Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

09/07/2014

Mượn lời bà chúa thơ Nôm, nhắn rằng: đã ngọng, thì đừng làm dáng kiểu "ấy cái uông" nữa !

Hôm trước, giật mình với một trí thức Việt kiều ở nước ngoài trong vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, thì hôm nay lại phát hoảng với một trí thức đang ở trong nước lảm nhảm về tiếng Việt (xem bài ở dưới).

Trí thức Việt mình, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, về căn tính gốc gác, tựa như bị lỗi ngay ở phần gen. Rất lạ. Cứ lấn sân mà gậy múa vườn hoang, hay làm nhà làm nhàm đến rờm cả tai.

Ai đời, ngọng đến thề này mà còn bàn chuyện ngôn ngữ với cả tiếng Việt. Nguyên văn: "Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". Hay lại như, vẫn nguyên văn: "Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán-Nôm để phiên âm qua tiếng Việt". Chịu, hoàn toàn chịu, không thể hiểu nổi ý tưởng siêu phàm.

Sao không kêu gọi vứt bỏ hết từ Hán Việt trong tiếng Việt đi, để chỉ còn cái "tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". 

Nếu vứt bỏ được, thì ông Lê Duẩn hẳn đã lệnh cho các nhà ngôn ngữ học đưa luôn một câu nào đó với hàm ý như vậy vào thẳng hiến pháp rồi.

Cụ thể hơn đọc ở dưới.


---

LƯU TƯ LIỆU



Không “đặt tên” Việt cho các danh từ Trung Quốc !

TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam

http://boxitvn.blogspot.jp/2014/07/khong-at-ten-viet-cho-cac-danh-tu-trung.html
Ngày 1/5/2014 đến nay, dàn khoan cướp biển khổng lồ mang tên khai sinh “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981” viết tắt là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy giữa “Haiyang Shiyou 981”, “HD981” và “CNOOC 981” là những số hiệu hoàn toàn khác nhau, vì sao có chuyện đó, và làm sao để quốc tế thấu rõ điều này?!
Đừng thấy người “sang” bắt quàng làm “họ”!
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm. Đã từ lâu tên Nước, tên Thủ đô, thành phố, tỉnh lỵ, tên các địa danh núi, sông, biển, đảo cho đến tên người của Trung Quốc hiện đang được phiên âm theo một quy tắc riêng một cách mỹ miều ưu ái đặc biệt làm cho người nước ngoài ngộ nhận, gây bất lợi cho phía Việt Nam trong quan hệ quốc tế và đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa /中华 ; phiên âm là Zhonghua. Tiếng Anh gọi là China, tiếng Nga gọi là Kytai, tiếng Nhật gọi là Chuka, tiếng Triều Tiên gọi là Junghwa, Chunghwa, tiếng Indonesia gọi là Tionghua, còn VN gọi là “Trung Quốc”. Thực tế với tên gọi “Trung Quốc” đã không phân biệt được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với chính thể tại Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc. Thủ đô là Beijing mà chúng ta lại cứ quen gọi là “Bắc Kinh”, thành phố như Shanghai thì gọi là “Thượng Hải”, tỉnh Guangxi thì gọi là “Quảng Tây”, rồi “Quảng Đông” … cứ như một tỉnh ở xứ “Quảng” miền Trung của VN ta vậy!
Đảo Hainan thì gọi là “Hải Nam”, đảo Taiwan thì gọi là “Đài Loan”, đảo Jinmenn thì gọi là “Kim Môn”, đảo Mazu Liedao thì gọi là “Mã Tổ”Sông Chang Jiang thì gọi là “Trường Giang” trùng với tên của một con sông ở Quảng Nam, nếu họ trâng tráo bịa đặt thì họ nói sông đó là của họ thì sao!?
Với các gọi như thế, “người ta” trịch thượng cho mình là “kẻ cả” để coi thường rằng “Thấy người sang bắt quàng làm họ” thì làm sao!? Điều đáng nói là trong tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo, họ đã lợi dụng cách gọi “hữu nghị” một số địa danh thuộc chủ quyền của VN để vơ vào làm của mình hoặc đánh lừa công luận quốc tế.
Tiếng Việt trong các văn bản, sách vở đều gắn họ tên của nhiều nhân vật lịch sử, nhân vật chính khách của họ với những họ tên mỹ miều có dấu, có họ tên chữ lót hẳn hoi, ví dụ là Tào Tháo, Lưu Bị, Hàn Phức, Trương Như, Tôn Quyền, Vương Nguyên Cơ… hiện nay thì có Dương Khiết Trì, Hoa Xuân Oánh, Hồng Lỗi, Vương Quán Trung, Phó Oánh, La Viện, Bạc Lai Hy, Lưu Chí Quần, Từ Tài Hậu… đều là những cái tên rất VN vì có họ là Dương, Vũ, Lưu, Trần, Hoàng, Lâm, Đặng… Tên, rồi đến cả chữ lót cũng rất giống văn hóa VN ta!
Về khảo cổ học, VN không có ràng buộc họ hàng với nước láng giềng vì nước ta lưng tựa vào Trường Sơn, nằm ven biển Đông với các lưu vực sông Hồng, Sông Mã, Sông Lam, Sông Gianh… đều đánh dấu có nền văn minh lúa nước của người Việt cổ là một trong những chiếc nôi của loài người cách đây hàng ngàn năm. Về nhân chủng học, người VN không có huyết thống hay sắc tộc với những nước láng giềng. Từ thể hình, gương mặt, mi mắt, giọng nói đều khác biệt… Người Việt cổ có tiếng nói và chữ viết riêng biệt, song đã mất đi ký tự, nên trong thời kì ngàn năm Bắc thuộc đã phải dùng ký tự Hán để phiên âm qua chữ Nôm cho tiếng Việt. Qua thời kỳ Pháp, đã có chữ Quốc ngữ với các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, ô, ơ, ê... Tiếng Việt là thứ tiếng lâu đời của người Việt cổ tồn tại cho đến ngày nay khác hẳn với tiếng Hán hoàn toàn. Tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ thuần Việt của “Nam Quốc Sơn Hà” từ thời Vua Hùng dựng nước, Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt, Đại cáo bình Ngô, Hịch tướng sỹ, Tuyên ngôn Độc lập 1945 và nay đã trở thành ngôn ngữ chính thống của Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tiếng Việt vinh dự có tên trong danh mục dịch thuật trực tuyến translate.google của 80 nước, bình đẳng với tiếng UK, France, USA, Rossiya, Germania, Italia…
Phát âm tên, họ người Trung Quốc khác với ta, song khi phiên âm thì chúng ta lại gắn họ tên chữ lót giống như người Việt chúng ta để dễ đọc, để dễ nhớ …
