Đây, ví dụ một trang lấy từ cuốn sách trên:
Lúc đó, người Pháp biết đến Nguyễn Hải Quốc là một người xuất thân trong gia đình quan chức nhỏ ở An Nam, cha là tri huyện, lớn lên thì theo trường Quốc Học ở Huế. Sau người này theo tàu đi khắp đó đây, tới Mĩ, tới Pháp, tới Nga. Anh có khiếu ngoại ngữ, nên đã học các thứ tiếng ở nơi mà mình tới. Anh đã mở ra tờ Le Paria ở Pháp.
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Tựa như Nguyễn Ái Quốc thời 1930 còn có tên là Nguyễn Hải Quốc
- Ai là người đầu tiên tìm ra bức thư xin nhập học năm 1911 : Vũ Ngự Chiêu đưa ra niên đại 1983
Bác Nói đến "Hải" thì em nhớ ra bức hình sau: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b9054078w/f1.item ở đây người ta viết "Nguyen Aïn Nuä'C" em chưa thể luận được ra chữ gì (cũng lâu rồi), đành nhờ vào nhà chuyên môn, là bác, vậy!
Trả lờiXóaĐấy là do ký âm mà thôi, người Pháp viết "Nguyen Hai Quoc" hay "Ai Quâc nhưng họ vẫn đọc là Ai Quốc, vì chữ h ở đây là h muy ê (h câm, không đọc).
Trả lờiXóa
Ngay cả chữ "Hồ Chí Minh", họ sẽ đọc là Ô Xi Min.
Ảnh trang sách tiếng Tây trên entry của bác Giao là ảnh chụp từ cuốn "Vietnam, la tragédie Indochinoise" của Louis Roubaud viết năm 1931, ( Việtnam bi thảm Đông dương).
Đoạn dịch sau đây (bắt đầu từ đoạn ứng với phần gạch đỏ cuối ảnh), cho thấy người Pháp đã khá rành về Nguyễn Ái Quốc rồi, rành hơn người Việt lúc ấy (và có lẽ với nhiều người, cả bây giờ) :
"Nhưng 'Nguyễn Yêu Nước' năm nay 39 tuổi hãy còn sống. Học sinh ở đại lộ Bonnal hoặc nơi nào khác đều biết rằng ông là con tri huyện, theo học ở Quốc học Huế. Nho sĩ này đã làm bồi trong một hãng buôn đuờng thủy, đi khắp hoàn cầu, bằng cách đánh bóng những dụng cụ bằng đồng ở trên tàu. Có khiếu ngôn ngữ, ông học tiếng Anh ở Nữu Ước, tiếng Pháp ở Marseille, tiếng Nga ở đại lộ Montparnasse . Bỏ nghề đánh bóng đồ đồng trên tàu thủy, ở Paris, ông sống bằng nghề thợ ảnh, làm trong phòng tối ở hẻm Compoint, để dành được món tiền khá lớn mua tạp chí có quá khích đọc. Các ông Vaillant Couturier, André Berthou, Marcel Cachin biết ông qua lần đầu ở các trụ sở báo chí cộng sản, mà ông ta đem bài lại. Có lẽ chính tôi ( Roubaud) cũng đã gặp ông trong phòng làm việc ở Thư viện Quốc gia, mà ông đến đây làm việc từ 10 đến 17 tiếng. Năm 1920, hội viên một hội đoàn xã hội ở Tours, rồi ông gia nhập đệ tam quốc tế. Ông thành lập ở Paris một hội quốc tế để tập hợp dân vô sản quốc tế và sau ông đuợc bầu làm hội viên ban Quản trị tối cao của đảng Cộng Sản Quốc tế. Sau này ông nhậm chức mới ở Quảng Đông, thành lập phân đội An Nam trong liên đoàn các dân tộc bị áp ức và điều khiển phong trào cách mệnh xứ sở, bởi lẽ nguời cộng sản ấy đã không quên và còn không quên, bất cứ lúc nào, là mang tên " Nguyễn Ái Quốc, Người Yêu Nước..."
Đoạn dịch trên tôi coppy từ bản dịch của Đường Bá Bổn (NV Thế Phong) Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hié̂n, Saigon 1963Ấy chết, không phải đâu, tôi còn trẻ, chỉ ham đọc thôi, và thú thực cũng không thích một vài tác phẩm của nhà văn Thế Phong ( tên thật là Mạnh Tường).
