Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/05/2014

vụ Nhã Thuyên mở miệng : Vì sao Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn không kí tên ?

Du lãng phương nam trong một thời gian, không có điều kiện theo dõi vụ Mở Miệng của Nhã Thuyên. Nhưng vẫn thắc mắc, cho đến ngày hôm nay, 3/5/2014, rằng: hai ông đồng chủ bút của Tiền Vệ (nơi mà Mở Miệng được khai sinh) là Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn không hiểu sao chưa thấy kí tên vào 2 văn bản dưới đây.

(1). Bản phản đối và yêu cầu (164 vị kí tên).

(2).Thư ngỏ (40 vị kí tên).

Mới chỉ thấy một entry của Nguyễn Hưng Quốc trên hệ thống blog VOA.

Sự chưa, cũng có thể là không kí này, nên được suy ngẫm. 

Dĩ nhiên, sự chưa hay không kí lần này của NHQ và HNT, tựa như có khác về tố chất với sự chưa hay không kí của Phạm Thị Hoài.

Tháng 5 năm 2014,
Giao Blog


---













LƯU TƯ LIỆU

1. BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU [đối thoại]


Chúng tôi xin công bố danh sách 164 người ký tên vào Bản phản đối và yêu cầu dưới đây, nhằm bày tỏ thái độ trước quyết định vô lý và vi phạm các quy định hiện hành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc hủy bằng và phủ quyết luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, nhằm bày tỏ tinh thần tương ái đối với đồng nghiệp bị đối xử bất công, và nhằm bảo vệ tương lai nghề nghiệp của chính mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm, danh dự và tư cách của cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam.
Theo dự định, ngày 26/4/2014 thư sẽ được gửi qua đường bưu điện cho ông Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định sẽ cử đoàn trực tiếp đến trường ĐHSPHN, vào ngày 28/4/2014, để trao tận tay ông Hiệu trưởng lá thư ngỏ này, nhằm bày tỏ sự tôn trọng của chúng tôi đối với ông và đồng thời cũng thể hiện niềm hy vọng mãnh liệt rằng ông sẽ quan tâm tới tâm tư nguyện vọng của chúng tôi và ông sẽ hành động đúng với tư cách của một nhà quản lý các hoạt động khoa học ở trường đại học.
Đối với những người ký tên chúng tôi thành thật cáo lỗi nếu có những sai sót khó tránh khỏi. Nếu quý vị phát hiện thấy có sự nhầm lẫn trong các thông tin, hoặc đã ký tên nhưng chưa xuất hiện trong danh sách, xin làm ơn, từ nay cho đến hết ngày 27/4/2014, báo cho chúng tôi qua thư điện tử gửi về địa chỉ :

BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU

Kính gửi: PGS. TS. Nguyễn Văn Minh,
             Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chúng tôi, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, gửi đến Ông văn bản này để bày tỏ những điều sau đây:
1. Chúng tôi phản đối và yêu cầu Ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan, bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý, vì các lý do:
1.1. Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28 tháng Hai năm 2011, không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định” đối với bất cứ luận văn thạc sĩ nào.
Quy chế này chỉ quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả tuyển sinh (Điều 19), chứ không quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả chấm luận văn hay thẩm định hội đồng chấm luận văn. Điều 26 của Quy chế đã bao hàm toàn bộ quy trình đánh giá một luận văn, trong đó có các vấn đề về thành lập hội đồng đánh giá luận văn, nhóm họp hội đồng, và tiêu chí về kết quả của luận văn, mà hoàn toàn không có khoản nào cho phép lập hội đồng thẩm định để đánh giá lại một luận văn đã có kết quả đánh giá.
1.2. Việc đơn phương ban hành hai quyết định trên mà không đưa ra các văn bản làm chứng lý theo quy trình chuyên môn phải có (quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, quyết định họp Hội đồng, bản đánh giá của từng thành viên Hội đồng, biên bản họp Hội đồng…), cũng như việc Hội đồng này không họp công khai, là vi phạm hết sức nghiêm trọng Khoản 1 Điều 26 của Quy chế nói trên.
1.3. Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo QĐ số: 33/2007/QĐ-BGDĐT, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 26 tháng Sáu năm.2007 đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng: a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ; b) Cấp cho người không đủ điều kiện; c) Do người không có thẩm quyền cấp; d) Bị tẩy xóa, sửa chữa; đ) Để cho người khác sử dụng.
Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này.
2. Chúng tôi yêu cầu Ông minh bạch hóa toàn bộ quá trình đi đến hai quyết định nêu trên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên tinh thần tuân thủ các quy định có hiệu lực pháp lý.
3. Trên cơ sở pháp lý vừa nêu, trên chuẩn mực và thông lệ học thuật, việc thẩm định Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa đã xâm phạm thẩm quyền và quyền lợi của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn và Tác giả luận văn, bởi họ không hề được biết và không hề được tham gia vào quá trình thẩm định.
Chúng tôi yêu cầu Ông tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn luận văn và Tác giả luận văn khi có bất kỳ hành động hay quyết định nào liên quan đến Luận văn. Họ phải được tham gia vào mọi hoạt động và quyết định liên quan đến Luận văn, đúng như các quyền mà họ được hưởng theo quy định.
Chúng tôi mong nhận phản hồi từ Ông.
Trân trọng,
Những người ký tên
1. Bùi Thanh Truyền, TS Văn học Việt Nam, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm TPHCM, HCM
2. Bùi Trân Phượng, TS Lịch Sử, Giảng viên Đại học, TP HCM.
3. Châu Minh Hùng, TS Lý luận văn học, Đại học Quy Nhơn, Tp Quy Nhơn, Bình Định
4. Chu Hảo, TS Vật lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội.
5. Chu Văn Sơn, TS Văn học, Giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
6. Đặng Thị Hảo, TS Ngữ văn, Hà Nội
7. Đào Tiến Thi, ThS Văn học, Nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ, Giáo dục; Uỷ viên BCH Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
8. Đỗ Thị Hoàng Anh, ThS Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
9. Đỗ Hải Ninh, TS Văn học Việt Nam, Viện Văn học, Hà Nội.
10. Đỗ Xuân Khôi, TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
11. Đoàn Ánh Dương, ThS Văn học, Nghiên cứu viên Lý luận và văn học Việt Nam hiện đại, Viện văn học, Hà Nội.
12. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, nguyên giảng viên đại học, Đà Lạt.
13. Hà Thúc Huy, PGS, TS Hoá học, giảng viên đại học, TP Hồ Chí Minh.
14. Hồ Thị Hoà, ThS Truyền thông, giảng viên đại học, TP Hồ Chí Minh.
15. Hồ Tú Bảo, Giáo sư tin học, Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia – TP HCM
16. Hoàng Dũng, PGS, TS Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm TPHCM, TPHCM.
17. Hoàng Hưng, Nghiên cứu thơ hiện đại VN và thế giới, TP HCM.
18. Hoàng Phong Tuấn, Ths Văn học, Giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM, TPHCM
19. Hoàng Tố Mai, TS Văn học, Nghiên cứu viên Văn học nước ngoài, Hà Nội.
20. Huỳnh Ngọc Chênh, cử nhân hoá học, cựu giáo viên trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, TP HCM
21. Lê Minh Hà, PGS, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
22. Lê Thanh Loan, Ths Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn AN, Hà Nội
23. Lê Thu Phương Quỳnh, Ths Văn hoá Văn học Châu ÂU, Room to Read Vietnam, TP HCM.
24. Lê Tuấn Huy, TS triết học, TP HCM.
25. Mai Thái Lĩnh, phụ giảng Ban triết học tại trường đại học Văn khoa, Viện Đại học Đà Lạt (1970-1971), Phó hiệu trưởng trường PTTH Thăng Long (75-88), Đà Lạt.
26. Ngô Thị Ngọc Diệp, TS Văn học Việt Nam hiện đại, giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, Gia Lai
27. Ngô Văn Giá, PGS TS Lý luận Văn học, Chủ nhiệm khoa Viết văn-Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Hưng, GS TS KH, Cố vấn học thuật Đại học Việt Đức, TP HCM.
30. Nguyễn Đăng Quang, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Lý luận Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương từ 1991 đến 1996, Hà Nội.
31. Nguyễn Đình Cống, GS TS, Đại học Xây dựng, Hà Nội
32. Nguyễn Đông Yên, GS, TS KH, nghiên cứu và giảng dạy toán học, Hà Nội.
33. Nguyễn Đức Hiệp, cựu giáo viên vật lý trung học phổ thông, đã nghỉ hưu, TP HCM
34. Nguyễn Hoài Anh, Ths Ngữ Văn, giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
35. Nguyễn Hoàng Ánh, PGS.TS, giảng viên trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
36. Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ, Ths Văn học, cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, ĐH SP Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học, Hà Nội.
38. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS, TS KH, Khoa Toán, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Nguyễn Mạnh Tiến, Ths Văn học, Dân tộc học, Nghiên cứu văn học, dân tộc học, Hà Nội.
40. Nguyễn Nam Hải, ThS Công nghệ thông tin, nguyên giảng viên ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
41. Nguyễn Phương Chi, nguyên Phó phòng TC Nghiên cứu Văn học, Viện văn học, Hà Nội.
42. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên GS Đại học Kĩ thuật Budapest, nguyên Trưởng khoa CNTT, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
43. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, phó chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ khí Việt Nam, Đà Nẵng
44. Nguyễn Thị Bình, PGS, TS Văn học, nguyên trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Hương Thuỷ, Ths Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hoá, TPHCM.
47. Nguyễn Thị Từ Huy, TS Văn học, cựu giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, TP HCM.
48. Nguyễn Văn Long, PGS, Nhà giáo nhân dân, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn VH Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
49. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
50. Phạm Toàn, nghiên cứu giáo dục, sáng lập viên nhóm Cánh Buồm, Hà Nội.
51. Phạm Minh Gia, TS Kinh tế, Hà Nội.
52. Phạm Quốc Lộc, TS Văn học So sánh, Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá, ĐH Hoa sen, TP HCM
53. Phạm Thị Ly, TS Ngữ văn, Viện đào tạo quốc tế, ĐHQG TP HCM, TP HCM
54. Phạm Thị Phương, PGS TS Ngữ văn, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
55. Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn học So sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
56. Phan Hồng Hạnh, ThS Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
57. Phan Thị Hà Dương, PGS TS Toán học, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
58. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Giảng viên Đại học, TP HCM, TP HCM.
59. Phùng Hoài Ngọc, ThS Văn học, Nguyên giảng viên Đại học An Giang, An Giang.
60. Trần Đình Sử, GS TS Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
61. Trần Đức Anh Sơn, TS Lịch Sử, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT XH Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Phát triển kinh tế -xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng.
62. Trần Hữu Tá, PGS Văn học, Tp HCM.
63. Trần Ngọc Vương, GS TS Văn học, Hà Nội.
64. Trần Ngọc Hiếu, TS Văn học, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
65. Trần Quang Đức, Nghiên cứu văn học, lịch sử, Phòng Văn học So Sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
66. Trịnh Thu Tuyết, TS Văn học, Chuyên ngành văn học Hiện đại, Hà Nội.
67. Tương Lai, Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM.
68. Vũ Thế Khôi, TS, Nguyên Trưởng khoa tiếng Nga, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, Hà Nội.
69. Vũ Thị Phương Anh, TS Giáo dục, Nguyên giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, TP HCM.
70. Phạm Văn Hội, TS, Giảng viên đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Hà Nội.
71. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên nghiên cứu văn học Việt Nam,Hà Nội.
72. Nguyễn Quang Lập, từng tham gia đào tạo biên kịch tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, địa chỉ nơi ở: TP HCM.
73. Lê Mạnh Năm, Nghiên cứu viên chính, Viện xã hội học, Hà Nội.
74. Nguyễn Anh Tuấn, PGS. TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
75. Đỗ Biên Cương, TS, lĩnh vực Công nghệ Sinh học-Thực phẩm, Bộ môn Vi sinh - Hóa sinh- Sinh học Phân tử, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
76. Phạm Khiêm Ích--PGS Triết học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Khoa học Xã hội, Nghiên cứu viên cao cấp Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
