã tạo ra một áp lực cho việc Quốc hội thông qua một bộ Luật Cải cách ruộng đất (12-1953). Đây cũng là bộ luật đầu tiên được soạn thảo kể từ khi ban hành Hiến pháp (năm 1946). 

Những gì đã diễn ra sau 5 chiến dịch phát động kéo dài hơn 2 năm sau ngày kháng chiến toàn thắng (1956) đã trở thành một thời đoạn lịch sử được ghi nhận là một cuộc vận động của nông dân “long trời lở đất” như cách ví của bộ máy tuyên truyền đương thời, với nhiều bài học lịch sử đa chiều. Những sai lầm trong tổ chức thực hiện kết hợp với chiều hướng khuynh tả trong chủ trương “chỉnh đốn tổ chức” đã mang lại tổn thất to lớn và hằn sâu trong ký ức một thời “không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm...” (Tố Hữu, Nhớ lại một thời, Hồi ức, Nxb Hội Nhà văn, H.2000, tr.278). 

Nhưng, đừng bao giờ quên ý nghĩa cao cả của mục tiêu “ruộng đất cho dân cày” và Cải cách ruộng đất chỉ là một bước hoàn toàn không trọn vẹn. Những gì diễn ra trước đó cho thấy có một lượng ruộng đất rất lớn (gấp rưỡi số đất được chia trong Cải cách ruộng đất) đã được tạm cấp cho nông dân mà không phải “đấu tố”, nhưng những người dân cày truyền kiếp nghèo khổ được nhận ruộng lại là một nguồn lực vô cùng to lớn đối với chiến trường đang cần đến sự hy sinh để giành thắng lợi quyết định. Hình ảnh những người nông dân mặc áo lĩnh ngồi trong chiến hào ở Điện Biên Phủ trước giờ xuất trận đọc lá thư nhà báo tin gia đình nhận ruộng để chỉ trong chốc lát là họ xông lên trước mũi tên, hòn đạn của quân thù giúp ta hiểu được phần nào cái ý nghĩ lớn lao đó. Rồi sau chiến thắng Điện Biên Phủ, việc người nông dân Thanh Hoá đói to vì đã dốc cả thóc giống lên chiến trường cho thấy sự hy sinh vô bờ bến của người nông dân với nghĩa cả của dân tộc. Dẫu sao thì Cải cách ruộng đất cũng là một cái mốc tượng trưng cho việc thực hiện mục tiêu lịch sử “người cày có ruộng”. 

Nửa thế kỷ sau, khi nhắc đến Cải cách ruộng đất cũng đừng quên một bài học ngày càng sâu sắc về một tinh thần đám chịu trách nhiệm, dám nhận lỗi trước nhân dân, đưa vào nhân dân để sửa sai của một tổ chức cách mạng. Bài học vô tiền khoáng hậu về một Tổng Bí thư từng có công đầu trong cuộc Cải cách ruộng đất đã từ chức để rồi phấn đấu, ngót ba thập kỷ sau lại trở về cương vị Tổng Bí thư góp phần quan trọng khởi động cuộc Đổi mới. 

Sau chiến thắng Điện Biên, trong đó có công tích rất lớn của lực lượng chủ lực là nông dân, lịch sử còn ghi nhận một thành tựu mà ít ai còn nhớ. Có ruộng đất trong tay, người nông dân đã đẩy năng suất lên những kỷ lục mới: nếu như trước cách mạng (1945) năng suất ở Bắc Bộ trung bình khoảng 13-15 tạ/ha thì đầu năm sau sửa sai (1957) đã đạt 17 tạ/ha, rồi 20,5 tạ/ha (1958) và gần 23 tạ/ha (1959) - đứng đầu năng suất trong khu vực Đông Nam Á

