Vừa có một phát hiện thú vị của bác Trần Hùng liên quan đến việc Đại tướng được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch hồi giữa thập niên 1980. Phát hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng rất trúng.
Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.
Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.
Sự kiện chưa cách xa chúng ta mấy, mới chỉ từ năm 1984 thôi, chứ đâu phải là 1944 hay 1934 (1924, vân vân).
Thậm chí, xin tiết lộ với bác Trần Hùng rằng, vào năm 1986, một nhóm học sinh chuyên (trong đó có tôi) đã được cử đến chào và tặng hoa cho Đại tướng cùng phu nhân Đặng Bích Hà. Tôi lúc ấy gọi Đại tướng là "Bác" nhưng lại gọi phu nhân là "Cô" (thực ra, nếu đúng, phải gọi là "Ông" và "Bà"). Bác lúc ấy về địa phương, với tư cách, đúng thực là Trưởng Ban Sinh đẻ có kế hoach thật. Ở địa phương lúc đó họ trình trọng giới thiệu đúng như vậy. Bác được đón tiếp ở nhà khách của Tỉnh ủy, vào buổi tối, và sáng hôm sau thì đi tuyến tỉnh tuyến huyện để thị sát tình hình. Lúc khác, khi thực sự cần thiết và thuận tiện, tôi sẽ trình ảnh chụp và các loại tư liệu của buổi tối hôm ấy. Ở thời điểm đó, công việc Sinh đẻ có kế hoạch được phát động rất rầm rộ như là một quyết sách để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nơi hưởng ứng lắm, đến mức, lúc ấy, tôi còn học theo mấy bác đàn anh đàn chú đàn bác của mình, viết được một cái truyện ngăn ngắn về đề tài Sinh đẻ có kế hoạch ! Bây giờ, nghĩ lại, phát ngượng, bởi lúc đó, "chưa ráo máu đầu", làm gì biết đến chuyện Sinh đẻ, mà cũng bàn chuyện Kế hoạch !
Bài học giá trị, để chúng ta chớ vội tin lời kể không bằng chứng của thư kí. Mà lời kể không bằng chứng của chính đương sự, để có thể sử dụng, phải mất rất nhiều công sức xác nhận.
Bản thân chúng ta, nhiều khi còn phải dựa vào chính tư liệu để xác nhận trí nhớ của mình. Tư liệu là cái khách quan, có khi đến độ tàn nhẫn.
Đó là một trong nhứng lí do, để tôi từng nói đại ý rằng, cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức, với tôi, chỉ là dạng sách đọc giải trí tranh thủ trong phòng toa-lét mà thôi.
Bổ sung 1 (sáng sớm ngày 16/10/2013): Bên bạn Mr. Khoằm vừa lên một chùm tư liệu được sưu tập công phu, sáng rõ. Công lao của Đại tướng trong nhiệm vụ trồng người sau chiến tranh cần được nhìn nhận khách quan trong bối cảnh của đất nước lúc đó, không nên nhìn ở chiều tiêu cực hay lược bỏ chính thức (trong tiểu sử) như vừa rồi.
Xin mượn của bạn Khoằm một số tư liệu dán ở dưới đây:
---
LƯU TƯ LIỆU (từ đây trở xuống chỉ là lưu tư liệu, không cần đọc).
1. Đại khái, ông thư kí bảo rất hồn nhiên rằng (bác Trần Hùng đã lưu bản chụp màn hình, tôi chỉ cần cho bản mềm cóp về từ tờ Lao động):
"((Khi trao đổi về điều này, chúng tôi đã thật bất ngờ trước sự thật một vấn đề mà đã qua rất nhiều năm nay, nhiều người -trong đó có cả các nhà báo như chúng tôi - vẫn không có thông tin đầy đủ, chính xác nên trước giờ vẫn nghĩ sai lệch. Đó là thông tin về việc có thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chính phủ cử phụ trách công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình quốc gia)).
