Đây là Khoa Ngữ Văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước.
Chúng tôi là sinh viên Khoa Ngữ Văn thời đầu thập niên 1990. Lúc chúng tôi học thì vẫn là khoa chung như truyền thống, trong đó có nhiều bộ môn khác nhau (cổ cận dân, ngôn ngữ, Hán Nôm,...), nhưng cơ bản thì hiểu là có một bên Ngữ và một bên Văn ở chung một nhà. Sinh viên trong khoa được học liên thông cả Văn và Ngữ một cách tự nhiên, nên cơ bản là có kiến thức nền về Văn học và Ngôn ngữ học.
Đại khái như sau cho dễ hiểu: đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thuộc đội Văn (bộ môn cổ cận dân). Đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cũng thuộc đội Văn (bộ môn Hán Nôm). Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết thì thuộc đội Ngữ.
1. Sau đó, cuối thập niên 1990, lúc chúng tôi đã ra trường rồi, thì Khoa Ngữ Văn được tách ra làm 2 khoa: Khoa Ngôn Ngữ (đầy đủ thì là Khoa Ngôn ngữ học) và Khoa Văn học.
Tại sao lại có việc tách khoa như vậy ? Chúng tôi không biết. Chỉ thấy một thực tế rõ ràng là: học sinh ở hai khoa mới ấy không còn được học liên thông một cách tự nhiên như nhiên cả Văn và Ngữ như ngày xưa nữa.
2. Bây giờ, qua bản ghi năm 2021 của thầy giáo Nguyễn Hữu Đạt (thuộc đội Ngữ ngày trước), thì mới vỡ lẽ: sở dĩ khoa bị tách làm hai, là bởi bên đội Ngữ cứ nằng nặc cho đòi lập khoa riêng. Có nhiều thầy cô giáo, mà tiêu biểu là thầy Nguyễn Kim Đính và thầy Bùi Duy Tân, không đồng ý với chủ trưởng tách khoa, nhưng cuối cùng cũng không làm gì được. Đây là những thông tin mà đến tận bây giờ, bản thân tôi mới biết.
Nếu nói một cách hình ảnh thì là: một cặp vợ chồng sống chung với nhau rất nhiều năm, ông chồng thì không muốn tan rã gia đình, nhưng bà vợ thì cứ đòi li hôn bằng được. Thế thì làm sao cái nhà ấy còn giữ được nữa.
3. Từ hôm nay, Giao Blog sẽ cập nhật chép dần bản ghi đăng tải trên trang Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông - hiện thầy giáo Nguyễn Hữu Đạt là Viện trưởng. Thứ tự chép sẽ xếp ngược từ dưới lên như mọi khi.
4. Ngày trước, chúng tôi không học bất cứ môn gì do thầy giáo Nguyễn Hữu Đạt đứng lớp tại Khoa Ngữ Văn (thời chúng tôi học thì thầy giáo Đạt đang ở nước ngoài).
Có một kỉ niệm thú vị, mà có lẽ thầy giáo Đạt không biết, là khoảng các năm 1991-1992, chúng tôi có đi khuân giúp các đồ mà ông gửi về cho vợ con ở Hà Nội - chúng tôi khuân giúp từ xe tải vào nhà của ông. Chuyện này tôi sẽ kể cụ thể ở một dịp khác, vì vẫn nhớ khá rõ hình ảnh của những cuộn dây thép hay cuộn vải mà chúng tôi đã khuân ngày đó (tôi đã bất ngờ là sao có cả những cuộn dây thép và giấy dầu).
Tháng 9 năm 2021,
Giao Blog
---
Chuyện cũ ở Khoa Ngữ Văn ngày trước
(bản ghi của Nguyễn Hữu Đạt)
Để bạn đọc phổ thông (không phải dân Ngữ Văn trước đây) có thể dễ hiểu, mà cũng để bản thân mình không quên hay nhầm, chủ nhân Giao Blog sẽ chú giải dần các tên viết tắt mà học giả Nguyễn Hữu Đạt sử dụng trong các bài.
- HĐ (Hữu Đạt)
- NVH (Nguyễn Văn Hiệp)
- GS.TS. NVH (Nguyễn Văn Hiệp)
- Nguyễn Thị T. (Nguyễn Thị Thoan)
- PGS.TS. PTT
- PGS.TS. TCL (Trịnh Cẩm Lan)
- PGS. TS. NVC (Nguyễn Văn Chính)
- TS. NMT (Nguyễn Minh Thuyết)
- GS.TS. LQT (Lê Quang Thiêm)
- GS.TS. NTG (Nguyễn Thiện Giáp)
- GS.TS. ĐVĐ (Đinh Văn Đức)
- PGS.TS.TTD (Trần Trí Dõi)
- GS.TS.HTP (Hoàng Trọng Phiến)
- PGS. TS. MNC (Mai Ngọc Chừ)
- PGS.TS. LHT (Lý Hoài Thu)
- PGS.CXH (Cao Xuân Hạo)
- GS.TS.VĐN (Vũ Đức Nghiệu)
- GS.TS. HTC (Hoàng Thị Châu)
- GS.TS. NCĐ (Nguyễn Cao Đàm)
- GS.TS. NTC (Nguyễn Tài Cẩn)
- GS.TS.NGND. ĐTT (Đoàn Thiện Thuật)
- GS.TS. LVQ (Lê Văn Quán)
- GS. NĐC (Nguyễn Đình Chú)
- PGS.TS. NHC (Nguyễn Hồng Cổn)
- PGS.TS. HAT (Hoàng Anh Thi)
Trích đoạn (từ mục 15):
"Trở lại câu chuyện vòng xoay số phận, đến hôm nay, từ khi Khoa Ngôn ngữ được thành lập (1996) đúng là 25 năm. Sau mấy chục năm phát triển, giờ đây nó lại trở về số KHÔNG. Ngành Ngôn ngữ cũng trở thành số KHÔNG.
Lời tiên đoán của tôi trong bài viết trên báo Văn nghệ cách đây gần hai chục năm “Nỗi đau Tiếng Việt” nay ứng nghiệm hoàn toàn.
Trong bài viết “đáp trả” PGS CXH có tên “Trong khoa học không được nói lẫn lộn” đăng trên tạp chí Tia sáng, tôi đã nói thẳng: Thành tích lớn của chúng ta là “Sau chừng 50 năm phát triển, cuối cùng khoa học lại trở về chỗ ban đầu”.
Giờ đây, trước cái cảnh tan nát của ngành càng ngẫm lại càng thấy đúng!
Vậy Ai gây nên cảnh bi thương này? Đó là câu hỏi cần tiếp tục phải làm rõ."
...
21.
18 giờ trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (17)
( Bài 17) Nhờ có tương tác tâm linh trên trục bàn cơ Hồng Thất Công và Chu Bá Thông (Lão Hoang Đồng) mà NGND.TS. HTP đã không phải chết oan vì tự sát. NGND.TS.MNC ngoài việc được bầu làm Chủ nhiệm Khoa Đông Phương Trường ĐHKHXH và NV còn kiêm chức Tổng biên tập một Tạp chí. Riêng về kinh tế, chắc GS.TS.ĐVĐ “chạy” mỏi chân cũng không kịp GS.MNC.
Bài 17. TƯƠNG TÁC GIỮA BÀN Ờ TÂM LINH
VÀ BÀN CỜ CẤU TRÚC XÃ HỘI
Hữu Đạt
Mỗi người chúng ta khi thay đổi vị trí công tác hay nơi ở là một lần thay thay đổi bàn cờ cấu trúc xã hội. Nhưng Bàn cờ tâm linh của mỗi người không nhất thiết lúc nào biến đổi theo cấu trúc bề mặt đó. Nhìn theo chiều lịch sử, bàn cờ tâm linh là cái khá ổn định, nếu như người ta biết tương tác tâm linh để bảo vệ hoặc phát huy nó.
Trở lại việc GS.TS ĐVĐ tìm cách triệt thoái sự có mặt của PGS.TS MNC ra khỏi khoa NNH. Xét kỹ, đó là một việc làm dã man vì việc làm đó hủy hoại đi một tài năng NNH. Nhìn một cách khách quan sẽ thấy ngay. Nếu cứ để PGS.TS MNC ở khoa NNH thì, khi nói đến NÂH ở Việt Nam, Khoa NNH chắc chắn sẽ là một trung tâm đáng tin cậy. Nhưng, PGS.TS MNC đi rồi thì môn NÂH chỉ còn là tiếng thở thoi thóp. Một khoa chuyên ngành đứng hàng nhất nước lẽ ra mạnh toàn diện nay bỗng trở nên một gã què. Đó là một cái tội lớn về chuyên môn khi Khoa NNH nằm trong tay quản lý của GS.TS ĐVĐ. Đó là chưa nói về tình người. Sống như thế sao gọi là Nhân văn? Đó là sự tàn bạo trong bàn tay bọc nhung.
Anh em trong ngành vẫn coi GS.TS. ĐVĐ là một đạo diễn tàng hình. Ông không xuất hiện mà lúc nào cũng như xuất hiện. Việc ông chuyển NVH vào làm cán bộ giảng dạy của khoa, xóa ngay cái bản cam kết của PGS Lê Đức Niệm yêu cầu NVH “không được đứng trên bục giảng” đã là một kỳ tài. Nhưng chưa tài bằng việc ông sắp xếp để khoa NNH có được hai người ngồi vào ghế Phó Hiệu trưởng. Đó là PGS.TS. NMT và GS.TS VĐN.
Nhiều người gọi đó là tuyệt chiêu. Vì sao? Vì TS.NMT bị đánh tơi tả ở Trường Thực nghiệm, mới chân ướt chân ráo về Trường chưa có đóng góp gì. Nói cho đúng, với Khoa Ngữ Văn và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì NMT lúc đó chỉ ngang với một sinh viên mới tốt nghiệp đang ở diện thực tập. Thế mà đùng một cái, TS.NMT lại thắng cả PGS.TS NTG, người lăn lộn đến nửa đời người ở Trường và đã làm nên đến Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ (Thời đó đây là cái chức rất lớn, nghiêng ngả thiên hạ). Khi công bố kết quả bầu cử, ai cũng ngớ ra không hiểu tại sao.
Để mọi người hiểu thêm tình thế lúc đó, xin nói thêm. Trước khi thành lập khoa NNH (1996), Trường KHXH&NV được thành lập năm 1995. Khi đó, TS.ĐVĐ là tổ trưởng bộ môn NNH của khoa Ngữ Văn, còn TS TTD là phó Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn. Theo lộ trình thông thường thì tất phải đề cử TS.TTD làm Phó Hiệu trưởng mới đúng. Thế nhưng, kết quả như mọi người đã thấy, cả PGS.TS.NTG và TS.TTD đều bị trượt đánh “toách”… Bởi vì, khi làm thủ tục đề cử, TS. ĐVĐ đã nhanh tay giới thiệu TS.NMT, bởi vì TS.ĐVĐ không thể tự đề cử mình, bởi có đề cử cũng không trúng vì uy tín của TS.ĐVĐ rất thấp do có liên quan đến một số cán bộ Khoa Ngữ Văn được mệnh danh là “Liên minh ma quỉ”, Giáo sư Đinh Xuân Lam nói với tôi là “ngũ quỉ” ( sẽ nói ở bài sau). Nhưng với nhóm lãnh đạo trẻ ở Trương thì, khi đó, TS. ĐVĐ là cán bộ lớn tuổi, lại là Tổ trưởng bộ môn nên đó được coi như là ý kiến đại diện cho ngành Ngôn ngữ học. TS. ĐVĐ đã biểu dương ai thì …thôi rồi! Kém sẽ biến thành giỏi, lười làm việc sẽ biến thành chăm chỉ, thậm chí thành tấm gương. Riêng món võ này thì GS.TS. ĐVĐ luôn là chuyên gia ngoại hạng. Sau này, rất nhiều sự việc diễn ra ở Khoa NNH, càng thấy rõ hơn chân tướng của GS.TS. ĐVĐ. Chỉ riêng việc GS.TS. ĐVĐ ca ngợi GS.TS VĐN trong các cuộc họp mà cố ý quên những người lao động chăm chỉ thực sự và nghiêm túc như tôi, PGS.TS.ĐTL, PGS.TS.TTD…cũng đủ thấy trong con người GS.TS. ĐVĐ chứa đầy toan tính. Chỉ đến khi xảy ra sự kiện PGS.TS.NVC thì mới có thể hình dung hết tâm địa của ông.
Sau cuộc bầu cử BGH Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS.TS. ĐVĐ nghiễm nhiên trở thành là vị đạo diễn quyền uy ( nhờ GS Nguyễn lai thuyết phục GS Lưu Văn Lăng “vớt” lên trong đợt xét học hàm năm ấy). Ông ngang nhiên sắp xếp bộ máy và nắm nó trong tay mình.
Với tôi, ai lên Hiệu phó hay Viện trưởng thì cũng mừng vì tôi không nhờ vả cũng chẳng ghét bỏ gì họ. Nhưng càng về sau, họ càng làm mưa làm gió, biến mọi thứ của công, thành cái thứ họ có quyền ban phát cho mọi người, thì tôi mới càng nhận ra mức độ nguy hiểm của nó. Trên thực tế, cái tam giác vàng của Khoa NNH và Viện NNH từ thời đó đã “liên thông” trong việc bảo vệ các quyền lợi đặc biệt. Tất các đề tài lớn hoặc quan trọng ở bên Viện chủ yếu chỉ có GS.TS. ĐVĐ tham gia. Sau này khi ông ngồi vào ghế chủ nhiệm Khoa và Phó Chut tịch Hội đồng chức danh ngày thì quyền lực của ông càng mạnh mẽ. Ông càng nắm nhiều quyền lực thì đạo đức ông càng đi xuống dốc nghiêm trọng.
Ngoài việc ngồi ở các ghế Hội đồng, phản biện các đề tài ở Viện mà sau này người ta thấy đó là các đề tài vô bổ, tiêu tiền dân như nước, GS.TS. ĐVĐ còn liên quan đến những cú móc ngoặc để cử cán bộ đi nghiên cứu hoặc giảng dạy ở nước ngoài. Việc GS.TS. ĐVĐ cố đưa một cán bộ bị kỷ luật ở khoa TV là TS,NVC (vì ký giả giấy tờ) về Khoa NNH rồi thừa cơ thiết kế lên làm Chủ nhiệm Khoa NNH là kết quả một cuộc đổi chác để cho con gái có được suất đi Hàn Quốc. Lúc đầu không ai biết, nhưng về sau “cái kim trong bọc cúng có ngày lòi ra”.
Ở Trường ĐHKHXH và Nhân văn, khi GS.TS.VĐN lên làm Phó Hiệu trưởng thì GS.TS.NVH cũng được GS.TS. ĐVĐ “đạo diễn” lên Phó Khoa NNH. Tuy GS.TS. ĐVĐ lui về làm Chủ nhiệm bộ môn, nhưng vẫn chi phối đến “tam giác vàng”. PGS.TS.NHC là Chủ nhiệm Khoa, nhưng nhiều vấn đề không quyết được, vì NHC cũng ít nhiều chịu ơn GS.TS. ĐVĐ.
Khi GS.TS.NVH chuyển hẳn sang làm Viện phó Viện NNH thì lực lượng dự bị của GS.TS.ĐVĐ bắt đầu được đôn lên. TS.NVC được ông ‘đạo diễn” đưa lên làm Phó chủ nhiệm Khoa, rồi thành Chủ nhiệm Khoa một cách ngoạn mục. Lởi cảnh báo của tôi trước đó, nay đã thành sự thực. Sở dĩ, tôi nói như vậy vì tôi, bằng kinh nghiệm cuộc sống, đã lờ mờ nhận ra chân tướng và toan tính của GS.TS.ĐVĐ. Trong mấy cuộc họp chi bộ cũng như Hội nghị CB Chủ chốt của Khoa thuở ấy, tôi đã thẳng thắn nhắc trong Hội nghị: “Chúng ta cần phải công tư, khách quan để bố trí đội ngũ cán bộ. Có như vậy, Khoa mới phát triển và có uy tín. Đừng vì lợi ích cá nhân mà làm hỏng Khoa này”. Trong các cuộc họp đó, tôi đã đề nghị đưa PGS.TS HAT và TS.Nguyễn văn Hiệu (tôi phải viết tên để tránh nhầm lẫn) lên làm Phó Chủ nhiệm Khoa nhưng không được. Điều này dễ hiểu. Đề nghị của tôi hoàn toàn trong sáng nên nó bị thất bại trước các mưu tính của GS.TS.ĐVĐ. Sau này, TS.Nguyễn Văn Hiệu trở thành PGS. Năm 2010, PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu làm Trưởng phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Năm 2016, PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu được điều chuyển lên làm Phó Giám đốc Nxb Đại học Quốc gia. Năm 2017, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu về làm Phó Chủ nhiệm Khoa Liên ngành, năm 2019 nhận chức Chủ nhiệm Khoa Liên ngành.
Nếu GS.TS.ĐVĐ là ông thầy có tâm và có tầm thì tình hình của ngành NNH sẽ hoàn toàn đổi khác. Con đường đi của PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu đã chứng tỏ cách nhìn nhận nhân sự của tôi đối lập hoàn toàn với GS.TS.ĐVĐ. Một điều không thể chối cãi được là, do có tương tác lâm linh khác nhau mà cùng là học trò ngành NNH, nhưng cuộc đời khoa học của họ rất khác nhau. GS.TS.NVH và PS.TS.NVC, thậm chí cả GS.TS.VĐN đã bị GS.TS.ĐVĐ phù phép để biến thành công cụ, thực hiện các mưu toan cá nhân của mình. Nếu GS.TS.NVH tỉnh ngộ sớm thì không đến nỗi bị tố giác và đơn kiện tràn ngập khắp nơi. Ngoài vấn đề về tiền bạc, anh còn bị người ta tố cả chuyện lí lịch liên quan đến món nợ của cha mình với nhân dân thời chưa giải phóng (1975) và vấn đề khai man lí lịch khi vào Đảng của chính bản thân. Các đơn tố giác đó đều liên quan đến kết quả thanh tra và Quyết định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Nếu anh NVH thấy không chính xác có thể đứng ra kiện người tố cáo là GS.TS.NĐT một cách đàng hoàng để bảo vệ mình. Riêng tôi vẫn thầm nghĩ, dù anh NVH có tự an ủi mình bằng các facebook thật hay ảo với sự an ủi hay tán dương của bạn bè cùng khóa, thì trong thâm tâm, anh không tránh khỏi nỗi buồn. Thành ngữ có câu “Lửa cháy hai đầu”, nhưng với anh NVH thì “lửa cháy bốn đầu”. Đó là sự thù hận không trời chung với Viện trưởng cũ, người đã dìu dắt anh buổi ban đầu ( GS.TS.NĐT); sự hận thù không trời chung với hai Viện phó của hai nhiệm ký nối tiếp nhau (PGS.TS. MXH và PGS.TS.NHH); sự hận thù với cô học trò cũ là TS.NA (người một thời đã coi anh là tấm gương trong KH, hiện là Viện phó Viện TĐH). Đó là chưa kể, ngay cả các lứa học trò trong Viện họ cũng có thái độ rõ ràng khi không ký vào cái Bản Kiến nghị kia... Lẽ ra anh làm Viện trưởng anh phải trở thành người sang trọng, sang trọng thật chứ không phải nhờ vào cái vỏ rỗng của mấy ông NNH Úc. Mấy ông này so với các trường phái NNH cấu trúc Praha, trường phái NNH Matxcơva, trường phái Xanh Pê téc bua chỉ là con muỗi. Đó là chưa kể các trường phái như: trường phái NNH miêu tả Mỹ, TQ, Pháp...Các nhà NHH lớn tuổi, ai cũng biết cả.
Làm Viện trưởng mà tâm can lúc nào cùng giày vò như vậy thì sung sướng nỗi gì???
Đó là chưa nói, nếu cứ đúng luật pháp thì chỉ riêng lá Đơn Kiến nghị kia, an ninh cũng có đủ căn cứ mời mọi người lên đồn, với các căn cứ sau:
- Đây là một hoạt động có tổ chức
- Gây rối an ninh XH
- Móc nối cho người nước ngoài can thiệp vào nội bộ VN
- Kẻ cầm đầu là các đảng viên và là người có chức vụ
Đó là ý kiến của một người ở ngành khác phân tích cho tôi nghe. Tôi đã viết các cảnh báo trong bài 8 khi trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo...
Có lẽ anh NVH quá tự tin vào một sự che chở nào đó. Nhưng đó là cách nghĩ rất sai lầm. Ông Đinh La Thăng là một bài học để mọi người cùng suy nghĩ. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy tp HCM, người được báo chí tâng bốc đến mức coi ông là nhân vật xứng đáng nhất để ngồi vào ghế Thủ tướng nhiệm kỳ mới. Nhưng giờ thì ông đã ngồi trong nhà đá đã mấy năm, đến nỗi ngày bố mất, ông không được ở nhà để vuốt mắt cụ. Đó chính là quan hệ Nhân – Quả nhỡn tiền.
Còn anh NVC thì sao? Sau khi buộc phải rời khỏi Khoa NNH, anh vẫn cứ đinh ninh chẳng ai làm gì được anh. Nhưng việc anh ứng xử với anh Lâm (cùng khóa, CB Nxb Văn hóa Dân tộc) theo cái cách anh ứng xử khi còn ở Khoa TV và về sau ở Khoa NNH, cuối cùng đã bị PGS.TS. Phạm văn Tình, người bạn cùng khóa phát đi một thông báo kêu gọi mọi người trong K22 cô lập anh. Vậy anh có mấy năm làm Chủ nhiệm Khoa NNH có sung sướng gì?
