Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/09/2023

Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2023–2030

Lấy một tổng quan (dạng nháp tạm thời, cho đến ngày hôm nay) của Wiki.

Các thông tin khác sẽ dán bổ sung hay cập nhật ở bên dưới như mọi khi.

Tháng 9 năm 2023,

Giao Blog


---


Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2023–2030 đề cập đến cuộc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp tại Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2023–2030.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 5 năm từ 2016 đến 2021, đặc biệt là sau Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính năm 2019–2021, Việt Nam đã giảm được 08 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 713 đơn vị xuống còn 705 đơn vị), giảm 563 đơn vị hành chính cấp xã so với năm 2016 (từ 11.162 đơn vị xuống còn 10.599 đơn vị). Tuy nhiên, số lượng ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp chưa đạt yêu cầu đề ra trong các nghị quyết của Quốc hội. Nếu không tính 04 huyện đảo, cù lao do có yếu tố đặc thù nằm biệt lập nên không thực hiện sắp xếp thì các địa phương chỉ tiến hành sắp xếp được 09/15 ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14. Sau sắp xếp, số lượng các ĐVHC cấp huyện chỉ giảm được 8/713 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm là 1,12% trên tổng số ĐVHC cấp huyện của cả nước). Nhiều ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp vẫn chưa bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định.[1]

Tháng 11 năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết, trong đó yêu cầu Bộ Nội vụ xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã có đủ điều kiện giai đoạn 2022–2025.[2] Đồng thời, Chính phủ cũng đã thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành.[3]

Tháng 9 năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trong đó đề cập đến việc "tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022 - 2030".[4]

Tháng 1 năm 2023, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 48-KL/TW về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị; xác định rõ đối tượng, lộ trình sắp xếp và phải bảo đảm sự đồng thuận của nhân dân; khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương (kể cả các đơn vị hành chính đã bảo đảm tiêu chuẩn); không bắt buộc thực hiện sắp xếp (trừ trường hợp địa phương có nhu cầu sắp xếp) đối với các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn trước, ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.[5]

Phương án và kết quả sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Phương án chung và lộ trình[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2021, Bộ Nội vụ tiến hành xây dựng đề án thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thực hiện làm điểm sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong các năm 2022–2026 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và làm điểm sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa đạt 50 % một trong hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định, tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100 % quy định.[6]

Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 1 năm 2023 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nêu quan điểm chỉ đạo về lộ trình như sau:

  • Đến năm 2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
  • Đến năm 2030: Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.[5]

Theo rà soát của các tỉnh, giai đoạn 2023-2025 có 33 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 58 tỉnh, thành phố thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập[7].

Tây Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Lào Cai[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, trên địa bàn tỉnh có 02 ĐVHC cấp xã thuộc diện phải sắp xếp là xã Tà Chải và thị trấn Bắc Hà (Bắc Hà).[7]

Tỉnh Sơn La[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Sơn La dự kiến mở rộng thành phố Sơn La bao gồm 4 xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Hát Lót, Mường Bon của huyện Mai Sơn[8].

Huyện Phù Yên: dự kiến mở rộng thị trấn Phù Yên trên cơ điều chỉnh 1,5 km², với 5 bản, 3.773 nhân khẩu của xã Quang Huy; gần 0,14 km² của xã Huy Hạ và xã Huy Bắc gồm 10 bản, 6.029 nhân khẩu, với khoảng 15,89 km². Sau khi mở rộng, thị trấn Phù Yên sẽ có diện tích khoảng 18,5835 km², 21 bản, tiểu khu, với 19.721 nhân khẩu[9][10].

Huyện Thuận Châu: dự kiến hiệu chỉnh gần 15 km² và 1.181 hộ, 5.396 nhân khẩu của xã Chiềng Ly; hiệu chỉnh hơn 2 km² và 416 hộ, 2.021 nhân khẩu của xã Phổng Lăng vào thị trấn Thuận Châu. Sau khi mở rộng, thị trấn Thuận Châu sẽ có diện tích khoảng 18,2 km² với 12.245 nhân khẩu đáp ứng các yêu cầu về diện tích và dân số của đô thị loại IV[11].

Huyện Sông Mã: dự kiến mở rộng thị trấn Sông Mã sáp nhập thêm 9 bản của xã Nà Nghịu (với diện tích 1.504 ha, dân số 25.000 người.

Huyện Yên Châu: dự kiến điều chỉnh 10,33 km2, 610 hộ, 2.514 nhân khẩu của xã Viêng Lán và 3,5 km2, 614 hộ, 2.532 nhân khẩu 6 bản (gồm: Bắt Đông, Khóng, Nà Khái, Him Lam, Nghè và ½ bản Mệt Sai) của xã Sặp Vạt vào thị trấn Yên Châu. Sau khi mở rộng, thị trấn Yên Châu có diện tích 15 km², dân số khoảng 8.980 người.

Tỉnh Điện Biên[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mường Chà: dự kiến mở rộng thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) sang bản Na Sang (xã Na Sang).

Tủa Chùa: dự kiến điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số hiện có tại 3 xã (Nà Tòng, Phình Sáng, Mường Mùn) của huyện Tuần Giáo về huyện Tủa Chùa quản lý.

Tỉnh Yên Bái[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Yên Bái dự kiến mở rộng thành phố Yên Bái bao gồm thị trấn Yên Bình và các xã Đại Đồng, Thịnh Hưng, Phú Thịnh (huyện Yên Bình); một phần xã Y Can và các xã Bảo Hưng, Minh Quân, Việt Cường, Yên Hội (huyện Trấn Yên).

Tỉnh Hòa Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023 - 2025, toàn tỉnh Hòa Bình có 01 huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; có 13 xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định thuộc diện sắp xếp.[7]

Đông Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hà Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh này dự kiến mở rộng thành phố Hà Giang thêm một phần các xã Phong Quang, Đạo Đức, Kim Thạch, Phú Linh của huyện Vị Xuyên và thành lập một số phường trực thuộc.

Huyện Vị Xuyên: điều chỉnh địa giới hành chính giữa 2 xã Phú Linh và Ngọc Linh.

Tỉnh Bắc Kạn[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh này dự kiến sáp nhập hai xã Mỹ Thanh và Cẩm Giàng của huyện Bạch Thông vào thành phố Bắc Kạn, sau đó nâng xã Cẩm Giàng và xã Dương Quang của thành phố thành phường.

Tỉnh Lạng Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh này có 6 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập, bao gồm: thị trấn Thất Khê, xã Vĩnh Tiến (huyện Tràng Định); xã Khánh Khê (huyện Văn Quan); thị trấn Cao Lộc, xã Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc); xã Sơn Hà (huyện Hữu Lũng). Giai đoạn 2026 – 2030 có 6 đơn vị gồm: xã Khánh Long, xã Đội Cấn, xã Cao Minh (huyện Tràng Định); xã Liên Sơn (huyện Chi Lăng); thị trấn Nông Trường Thái Bình (huyện Đình Lập); xã Minh Hòa (huyện Hữu Lũng).[12]

Về phương án mở rộng thành phố Lạng Sơn: Từ năm 2021, tỉnh Lạng Sơn tiến hành lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn, thành lập một số phường thuộc thành phố Lạng Sơn, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng và chuyển trung tâm hành chính huyện Cao Lộc đến địa điểm mới. Dự kiến, thành phố Lạng Sơn mở rộng thêm thị trấn Cao Lộc và các xã Hợp Thành, Gia Cát, Tân Liên, Yên Trạch của huyện Cao Lộc, quy mô diện tích TP.Lạng Sơn sau điều chỉnh khoảng 175,5 km2. Đối với huyện Cao Lộc, sáp nhập một phần diện tích khoảng 15 km2 của xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng vào huyện Cao Lộc; chuyển trung tâm hành chính của huyện Cao Lộc từ thị trấn Cao Lộc về thị trấn Đồng Đăng và điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị trấn Đồng Đăng. Phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Tân Mỹ sẽ điều chỉnh vào các xã liền kề.[13]