Công bằng mà nói các nước có ký tự tượng hình giống Trung Quốc như Taiwan (ta gọi là Đài Loan), Japan (Nhật Bản), Korea (Triều Tiên)… nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt lại khác nhau hoàn toàn, ví dụ về tên người Korea thì Lee Young Ae, Kim Soo Hyun, Taiwan thì Song Hye Kyo, Japan thì Keiko Matsuzaka…., tên thủ đô các nước đó là Tokyo, Seun… đâu có dấu!
Danh từ của các nước ASEAN và các nước Laos, Cambodia cũng được ta theo tập quán quốc tế như Kuala Lumpur, Singapore, Phnom Penh, Vientiane…, họ tên người cũng khác hẵn.
Không thể lấy Tiếng Việt đánh đổi “ hữu nghị” viễn vông!
Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán-Nôm để phiên âm qua tiếng Việt. Riêng về tên người và tên địa danh của ta là thuần Việt. Tên - Họ của 64 dân tộc ở VN được bảo tồn lưu giữ, các địa danh trong nước đều được viết bằng tiếng Việt với những cái tên rất đẹp. Quần đảo thiêng liêng thuộc máu thịt Tổ quốc mang tên rất đẹp Hoàng Sa có tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng với vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn và các địa danh thuần Việt như bãi đá Bắcbãi Ốc Tai Voiđảo Tri Tônbãi Gò Nổi… mà không trộn lẫn được với China trong các tài liệu lịch sử của họ.
Trong cuốn sách De la Cochinchine, Tableau (Taberd) viết: "Beaucoup plus loin de la côte, en face de Hué, est l’archipel des Paracels ou de Kat-vang, rempli d’écueils. Enfin, les redoutables bancs de Macclesfield se trouvent à l’est des Paracels" (Xa hơn kể từ phía bờ biển, ở phía trước của Huế là Paracels hoặc Kat-vang, đầy đá ngầm. Cuối cùng, bãi ngầm Macclesfield đáng sợ nằm ở phía đông của Paracels).
Trên tất cả các bản đồ cổ do các nước châu Âu xuất bản đề có chữ la-tinh “Bai kat vang”, đó chính là Bãi cát vàng – tên của quần đảo Hàng Sa thuộc chủ quyền VN. Phiên âm đó đúng nghĩa, đúng tên gọi của chúng ta. Vì vậy, sử dụng tiếng Việt chuẩn xác trong quan hệ quốc tế cũng là điều rất quan trọng trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là biển đảo Tổ quốc.
clip_image001
Bản đồ cổ Châu Âu thể hiện chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
“Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông”, vì vậy cũng không vì tình hữu nghị mà bỏ qua tập quán quốc tế về ngôn ngữ giao tiếp trong cách xưng hô địa danh quốc gia, tên núi tên sông tên đảo, tên người mang trọng trách thiêng liêng phân định rạch ròi chủ quyền quốc gia. Đặc biệt là khi sử dụng ngôn từ trong các văn bản khởi kiện hành vi độc chiếm biển Đông ra các toà Quốc tế!
Vì vậy không nên tuỳ tiện dùng tiếng Việt có dấu khi phiên âm các địa danh, tên người của nước ngoài, dù bất cứ nước nào có thể gây bất lợi cho chúng ta trong đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền. Vì vậy trong các văn bản quốc tế về ngoại giao, thương mại, kinh tế, an ninh – quốc phòng hay trong cách thể hiện trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí, ấn phẩm đều nên có sự thống nhất cách thể hiện danh dự quốc thể. Không để ai lợi dụng tình “hữu nghị” trong để lợi dụng hoặc đánh lừa dư luận quốc tế.
Sự kiện dàn khoan khổng lồ “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981” viết tắt là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy giữa “Haiyang Shiyou 981”, “ HD981” và “CNOOC 981” vào biển Đông trái phép cùng việc công bố đường lưỡi bò 9 đoạn đang phơi bày toàn bộ dã tâm bành trướng, hung hăng, tàn ác bất chấp đạo lý dưới những chiêu bài “hòa bình hữu nghị”, đặc biệt là “16 chữ vàng” và quan hệ “bốn tốt”. Đây cũng là lúc người VN chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết, dùng đúng tên theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế đồng thời cảnh giác với những âm mưu lợi dụng ngôn từ hòng xâm phạm chủ quyền của ta.
Đó là cách để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng là bảo vệ nền văn hóa Việt Nam!
Tiếng Việt mang giá trị văn hóa phi vật thể vô giá. Đây cũng là trách nhiệm làm trong sáng tiếng Việt và bảo vệ vốn ngôn ngữ độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ với giá trị cao quý của chúng ta!
T.Đ.B.
Tác giả gửi BVN