Riêng GS.TS.VĐN cùng công tác với tôi gần nửa thế kỷ (anh học sau tôi một khóa) thì sao? Anh được GS.TS.ĐVĐ bốc lên mây xanh rồi đạo diễn cho anh ngồi vào chức Phó Hiệu trưởng. Nhiều bạn làm việc ở các phòng ban khổi Hiệu bộ ca thán anh không biết làm việc, không có chuyên môn nên chỉ đạo lung tung khiến họ rất khốn khổ. Nhưng điều đó chưa đáng nói bằng việc, khi anh làm Phó Hiệu trưởng, anh đã vì cá nhân mà bỏ mất của Khoa NNH suất hợp tác với Đại học Paris7, khiến cho các thế hệ trẻ sau này rất thiệt thòi. Đã thế, trong công việc tổ chức phát bằng TS và THS, anh không biết tổ chức nên xảy ra tình trạng lộn xộn khiến một cô học trò của Khoa quay lại “chửi” Khoa không ra gì. Bị báo chí phê phán, anh quay lại phủ định Khoa NNH khiến anh TTD phải điên tiết. Nhưng đó cũng chưa là gì so với việc anh liên kết với Hiệu trưởng Phạm Quang Minh và Chủ nhiệm Khoa PGS.TS.NVC để cướp đoạt chén cơm trên tay một giảng viên nữ là PGS.TS.HAT, vốn là học trò cũ và là người cùng trong bộ môn của anh. Tổ có 3 người thì 2 cô học cũ không thèm nhìn mặt anh đã đành, còn sỉ vả anh không ra gì trong một cuộc họp (tôi có nhận được chiếc đĩa ghi âm toàn bộ cuộc họp này). Thế thì anh làm Phó Hiệu trưởng có sung sướng gì?
Tôi với anh xưa nay không có gì va chạm, ân oán gì, nhưng khi nghe lại cuốn băng ấy, tôi thấy buồn vô hạn và thấy nhục cho chức GS quá... Anh đã bị chính GS.TS.ĐVĐ phù phép, tưởng mình muốn làm gì thì làm. Nhưng cuối cùng, các cán bộ chân chính của Khoa NNH vẫn buộc ông “tướng con” – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phải ký kéo dài hạn cho nữ nhà giáo, PGS.TS.HAT. Ngoài xã hội, người ta tung lên các dư luận làm méo mó sự thật: “Đó là cuộc đấu đá”. Kỳ thực, đó là cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ của các nhà giáo có lương tâm, quyết bảo vệ sự trong sáng của học đường, tiêu diệt cái ác, cái bất công xay ra ngay giữa một Trường Đại học LỚN nhất nước.
Nói chung, về “công tác tổ chức” theo kiểu “thủ thuật và mưu toan” thì không ai vượt qua được GS.TS.ĐVĐ. Chỉ tiếc là, nếu ông có tâm và trong sáng theo đúng đạo đức của người thầy thì cuối cùng Khoa NNH và ngành NNH không đến nỗi phải đổ vỡ bi đát như thế. Chắc chắn, đó sẽ là một Khoa chuyên môn có tư thế đàng hoàng và phát triển theo con đường chính nghĩa.
Ông đã biến bao học trò thành công cụ cho mình. Ngẫm lại câu nói đầy trăn trở cuả cô HTC-NGND.GS.TS, lại thấy sao mà đúng: “Đó là cách đạo tạo tay sai chứ không phải là đào tạo các nhà khoa học”. Linh hồn NGND.GS.TS HTC có linh thiêng hãy chứng ngộ học trò của cô đã lý giải toàn bộ những điều cô trăn trở bằng một loạt bài viết này.
Sự việc xảy ra ở ngành NNH chính là cơn báo oán lịch sử, không ai có thể trốn chạy đi đâu được. Đó là luật Nhân- Quả ứng nghiệm. Ai dính vào, không tra khi còn sống thì lúc chết, con sẽ bị báo oán. Con chưa trả thì cháu phải trả...dó là qui luật!
Báo chí thường tố cáo những kẻ bạo hành. Xã hội chỉ hiểu “bạo hành” ở góc độ thể xác, đó là các cuộc đánh đạp dã man vào cơ thể con người. Những đối với trí thức, thì “bạo hành” còn là những cuộc “tra tấn” triền miên vào tinh thần trí óc con người ta. Riêng Khoa NNH thì chính GS.TS.ĐVĐ đã thực hiện “bạo hành” với ba người sau đây trong rất nhiều năm:
- NGND.TS. HTP
- NGND.TS.MNC
- PGS.TS. Nhà văn NHĐ
Nhờ có tương tác tâm linh trên trục bàn cơ Hồng Thất Công và Chu Bá Thông (Lão Hoang Đồng) mà NGND.TS. HTP đã không phải chết oan vì tự sát. NGND.TS.MNC ngoài việc được bầu làm Chủ nhiệm Khoa Đông Phương Trường ĐHKHXH và NV còn kiêm chức Tổng biên tập một Tạp chí. Riêng về kinh tế, chắc GS.TS.ĐVĐ “chạy” mỏi chân cũng không kịp GS.MNC. Riêng tôi, thì đến cuối đời vẫn là một nhà văn, nhà thơ được nhiều bạn đọc yêu thích, hiện đảm nhiệm chức Viện trưởng tuy không có trên Google, nhưng rất có ích cho cuộc sống. Ngoài việc đóng góp tài chính cho cấp trên, đóng thuế đầy đủ, còn góp phần đào tạo lớp trẻ đoạt các giải sang trọng của quốc gia và Thế giới, trong đó có các giải được Tổng thống và Bộ trưởng Giáo dục nước ngoài ký tên.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin đăng lại mấy bài thơ tôi tặng NGND.TS.HTP (đã in trong “Văn Khoa chân dung ký”, Nxb Hội Nhà văn năm 2006, tái bản 2021 như sau:
Bài 1:
“Rằng, Hoàng là đấng anh hùng
Bấy lâu quen thói vẫy vùng kém ai
Biết đâu đúng, biết đâu sai?
Mà nay chết đứng giữa đài vinh quang
Khéo thay duyên phận bẽ bàng
Mặt còn ngơ ngẩn dạ càng ngẩn ngơ
Biết bao giờ đến bây giờ
Lại xem hoa nở lại chờ trăng lên?”
Đây là bài thơ vui vịnh người thầy mà tôi yêu kính. Sở dĩ gọi GS Hoàng là anh hùng, vì thầy đã từng hoạt động cách mạng, có nhiều bạn cùng thời là Uỷ viên Trung ương Đảng đồng thời là Bí thư Đoàn đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp. Nhưng “anh hùng” nhất là hành vi (lý thuyết hành vi) chui vào màn một nữ sinh để làm công tác tư tưởng cứu cô sinh viên qua trận tuyệt thực. Thầy HTP “chết đứng” vì trong các Hội đồng chức danh thuở đó, thầy cứ đinh ninh mình hiển nhiên phải là GS. Thế nhưng...đành phải “chết đứng”.
Trong bài 2: “Hùng cứ một phương” là nói đến thời oanh liệt nhất khi Thầy HTP làm Chủ nhiệm khoa Tiếng Việt ( thời đó sang trọng lắm, không như bây giờ):
Bài 2 “Một thời hùng cứ một phương
Một thời tan tác chim muông trở về
Đông du một thuở đuề huề
Chức danh mấy cuộc não nề mấy phen
Thế rồi vui thú điền viên
Giảng Nam dạy Bắc dưới trên vẫn đều
Trên bảo, dưới vẫn nghe theo
Bảy mươi xuân vẫn trong veo tiếng cười”
Khi bị “trượt” giáo sư, thầy HTP vẫn đi dạy hai miền Nam bắc. Do hồn nhiên nên sức khỏe của thầy vẫn mạnh mẽ. Mặc dù vậy, trong tâm trạng sâu thẳm, thầy rất buồn. Trên con đường từ Trường ĐHKHXH và NV ra Nhà hàng Nam Hải, thầy tâm sự với tôi: “Tôi căm thù cái chức danh giáo sư chú ạ”. Để hiểu rõ thêm cuộc đời của GS HTP, xin các bạn đọc cuốn sách đã dẫn.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/258
20.
25 phút trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (16)
( Bài 16) Tâm địa thế thì xấu xa quá. Anh Trần Mạnh Hảo là một nhà thơ, một trí thức có trách nhiệm. Anh ấy không có tư thù gì ai, viết bài phê phán chỉ vì thấy các vị làm hỏng nền giáo dục của đất nước này. Lẽ ra, người đứng đắn, phải cảm ơn anh ấy. Đằng này, lại kéo bè kéo đảng, quần tam tụ ngũ, làm những việc vô đạo. Xem ra, GS.TS.NVH còn biết điều hơn, nên có lời xin lỗi, còn vị giáo sư chuyên đứng trong bóng tối giật dây làm những điều bậy bạ, lại không hề có tư cách gì cả.
Bài 16 RẮP TÂM BÁN NƯỚC NGAY TỪ NHỮNG NGƯỜI KHOÁC ÁO
GIÁO SƯ - CẢNH BÁO CỦA TRẦN MẠNH HẢO
Hữu Đạt
Nhà văn Dương Duy Ngữ từ kể với tôi:“Trần Mạnh Hảo thoát tù vì cuốn trường ca “Mặt trời trong lòng đất”. Ông nói với tôi chuyện đó khi ông đang biên tập cuốn trường ca này để cho xuất bản ở Nxb QĐND. Câu chuyện xảy ra từ khi cụ Võ Văn Kiệt là UV BộChính trị, bí thư Thảnh ủy Tp HCM. Năm đó, cụ cho mời các nhà văn, nhà thơ lên đón Tết tất niên và cho mọi người thỏa mái đọc các sáng tác tâm can nhất của mình. Nhà thơ Nguyễn Duy (học cùng khóa với tôi ở Khoa Ngữ Văn, ĐHTH HN) đọc bài thơ “Bán vàng”, còn nhà thơ TMH đọc trường ca “Mặt trời trong lòng đất”. Cụ Võ Văn Kiệt lặng đi. Sau khi Trần Mạnh Hảo xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ly thân”, anh bị công an ra QĐ khởi tố bắt giam. Nhưng rất may, lúc đó cụ Võ Văn Kiệt biết nên đến bảo lãnh “ Tôi đã được nghe trường ca “Mặt trời trong lòng đất” của Trần Mạnh Hảo. Một nhà thơ như thế, dứt khoát không thể là kẻ phản cách mạng. Tôi xin bảo đảm… Thế là Trần Mạnh Hảo thoát nạn”.Tôi nghe xong cứ thấy yêu nhà thơ Trần Mạnh Hảo mãi.
Tôi nghĩ rằng, nếu bất cứ ai tự nhận mình là trí thức nước nhà, cần suy nghĩ nghiêm túc các phê phán của nhà thơ Trần Mạnh Hảo.
Như đã nói, lúc đầu tôi chỉ định viết một đôi bài. Nhưng những biến chuyển của tình hình khiến tôi không thế đứng ngoài cuộc nữa. Điều đó xảy ra khi anh Trần Mạnh Hảo mở màn cuộc phê phán vào ngành Ngôn ngữ học Việt Nam, tọa độ đầu tiên là LATS làm về “hành vi ngôn ngữ. Với 15 LA đã được bạn bè sao chụp từ thư viện, anh TMH sẽ lần lượt bàn đến từng LA với sự hưởng ứng của nhiều nhà ngôn ngữ học phía Nam. Lúc đó, GS.TS.NVH đã xin lỗi nhà thơ TMH công khai trên facebook. Nhưng đó chỉ là một phương diện. Còn ở phương diện khác, người ta âm thầm tổ chức một cuộc “đánh hội đống” trên facebook cá nhân phía sau nhà thơ, nhằm bôi nhọ danh dự TMH và nhằm đánh lạc hướng dư luận “Ông này có biết gì về “hành vi ngôn ngữ” đâu mà phê phán người ta. Đây này, thế giới người ta viết đầy ra đây. Tạp chí A bằng tiếng Anh có bài: “Nịnh”, tạp chí B có bài “hành vi”. Rồi cả một tài liệu tiêng Nga thò ra, nhằm hô ứng và tập hợp binh mã”. Nhiều học trò đã gửi đến cho tôi các thông tin, nên tôi mới biết được âm mưu ấy. Đây là thứ âm mưu trong bóng tối mà họ vẫn thường sử dụng trong mấy chục năm nay trong ngành Ngôn ngữ học. Cầm đầu là một vị giáo sư.
Tôi nhìn vào danh sách thấy tên các đồng nghiệp và cả học trò cũ của mình mà tự thấy xấu hổ cho ngành. Mấy vị giáo sư chỉ quen giương oai giễu võ ở mấy lớp học, doạ nạt sinh viên và NCS, chứ khi ra khỏi “cái ao làng”, bị người ta hỏi đến thì “miệng cứ câm như thóc, đố dám thò mặt ra.
Đã hèn như vậy thì thôi lại còn lôi kéo các đàn em vào đánh sau lưng người ta mà không biết nhục. Vậy mà, còn dám đeo cái “mặt nạ giáo sư” thì quả là hết thuốc chữa! Người quân tử, dám tranh luận thì phải đứng ra hiên ngang mà viết bài. Chứ ai lại đứng ra lôi kéo đàn em, cứ thì thà thì thụt như một lũ ăn trộm, đến nỗi một cô giáo về hưu ở khoa T còn trỏ mặt: “Cái thằng ấy nó còn ăn mấy tỷ của các bộ, đơn xếp cả lên trên kia kìa”. Cứ tưởng đánh đàn đánh hội là hay, càng làm thế, lại càng thò cái sự dốt nát về chuyên môn và cái sự xấu xa về tâm địa. Chao ôi! Đã bao nhiêu lần trong các Hội đồng chấm luận văn, luận án, vả cả khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên, lúc nào các vị cũng huyênh hoang về chuyên môn, nói đủ trên Trời dưới Đất, vậy mà không hiểu một phát ngôn của người đối thoại thì còn nói làm gì nữa? Anh Trần Mạnh Hảo chỉ nói: “LATS của ngành các ông là vớ vẩn, không có chất lượng, nhất là các LA về hành vi ngôn ngữ”. Thế thì phải biết viết bài trao đổi về nội dung đó chứ, sao lại hò nhau phô ra một nắm một mớ các tài liệu để nói rằng: Thế giới người ta có lý thuyết này. Quả là, “cứ ngựa quen đường cũ”, cả đời quen dối trá, lừa bịp, đến già rồi, cái nết ấy vẫn không sửa được. Tâm địa thế thì xấu xa quá. Anh Trần Mạnh Hảo là một nhà thơ, một trí thức có trách nhiệm. Anh ấy không có tư thù gì ai, viết bài phê phán chỉ vì thấy các vị làm hỏng nền giáo dục của đất nước này. Lẽ ra, người đứng đắn, phải cảm ơn anh ấy. Đằng này, lại kéo bè kéo đảng, quần tam tụ ngũ, làm những việc vô đạo. Xem ra, GS.TS.NVH còn biết điều hơn, nên có lời xin lỗi, còn vị giáo sư chuyên đứng trong bóng tối giật dây làm những điều bậy bạ, lại không hề có tư cách gì cả.
Nay tôi trở lại bàn về những thủ đoạn rắp tâm bán nước của một số vị giáo sư.
Số là, vào giai đoạn cuối của thế kỷ trước, nhà thơ Trần Mạnh Hảo tung ra loạt bài phê phán quyết liệt một số GS, trong đó có GS NĐC của Đại học Sư phạm Nội. Khi tôi lên lớp, sinh viên nhiều lần hỏi và muốn quan niệm của tôi thế nào ( họ ngơ ngác lắm, vì họ vẫn tin giáo sư là người nói không bao giờ sai). Tôi phân tích cho sinh viên: “Nhà thơ Trần Mạnh Hảo phê phán rất đúng”. Nay xin nói lại như sau. GS.NĐC có soạn một bài “trích giảng văn” của Nguyên Hồng. Bài này có tên “Đêm tân hôn của Huệ Chi”. Có thể nói, vị giáo sư này dạy quá bậy. Vì sao? Trong tiểu thuyết của Nguyên Hồng miêu tả rất rõ: Khi biết tin mình bị gả cho viên sĩ quan hiến binh Nhật, cô Huệ Chi đã bỏ nhà ra từ lúc chiều tối. “Chiều tối” là thời gian được miêu tả rõ ràng trong tiểu thuyết của Nguyên Hồng mà vị GS của chúng ta lại xuyên tạc gọi là “đêm” đã đủ thấy bậy quá rồi. Chưa kể, cô Huệ Chi có làm lễ thành hôn với viên sĩ quan hiến binh Nhật đâu mà GS.NĐC dám nói đó là “đêm tân hôn”. Qua việc phê phán vị GS này cho thấy, Trần Mạnh Hảo là người am tường cả ngôn ngữ và văn học rất sâu sắc. Ông hoài nghi thậm chí phủ định các luận văn, luận án do vị GS NĐC hướng dẫn là có lý quá rồi!
Tôi để ý thêm GS.TS NĐC vì có một lần đi dạy cho “đại học từ xa” của ĐH Huế, tôi và GS. NĐC ở cùng một phòng khách sạn, hai giường liền kề nhau. GS.NĐC than phiền “Trần Mạnh Hảo nó đánh tôi ghê quá…”. Tôi nói luôn: “Bác sai như thế thì người ta phải phê bình, sao gọi là “đánh”? Thấy khó tìm thấy tôi là đồng minh, GS.NĐC im lặng không nói nữa.
Tuy nhiên đó chưa phải là chuyện lớn, so với chuyện kinh khủng khiếp dưới đây. Đó là chuyện mang tâm địa bán nước của vị GS này.
Chuyện đó, xảy ra năm 2010, khi tôi đang làm cố vẩn cho Khoa Tiếng Việt Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải viết bộ giáo trình dạy tiếng Việt nâng cao. Trong một lần đi sinh hoạt chi bộ ở Đại học Phúc Đán (cách xa hàng trăm km), bạn bè tình cơ đưa tôi tờ bào Văn nghệ. Tôi đọc xong ù hết cả tai, không còn tin vào mắt mình. Bài báo này, GS.NĐC là tác giả. Ông hùng hồn chứng minh lợi ích của việc dạy chữ Hán đại trà cho trẻ em nước Việt, coi đó là kế lâu dài “giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” vì chữ Hán là “tài sản” đáng quí của dân tộc ta. Cuối cùng ông kết luận: “ Hiện nay trên thế giới có đến ¾ người nói tiếng Trung Quốc. Nếu nước ta được làm một Khu Tự trị (giống như Tân Cương, Nội Mông…) của quốc gia này chẳng phải là hồng phúc của dân tộc đó sao?”. Rồi ông lớn tiếng đề nghị đưa tiếng Hán vào dạy đại trà cho học sinh phổ thông một cách chính thức.
Tôi đọc đến đây, thực sự thấy kinh hoàng. Các thầy cô đạng thực tập sinh và các NCS tại Thượng Hải, Phúc Đán lúc đó thắc mắc ghê lắm. Họ muốn biết quan điểm của tôi với tư cách là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Tôi đã giải thích cho một số thầy cô và các bạn nghiên cứu sinh rằng, GS.NĐC không hiểu biết gì cả. Chữ Hán là của người Hán, sao nhận quàng là “tài sản” của dân tộc ta. Thời xưa, khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, người Việt luôn có ý thức tự cường dân tộc nên mới sáng tạo ra chữ Nôm để bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mình. Cụ thể, từ thế kỷ XIII, một nhà Nho nổi tiếng của nước Việt là Hàn Thuyên vẫn được sử sách coi là người có công lớn trong việc tạo ra loại chữ này. Chưa kể đến các bậc quân vương như Hồ Quí Ly, Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quí Ly) là những người có ý thức rất rõ về giá trị của chữ Nôm và đã từng cho quảng bá việc sử dụng nó.
Tôi thức cả đêm viết một bài báo khá dài, nhờ người đem về cho nhà thơ Hữu Thỉnh, người giữ chức Tổng Biên tập báo Văn nghệ và cũng là người khá gần gũi với tôi. Trong bài này, tôi có dẫn thêm ý của TS. Phùng Siêu, trưởng khoa Tiếng Việt ĐHNN Thượng Hải. TS. Phùng Siêu là người đến ăn cơm với tôi hàng ngày vì Phùng Siêu rất thích học tiếng Việt. Phùng Siêu tuy nói tiếng Việt rất thạo, nhưng do nghiên cứu về lịch sử, gặp nhiều từ ngữ không thể tra qua từ điển được, nên hàng ngày luôn có cuốn sổ để ghi chép những điều tôi giải thích. Anh ta phong cho tôi “nhà từ điển bách khoa của em”. Bất cứ từ nào Phùng Siêu không tìm được trong các từ điển thì đến tôi, mọi chuyện lại được phân tích rõ ràng. Phùng Siêu tình nguyện đến nấu cơm cho tôi chỉ cốt học những điều mà không tìm thấy ở các chuyên gia khác. Anh coi tôi là người thầy thực thụ của anh (cho đến tận phút này, khi đáng sang nhận chức Viện trưởng Viện Việt Nam học, tình thầy trò vẫn gán bó keo sơn). Cách đây mấy năm, Phùng Siêu sang Hà Nội, đến nhà tôi ăn cơm và tặng con gái tôi một chiếc bút máy mà đầu ngòi bút làm bằng vàng thật để cảm ơn những ngày tháng tôi đã tận tình giúp anh ấy. Chính nhờ có quan hệ mật thiết như vậy mà Phùng Siêu tâm tình với tôi: “Ở nước em đã có ba Hội nghị khoa học lớn toàn quốc gia bàn về La tinh hoa chữ Hán mà không thành thầy ạ. Vì khối lượng từ ngữ quá lớn và nó đã ăn sâu vào nhiều thế hệ. Nước thầy dùng chứ Quốc ngữ đã mấy thế kỷ nay, bỏ đi để học tiếng Hán thì tiếc quá. Nước em muôn La tinh hóa mà không được… Đó là ý nghĩ cá nhân của em. Có gì không phải mong thầy lượng thứ”. Tôi thấy, tâm sự của Phùng Siêu rất chân thành.