Trả lờiXóa
Và lại, hình như cụ Thế Phong cũng mất rồi, cách đây ít năm. Nhưng ước gì cụ còn sống và tham gia comment thì hạnh phúc thật bác Giao nhỉ.
Lại nói về cuốn sách của ông Tây nói trên, ở thời điểm 1930, chỉ với khoảng 2 trang viết về Nguyễn, mà nhất là qua đoạn văn ngắn (nhưng rất giàu thông tin) nói trên, cho thấy rõ ràng người Pháp đã nắm rõ xuất thân , hành trình, từng nghề nghiệp kể từ khi xuất dương của ông Cụ đến năm 1930.
Vậy có thể đặt câu hỏi với TS Vũ Ngự Chiêu, nếu ông Cụ xuất dương chỉ vì lý do Ái Học thôi (không phải Ái Quốc) thì sao người Pháp lại theo dõi kỹ như vậy?
Bác Nói đến "Hải" thì em nhớ ra bức hình sau: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b9054078w/f1.item ở đây người ta viết "Nguyen Aïn Nuä'C" em chưa thể luận được ra chữ gì (cũng lâu rồi), đành nhờ vào nhà chuyên môn, là bác, vậy!
Trả lờiXóaTấm ảnh nổi tiếng mà Khoằm. Có thể xem ở một đường link khác để thấy rõ là "Nguyễn Ái Nước" (tức Nguyễn Ái Quốc):
Xóahttp://visualiseur.bnf.fr/CadresFenetre?O=IFN-9054078&I=1&M=chemindefer
Người Tây, nhất là mật thám Pháp, ghi ngay tài liệu, nhiều khi là nghe gì viết luôn nên đôi khi kí âm hơi lạ. Nguyễn Hải Quốc ở trên cũng thế.
Đấy là do ký âm mà thôi, người Pháp viết "Nguyen Hai Quoc" hay "Ai Quâc nhưng họ vẫn đọc là Ai Quốc, vì chữ h ở đây là h muy ê (h câm, không đọc).
Trả lờiXóaNgay cả chữ "Hồ Chí Minh", họ sẽ đọc là Ô Xi Min.
Ảnh trang sách tiếng Tây trên entry của bác Giao là ảnh chụp từ cuốn "Vietnam, la tragédie Indochinoise" của Louis Roubaud viết năm 1931, ( Việtnam bi thảm Đông dương).
Đoạn dịch sau đây (bắt đầu từ đoạn ứng với phần gạch đỏ cuối ảnh), cho thấy người Pháp đã khá rành về Nguyễn Ái Quốc rồi, rành hơn người Việt lúc ấy (và có lẽ với nhiều người, cả bây giờ) :
"Nhưng 'Nguyễn Yêu Nước' năm nay 39 tuổi hãy còn sống. Học sinh ở đại lộ Bonnal hoặc nơi nào khác đều biết rằng ông là con tri huyện, theo học ở Quốc học Huế. Nho sĩ này đã làm bồi trong một hãng buôn đuờng thủy, đi khắp hoàn cầu, bằng cách đánh bóng những dụng cụ bằng đồng ở trên tàu. Có khiếu ngôn ngữ, ông học tiếng Anh ở Nữu Ước, tiếng Pháp ở Marseille, tiếng Nga ở đại lộ Montparnasse . Bỏ nghề đánh bóng đồ đồng trên tàu thủy, ở Paris, ông sống bằng nghề thợ ảnh, làm trong phòng tối ở hẻm Compoint, để dành được món tiền khá lớn mua tạp chí có quá khích đọc. Các ông Vaillant Couturier, André Berthou, Marcel Cachin biết ông qua lần đầu ở các trụ sở báo chí cộng sản, mà ông ta đem bài lại. Có lẽ chính tôi ( Roubaud) cũng đã gặp ông trong phòng làm việc ở Thư viện Quốc gia, mà ông đến đây làm việc từ 10 đến 17 tiếng. Năm 1920, hội viên một hội đoàn xã hội ở Tours, rồi ông gia nhập đệ tam quốc tế. Ông thành lập ở Paris một hội quốc tế để tập hợp dân vô sản quốc tế và sau ông đuợc bầu làm hội viên ban Quản trị tối cao của đảng Cộng Sản Quốc tế. Sau này ông nhậm chức mới ở Quảng Đông, thành lập phân đội An Nam trong liên đoàn các dân tộc bị áp ức và điều khiển phong trào cách mệnh xứ sở, bởi lẽ nguời cộng sản ấy đã không quên và còn không quên, bất cứ lúc nào, là mang tên " Nguyễn Ái Quốc, Người Yêu Nước..."