77. Lê Nguyên Long, ThS, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
78. Lương Công Trung, ThS, giảng viên Viện Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang.
79. Phạm Xuân Hoàng, ThS Luật học, hiện là giảng viên Luật, Khoa Luật Kinh tế, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh.
80. Trần Trung Sơn, TS Kỹ thuật, Phó trưởng khoa Máy bay-Động cơ, Trường Sỹ quan Không quân, Nha Trang.
81. Lê Cát Tường, TS Kỹ Thuật (Aus.), nguyên giảng viên Đại học Tổng Hợp Huế, hiện sống tại TPHCM
82. Hồ Liên, TS văn hóa học, nguyên giảng viên chính Trường Viết văn Nguyễn Du, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
83. Ngụy Hữu Tâm, TS Vật lý, nguyên cán bộ Viện Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam, đã từng đi dạy ĐH ở Algerie, hiện sống tại Hà Nội.
84. Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ Xã hội học, Giảng viên đại học, TP HCM.
85. Nguyễn Trọng Bình, ThS Văn học Việt Nam, giảng dạy Văn học VN hiện đại, Lịch sử Phê bình văn học, Cần Thơ.
86. Đào Minh Châu, TS, cựu chuyên viên Vụ Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1988-1998). Lĩnh vực nghiên cứu: chính sách công, hành chính công, Hà Nội.
87. Nguyễn Văn Tiệp, PGS.TS, khoa Nhân học, Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia TP. HCM, TPHCM.
88. Trần Văn Tùng, PGS.TS Kinh tế, từng là giảng viên kiêm nhiệm của trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, nghiên cứu viên cao cấp của Viện kinh tế thế giới ,Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm KHXH Viêt Nam, Hà Nội.
89. Trần Thị Thanh Vân, ThS tiếng Anh, Giảng viên đại học, Hà Nội.
90. Nguyễn Hữu Khải, PGS.TS, Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN, Hà Nội.
91. Nguyễn Hồng Kiên, TS Sử học, hiện đang là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH VN), Hà Nội.
92. Phạm Chi Mai, nguyên giảng viên chính môn Tiếng Nga ở Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
93. Nguyễn Nguyên Khải, cựu giáo viên Toán trường THPT Thái Phiên, Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
94. Trần Minh Thế, PGS. TS, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
95. Khương Việt Hà, ThS, phòng Văn học so sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
96. Lê Thành Trung, ThS Ngữ Văn, giảng viên đại học, Hà Nội.
97. Lê Văn Sinh, cử nhân sử học, cựu giảng viên Bộ môn lý luận sử học, ĐHKHXH & NV Hà Nội, Hà Nội.
98. Ngô Thanh Hải, ThS ngành Lý luận văn học, Giáo viên Ngữ văn THPT Tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.
99. Nguyễn Phượng, TS Ngữ Văn, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
100. Trần Tuấn Tú, TS địa chất, Giảng viên Khoa Môi trường, ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP HCM.
101. Nguyễn Thượng Long, giáo viên PTTH bộ môn Địa Lý, hiện đã nghỉ hưu. Nơi công tác cuối cùng Trường PTTH Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Tây, Thanh tra giáo dục kiêm nhiệm Sở GD - ĐT Hà Tây.- Nơi ở: Hà Nội.
102. Đặng Danh Ánh, PGS.TS.Tâm lý Giáo dục Kỹ thuật, Viện trưởng Viện Nghiên cứu,Đào tạo và Tư vấn KHCN, Hà Nội.
103. Hồ Thị Hồng Nhung, TS. Bác sỹ, lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu: phòng Gốc Giống và Sinh Phẩm Chẩn đoán, Viện Pasteur TP. HCM.
104. La Khắc Hoà, PGS, TS, Nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội (đã nghỉ hưu), Hà Nội
105. Phạm Vĩnh Cư, PGS.TS Văn học, Nguyên Hiệu phó Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội
106. Đỗ Lai Thuý, PGS.TS, Nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.
107. Nguyễn Đức Mậu, TS Văn học, Nghiên cứu Văn học- Hà Nội.
108. Trương Đăng Dung, PGS TS, Nguyên Phó Viện trưởng Viện văn học, Hà Nội.
109. Trần Khuê, nhà nghiên cứu Văn hoá, nguyên Trưởng Tiểu ban NC Trung tâm Hán Nôm (viện KHXH tại TPHCM), nguyên Giám đốc Trung tâm NC Văn hoá cổ VN-Đông Nam Á (TPHCM), TPHCM.
110. Lê Văn Sinh, cử nhân sử học, nguyên giảng viên Khoa Lịch Sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.
111. Nguyễn Trọng Nghĩa, thạc sĩ vật lý, nghiên cứu viên Viện Vật lý, Hà Nội
112. Nguyễn Hồng Duyên, ThS văn học, giáo viên Ngữ văn THPT, Hà Nội
113. Đinh Hà Triều, ThS, giáo viên THPT, Tuy Phước, Bình Định.
114. Phan Đình Dũng, thạc sĩ văn học, CĐSP Ninh Thuận, Ninh Thuận.
115. Trần Khang Thụy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học Kinh tế (CESAIS), thuộc Đại học Kinh tế Tp.HCM, Tp. HCM.
116. Lê Văn Hưng, kỹ sư lâm nghiệp, nguyên là cán bộ nghiên cứu thực nghiệm, trạm thực nghiệm Eakmat, thành phố BMT, Đắk Lăk, T/P Kon Tum.
117. Nguyễn Đức An, Giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Đông Kinh, Hà Nội.
118. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình điện ảnh, đang giảng dạy tại Khoa điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
119. Vũ Khắc Lương, PGS.TS Y học, giảng viên đại học, Hà Nội.
120. Trần Bá Thiện, hiệp sĩ công nghệ thông tin, giảng viên đại học Văn Lang, Tp HCM, TP HCM.
121. Phạm Kim Chung, Thạc sĩ Ngôn ngữ học, biên tập viên, Hà Nội.
122. Trần Ban, ThS. Ngữ văn, cán bộ giảng dạy, TP.HCM.
123. Vũ Thị Nhuận, Tiến sĩ sinh hóa tại Đại học Kyushu Nhật Bản, từng là giảng viên khoa học, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.
124. Đặng Thị Thái Hà, CN Văn học, Phòng văn học đương đại, Viện Văn học, Hà Nội.
125. Nguyễn Thái Nguyên, tiến sĩ kinh tế, hiện đã nghỉ hưu, Hà Nội.
126. Nguyễn Thu Nguyệt, nguyên giảng viên khoa tiếng Nga, trường Đại học Kinh tế Hà Nội và trường Đại học Bách khoa Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh.
127. Lê Dy, Thạc sỹ, nguyên trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
128. Nguyễn Thị Như Nguyện, Tiến sỹ Ngữ văn, giảng viên đại học, Hà Nội.
129. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Viện Ứng Dụng Công nghệ, Bộ Khoa học&Công nghệ, Hà Nội.
130. Đăng Minh Điệp, ThS, chuyên ngành tài chính ngân hàng, Đại học Công nghiệp Tp.HCM, Tp.HCM
131. Nguyễn Đức Quỳ, nguyên chuyên viên Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
132. Nguyễn Thị Hậu, TS Khảo cổ học, Nghiên cứu và giảng dạy về Khảo cổ học và văn hóa tại một số trường đại học tại TPHCM, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử VN, TP HCM.
133. Nguyễn Thị Thanh Thúy (BAN MAI), Thạc sĩ Văn học Việt Nam, Chuyên viên chính Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Quy Nhơn, Quy Nhơn.
134. Lê Đức Quang, Tiến sĩ chuyên ngành Lý thuyết Dịch (ĐH Charles De Gaulle - Lille 3), Giảng viên Khoa Pháp, ĐH Ngoại ngữ Huế, Biên dịch viên công chứng - Phiên dịch viên Hội nghị (tốt nghiệp Trường Biên-Phiên dịch Cao cấp Paris - ESIT-ĐH Paris 3 Sorbonne Nouvelle), Huế.
135. Nguyễn Mai Oanh, Thạc sĩ Nghiên cứu viên Nông nghiệp Nông thôn, Viện Chính sách Nông nghiệp, TPHCM
136. Phạm Hoàng Phiệt, Giáo sư Y học đã về hưu, trước đây giảng dạy ở Bộ môn Ngoại khoa Trường Đại học Y Hà nội và Bộ môn Miễn dịch Sinh lý bệnh Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Tp HCM.
137. Nguyễn Trường Lưu, hiệu trưởng Trường tiểu học Pró- Đơn Dương - Lâm Đồng.
138. Nguyễn Kim Thảo, ThS Quản trị kinh doanh, Giảng viên Đại học, TP HCM.
139. Nguyễn Thị Bích Hợp, Ths Ngữ văn, hiện đang là Nghiên cứu sinh Ngôn ngữ tại ĐH Sư phạm Hà Nội, Tuyên Quang.
140. Trần Phúc Hoà, cử nhân toán, giáo viên toán trường THPT Kiệm Tân, Đồng Nai, Đồng Nai.
141. Vũ Quang, Tiến sĩ Vật lí, Phó giáo sư Giáo dục học, từng công tác tại ĐHSP Hà Nội1, Viện Khoa học giáo dục Việt nam Thành phố Hà Nội .
142. Hoàng Thanh Thuỷ, thạc sĩ Văn học phương Tây, nguyên sinh viên khoa Ngữ Văn - trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
143. Phạm Huy Thông, TS Triết học, nguyên là giảng viên trường Đại học Đông Đô, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ĐKCG Tp Hà Nội, nghiên cứu khoa học về tôn giáo học, Hà Nội.
144. Bùi Thanh Xuân, Thạc sĩ Giáo dục học, Trưởng phòng Nghiên cứu Các vấn đề chung, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính qui, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội I K41, Hà Nội.
145. .Phùng Hồ Hải, GS-TSKH Toán học, Phòng Đại số, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
146. Nguyễn Quang Tiến, TS Ngữ văn Anh, Khoa Ngữ văn Anh, ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Tp.HCM.
147. Nguyễn Thị Hương Giang, Thạc sỹ, Giảng viên Lý luận văn học, Khoa Xã hội - Du lịch. Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.
148. Đinh Gia Hưng, Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh, giảng viên đại học, TP Đà Nẵng.
149. Bùi Thanh Hoa, Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.
150. Nguyễn Thị Lý, Thạc sĩ Văn học Việt Nam, TP. Đà Nẵng
151. Doãn Minh Đăng, Tiến sĩ điều khiển tự động, Cần Thơ.
152. Đỗ Thị Bình, Tiến sĩ ngôn ngữ học, Giảng viên, trường ĐH Quốc gia TP.HCM, TP HCM.
153. Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên Toán ứng dụng Đại Học Bách Khoa TPHCM, TP HCM.
154. Nguyễn Thị Thu Dung, Giảng viên môn Vật lý, Hà Nội.
155. Phí Mạnh Hồng, PGS, TS. Kinh tế học, Hà Nội.
156. Chu Mạnh Chi, Hiệu trường THCS-THPT Tân Hòa, Tp. Biên Hòa, thường trú tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
157. Chu Trọng Thu, cựu giảng viên ngành Hán Nôm, Khoa Ngữ Văn, ĐHSP TP HCM, tp HCM.
158. Nguyễn Ngọc An, Cử nhân Công nghệ thông tin Phòng Ngoại ngữ-Tin học, Trung tâm GDTX tỉnh Tây Ninh, Tây Ninh.
159. Huỳnh Hữu Tuệ, GS TSKH, chuyên gia về xử lý thông tin, Đại học quốc tế, VNU-HCM
160. Tào Văn Ân, Tiến sĩ lí luận văn học, Giảng dạy môn lí luận văn học,Văn hoá học, Đại học Mở, TP HCM.
161. Võ Đức Phương, ThS Tâm lý học, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, cựu sinh viên và học viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
162. Nguyễn Xuân Trình, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp Chí Quản lý Kinh tế.
163. Nguyễn Đức Thành, TS. Kinh tế học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
164. Trần Trọng Đức, Tiến sĩ Xã hội học, phó trưởng khoa, học viện Hành chính quốc gia, TP HCM.