…Chờ mãi không thấy bạn bè trong nước báo sang việc in ấn bài báo của mình, tôi sốt ruột lắm. Ngày đêm tôi đọc miệt mài bản thảo bộ giáo trình và báo với TS. Phùng Siêu sắp xếp cho tôi thêm một số giờ dạy, ngoài các giờ của thời khóa biểu cũ để tôi về nước sớm. Ở Trung Quốc, việc quản lý chuyên gia rất chặt chẽ. Muốn về sớm phải lên báo cáo công việc với Hiệu trưởng. Phùng Siêu đưa tôi lên gặp trực tiếp. Tôi trình bày, tôi đã làm ngày làm đêm để vượt tiến độ công việc. Phùng Siêu bị phê bình khá nặng vì “không chăm lo bảo vệ sức khỏe chuyên gia”.
Đúng 10 năm sau, Đại học Thượng Hải lại chính thức mời tôi sang giảng dạy chuyên đề Sau đại học (cho nghiên cứu sinh) theo đường mời đích danh cá nhân mà không qua con đường hợp tác với Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội. Thời gian từ ba tháng đến 6 tháng. Tôi đã hoàn tất mọi thủ tục, chỉ còn việc lên đường, nhưng mẹ tôi ốm nặng, tôi ra đi không thể yên tâm nên hủy chuyến đi ấy.
Trở lại năm 2010. Khi về nước, tôi ra gặp ngay nhà thơ Hữu Thỉnh và đưa anh luôn một lúc 3 bài tranh luận về vấn đề đưa chữ Hán vào dạy đại trà cho học sinh phổ thông. Ngoài ba bài viết, tôi còn phân tích để anh Hữu Thỉnh thấy, giới trí thức đang phản đối rất quyết liệt chủ trương này. Nếu chủ trương được thực hiện thì con cháu chúng ta sẽ bị đi lùi lại lịch sử. Chả lẽ, học 12 năm tiếng Hán xong, dùng tiếng Há vào nghiên cứu máy bay, tên lửa, chế tạo máy, hóa dầu… Rõ ràng là, muốn có cái vốn “tử ngữ” (nhiều người hiểu sai vẫn coi đó là sinh ngữ) đó, con cháu ta phải gò lưng mười hai năm học đường, trong khi tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nga (kể cả tiếng Trung hiện đại- tức tiếng Hán văn ngôn, không phải tiếng Hán phồn thể) mới là công cụ cần thiết cho lớp trẻ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh là người hay cả nể, nên trước đó đã cho in bài của nhà văn Bùi Bình Thi (một thời là tác giả nối tiếng của Văn học Giải phóng miền Nam với các truyện viết về mẹ con chị Út Tịch giai đoạn trước 1975) kêu gọi: “Cho trẻ em học tiếng Hán để bảo vệ “Quốc hồn quốc túy” của dân tộc”. Tôi ngồi rất lâu ở tòa báo để thuyết phục nhà thơ Hữu Thỉnh, đó là nhận định bốc đồng. Cần gì phải học tiếng Hán để đọc mấy cái văn bia trong đình chùa và văn học Cổ? Người ta đã dịch sang chữ Quốc ngữ hết rồi. Vả lại, hàng năm, chúng ta có ít nhất vài trăm nhà Hán học tốt nghiệp ở các trường đại học. Chỉ cần bấy nhiêu người dịch thuật cho thật tốt thì những tài liệu mới được phát hiện sẽ được chuyển sang chữ Quốc ngữ cho nhân dân đọc để tha hồ “bảo vệ quốc hồn quốc túy” rồi…Sao lại đào tạo cả nước thành các nhà Hán học để bảo vệ “quốc hồn quốc túy”? Đó thực chất là gián tiếp bán nước, là ngu dân… Thấy tôi nói mạnh quá, nhà thơ Hữu Thỉnh cho in ba bài, nhưng đề nghị cắt tỉa cho đỡ căng thẳng. Đó là bài “ Cách dùng từ Hán Việt ở Việt Nam” (có in lại trong tập Phê bình phong cách học, 2021 và tách một phần in ở một tạp chí Trung Quốc có tên “ ) và hai bài khác nữa nói về “Thế nào là “chuẩn” trong giao tiếp tiếng Việt”. Trong bài viết thứ nhất, tôi có sử dụng một số ý tôi góp cho anh Kỳ Quảng Mưu khi tôi được phân công làm Thư ký Hội đồng chấm LA cấp cơ sở cho anh này. Tôi nhớ không nhầm thì anh là giảng viên tiếng Việt ở Đại học Trịnh Châu Trung Quốc. Vẫn theo cái ý tôi đã viết trong các bài cách đó hơn chục năm trước là, tiếng Hán vào tiếng Việt phải chịu sự áp lực mạnh mẽ về cấu trúc và ngữ nghĩa, thậm chí cả ngữ âm. Vì vậy, cứ lấy từ nguyên ra để đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ ở lát cắt đồng đại là sai lầm. Ví dụ, có nhiều nhà Hán học cho rằng, dùng “sát nhập” là sai, mà phải dùng “sáp nhập” mới đúng. Các học giả này chỉ nhìn các hiện tượng theo góc độ từ nguyên học. Ngay từ các bản in đầu tiên cuốn “Tiếng Việt thực hành” của tôi từ cuối thế kỷ XX, tôi đã coi đó là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào “chuẩn” của tiếng Việt hiện đại. Điều này rất đúng với thực tế. Vì rằng, nếu dẫn ra sẽ có rất nhiều ví dụ. Chẳng hạn, từ “ách” của tiếng Hán vốn có nghĩa là chỗ đất hẹp, khó qua ở hai ngọn đồi, hoặc núi nơi biên ải. Nhưng sang tiếng Việt, nó có nhiều biến hóa rất tài. Chẳng hạn: ách tắc giao thông, cái ách (đeo vào cổ trâu bò)…từ đó mà có câu “mày đúng là cái “ách nặng” của đời tao…”. Sự biến hóa này chính là bằng chứng thế hiện tính võ đoán của tin hiệu ngôn ngữ, một ký thuyết rất quan trọng của F.d. Saussure.
Trở lại câu chuyện trên. Ông NĐC được Nhà nước phong cho hàm giáo sư mà viết như thế chẳng phải là tình nguyện làm nô lệ cho nước Tàu là gì? Đó không chỉ là bán nước trắng trợn mà còn là sự vong ơn. Đảng, Nhà nước, Nhân dân bỏ ra bao nhiêu tiền của nuôi ông thành nhà Đại trí thức – giáo sư. Vậy sao ông lại dám viết những câu làm nhục cả giới trí thức như vậy? Những người mang tư tưởng bán nước như GS.NĐC chỉ có số ít thôi. Con đa sỗ, vẫn là những người yêu nước.
Nếu năm 2013. Nếu ta không ngăn được, tàu TQ tiến vào cửa cảng thì GS.NĐC sẽ là người khăn áo chỉnh tề ra đón đầu tiên.
Lẽ ra, khi xảy ra những chuyện lớn lao như vậy, GS.TSKH.NQH phải là người đầu tiên can thiệp, bởi học sinh, sinh viên vẫn coi ông là người giỏi Hán Nôm nhất toàn quốc – có chức danh GS.TSKH. Vậy mà, khi bạn ông (GS.NĐC), có rắp tâm mượn việc dạy chữ Hán để lừa dân tộc làm tôi đòi cho nước ngoài, ông lại câm như hến? Ông ngậm miệng để thừa cơ làm chủ các đề tài kếch xù loại này hay cũng rắp tâm bán nước như vị GS kia?
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói “nguy cơ mất nước đang đến từ Bộ Giáo dục” là có ý nhắc nhở cho dân tộc cái họa mất nước.. Chỉ qua các bộ SGK mới sau 2018 cùng với “bản Kiến nghị” và hai cuộc tuyên truyền cho việc đưa tiếng Hán vào dạy đại trà cho phổ thông (còn một cuộc trước đó vài năm không đưa vào bài này), ta có thể thấy những mắt xích này được móc nối với nhau tinh vi đến thế nào ? Lại thêm một sự kiện in nhầm cờ thời đó (in cờ đỏ có ngôi sao lớn ở giữa và 5 ngôi sao xung quanh khi đón một quan chữ cấp cao sang thăm VN) thì đó quả là nhưng đường nối tâm linh rất kỳ lạ. Nó càng làm cho những người từng nghiên cứu lý thuyết hệ thống và “cấp bậc” ( hay “tôn ti”) trong ngôn ngữa của F.d. Saussure phải giật mình.
Riêng tôi, tôi có đủ bằng cứ và lập luận khoa học để chứng minh: SGK mới là bộ sách chủ ý dạy cho con cháu làm chư hầu và nô lệ. Để tránh sự nghi hoặc cho là tôi thổi phồng hay nói quá, tôi rất mong các đài Truyền hình hoặc báo chí tổ chức cho tôi được đối thoại trực tiếp với các GS. PGS.TS Ngôn ngữ và Văn học của 5 bộ SGK mới để tranh luận về luận điểm này.
Kết luận: Có một số GS trong Bộ Giáo dục đã và đang có rắp tâm bán nước.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/257?fbclid=IwAR1VXM4CunvWEW398VQFuYXDZbDwki0PfghGVLBqc9ZTHHt362HWmjE9EWo
19.
3 giờ trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (15)
( Bài 15) Nói chung, các kiểu “danh hiệu bầu” đều ẩn chứa những bất công và dối trá tinh vi, không sao tả xiết. Nhưng nó thành lệ rồi thì cứ làm theo mãi, một cách vô thức như tụng niệm thánh thần.
Bài 15 CHU KỲ VÀ ỨNG NGHIỆM NHÂN – QUẢ
NGAY TRONG CUỘC ĐỜI CỦA CÁC GIÁO SƯ
Hữu Đạt
Trong hàng ngũ trí thức Việt Nam hiện đại, có lẽ tôi là một trong những người tin vào ứng nghiệm của Nhân – Quả vào bậc nhất. Bởi thế, trước bất cứ một việc to nhỏ nào, tôi đều luôn nghĩ tời hai chữ này như một phương châm sống.
Có một số bạn bè biết rõ, NGND.GS.TS. ĐVĐ đã lén hại sau lưng tôi nhiều lần. Có lẽ GS vẫn nghĩ rằng tôi không hề biết. Nhưng hôm nay tôi phải nói rõ, tôi biết tuốt mà chưa nói hết. Trong một lần GS ốm nặng, ông có gọi điện đến chỗ tôi để hỏi về một thang thuốc liên quan đến căn bệnh của ông, tôi vẫn chỉ dẫn nhiệt tình, thậm chí tôi còn nói, tôi biếu ông, nhưng ông không nhận. Tôi làm việc đó vì sao? Vì tôi biết rõ công hiệu của loại thuốc này. Ông quan hệ với tôi lúc đó là một bệnh nhân. Tôi tuy không phải là thầy thuốc, nhưng là con cháu của các lương y trứ danh một thời. Biết người có bệnh mà không giúp, đương nhiên tôi mắc tội với tổ tông và vô hình chung sẽ phạm vào tội “giết người”. Do đó, việc tôi làm không có gì to tát, nhưng nó là một việc làm mang tính “tất yếu” với tư cách là “con cháu nhà.. lương y”. Nghề y đến đời ông ngoại tôi vẫn là nghề mang tính kế tục. Mẹ tôi tên là “Truật” còn ba người anh em khác cũng có tên là các vị thuốc: “Sâm, Quy, Kỳ, Truật”. Người thọ nhất là mẹ tôi. Cụ ra đi cuối năm 98 tuổi, bước sang tuổi 99. Bên nội nhà tôi, anh trai cả luôn dùng lá thuốc bệnh cho bà con nên được bà con đặt cho cái tên ảm mến “ông Lang Bằng”.
Trong nghề y, các bậc bề trên trong gia đình tôi không một có ai có chức danh học vị già cả. Tất thảy chỉ là người bình thường sống trong dân gian, hòa mình trong một cộng đồng rộng lớn. Nhưng hễ ai có khó khăn về sức khỏe thì sẵn sàng lao vào cứu giúp và coi đó như một việc bình thường.
Tôi có chút tài mọn do tiếp thu được vốn y thuật từ các cụ, lại chăm chỉ luyện tập khi được gần gũi một người thầy hướng dẫn là nhà khoa học của dân tộc Do Thái, nên đôi ba kiến thức nhỏ mọn học được cũng rất hữu ích mỗi khi gặp người bị bệnh. Tri thức y học của các cụ nhà tôi đã giúp được khá nhiều người, trong đó có những căn bệnh ở bệnh viện không chữa được. Nhưng tôi không bao giờ lấy tiền của bất cứ ai. Bởi, tôi không phải bác sĩ. Lớp Ngữ K37 từng được bạn đồng nghiệp của tôi cho một chuyến đi Hạ Long rất ngoạn mục, chỉ vì tôi không lấy một đồng nào khi chữa khỏi bệnh cho người vợ anh ấy, trong khi trước đó phải mất khá nhiều tiền chữa ở các bệnh viện. Thời đó, tôi là chủ nhiệm lớp K7, học trò phần lớn là con em nông thôn, chưa biết danh thắng của đất nước là gì. Khi anh bạn đồng nghiệp trả tiền công, tôi nói: “Tôi không bao giờ lấy tiền của ai. Anh cũng vậy. Nếu anh làm ở Bộ, có đề tài nào có thể kết hợp được, anh cho các trò của tôi tham gia, rồi cho các em ra Hạ Long một chuyến. Thế là tôi mãn nguyện rồi”. Lúc đó anh H rất vui vẻ, thiết kế một đề tài để các em vừa nâng cao chuyên môn, vừa đi một chuyến tham quan rất tuyệt mỹ. Tôi có thể kể tên hai người trong lớp đó. Một là em Nguyễn Thị Nguyệt đang công tác tại Nxb QĐND. Người thứ hai là Nguyễn Thị Hằng B, công tác ở Đài truyền hình Quảng Ninh.
Trở lại câu chuyện Nhân – Quả. Một câu chuyện có liên quan đến số phận của toàn bộ ngành Ngôn ngữ học hôm nay và các hệ lụy của nó. Tất cả đều bắt nguồn từ sự thiếu cái tâm sáng của một số người có chức danh học vị cao nhất của ngành. Sau đây, tôi đơn cử vài ví dụ.
Năm 2000 là năm kỷ niệm hoành tráng của ĐHQG Hà Nội sau 5 năm thành lập. Tiếp sau đó một năm, là cuộc tổ chức kỷ niệm long trọng 5 năm ngày thành lập khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ học. Hai khoa có mấy cuộc họp, bàn bạc về cách tổ chức và xây dựng kịch bản. Đầu tiên, người ta cử tôi, vì tôi là người có kinh nghiệm viết kịch bản và dàn dựng. Nhưng sau đó, tôi được chuyển sang làm việc khác. Tôi hiểu ngay, vì tính tôi hay nói thẳng. Mà như thế, cái cần được khuyếch trương lại không thực hiện được. Tôi cũng vui vẻ, vì đó là sự phân công của tổ chức.
Cái mà tôi bất ngờ nhất là, kịch bản được thiết kế rất tinh vi. Người ta dùng lát cắt đồng đại để chém ngang lịch sử. Khoa Văn học, có một danh sách giảng viên từ thời 1956, nhưng tên tuổi các thầy trong khoa Ngôn ngữ học biến mất trong danh sách này. Ngay khi đó, tôi nhận ra tầm nhìn rất hẹp của vị Chủ nhiệm khoa. Khoa Ngôn ngữ học cũng vậy. Danh sách được nêu chỉ tính từ 1996. Tuy nhiên, đó chưa phải là nơi thông tin có nhiều vấn đề nhất. Chỗ đáng nói nhất là, nơi trưng bày chung, mang tính truyền thống của khoa Ngữ Văn. Tại đây, các nhân vật được coi là bộ mặt tiêu của Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là mấy ông giáo sư. Ảnh phóng rất to, cỡ một mét, hoặc hơn mét chiều cao. Đó là các vị như GS.TS.ĐVĐ, GS.TS.NMT… kể ra, ảnh cũng “đẹp giai”, nhưng dung mạo lại có gì như có gi lừa dối, rất khỏ hiểu. Bởi vì, tại khu trưng bày ấy, không thấy có mặt của những người thầy giáo chân chính có công thực sự trong bước đường xây dựng Khoa Ngữ Văn, là các thầy như: HTP, NXL (khoa NNH), NTL, LHT, LĐN…( khoa Văn học). Đó là những người giảng dạy tại Khoa Ngữ Văn hàng gần nửa thế kỷ. Đó là chưa nói, thế hệ chúng tôi cũng đã đứng lớp gần ba mươi năm rồi. Hóa ra, tiêu chí họ tự đặt ra là phải có mác “Giáo sư”. Vì thế nên mới có chuyện nực cười là, GS.TS. NMT chỉ là anh học trò nhỏ lại ngồi chễm trệ ngay lên đầu của người thầy lớn là PGS.TS.HTP. Hài hước hơn nữa, GS.TS.NMT vốn là một người bị đánh chí mạng, suýt chết ở trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, về khoa Ngữ Văn cốt để kiếm nơi trú ngụ lúc về già, lại hóa thành người ngực đầy huân chương. Ảnh choáng loạng trên các lối đi cùng GS.TS.ĐVĐ. Ngay từ buổi mới nứt mắt, cái Khoa NNH đã làm những việc điêu toa, lừa dối thiên hạ rồi. Vị Chủ nhiệm khoa đầu tiên của Khoa NNH là GS.TS.ĐVĐ, ông là người đạo diễn mọi chương trình của mọi chương trình. Ông ngồi liền hai khóa đầu tiên để ghi vào lịch sử của một ngành học, nhưng chính ông lại là cội nguồn của mọi sự tan nát, đau thương. Chính ông đã thiêu trụi toàn bộ sự nghiệp ngành Ngôn ngữ học mà các thế hệ trước đã lao tâm khổ tứ dựng nên suốt 45 năm. Bởi: Không một đất nước nào lại có cái Viện NNH mà ở đó lại xảy ra “chính chiến” liên miên suốt mấy chục năm, chửi nhau bằng tất cả những từ mà người ta chỉ dùng ngoài chợ bán tôm, bán cá. Không một khoa chuyên môn nào ở trường đại học, các iangr viên ngồi họp với nhau mặt gờm gờm như sắp lăn xả vào cắn xé nhau. Trong khi đó là thầy- trò nối tiếp bao thế hệ. các giảng viên đại học như vậy sẽ dạy dỗ con em nhân dân điều gì?
Không một nơi nào trên trái đất này lại có một trường Đại học tự coi mình là Đại học lớn nhất Quốc gia như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, mà ở đó lại có vị GS.TS Hiệu trưởng như Phạm Quang Minh, đã bất chấp nguyên tắc, đạo lý làm người, cấu kết với một vị PG.TS. nguyên là Phó Hiệu trưởng và một vị PGS.TS Chủ nhiệm khoa giật cướp bằng được bát cơm trên tay một nữ giáo viên có hoàn cảnh đầy thương cảm, hơn nữa lại là một cô giáo khả năng chuyên môn và phẩm chất tốt là PGS.TS.HAT!
Không một cái khoa đào tạo nào mà ở đó các thầy cô đến khoa lại coi nhau như kẻ thủ, chia thành hai phái, lườm nguýt và luôn sẵn sàng nhảy bổ vào nhau chỉ vì một bên quyết bênh vực cho tội lỗi và một bên quyết đưa bằng được nó ra trước công luận!
Không một chi bộ nào mà, khi mọi thứ tội lỗi đã phơi bày, nhưng đến một nửa phần trăm không dám giơ tay biểu quyết kỷ luật đến nỗi một người từng làm bí thư chi bộ nhiều khóa, mấy chục năm tuổi Đảng lại phải thốt lên: “Chưa bao giờ tình cảnh chi bộ lại tan nát như lúc này!”. Đó là lời than thở của GS.TS.TTD, người làm Chủ nhiệm khoa NNH ngay sau khi GS.TS.ĐVĐ hết tuổi quản lý Khoa về quản lý bộ môn. GS.TS.ĐVĐ chính là người thiết kế công phu để một cán bộ bị kỷ luật từ khoa bạn về lên ngồi chễm trệ ở ghế Chủ nhiệm khoa NNH. Không phải nói dài, có thể kết luận ngay, một người có công lớn trong việc phá tan ngành NNH, chính là GS.TS.ĐVĐ. Thành quả ông làm suốt 25 năm qua là minh chứng hùng hồn nhất nói lên rằng, việc tách khoa NNH hoàn toàn không xuất phát từ khoa học mà xuất phát từ mưu đồ cá nhân. GS.TS.ĐVĐ tìm mọi cách lôi kéo, tổ chức nhân sự theo cách riêng của mình nhằm đoạt chiếm ngành NNH nên từ một cái tâm không trong sáng, tư lợi và rất phản khoa học, ông đã làm cho ngành NNH trở nên lụn bại và tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên, PGS, NGƯT Lê Đức Niệm đã phải bắt anh NVH cam đoan không được đứng trên bục giảng mới cho làm NCS. Chính GS.TS.ĐVĐ và GS.TS.NMT đã mê hoặc, phù phép biến một anh cán bộ trẻ là NVH trở thành người hoang tưởng để anh nghĩ rằng anh là người tài giỏi đến mức vượt qua tất cả các thế hệ trên mình…
Đây chính là điều mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo đòi hỏi tội các nhà NNH, thậm chí đòi “truy tố” cùng một GS.TS ngành Văn học.
Nếu GS.TS.ĐVĐ chưa thỏa mãn với nhận định của tôi, xin GS cứ viết bài, gửi đến chỗ chúng tôi, chúng tôi xin in toàn văn và các lời bình luận. Hoặc, có thể đối thoại trực tiếp với tôi trên một diễn dàn rộng hơn, chẳng hạn trên truyền hình. Mọi kiểu đánh lén, đánh trộm sau lưng bằng facebook này hay khác, tên thật hay tên ảo, đối với tôi đều không có giá trị gì. Đó là ngón GS quen làm, tôi quyết không thèm chấp.