Cách mạng đã đem lại cho người nông dân cái điều mà họ mơ ước từ ngàn đời, nhưng cách mạng lại muốn đem đến cho họ cái điều tốt đẹp mà chưa bao giờ họ biết tới, viễn cảnh về một lý tưởng cao cả mà các nhà nho Phương Đông từng nghĩ tới một “thế giới đại đồng” và các nhà lý luận phương Tây gọi đó là Chủ nghĩa Xã hội. Mà bước đi đầu tiên để hướng tới đó là Tập thể hoá. 15 năm tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc (1960) rồi tiếp đó thêm 5 năm trên cả nước (1976-1980) đã để lại một dấu ấn không phai mờ của một chủ nghĩa anh hùng cách mạng về sức chịu đựng và sự hy sinh của người nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Những hình ảnh người nông dân đem tất cả những phương tiện sản xuất (tài sản truyền đời và thành quả cách mạng) để đưa vào hợp tác xã trở thành sở hữu tập thể... Rồi hình ảnh thời chiến, trai làng lên đường ra mặt trận, gái làng “ba đảm đang” gánh vác việc làng v.v... Lịch sử đã chứng kiến một nông thôn gồng mình gánh việc nước bảo đảm cho chiến thắng, nhưng nảy sinh biết bao mâu thuẫn mà chủ yếu tập trung ở hai vấn đề cơ bản: quan hệ giữa con người (người sản xuất) với ruộng đất (tư liệu sản xuất); giữa con người (xã hội) với con người (bộ máy quản lý) khiến hệ quả của nó là năng suất thấp và thiếu dân chủ. Những mâu thuẫn ấy đã đẩy nông thôn, sản xuất nông nghiệp đến sự khủng hoảng nghiêm trọng ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước: một quốc gia nông nghiệp triền miên thiếu ăn và nhập khẩu lúa gạo, trong khi các con số thống kê cho thấy, cuối thế kỷ XIX từ đây đã xuất hơn nửa triệu tấn gạo, và trước chiến tranh Thế giới thứ Hai đã xuất hơn nửa triệu rưỡi tấn gạo trong khi nhà nước cũng gồng mình gánh nông thôn bằng một sự bao cấp không nhỏ: từ hạt thóc giống, thuốc trừ sâu... phát không đến thư viện và một nền giáo dục không thu tiền... 

Cứu cánh đối với người nông dân, nông thôn và sản xuất nông nghiệp lại bắt đầu từ cái mảnh đất 5% nhỏ nhoi mà mỗi hộ nông dân được giao. Nếu 95% ruộng đất, người nông dân làm việc theo tiếng kẻng hờ hững bao nhiêu thì trên cái mảnh đất 5% tuy chưa phải là sở hữu của mình nhưng người nông dân đã tìm thấy lợi ích và dồn sức lực cũng như tình yêu cho nó. Ở bất kỳ đâu năng suất ở 5% này cũng cao hơn hẳn, mang lại hơn nửa số thu nhập cho người nông dân hơn 95 % còn lai... Khoán chui bắt đầu từ Hải Phòng (An Hảo,Yên Lãng) từ năm 1962; năm 1966, Ban Bí thư đã ra Thông tư 176 đề cập tới “3 khoán”; đầu năm 1967, Bác Hồ về Thái Bình đã đề cập tới việc thực hành dân chủ và tài chính công khai; năm 1967, Bí thư Vĩnh Phúc Kim Ngọc phá rào bằng phương thức “khoán gọn”, “khoán hộ”, thực chất là giao lại quyền sở hữu sử dụng đất cho dân cày... Nhờ đó sản lượng tăng gấp 4 lần hai năm trước đó (1965). Lo lắng làm ăn cá thể sẽ từng ngày từng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, “khoán Kim Ngọc” bị phê phán để rồi 10 năm sau, chỉ thị 100 mới ban hành thực hiện Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Nông thôn, nông nghiệp và người nông dân bắt đầu chuyển mình... cùng cả nước bước vào Đổi mới (Đại hội VI, năm 1986) để tự “cởi trói”. 

“Việc phân chia ruộng đất quê manh mún, tệ rong công phóng điểm, tình trạng phân phối lương thực và thu nhập bình quân… giành quá nhiều khoản bao cấp cho xã hội, bao cấp qua giá và nạn chuyên quyền độc đoán, mất đoàn kết, mất dân chủ, tham ô, lợi dụng của cán bộ nhà nước đang làm cho xã viên thiếu phấn khởi gây trở ngại cho sản xuất phát triển”, đó là nhận định của Nghị quyết 10 (5-8-1988) khi nhìn nhận nguồn gốc sự suy thoái của phong trào Hợp tác hoá thập kỷ 80. Với nghị quyết này, đất canh tác đã Tập thể hoá được giao hẳn cho hộ xã viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được làm chủ hoàn toàn số nông sản làm ra theo cơ chế kinh tế thị trường... Công cuộc Đổi mới thực sự mở ra cho người nông dân. Không còn 5% nữa mà là 100% đất được giao vào tay người nông dân lại cho chúng ta thấy một sự thần kỳ mới. 

Mới năm 1986, nước ta còn phải nhập 534.000 tấn gạo, năm 1988: 395.900 tấn gạo, thì ngay những vụ thu hoạch đầu tiên sau Nghị quyết 10, người nông dân Việt Nam đã đưa sản lượng lên ngót 20 triệu tấn và giành ra 1,4 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Con số ấy cứ tăng dần cùng thời gian: 1,9 triệu tấn (1992), hơn 2 triệu tấn (1995)... và cho đến nay luôn giữ vững trên dưới 4 triệu tấn, trở thành quốc gia đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Và sẽ là không đầy đủ nếu biết rằng, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh sản xuất lúa gạo, người nông dân cùng các thành phần doanh nghiệp khác còn làm ra biết bao điều thần kỳ trên các lĩnh vực sản xuất và chế biến khác như cà phê, hồ tiêu, nuôi hải sản v.v.. Và tất cả những thành tựu đó đều bắt nguồn từ đất và cách ứng xử của con người đối với đất. 