Đại tá Huyên cho biết: Sự thực là thế này, thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: “Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng dân số-kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật (khi đó bác Giáp là Phó Thủ tướng), thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về dân số-kế hoạch hóa gia đình?”.
“Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được, dù không thấy anh nói gì với tôi”- thư ký Huyên bày tỏ."
2. Còn tư liệu bác Trần Hùng trưng ra, thì rõ mồn một thế này, chỉ thiếu bản gốc (đề nghị bác Trần Hùng phái thư kí vào thư khố quốc gia tìm cho bằng được bản gốc có chữ kí tươi và dấu đỏ):
"
...
....QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 58/HĐBT NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 1984
VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH.
VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH.
...
Điều 1. Thành lập Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Thành viên của Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch gồm có:
1. Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Chủ tịch Uỷ ban.
2. Đồng chí Đặng Hồi Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế - Phó Chủ tịch thường trực......"
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)
- Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)
- Người Mĩ cùng Việt Minh đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 : Không phải Patti, mà là Thomas
- Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- Thời đại sinh anh hùng, còn anh hùng chưa chắc đã sinh ra thời đại
- Lòng dân
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- Thời đại sinh anh hùng, còn anh hùng chưa chắc đã sinh ra thời đại
- Lòng dân
Tại sao ... "Thống chế đi đặt vòng"?
Trả lờiXóaNgay từ những ngày đầu, năm 1961, công tác DS-KHHGĐ đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp là Trưởng Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch.
1975, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, một số lượng lớn quân nhân xuất ngũ. Họ trở về nhà và như mọi người đàn ông khác, họ mong muốn có nhiều con bù đắp những năm tháng gian khổ. Mà họ là ai, là những người thắng trận, huân chương đỏ ngực. Những cán bộ ủy ban dân số làm sao nói nổi những ông kiêu binh đó trong lúc cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Do tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, người có uy tín nhất với quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã được Đảng và Nhà nước phân công giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch.
Người ta chỉ nhắc đến Tướng Giáp mà bỏ qua một chuyện là cái Ủy ban này khi ấy còn có thêm một loạt thành viên như Phó Thủ tướng, hầu hết các Bộ trưởng, lãnh đạo các ban ngành (để nói đám cán bộ các Bộ, ban ngành), và cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đó.
Tướng Giáp là đại diện quân đội.
Thế thôi.
Xem thêm:
http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=7908
http://www.gopfp.gov.vn/so-1-130?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=92131&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0
Mình cũng đồng quan điểm với cái nhìn này. Vì quả thực, ở thời điểm đó, qua kinh nghiệm cá nhân, mình cảm nhận thực sự thấy phong trào kế hoạch hóa gia đình rất rầm rộ, là phương sách hiện đại hóa đất nước.
XóaNgười nước ngoài, lúc đó là Phần Lan và Thụy Điển cũng vào cuộc giúp Việt Nam. Bản thân mình đã từng chứng kiến các chuyên gia này về các địa phương tuyên truyền.
Đó là quốc sách của thời gian đó. Vì vậy chúng ta, rất cần tôn vinh công lao của Đại tướng. Ông đã đánh giặc trên chiến trường, và thời bình đã đánh giặc "đẻ nhiều" hay "đẻ vô tội vạ" của một đất nước đến 80% là nông dân.
Lâu nay, người ta hay chê cụ Bùi Tín. Nhưng riêng việc cụ Bùi Tín đánh giá công lao của Đại tướng trong công cuộc phát triển nhân lực cho đất nước, thì mình lại thấy đồng quan điểm với cụ Bùi.
Đây là cuộc phóng vấn ông Bùi Thành Tín về vụ việc mà bác Giao đang nhắc.
XóaThế này gọi là "sỉ nhục" được chăng?
Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về tướng Võ Nguyên Giáp
Phóng viên: Có giai đoạn tướng Giáp bị cho là ‘thất sủng’, nhất là khi ông là chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch mà người đời hay gọi là “phụ trách đặt vòng”, chuyện này, theo ông, nên hiểu thế nào?