Tháng 7 năm 2022, tỉnh Lạng Sơn điều chỉnh đề xuất theo hướng sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn.[14]

Năm 2023, dự kiến sáp nhập huyện Cao Lộc vào Tp. Lạng Sơn, sáp nhập toàn bộ xã Hợp Thành vào thị trấn Cao Lộc và thành lập phường Cao Lộc, thành lập phường Đồng Đăng trên cơ sở sáp nhập thị trấn Đồng Đăng và một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng; Thành lập xã Thụy Hùng (mới) trên cơ sở phần diện tích và dân số còn lại của các xã: Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng; Sáp nhập xã Mẫu Sơn vào xã Công Sơn.[15]

Tỉnh Thái Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã trình Quốc hội đề án thành lập một số thị trấn, trong đó có sáp nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ.[16]

Huyện Đồng Hỷ: tiến hành rà soát tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số thì thị trấn Trại Cau và thị trấn Sông Cầu không đạt cả hai tiêu chuẩn; thị trấn Hóa Thượng không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên. Đối với các xã, có 3 đơn vị không đạt 2 tiêu chuẩn; 6 đơn vị đạt 1 tiêu chuẩn về quy mô dân số. Theo phương án sáp nhập, đến năm 2025, huyện Đồng Hỷ còn 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 thị trấn và 11 xã; giai đoạn đến năm 2030 còn 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 thị trấn và 10 xã.

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) giai đoạn 2023-2025 có 2 đơn vị phải thực hiện sáp nhập là xã Na Mao dự kiến sẽ sáp nhập vào 2 xã Phú Cường và Phú Xuyên; xã Vạn Thọ sẽ sáp nhập vào xã Ký Phú

Tỉnh Phú Thọ[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, huyện Phù Ninh có 8 đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp, phương án cụ thể là: sắp xếp các xã An Đạo và Phù Ninh, sắp xếp các xã Bảo Thanh, Hạ Giáp, Trị Quận, sắp xếp các xã Liên Hoa, Lệ Mỹ, Phú Mỹ. Đối với giai đoạn 2025-2030, huyện có 4 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp; phương án cụ thể gồm: sắp xếp các xã Tiên Phú, Trạm Thản, Trung Giáp; sắp xếp xã Phú Lộc và thị trấn Phong Châu. Sau khi hoàn thành các phương án sắp xếp giai đoạn 2025- 2030, huyện Phù Ninh sẽ còn 7 đơn vị hành chính cấp xã.[cần dẫn nguồn]

Tỉnh Bắc Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh này dự kiến sáp nhập huyện Yên Dũng vào Tp. Bắc Giang; sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để chia tách, thành lập thị xã Chũ.

Huyện Lạng Giang: giai đoạn 2023-2025: đề xuất thực hiện phương án xã Yên Mỹ sáp nhập với xã Hương Lạc, sau khi sáp nhập xã có diện tích: 18,87km2, dân số: 16.261 người.Xã Mỹ Hà sáp nhập với xã Tiên Lục, sau khi sáp nhập xã có diện tích: 20,53km2, dân số: 20.665 người. Giai đoạn 2026-2030: đề xuất xã Đào Mỹ sáp nhập với xã Nghĩa Hưng; xã Nghĩa Hòa sáp nhập với xã An Hà; xã Mỹ Thái sáp nhập với xã Xuân Hương; Xã Đại Lâm sáp nhập với xã Thái Đào.[17]

Tỉnh Quảng Ninh[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập và 4 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích.[7]

Tỉnh Quảng Ninh dự kiến sáp nhập huyện Hải Hà vào thành phố Móng Cái.[18]

Tỉnh có 02 đơn vị cấp huyện là Cô Tô và Vân Đồn thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp.

Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 và 04 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích.

Thị xã Đông Triều: dự kiến sáp nhập phường Đông Triều và phường Đức Chính (thị trấn Đông Triều tách ra từ xã Đức Chính năm 1957); xã Thuỷ An và xã Nguyễn Huệ (xã Thuỷ An từng tách từ xã Nguyễn Huệ); xã Tân Việt và Việt Dân (trước Tân Việt tách từ một phần Việt Dân); xã Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây (trước là xã Phạm Hồng Thái).

Đồng bằng sông Hồng[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bắc Ninh[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh Hà Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Vĩnh Phúc[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Vĩnh Tường: Dự kiến sáp nhập Thị trấn Vĩnh Tường và xã Vũ Dị thành Thị trấn Đội Cấn, sáp nhập Thị trấn Thổ Tang với xã Vĩnh Sơn thành thị trấn Thái Học; sáp nhập thị trấn Tứ Trung và xã Ngũ Kiên thành thị trấn Kiên Cường; sáp nhập xã Chấn Hưng với Xã Nghĩa Hưng thành xã Hưng Long; sáp nhập xã Đại Đồng và Tân Tiến thành xã Đồng Tiến; sáp nhập xã Bình Dương và xã Văn Xuân thành xã Lương Điền; sáp nhập xã Tam Phúc và Tuân Chính thành xã Tuân Lộ; sáp nhập 3 xã Việt Xuân, Bồ Sao, Cao Đại thành xã Mộ Chu; sáp nhập xã Lý Nhân và An Tường thành xã Lý An; sáp nhập xã Vĩnh Ninh và Vũ Di thành xã Vĩnh Phú. Sau khi điều chỉnh huyện Vĩnh Tường còn 17 xã, thị trấn.[cần dẫn nguồn]

Thành phố Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, Hà Nội có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.[7]

Hà Nội dự kiến thành lập quận Gia Lâm với 16 phường trực thuộc, trong đó thành lập phường Yên Viên trên cơ sở xã Yên Viên và thị trấn Yên Viên; thành lập phường Phù Đổng trên cơ sở xã Phù Đổng và xã Trung Mầu; thành lập phường Bát Tràng trên cơ sở xã Bát Tràng và xã Đông Dư; thành lập phường Kim Đức trên cơ sở xã Kim Lan và xã Văn Đức; thành lập phường Phú Sơn trên cơ sở xã Kim Sơn và xã Phú Thị; thành lập phường Thiên Đức trên cơ sở xã Dương Hà và xã Đình Xuyên; thành lập 04 phường Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Trâu Quỳ và các xã Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ sau khi điều chỉnh. [1]

Thành phố Hải Phòng[sửa | sửa mã nguồn]

Hải Phòng dự kiến thành lập quận An Dương, sau khi sáp nhập 3 xã (An Hồng, An Hưng, Đại Bản) vào quận Hồng Bàng, giảm từ 16 xã, thị trấn xuống còn 10 phường. Trong đó, sáp nhập thị trấn An Dương và xã Lê Lợi, sáp nhập xã Nam Sơn và xã Bắc Sơn, sáp nhập xã Đặng Cương và xã Quốc Tuấn

Quận Lê Chân: Sáp nhập 12 phường An Biên, Trại Cau, Hồ Nam, Cát Dài, An Dương, Lam Sơn, Niệm Nghĩa, Trần Nguyên Hãn, Nghĩa Xá, Đông Hải, Hàng Kênh, Dư Hàng của quận Lê Chân thành 4 phường mới. Quận Lê Chân từ 16 phường thành còn 7 phường trực thuộc [19]

Thành phố này cũng đề xuất thành lập thành phố Thủy Nguyên, từ 35 xã, 2 thị trấn của huyện Thủy Nguyên được sắp xếp thành 17 phường và 4 xã trực thuộc thành phố Thủy Nguyên[20], trong đó sáp nhập các cặp xã sau đây để thành lập phường: Lâm Động, Hoàng Động; Tân Dương, Dương Quan; Kiền Bái, Mỹ Đồng; Kênh Giang, Đông Sơn; Lưu Kiếm, Lưu Kỳ; Thủy Triều, Trung Hà; Phả Lễ, Phục Lễ; sáp nhập các xã Thủy Đường, Thủy Sơn và thị trấn Núi Đèo thành một phường mới; thành lập các xã mới từ việc sáp nhập các xã: Gia Đức, Gia Minh và Minh Tân; An Sơn, Kỳ Sơn và Phù Ninh; Lại Xuân và Liên Khê; Cao Nhân, Chính Mỹ và Hợp Thành.