Kính gửi:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.
Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11/03/2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14/03/2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có dấu hiệu là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng. Thư yêu cầu giải thích của bà Đỗ Thị Thoan không được trường trả lời thích đáng.
Những hành động trên đã
- trực tiếp vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 22, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT), theo đó thì văn bằng chỉ có thể thu hồi nếu phát hiện hành vi gian lận, cấp cho người không đủ điều kiện, do người không có thẩm quyền cấp, đã tẩy xóa sửa chữa, hoặc đã để người khác sử dụng.
- đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi
- vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. Nhà bác học Einstein đã nói: “giới hạn tự do học thuật bất cứ cách nào sẽ cản trở sự phổ biến kiến thức trong dân chúng và do đó sẽ ngăn trở khả năng suy xét và hành động của quốc gia”. Các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào. Công trình của họ phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn học thuật, bởi những nhà chuyên môn có thẩm quyền. Bằng cấp chỉ có thể bị thu hồi trong trường hợp ứng viên đã phạm những lỗi nghiêm trọng về học thuật như đạo văn, ngụy tạo dữ liệu, nhờ người viết giùm.
Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy bỏ quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan và công bố các hồ sơ liên quan đến việc này. Ngoài ra, để tiến tới một nền giáo dục Việt Nam lành mạnh và tân tiến, chúng tôi yêu cầu nhà nước mở cuộc điều tra về những lý do đã dẫn đến vụ tái thẩm định, và thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa tái diễn những sự can thiệp một cách lén lút, bất hợp pháp vào các quy định có hiệu lực pháp lý.