Bùi Tín: Thất sủng? Tôi không nghĩ hoàn toàn như thế. Có thể các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chơi xấu ông, nhưng sự phân công cho ông khi chiến tranh sắp kết thúc là nghiêm chỉnh. Lớn nhất là chuyển từ Quân sự – Quốc Phòng sang lĩnh vực Khoa học trong thời Bình. Chính thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra trong Bộ chính trị sự phân công này. Vì trong bộ chính trị lúc ấy không có ai có trình độ trí thức, học vấn như ông Giáp. Hòa bình rồi, khoa học sẽ cực kỳ hệ trọng, đào tạo nhân tài cho Xây dựng và Phát triển. Vấn đề Nhân lực là then chốt. Ông Giáp đã để hàng giờ nhiều lần say sưa nói về trách nhiệm quá nặng nề của ông. Ông đi từ cải tạo nòi giống, dân ta cao lớn hơn, khoẻ hơn, thông minh hơn, khoa học xã hội, tự nhiên đuổi kịp người ta, cải cách giáo dục từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, trên đại học, giảm tật bệnh, nuôi dưỡng toàn xã hội. Rồi xây dựng Tự điển, Từ điển, Bộ Bách khoa toàn thư VN – Encyclopédie, rồi xây dựng Viện Hàn Lâm VN, làm sao các ngành khoa học mũi nhọn như Sinh học, Thông tin điện tử, nano học đi kịp thế giới.
Chị Hà nói với tôi là chuyện sinh đẻ chỉ là một phần rất nhỏ trách nhiệm của tướng Giáp, nằm trong lĩnh vực Nhân lực của quốc gia. Hướng dẫn việc sinh đẻ, với phương pháp và dụng cụ tiên tiến, vệ sinh cho toàn dân, xây dựng hạnh phúc lứa đôi là một trách nhiệm cao quý của nhà nước, có gì là xấu là thấp hèn.
Ông nói với tôi: “Cậu Tín à, việc khoa học mình được giao lớn hơn, rộng hơn lĩnh vực quân sự nhiều. Mình đang học việc, chỉ lo không đủ sức, không đủ hiểu biết, càng đi sâu lĩnh vực nào cũng mông mênh, như lạc vào rừng, mà sức mình có hạn”. Đã vậy ông cho biết ông vẫn còn cái đuôi về trách nhiệm trong quân sự, đó là tham gia tổng kết quân sự, tổng kết các chiến dịch, tổng kết chiến tranh nhân dân, tham gia biên tập hoàn thiện Lịch sử các lực lượng vũ trang nhân dân, hoàn thiện cuốn Từ điển quân sự.
Tôi cho rằng câu
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Có thể là câu đùa vui, nếu không phải là cố ý trêu chọc, hay hạ thấp nhân cách của một ông tướng được đảm nhận một lãnh vực rộng lớn quan trọng hơn khi chiến tranh kết thúc.
Còn cho đây là do ông Sáu Thọ và ông Ba Duẩn cố tình chơi khăm, hạ bệ làm nhục ông Giáp thì tôi không nghĩ và không hoài nghi như thế. Họ dùng cách khác thâm hơn. Còn có người cố nghĩ ra chuyện để cố tình bôi xấu tướng Giáp thì tôi không thể đồng tình. Như thế không đàng hoàng.
Nguồn: Đàn Chim Việt
Đúng cái đường link này rồi, cảm tạ Khoằm đã ghi bổ sung cho.
XóaEm góp vài ảnh chụp tài liệu cứng: Tại sao phải lập ra Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch
Trả lờiXóaMình đã sang xem tư liệu Khoằm sưu tập, quá hay ! Xin cảm tạ, và cũng sẽ mượn của Khoằm một vài cái để bổ sung vào phần tư liệu của entry này nhé !
XóaVâng ạ, em cũng mong muốn phổ biến rộng rãi bác ạ.
Xóa