Tỉnh Hải Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh có tổng số 60 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, trong đó có 37 xã thuộc diện phải bắt buộc sắp xếp, sáp nhập, 23 xã liên quan liền kề. Sau khi sắp xếp giảm 31 đơn vị từ 235 xuống còn 204 [21]

  • Huyện Bình Giang: Xã Bình Minh sáp nhập với xã Thái Học.
  • Huyện Thanh Hà: Xã Việt Hồng sáp nhập với xã Cẩm Chế; xã Thanh Xá sáp nhập với Thanh Thủy; xã Thanh Khê sáp nhập với thị trấn Thanh Hà; xã Vĩnh Lập sáp nhập với xã Thanh Cường.
  • Huyện Cẩm Giàng: Xã Thạch Lỗi sáp nhập với thị trấn Cẩm Giang; xã Cẩm Điền sáp nhập với xã Cẩm Phúc.
  • Huyện Kim Thành: Xã Cổ Dũng sáp nhập với xã Thượng Vũ; xã Cộng Hòa sáp nhập với xã Lai Vu; xã Bình Dân sáp nhập với xã Liên Hòa; xã Phúc Thành và 1 phần thôn Quỳnh Khê (xã Kim Xuyên) sáp nhập với thị trấn Phú Thái.
  • Huyện Ninh Giang: Xã Đồng Tâm sáp nhập với thị trấn Ninh Giang; xã Hồng Phúc sáp nhập với xã Kiến Quốc; xã Vạn Phúc sáp nhập với xã Hồng Đức; xã Đông Xuyên sáp nhập với xã Ninh Hải.
  • Huyện Tứ Kỳ: Xã Ngọc Kỳ sáp nhập với xã Tái Sơn; xã Quảng Nghiệp sáp nhập với xã Dân Chủ; xã Phượng Kỳ sáp nhập với xã Cộng Lạc.
  • Huyện Nam Sách: có 5 xã thuộc diện sáp nhập giai đoạn 2023-2025 là: Nam Trung, Phú Điền, Thanh Quang, Nam Chính, Nam Hồng; 3 đơn vị liền kề liên quan là các xã An Lâm, Quốc Tuấn và thị trấn Nam Sách. Dự kiến xã Nam Trung sáp nhập với xã Nam Chính, xã Thanh Quang nhập với xã Quốc Tuấn, xã Phú Điền nhập với xã An Lâm, xã Nam Hồng nhập với thị trấn Nam Sách.[22]
  • Huyện Gia Lộc: xã Tân Tiến sáp nhập với xã Gia Lương; xã Gia Tân sáp nhập với xã Gia Khánh; xã Nhật Tân sáp nhập với Đồng Quang; xã Quang Minh sáp nhập với xã Đức Xương.
  • Thị xã Kinh Môn: Xã Hoành Sơn sáp nhập với phường Duy Tân.
  • TP Hải Dương: Phường Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung và phường Nguyễn Trãi sáp nhập với nhau; phường Phạm Ngũ Lão và phường Trần Phú sáp nhập với phường Lê Thanh Nghị.

[23]

Huyện Kim Thành: thị trấn Phú Thái dự kiến mở rộng: bao gồm toàn bộ xã Phúc Thành (367,5 ha), xã Kim Anh (475,2 ha), một phần xã Kim Liên (khu vực xã Kim Lương khi chưa sáp nhập, 530,6 ha), một phần xã Kim Xuyên (317,2 ha).

Huyện Ninh Giang: thị trấn Ninh Giang dự kiến mở rộng nằm ở phía đông nam huyện Ninh Giang, gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thị trấn Ninh Giang hiện nay và mở rộng một phần diện tích sang các xã Hiệp Lực, Hồng Dụ, Đồng Tâm, Vĩnh Hòa.

Riêng xã Nhân Huệ (Chí Linh) tỉnh đề xuất không sắp xếp do vị trí biệt lập và đặc thù về tôn giáo (đa số theo Công giáo).[21]

Tỉnh Hưng Yên[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, dự kiến sắp xếp như sau:[cần dẫn nguồn]

+ tại thành phố Hưng Yên: nhập 0,23 km2 từ xã Hồng Nam và 1,14 km2 từ xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ) vào xã Phương Chiểu, nâng Phương Chiểu thành phường vào giai đoạn 2026-2030.

+ tại thị xã Mỹ Hào: 2 xã Xuân Dục và Hưng Long thuộc diện sắp xếp nhưng có định hướng thành phường giai đoạn 2026-2030 nên đề nghị không sắp xếp

+ tại huyện Văn Lâm: chuyển 0,36 km2 từ xã Đình Dù về xã Đại Đồng và nhập 1 phần diện tích từ xã Lạc Đạo về xã Đình Dù; chuyển 0,46 km2 từ xã Lạc Đạo về xã Đại Đồng

+ tại huyện Văn Giang: nhập 2 xã Bình Minh và Văn Tảo từ Khoái Châu sang Văn Giang

+ tại huyện Khoái Châu: nhập 2 xã Ông Đỉnh và An Vĩ, giai đoạn sau này sẽ nâng thành phường trực thuộc thị xã Khoái Châu; nhập 2 xã Dân Tiến và Đồng Tiến, giai đoạn sau này sẽ nâng thành phường; nhập 3 xã Đại Hưng, Chí Tân, Liên Khê thành 1 xã; chuyển xã Nhuế Dương về Kim Động, nhập 3 xã Nhuế Dương, Thọ Vinh, Phú Thịnh thành 1 xã; nhập 2 xã Bình Kiều và Hàm Tử thành 1 xã; nhập 2 xã Đông Ninh và Tân Châu thành 1 xã; chuyển 2 xã Thuần Hưng và Thành Công về huyện Kim Động; chuyển 3,2 km2 của xã Tân Dân về xã Yên Hoà của huyện Yên Mỹ nhằm cho Yên Mỹ đủ tiêu chuẩn diện tích tránh bị sáp nhập giai đoạn sau.

+ tại huyện Yên Mỹ: nhập 3 xã Minh Châu, Việt Cường, Trung Hưng thành 1 xã; nhập 2 xã Nghĩa Hiệp và Giai Phạm thành 1 xã, dự kiến giai đoạn sau nâng thành phường trực thuộc thị xã Yên Mỹ; nhập 2 xã Tân Việt và Lý Thường Kiệt thành 1 xã; xã Yên Hoà nhận thêm 3,2 km2 từ xã Tân Dân (Khoái Châu) chuyển về.

+ tại huyện Tiên Lữ: thị trấn Vương thuộc diện phải sắp xếp nhưng đề nghị không sắp xếp vì lí do đặc thù văn hoá tôn giáo; nhập 2 xã Đức Thắng và Hải Triều thành 1 xã; nhập 2 xã Minh Phượng và Cương Chính thành 1 xã; chuyển 1,14 km2 từ xã Thủ Sỹ vào thành phố Hưng Yên; nhận 2 xã Nhân La và Vũ Xá của Kim Động, sau đó nhập 2 xã này thành 1 xã; nhận thêm xã Hạ Lễ của huyện Ân Thi; nhận 2 xã Hồng Quang và Hồng Vân của Ân Thi, sau đó nhập 2 xã này thành 1 xã

+ tại huyện Phù Cừ: nhập 2 xã Tiền Tiến và Đình Cao thành 1 xã; nhận 2 xã Cẩm Ninh và Hồ Tùng Mậu của Ân Thi, sau đó nhập 2 xã này thành 1 xã; nhận 2 xã Tiền Phong và Đa Lộc của Ân Thi, sau đó nhập 2 xã này thành 1 xã