---

Bổ sung 1: Bài trên GDVN.

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Can-trong-khi-dung-tieng-Viet-de-dat-ten-cho-cac-danh-tu-Trung-Quoc-post147042.gd



Cẩn trọng khi dùng tiếng Việt để “đặt tên” cho các danh từ Trung Quốc!


TS TRẦN ĐÌNH BÁ – HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM

08/07/14 06:00

(GDVN) - Đây là lúc người Việt Nam chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế

Từ ngày 1/5/2014  đến nay, giàn khoan mang tên khai sinh “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981”, có lúc còn viết tắt rất chủ quan là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy, giữa “Haiyang Shiyou 981”, “HD981” và “CNOOC 981” là những số hiệu, tên gọi hoàn toàn khác nhau. Vì sao có chuyện đó, và làm sao để quốc tế thấu rõ điều này?!      
Tiếng Việt với các danh từ nước ngoài!  
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm. Đã từ lâu tên Nước, tên Thủ đô, thành phố, tỉnh lỵ, tên các địa danh núi, sông, biển, đảo cho đến tên người của Trung Quốc hiện đang được phiên âm theo một quy tắc riêng, một cách mỹ miều ưu ái đặc biệt làm cho người nước ngoài ngộ nhận, gây bất lợi cho phía Việt Nam trong quan hệ quốc tế và đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền .      
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 華/中华; phiên âm là Zhonghua. Tiếng Anh gọi là China, tiếng Nga gọi là Kytai, tiếng Nhật gọi là Chuka, tiếng Triều Tiên gọi là  Junghwa, Chunghwa , tiếng Indonesia gọi là Tionghua, còn Việt Nam gọi là “Trung Quốc”  .Thực tế với tên gọi “Trung Quốc” đã không phân biệt được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với chính thể tại Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc. Thủ đô là Beijing mà chúng ta lại cứ quen gọi là “Bắc Kinh”, thành phố như Shanghai thì gọi là “Thượng Hải”… tỉnh Guangxi thì gọi là “Quảng Tây”… rồi “Quảng Đông”… cứ như một tỉnh ở xứ “Quảng” miền Trung của Việt Nam ta vậy!
Không chỉ có đường 9 đoạn, mới đây Trung Quốc còn trưng ra bản đồ dọc có đường 10 đoạn bao trọn biển Đông. Luận điệu này không chỉ bị các nước có liên quan phản đối, mà cộng động quốc tế cũng không đồng tình.
Đảo Hainan gọi là “Hải Nam”, đảo Taiwan gọi là “Đài Loan”, đảo Jinmenn gọi là “Kim Môn”, đảo Mazu Liedao gọi là “Mã Tổ”. Sông Chang Jiang gọi là “Trường Giang”  trùng với tên của một con sông ở Quảng Nam. Nếu họ trâng tráo bịa đặt thì họ nói sông đó là của họ thì sao!?  
Với các gọi như thế, “người ta” trịch thượng cho mình là “kẻ cả” để coi thường rằng “Thấy người sang bắt quàng làm họ” thì làm sao!? Điều đáng nói là trong tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo, họ đã lợi dụng cách gọi “Hữu nghị” một số địa danh thuộc chủ quyền của Việt Nam để vơ vào làm của mình hoặc đánh lừa công luận quốc tế.              

(GDVN) - Sinh tồn của quốc gia này là biển, trước đây đã thế, bây giờ và hàng nghìn năm sau cũng vậy. Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc không chỉ chiếm Hoàng Sa...

Tiếng Việt trong các văn bản, sách vở đều gắn họ tên của nhiều nhân vật lịch sử, nhân vật chính khách… của họ đều được gắn với những họ tên mỹ miều có dấu, có họ tên chữ lót hẳn hoi. Ví dụ như: Tào Tháo, Lưu Bị, Hàn Phức, Trương Như, Tôn Quyền , Vương Nguyên Cơ… Hiện nay có  Hoa Xuân Oánh, Hồng Lỗi, Vương Quán Trung, Phó Oánh, La Viện, Bạc Lai Hy, Lưu Chí Quần, Từ Tài Hậu… đều là những cái tên rất Việt Nam. Vì những cái tên đó có họ, chữ lót… rất giống ta! 
     
Về khảo cổ học Việt Nam, không có ràng buộc họ hàng với nước láng giềng vì nước ta lưng tựa vào Trường Sơn, nằm ven biển Đông với các lưu vực sông Hồng, Sông Mã, Sông Lam, Sông Gianh… Đều được đánh dấu có nền văn minh lúa nước của người Việt cổ - là một trong những chiếc nôi của loài người cách đây hàng ngàn năm. 

Về nhân chủng học, người Việt Nam không có huyết thống hay sắc tộc với những nước láng giềng. Từ thể hình, gương mặt, mi mắt, giọng nói đều khác biệt… 

Người Việt cổ có tiếng nói và chữ viết riêng biệt song đã mất đi ký tự, nên trong thời kì ngàn năm Bắc thuộc đã phải dùng ký tự Hán để phiên âm qua chữ Nôm cho tiếng Việt. Qua thời kỳ Pháp  - đã có chữ Quốc ngữ với các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, các chữ cái như ô, ơ, ê... 