Nếu viết lịch sử ngành NNH phải viết đúng như thế mời là trung thực. Còn cứ thổi phồng, lừa dối như bấy lâu nay quen làm là rất lạc hậu, là đẩy con cháu chúng ta đi lùi và nước ta không bao giờ mơ thành cường quốc được.
...Ở khoa đã như thế, còn ở Trường ĐHKHXH và NV thì sao?
Tôi xin kể lại một câu chuyện mà chính tôi được chứng kiến. Một lần đi dưới sân trường, tôi và PGS.TS.NBT (khoa Văn học) đang nói với nhau thì vị Hiệu trưởng đi tới hân hoan: “Các thầy đã đọc cuốn “Các gương mặt tiêu biểu của Trường ĐHKHXH và NV chưa?”. PGS.TS.NBT bỗng quắc mắt lên: “Tiêu biểu với nhà các ông, chứ tiêu biểu gì với chúng tôi. Tôi hơi đâu mất thời gian để đọc cuốn sách vớ vẩn đó”. Đúng là vớ vẩn thật. Cuốn sách này được viết vào thời PGS.TS.VĐN làm Hiệu phó (là người được giao trách nhiệm tổ chức xây dựng cuốn sách này”. Đây là cuốn sách phản khoa học và là cuốn sách dối trá, bôi nhọ các thầy. Vì sao? Vì các GS được coi là tiêu biểu của Trường ở đây, có người chỉ có một đầu sách, có người còn chưa đủ một đầu sách, có người được 2 đầu sách. Trong khi, một người như PGS.TS.NBT thì có tới 5,6 đầu sách. Vậy mà cả Ban lãnh đạo Nhà trường dám bỏ tiền ra in một cuốn sách bìa cứng, hình thức rất trang trọng, tốn kém rất nhiều tiền bạc mà nội dung lại dối trá đến thế là cùng.
Nếu khách nước ngoài đến, dùng cuốn sách này làm quà tặng thì xấu hổ quá (thực tế, đã tặng rồi), vì họ dịch ra sẽ thấy: Một cái Trường cứ tưởng to lớn thế mà các GS tiêu biểu của họ lại chỉ là những người người quá nhỏ bé trong lĩnh vực khoa học. Vậy cộng tác với những Trường như thế để làm gì???
Trước khi kết thúc bài này, tôi muốn nêu thêm một câu chuyện. Thời GS.TS.ĐVĐ bắt đầu làm Chủ nhiệm khoa, trong nhiều cuộc họp ông luôn nêu tên GS.TS. VĐN như là tấm gương điển hình của tinh thần nghiên cứu khoa học, của tinh thần nghiêm túc. Ông nói rất vô tư. Tôi và TSTTD cứ nhìn nhau mỉm cười. Tất nhiên, những người nghiên cứu KH nghiêm túc như tôi, TSĐTL,TS TTD… thì GS.TS.ĐVĐ không bao giờ nhắc đến. Đến nay chỉ nhìn vào số đầu sách xuất bản và các bài nghiên cứu khoc học của cả ông và người được ông tâng bốc thì đủ thấy ông là một vị GS có trình độ nói sai sự thật, tài đến cỡ nào (đó là tôi chưa kể ông còn tâng bốc một người khác nữa mà khi nhà giao ĐTT còn sống vẫn đem ra châm biếm: “Thúc sinh quen thói bốc trời/ Trăm nghìn đổ một trận cười như không”.
… Khi Trường Đại học KHXH và NV chưa lượng hóa thi đua như: số giờ dạy, số bài nghiên cứu trên tạp chí, số giờ giảng trên lớp…thì người như tôi lọt vào Danh sách thi đua khó lắm. Thực ra, tiền thưởng chẳng đáng vị gì, nhưng đó là nơi đánh giá công sức lao động. Mình làm è cổ ra, nhưng luôn phải tụng niệm tung hô người khác, cũng bực mình lắm chứ. Nhưng khi lượng hóa cụ thể thì tôi lại được là chiến sĩ thi đua nhiều lắm. Cũng đến 13 năm là chiến sĩ thi đua. Ấy là chưa kể những năm, tôi tự rút để nhường cho lớp trẻ. Nhưng đúng là cái số. Cứ đúng vào năm mình rút thì bầu NGƯT lại không được. Vì thiếu mất năm “liền kề” (Theo Quyết Nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn D…, năm 2013). Thành thử không phải riêng tôi mà nhiều thầy giáo thuộc thế hệ tôi, cả đời lao động mết nhọc như thế, mỗi lần có Hội nghị quan trọng ở Trường là phải ngồi vỗ tay hoan hô các Nhà giáo ưu tú thuộc đàn em rất xa của mình, chỉ có khoảng 5,6 năm là chiến sĩ thi đua, còn công trình nghiên cứu thì may ra bằng phân nửa.
Nói chung, các kiểu “danh hiệu bầu” đều ẩn chứa những bất công và dối trá tinh vi, không sao tả xiết. Nhưng nó thành lệ rồi thì cứ làm theo mãi, một cách vô thức như tụng niệm thánh thần. Tôi may mắn được tấm Huy chương của Bộ Khoa học Công Nghệ vì năm 20012-2002, Bộ Khoa học Công nghệ thế nào lại có “Giấy” sức xuống, yêu cầu các nhà Khoa học thống kê các công trình nghiên cứu của mình. Tôi cũng theo nhiệm vụ mà làm, tức kê khai như tất cả như mọi lầnđã kê khai. Thế rồi, danh sách chuyển lên Bộ Khoa học Công Nghệ. Căn cứ trên thực tế đóng góp, tôi được thưởng tấm Huy chương “ Vì Sự nghiệp Khoa học và Phát triển Công nghệ” do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường” ký mà không cần bầu bán gì cả. Tôi dám chắc rằng, chính ông hai ông Thánh ngành H-N và NNH học là GS.TSKH NQH và NGND.GS.TS.ĐVĐ, những người từng ngồi vào ghế phán quyết học hàm lúc ấy, nằm mơ cũng không thấy tấm Huy chương này (họ đào đâu ra cho có đủ công trình, ngoài những cuộc rao giảng dối lừa học trò và thiên hạ!)
Rất may mắn, khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ yêu cầu kê khai bình thưởng, nếu kê khai để bầu thì tất nhiên tôi sẽ bị người ta loại ngay rồi.
Nếu việc bầu giáo sư, phó giáo sư cũng khách quan như thế thì đất nước không có quá nhiều GS, PGS “dỏm” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đòi truy tố trước pháp luật. Các thế hệ trẻ không bị lừa dối. Tình người không đến mức ly tan…
Tấm Huy chương của tôi tuy không có giá trị về tiền bạc (được 500 ngàn hay 1 triệu gì đó), nhưng nói lại là một bằng chứng rất thuyết phục cho quan hệ Nhân – Quả: Cứ lao động nghiêm túc, chăm chỉ thì những đóng góp thực sự sẽ được ghi nhận. Mọi sự giả dối, lừa đảo trong khoa học để ăn không tiền xương máu của đồng bào, cuối cùng không chạy trốn vào đâu cho thoát được.
Ta hãy cùng nhau nhìn lại bản đồ phong thủy: 25 năm (thành lập Khoa) = 2 +5 = 7 (Thất). Đó là sự mất mát. Trong tam giác vàng của ngành NNH có ba người hiện diện. Nếu tính đầy đủ là 4 người. Đó là chữ Tử. Chữ ấy ẩn giấu dưới bản Kiến nghị và Bộ SGK. Chỉ riêng bộ SGK, nếu khảo sát kỹ sẽ thấy ngay trong đó chứa đựng tư tưởng dạy con em làm nô lệ. Ngay cả cách dùng từ ngữ của bộ SGK này cũng thể hiện cách dạy cháu con làm nô lệ. Đó là dấu hiệu của chữ “vong thân bán nước” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nói.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/256
18.
11 giờ trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (5a)
( Bài 5a) ...Đó là mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn và tính dân chủ trong học thuật. Cách đây gần một thế kỷ, khi Trần Đức Thảo (1917- 1992) mới 23 tuổi, đang làm luận văn thạc sĩ ở Pháp, đã bắt tay nghiên cứu và xuất bản cuốn sách bàn về hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et matérialisme dialectique). Nhiều trí thức thời đó đã từng phải kinh ngạc trước cuộc tranh luận tay đôi của ông với các nhà triết học khổng lồ Alexandre Kojève và Jean-Paul Sartre.
Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo (5a)
CẦN CÓ TÍNH DÂN CHỦ TRONG HỌC THUẬT
Hữu Đạt
( Bài này đã đăng trên facebook Tran Manh Hao và đã được chỉnh lý khi đăng ở đây)
Khi bàn về bộ xiêm áo “súng sính” (tôi tạm viết chính tả đồng âm) của học hàm học vị, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã ngửi thấy “mùi thuốc súng” ở chính nơi học hàm, học vị ấy (còn “sính” thì ai cũng rõ rồi, sính mãi thì sinh bệnh). Nơi đây có không ít pháo đài và các lỗ hỏa châu, có thể khạc đạn bất cứ lúc nào nếu có người rê họng súng hướng về đó. Có lẽ vì thế, người ta gọi phê bình của Trần Mạnh Hảo là phê bình “dao găm, súng lục” hay “đao búa” gì đó, vì theo cảm nhận cá nhân, tôi nghĩ, TMH chưa có cuộc điều nghiên kỹ ở phía trong có gì đã “nổ súng” rồi. Anh “nổ súng” theo cách của người lính từ mặt trận trở về bằng trái tim của người nghệ sĩ kết hợp với bản lĩnh của một xạ thủ. Kết cục, anh đã chịu một trận “tơi bời”. Tôi không bình luận gì thêm vì tất cả mọi thứ đều thể hiện rõ trên văn bản (tức 2 cuốn sách mà TMH nhắc tên). Mỗi người sẽ có cảm nhận riêng, tùy theo hoàn cảnh và trình độ. Không ai có thể ép ai phải theo hướng này hay hướng kia. Nhưng gạt đi tất cả những từ ngữ nhấn nhá, đưa đẩy (giống như nốt luyến láy của bản nhạc của cả hai bên) thì nội dung chính của cuộc đối thoại khá chát chúa này làm tôi trăn trở mãi một điều. Đó là mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn và tính dân chủ trong học thuật. Cách đây gần một thế kỷ, khi Trần Đức Thảo (1917- 1992) mới 23 tuổi, đang làm luận văn thạc sĩ ở Pháp, đã bắt tay nghiên cứu và xuất bản cuốn sách bàn về hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et matérialisme dialectique). Nhiều trí thức thời đó đã từng phải kinh ngạc trước cuộc tranh luận tay đôi của ông với các nhà triết học khổng lồ Alexandre Kojève và Jean-Paul Sartre. Dư âm của cuộc tranh luận đó làm cho khi ông mất trong chuyến đi công tác tại Paris 1991-1992, có hàng ngàn người đi đưa tiễn. Cuộc tiễn đưa ông với dòng người kéo dài hàng mấy cây số ở thủ đô Paris có lẽ chẳng kém gì cuộc đưa tang một lãnh tụ…
Điều đó nhắc nhở rằng, đã tranh luận khoa học thì học hàm học vị, hay tuổi tác, chức vụ đều không có nghĩa. Cái căn cốt phải là ngữ liệu và phương pháp phân tích để đi tới các nhận định khoa học.
Trong bài viết cách đây mấy ngày, anh Trần Mạnh Hảo có nhắc đến học giả Nguyễn Hiến Lê. Tôi rất tự hào vì cụ là đồng hương với tôi (quê cụ làng Phương Khê, ngay dưới làng tôi). Từ mấy chục năm trước, tôi đã đọc khá nhiều sách của cụ. Riêng về mảng nghiên cứu ngôn ngữ học, từ năm 1963, cụ đã xuất bản cuốn ngữ pháp mà người ta gọi là “Ngữ pháp Nguyễn Hiến Lê”. Trong khi ở ngoài Bắc, đến năm 1964 mới có 2 tập ngữ pháp của Nguyễn Kim Thản. Cụ tài là thế, nhưng nếu so với người có học hàm vị thật như cụ Nguyễn Tài Cẩn thì sẽ thấy ngay, có sự khác nhau rất rõ ràng.
Cụ Nguyễn Tài Cẩn được học hành bài bản, khi đi làm chuyên gia ở LX (cũ) đã bảo vệ LATS (lúc đó là phó TS) thành công và trở thành một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng. Cụ đã cho xuất bản một số cuốn bàn về từ pháp tiếng Việt (một bộ phận của ngữ pháp học): đoản ngữ, danh ngữ TV và nhiều bài viết chuyên sâu. Đặc biệt, cụ còn cho xuất bản giáo trình “Lịch sử ngữ âm TV”, “Cách đọc HV” (dùng dạy cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học và sinh viên Hán Nôm), các chuyên luận, chuyên khảo như “ Một số chứng tích về văn hóa, văn tự”, “ Tư liệu Truyện Kiều từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu”… Một người tự học, tự nghiên cứu như Nguyễn Hiến Lê dù có muốn cũng không làm được. Mà có làm thì chắc cũng chỉ đạt ở chừng mức nhất định. Chẳng hạn, ngữ pháp Nguyễn Hiến Lê tuy được dạy rộng rãi ở miền Nam trước 1975, nhưng nếu so với các sách ngữ pháp học ở miền Bắc (của những người có học hàm, học vị) vẫn có độ chênh khá lớn. Nói vậy, tôi không có ý đánh giá GS Nguyễn Tài Cẩn cao hơn Nguyễn Hiến Lê. Ngược lại, về bề rộng tri thức và những đóng góp về văn hóa, dịch thuật…thì cụ Nguyễn Hiến Lê lại có cống hiến hơn cụ Nguyễn Tài Cẩn rất nhiều. Như vậy, vấn đề mấu chốt lại là thành quả lao động chứ không phải là vấn đề tự học hay bằng cấp. Người có bằng cấp cao, nếu lao động thực sự, thường có cống hiến về khoa học chuyên sâu. Người tự học, nếu lao động thực sự, thường có cống hiến ở tầm rộng tri thức. Cả hai đều gọi là sự uyên bác. Đó là điều giới trẻ cần nhận thức đầy đủ, cần học tập. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi người mà ứng dụng sao cho phù hợp.
Do xuất phát từ quan điểm như vậy, nên khi anh TMH hỏi tôi đánh giá thế nào bài anh phân tích về Truyện Kiều, tôi đã trả lời là: “Cách phân tích của anh cơ bản phù hợp với cách hiểu của tôi”. Đó là nói đại quát: Hiểu tác phẩm phải từ văn bản. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, còn liên quan đến nhiều vấn đề như thao tác, góc nhìn… Chẳng hạn, nhà thơ Trần Mạnh Hảo có cách nhìn đối lập hẳn với PGS Nguyễn Lộc về mối tình Thúy -Thúc. Quả là, trên văn bản, cuộc yêu này được miêu tả là một cuộc tình say đắm. Anh chàng Thúc nếu không yêu say đắm thì sao lại bỏ ra một món tiền lớn như vậy để mua nàng về? Thế nhưng, đoạn sau đó còn đẹp hay không? Thúy Kiều làm thiếp, phải hầu hạ “bà chị”. Cuộc hội ngộ tay ba này oái oăm đến nỗi Nguyễn Du phải thốt lên “Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Hay: “Bốn dây như khóc như than/ khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”. Người trong cuộc ở đây là ai? Chỉ đọc mấy câu thơ đó là có thể thấy một chàng Thúc Sinh chỉ biết yêu, nhưng cúi đầu hèn nhát. Tâm trạng đó, Nguyễn Du miêu tả bằng những câu thơ réo rắt “Sinh càng nát ruột tan hồn/ Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay”… Một cuộc tình đau đớn như thế, nếu coi là đẹp cũng chỉ dừng ở nửa (giai đoạn) trước. Còn ở đoạn sau thì phải bàn thêm. Bởi nếu Thúy Kiều được sống trong mối tình đẹp thì sao lại có những câu thơ tan nát cõi lòng như vậy? Rồi đến khi gặp Từ Hải, Hoạn Thư phải đem ra xét xử. Hoạn Thư đã hồn lạc phách siêu, nhưng cuối cùng lại được tha bởi Thúy Kiều đã đắn đo “Tha ra thì cũng may đời/ Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Sự tha tội ấy ít nhiều có liên quan đến Thúc Sinh. Bởi nếu Thúy Kiều coi chàng Thúc giống Sở Khanh thì Hoạn Thư đã bị “trảm” ngay tức khắc… Nhà thơ Trần Mạnh Hảo khi viết phê bình coi mối tình Thúc - Thúy là mối tình đẹp nhất của cuộc đời Kiều, cũng là một phát hiện mới, rất đáng ghi nhận. Nhưng nếu coi đó lời giải tuyệt đối về mối tình này, thì với tôi, chưa đủ thuyết phục. Bởi xét kỹ, Thúc Sinh cũng hèn nhát, vụ lợi, đâu có dám công nhiên bảo vệ tình yêu của mình? Cũng như vậy, việc coi Thúc là nhân vật chính diện hay phản biện cũng phải xem xét thêm. Tôi là tác giả của nhiều vở diễn sân khấu, cũng từng là đạo diễn, nhiều khi dàn dựng, vẫn chấp nhận loại nhân vật nửa chính diện, nửa phản diện. Văn học vốn phản phản ánh bằng hình tượng, nếu lúc nào cũng chính diện/phản diện rõ ràng thì khác nào: “Ta thắng địch thua đã rõ ràng”. Đâu còn là văn học nữa!
Trở lại sự phê phán của anh Trần Mnahj Hảo về học hàm giả/ thật. Tôi thấy đó là sự dũng cảm vô song. Cái mối nguy của đường lối giáo dục thiên về bằng cấp quả là đã tạo ra nhiều nguy hiểm khôn lường. Có rất nhiều người không có trình độ thực sự, nhưng nhờ có học vị học hàm cao đã tạo ra các chủ trương rất sai về giáo dục cũng như các bộ SGK. Nếu không có những người phản biện như anh Trần Mạnh Hảo, chúng ta không cảnh tỉnh được nhiều vấn đề. Nó cũng là lời nhắc cho rất nhiều bạn trẻ, nếu do cái duyên may mà được phong giáo sư thì đừng vội nhầm tưởng mình là trung tâm của khoa học, là ông Trời, là vượt lên các thầy mình rồi. Thậm chí, có khi còn cả gan tuyên bố mình là đại diện cho một ngành nào đó của Việt Nam nữa!
Tôi kính trọng nhà thơ Trần Mạnh Hảo vì mấy lẽ. Trong chiến tranh, anh không tiếc tuổi xuân của mình tình nguyện viết thư đi lính (theo lời GS.TSKH. N.N.H). Anh đã viết những câu thơ rất hay về thế hệ trẻ Việt Nam: “Thế hệ chúng con đi như gió thổi/ Quân phục xanh đồng sắc với chân trời/ Chưa kịp yêu một người con gái/ Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai”. Hoặc các câu thơ viết về sự ác liệt của chiến tranh “Dòng sông nào cũng như pha máu/ Ngọn núi nào như cũng trộn xương”…(xin lỗi nhà thơ Trần Mạnh Hỏa, những câu thơ tôi đọc và nhớ từ cuối thế kỷ trước, sai từ nào nhờ anh đính chính giùm). Chỉ tiếc là những câu thơ hay như thế, có tính tư tưởng cao như thế, lại không được các nhà soạn sách chọn vào SGK mà lại chọn các bài thơ rất yếu về nghệ thuật lại thiếu tinh giáo dục để dạy cho các cháu!
Nhà thơ TMH vì tham gia cuộc chiến oai hùng của dân tộc mà lỡ dở việc học. Đó là thiệt thòi lớn. Sau khi học hết trung học, “người lính trở về” lẽ ra có thể sống an nhàn với cái mác nhà thơ rất có giá của mình. Nhưng, không nghỉ, anh lại tiếp tục tự học, tự nghiên cứu mà nhờ đó, anh có vốn kiến thức uyên bác làm cho nhiều bạn đọc phải kính nể. Đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Trong các nhận định của anh, nếu có chỗ nào chưa đầy đủ, tôi nghĩ, cũng là chuyện thường tình. Các nhà giáo, nhà khoa học, có chỗ nào sai hay thiếu sót, cũng là chuyện thường tình. Quan trọng là có biết nhận ra và khắc phục hay không?
Từ thực tế của chủ trương giáo dục và Đổi mới, tôi rất mong các nhà lãnh đạo Bộ Giáo dục, đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cần có thời gian đọc kỹ các bài viết của anh Trần Mạnh Hảo để kịp thời điều chỉnh chủ trương của Bộ trưởng cũ vì nó đã và đang mắc rất nhiều sai lầm nghiêm trọng. Nếu không, chúng ta cứ tiêu tiền của dânvô tội vạ mà lại cho con cháu phải học theo cách “đè cổ tọng họng” bởi những kiến thức tạp nham hổ lốn trong cái gọi là “Dạy tích hợp”.
Hà Nội, đêm 26/8/ 2021
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/254
17.
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (14)
( Bài 14) Đó là chuyện hoàn toàn có thật trong ngành Ngôn ngữ học ở Việt Nam. Câu chuyện PGS.TS.MNC bị loại khỏi đội ngũ cán bộ khoa NNH một cách không thương tiếc, có nguồn mạch từ chính chủ thuyết này. Người ta không cần khoa học, không cần một nhà NÂH, một khi người ta dự cảm rằng, PGS.TS.MNC về khoa là người ta bị đe dọa, đe dọa ngay cái chức Chủ nhiệm ở khóa sau đó.