+ tại huyện Kim Động: nhập 2 xã Nhân La và Vũ Xá thành 1 xã và chuyển xã này về Tiên Lữ; nhập xã Nhuế Dương từ huyện Khoái Châu, sau đó nhập 3 xã Nhuế Dương, Thọ Vinh, Phú Thịnh thành 1 xã; nhận 2 xã Thuần Hưng và Thành Công của huyện Khoái Châu; chuyển 2 xã Nghĩa Dân và Phạm Ngũ Lão sang huyện Ân Thi

+ tại huyện Ân Thi: nhập 2 xã Văn Nhuệ và Hoàng Hoa Thám thành 1 xã; nhập 2 xã Tân Phúc và Quang Vinh thành 1 xã; chuyển các xã Hạ Lễ, Hồng Quang, Hồng Vân về huyện Tiên Lữ; chuyển các xã Cẩm Ninh, Hồ Tùng Mậu, Tiền Phong, Đa Lộc về huyện Phù Cừ; nhận các xã Nghĩa Dân và Phạm Ngũ Lão từ huyện Kim Động

Sau sắp xếp, toàn tỉnh Hưng Yên không thay đổi số đvhc cấp huyện, giảm 21 đvhc cấp xã. Toàn tỉnh lúc này có 140 đvhc cấp xã bao gồm 14 phường, 8 thị trấn và 118 xã. Sau sắp xếp, số đvhc cấp xã tại các huyện thị thành phố như sau: Tp. Hưng Yên (17), Tx. Mỹ Hào (13), Văn Lâm (11), Văn Giang (13), Ân Thi (14), Khoái Châu (14), Yên Mỹ (13), Tiên Lữ (16), Phù Cừ (15), Kim Động (14).

giai đoạn 2026-2030: có khoảng 36 đvhc cấp xã thuộc diện phải sáp nhập: Khoái Châu có 2 đơn vị là Đại Tập và Tứ Dân; Tiên Lữ có 11 đơn vị là Nhật Tân, Trung Dũng, Hưng Đạo, Lệ Xá, An Viên, Thủ Sỹ, Hạ Lễ, Ngô Quyền, Thuỵ Lôi, Dị Chế, Thiện Phiến; Phù Cừ có 9 đơn vị là Minh Hoàng, Phan Xảo Nam, Minh Tân, Quang Hưng, Nhật Quang, Tam Đa, Minh Tiến, Nguyên Hoà, Tống Trân; Kim Động có 9 đơn vị là Đồng Thanh, Vĩnh Xá, Nghĩa Dân, Song Mai, Hùng An, Mai Động, Chính Nghĩa, Thuần Hưng, Thành Công; Ân Thi có 5 đơn vị là Đặng Lễ, Nghĩa Dân, Quảng Lãng, Vân Du, Nguyễn Trãi.

- Có 2 huyện thuộc diện phải sáp nhập: Tiên Lữ, Phù Cừ[24]

Tỉnh Nam Định[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2021, tỉnh Nam Định đề ra kế hoạch trong giai đoạn 2021–2025 sẽ xây dựng đề án mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập 5 xã của huyện Nam Trực (các xã Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Điền Xá và Nghĩa An), 3 xã của huyện Vụ Bản (các xã Đại An, Thành Lợi và Tân Thành) và toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng diện tích thành phố Nam Định sau khi mở rộng là khoảng 188 km².[25][26]

Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 2022, tỉnh này chủ trương hợp nhất toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào TP Nam Định; sáp nhập thị trấn Mỹ Lộc và xã Mỹ Hưng để thành lập phường mới; không sáp nhập 5 xã của huyện Nam Trực (Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Điền Xá và Nghĩa An) và 3 xã của huyện Vụ Bản (Đại An, Thành Lợi, Tân Thành)[27].

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Nam Định có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện Mỹ Lộc) và 76 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập; trong đó huyện Mỹ Lộc có 4 đơn vị, huyện Vụ Bản có 4 đơn vị, huyện Ý Yên có 5 đơn vị, huyện Nam Trực có 4 đơn vị, huyện Trực Ninh có 8 đơn vị, huyện Xuân Trường có 12 đơn vị, huyện Giao Thủy có 4 đơn vị, huyện Nghĩa Hưng có 3 đơn vị, huyện Hải Hậu có 13 đơn vị và thành phố Nam Định có 19 đơn vị. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh dự kiến tiếp tục sắp xếp 1 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện Xuân Trường) và 94 đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: huyện Mỹ Lộc có 6 đơn vị; huyện Vụ Bản có 5 đơn vị, huyện Ý Yên có 21 đơn vị, huyện Nam Trực có 7 đơn vị, huyện Trực Ninh có 8 đơn vị, huyện Xuân Trường có 4 đơn vị, huyện Giao Thủy có 12 đơn vị, huyện Nghĩa Hưng có 12 đơn vị, huyện Hải Hậu có 17 đơn vị và thành phố Nam Định có 2 đơn vị.[7]

Danh sách 76 xã dự kiến sắp xếp, sáp nhập giai đoạn 2023-3025 bao gồm :[28] 4 xã của huyện Mỹ Lộc (Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Hưng, Mỹ Tiến); 4 xã của huyện Vụ Bản (Tân Thành, Trung Thành, Minh Tân, Quang Trung); 5 xã của huyện Ý Yên (Yên Thành, Yên Nghĩa, Yên Hưng, Yên Minh, Yên Quang); 4 xã của huyện Nam Trực (Nam Mỹ, Nam Toàn, Nam Hùng, Nam Hoa); 8 xã của huyện Trực Ninh (Trực Chính, Trực Thanh, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thắng, Trực Tuấn, Trực Thuận); 12 xã của huyện Xuân Trường (Xuân Trung, Xuân Phương, Xuân Kiên, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Thủy, Xuân Tiến, Xuân Thượng, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Ngọc, Xuân Hòa); 3 xã, 1 thị trấn của huyện Giao Thủy (Giao Hải, Hoành Sơn, Giao Tân và thị trấn Ngô Đồng); 3 xã của huyện Nghĩa Hưng (Nghĩa Minh, Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi); 11 xã, 2 thị trấn của huyện Hải Hậu (Hải Bắc, Hải Chính, Hải Hà, Hải Long, Hải Lý, Hải Phương, Hải Tân, Hải Thanh, Hải Vân, Hải Triều, Hải Xuân và các thị trấn Cồn, Yên Định); 2 xã, 17 phường của TP Nam Định (xã Nam Vân, xã Lộc An; các phường Cửa Bắc, Ngô Quyền, Năng Tĩnh, Trần Đăng Ninh, Vị Hoàng, Thống Nhất, Nguyễn Du, Bà Triệu, Văn Miếu, Hạ Long, Vị Xuyên, Trần Tế Xương, Trường Thi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Quang Khải, Phan Đình Phùng).

Cuối tháng 8 năm 2023, các huyện của tỉnh Nam Định đã thống nhất phương án sắp xếp như sau:

Thành phố Nam Định có 18 xã, phường có đồng thời có hai tiêu chí dân số dưới 300 % và diện tích dưới 20 % phải thực hiện sắp xếp, sáp nhập giai đoạn 2023 – 2025 gồm các phường: Hạ Long, Thống Nhất, Quang Trung, Trần Tế Xương, Vị Xuyên, Vị Hoàng, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Năng Tĩnh, Trần Quang Khải, Ngô Quyền, Bà Triệu, Cửa Bắc, Trần Đăng Ninh Văn Miếu, Trường Thi và xã Lộc An.[29] Giai đoạn 2023-2025: dự kiến nhập 3 phường Cửa Bắc, Bà Triệu, Trần Đăng Ninh thành phường Cửa Bắc mới; nhập 3 phường Ngô Quyền, Năng Tĩnh, Trần Quang Khải thành phường Ngô Quyền mới; nhập 3 phường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng thành phường Trần Hưng Đạo mới; nhập 3 phường Vị Xuyên, Vị Hoàng, Trần Tế Xương thành phường Vị Xuyên mới; nhập 3 phường Quang Trung, Hạ Long, Thống Nhất thành phường Quang Trung mới; nhập 2 phường Trường Thi, Văn Miếu và xã Lộc An thành phường Trường Thi mới.[29] Ngoài ra có thông tin sẽ nhập phường Cửa Nam và xã Nam Vân thành phường Cửa Nam mới.

Huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2023 - 2025 có 4 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, sáp nhập là Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Hưng, Mỹ Tiến. Dự kiến sáp nhập 3 xã Mỹ Tiến, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành thành xã Tiến Thịnh Thành; dự kiến sáp nhập xã Mỹ Hưng và thị trấn Mỹ Lộc thành phường Hưng Lộc.[30]

Huyện Vụ Bản giai đoạn 2023 - 2025 có 4 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, sáp nhập là Tân Thành, Trung Thành, Minh Tân, Quang Trung. Dự kiến sáp nhập xã Minh Tân với 2 xã Tân Khánh và Minh Thuận thành xã Minh Tân; sáp nhập xã Tân Thành với 2 xã Liên Bảo và Thành Lợi thành xã Thành Lợi. Các xã Trung Thành, Quang Trung sẽ sáp nhập với xã Đại An trong giai đoạn 2026 - 2030. Giai đoạn này cũng sẽ sáp nhập 3 xã là Hợp Hưng, Hiển Khánh và Cộng Hòa; sáp nhập 2 xã Tam Thanh, Liên Minh và thị trấn Gôi; sáp nhập 02 xã Vĩnh Hào và Đại Thắng.[31]

Huyện Ý Yên giai đoạn 2023-2025 có 5 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, sáp nhập là Yên Thành, Yên Nghĩa, Yên Hưng, Yên Minh, Yên Quang; giai đoạn 2026-2030, có 08 xã thuộc diện phải thực hiện sắp xếp gồm: Yên Trung, Yên Phương, Yên Phú, Yên Phong, Yên Khánh, Yên Tân, Yên Lợi và Yên Mỹ. Dự kiến sáp nhập xã Yên Thành với xã Yên Nghĩa và xã Yên Trung; xã Yên Hưng với xã Yên Phú và xã Yên Phương; xã Yên Minh với xã Yên Tân và xã Yên Lợi.[32] Các xã chưa có phương án sáp nhập là Yên Quang (giai đoạn 2023-2025), Yên Phong, Yên Khánh, Yên Mỹ (giai đoạn 2026-2030).

Huyện Xuân Trường: giai đoạn 2023-2025 dự kiến sẽ sáp nhập 2 xã Xuân Ngọc, Xuân Hồng thành xã Hồng Ngọc; sáp nhập 3 xã Xuân Trung, Xuân Bắc và Xuân Phương thành xã Trà Lũ; sáp nhập 3 xã Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hòa thành xã Kiên Tiến Hòa; sáp nhập 3 xã Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Thủy thành xã Phong Đài Thủy; sáp nhập 3 xã Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Thành thành xã Thượng Thành Châu

Huyện Xuân Trường giai đoạn 2023-2025 có 12 xã bắt buộc sắp xếp, sáp nhập (Xuân Trung, Xuân Phương, Xuân Kiên, Xuân Phong, Xuân Đài, Xuân Thủy, Xuân Tiến, Xuân Thượng, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Ngọc, Xuân Hòa). Giai đoạn này dự kiến sáp nhập như sau, bao gồm cả một số xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2: sáp nhập Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương; sáp nhập Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hòa; sáp nhập Xuân Thủy, Xuân Phong, Xuân Đài. Giai đoạn 2026-2030 sẽ tiến hành sắp xếp các xã Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Thành; sáp nhập Xuân Hồng, Xuân Ngọc.[33]

Huyện Giao Thủy giai đoạn 2023-2025 có 3 xã (Giao Hải, Hoành Sơn, Giao Tân) và thị trấn Ngô Đồng) bắt buộc sắp xếp, sáp nhập. Giai đoạn 2023-2025 sẽ sáp nhập thị trấn Ngô Đồng, xã Hoành Sơn và Giao Tiến thành thị trấn Giao Thủy. Giai đoạn 2026-2030 các đơn vị hành chính còn lại sáp nhập còn 7 đơn vị, như vậy đến năm 2030 huyện Giao Thủy còn 8 xã, thị trấn.[34]

Huyện Hải Hậu, giai đoạn 2023-2025 có 11 xã, 2 thị trấn bắt buộc sắp xếp, sáp nhập (Hải Bắc, Hải Chính, Hải Hà, Hải Long, Hải Lý, Hải Phương, Hải Tân, Hải Thanh, Hải Vân, Hải Triều, Hải Xuân và các thị trấn Cồn, Yên Định). Dự kiến sáp nhập thị trấn Yên Định và các xã Hải Bắc, Hải Phương; sáp nhập thị trấn Cồn và các xã Hải Lý, Hải Chính; sáp nhập các xã Hải Thanh, Hải Hà với xã Hải Hưng (đơn vị hành chính không bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023-2025); sáp nhập xã Hải Vân với các xã Hải Nam, Hải Phúc (2 đơn vị hành chính không bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023-2025); sáp nhập các xã Hải Xuân, Hải Triều với xã Hải Cường (đơn vị hành chính không bắt buộc sắp xếp giai đoạn 2023-2025)[35] Còn 2 xã Hải Long, Hải Tân dự kiến sắp xếp trong giai đoạn 2026-2030 (sáp nhập với xã Hải Sơn). Giai đoạn 2026-2030 cũng sẽ sáp nhập xã Hải Châu vào thị trấn Thịnh Long; sáp nhập 3 xã Hải Phong, Hải Phú, Hải Giang; sáp nhập 3 xã Hải Quang, Hải Đông, Hải Tây.

Huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2023 - 2025 có 3 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, sáp nhập là Nghĩa Minh, Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi. Dự kiến sáp nhập xã Nghĩa Minh với 2 xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Thịnh. Giai đoạn 2026 - 2030 sẽ sáp nhập 3 xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng, Nghĩa Thành; sáp nhập xã Nghĩa Tân, Nghĩa Phú và thị trấn Quỹ Nhất.[36]

Tỉnh Thái Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh này dự kiến mở rộng thành phố Thái Bình sang xã Trung An, Vũ Hội (huyện Vũ Thư); Đông Dương, Đông Quang, Đông Hoàng, Đông Xuân (huyện Đông Hưng); Tây Sơn, Vũ Lễ, Vũ An (huyện Kiến Xương).

Tỉnh Ninh Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Ninh Bình dự kiến sáp nhập toàn bộ huyện Hoa Lư, xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn, xã Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô, xã Khánh Hòa và xã Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh, một phần ranh giới hành chính xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc thành phố Tam Điệp, xã Sơn Lai và xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan vào thành phố Ninh Bình và đổi tên thành thành phố Hoa Lư trong giai đoạn 2021–2030.[37][38]

Mở rộng địa giới hành chính thành phố Tam Điệp [2]

Bắc Trung bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Thanh Hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Thanh Hóa có 148 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập, giai đoạn 2026-2030 là 121 đơn vị.[7]

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa xây dựng đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa.[39]

Trong giai đoạn 2023-2025, TP Thanh Hóa dự kiến có 10 phường, xã phải sáp nhập gồm: Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Đông Sơn, Tân Sơn, Thiệu Vân, Hoằng Đại, Đông Vinh; huyện Đông Sơn có 9 xã gồm: Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú. Có 3 xã đang dự kiến thành lập phường là Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Thịnh.

Huyện Thiệu Hóa: Phương án 2: sáp nhập xã Thiệu Trung, Thiệu Lý, Thiệu Vận thành một đơn vị hành chính; sáp nhập Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Thiệu Thành thành một đơn vị hành chính. Các xã còn lại: sáp nhập xã Thiệu Chính và Thiệu Toán; sáp nhập xã Thiệu Trung, Thiệu Lý, Thiệu Vận; sáp nhập xã Thiệu Thành và Thiệu Công; sáp nhập Thiệu Thịnh và Thiệu Hợp. Sau khi thực hiện sáp nhập, huyện Thiệu Hóa còn 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 17 xã và 01 thị trấn chuyển sang sắp xếp giai đoạn đơn vị hành chính giai đoạn 2025-2030

Huyện Thọ Xuân: dự kiến thành lập thị xã Thọ Xuân, trong đó sáp nhập 2 xã Tây Hồ, Xuân Trường với thị trấn Thọ Xuân thành một phường.