Tiếng Việt là thứ tiếng lâu đời của người Việt cổ tồn tại cho đế ngày nay khác với tiếng Hán hoàn toàn. Tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ thuần Việt của “Nam Quốc Sơn Hà” từ thời Vua Hùng dựng nước,  Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt, Đại cáo bình Ngô, Hịch tướng sỹ, Tuyên ngôn Độc lập 1945 và nay đã trở thành ngôn ngữ chính thống của Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tiếng Việt vinh dự có tên trong danh mục dịch thuật trực tuyến translate.google của 80 nước, bình đẳng với tiếng UK, France, USA, Rossiya, Germania, Italia…  
Phát âm tên, họ người Trung Quốc khác với ta, song khi phiên âm thì chúng ta lại gắn họ tên chữ lót giống như người Việt chúng ta để dễ đọc, để nhớ nhớ… Công bằng mà nói các nước có  ký tự tượng hình giống Trung Quốc như Taiwan ( ta gọi là Đài Loan ) , Japan (Nhật Bản), Korea (Triều Tiên)… nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt lại khác nhau hoàn toàn. Ví dụ, về tên người Hàn Quốc thì Lee Young Ae, Kim Soo Hyun, Đài Loan  thì Song Hye Kyo, Nhật thì Keiko Matsuzaka… Tên thủ đô các nước đó là Tokyo… mà đâu có dấu.
Danh từ của các nước ASEAN và các nước Laos, Cambodia cũng được ta theo tập quán quốc tế như Kuala Lumpur, Singapore, Pnompenh, Vientiane… họ tên người cũng khác hẳn.      
Danh từ trong truyền thông nên theo thông lệ quốc tế! 
Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán - Nôm để phiên âm qua tiếng Việt. Riêng về tên người và tên địa danh của ta là thuần Việt. Tên -  Họ của 64 dân tộc ở Việt Nam được bảo tồn lưu giữ, các địa danh trong nước đều được viết bằng tiếng Việt với những cái tên rất đẹp. 
Quần đảo thiêng liêng thuộc máu thịt Tổ quốc mang tên rất đẹp Hoàng Sa có tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng với vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn và các địa danh thuần Việt như bãi đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn, bãi Gò Nổi… mà không trộn lẫn được với Trung Quốc trong các tài liệu lịch sử của họ.  
Trong cuốn sách De la Cochinchine, Tableau (Taberd) viết: "Beaucoup plus loin de la côte, en face de Hué, est l’archipel des Paracels ou de Kat-vang, rempli d’écueils. Enfin, les redoutables bancs de Macclesfield se trouvent à l’est des Paracels". (Xa hơn kể từ phía bờ biển, ở phía trước của Huế là Paracels hoặc Kat-vang, đầy đá ngầm. Cuối cùng, bãi ngầm Macclesfield đáng sợ nằm ở phía đông của Paracels).
Trên tất cả các bản đồ cổ do các nhước châu Âu xuất bản đề có chữ la-tinh “Bai kat vang”. Đó chính là Bãi cát vàng – tên của quần đảo Hàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Phiên âm đó đúng nghĩa, đúng tên gọi của chúng ta. Vì vậy, sử dụng tiếng Việt chuẩn xác trong quan hệ quốc tế cũng là điều rất quan trọng trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là biển đảo Tổ quốc.

(GDVN) - Tính cách AQ cộng với máu cướp biển khiến lãnh đạo và truyền thông TQ cứ nói bừa, thiên hạ bịt tai hay xỉ mũi cũng mặc kệ miễn là dân Trung Quốc tin là được.

“Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”, vì vậy cũng không vì tình hữu nghị mà bỏ qua tập quán quốc tê về ngôn ngữ giao tiếp trong cách xưng hô địa danh quốc gia. Tên núi tên sông tên đảo, tên người mang trọng trách thiêng liêng phân định rạch ròi chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, khi sử dụng ngôn từ trong các văn bản khởi kiện hành vi độc chiếm biển Đông ra các toà Quốc tế! 

Vì vậy, không nên tuỳ tiện dùng tiếng Việt có dấu khi phiên âm các địa danh, tên người của nước ngoài. Dù bất cứ nước nào có thể gây bất lợi cho chúng ta trong đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền. Vì vậy, trong các văn bản quốc tế về ngoại giao, thương mại, kinh tế, an ninh – quốc phòng hay trong cách thể hiện trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng như Vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí, ấn phẩm đều nên có sự thống nhất cách thể hiện danh dự quốc thể. Không để ai lợi dụng tình “hữu nghị” trong để lợi dụng hoặc đánh lừa dư luận quốc tế. 
Sự kiện giàn khoan “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981” viết tắt là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cùng việc công bố đường lưỡi bò 9 đoạn đang phơi bày toàn bộ dã tâm bành trướng, hung hăng, tàn ác bất chấp đạo lý dưới những chiêu bài “hòa bình hữu nghị”, đặc biệt là “16 chữ vàng” và quan hệ “bốn tốt” của Trung Quốc. 
Đây cũng là lúc người Việt Nam chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết, dùng đúng tên theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế đồng thời cảnh giác với những âm mưu lợi dụng ngôn từ hòng xâm phạm chủ quyền của ta. Đó là cách để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng là bảo vệ nền văn hóa Việt Nam!
Tiếng Việt mang giá trị văn hóa phi vật thể vô giá. Đây cũng là trách nhiệm làm trong sáng tiếng Việt và bảo vệ vốn ngôn ngữ độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ với giá trị cao quý của chúng ta! 
TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam

14 nhận xét:

  1. Hài hước ở xứ An-nam là thế bác Giao. Cái chuyên môn, sở trường thì không nói (hoặc không sâu để mà nói). Nhưng lại chém rất ác những thứ không chuyên môn, không sở trường. Khoa học, kỹ thuật, văn chương, báo chí,.. giờ đều thế cả.
    Trong bài An-nam nhí nhố bút tre, nhà cháu biên như thế này:

    Nhà khoa học hóa thánh thơ
    Nhà văn phản biện tít mù hạt nhân
    Nhà thơ thì cứ phân vân
    Bùn đỏ nhiều lắm phơi sân thế nào
    Quan chức bất chợt tuôn trào
    Hết thơ đến nhạc ào ào như mưa
    ...
    Hị hị...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin chào chàng Baron ở Thăng Long ! Em đã thấy đoạn bác trích ở trong một bài dài trên blog bác rồi:

      http://bautx.blogspot.jp/2014/06/an-nam-nhi-nho-but-tre.html#more

      AN-NAM NHÍ NHỐ BÚT TRE

      An-nam xứ sở lạ kỳ
      Ngược đời, nhí nhố nhất nhì thế gian
      Người ngay thì sợ kẻ gian
      Ra đường thì sợ công an tuýt còi
      “Ông chủ” sống phận tôi đòi
      Để đám “đầy tớ” vui cười trên lưng
      Đàn bà ngực lép xem chừng
      Dẫu có xe máy cũng đừng nên đi (1)
      Ka-ra-ô-kê nhớ ghi
      Cấm được nhảy nhót kẻo thì vạ thân (2)
      Mẹ anh hùng khắp xa gần
      Nếu thi đại học được phần ưu tiên (3)
      Làm chồng thì phải ở im
      Mắng vợ là bị phạt tiền nghe chưa (4)
      Xây nhà cấm được a dua
      Làm theo kiểu Pháp nhớ chưa đồng bào (5)
      Tiêm chủng bị chết không sao
      Vắc-xin có lỗi, xử vào vắc-xin
      Ngành y nhiệm vụ là tiêm
      Còn thiếu giường bệnh đi tìm Nhà (nước) nghe (6)
      Làm quan là phải bao che
      Ăn dày, ăn tất cấm nhè cho dân (7)
      Làm đường nếu thẳng không cân
      Phải cong mềm mại mới gần nhà quan (8)
      Công trình điều chỉnh xa gần
      Vốn tăng một tý đã làm rùm beng (9)
      Làm quan nhất định chớ quên
      Yêu nước sâu sắc kẻo phiền lắm thay (10)
      Những ai học dốt nói ngay
      Loại đạo đức kém cấm bày đặt thêm (11)
      Đại tướng phát biểu êm đềm
      Ngoại trưởng trừng mắt, không hèn nghe chưa
      Nhà khoa học hóa thánh thơ
      Nhà văn phản biện tít mù hạt nhân
      Nhà thơ thì cứ phân vân
      Bùn đỏ nhiều lắm phơi sân thế nào
      Quan chức bất chợt tuôn trào
      Hết thơ đến nhạc ào ào như mưa
      Dư luận viên cũng chẳng vừa
      Vừa Mao vừa Mác chẳng chừa một ai
      Chém từ đêm đến sáng mai
      Way Tàu lại cỡi đi cày kiếm cơm
      Dân chủ cũng chẳng khá hơn
      Biểu tình đòi đất từ gần đến xa
      Tiền thì không biết đâu ra
      Sài gòn Hà nội bay ra bay vào
      Cần-lao khai bẹn xôn xao
      Pu-tin ngu thế, đụng vào rai-na (Ucraina)
      Đừng đùa với Ô-ba-ma
      E-u hậu thuẫn tuy xa mà gần
      Uôn-cúp bốn năm một lần
      Nếu không cá độ là đần nghe chưa
      Sen hồng trước gió đung đưa
      Chũm cau quả mướp lắc lư theo cùng
      ....................
      Kể ra thiên hạ chửi khùng
      Không kể thấy cứ bùng nhùng lỗ tai
      Giàn khoan trên biển thành hai
      Láng giềng hữu nghị toàn bài độc thâm
      Nói xa rồi đến nói gần
      Âm mưu cướp biển chứ lân bang gì
      Quốc gia đang buổi lâm nguy
      Quan tham dân dốt làm gì được đây?
      Vua Hùng ơi, ngài có hay
      An-nam tiểu nhược, trời đày phải không?

