Trên Tia Sáng, mới thấy có bài "Đường lối cách mạng của Cụ Phan xứ Nghệ" của bác Nguyễn Đình Chú. Ở đây, tác giả bài viết gọi cụ Phan Bội Châu là "cụ Phan xứ Nghệ", và cụ Phan Châu Trinh là "cụ Phan xứ Quảng".
Bài viết đặt vấn đề: "gần đây, hoặc trên sách báo hoặc ở các cuộc nói chuyện, xuất hiện khuynh hướng đặt cụ Phan xứ Quảng lên trên hết - không chỉ của giai đoạn đầu thế kỷ XX - mà còn như là người mở đường đi vào tương lai cho lịch sử ". ... "Tuy nhiên đáng tiếc là trong khi đề cao cụ Phan xứ Quảng lại có sự hiểu chưa đúng về cụ Phan xứ Nghệ, do đó vô tình hay hữu ý hạ thấp cụ Phan xứ Nghệ một cách phi lý. Sự hiểu chưa đúng là ở chỗ đã đơn thuần hóa, tuyệt đối hóa cái gọi là đường lối cách mạng bạo động của cụ Phan xứ Nghệ, coi Cụ như là người chỉ có bạo động và bạo động, chẳng dính dáng gì đến duy tân, đến dân chủ".
Kết luận của bài viết: "Tóm lại, phải thấy công cuộc cứu nước của cụ Phan xứ Nghệ là ở thế đa dạng, đa chiều, vừa bạo động vừa duy tân, vừa lo chống Pháp vừa lo đấu tranh dân chủ. Trước cảnh ngộ đất nước lầm than thảm khốc nặng nề như thế thì không cứng nhắc một bề mà tương kế tựu kế, mà quyền biến, mà dĩ bất biến ứng vạn biến, thử phép này không được thử phép khác. Làm cách mạng với ý thức có “cách mạng văn minh” và “cách mạng dã man”. Cuộc đời của Cụ là từ văn hóa mà vào cách mạng. Vào cách mạng bằng cả sức mạnh văn hóa tới mức không ai hơn. Đến khi bị mất mùa cách mạng thì tranh thủ để được mùa văn hóa [trong 15 năm cuối đời phải an trí ở Huế, Cụ đã làm rất nhiều văn thơ yêu nước, trong đó có Việt Nam Quốc sử bình diễn ca]. Thử hỏi trong các chí sĩ cứu nước lừng danh ở đầu thế kỷ XX có ai như cụ Phan xứ Nghệ đó để được lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nguyễn Ái Quốc đã viết cho những lời này không: “Một bậc anh hùng, một vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào sống trong vòng nô lệ tôn kính”. Sử sách từng coi cụ Phan xứ Nghệ là tấm gương phản chiếu trung thành nhất sự chuyển biến của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, từ đường lối cần vương sang quân chủ lập hiến, sang dân chủ tư sản và cuối cùng mon men đến trước ngưỡng cửa của dân chủ mới. Điều đó là hoàn toàn có căn cứ".
Mình vẫn chưa hiểu ý nghĩa của cái gọi là "dân chủ mới" trong bài của bác Nguyễn Đình Chú. Phải chăng là cách nói tránh đi của tác giả với "dân chủ xã hội chủ nghĩa" hay "dân chủ cộng sản" ?
Mình vẫn chưa hiểu ý nghĩa của cái gọi là "dân chủ mới" trong bài của bác Nguyễn Đình Chú. Phải chăng là cách nói tránh đi của tác giả với "dân chủ xã hội chủ nghĩa" hay "dân chủ cộng sản" ?
Bác còn chưa hiểu, sao em hiểu nổi!
Trả lờiXóaMB xưa nay vốn nhanh trí cơ mà !
Xóabài này chị thầy thô quá. Tự đặt ra mâu thuẫn để rồi mượn đó ca ngợi cụ Phan xứ Nghệ, một thủ thuật hoàn toàn ko cần thiết. Thứ nữa, sử sách bảo ABCD, quăng ra thế mà chả dẫn chứng chứng minh, bạn Beo hoàn toàn có quyền suy diễn chữ DÂN CHỦ MỚI thành DÂN CHỦ ĐỂU.
Trả lờiXóaCái cách "ám chỉ" hiện tại của nhà bác này già nua cũ kĩ quá
Quả thực, mấy năm gần đây, có chỗ người ta đề cao cụ Phan xứ Quảng quá mức.
XóaCụ Nguyễn Đình Chú cũng là người xứ Nghệ đó bác Beo à. Năm nay, đúng là cụ "già nua" rồi, vì gần 90 rồi đấy.
Để giành giật, cụ Nguyễn xứ Nghệ phang thiên hạ dữ quá! Có vẻ như cụ Nguyễn thích thú với xu hướng bạo lực.
Trả lờiXóaTranh luận khoa học mà Nguyễn-Khai à. Cụ Nguyễn xứ Nghệ muốn đưa một đề xuất quan trọng:
Xóa- phải nhìn cụ Phan xứ Nghệ trong lịch sử phát triển tư tưởng và lịch sử cách mạng Việt Nam.
- cụ Phan xứ Nghệ không hoàn toàn là "bạo động" mà cũng hết sức mềm dẻo kết hợp các hình thức đấu tranh khác nhau.
- ca ngợi cụ Phan xứ Quảng đừng quá mức.