Tỉnh Nghệ An[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2020, tỉnh Nghệ An dự kiến đến năm 2030 sẽ sáp nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò và một phần các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc vào thành phố Vinh.[40]

Đến tháng 3 năm 2023, tỉnh này chủ trương sáp nhập thị xã Cửa Lò và 4 xã: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong của huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh (giảm quy mô sáp nhập so với năm 2020).[41]

Trong giai đoạn 2023 – 2025, Nghệ An có 1 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện là Thị xã Cửa Lò và 89 ĐVHC cấp xã trong diện bắt buộc phải sắp xếp.

- Huyện Yên Thành: Dự kiến sáp nhập 12 đơn vị hành chính thành 6 đơn vị hành chính, gồm: sáp nhập xã Công Thành và Khánh Thành thành xã Vân Tụ, trước mắt lấy trụ sở UBND xã Công Thành làm trung tâm hành chính của xã; sáp nhập xã Minh Thành và Đại Thành thành xã Minh Thành, lấy trụ sở UBND xã Minh Thành làm trung tâm hành chính của xã; thành lập xã Liên Thành trên cơ sở sáp nhập xã Liên Thành và Lý Thành, lấy trụ sở UBND xã Liên Thành làm trung tâm hành chính của xã; thành lập xã Phú Thành trên cơ sở sáp nhập xã Phú Thành và Hồng Thành, lấy trụ sở UBND xã Hồng Thành làm trung tâm hành chính của xã; thành lập xã Đông Thành trên cơ sở sáp nhập Hợp Thành và Nhân Thành, trước mắt lấy trụ sở UBND xã Nhân Thành làm trung tâm hành chính của xã; thành lập thị trấn Hoa Thành trên cơ sở sáp nhập thị trấn Yên Thành và xã Hoa Thành, lấy trụ sở UBND thị trấn Yên Thành làm trung tâm hành chính của thị trấn.

- Huyện Diễn Châu: qua rà soát giai đoạn 2023-2025 có 17 xã, thị trấn bắt buộc phải sáp nhập. Đến giai đoạn 2026 -2030 còn 4 xã bắt buộc phải sáp nhập gồm: Diễn An, Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Thịnh.

- Huyện Nam Đàn: Giai đoạn 2023-2025 sẽ nhập 2 xã Nam Nghĩa và Nam Thái thành 1 xã, nhập 2 xã Hồng Long và Xuân Long thành 1 xã

- nhập xã Thạch Sơn vào thị trấn Anh Sơn (Anh Sơn)

- Huyện Quỳ Châu: mở rộng thị trấn Tân Lạc

- Huyện Nghĩa Đàn, dự kiến trước năm 2025 sẽ có 5 xã liên quan đến việc sáp nhập đó là: Nghĩa Phú, Nghĩa Thọ, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng và trước năm 2030 sẽ có 10 xã, thị trấn liên quan đến sáp nhập đó là: Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hồng, Nghĩa Minh, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa Bình và thị trấn Nghĩa Đàn.

Tỉnh Hà Tĩnh[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Hà Tĩnh có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 42 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.[7]

Hà Tĩnh có 43 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, gồm thị xã Hồng Lĩnh và 42 đvhc cấp xã giai đoạn 2023-2025. Giai đoạn 2026-2030: cấp huyện có thành phố Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà; cấp xã có 47 đvhc thuộc diện phải sắp xếp (không tính 29 đvhc cấp xã có yếu tố đặc thù). Thành phố Hà Tĩnh có 06/15 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 (gồm: phường Bắc Hà; phường Nam Hà; phường Tân Giang; phường Trần Phú; xã Thạch Bình; xã Thạch Hưng) và 02 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026- 2030 (phường Văn Yên; xã Đồng Môn).

- Can Lộc: mở rộng thị trấn Nghèn sang một phần các xã Tùng Lộc, Xuân Lộc, Thiên Lộc và Khánh Vĩnh Yên.

- nhập xã Phú Phong vào thị trấn Hương Khê

Tỉnh Quảng Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, Quảng Bình có 23 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập, nhưng có 17 đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành sắp xếp.[7]

Mở rộng thành phố Đồng Hới: toàn bộ thành phố Đồng Hới + thị trấn Quán Hàu và 2 xã Lương Ninh, Vĩnh Ninh của huyện Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Trị[sửa | sửa mã nguồn]

- Mở rộng thành phố Đông Hà: toàn bộ thành phố Đông Hà + xã Gio Quang của huyện Gio Linh + xã Thanh An của huyện Cam Lộ.

Tỉnh Thừa Thiên Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Ba phương án được đưa ra. Thứ nhất, Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp thành 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện; phương án hai là 4 quận, một thị xã, 4 huyện và phương án ba là 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện.[42]

Với ba phương án đưa ra bàn thảo, TP Huế sẽ sáp nhập xã Hương Thọ và phường Hương Hồ thành một phường mới; nhập xã Hải Dương và phường Thuận An thành một phường mới; lập phường mới trên cơ sở nguyên trạng ba xã Phú Thanh, Phú Mậu và Phú Dương.

Sau khi sáp nhập, TP Huế sẽ được chia thành quận phía Bắc và quận phía Nam. Trong đó, quận phía Nam gồm 19 phường, quận phía Bắc 13 phường.

Thị xã Phong Điền được thành lập trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của huyện Phong Điền; sắp xếp, sáp nhập từ 16 đơn vị hành chính cấp xã thành 12 đơn vị. Thành lập 06 phường trực thuộc thị xã Phong Điền trên cơ sở 09 xã/thị trấn của huyện Phong Điền cũ: thị trấn Phong Điền - xã Phong Thu, Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Điền Lộc - Điền Hòa, Phong Hải - Điền Hải

Huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc cùng với xã Dương Hòa sẽ được lập thành một huyện mới.

Riêng thị xã Hương Thủy, nếu theo phương án 3 quận, 2 thị xã, 4 huyện, thị xã sẽ được điều chỉnh thành quận Hương Thủy với 7 phường. Xã Phú Sơn được nhập vào phường Phú Bài, xã Thủy Tân nhập vào phường Phú Lương.

Nếu theo phương án 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện, thị xã Hương Thủy sẽ giữ nguyên hiện trạng.

Duyên hải Nam Trung bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Đà Nẵng[sửa | sửa mã nguồn]

16 phường (quận Thanh Khê có tám phường, quận Hải Châu bảy phường và phường An Hải Đông của quận Sơn Trà) có thể bị sáp nhập.