Bài 14 TƯƠNG TÁC TÂM LINH VÀ TƯƠNG TÁC XÃ
HỘI LÊN QUAN ĐẾN SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Hữu Đạt
Thời GS.TS HTC còn sống, từng than thở: “Họ đào tạo theo kiểu ấy là đào tạo tay sai chứ không phải đào tạo cán bộ khoa học”. Thời còn sống ở ký túc xá Mễ Trì, tôi và GS.TS.MNC đã từng trao đổi với nhau về nhận định đó. Không biết GS.TS.MNC có còn nhớ hay đã quên? Nhưng với tôi, đó là câu nói tôi nhớ suốt đời. Chính vì trăn trở nhiều lần, cộng thêm với thực tế trải qua trong các cuộc “dâu bể” của khoa Ngữ văn xưa, tôi đã viết cuốn “ Phía sau giảng đường”. Nếu lúc đó nhà văn Nguyễn Kiên có hiểu biết sâu về giáo dục thì cuốn sách này được in từ năm 1987. Người biên tập là nữ nhà văn Lê Minh Khuê, một cây bút nữ sắc sảo của thế hệ các nhà văn chống Mỹ. Chị nhận xét: “Đây là một cuốn sách rất hay về trí thức. Nhiều trang viế,t tôi đọc cứ rưng rưng nước mắt…”. Trưởng phòng Văn nghệ Nxb Tác phẩm mới (sau này mới đổi tên thành Nxb Hội Nhà văn Việt Nam) là nhà văn Nguyễn Phan Hách cũng hạ bút ký duyệt, nhưng đến Giám đốc Nxb - nhà văn Nguyễn Kiên thì không qua. Nhà văn Lê Minh Khuê gọi tôi ra làm việc, thông báo lại tình hình để tôi quyết định. Theo Nguyễn Kiên, đây là cuốn sách “đánh” vào kiến trúc thượng tầng của CNXH. Muốn xuất bản, phải sửa lại 5 gạch đầu dòng… Nghe chị Lê Minh Khuê nói xong, tôi ớn cả xương sườn, nghĩ bụng “Mình có đánh đấm gì đâu, thấy hiện thực thế nào thì viết thế”. Im lặng một lát, tôi nói với chị Lê Minh Khuê: “Nếu vậy, tôi là ông Nguyễn Kiên “phảy”. Thôi, cho tôi xin lại bản thảo. Khi nào đất nước thay đổi, chúng ta sẽ in”.
Cũng năm đó, tôi viết một truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ có tên “Người mắc bệnh điên”. Truyện này sau này được đưa vào “Tuyển chọn các truyện ngắn đầu tay của các nhà văn VN”, Nxb Thanh niên, 2000”, người biên tập là Khánh Vân, Quang Vũ. Bộ này có 4 tập, sau không rõ có làm tiếp hay không? Lúc đó có một học viên cao học thích làm về ngôn ngữ văn học. Tôi đã hướng dẫn cho bạn ấy đề tài: “Khảo sát tên đề các truyện ngắn Việt Nam” (qua cứ liệu “ Tuyển chọn… các truyện ngắn đầu tay của các nhà văn VN”. Truyện ngắn trên do anh Hữu Nhuận biên tập (ông là cha của anh Phạm Xuân Thạch, như đã dẫn. Ông nói với tôi: “Nhà văn Nguyên Ngọc nói, đây là truyện ngắn dài nhất trong các truyện ngắn của báo văn nghệ, nhưng tốt, tôi chỉ thay đúng một chữ”.
Thời gian đó, báo Văn nghệ rất rầm rộ. Sau bài ký của nhà báo Phùng Gia Lộc “Cái đêm hôm ấy đêm gì?”, liên tục xuất hiện các truyện ngắn và ký như “Ông vua lốp”, “Người đàn bà quỳ”, “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”… Nếu cuốn tiểu thuyết của tôi được in vào đúng năm đó thì nó cũng được xếp vào nhóm tác phẩm văn học mở đầu thời kỳ Đổi mới. Nhưng trong cái rủi, lại có cái may (Tái ông mất ngựa). Thời đó, sau khi bài ký của Phùng Gia Lộc nổ ra trên báo, ông phải chạy bán sống bán chết ra Hà Nội, trước sự truy lùng của công an Thanh Hóa. Ông được các nhà văn bao bọc, sống dưới tầng hầm của tòa báo Văn nghệ (17, Trần Quốc Toản). Thời đó nuôi thêm một người gian khổ lắm vì gạo muối, thịt cá, nước mắm… đều có hạn trong tem phiếu, chứ không như bây giờ. Nỗi gian khổ của anh Phùng Gia Lộc được báo đáp. Trong số các công nhân lao động chạy sang Đức, con trai Phùng Gia Lộc được ưu tiên cho nhập quốc tịch với tư cách là tị nạ chính trị (do là con của nhà báo Phùng Gia Lộc).
…Khi tôi sang Liên Xô được 6 tháng, thì nhận được thư của nhà văn Lê Minh Khuê. Chị viết “Ờ Việt Nam thay đổi rồi. Anh có thể đem bản thảo về để xuất bản”. Thời đó, quy định của Đại sứ quán ngặt nghèo lắm. Tất cả các NCS, Thực tập sinh phải sau hai năm mới được về phép. Tôi lên văn phòng sứ quán, 2 lần đều không được giải quyết. Lần thứ ba, tôi gặp cấp to hơn, thuyết phục: “Tôi về phép, vé máy bay xin tự túc, không ảnh hưởng gì đến tài chính chung. Tôi đi lần này cứ coi như chuyến đi công tác theo yêu cầu của Nxb. Các anh có mất gì đâu! Khi trả phép, tôi sẽ mang các giấy tờ có đóng dấu đỏ từ trong nước sang để anh khỏi phiền lụy”. Thế là đồng chí ấy ký xoẹt một cái để tôi đem đi lấy dấu với câu nói tôi không bao giờ quên “ Tôi ký cho anh, tôi sợ đếch gì thằng nào”.
Đó là sự kiện làm nhiều NCS cảm ơn tôi. Tôi là người đột phá, mở ra chương mới “Kỳ nghỉ có thể về nước, không phải chờ sau hai năm, miễn là mua vé tự túc”. Nhưng thú vị hơn, từ đó, ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô không phải mất tiền vé cho NCS và Thực tập sinh nữa (khoản tiền rất lớn). Nói chung, mọi người cần về là về, chẳng ai quan tâm đến việc lên Sứ quán để qua rất nhiều thủ tục mới lấy được cái vé máy bay. Nhiều người nói, đi nước ngoài là một cuộc đổi đời. Điều đó rất đúng. Tất cả các NCS và Thực tập sinh thời đó đều phải vừa học vừa làm kinh tế (trong nước chỉ hiểu đơn giản là đi buôn). Trong tiểu thuyết “Hai đầu của bức thư tình” của tôi, có nhân vật là tiến sĩ Cốc. Ông chính là hình bóng của con người thật: Thông gia với Luật sư NXS và là bố nuôi của bà Cầm (vợ thủ tướng Võ Văn Kiệt). Tôi và ông tối nào cũng ngồi uống trà với nhau. Tiến sĩ Cốc nói: “ Ở Đôm 5 của chúng ta có tất cả mọi thứ: chứng khoán, siêu thị, đầu tư…nay mai, các thực tiễn ở đây sẽ là bài học để làm kinh tế trong nước, khi chuyển sanh nền kinh tế thị trường”. Một người trẻ hơn tôi vài tuổi, cũng từng trưởng thành từ Đôm 5, hay chơi với tôi (bài trước tôi đã nhắc), nay đã là thành viên của Bộ Chính trị.
Đời tôi là một chuỗi các sự kiện “may và không may, rồi lại may” theo suốt cả đời. Tự nó đã là câu chuyện về mối tương giao Nhân – Quả rất đặc biệt. Tôi đã có một số bài viết in trên báo Văn nghệ nói về cuốn tiểu thuyết gây chấn động dư luận, đó là cuốn “Hai đầu của bức thư tình”. Cuốn này và cuốn “Sóng lừng” của nhà văn Triệu Xuân (tức Triệu Xuân Điến, cựu sv Ngữ Văn k14) được bày riêng trong một gian sách có tên “Gian sách có vấn đề” tại Triển lãm sách Vân Hồ năm 1991. GS.TS Trần Nho Thìn (khoa Văn học) khi đi phép về Hàn Nội, đã từng phải xếp hàng rất mệt nhọc mới được đọc tại Thư viện Quốc gia (phố Tràng Thi). Còn PGS.TS. Nhà thơ Mai Quỳnh Nam (từng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức UBKHXH), thời ấy, đi phép từ Hà Nội sang đến chơi nói với tôi nói: “ Ở Hà Nội người ta tìm đọc ông ghê quá, như đọc Lên Văn Trương ngày xưa”. Anh Lê Tây, GV Đại học Huế, từng sống ở Đôm 5, cũng từng đọc một bài viết giới thiệu cuốn tiểu thuyết trên tờ báo của Mỹ (khi cùng ở Đom 5 kể lại cho tôi). Ở Pháp, cũng có một bài viết trên tờ “Thông Luận”, gửi sang Matxcơva cho tôi. Khi tôi về nước hẳn, tôi phải bỏ lại vì sợ khi nhập cảnh người ta lại hiểu lầm rằng, tôi đem tài liệu của “phản động” về nước tuyên truyền.
Rất may là cuốn “Hai đầu của bức thư tình” không bị nạn, vì sau đó Liên Xô sụp đổ. Thầy I uri Iacov Lêvich Plam và bạn bè đồng nghiệp đều bắt tay chúc mừng và cảm ơn tôi…Nhưng cũng chính vì sự lằng nhằng đó, cuốn “Phía sau giảng đường” mới chính thức ra mắt lần đầu tại Nxb CAND năm 1997, do Thượn tá nhà thơ Thu Trang biên tập, Đại tá nhà văn Văn Phan làm giám đốc.
Hai mươi năm sau, Nxb Dân trí mới tái bản cuốn này.
Đời tôi gắn liền với nhiều vòng quay của các con số, như một vòng quay của số phận. Do đó, trong quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tâm linh-phong thủy từ gia đình, tôi luôn có ý thức thu thập các dữ liệu liên quan đến ngôn ngữ và xuất bản. Tôi cũng nghiên cứu khá kỹ các công trình của GS.TS y khoa Hoàng Tuấn, của chuyên gia nghiên cứu tâm linh Vũ Đức Huỳnh…Đặc biệt, tôi đọc mấy lần cuốn sách của Thiệu Vĩ Hoa, một chuyên gia phong thủy nổi tiếng của Trung Quốc. Ông Hoa chỉ nghiên cứu sự chuyển hóa các con số tự nhiên mà đoán được vận nước trong khoảng 30 năm rất tài và chính xác. Kỳ bí nhất là ông chữa bệnh bằng con số rất diệu nhiệm. Các bệnh nhân chẳng cần phải gặp ông, chỉ cần nói chính xác ngày sinh, năm tháng đẻ là ông tính ra vài con số để bệnh nhân “niệm” nguyện hàng ngày. Thế là khỏi bệnh. Kỳ lạ lắm. Có không ít các bệnh nhân đã may mắn được ông cứu giúp mà bước khỏi cửa nguy nan của số phận. Tôi cũng thử vận dụng lý thuyết của nhà phong thủ này vào lập một dãy số, lấy số 5 làm số biến, lấy số 6 (một chữ số tôi hay gặp trong biển số xe ô tô của chính mình”) làm tương tác, tụng niệm vào sáng sớm và tối cũng thấy rõ hiệu quả với căn bệnh tim của mình. Tôi không phải đặt sten chính nhờ uống thường nhật một đơn thuốc dân gian và niệm dãy số đó. Mặc dù, khi mổ nội soi, mạch vành của tôi bị teo lại hơn 25%. Không đặt sten sẽ có thể rất phức tạp.
Nay trở lại câu nói của NGND.GS.TS.HTC. Tại sao cô lại nói “cách đào tạo theo kiểu này là đào tạo tay sai chứ không phải là đào tạo các nhà khoa học? ( xem thêm, Phía sau giảng đường, Nxb Dân trí tái bản 2017). Nếu là khoa học thì tiêu chí đầu tiên phải là khách quan. Ngay từ Hội đồng xét phong học hàm ngành Ngôn ngữ học năm 2001 đã thấy các bàn tay giáo sư nhúng chàm. Trong tiểu thuyết “Quái nhân” ( nxb Hội nhà văn, 2013) GS Nguyễn từng nói: “khoa học như khí trời, ai làm được gì đều là đáng quí…”. Nhưng, có không ít người khoác áo nhà giáo, thậm chí là Nhà giáo Nhân dân, suốt cả cuộc đời lại chỉ luôn lo sợ người khác thở mất thứ khí ấy. Họ luôn mang một dã tâm độc ác, quyết chiếm cho mình và “băng nhóm” của mình lấy thứ khí trời chung kia làm của riêng. Đó là chuyện hoàn toàn có thật trong ngành Ngôn ngữ học ở Việt Nam. Câu chuyện PGS.TS.MNC bị loại khỏi đội ngũ cán bộ khoa NNH một cách không thương tiếc, có nguồn mạch từ chính chủ thuyết này. Người ta không cần khoa học, không cần một nhà NÂH, một khi người ta dự cảm rằng, PGS.TS.MNC về khoa là người ta bị đe dọa, đe dọa ngay cái chức Chủ nhiệm ở khóa sau đó. Vì về cách sống, về chuyên môn PGS.TS.MNC có ưu thế, lại trẻ hơn. Thế thì phải đánh chặn ngay. Chứ câu chuyện PGS.TS.MNC sau khi đi dạy từ Malaixia về có gì ghê gớm đến mức phải có cuộc cãi nhau tới mức đập bản, nảy lửa ??? Đó chỉ là một chiêu thức nhằm chặn PGS.TS.MNC vào cái cửa Hội đồng học hàm GS. Sau khi loại được PGS.TS.MNC, GS.TS ĐVĐ chính thức tập trung vào ngăn chặn tôi. Ông nhiều lần cướp NCS đã được HĐKH phân cho tôi một cách rất mưu chước. Người ngoài không ai biết, nhưng trong khoa còn một người biết được mưu chước này, đó chính là GS.TS.TTD. Những lần đầu tôi nể không chấp, nhưng sau nhiều lần hành động đó vẫn diễn ra, tôi buộc phải hành động như PGS.TS.MNC, chỉ khác về cách thức. Tôi không đập bàn mà “tương” hẳn một lá đơn, có ký tên, chính danh đàng hoàng lên hẳn ĐHQG Hà Nội. Trong đơn tôi nói thẳng, chuyên môn của GS.ĐVĐ rất yếu, đi dạy thì sinh viên kêu ca, xếp hạng còn kém cả một cô dạy kém nhất của bộ môn triết học (GS.TS.TTD cũng biết chuyện này). Thế nhưng, GS.ĐVĐ lại hay làm những việc không đứng đắn…ĐHQG rất sợ tôi làm to chuyện nên chỉ thị xuống Trường ĐHKHXH &NV kiểm điểm tôi vì làm đơn kiến nghị “vượt cấp”. Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Kim cho triệu tập tôi và Chủ nhiệm khoa NNH - PGS.TS.NHC. Họ định làm một cú đánh ngược, buộc tôi vi phạm vào nguyên tắc Đảng. Tôi cứ để cho anh Kim nói hết, rồi qui kết xong xuôi, tôi mới “đánh ngược” lại luôn: “Đây, thưa ngài bí thư Đảng ủy, tôi đã đề nghị vị Chủ nhiệm khoa, người ngồi ngay bên tay phải của ngài lúc này, là đề nghị với Trường ĐHKHXH &NV giải quyết vụ “cướp” NCS vô nguyên tắc của GS.TS.ĐVĐ (tôi sẽ có bài riêng). Thế nhưng, Chủ nhiệm khoa bất lực, nên nói với tôi: “Anh phản ứng gì thì cứ làm ơn lên ĐHQG”. Tôi đã làm đơn theo tinh thần ấy.Vậy nay các anh qui kết gì thì phải bắt đầu từ ông kia”. Lúc đó, PG S.TS.NHC cười cười… Vậy là cuộc “đánh” trực diện của tôi được hóa giải. Thực ra, tôi cũng biết NHC ở tình huống khó xử. Anh không dám làm ngược ý GS.TS.ĐVĐ, nhưng anh NHC vẫn nhớ tôi là từng giúp đỡ anh khi xin về bộ môn NNH. Khi đó, GS.TS.NCĐ còn sống, nhiều lần ông bàn với tôi về trường hợp anh NHC (ở phòng toa lét được cải tạo làm văn phong Trung tâm của gác 3, Khoa Ngữ Văn, nhà B, phía HN). Khi đó, anh NHC sang thăm vợ ở Ca na đa về, quá hạn thế nào mà lí lịch Đảng gặp rác rối về thủ tục. Lại có tin, anh tham gia một tổ chức nào đó… Nhưng tôi đã bàn với GS.TS.NCĐ “thận trọng nhưng cố gắng…”, Thời gian đó, anh NHC đã gặp tôi nói “anh ủng hộ em, để em được về khoa”. Tôi đã hứa và làm như lời hứa.
Thực ra, khi về làm Viện trưởng Viện Phương Đông, tôi không muốn ai biết mọi việc đã qua. Tôi có ý định, lúc già sẽ viết lại những chuyện này như là một tài liệu gửi cho con cháu đời sau biết thêm về một giai đoạn lịch sử đầu thể kỷ XX. Nhưng, bỗng nhiên nổ ra cái vụ anh Trần Mạnh Hảo đòi hỏi tội ngành văn học và Ngôn ngữ học, tôi đành phải xuất hiện một cách chính danh với 12 bài viết. Tuy nhiên, để chân lý được rõ ràng và mọi chuyện được ngã ngũ, tôi đành viết một loạt bài khi trở về Viện Phương Đông. Tôi muốn các cán bộ ở Viện coi đây như bài học xương máu cho tương lại. Đồng thời, tôi muốn các đồng nghiệp làm về Kiến trúc và Xây dựng trong Viện khi triển khai các dự án, phải luôn luôn nhớ, nếu coi thường phong thủy sẽ dẫn đến những cú chết người thực sự, nếu sơ suất từ các làm cầu thang và kích thước trên từng khuôn cửa (sẽ nói ở bài khác).
Nay trở lại vụ PGS.TS.MNC. Ngay sau khi tuyệt biệt với khoa NNH, anh đã âm thầm mang lưới đi “đánh bắt xa bờ”. Đây là cú bất ngờ hoàn toàn với GS.TS.ĐVĐ, khi chính GS.TS.ĐVĐ luôn tin rằng “PGS.TS.MNC mãi mãi sẽ không bao giờ được cấp cái giấy thông hành đặc biệt (như giấy thông hành mùa covid) là cái bằng GS. Vì bị bất ngờ, nên “tài năng tổ chức” như GS.TS.ĐVĐ cũng không xoay ngược được tình thế. PGS.TS.MNC đã hoàn tất mọi tiêu chuẩn “cứng” nên GS.TS.ĐVĐ đành: “em “phái” về thôi, xa anh thôi…hoàng hôn yên lặng cũng theo về… hoa tím rụng đầy ngang lối nhỏ …. Em “phái" về thôi…Chia tay anh, chia tay hoàng hôn…chia tay anh, chia tay hàng cây….trả lại cho anh, trái tim thắp lửa…em mang theo về… trái tim đau thương, em đem về trái tim cô đơn…” (xem thêm “Chia tay hoàng hôn” - Thuận Yến).
Xin phép các bạn cho tôi giải thích thêm: Hàng cây bủa vây quanh PGS.TS.MNC đã bị phá vỡ trong thế phong thủy. Người đem trái tim cô đơn trở về chính là GS.TS.ĐVĐ. Nhiều cuộc gặp nhau ở các Hội nghị sau đó, họ vẫn bắt tay nhau, nhưng PGS.TS.MNC rất coi khinh người bắt tay mình. Anh có kể với tôi: Trong ba nhà giáo cùng thế hệ, mỗi khi họp lớp Ngữ K14, các vị cựu SV chỉ mời GS.TS.NTG và GS.TS.LQT mà thôi. Nghĩ mà cám cảnh cho đời !!!
Họ phải chấp nhận “chia tay hoàng hôn” vì xét ra, cả hai đã già. Một bên, chẳng còn sức đâu để tạo ra các hàng cây vây đánh phía bên kia. Một bên thì đã tung bài ngửa “Tôi đã vô hiệu hóa hết các ngón võ của anh rồi. Chúng ta đã bám đuổi nhau hơn nửa thế kỷ rồi chứ đâu còn ít?” Thôi….chia tay anh, chia tay hoàng hôn…tôi sẽ về quê làm nếp nhà mát nghỉ… lúc nào buồn, mời anh rẽ vô chơi…Chia tay anh, chia tay hoàng hôn… Để lại sau lưng niềm vui và bất hạnh…Hết oán thù vô cớ chẳng vô đâu…chia tay anh, chia tay hoàng hôn…Nghĩ lại một thời, sao đau thương và mất mát… Cứ vô tình như nhân quả bỗng gặp nhau….
GS.TS.MNC khi về hưu, chuyển hẳn đảng tịch về quê sống cùng mẹ. Anh rất nhiệt tình mời các thầy và bạn cũ về thăm nơi lưu ngụ cuối đời của mình. Trong danh sách mời có cả các giáo sư đã về hưu. Thế rồi covid, nên Khoa NNH chưa tổ chức được chuyến đi. Lúc GS.TS.MNC làm xong thủ tục giấy tờ Đảng, chính thức trở thành đảng viên chi bộ “nơi xóm cũ”, đồng chí bí thư chi bộ ở quê mừng lắm. Hình như không phải bầu mà GS.TS.MNC được đồng chí bí thư chi bộ tiến cử thẳng làm đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Xã. Nhưng chưa “oách” bằng món quà tặng rất sang của bí thư chi bộ địa phương. Đó là một chục chiếc bát ăn của quê hương lúa Thái Bình, chúc mừng người con của quê hương đã chu dumột vòng 61 năm, nay đã trở về.