Danh Sách Những Người Ký Tên
(Để ký tên vào lá thư ngỏ này, bạn vui lòng gửi thông tin tới academicfreedomvn@gmail.com bao gồm số điện thoại để kiểm tra danh tính, số điện thoại của bạn sẽ không công bố trong thư ngỏ).
1. Trần Nam Bình, Tiến sĩ Kinh tế, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
2. Phạm Minh Châu, Tiến sĩ Hóa học, Giáo sư Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp và Đại học Khoa học và Công nghệ Pháp-Việt (USTH), Hà nội, Việt Nam.
3. Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư thỉnh giảng chương trình MBA, American University, Washington, DC., Hoa Kỳ.
4. Valentina Denzel, Phó Giáo sư Văn học, Đại học bang Michigan, Hòa Kỳ.
5. Trần Hữu Dũng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Wright State, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ.
6. Giáp Văn Dương, Tiến sĩ Vật lý, Hà Nội, Việt Nam.
7. Phạm Văn Đỉnh, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Giảng viên Đại học Pau (UPPA), Cộng hòa Pháp.
8. Đỗ Anh Đức, Tiến sĩ Truyền thông, Đại học Macquarie, Sydney, Úc.
9. Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Giảng viên toán, Đại học Denis Diderot (Paris VII).
10. Đỗ Đăng Giu, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
11. Evelyne Grossman, Giáo sư Văn học Pháp, Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp.
12. Trần Hải Hạc, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp.
13. Nguyễn Trọng Hiền, Phòng Thí nghiệm Phản lực, Viện Công nghệ California, Pasadena, CA 91109, Hoa Kỳ.
14. Nguyễn Đức Hiệp, Tiến sĩ Công nghệ Y sinh, Chuyên gia nghiên cứu khoa học khí quyển, Bộ Môi trường và Bảo tồn, New South Wales, Úc.
15. Nguyễn Công Huân, Phó Giáo sư trường Đại Học Aalborg, Vương quốc Đan Mạch.
16. Nguyễn Mạnh Hùng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Laval, Quebec, Canada.
17. Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Khoa học ngành Cơ học Tính toán, Giáo sư danh dự Đại học Liege, Vương quốc Bỉ.
18. Phạm Xuân Huyên, Tiến sĩ Toán học, Giáo sư Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp và Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
19. Hoàng Kháng, Tiến sĩ Vật lý, Nhà nghiên cứu khoa học, Đại học North Dakota State, North Dakota, Hoa Kỳ.
20. Đỗ Khiêm, Nhà văn, La Habra Heights, California, USA.
21. Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, nguyên Giáo sư thỉnh giảng trường SAIS, Đại học Johns Hopkins, Washington DC., Hoa Kỳ.
22. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội, Việt Nam.
23. Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ Sử học và Ngôn ngữ phương Đông, Giáo sư Đại học Maine, Maine, Hoa Kỳ.
24. Nguyễn Thùy Phương, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Paris Descartes, Paris, Cộng hòa Pháp.
25. Đặng Xuân Thảo, Tiến sĩ Điều khiển học, Laboratoire VERIMAG (CNRS), Grenoble, Cộng hòa Pháp.
26. Ngô Đức Thế, Tiến sĩ Vật lý, Nghiên cứu viên, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, Vương quốc Đan Mạch.
27. Đặng Đình Thi, Tiến sĩ Kỹ thuật Hàng không, Đại học Bristol, Anh Quốc.
28. Phạm Duy Thoại, Tiến sĩ Y khoa, Giáo sư Đại học Humboldt, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.
29. Đoàn Ánh Thuận, Nhà văn, Paris, Cộng hòa Pháp.
30. Lê Đoàn Trung, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
31. Nguyễn Khánh Trung, Tiến sĩ Xã hội học, Vendée, Cộng hòa Pháp.
32. Dương Văn Tú, Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Dược phẩm, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ.
33. Vũ Văn Tuân, Nghiên cứu sinh ngành Môi trường và Sức khỏe, Đại học Birmingham, Anh Quốc.
34. Phạm Quang Tuấn, Tiến sĩ Hóa học, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
35. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
36. Hoàng Thanh Tùng, Nghiên cứu sinh ngành Hoá học, Đại học bang Florida, Hoa Kỳ.
37. Hà Dương Tường, Tiến sĩ Toán học, nguyên Giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Cộng hòa Pháp.
38. Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada.
39. Vũ Quang Việt, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ.
40. Phạm Xuân Yêm, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Cộng hòa Pháp.


Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Trận chiến Nhã Thuyên

Vụ án Nhã Thuyên”đang bước sang một bước ngoặt mới, gần đây, với bức thư ngỏ của nhiều học giả, trí thức trong và ngoài nước, gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng như Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ  viết về thơ của nhóm Mở Miệng của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan). Quyết định ấy, theo họ, đã (1) vi phạm quy định của chính Bộ giáo dục về việc thu hồi bằng cấp; (2) đi ngược lại các nguyên tắc công lý căn bản; và (3) vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật.http://tienve.org

Bên cạnh đó, bốn giáo sư khác, Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ và Cao Huy Thuần, cũng viết thư cho Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối với hai lý do thuộc chuyên môn: Một, cần phân biệt đối tượng được nghiên cứu và bản thân công việc nghiên cứu; và hai, việc đánh giá một luận văn nên giao hoàn toàn cho hội đồng giám khảo. Cuối cùng, bức thư nhấn mạnh “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.”

Chưa thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như Bộ Giáo dục trả lời hai bức thư ngỏ trên. Tuy nhiên, việc kéo dài hồi âm chỉ gây bất lợi cho Bộ Giáo dục và nhà cầm quyền Việt Nam. Bởi, bức thư ngỏ thứ nhất đang trong quá trình tập hợp thêm các chữ ký. Thời gian càng lâu, số người ký tên càng tăng; chữ ký càng tăng, số người phản đối càng mạnh; số người phản đối càng mạnh, uy tín của chính phủ càng giảm, cứ thế liên tục.

Đến một lúc nào đó, chính quyền chỉ còn chọn một trong hai biện pháp: hoặc chấp nhận thua và thu hồi quyết định tước bằng của Nhã Thuyên hoặc ra tay trấn áp những người phản đối. Rất khó có biện pháp lẳng lặng thu bằng hoặc lẳng lặng bỏ qua chuyện thu bằng, để mọi chuyện sẽ từ từ chìm vào quên lãng được nữa. Ngay cả khi biện pháp này được thực hiện, nó cũng sẽ để lại một ấn tượng cực xấu: chế độ này không có hy vọng thay đổi.

Có thể nói “vụ án” Nhã Thuyên đang dần dần trở thành trận chiến Nhã Thuyên.

Tôi cho khi để bùng nổ cái gọi là “trận chiến” này, chính quyền, hoặc ít nhất, giới tuyên huấn, rất dại dột. Dại về phương diện học thuật, như nhiều người đã phân tích, đã đành. Nhưng dại nhất là về phương diện chính trị.

Thứ nhất, nó làm lớn một chuyện, tự nó, không có gì đáng ầm ĩ. Bình thường, mọi luận văn, từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, đệ trình xong, chỉ chìm lỉm trong thư viện của đại học, rất ít người biết đến và đụng đến; nếu có, may ra, với một số sinh viên hoặc nghiên cứu sinh đang viết về cùng một đề tài. Số phận luận văn của Nhã Thuyên, hoàn tất và nộp từ năm 2010, chắc cũng vậy nếu không được các nhà tuyên huấn mẫn cán nhưng ngu xuẩn của đảng làm rùm beng lên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Thứ hai, qua những cách trừng phạt và trấn áp thô bạo đối với Nhã Thuyên, vô tình, nhà cầm quyền làm cho chị nổi tiếng hơn, không phải chỉ với tư cách một sinh viên giỏi, một cây bút nghiên cứu và phê bình nhạy bén, độc lập và can đảm mà còn với tư cách một nạn nhân của cả chế độ. Cùng với Nhã Thuyên, nhóm Mở Miệng, đề tài được Nhã Thuyên nghiên cứu, cũng được nổi tiếng và thu hút sự chú ý của dư luận hơn. Nói cách khác, bằng cách đánh phủ đầu Nhã Thuyên, giới tuyên huấn Việt Nam đang quảng cáo giùm cho họ. Một cách quảng cáo cực kỳ có hiệu quả. Nhưng không công.

Thứ ba, với những hành động thô bạo như vậy, nhà cầm quyền tự biến mình thành những tên độc tài vừa thô thiển vừa thô bạo dưới mắt dân chúng, hơn nữa, của cả thế giới; một hình ảnh có khả năng làm xóa mờ mọi nỗ lực tuyên truyền công phu và tốn kém mà họ theo đuổi.

Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định lao vào một trận chiến đáng lẽ, nếu sáng suốt một tí, họ có thể biết trước là họ sẽ không thể nào thắng được. Bây giờ không phải là thời của Nhân Văn Giai Phẩm, lúc họ nắm toàn bộ hệ thống truyền thông đại chúng. Bây giờ, với sự phát triển của internet, lực lượng đông và mạnh nhất, có ảnh hưởng nhất, thuộc về những người độc lập, và nếu cần, đối lập với chính quyền. Nếu chính quyền thắng được trong việc tước bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên thì họ cũng thua trắng tay trên mặt trận tuyên truyền và dân vận.

Cuối cùng, thứ năm, nó tạo cơ hội cho những người vốn bất đồng với các chính sách cũ kỹ, độc đoán và sai lầm của đảng và nhà nước tập hợp lại. Thoạt đầu, tập hợp chung quanh một bản kiến nghị; sau, nếu những tình trạng như vậy lặp lại và kéo dài, không chừng nó sẽ biến thành một lực lượng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi học thuật.

Dù dại dột thì trận chiến cũng đã mở. Nhà văn Nhã Thuyên, có vẻ rất khôn ngoan, tự ý đứng ngoài, không tham gia vào các cuộc tranh luận, có lẽ để tránh việc chính trị hóa bản luận văn về văn hóa của mình. Nhưng sự đối đầu giữa các trí thức độc lập và chính quyền, đặc biệt, bộ phận giáo dục và tuyên giáo thì không thể tránh được.

Trong cuộc đối đầu này, chính quyền sẽ đối phó ra sao? Chắc chắn là không thể trấn áp được. Chính quyền bây giờ không đủ mạnh để mở đợt trấn áp trí thức như ngày xưa. Giải pháp nhượng bộ bằng cách thu hồi lại quyết định hủy bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên có vẻ cũng khó xảy ra. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, vấn đề thể diện rất quan trọng. Ngay cả khi họ sai sờ sờ, họ cũng hiếm khi nhận sai trừ phi đối diện với những áp lực quá lớn (như thời cải cách ruộng đất hoặc cuối thời bao cấp).