Tỉnh Quảng Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2022, tỉnh Quảng Nam đề xuất lập đề án sáp nhập thành phố Tam Kỳ với các huyện Núi ThànhPhú Ninh.[43]

Tháng 3 năm 2023, tỉnh Quảng Nam đã lập danh sách đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025, bao gồm các huyện Hiệp Đức, Nông Sơn và 15 ĐVHC cấp xã (trong đó có 2 phường, 1 xã thuộc TP Tam Kỳ; 2 phường, 1 xã thuộc TP Hội An; 3 xã thuộc H. Thăng Bình; 2 xã thuộc H. Duy Xuyên; các huyện Phú Ninh, Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức mỗi huyện có 1 xã) thuộc diện phải sắp xếp. Đây là các ĐVHC có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định. Ngoài ra, hai phường Minh An và phường Sơn Phong, TP Hội An chưa đảm bảo tiêu chuẩn nhưng có yếu tố đặc thù không phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.[44] Tỉnh dự kiến năm 2024 sẽ sáp nhập hai huyện Hiệp Đức và Nông Sơn.[45]

Đến cuối tháng 8 năm 2023, tỉnh Quảng Nam thống nhất phương án nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn để thành lập huyện mới; sáp nhập 16 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 8 đơn vị hành chính cấp xã mới. Cụ thể, dự kiến sáp nhập xã Sơn Viên và Quế Lộc, huyện Nông Sơn; sáp nhập xã Hiệp Hòa và Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức; sáp nhập xã Duy Thu và Duy Tân, huyện Duy Xuyên; sáp nhập xã Bình Định Nam và Bình Định Bắc, xã Bình Chánh và xã Bình Phú, huyện Thăng Bình; sáp nhập xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước; sáp nhập phường Phước Hòa và phường An Xuân, TP Tam Kỳ; sáp nhập thị trấn Phú Thịnh và xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh.[46]

Tỉnh Quảng Ngãi[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Phú Yên[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Phú Yên có 6 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, xã Bình Ngọc thuộc thành phố Tuy Hòa và xã Ea Bia huyện Sông Hinh.[47]

Tháng 10 năm 2022, tỉnh này dự kiến mở rộng thành phố Tuy Hòa để đạt tiêu chí đô thị loại I: gồm thành phố Tuy Hòa và xã An Chấn, xã An Mỹ (huyện Tuy An); xã Hòa Thành (TX Đông Hòa); xã Hòa An và một phần xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa).[48] Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 2023, tỉnh Phú Yên chuyển sang nghiên cứu phương án sáp nhập thành phố Tuy Hòa và thị xã Đông Hòa.[49]

Tỉnh Khánh Hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, Khánh Hòa có 19 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.[7]

Tỉnh dự kiến mở rộng thành phố Nha Trang thêm các xã Diên Toàn, Diên An, Suối Hiệp và thị trấn Diên Khánh của huyện Diên Khánh.

Thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2023-2025 dự kiến sẽ sáp nhập xã Ninh Phước và xã Ninh Vân.

Tỉnh Bình Thuận[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bình Thuận có 12 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp; trong đó, giai đoạn 2023 - 2025 có 08 đơn vị và giai đoạn 2026 - 2030 có 04 đơn vị.[50]

Tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh nghiên cứu mở rộng thành phố Phan Thiết và sáp nhập huyện Hàm Tân với thị xã La Gi.[51] Về việc mở rộng thành phố Phan Thiết, đến năm 2023 tỉnh vẫn giữ theo phương án mở rộng đã được phê duyệt năm 2009: toàn bộ thành phố Phan Thiết và thị trấn Phú Long, xã Hàm Thắng và một phần các xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp thuộc huyện Hàm Thuận Bắc; một phần xã Hàm Mỹ thuộc huyện Hàm Thuận Nam.[52]

Tây Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Kon Tum[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Gia Lai[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Đắk Lắk[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh dự kiến điều chỉnh 04 đơn vị hành chính cấp xã: thị trấn Ea Pốk, xã Cư Suê, Cuôr Đăng của huyện Cư M’gar; xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc và một phần diện tích, dân số xã Ea Nuôl của huyện Buôn Đôn về thành phố Buôn Ma Thuột quản lý. Sắp xếp 3 phường (Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công: Phương án 1: Nhập hai phường Thành Công và Thắng Lợi thành 1 phường. Nhập phường Thống Nhất vào Tân Tiến. Phương án 2: Nhập 3 phường Thành Công, Thắng Lợi và Thống Nhất thành 1 phường.

Tỉnh Đăk Nông:[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Đắk Nông có 2 đơn vị hành chính cấp xã dự kiến phải sắp xếp lại là thị trấn Đức An (Đắk Song) và xã Trúc Sơn (Cư Jút). Tuy nhiên, giai đoạn 2026-2030, huyện Đắk Song có kế hoạch mở rộng, nâng cấp thị trấn Đức An để đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Tỉnh Lâm Đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, tỉnh dự kiến sáp nhập ba huyện: Đạ Tẻ, Cát Tiên, Đạ Huoai thành một huyện; sắp xếp xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh vào xã Quảng Trị; sắp xếp xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương vào xã Ka Đô; sáp nhập xã Tân Hội và xã Tân Thành, huyện Đức Trọng; sáp nhập xã Tà Năng và xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng.

Giai đoạn 2026-2030, tỉnh dự kiến sáp nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt; sắp xếp, sáp nhập 14 xã gồm xã Nam Hà (huyện Lâm Hà); xã Hòa Trung (huyện Di Linh); 2 xã thuộc huyện Bảo Lâm (Lộc Quảng, Tân Lạc); 5 xã thuộc huyện Đạ Huoai (Đoàn Kết, Hà Lâm, Mađaguôi, Đạ Oai, Đạ Tồn) và 3 xã thuộc huyện Cát Tiên (Đức Phổ, Quảng Ngãi, Nam Ninh); sáp nhập xã N’Thôn Hạ và xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng; sáp nhập xã Tà Hine và xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng.Tỉnh cũng dự kiến mở rộng thành phố Bảo Lộc bao gồm các xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc, Lộc Nam (huyện Bảo Lâm).[53]

Đông Nam Bộ:[sửa | sửa mã nguồn]

TP Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2023-2025, TP Hồ Chí Minh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 149 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.[7]

Cụ thể, giai đoạn 2023-2025 thành phố có các quận: Phú Nhuận, 3, 4, 5, 10, 11 và 142 đvhc cấp xã thuộc diện phải sắp xếp gồm: quận 1 (9 phường), quận 3 (11 phường), quận 4 (11 phường), quận 5 (13 phường), quận 6 (13 phường), quận 7 (3 phường), quận 8 (10 phường), quận 10 (11 phường), quận 11 (16 phường), quận Bình Thạnh (14 phường), quận Gò Vấp (5 phường), quận Phú Nhuận (11 phường), quận Tân Bình (10 phường), quận Tân Phú (3 phường), TP Thủ Đức (2 phường) và huyện Hóc Môn (1 thị trấn).

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bình Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bình Phước[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Đồng Xoài: Phía tây và phía nam giữ nguyên theo ranh giới hiện hữu. Phía bắc mở rộng lấy một phần diện tích xã Thuận Phú (H. Đồng Phú) , phần diện tích còn lại điều chỉnh gộp vào xã Thuận Lợi (H. Đồng Phú). Phía đông mở rộng lấy một phần diện tích 3 xã Đồng Tiến, Tân Phước và Tân Hưng (cùng thuộc H. Đồng Phú), gộp xã Đồng Tiến vào TP. Đồng Xoài. Phần diện tích còn lại của xã Đồng Tiến điều chỉnh gộp vào xã Đồng Tâm (H. Đồng Phú).[54].

Mở rộng thị xã Phước Long: gồm toàn bộ thị xã Phước Long hiện hữu và 2 xã Bình Tân, Bình Sơn thuộc huyện Phú Riềng.[55].

Thị xã Bình Long dự kiến mở rộng địa giới 1 phần các xã An Phú, An Khương, Tân Lợi, Thanh Bình.

Điều chỉnh địa giới hành chính xã và sáp nhập một phần diện tích xã Phú Nghĩa về xã Phước Minh và diện tích cần phải sát nhập một phần diện tích khoảng 60,52 km2 của thôn Đăk Son I, thôn Tân Lập, thôn Đức Lập, thôn Hai Căn và thôn Bù Cà Mau xã Phú Nghĩa về xã Phước Minh quản lý.

Tỉnh Đồng Nai[sửa | sửa mã nguồn]

Sắp xếp lại một số phường trực thuộc thành phố Biên Hòa.

Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh An Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Long An[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Tân An: toàn bộ thành phố Tân An và 2 xã của huyện Thủ Thừa.

Tỉnh Đồng Tháp[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Cao Lãnh: bao gồm toàn bộ thành phố Cao Lãnh, thị trấn Mỹ Thọ và 2-3 xã của huyện Cao Lãnh.