Nói chung mọi việc không đàng hoàng, đứng đắn của GS.TS.ĐVĐ thì nhiều cán bộ từ trung niên trở lên trong ngành Ngôn ngữ học đều biết cả. Chỉ có một nhóm các cán bộ, sinh viên theo sau ông thì hầu như không biết gì. Họ vẫn chạy theo ông như chạy theo một ông Thánh ngành.
Chính vì không biết được chân tướng thật của GS.TS. ĐVĐ mà hiện thân của ông là GS.TS.VĐN nên GS.TS. Hiệu trưởng Phạm Quang Minh đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Họ quá tin tưởng vào sức mạnh của mình nên đã không nghe lời can gián của tôi khi vụ việc NVC xảy ra ở khoa NNH. Có người nói, nhiều lần PGS.TS.NVC còn đứng giữa sân trường nói oang oang “Chúng nó đếch làm gì được ông”. Mà đúng là không làm gì được thật! GS.TS Phạm Quang Minh gây ra bao vụ tày trời, vi phạm cả luật pháp, vi phạm cả đạo làm người, đạo văn tráng trợn ngay giữa ban ngày…nhưng có sao đâu? Không có ai đứng ra giải quyết, cho đến lúc này. Thật quá đau thương cho nền giáo dục Việt Nam. Những lời tố cáo của nhà thơ Trần Mạnh Hảo mới chỉ là một phần rất nhỏ của những sự thật kinh hoàng ở một trường Đại học gọi là cao nhất Quốc gia.
Tôi hay đánh cờ nên vẫn nhớ câu các cụ dạy “càng ngâm càng ra nước”. Tôi lại rất nhiều lần tham gia đánh án với Cục Hình sự và Cục Phòng chống Ma túy của Bộ Công an. Có lần tôi nói đùa với vị thiếu tướng Cục trưởng: “Lĩnh vực ma túy của các anh, xem ra càng đánh càng ra án”. Vị thiếu tướng cười ngất.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/253
16.
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (13)
( Bài 13) Thực chất đến đây, Khoa NNH đã thay đổi hẳn thế trận. Bàn cờ phong thủy của Khoa NNH còn xoay nhiều hướng cho đến lúc lộ ra những chuyện bê bối nhất về đạo văn, lấy tiền khống của Nhà nước. Bàn cờ này có nhiều mối liên kết với bàn cờ phong thủy của Trường ĐHKHXH và NV. Trước khi bạn đọc tiến sâu thêm quá cánh cửa mạ vàng của vũ đài khoa học, xin có vài lời về phong thủy, từ tương tác các tâm linh qua các yếu tố ngôn ngữ
Các bạn hãy liên hệ đến các bài trước, trong đó, tôi có dẫn đến cách xây dựng văn bản nghệ thuật của Kim Dung qua bản đồ phong thủy, với các nhận vật đại diện cho chính và tà: Một trục là Hồng Thất Công, Lão Hoang Đồng (Chu Bá Thông); một trục là Hoàng Dược sư, Âu Dương Phong. Mỗi người của thế hệ trẻ đi qua đường cắt của hai trục này sẽ có những bước dịch chuyển lớn về số phận. Và, đến tận cuối đời thì, số phận của những con người ấy thế nào sẽ phụ thuộc vào các tương tác đó.
Trở lại Hội đồng chức danh Ngành ngôn ngữ học năm 2001, nói dân dã là HĐ Học hàm. Tôi đã bị các vị khoác áo giáo sư giở các trò đê tiện. Nếu làm một cách công minh thì tôi đương nhiên không cần bỏ phiếu đã phải là PGS ngay năm đó. Nhưng thật đáng tiếc… Chính những người được GS.TS.KH Nguyễn Lai nâng đỡ đã ngay lập tức quay lại phản bội lòng nhân ái tốt đẹp của ông. GS Nguyễn Lai từng tâm sự với tôi “Đợt xét GS vừa rồi (năm 1995-1996), đúng tiêu chuẩn thì không ai được. Tôi phải mấy lần thuyết phục GS. Lưu Vân Lăng để anh ấy nhìn rộng hơn về tiền đồ phát triển của ngành và chấp nhận đề nghị của tôi. Các bạn ấy là “giáo sư non”, nhưng đợt này ta bầu cho họ thì khi là GS, họ sẽ trả nghĩa cho lớp đi trước (tức là GS Nguyễn Lai và Lưu Vân lăng), nay mai họ sẽ nâng đỡ anh em trẻ để anh em toàn ngành tiến lên”.
Nhưng, lòng nhân ái của Nguyễn Lai đã bị phản bội trắng trợn bởi một số GS vô đạo đức ngay sau khi ông trao lại Hội đồng cho họ. Mấy vị GS này đã tạo ra một thế trận mới để áp chế, thậm chí tiêu diệt những người làm việc chân chính. Trường hợp PGS.TS.MNC là một ví dụ điển hình. Nếu tính từ khi GS.TS. NGND ĐTT về hưu, đến nay đã hơn ba mươi năm, không ai có thể dạy NÂH bằng được PGS.TS.MNC. Muốn có được một người như thế giảng dạy về NÂH, ít nhất phải có thêm 20 năm nữa. Ngành NÂH ở khoa NNH chính thực bị xóa sổ hoàn toàn bởi mưu toan vụ lợi
Vậy, trong cuộc “bút chiến” với nhóm GS do GS.TSKH NQH cầm đầu cách đây gần hai chục năm, tôi đã đối thoại thẳng với PGS CXH trên tạp chí “Tia sáng”: “Thành tích lớn chúng ta là, sau 50 năm, chúng ta lại trở về chỗ xuất phát”. Chỉ riêng sự kiện PGS.TS.MNC bị loại khỏi khoa NNH, nơi anh được đào tạo chính thống, cũng đủ thấy, nhận định của tôi chính xác đến mức nào rồi!
Người ngoài cuộc khó hình dung sự áp chế ngạt thở của “băng” GS.TS này. Chỉ lấy một ví dụ. Một ông thầy tốt nghiệp từ Khóa I của ĐHTH Hà Nội, người đầu tiên được đào tạo chính quy PTS (nay là TS) ở Liên Xô, là TS.HTP, còn bị hành hạ đến mức định tự sát với câu “HTP chết vì háo danh” (Xem thêm “Văn khoa chân dúng ký”/ Giáo sư HTTP: nhà khoa học lãng mạn xứ Quảng luôn hành trình cùng những giai thoại”, tr 252-279) thì thử hỏi, những người khác bị đè nén thế nào??? Nhưng sự áp chế ấy chỉ thành công trong bóng tối, ra ngoài ánh sáng là họ sẽ lộ mặt và thất bại ngay. Chính vì thế, khi cuộc “đánh hội đồng” của các GS.TS với tôi xảy ra thì, một nhà giáo là PGS.TS. NVT, chuyên nghiên cứu và Hán Nôm gặp tôi và nói: “ Mấy vị này chủ quan quá, cứ tưởng lấy tay che là được mặt trời. HĐ là cây bút từng nam chính Bắc chiến, “đánh” đâu có dễ?. Người thua cuối cùng sẽ là chính các vị ấy”. Thỉnh thoảng chúng tôi hội họp hoặc bàn về dự án này nọ, cụ PGS.TS.NVT vẫn thường nhắc lại chuyện này. Dạo đó, nếu không có sự dàn hòa của GS.TS.NMT, “cuộc chiến” tiếp tục thì chắc chắn chỉ riêng nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng sẽ có các bài viết “chém” các vị GS.TS như chém chuối. Đó là điều khó tránh khỏi. Thử nhìn các bài viết của nhà thơ này “chém” các GS.TS ngành Văn học của ĐHSP Hà Nội cũng dủ thấy sức mạnh vô bờ của cây bút này!
Kiểu tình bạn vô tư như tôi và nhà thơ TMH, thì vòng xoay số phận có chao đảo thế nào thì chúng tôi vẫn là tình bạn. Còn kiểu tình bạn “Hội đồng” như GS.TSKH NQH và PGS CXH, thì chỉ là thứ nhất thời, một khi chạm đến quyền lợi là nổ tung ngay. Vì sao tôi nói như vậy? Vì ngay trong Hội đồng học hàm vào khóa sau đó, tôi lại nhận được một bản Kiến nghị do nhà văn Vũ Hạnh từ HCM gửi ra tố cáo việc làm mờ ám của GS.TSKH NQH. Tôi sững người khi thấy trong danh mười mấy người ký tên lại có cả PGS.CXH. Tôi nhiều lần phân vân, định công bố trên báo, nhưng cuối cùng lại thôi.
Nếu đến nay PGS. CXH còn sống, tôi sẽ chỉ cho ông thấy, GS.TSKH.NQH mãi mãi không bao giờ được coi là bậc thầy của tôi. Cả đời vị GS.TSKH.NQH luôn được Nhà nước bỏ tiền ra nuôi ăn học, hết học vị này đến học vị kia, hết chức danh này đến chức danh khác, nhưng cuối cùng chỉ là một tay phá hoại nguy hiểm. Ông ta là một trong những nơi liên kết của những mưu đồ gian dối, nếu không muốn nói là rất lưu manh trong khoa học. Chỉ nhìn vào các thành quả của Hội đồng học hàm do ông ta làm Chủ tịch đủ thấy sự lừa đảo ghê gớm ở con người này. Không phải ngẫu nhiên, một người từng là chiến hữu với GS.TSKH.NQH (là PGS.CXH) lại đứng tên cùng nhiều nhà khoa học kiện ông ta. Riêng về chuyên môn, GS.TSKH.NQH có cuốn “Loại hình học âm tiết” được ông ta tự đánh giá, đó là “kết quả cả đời nghiên cứu”, thì lại phô ra ông ta là người chưa biết viết tiếng Việt (xem bản chụp ở bài trước về bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo trên báo “Người Hà Nội”). Còn Bộ từ điển lớn mà ông ta làm thì có 26-27 vận lại sai đến 24 vận, phải nhờ GS.TS LVQ sửa chữa. Nếu Thanh tra vào làm việc, hãy kiểm tra lại bản thảo ấy (có thể bị tiêu đi rồi) sẽ thấy ngay đây là nơi rất có vấn đề. Tôi chưa được cầm trên tay cuốn từ điển này. Nếu ở đó không ghi rõ GS.TS LVQ chữa 24 vận thì đây cũng có thể coi là một ông trùm đạo văn to lớn của ngành H-N, một người hội tụ đủ các chức danh, học hàm, học vị cao nhất nước nhà.
Như thế, tầm kiến thức của ông ta còn kém xa tôi, sao PGS CXH lại trách tôi phê phán một “bậc thầy”. Chưa nói là ông ấy nhỏ mọn và rất thiếu đạo đức nghề nghiệp!
Không biết các cán bộ khoa NNH còn nhớ không? Năm 2002, khoa NNH có ba người được công nhận là PGS: một người học sau tôi một khóa, một người sau ba khóa và một người là TS.NVH là học trò và sau tôi 11 khóa. Tất cả ba người được bầu là tốt, tôi rất mừng, chứ không ghen tỵ gì. Năm đó, khoa tổ chức ăn mừng ba vị PGS mới, tôi là Chủ tịch Công đoàn nên lo việc đặt tiệc và nơi ăn. Địa điểm là nhà hàng đối diện, chếch một góc so với khách sạn Daewoo. Mọi thủ tục giới thiệu đã xong, mọi người bắt đầu nâng cốc thì vị GS.TSKH này đến, vẫn với dáng đi khệnh khang, “đầy vẻ quan trọng”. Với tư cách là “chủ trì” buổi lễ ăn mừng, tôi vẫn bắt tay và giới thiệu khách mời đúng theo luật. Nhưng khi vị đó ngồi vào bàn thì tôi liền đứng lên, báo cáo mọi người ra về. Mọi người ngơ ngác, không hiểu vì sao. Tôi chỉ giải thích: “Tôi có việc bận”. Đến hôm may, tôi xin nói thật, tôi về vì kinh tởm một người gọi là Chủ tịch HĐ học hàm mà có đạo đức tồi tàn như thế. Lái xe về đến nhà, tôi phải rửa tay xà phòng ba lần, vì tôi đang luyện chân khí. Tôi sợ thứ tà khí từ đôi bàn tay lạnh lẽo của vị GS.TSKH này làm huyết khí trong cơ thể của tôi vấy bẩn.
Trở lại bàn cờ phong thủy (từ nay xin đổi “bản đồ” thành “bàn cờ” để các bạn không am tường về phong thủy tâm linh dễ nhận diện) ngành ngôn ngữ. Khi GS.TS.ĐVĐ sắp nghỉ quản lý Khoa cũng là lúc GS.TS.NMT được đề cử vào Quốc hội. Nhờ đó, GS.TS.VĐN được tiến cử lên làm Phó Hiệu trưởng qua lời giới thiệu của GS.TS.ĐVĐ. Người ta bắt đầu lờ mờ nhận ra có một cái gì đó đang hình thành. Đó là một hoạt động có tổ chức rất chặt chẽ, tính toán cẩn thận, từng đường đi nước bước. Điều đó không khó cắt nghĩa bởi, trong Ban chấp hành Đảng ủy khi đó, GS.TS.ĐVĐ là người lớn tuổi, có nhiều năm giảng dạy ở trường , ai không tin cậy? Đúng vào lúc Trường đang khuyết chân Phó Hiệu trưởng, lời giới thiệu đó hiệu nghiệm ngay. Nếu thật khách quan, cần giới thiệu GS.TS MNC hoặc GS.TS TTD mới phải đạo. Nhưng…Ở Việt Nam. Chữ “nhưng” này tuyệt diệu lắm…Đây cũng là lý do để GS.TS NVH luôn gọi GS.TS VĐN là “thầy” còn lại, những người khác được gọi bằng các chữ thân mật hơn “anh” hoặc “chị”.
GS.TS.VĐN lên trường phụ trách bộ phận Hành chính Tài vụ của Trường. Tôi, lúc đó là Chủ tịch Công đoàn, hay lên họp trên khu Hiệu bộ. Nhiều bạn làm tài vụ thì thầm hỏi tôi: “Này, sao khoa anh lại giới thiệu GS.TS.VĐN lên làm Hiệu phó? Anh ấy có biết gì về tài vụ đâu. Anh TTD thạo hơn, sao các anh không giới thiệu?”. Tôi mỉm cười rồi nói: “Em đúng là chỉ biết đến tiền, chẳng hiều gì về công tác tổ chức cả”. Tôi hay vui tính nên nói chậm từng tiếng một vào tai cô ấy: ANH- KHÔNG – CÓ - QUYỀN- TIẾN - CỬ - CÁN - BỘ”.
GS.TS.VĐN lên làm Hiệu phó liên quan đến một việc quan trọng. Đó là giải quyết một suất đi Pháp. Theo truyền thống, Đại học Paris 7 có quan hệ hợp tác với ta từ thời ĐHTH Hà Nội (các GS: ĐTT, NĐD, NVT, NTC…đều đi Pháp ở giai đoạn này). Nay, mối quan hệ ấy vẫn được giữ. Khi bên Pháp cần có một cán bộ đi dạy tiếng Việt, theo truyền thống, GS.TS.TTT có làm công văn lên Trường để cử cán bộ đi. Ai chả nghĩ “một người làm quan, cả khoa được nhờ”. GS.TS.VĐN từ khoa NNH đi lên, lẽ ra phải ủng hộ. Nhưng (lại là… “nhưng”), đề nghị của GS.TS.TTD không được chấp nhận. GS.TS.TTD rất hậm hực, nói với tôi “ Cái thằng này nó tệ thật. Có mất gì của nó đâu? Thế mà nó nhất định không ký”. Cuối cùng, cái suất đi Pháp chuyển vào ĐHQG thành phố HCM. Tất nhiên đã vào đây rồi thì khó quay trở lại.
Nhưng sự kiện đáng chú ý nhất là sự kiện gây ầm ỹ trên báo. Năm đó, không biết phát bằng Thạc sĩ thế nào mà có một cô giáo của Đại học Bách khoa Hà Nội được đào tạo Thạc sĩ ở Khoa NNH làm tất cả náo loạn lên. Câu chuyện rất đơn giản. Vì muốn báo cáo cho gia đình biết về kết quả học tập của mình, cô bạn Thạc sĩ mời đại diện gia đình nhà chồng, nhà mình đến để được chứng kiến tận mắt sự trang trọng của buổi lễ cấp bằng TS và Thạc sĩ. Hôm đó, GS.TS.VĐN là một trong những người chủ trì buổi lễ long trọng này. Không rõ tổ chức ra sao (tôi hay được mời nhưng tôi ngại đến các buổi như vậy), đến lượt cô bạn này lại hết giờ, nên cô chỉ được phát bằng mà không được lên sân khấu chụp ảnh. Thế là bùng nổ từ đấy. Nói lại thì ghê gớm lắm, báo chí vào cuộc đưa lên khá nhiều bài…Cuối cùng, GS.TS.VĐN có bài phát biểu phê phán khoa NNH trên báo. GS.TS.TTD gần như phát điên lên. Anh ấy nói với tôi: “ Lão… (…) và tay VĐN quyết “chơi” tớ. Lần này, tớ phải cho biết mặt”. GS.TS.TTD đã quyết một trận “so gươm” . Nhưng sau đó, mọi việc lại được thu xếp ổn thỏa, không biết từ đâu?
Khi GS.TS.ĐVĐ nghỉ quản lý khoa , rút về quản lý bộ môn (theo qui định), GS.TS.TTD nói với tôi: “Khóa tới ông tham gia vào Ban Chủ nhiệm Khoa với anh em”. Tôi bảo: “Nếu chi bộ không có ai làm, phân công thì tôi nhận làm theo tinh thần đảng viên. Nếu có người khác, thì tôi không phải tham gia nữa”. Khi tôi đang đi dạy ở Kiên Giang thì ở nhà sắp xếp lại tổ chức. Đúng lúc ấy, PGS.TS.ĐTL từ nước ngoài về. Tôi gọi điện cho GS.TS.TTD nói: Cô ĐTL về rồi, chính thức tôi rút khỏi danh sách nhé”. Trong cuộc bầu lần ấy, GS.TS.TTD trúng cử là Chủ nhiệm Khoa NNH. Hai vị phó Chủ nhiệm là PGS.TS.ĐTL và PGS.TS.NHC. Tuy nhiên, do áp lực thế nào đó, nhiều ý tưởng GS.TS.TTD không thực hiện được. Bầu nóng của GS.TS.TTD cũng vơi cạn dần. Về sau tôi nhận ra, GS.TS.TTD bắt đầu chán nản và thất vọng: Đó là tôi dự đoán, vì nhiều cuộc diễn ra ở giữa kỳ Chủ nhiệm, nhưng GS.TS.TTD thỉnh thoảng lại phát biểu trong cau rất lạ “chỉ còn một năm nữa là tôi hết nhiệm vụ Chủ nhiệm khoa”. Tôi ngồi cùng ghế Chủ tịch đoàn phải nhắc: “Không, còn hơn hai năm nữa…”.
GS.TS.TTD học sau tôi hai khóa, nhưng theo giấy khai sinh thì bằng tuổi nhau, hoặc ít hơn tôi một tuổi. Vậy mà tóc bạc gần hết mái đầu. Đó cũng là một trong các nhân vật có nhiều cuộc phát biểu gay gắt trên Trường và dự khá nhiều cuộc họp gay cấn nên tóc tai mới sinh bạc ra thế. May mà…sức lực cũng cường tráng. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhất cho cái tên “GIÀ KHÔNG ĐỀU”.
Thực chất đến đây, Khoa NNH đã thay đổi hẳn thế trận. Bàn cờ phong thủy của Khoa NNH còn xoay nhiều hướng cho đến lúc lộ ra những chuyện bê bối nhất về đạo văn, lấy tiền khống của Nhà nước. Bàn cờ này có nhiều mối liên kết với bàn cờ phong thủy của Trường ĐHKHXH và NV. Trước khi bạn đọc tiến sâu thêm quá cánh cửa mạ vàng của vũ đài khoa học, xin có vài lời về phong thủy, từ tương tác các tâm linh qua các yếu tố ngôn ngữ. Chắc những ai là CBGD của trường ĐHTH Hà Nội đến nay còn nhớ câu chuyện cách đây gần năm mươi năm của thế kỷ trước. Dạo đó, cuộc sống gian khổ lắm, đâu có toa lét nhà xí riêng như bây giờ. Cả khu nhà C2, chị em chỉ có một toa lét chung giữa trời là một cái hố rộng vài mét vuông, quây bằng lá chuối khô. Một hôm, chẳng biết thèm khát thế nào mà có anh sinh viên tên là Phạm Văn Minh, lại mai phục, nằm ép xuống đất, vạch lá chuối để được nhìn cái của quí của chị em mỗi khi chị em “giải phóng nỗi buồn”. Thế là chị em hô hoán lên. Cờ đỏ bắt được. Anh này được “biểu dương” trên loa phát thanh của ký túc xá do Trưởng ban ký túc xá tên là chú Bạn (có người đọc chệch âm là chú Bạng) công bố. Tất nhiên là anh này bị kỷ luật, đuổi học ngay. Các thầy mới đặt ra câu đối: “Phạm Văn Minh vi phạm Văn Minh”. Vòng quay số phận của người có tên “Minh” đến nay cũng khoảng gần năm chục năm. Do biến thiên của bản đồ phong thủy nên người này có tên là “Phạm Quang Minh”, viết đầy đủ là GS.TS. Phạm Văn Minh. Đây là Hiệu trưởng đích xác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. GS.TS. này có đường nối tâm linh với nhiều GS.TS NNH và đã làm nhiều việc rất vô đạo. Nay có thể thêm câu đối:
Phạm Quang Minh vi Phạm U Minh ( vi = là)
Hoặc Phạm Quang Minh là Phạm vô Minh
Thế nhưng (lại là chữ “nhưng”), GS.TS. Phạm Văn Minh dường như không biết xấu hổ, vẫn cứ diễn thuyết thao thao trong các Hội nghị với chức danh choáng loạng của mình và vung tay ngất trời trên Vô tuyến Truyền hình Trung ương… Song, Nhân – Quả là luật đời thì tránh sao quả báo? Chúng ta hãy cùng chơ xem qui luật này vận hành theo quĩ đạo của nó.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/252
15.