Cuối cùng, có lẽ Nhã Thuyên cũng khó lấy lại bằng Thạc sĩ. Nhưng sự mất mát ấy chỉ dừng lại ở phạm vi hành chính. Dưới mắt giới trí thức, trong nước cũng như ở hải ngoại, chị vẫn hoàn tất chương trình Thạc sĩ, hơn nữa, hoàn tất một cách xuất sắc. Bản luận văn của chị đã được phổ biến trên internet, có lẽ được nhiều người đọc hơn bất cứ một bản luận văn Thạc sĩ nào tại Việt Nam. Quan trọng nhất, chị trở thành biểu tượng của một trí thức bị đàn áp tại Việt Nam với những lý do hoàn toàn thuộc về học thuật.

Ý nghĩa của trận chiến chung quanh Nhã Thuyên không dừng lại ở bản thân chị. Tôi tin sau những làn sóng phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức và truyền thông những tháng gần đây, các nhà tuyên huấn tại Việt Nam có lẽ sẽ phải ngừng chiến dịch lục lọi và trấn áp các luận văn từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, dưới mắt họ, có vấn đề về chính trị. Nhiều người, nhờ thế, sẽ thoát nạn.

Riêng tôi, tôi rất tin tưởng ở tương lai của Nhã Thuyên, với tư cách một người sáng tác cũng như với tư cách một nhà nghiên cứu.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.



---
Chép các bình luận ở dưới lên
(chép ngày 17/9/2021)

9 nhận xét:

  1. Cái tên mà tôi quan tâm nhất là Ngô Bảo Châu kia. Có lẽ mời bà con đọc tạm chuyện này: Chuyện ngụ ngôn mới về chim cánh cụt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình vừa sang đọc. Cu Nỡm thâm thúy ghê !

      Xóa
  2. Với NHQ, lí do có thể liên quan đến cái này:

    "Tôi nói tôi không chống Cộng vì hai lý do chính:

    Thứ nhất, tôi không thích chữ “chống”. “Chống”, trong tiếng Việt, khác với các từ hoặc từ tố được xem là tương đương trong tiếng Anh như “fight”, “against”, “counter-” hay “anti-”, thường gợi lên hai ấn tượng chính: một, gắn liền với tổ chức, và hai, có tính chất bạo động. Tôi không thích cả hai. Với bạo động, tôi tuyệt đối không thích. Với tổ chức, tôi trân trọng và nghĩ nó cần thiết, hơn nữa, một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội, nhưng tôi lại không thích nằm trong bất cứ một tổ chức nào; thậm chí, tôi cũng chưa từng đi biểu tình hay ký tên vào bất cứ một kiến nghị chung nào (1), dù, trên nguyên tắc, có thể tôi đồng tình và ủng hộ những việc làm ấy. Tôi không làm những việc ấy chỉ vì một lý do đơn giản: Tôi không thích ở trong “đội ngũ”, dù lâu dài hay tạm thời, chính thức hay không chính thức. Vậy thôi. Khác với Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ “Khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ”, tôi chỉ thích đứng một mình. Khi phê phán bất cứ điều gì, tôi chỉ đứng từ góc độ một người trí thức; mà trí thức, tự bản chất, nói theo Edward W. Said, là kẻ lưu vong, nghĩa là, nói cách khác, một mình. Viết, tôi chỉ nhân danh chính mình và những gì mình tin là đúng. “Lực lượng” của tôi chỉ có sách vở và kinh nghiệm, kiến thức và lý trí, lương tâm và lương thức. Còn phương tiện, trước, với cây bút; sau, với bàn phím: Ở cả hai nơi, tôi chỉ có chữ. Hết."

    http://to-quoc.blogspot.com/2013/05/nguyen-hung-quoc.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói vậy nhưng chưa chắc đã vậy đâu hehe à. Chẳng hạn, có thể xem lại mấy cái sau (năm 2011, liên quan đến Bùi Chát - có thể xem như một đại biểu của nhóm Mở Miệng):

      - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110506_bui_chat_tienve.shtml
      " Trong số những người ký tên vào kháng thư có cựu tù nhân - bác sỹ Phạm Hồng Sơn, các nhà nghiên cứu ở Úc Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc, linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý..."

      - http://damau.org/archives/19834

      Xóa
    2. Trong kháng thư đó, HNT đứng vị trí số 1 trong danh sách kí tên: http://www.gopetition.com/petitions/kh%C3%A1ng-th%C6%B0-%C4%91%C3%B2i-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-ngay-l%E1%BA%ADp-t%E1%BB%A9c-cho-nh/signatures-page5.html

      Xóa
  3. Chú thích (1) bên dưới bài viết tôi dẫn ở trên:

    "1. Trên một số bản kiến nghị lưu hành trên internet, tôi thấy có tên “Nguyễn Hưng Quốc” ở Úc. Đó không phải là tôi. Có thể chỉ là trùng tên hoặc là một sự giả mạo. Bản thân tôi thì chưa từng ký vào bất cứ một kiến nghị nào cả."

    Tất nhiên, nói vậy không phải lúc nào cũng vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để nhìn rõ hơn việc này, cần xem lại chính trên trang Tiền Vệ (do NHQ và HNT là đồng chủ bút):

      http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=12681

      "Để hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế, các tạp chí Tiền Vệ và Da Màu đứng ra bảo trợ một KHÁNG THƯ nhằm phản đối hành động đe dọa và khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam, đòi hỏi họ phải trả tự do ngay tức khắc cho nhà thơ Bùi Chát và tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong đó có quyền tự do xuất bản. KHÁNG THƯ được công bố với ấn bản Việt ngữ và các ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây-ban-nha, Nhật và Trung Hoa. Nhóm bảo trợ kháng thư trân trọng kêu gọi sự hỗ trợ của quý bạn đọc trong việc ký tên và phổ biến kháng thư rộng rãi trên toàn thế giới.

      Xin vào đường link này để ký tên vào bản KHÁNG THƯ."