Đoạn dịch trên tôi coppy từ bản dịch của Đường Bá Bổn (NV Thế Phong) Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hié̂n, Saigon 1963
Xin chào bác Lee ! Đọc comment của bác, tôi lại ngờ ngợ bác chính là nhà văn Thế Phong - dịch giả Đường Bá Bổn. Không rõ có đúng không ?
XóaLà vì, đọc kĩ nguyên bản và dịch cuốn sách trên, hầu như, ở Việt Nam cho đến nay mới có Đường Bá Bổn. Gần đây, mấy bác Chương Thâu (và một vài bác trong nhóm đó) cũng đem ra, bảo dịch rồi là nhuận sắc gì đó. Nhưng theo chính Đường Bá Bổn thì: hầu như là biển thủ toàn bộ bản dịch của Đường Bá Bổn - không hề nhuận với sắc gì hết.
Bác Lee dẫn nguồn từ bản in 1963, lại càng làm tôi đặt dấu hỏi như trên đó.
Đồng ý với bác, ở thời điểm 1930, người phương Tây đã hiểu rất rõ với Nguyễn Ái Quốc.
Ấy chết, không phải đâu, tôi còn trẻ, chỉ ham đọc thôi, và thú thực cũng không thích một vài tác phẩm của nhà văn Thế Phong ( tên thật là Mạnh Tường).
Trả lờiXóaVà lại, hình như cụ Thế Phong cũng mất rồi, cách đây ít năm. Nhưng ước gì cụ còn sống và tham gia comment thì hạnh phúc thật bác Giao nhỉ.
Lại nói về cuốn sách của ông Tây nói trên, ở thời điểm 1930, chỉ với khoảng 2 trang viết về Nguyễn, mà nhất là qua đoạn văn ngắn (nhưng rất giàu thông tin) nói trên, cho thấy rõ ràng người Pháp đã nắm rõ xuất thân , hành trình, từng nghề nghiệp kể từ khi xuất dương của ông Cụ đến năm 1930.
Vậy có thể đặt câu hỏi với TS Vũ Ngự Chiêu, nếu ông Cụ xuất dương chỉ vì lý do Ái Học thôi (không phải Ái Quốc) thì sao người Pháp lại theo dõi kỹ như vậy?
Thế Phong là nhà văn kì lạ, nhưng có rất nhiều đóng góp đặc biệt. Thư viện trường của tôi (ở Nhật) có một sưu tập tác phẩm của ông được làm hồi trước năm 1975.
XóaNhà văn Thế Phong vẫn khỏe đó bạn Lee ơi. Cụ còn mới kiện mấy vị trong nhóm bác Chương Thâu (chuyên gia về Phan Bội Châu) trong vụ "thuổng" toàn bộ bản dịch của Thế Phong ! Tôi sẽ đưa vụ này dần dân trên blog nhé.
Chỉ còn một chút hơi lăn tăn, là Lee làm sao mà có bản dịch đã in (thật ra là tự in) của chính Thế Phong năm 1963 ? Bạn Lee trả lời giùm, vì mình quan tâm đến chi tiết này mà.
Ông Vũ Ngự Chiêu, thật ra, vẫn cố tính cất đi những tư liệu mà ông đã thấy nhưng không hợp với quan điểm của ông (hệt như ông đã phê Wiliams và các vị khác). Nên, đọc Ngự Chiêu, cũng hết sức cảnh tỉnh.
Em cũng định nói về điều này nhưng mấy hô bận bịu, từng đọc một số công trình của TS VNC, và thấy rằng trong việc phê phán Wiliams dường như ông đang tự phê phán mình.
XóaCHÉP CÁC BÌNH LUẬN Ở DƯỚI LÊN
Trả lờiXóa(chép ngày 02/4/2021)
Khù Văn Khoằm11:52 26 tháng 8, 2013
Bác Nói đến "Hải" thì em nhớ ra bức hình sau: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b9054078w/f1.item ở đây người ta viết "Nguyen Aïn Nuä'C" em chưa thể luận được ra chữ gì (cũng lâu rồi), đành nhờ vào nhà chuyên môn, là bác, vậy!