Với Hiến pháp l992 và tiếp đó là Luật Đất đai được ban hành năm 1993, lần đầu tiên trong lịch sử, “sở hữu tư nhân” về đất đai bị thủ tiêu đã tạo ra nhiều tác động trái chiều, mà qua ba lần sửa đổi đang điều chỉnh cho Luật tác động tích cực vào quá trình Đổi mới. Không được sở hữu nhưng được giao quyền sử dụng rộng rãi và lâu dài, người nông dân với quyền tự chủ đối với đất đai của mình lai tiếp tục chứng minh năng lực làm ra của cải nhưng cũng đẩy nhanh quá trình phân hoá xã hội. Khái niệm “địa chủ” giờ đây đã lùi xa thành khái niệm “thuật ngữ lịch sử”, còn những người chủ đất hôm nay sẽ tồn tại và phát triển nhờ năng lực thích ứng với kinh tế thị trường để làm ăn ngày một lớn, tích tụ ruộng đất ngày một cao... Nhưng với một loại tài nguyên không sinh sôi mãi được là đất đai, phần còn lại của những người nông dân không còn đất lại được thu hút vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ còn là một vấn đề nhức nhối. Đó là những mảng tối trong bức tranh sáng sủa mà chúng ta đang chứng kiến ở những năm đầu tiên của một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới đầy hứa hẹn và thách đố. Đó là bức tranh tổng quan của hơn nửa thế kỷ “dân cày có ruộng”. 

Dương Trung Quốc
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=25252#

7 nhận xét:

  1. Bài viết này là điển hình của ngón tiểu xảo dùng chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh để đối lập với chủ nghĩa cộng sản, quy mọi sai lầm cho chủ nghĩa cộng sản (đặc biệt là mượn cớ chịu sức ép của Liên Xô và Trung Quốc).


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cu Nỡm chắc đang tư duy viết truyện cực ngắn đây. Nỡm luôn tinh mà, chỗ nhấn đây, dưới ngòi bút của bác Dương, tức là đổ hết cho Trần Phú (một chiến sĩ đã hi sinh trước cải cách rất lâu !):

      " Nếu như Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã đưa ra “Chánh cương vắn tắt”, khi đề cập tới “thổ địa cách mạng” chỉ đưa ra mục tiêu “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo” và “bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo”, còn trong “Sách lược vắn tắt” thì chỉ “đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”... thì Cương lĩnh của Tổng Bí thư Trần Phú mang từ Quốc tế Cộng sản đến Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất (10-1930) lại đề cao đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Cương lĩnh này đặt rõ mục tiêu “tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về Chánh phủ công nông” (Luận cương chánh trị tháng 10 - 1930).

      Cũng chính vì Cương lĩnh tháng 10-1930 “coi địa chủ là cừu địch của nông dân" nên đã nảy sinh quan điểm cực đoan “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” khiến cho cao trào nổi dậy của nông dân ở Nghệ - Tĩnh những năm 1930- 1931 thể hiện chí khí cách mạng vũ bão của người nông dân nhưng đã phải chịu thất bại trước bạo lực của kẻ thù vì đã làm nhụt dũng khí đoàn kết toàn dân của mình...

      Lịch sử chứng minh rằng, không phải bằng sức mạnh đấu tranh giai cấp mà bằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tập hợp quanh Cương lĩnh Việt Minh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mà dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập và người nông dân có cơ hội thực hiện ước mơ ngàn đời của mình. Điều đáng ghi nhớ là chính cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do những người cộng sản của Hồ Chí Minh cùng sự góp sức của toàn dân đã xác lập quyền Dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là đỉnh cao của Dân chủ, là thành tựu sáng chói của tư tưởng Hồ Chí Minh. "

      Xóa
  2. Hiện tại, sau khoảng một nửa ngày đăng bài này, thì Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã hạ bài của ông Dương Trung Quốc.

    Vào lại không thấy nữa.

    Cũng không thấy có thông báo gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phút 20' http://.youtu.be/SUe2KxAmxLs thánh Quốc chém rằng: trong cuộc chính huấn..... có 84.000 đảng viên Đảng CS bị quy kết và bị giết, vãi thánh, thế thì hết đảng viên đánh Pháp đuổi ngụy còn gì!

      Xóa
    2. Cảm ơn Khoằm, phát hiện rất đúng chỗ. Để mình đưa trả lời của bác Quốc lên. Nghe trực tiếp sẽ có ý nghĩa khác là đọc.

      Xóa
    3. Coi thử 1 cái báo cáo của Hoa Kỳ https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent11.htm

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.