      HNT kí tên ở số 1. Còn NHQ thì ở số 187.
      http://www.gopetition.com/petitions/kh%C3%A1ng-th%C6%B0-%C4%91%C3%B2i-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-ngay-l%E1%BA%ADp-t%E1%BB%A9c-cho-nh/signatures-page2.html

      Xóa
  4. Đọc qua danh sách ký tên phản đối quyết định thu hồi bằng và ủng hộ cho Nhã Thuyên thì tôi hiểu vì sao như thế. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã - cổ nhân đã dạy như thế, không sai

    Trả lờiXóa
  5. Với nội dung của Luận văn Nhã Thuyên mà nhóm người trên ủng hộ Nhã Thuyên và phản đối việc thu hồi, tôi thấy phân phân về trình độ TS, Ths của những người này quá. Vì họ chẳng biết nhận thức đâu là khoa học, đâu thứ rác rưởi, nhơ bẩn mà sao họ đạt đến trình độ đó ta. Thật hổ thẹn cho các chức danh đi kèm

    Trả lờiXóa

9 nhận xét:

  1. Cái tên mà tôi quan tâm nhất là Ngô Bảo Châu kia. Có lẽ mời bà con đọc tạm chuyện này: Chuyện ngụ ngôn mới về chim cánh cụt

    Trả lờiXóa
  2. Với NHQ, lí do có thể liên quan đến cái này:

    "Tôi nói tôi không chống Cộng vì hai lý do chính:

    Thứ nhất, tôi không thích chữ “chống”. “Chống”, trong tiếng Việt, khác với các từ hoặc từ tố được xem là tương đương trong tiếng Anh như “fight”, “against”, “counter-” hay “anti-”, thường gợi lên hai ấn tượng chính: một, gắn liền với tổ chức, và hai, có tính chất bạo động. Tôi không thích cả hai. Với bạo động, tôi tuyệt đối không thích. Với tổ chức, tôi trân trọng và nghĩ nó cần thiết, hơn nữa, một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội, nhưng tôi lại không thích nằm trong bất cứ một tổ chức nào; thậm chí, tôi cũng chưa từng đi biểu tình hay ký tên vào bất cứ một kiến nghị chung nào (1), dù, trên nguyên tắc, có thể tôi đồng tình và ủng hộ những việc làm ấy. Tôi không làm những việc ấy chỉ vì một lý do đơn giản: Tôi không thích ở trong “đội ngũ”, dù lâu dài hay tạm thời, chính thức hay không chính thức. Vậy thôi. Khác với Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ “Khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ”, tôi chỉ thích đứng một mình. Khi phê phán bất cứ điều gì, tôi chỉ đứng từ góc độ một người trí thức; mà trí thức, tự bản chất, nói theo Edward W. Said, là kẻ lưu vong, nghĩa là, nói cách khác, một mình. Viết, tôi chỉ nhân danh chính mình và những gì mình tin là đúng. “Lực lượng” của tôi chỉ có sách vở và kinh nghiệm, kiến thức và lý trí, lương tâm và lương thức. Còn phương tiện, trước, với cây bút; sau, với bàn phím: Ở cả hai nơi, tôi chỉ có chữ. Hết."

    http://to-quoc.blogspot.com/2013/05/nguyen-hung-quoc.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói vậy nhưng chưa chắc đã vậy đâu hehe à. Chẳng hạn, có thể xem lại mấy cái sau (năm 2011, liên quan đến Bùi Chát - có thể xem như một đại biểu của nhóm Mở Miệng):

      - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110506_bui_chat_tienve.shtml
      " Trong số những người ký tên vào kháng thư có cựu tù nhân - bác sỹ Phạm Hồng Sơn, các nhà nghiên cứu ở Úc Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc, linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý..."

      - http://damau.org/archives/19834

      Xóa
    2. Trong kháng thư đó, HNT đứng vị trí số 1 trong danh sách kí tên: http://www.gopetition.com/petitions/kh%C3%A1ng-th%C6%B0-%C4%91%C3%B2i-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-ngay-l%E1%BA%ADp-t%E1%BB%A9c-cho-nh/signatures-page5.html

      Xóa
  3. Chú thích (1) bên dưới bài viết tôi dẫn ở trên:

    "1. Trên một số bản kiến nghị lưu hành trên internet, tôi thấy có tên “Nguyễn Hưng Quốc” ở Úc. Đó không phải là tôi. Có thể chỉ là trùng tên hoặc là một sự giả mạo. Bản thân tôi thì chưa từng ký vào bất cứ một kiến nghị nào cả."

    Tất nhiên, nói vậy không phải lúc nào cũng vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để nhìn rõ hơn việc này, cần xem lại chính trên trang Tiền Vệ (do NHQ và HNT là đồng chủ bút):

      http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=12681

      "Để hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Quốc Tế, các tạp chí Tiền Vệ và Da Màu đứng ra bảo trợ một KHÁNG THƯ nhằm phản đối hành động đe dọa và khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam, đòi hỏi họ phải trả tự do ngay tức khắc cho nhà thơ Bùi Chát và tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong đó có quyền tự do xuất bản. KHÁNG THƯ được công bố với ấn bản Việt ngữ và các ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây-ban-nha, Nhật và Trung Hoa. Nhóm bảo trợ kháng thư trân trọng kêu gọi sự hỗ trợ của quý bạn đọc trong việc ký tên và phổ biến kháng thư rộng rãi trên toàn thế giới.

      Xin vào đường link này để ký tên vào bản KHÁNG THƯ."

      HNT kí tên ở số 1. Còn NHQ thì ở số 187.
      http://www.gopetition.com/petitions/kh%C3%A1ng-th%C6%B0-%C4%91%C3%B2i-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-ngay-l%E1%BA%ADp-t%E1%BB%A9c-cho-nh/signatures-page2.html

      Xóa
  4. Đọc qua danh sách ký tên phản đối quyết định thu hồi bằng và ủng hộ cho Nhã Thuyên thì tôi hiểu vì sao như thế. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã - cổ nhân đã dạy như thế, không sai

    Trả lờiXóa
  5. Với nội dung của Luận văn Nhã Thuyên mà nhóm người trên ủng hộ Nhã Thuyên và phản đối việc thu hồi, tôi thấy phân phân về trình độ TS, Ths của những người này quá. Vì họ chẳng biết nhận thức đâu là khoa học, đâu thứ rác rưởi, nhơ bẩn mà sao họ đạt đến trình độ đó ta. Thật hổ thẹn cho các chức danh đi kèm

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.