4 giờ trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (12)
(Bài 12) Lời tiên đoán của tôi trong bài viết trên báo Văn nghệ cách đây gần hai chục năm “Nỗi đau Tiếng Việt” nay ứng nghiệm hoàn toàn.
Trong bài viết “đáp trả” PGS CXH có tên “Trong khoa học không được nói lẫn lộn” đăng trên tạp chí Tia sáng, tôi đã nói thẳng: Thành tích lớn của chúng ta là “Sau chừng 50 năm phát triển, cuối cùng khoa học lại trở về chỗ ban đầu”.
Giờ đây, trước cái cảnh tan nát của ngành càng ngẫm lại càng thấy đúng!
Vậy Ai gây nên cảnh bi thương này? Đó là câu hỏi cần tiếp tục phải làm rõ.
Bài 12 VÒNG QUAY SỐ PHẬN
QUA TƯƠNG TÁC TÂM LINH
Hữu Đạt
Trước khi vào bài này, tôi xin trả lời hai câu hỏi của một số bạn đọc, trong đó có một người là cựu cán bộ Viện Ngôn ngữ học.
Câu 1: Vì sao không viết rõ hơn vụ “lá đơn Kiến nghị? Tả lời: Tôi không muốn nêu rõ ra từng người vì không có ích lợi cho cái chung. Vả lại, việc đã qua rồi, nay tôi chỉ nhắc nhở để giúp các bạn tỉnh táo hơn mỗi khi ký vào loại đơn từ nào đó. Tôi coi đó chỉ là bài học, giúp các bạn trẻ.
Câu 2: Phát ngôn của PGS.TS.NVH về việc học và dạy “chỉ cần học tôi và…là đủ”, có phải là sự phủ định công lao của các thầy đi trước không? Đó chỉ là một cách hiểu. Nhưng hiểu rộng hơn thì cần nghiên cứu thêm câu của một nữ NCS (nay đã là PGS.TS). Cụ thể như sau: khi học chuyên đề Sau ĐH của tôi. Giờ giải lao, cô ấy nói: “Em nói thật, tất cả các chuyên đề ở đây, em chỉ thấy có 2,3 cái là nghe được”. Vậy, nếu so sánh câu của GS.PTS.NVH và phát ngôn này cũng không khác nhau. GS.TS.NVH hoàn toàn có quyền nói như thế ở trong một cuộc thảo luận chuyên môn. Đó là góc độ đánh giá tính hiệu quả của chuyên đề. Đúng sai cần thảo luận. Khi phát ngôn của GS.TS NVH lan truyền đến tôi, nên tôi đã nói rõ: Có thể đó là phát ngôn của GS.TS.NVH, cũng có thể từ đâu đó (lý thuyết cái loa). Tình cảm của GS.TS.NVH với mỗi thầy có thể khác nhau, do quá trình gần gũi. Đó là chuyện thường. Anh NVH không gần gũi với tôi, nhưng tôi lại có hàng trăm học sinh khác gần gũi với mình. Chẳng hạn, anh NVH rất mến mộ thầy Lê Đông, vì thầy Lê Đông bỏ nhiều công sức giúp anh NVH viết các bài báo đầu tiên về nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng tôi lại giúp các bạn khác và tôi lại nhận được sự mến mộ khác. Điều này, các bạn đọc kỹ lại bài 10 và 11 sẽ hiểu thêm. Muốn hiểu sâu hơn nữa, các bạn cần đọc một bài khác của tôi về lý thuyết “tập mờ” và “đường dẫn tâm linh”.
Xin trở lại bài viết “vòng quay số phận qua tương tác tâm linh”
Cách đây gần hai chục năm, trong cuộc “bút chiến” với nhóm GS do chủ soái PGS.CXH cầm đầu. Ông chính là cái loa, còn điều khiển phía sau cai loa là một máy chủ. Để bạn đọc dễ hiểu, có thể coi chuyện này giống như một vở diễn. PGS.CXH chỉ là diễn viên chính số 1, còn đạo diễn ngồi ở phía trong. Thông thường, nếu không giới thiệu thì người xem sẽ không biết được đạo diễn là ai. Nhưng với các diễn viên và ngừời quan sát quá trình dựng vở thì lại biết rất rõ. Trong cuộc “bút chiến” đó, đạo diễn chính là GS.TSKH.N. Sau này tôi mới biết, khi có bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo trên báo “Người Hà Nội” thì người ta nhận ra rằng, đằng sau tôi còn bạn bè, cũng thuộc hàng “cao thủ võ lâm”. Đó là bài xuất trận đầu tiên. Tôi và nhà thơ Trần Mạnh Hảo không liên hệ với nhau. Người tác động cho nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết bài là nhà văn Dương Duy Ngữ. Sau bài này, TS LĐ được cử làm “sứ giả” đầu tiên đến thương thuyết. Vì tôi không chấp nhận, nên GS.TS.NMT mời lên gặp ( như đã nói ở bài trước).
Một hôm, từ Nnb (phố Lý Nam Đế) về, nhà văn Dương Duy Ngữ sang nhà đưa cho tôi tờ báo “Người Hà Nội”, trong đó có bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo (xem lại ảnh chụp trong bài số 10). Tôi đọc xong rất bái phục nhà thơ, nghĩ bụng, ông này tinh quá. Ông đã vạch ra các lỗi viết câu nhan nhản trong cuốn sách về “Loại hình âm tiết” của GS.TSKH.N Đây là cuốn sách vị GS này từng quảng bá và rêu rao, coi đó là cuốn sách gối đầu giường cho NCS khi nghiên cứu NÂH. Sau đó, nhà văn Dương Duy Ngữ kể lại toàn bộ việc ông đã trao đổi thế nào để TMH quay sang hỏi thăm nhà Ngôn ngữ học “tai tiếng nhất”.. Sau bài viết đó, nhà văn Dương Duy Ngữ tâm sự với tôi: “Là thằng nhà văn, ở đất nước này, tôi chỉ phục nhất hai người viết phê bình. Miền Nam là Trần Mạnh Hảo…đó mới là phê bình thực sự. Còn lại toàn là phê bình điểm sách. Bài viết nhợt nhạt lắm…”
Thời điểm đó, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đang viết phê bình về các GS bên ĐHSP HN. Một hôm, tôi tình cờ gặp GS HMĐ dưới sân trường. GS HMĐ vẫy tay gọi tôi đến. Ông bảo: “Này, cậu chơi với Trần Mạnh Hảo nói với nó xem thế nào, chứ nó đánh mãi thế này thì chẳng mấy chốc lửa lan tới trường ĐHTH”. Thấy thầy mình nói thế, tôi có nhắc TMH: “Bác bàn về SGK, viết bài về các vị GS ĐHSP là đúng rồi, vì họ tham gia biên soạn hoặc xây dựng chương trình. Nhưng các thầy bên tôi là các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản. Theo tôi, nên tập trung một chỗ cho hiệu quả thiết thực, như thế mới giúp các nhà biên soạn sách rút kinh nghiệm”. Tôi nói câu này là khách quan, đồng thời cũng có chút tình cảm “vì thầy mình”. Nói đúng, tôi đã thực hiện lời thầy gửi gấm. TMH lúc đó gần như tập trung phê phán các thầy bên ĐHSP. Nhưng đến khi, có chuyện bình xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, thì nhà thơ cũng không nể nữa. Anh ấy viết mấy bài rất quyết liệt phê phán một vài thầy của ĐHTH, gửi cho nhà văn Dương Duy Ngữ. Anh ấy tế nhị không gửi cho tôi. Trần Mạnh Hảo là người như vậy. Anh ấy rất biết vì nể và trân trọng tình cảm bạn bè, nhưng một khi đụng đến chân lý, thì quyết không buông tha.
Đến cuộc “tao ngộ” lần thứ hai (năm 2021), tôi và nhà thơ Trần Mạnh Hảo lại gặp nhau trong vòng quay số phận. Ở cuộc hội ngộ này, tôi sững người thấy TMH tuyên bố: “Tôi với anh HĐ là bạn”. Rất nhiều người cho rằng tôi “liên quân” để tấn công vào các GS và ngành Giáo dục. Nhưng tất cả đều là ngẫu nhiên của vòng quay số phận mà thôi. Hơn hai mươi năm qua, nhà thơ TMH đi khắp nơi, chu du như Chu Bá Thông (Lão Hoang Đồng) trong truyện chưởng của Kim Dung. Cứ vừa đi, vừa uống rượu làm thơ. Nhưng khi xảy ra vụ SGK thì lại nhảy ra can thiệp. Chắc chắn, nếu không có vụ SGK thì không có trận “tơi bời” khói lửa như hiện nay. Gần hai chục ngàn người luôn theo dõi cuộc này. Nhiều bạn đọc ban đầu của tôi ngỡ là tôi nhảy ra “bút chiến” với TMH. Nhưng đến khi TMH tuyên bố tình bạn giữa chúng tôi thì nhiều người lại choáng váng. Có rất nhiều bình luận trên facebook có tên Tran Manh Hao. Có bạn bình luận: “càng xem, càng choáng váng. Hay hơn cả phim chưởng”, “một vở diễn hay nhất thế kỷ”, “một bộ phim hay nhất trong mọi thời đại”…nhiều lắm, tôi phải bỏ thời gian để xem dư luận nghĩ về “cuộc” này thế nào. Tôi chưa thấy người chê trách mà luôn vỗ tay cổ vũ, phong cho nhà thơ rất nhiều danh hiệu. Trong cách nghĩ của tôi, nhà thơ TMH là người nói lên tiếng nói và khát vọng của nhân dân. Chính vì thế tôi đã nhắc Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nên đọc các bài viết của nhà thơ TNM, đồng thời công khai đề nghị anh TMH đừng đụng đến LA của anh Nguyễn Kim Sơn. Tôi làm việc đó không phải vì tôi bảo vệ học trò cũ, mà vì sự nghiệp chung của ngành Giáo dục (mời bạn đọc tham khảo thêm bài của tôi đã đăng). Riêng về ngành ngôn ngữ, tôi phải lẽo đẽo ra “hầu chuyện nhà thơ” vì hai lẽ. Thứ nhất, nếu xới bung ra thì nhiều bạn trẻ sẽ quá khổ, nước mắt sẽ không bao giờ vơi. Tất cả các LV, LA làm về lý thuyết giao tiếp, lý thuyết hành vi sẽ phải đưa lên bàn. Sẽ phải có nhiều Hội đồng mới. Tất cả đều phấp phỏng, hoảng sợ. Ngay cả GS.TS.NVH cũng mất ăn mất ngủ. Nếu thành lập Hội đồng mới thì sẽ có nhiều Nhà Ngôn ngữ học ở phía Nam, sau nhà thơ sẽ tham dự. Tôi biết họ đều là những người chân chính. Sẽ có không ít LV, LA sẽ bị nghiển nát ngay trong các Hội đồng mới này… Tôi đã nói với nhà thơ TMH, tôi sẽ đem về Viện Phương Đông trao đổi tọa đàm tiếp các vấn đề TMH đặt ra liên quan đến các GS.TS ngành Ngôn ngữ học là vì thế.
Tôi còn nhắn cho nhà thơ: Anh hãy yên tâm và hoàn toàn tin ở tôi, ở tình bạn chân chính giữa tôi và anh. Nhà thơ đã xếp lại tất cả các hồ sơ liên quan đến cú đánh điểm huyệt vào một mắt xích mà anh gọi là “mafia giáo sư”.
Với tôi, anh TMH là một trượng phu, nhưng rất nể tình bè bạn. Tôi nói lại một chuyện dưới đây, để các bạn tin rằng luật Nhân - Quả là thứ luật vĩnh cửu. Nó luôn biến hóa vào trong cuộc sống tất cả mọi nơi, mọi chỗ.
Khi tôi còn là CB trẻ, tôi thường dạy môn “Thực hành tiếng Việt” cho năm thứ nhất ngoài đảm nhiệm môn chính là “Phong cách học” cho năm thứ ba. Một lần, tôi giảng bài trên gác 4, phòng cuối cùng phía Hà Đông nhà C, khu Thượng Đình. Tôi cứ thấy GS Trần Quốc Vượng thập thò ngoài cửa. Thấy cụ thập thò lâu quá, tôi đành ngắt giờ giảng và đi ra. Tôi nói: “Thưa thầy, Thúy Anh không ở lớp này đâu ạ. Có lẽ Thúy Anh đang học bên nhà B”. Thầy Vượng bảo tôi: “Tôi có đi tìm Thúy Anh đâu. Tôi đi lang thang qua đây thấy anh dạy hùng hồn và hay quá nên thử đứng xem anh dạy cái gì?”. Tôi nói: “Thầy nói thế em xấu hổ lắm. Một người nổi tiếng như thầy, sao lại nghe chúng em giảng được”. Thầy Vượng khoát tay: “Anh nhầm. Không có nghĩa là cứ nổi tiếng thì dạy hay. Cũng không có nghĩa là ở lại trường lâu thì dạy hay. Nhiều thầy ở trường ta tuy thâm niên cao nhưng dạy lại thua anh em trẻ. Đó là thực tế, không nhận thức đúng thì trường không tiến lên được. Trường ta có nhiều anh em trẻ dạy hay lắm”. Thầy Vượng nói đến đó, tôi rất phục. Thầy bảo: “Hóa ra tiếng Việt mà dạy đúng và sáng tạo cũng hay lắm. Tôi sẽ nghe anh thêm 10 phút, xem anh giảng tiếp cái gì, rồi tôi cũng phải đi dạy môn Sử của tôi”. Tôi chưa nghe thầy Vượng giảng giờ nào, nhưng chính hôm nay thầy lại là người dạy tôi một bài học rất sâu sắc về cách tư duy, về cuộc đời”. Theo thuyết Nhân – Quả, đây là lần tôi mang ơn thầy, một cách rất ngẫu nhiên của số phận.
Tôi rất bất ngờ khi một buổi tối, ăn cơm xong, nhà văn Dương Duy Ngữ mang sang cho tôi một tờ báo và hào hứng nói: “Trần Mạnh Hảo đánh đến pháo đài trường thầy rồi (nhà văn Dương Duy Ngữ xưng hô với tôi vẫn dùng từ “thầy” cho đến lúc nhắm mắt”). Khoa Sử được điểm tên bắt đầu từ một trong 4 GS nổi tiếng nhất: “Giáo sư Trần Quốc Vượng”. Tôi ngớ ra. Khi mở báo ra đọc, đó là bài Trần Mạnh Hảo phê phán cuốn “Cơ sở Văn hóa VN” do giáo sư Trần Quốc Vượng Chủ biên. Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói với nhà văn Dương Duy Ngữ: “ Chắc sơ suất chỗ nào đó, chứ tầm tri thức của GS Trần Quốc Vượng không phải thế này”. Tôi kể lại cho nhà văn Dương Duy Ngữ câu chuyện thầy Trần Quốc Vượng đứng ngoài hành lang nghe giờ giảng của tôi về tiếng Việt, rồi nói: “Tôi có thể khẳng định với bác, chắc chắn GS Trần Quốc Viện chỉ đứng tên chứ chứ chưa chắc đã có thời gian đọc cuốn này đâu. Để đêm nay tôi đọc lại (nó có trên giá sách của tôi) rồi tôi sẽ nói thêm cụ thể. Trước mắt, ngày mai bác ghé qua chỗ ông Đặng Văn Nhưng (Tổng biên tâp báo QĐND) xem bài vở ở đó ra sao? Đặng Văn Nhưng là bạn học cùng khóa với GS.TS.NTG và GS.TS.LQT. Trong tòa soạn của báo QĐND, có rất nhiều nhà báo, biên tập viên là người tốt nghiệp từ Khoa Ngữ Văn và Khoa Sử ĐHTH Hà Nội. Nhà văn Dương Duy Ngữ là Trưởng phòng Văn nghệ Nxb QĐND nên chơi rất thân với Đặng Văn Nhưng. Dó đó, khi làm kế hoạch xuất bản bộ sách tuyển tập các truyện ngắn hay của các nhà văn Quân đội, nhà văn Dương Duy Ngữ trực tiếp đặt tôi viết bài phê bình về truyện ngắn có tên là “Suối” và nhiều truyện ngắn giấu tên khác (các truyện bị cấm) để in vào Tuyển tập truyện ngắn hay của các nhà văn QĐ (tập “Ráng đỏ” và “Ngày không bình thường” (lấy nguyên tên truyện ngắn của đại tá nhà văn Phạm Hoa (nhà văn này mới mất vào mùa covid)). Trong cuốn “Phê bình phong cách học” của tôi có tuyển một số bài ở đây và trên báo Văn nghệ, có viết thêm “vĩ thanh” hoặc bổ sung một số đoạn. Cuốn “phê bình phong cách học” có tên: “Từ văn học Kháng chiến đến Văn học Đổi mới.
Những năm tháng dạy môn Phong cách học, phần “phong cách báo” chí và “phong cách nghệ thuật”, tôi thường đem bài viết này và trường ca của các anh Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh để phân tích. Khi thảo luận, các em vô cùng hào hứng vì nhờ đó, các em phân biệt được thế nào là phê bình xã hội học và thế nào là phê bình phong cách học. Rất nhiều năm, các sinh viên khoa khác cũng đến dự giờ học của tôi chính là vì được nghe cái mới trong phong cách phê bình. Nhất là nghe tôi phân tích tác phẩm và đọc thơ. Tôi thuộc lòng nhiều khổ thơ của Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy (bạn cùng lớp với tôi thời đại học) là vì thế.
Nay trở lại bài Trần Mạnh Hảo phê phán cuốn “Cơ sở Văn hóa Việt Nam”. Đêm hôm đó tôi thức khuya đọc lại cuốn sách này và phải đọc đén tận chiều tối hôm sau để xem xét kỹ các lời “đao búa”của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Đến tối, như thường lệ, tôi và nhà văn Dương Duy Ngữ lại gặp nhau. Cứ một ngày không gặp là cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó, đến nỗi bác Chín vợ nhà văn DDN phải thốt lên: “Hai ông này cứ cặp kè như tình nhân”. Hôm nào chúng tôi cũng ngồi với nhau cũng khuya lắm, có hôm gần một giờ khuya. Còn nhà văn Dương Duy Ngữ mỗi lần sang nhà tôi thì cả xóm giật mình vì tiếng gọi từ đầu ngõ “Thầy HĐ ơi, thầy có nhà không đấy?...”. Tiệng gọi to đến nỗi nhiều lần PGS.TS LHT (khoa văn học, nhà ở đầu dãy phố bên kia) gặp tôi là cứ cười: “Ông có ông bạn gì mà nói to phát khiếp, từ dãy bên này mà tôi nghe cứ oang oang…)
Nhà văn Dương Duy Ngữ thông báo cho tôi: “Tôi gặp Đặng Văn Nhưng rồi. Đặng Văn Nhưng đã cho tôi xem một bài viết sắp in của học trò GS Trần Quốc Vượng”. Tôi nói: “Cụ Vượng hay lắm. Cụ có con gái, học trò của tôi là T.A. Tính thế nào bây giờ nhỉ?”. Dạo đó khoa Ngữ Văn chưa tách nên học chung với nhau, đến năm cuối cùng mới tách ra học chuyên đề. Về tổ chức, có hai lớp Văn và Ngữ. Tôi chủ nhiệm lớp Ngữ, còn lớp Văn, tôi nhớ không nhầm là thầy H (?). Lớp tôi chủ nhiệm có bạn Nguyễn Thanh làm lớp phó, sau này choảng nhau tơi bời với GS.NMT tại Trường Thí nghiệm của GS. Hồ Ngọc Đại. Còn bạn Hùng làm lớp trưởng, sau này thành Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hà Nam. Cô Nguyễn Thị Vân, sau làm Phó Chủ nhiệm Khoa Đông Phương. Các học trò rất quí tôi nên hay tâm sự. Vì thế tôi biết rất nhiều chuyện ở các cơ quan khác.
Cô Vân chơi rất thân với T.A, cặp kè từ thời học đại học đến mãi sau này. Chính vì vậy, tôi không thể đứng ngoài cuộc khi xảy ra tình thế Trần Mạnh Hảo đang chuẩn bị tung lên báo một loạt bài nữa. Tôi tâm sự với nhà văn Dương Duy Ngữ: “ “Vụ” này, phiền bác một tý (tí to chứ không phải tí nhỏ”. Bác nói chuyện với ông Nhưng và bảo ông Nhưng tìm cách thông báo cho giáo sư Trần Quốc Vượng biết nội dung bài viết của học trò giáo sư! Bác “gà” làm sao để GS Trần Quốc Vượng xin lỗi nhà thơ Trần Mạnh Hảo một câu là êm hết. Với nhà thơ Trần Mạnh Hảo, xử “cương” là không ổn đâu”…
Tối hôm sau, nhà văn Dương Duy Ngữ lại sang nhà tôi, thông báo: “Chắc ổn thôi. GS Trần Quốc Vượng đã gọi điện cho Đặng Văn Nhưng “Cậu dừng lại ngay việc in bài viết của cậu học trò (của) tôi đi. Trò yêu thầy mà viết như thế là “giết thầy” còn gì. Để tôi gọi điện vào (tp HCM) xin lỗi anh Trần Mạnh Hảo. Sau đó, Trần Mạnh Hảo chấp nhận sẽ dừng nếu không có bài từ phía GS Trần Quốc Vượng, mặc dù, trong tay TMH đã có ba bài viết tiếp theo ( theo lời nhà văn DDN). Như vậy, một cách tự nhiên tôi đã trả ơn được giáo sư Trần Quốc Vượng khi ông đứng gần một tiếng bên hành lang để nghe tôi giảng cho sinh viên về tiếng Việt và rồi, dạy tôi về đức “khiêm tốn” và cách tư duy trong nghề dạy học.