      Xóa
    2. Ui, bác Giao bê cả bài về đây, hân hạnh cho nhà em quá, hi hi

      Xóa
  2. Sen hồng trước gió đung đưa
    Chũm cau quả mướp lắc lư theo cùng

    Chũm cau hay quả quýt???

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. ok. Mình đã thấy rồi;
      http://fddinh.blogspot.jp/2014/07/giu-gi-su-trong-sang-cua-tieng-viet.html

      Xóa
    2. Nó tự nhiên cứ biến thành jp cả như vậy đó Khoằm à.

      Xóa
    3. Vì Nhật họ quản lý chặt Anh-tạc-nát lắm, tất cả đều phải chui qua máy chủ DNS Nhật hết bác ạ.

      Trường hợp các đuôi .au, .no .uk thì là máy chủ bản địa, còn Nhật họ cache toàn thế giới vào máy chủ của họ luôn.

      Xóa
    4. Đúng thế Khoằm à. Họ quản lí rất chặt, ở ngay cửa ngõ. Qua được ngõ rồi, thì là tự do. Tức chỉ quản lí một lần ở tổng, còn tiếp theo là thoáng đạt.

      Xóa
  4. Có thể xem thêm ở đây:
    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Can-trong-khi-dung-tieng-Viet-de-dat-ten-cho-cac-danh-tu-Trung-Quoc-post147042.gd
    Cẩn trọng khi dùng tiếng Việt để “đặt tên” cho các danh từ Trung Quốc!
    TS TRẦN ĐÌNH BÁ – HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VIỆT NAM 08/07/14 06:00 THẢO LUẬN (30)
    (GDVN) - Đây là lúc người Việt Nam chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế


    Và ý kiến của một bạn, ở đây:
    http://littleowlhanoi.wordpress.com/2014/07/21/gu%CC%89i-ngai-ts-tran-dinh-ba-doi-loi-ve-bai-viet-cu%CC%89a-ngai-ve-cach-dung-tieng-vie%CC%A3t-da%CC%A3t-ten-danh-tu/

    GỬI NGÀI TS. TRẦN ĐÌNH BÁ ĐÔI LỜI VỀ BÀI VIẾT CỦA NGÀI VỀ CÁCH DÙNG TIẾNG VIỆT ĐẶT TÊN DANH TỪ TRUNG QUỐC

    July 21, 2014
    Thưa ngài Tiến sỹ Trần Đình Bá,

    Tôi là một người bình thường, không phải là một Tiến sỹ cũng chẳng phải là một nhà chuyên môn ngôn ngữ, xã hội học gì hết, chỉ đơn thuần là một người Việt yêu tiếng Việt và văn hóa của người Việt Nam.

    Tôi đã hết sức bàng hoàng và sững sờ khi được đọc được bài viết về suy diễn và nhận định ngây ngô của ngài về việc cẩn trọng khi đặt tên cho các danh từ Trung Quốc và quyết định viết những dòng này để thức tỉnh ngài và kính mong ngài quay trở lại với chuyên môn của mình, đừng đem chuông đi đánh cái mớ kiến thức mà ngài không thực sự am hiểu và đừng cố xào xáo cắt ghép các nội dung với nhau một cách thiếu logic, thiếu dẫn chứng khoa học như vậy.
    (...)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ ra cái sai của ông này cũng khó chứ chẳng chơi, vì có hiểu ông viết cái gì đâu mà chỉ ra cái sai của ông (có khi chính ông cũng không hiểu mình viết cái gì)! Kể ra có cái mác TS cũng sướng thật, muốn viết gì thì viết, viết kiểu gì cũng được đăng (báo) hehe.

      Xóa
    2. Lời đề từ của trang giaoduc.net cũng là một nonsense chẳng kém bài ông Bá:

      "Đây là lúc người Việt Nam chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế"

      Xóa
    3. ok. Nếu kiểm tra, đối sánh bản in trên Giáo Dục và bản in trên BVN, thì đúng là có thể xem dòng đề từ đó là thuộc về Giáo Dục.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.