Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/09/2013

Lí giải thú vị về quan hệ giữa Trần Dân Tiên và T.Lan của bạn doimat (Thanh Tùng), dù chưa từng đọc Trần Dân Tiên bản in gốc

Một đoạn trong bài viết của bạn doimat (Nguyễn Thanh Tùng)




Gần đây, có một bài viết trên blog của bạn doimat (Nguyễn Thanh Tùng), đưa ra lí giải thú vị. 

Đại khái có mấy điểm chính như sau:

Trần Dân Tiên không phải là cụ Hồ Chí Minh, mà rất có thể là cụ Đặng Thai Mai. Tức là, quan điểm cho rằng "Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh" của những người như Hà Minh Đức, Bùi Tín, nhóm làm phim ở hải ngoại, Wiliam,... là không chính xác.

- Vì Trần Dân Tiên viết nhiều chỗ không đúng (sai/nhầm) trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, nên cụ Hồ Chí Minh phải mượn bút danh là T.Lan để có ý cải chính những chỗ đó trong Vừa đi đường vừa kể chuyện.

T. Lan thì quả đúng là bút danh của Hồ Chủ tịch, và phía Việt Nam đang chuẩn bị hồ sơ về bản thảo của Vừa đi đường vừa kể chuyện để đệ trình UNESCO tham gia bầu chọn danh hiệu Di sản tư liệu Thế giới. Dùng tác phẩm đích thực đó để đối chiếu với cuốn của Trần Dân Tiên, là cách làm hay, có một số người đã thử làm (trong đó, gần đây có Thanh Tùng).

Một bài viết khá mất công, đưa ra lí giải thú vị, tuy nhiên, xem xét kĩ thì thấy vui vui là: bản thân bạn Thanh Tùng có lẽ chưa từng đọc Trần Dân Tiên bản in gốc. Mà chỉ là bản tiếng Việt, chứ chưa phải bản tiếng Trung. Chắc Thanh Tùng mới chỉ đọc sách ấy qua mạng thôi. Bởi vậy mới viết thế này (xem ảnh ở trên):

"
Mặc dù cuốn sách được cho rằng ra đời từ năm 1948 nhưng có vẻ như người ta chưa tìm thấy một bản tiếng Việt nào in thời điểm đó mà bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa với tựa đề "Hồ Chí Minh truyện", do Trương Niệm Thức dịch, xuất bản tại Thượng Hải tháng 06/1949. Bản in tiếng Việt (chính thức) đầu tiên dường như là của NXB Văn Nghệ, Hà Nội 1955. Như vậy, nếu Bác Hồ là tác giả của cuốn sách này, với mong muốn "giới thiệu mình với nhân dân" thì thật vô lý khi cuốn sách không được in tại Việt Nam mà lại là một bản tiếng Hoa ở Trung Quốc. Điều đó phù hợp với giả thiết tác giả phải "giấu" Hồ Chủ tịch khi in cuốn sách này vì không muốn làm trái ý Người"

Nếu không có thời gian vào thư viện, bạn có thể tạt qua một hiệu sách nào đó (lớn lớn một chút) tìm ấn bản mới của sách Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Chỉ cần những ấn bản ấy thôi, bạn cũng sẽ hiểu vì sao có niên đại năm 1948

---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Họa sĩ vẽ chân dung Hồ Chủ tịch năm 1949 và sau đó (bìa sách xuất bản ở nước ngoài)

3 nhận xét:

  1. Thật ra thì 2cu không phải là là người đưa ra "lý giải thú vị" mà em ấy phát triển từ đây bác ạ:
    http://fddinh.blogspot.com/2011/04/tran-dan-tien-va-nhung-su-ngo-nhan.html
    http://ttvnol.com/f_533/p-22830469#post22830469

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoằm chơi chữ hay ghê: "đôi" thành "2", và "cu" là viết tắt.

      Những cái link mà Khoằm chỉ mình đã biết, đã liếc qua, trước khi biết bài của 2cu mà (và cái link bên Khoằm thì mở màn chính là entry cũ ngày xưa của mình đấy thôi).

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.