Tỉnh Hậu Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại chỉ có huyện Phụng Hiệp là đạt chuẩn theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.

Tỉnh Bến Tre[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Bến Tre: bao gồm các xã Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định thuộc huyện Châu Thành; Sơn Phú thuộc huyện Giồng Trôm; Thanh Tân thuộc huyện Mỏ Cày Bắc.

Tỉnh Vĩnh Long[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Vĩnh Long ra toàn bộ 5 xã của huyện Long Hồ gồm: Thanh Đức, Phước Hậu, Tân Hạnh, An Bình và Hòa Ninh.

Tỉnh Trà Vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Trà Vinh: sáp nhập một số thôn xã thuộc 5 xã Hòa Thuận, Hòa Lợi, Lương Hòa, Nguyệt Hóa và Lương Hòa A của huyện Châu Thành vào thành phố Trà Vinh. Phần còn lại của xã Lương Hòa (phía Nam Quốc lộ 60) sáp nhập vào xã Lương Hòa A thành xã Lương Hòa thuộc huyện Châu Thành.[56].

Tỉnh Sóc Trăng[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Sóc Trăng lấy toàn bộ thị trấn Mỹ Xuyên và 1 phần của xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.

Tỉnh Bạc Liêu[sửa | sửa mã nguồn]

Mở rộng thành phố Bạc Liêu bao gồm một phần các xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lợi, huyện Hòa Bình.

Tỉnh Kiên Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Tiền Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thí điểm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh”Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên - Sở Nội vụ. ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2021”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Nghị quyết số 147/NQ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2021 thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã”. ngày 12 tháng 9 năm 2022. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  5. a b “Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã”Website Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. ngày 30 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Thu Hằng (ngày 14 tháng 7 năm 2021). “Bộ Nội vụ đề nghị sáp nhập điểm một số tỉnh giai đoạn 2022 – 2026”Báo điện tử Vietnamnet. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  7. a b c d e f g h i j k Chu Thanh Vân (1 tháng 8 năm 2023). “Hà Nội và TP.HCM có số huyện, xã phải sắp xếp, sáp nhập lớn nhất cả nước”Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ Ánh Nguyệt (10 tháng 5 năm 2022). “Nghị quyết thông qua Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”Cổng Thông tin điện tử tỉnh Sơn La. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ Khải Hoàn (18 tháng 6 năm 2021). “Mở rộng thị trấn Phù Yên”Báo Sơn La. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ Đề án số 07-ĐA/HU ngày 28/1/2021 về việc mở rộng thị trấn Phù Yên để góp phần xây dựng thị trấn Phù Yên hoàn thành các tiêu chí của đô thị loại IV vào năm 2025
  11. ^ Thủy Ngân (21 tháng 8 năm 2021). “Thị trấn Thuận Châu hướng đến đô thị loại IV”Báo Sơn La. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ “Lạng Sơn: Họp xem xét dự thảo một số văn bản liên quan sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã”Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  13. ^ Hoàng Nghĩa (18 tháng 8 năm 2021). “Lên phương án điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng TP. Lạng Sơn”Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ “Sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn: Đồng thuận ý Đảng, lòng dân”Website Đài phát thanh-truyền hình Lạng Sơn. ngày 2 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  15. ^ “Đề án sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn” (PDF).
  16. ^ “Ủy ban pháp luật thẩm tra tờ trình thành lập một số đơn vị hành chính đô thị của của các tỉnh Bắc Kạn, Đắk Lắk, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc”Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  17. ^ “Khi nào sáp nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang?”Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam. ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  18. ^ “Quảng Ninh hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030”Báo Tin tức. ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  19. ^ “Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải phòng”haiphong.gov.vn. 12 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  20. ^ “Hải Phòng dự định sắp xếp xã, phường khi huyện Thủy Nguyên lên thành phố”Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  21. a b Nguyễn Việt (25 tháng 8 năm 2023). “Hải Dương có 60 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập, là những xã nào?”Báo điện tử Dân Việt. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  22. ^ “8 địa phương ở Nam Sách thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã”Báo Hải Dương điện tử. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  23. ^ “37 xã thuộc diện phải sáp nhập, 23 xã liên quan liền kề”Báo Hải Dương điện tử. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  24. ^ “Hưng Yên: Đến năm 2025 có 22 xã thuộc diện phải sáp nhập”Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  25. ^ “Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Nam Định”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  26. ^ “Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  27. ^ “Nam Định: Không đưa 8 xã của các huyện Nam Trực, Vụ Bản vào đề án mở rộng TP Nam Định”Báo Đại đoàn kết điện tử. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  28. ^ “Nam Định: 1 huyện, 76 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025”Báo Đại đoàn kết điện tử. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  29. a b “Thành phố Nam Định lấy ý kiến về phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường, xã giai đoạn 2023 – 2025”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “TGND5” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  30. ^ “Huyện Mỹ Lộc tổ chức hội nghị triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2030”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  31. ^ “Huyện Vụ Bản triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 – 2030”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  32. ^ “Ý Yên tập trung hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện giai đoạn 2023 – 2025”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  33. ^ “Huyện Xuân Trường tổ chức hội nghị triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  34. ^ “Huyện Giao Thủy thông qua chủ trương và dự kiến phương án sáp nhập các xã, thị trấn giai đoạn 2023-2025”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  35. ^ “Huyện Hải Hậu tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và thống nhất phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  36. ^ “Nghĩa Hưng tổ chức hội nghị triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 – 2030”Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  37. ^ “Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  38. ^ “Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28 tháng 07 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  39. ^ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa”Báo Thanh Hóa điện tử. ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  40. ^ “Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023, định hướng đến năm 2030”Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  41. ^ “Nghệ An: Thống nhất phương án sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh”Báo Lao động điện tử. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  42. ^ VnExpress. “Đề xuất Thừa Thiên Huế đổi tên là 'thành phố Huế' khi trực thuộc Trung ương”vnexpress.net. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  43. ^ “Sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh, làm cơ sở xây dựng và phát triển đô thị loại I trực thuộc tỉnh”Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  44. ^ “Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cần phải sắp xếp”Báo điện tử Công anTP Đà Nẵng. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  45. ^ “Sáp nhập hai huyện ở Quảng Nam dôi dư 182 lãnh đạo”Báo điện tử Vietnamnet. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  46. ^ “Quảng Nam sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn”Báo Tuổi trẻ điện tử. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  47. ^ “Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025”Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Yên. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  48. ^ “Lập Đề án đề nghị công nhận thành phố Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I”Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Yên. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  49. ^ “Khát vọng vươn tới tầm cao. Kỳ 2: Phát triển đô thị ven biển, tạo động lực tăng trưởng”Báo Phú Yên điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  50. ^ Thu Hà. “Quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính linh hoạt, hợp lý”Báo Bình Thuận online. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  51. ^ Quế Hà. “Đề nghị mở rộng TP.Phan Thiết và sáp nhập Hàm Tân, La Gi”Báo Thanh niên online. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  52. ^ “Để Phan Thiết phát triển xứng tầm: Mở rộng không gian thành phố”Báo Bình Thuận online. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  53. ^ “Sáp nhập huyện Lạc Dương vào TP Đà Lạt”ZingNews.vn. 30 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023.
  54. ^ Kim Phụng (7 tháng 1 năm 2022). “Đồng Xoài đề xuất mở rộng địa giới hành chính”Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  55. ^ V. Thuyên (2 tháng 6 năm 2017). “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị xã Phước Long”Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  56. ^ Phan Thưa – PT (26 tháng 12 năm 2022). “Hội đồng nhân dân huyện Châu Thành khóa XII tiến hành Kỳ họp thứ 7 (chuyên đề) tán thành chủ trương điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để mở rộng địa giới hành chính thành phố Trà Vinh”Trang tin điện tử huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.


https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A3t_s%E1%BA%AFp_x%E1%BA%BFp,_s%C3%A1p_nh%E1%BA%ADp_%C4%91%C6%A1n_v%E1%BB%8B_h%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam_2023%E2%80%932030

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.