Nếu nói về Nhân – Quả thì đây là câu chuyện hoàn toàn có thực và rất sinh động. Về cấu trúc bề mặt (cấu trúc xã hội), tôi, nhà văn Dương Duy Ngữ và nhà thơ Trần Mạnh Hảo không ngồi trong một bản đồ, nhưng về nhưng về cấu trúc tâm linh, chúng tôi luôn ngồi trong bàn cờ phong thủy liên quan đến số phận đời người. Cuộc gặp gỡ lần này với nhà thơ Trần Mạnh Hảo coi như là một vòng quay của số phận.
Nhà văn Dương Duy Ngữ cực ký quí mến tôi. Bởi vậy, bất cứ Trại sáng tác nào được tổ chức, dù là Hội Nhà Văn, Tổng cục Chính trị QĐ, Bộ CA, nhà văn Dương Duy Ngữ cũng động viên tôi thu xếp thời gian để đi trại viết. Trong các trại viết, tôi thường hay đàm đạo với các nhà văn như: Đại tá nhà văn Dương Duy Ngữ, Nhà văn Trần Nhương (khi đó đã chuyển về Hội Nhà văn VN, làm Giám đốc Viện Bảo tàng các nhà văn VN), Đại tá nhà văn Ngôn Vĩnh, Đại tá nhà văn Văn Phan, Đại tá nhà văn Xuân Thiều, Đại tá nhà văn Lê Lựu, đại tá nhà văn Đào Anh Thắng ( mãi đến khi anh tặng tôi cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mía” tôi mới biết anh là con rể nhà văn Nguyễn Đinh Thi), nhà văn Tô Đức Chiêu…Tôi dẫn ra đẩy đủ chức vụ, quân hàm của các nhà văn để muốn nói rằng, các nhà văn họ không cầu kỳ mấy chức danh đó, nên chỉ hay dùng hai chữ “nhà văn”, trước họ tên. Còn ở ngành Giáo dục, chức danh thường được phô trương như là một công cụ đánh bóng tên tuổi, dài đến gần chục chữ, đôi khi lại thành tai họa…
Trại sáng tác của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1996 tổ chức tại Đồ Sơn Hải Phòng, nhà văn Dương Duy Ngữ, Trường phòng Văn nghệ của Nxb QĐND là người chịu trách nhiệm tổ chức với chức danh Trại trưởng. Buổi khai mạc Trại, một đoàn cán bộ của Tổng cục Chính trị do Thiếu tướng Văn Phác xuống úy lạo. Thiếu tướng nói, Quân đội đang rất cần có các vở diễn về Quân đội và Chiến tranh Nhân dân. Rất mong các nhà văn hưởng ứng.
Vì hay cặp kè với nhà văn Dương Duy Ngữ, nên tôi ngồi ăn cơm cùng bàn với thiếu tướng nhà văn Văn Phác. Trong lúc ngà ngà đôi chén, tôi nâng cốc chúc nhà nhà văn Văn Phác, rồi nói: Xin hứa với tướng quân, tôi sẽ cống hiến một vở kịch về nội dung tướng quân đề cập. Nhà văn Văn Phác vui lắm, bắt chặt tay tôi: “Được thầy đóng góp thì còn gì bằng”.
Buổi trưa hôm ấy, tôi ngủ một giấc, lúc tỉnh dậy hốt hoảng nói với nhà văn Dương Duy Ngữ: “ Bỏ mẹ rồi bác Ngữ ạ. Lúc trưa, rượu vào lơ mơ, tôi cao hứng nên hứa với nhà văn Văn Phác như thế. Tôi đi lần này là định viết thiểu thuyết. Làm thế nào bây giờ?”. Nhà văn Dương Duy Ngữ bảo tôi: “Thì thầy chuyển sang viết sân khấu, có sao đâu?”. Tôi bảo: “Gần chục năm nay tôi chuyển sang viết tiểu thuyết rồi”. Bác Ngữ động viên: “Thì bây giờ thầy lại quay về viết sân khấu. Thấy cứ viết, nhất định sẽ được.
Tôi viết đúng 7 ngày thì xong vở chèo “Cô Đào Nhu”. Nhưng khi dàn dựng đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Doãng Hoàng Giang đề nghị đổi tên là “nước mắt cô đào hát”. Tôi là tác giả, nêu ý kiên: “Cô đào là có hát rồi”. Cuối cùng, Hội đồng nghệ thuật “chính thức hóa” tên vở chèo là “Nước mắt cô đào”
Đêm đầu tiên sau buổi Tổng diễn, vở được đưa về Phượng Cách (quê của nhà văn Dương Duy Ngữ và quê của nhân vật chính: Nữ tướng Đào Nhu, người lãnh đạo cuốc khởi nghĩa chống Pháp giai đoạn những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bác Tu (cựu sinh viên khoa Ngữ Văn ĐHTH Hà Nội), Giám đốc Sở Văn hóa Hà Tây, trực tiếp cho xe ô tô ra đón tôi tại KTX Mễ Trì vào cùng vào xem vở diễn đó. Sau đó, đoàn có buổi diễn miễn phí cho bạn bè và học sinh của tác giả tại Hội trường Mễ Trì (Thanh Xuân Hà Nội), diễn miễn phí cho Hội các doanh nghiệp Thủ đô tại rạp Công Nhân, Tràng Tiền Hà Nội (nhưng được biếu 2 triệu bồi dưỡng cho các diễn viên). Nhà thơ Phạm Đình Ân lúc đó hay chơi vơi tôi nên cũng được mời xem. Nhiều doanh nghiệp cảm ơn tôi, vì lúc đó tôi là Chủ nhiệm CLB Việt Nga nên là thành viên của Hiệp hội, người nối kết cho buổi biểu diễn này. Sau đó, trước khi đi biểu diễn ở nhiều tỉnh miền Bắc, Đoàn chéo hà Tây có lên quê hương tác giả biểu diễn miễn phí tại nhà Văn hóa thôn Thanh Chiểu. Tôi không về được, nhưng trưởng đoàn và ban lãnh đạo vẫn đến thăm mẹ tôi và biếu mẹ tôi một món quà. Sau này vở diễn được tham gia Hội diễn chèo toàn quốc ở Nam Hà và được nhiều lần trình chiếu trên Vô tuyến Truyền hình Trung ương. So với bản đầu có một chút thay đổi. Bản đầu: Đạo diễn: NSND đạo diễn Doãng Hoàng Giang, nhạc: nhạc sĩ Hạnh Nhân, họa sĩ: Lâm Xuân. Trước khi đi Hội diễn, Nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh được mời vào dàn dựng lại một vài cảnh. Bùi Đức Hạnh chính là tác giả “Bài ca Tây Bắc”. Bài này, tôi và mấy bạn cùng quê vẫn hay hát từ khi còn học lớp 8 Cấp 3 Quảng oai những năm tháng học trọ tại Tiên Phong, Ba vì Hà Nội. Nghệ sĩ Bùi Đức Hạnh từng là giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam. Cuộc gặp gỡ giữa tôi và đạo diễn, Giám đốc, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh là một vòng quay số phận đúng 30 năm.
Việc tôi viết 7 ngày xong một vở chèo là một kỷ lục phi thường trong đời sáng tác, có sự trợ giúp đặc biệt về tâm linh ( tôi sẽ nói kỹ hơn trong một dịp khác).
Khi tôi đi dạy ở Đại học Paris 7 (cuối 1998 đầu 1999), được biết nhà văn Dương Duy Ngữ lại tổ chức một trại viết mới cho Tổng cục Chính trị Quân đội tại Đồ sơn Hải Phòng, tôi gọi điện từ Paris về hỏi thăm các nhà văn thân quen. Nhà văn DDN kếu lên: Nhanh lên, nhanh lên về xuống Trại cho vui. Vắng ông buồn lắm, như vắng nửa tại viết…Ác nhà văn lứn tuổi thích nói chuyện vời tôi, chỉ vì tôi không bao giờ cáu mà hay nhẹ nhàng, hóa giải các xung đột bằng hài hước…
Trở lại câu chuyện vòng xoay số phận, đến hôm nay, từ khi Khoa Ngôn ngữ được thành lập (1996) đúng là 25 năm. Sau mấy chục năm phát triển, giờ đây nó lại trở về số KHÔNG. Ngành Ngôn ngữ cũng trở thành số KHÔNG.
Lời tiên đoán của tôi trong bài viết trên báo Văn nghệ cách đây gần hai chục năm “Nỗi đau Tiếng Việt” nay ứng nghiệm hoàn toàn.
Trong bài viết “đáp trả” PGS CXH có tên “Trong khoa học không được nói lẫn lộn” đăng trên tạp chí Tia sáng, tôi đã nói thẳng: Thành tích lớn của chúng ta là “Sau chừng 50 năm phát triển, cuối cùng khoa học lại trở về chỗ ban đầu”.
Giờ đây, trước cái cảnh tan nát của ngành càng ngẫm lại càng thấy đúng!
Vậy Ai gây nên cảnh bi thương này? Đó là câu hỏi cần tiếp tục phải làm rõ.
------------------------------
Thông báo chỉnh lý: Trong bài trước,vở diễn tôi đề cập có tên là “Vì tôi yêu”. Vở này do Xuân Huyền đạo diễn (anh tốt nghiệp khoa Đạo diễn, Trường Đại học sân khấu diển tai Liên Xô), họa sĩ: họa sĩ Lê Huy Quang, nhạc; nhạc: nhạc sĩ Ngô Quốc Tính (chồng của nghệ sĩ, phát thanh viên Thu Hiền (một hoa khôi của Đài Truyền hình Trung ương vào các thập kỷ bảy mươi – tám mươi của thế kỷ XX. Thời gian này, tham gia viết nhạc cho một số vở diễn của tôi còn có nhạc sĩ Phạm Tuyên. Các vở đầu tiên của tôi phát trên Truyền hình Trung ương có khá nhiều diễn viên gạo cội tham gia như: Phạm Bằng (Nhà hát kịch Trung ương), Nguyễn Anh Dũng (chồng của Phương Thanh, diễn viên nổi tiếng trong phim “Bãi biển đời người” do con trai của nhà văn Nguyễn Đình Thi là tác giả kịch bản – nhà văn Nguyễn Đình Chính). Nguyễn Anh Dũng sau là Giám đốc Nhà hát kịch Trung ương. Khi tôi đang dạy GS.TS.NVH, trong gian nhà 18 mét vuông giấy dầu, có nhiều bữa tiệc nghèo nhưng có mặt nhiều danh sĩ như: Nhạc sĩ Phạm Tuyên, đạo diễn Nguyễn Thị Trung Liên, nhà báo Hữu Nhuận (cha của PGS.TS Phạm Xuân Thạch, hiện là bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐ Trường ĐHKHXH&NV), nhà giáo Trần Hinh ( khoa Văn học), nhà báo Nguyễn Văn Anh ( TBT Tạp chí VHNT, chồng PGS.TS. LHT), diễn viên Thúy Mùi (sau là giám đốc Nhà hát chèo Hà Nội) cùng nhiều diễn viên cự phách nhất của Đoàn chèo Hà Nội như Mạnh Thường….Tất cả chúng tôi đã ngồi vào bàn cờ phong thủy từ những năm tám mươi của thế kỷ trước.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/251
14.
18 giờ trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (11)
( Bài 11) Đến đây, tôi xin tiết lộ thêm một bí mật của đường kết nối tâm linh. Anh Hồng Thái chính là người ký vào bài viết tôi của tôi đăng trên báo CAND về tình trạng thiếu công minh ở các Hội đồng xét phong học hàm. Nét mực khoanh cái câu gọi là “đặc biệt” trong bài số 10…là của chính anh Hồng Thái. Chắc đọc bài này, anh Hồng Thái cũng giật mình, không nghĩ là tôi đã lưu giữ tất các cái tài liệu đó. Tôi lưu giữ để nghiên cứu, nhằm kiểm tra lại các kiến thức tâm linh – phong thủy của các Cụ nhà tôi. Đơn giản chỉ có thế !
Bài 11 DỊCH CHUYỂN SỐ PHẬN
QUA TƯƠNG TÁC TÂM LINH
(tiếp theo)
Hữu Đạt
Trong khi đang viết bài về phong thủy-tâm linh, tôi nhận được một tin nhắn của học trò cũ và được đọc một bài của GS.TS.NVH viết gửi các bạn cựu sinh viên khóa 27. Đọc bài viết, tôi chợt nhận ra sự đáng yêu của anh học trò NVH năm xưa. Ở đây, tôi gặp một NVH hoàn toàn khác: Sự trong sáng của tâm hồn, tình cảm chân thành với các thầy cô, bè bạn. Một NVH thật sự đáng yêu của những tháng năm xưa. Đọc bài viết này tôi lại nhớ đến một bạn học sinh người miền Nam vẫn hay chơi thân với NVH là …Khôi (tôi không nhớ họ). Bạn Khôi người dong dỏng cao, khuôn mặt nhỏ, miệng cũng nhỏ, rất hiền lành. Nhớ lại những năm tháng ấy, sao mà thấy tình thầy trò thiêng liêng quá! Giá như NVH không ngồi vào tọa độ của “tam giác vàng” thì bây giờ gặp nhau quí biết mấy…
Trong bài viết, NVH nhớ đến rất nhiều người. Đó là những lúc tĩnh lặng, thoát ra khỏi cái khung tam giác. Dạo đó, tôi dạy K27 Ngữ Văn, nhưng còn vài buổi cuối cùng do phải giải quyết một số thủ tục để di NCS, thầy HTP dạy hộ, cho nên, khi kiểm tra, tôi vẫn là người chấm bài. Bài của NVH là một trong ba bài được điểm 9 (như ảnh chụp), nhưng tôi chỉ giữ lại bài của NVH để nghiên cứu về cấu trúc phong thủy và tâm linh, trong quá trình tương tác, làm nên cuộc hành trình của số phận. Bởi vậy, nếu giải mã theo con đường này, tôi thấy NVH vừa là người đáng giận, lại là người vừa đáng thương. Nếu ngay từ ngày đầu NVH đi đúng đường thì với khả năng và sự thông minh vốn có sẽ tạo ra một NVH khác, vẫn có thể làm Viện trưởng một cách đàng hoàng mà không phải chịu tai tiếng gì. Thế nhưng, trong quá trình phát triển sự nghiệp, NVH lại được sự tương tác của bạn bè, trong đó vô tình có người lại càng đẩy NVH đi xa con đường chính thống vào sâu mãi một “cuộc chiến”.
Cũng rất tình cờ, tôi lại được một SV cũ gửi cho đoạn coment của người có tên là Trần Thu Hằng nói về K27. Chắc bạn này ở khóa khác nên mới nói là, lúc đó không học thầy HĐ. Bài kiểm tra của NVH tôi vẫn còn giữ, đã đưa bản chụp lên từ bài trước. Nói vậy là biến “có” tành “không” mất rồi. Tôi không có ý tranh luận với bạn viết coment này, mà chỉ muốn viết lên sự thật, để làm các luận cứ cho cách lý giải của tôi về số phận con người qua các cuộc dịch chuyển liên quan đến bản đồ phong thủy-tâm linh. Để bạn đọc trẻ hiểu thêm sự thật, tôi xin vắn tắt nói thêm. Thời tôi dạy đại học, có kỷ niệm rất sâu sắc với các anh Nguyễn Hồng Thái, … Hà, …anh Quế (quê Nghệ Tĩnh, không nhớ họ nên tôi dùng dấu ba chấm), tôi chỉ nhớ họ của anh Nguyễn Hồng Thái. Hiện nay anh là thiếu tướng, Tổng biên tập Tạp chí Công an, lại cùng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Anh Thái có vợ cũng có tên là Hằng (tôi không nhớ họ). Khi chị Hằng còn làm ở báo Phụ nữ Thủ đô, theo lời mời, tôi có viết vài bài. Lúc chi Hằng gọi tôi ra nhận tiền nhuận bút. Chị có tâm sự với tôi: “ Các thầy xem thế nào chứ, ai lại nội bộ đấu đá khiếp thế …các tài liệu em nhận được, đọc thấy khủng khiếp quá thầy ạ. Những ngày Kỷ niệm Khoa, Trường, chúng em rất muốn về hội tụ, thăm Trường, Khoa cũ thậm chí có thể có chút đóng góp về tài chính để các thầy tổ chức ngày lễ…”. Tôi đã giải thích cho chị Hằng: “Đây không phải là cuộc đấu đá, mà là đấu tranh chống tiêu cực ở cơ quan…”. Sau này đến tuổi hưu, chị Hằng sang làm báo “Tầm nhìn”. Chị Hằng chính là vợ anh Ngyễn Hồng Thái, nguyên Giám đốc Nxb CA, hiện đang làm TBT Tạp chí CA.
Tôi và anh Hồng Thái quí nhau bởi nhiều lẽ, vì tình thầy trò, vì tình bạn văn chương, vì quan hệ của các thế hệ nối tiêp và nhiều tương tác khác. Đến nay, thầy trò ngồi với nhau vẫn nhắc lạimột kỷ niệm đẹp vô ngần: Khi tôi dạy môn Phong cách học, đúng là lúc trên đã duyệt cho phép công diễn vở chèo “Nước mát cô Đào” do Nghệ sĩ nổi tiếng nhất lúc đó là Doãn Hoàng Giang đạo diễn. Vở diễn kết thúc, tôi đạp xe đạp (lúc đó nghèo lắm) còn các bạn sinh viên đi bộ. Trời bỗng đổ mưa như trút. Các bạn sinh viên trong đó có anh Nguyễn Hồng Thái vừa đi vừa hát vang “Tình yêu bát ngát như màu xanh, vĩnh viễn như thời gian…ngát hương. Tình yêu sáng mãi như lửa cháy, sáng mãi như niềm tin… thiết tha”. Bài hát có giai điệu rất đẹp, do bàn tay tác tạo của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính. Họa sĩ của vở này cũng là một họa sĩ rất nổi tiếng: Lê Huy Quang, người từng giữ chức giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, sau cũng là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (Ban Thơ). Lúc đó tôi còn trẻ, mới 28 tuổi. Bốn người còn lại đều là các nhân vật rất nổi tiếng, nhưng chơi với nhau như bạn bè. Nhờ có các tương tác tâm linh ấy, tôi dần bước vào văn đàn với sự phấn đấu không mệt mỏi và học được nhiều tri thức từ chính các bè bạn vong niên.
Sở dĩ các bạn sinh viên K23(?) háo hức hát bài đó, vì sau khi màn kéo lại vở diễn kết thúc, các sinh viên ùa lên chép tay. Khi đi bộ từ Hà Đông về Mễ Trì (vì hết giờ xe buýt và tàu điện- tàu điện nay không còn) các bạn SV hát với niềm phấn chấn vô kể. Tôi cũng xuống, dắt xe đi bộ, hát cùng. Tình ảm của tôi và anh Hồng Thái vô tư, không hề vụ lợi nên thầy trò vẫn quí nhau đến lúc này. Anh Hồng Thái là người rất tốt, có năng lực, sống rất tình cảm. Đó là điều rất hợp với tôi. Trên cấu trúc bề mặt (cấu trúc xã hội) chúng tôi không có quan hệ mật thiết. Nhưng theo cấu trúc tâm linh, chúng tôi vẫn ngồi trên cùng một bản đồ phong thủy). Do đó, khi anh Hồng Thái làm Trưởng ban báo CAND, thường mời tôi viết bài, tôi cũng viết cho báo mỗi khi rảnh. Ngoài quan hệ với anh Hồng Thái, tôi còn là chỗ quen biết của Tổng Biên tập (cựu SV khoa Sử, ĐHTH HN), cấp trên của anh Hồng Thái. Đến đây, tôi xin tiết lộ thêm một bí mật của đường kết nối tâm linh. Anh Hồng Thái chính là người ký vào bài viết tôi của tôi đăng trên báo CAND về tình trạng thiếu công minh ở các Hội đồng xét phong học hàm. Nét mực khoanh cái câu gọi là “đặc biệt” trong bài số 10…là của chính anh Hồng Thái. Chắc đọc bài này, anh Hồng Thái cũng giật mình, không nghĩ là tôi đã lưu giữ tất các cái tài liệu đó. Tôi lưu giữ để nghiên cứu, nhằm kiểm tra lại các kiến thức tâm linh – phong thủy của các Cụ nhà tôi. Đơn giản chỉ có thế !
Nay trở lại chuyện tôi cộng tác viết bài cho báo CAND. Ngoài anh Hồng Thái tôi còn là bạn vong niên với Đại tá Nhà văn Ngôn Vĩnh cũng là cựu SV Ngữ Văn, khóa (…?), chúng tôi khá thân thiết với nhau qua các Trại sáng tác của Bộ CA, của TCCT Quân Đội, của Hội Nhà văn VN. Nhiều lần đại tá Ngôn Vĩnh ( lúc đó đang là TBT báo CAND, kiêm chi Hội trưởng Chi hội các Nhà văn CA) đã trực tiếp mời tôi tham dự Trại sáng tác của Bộ. Ngoài ra, quan hệ giữa tôi và đại tá Ngôn Vĩnh còn qua tương tác với đại tá nhà văn Dương Duy Ngữ, đại tá nhà thơ TBT Tạp chí CA.. …Sau này tôi cũng hay chơi với Đại tá nhà văn Văn Phan (giám đốc NXB Công an Nhân dân) và xuất bản ở đó các cuốn tiểu thuyết như: Phía sau giảng đường, Vòng xoáy cuộc đời, Cổng trường Thời mở cửa…biên tập các cuốn sách này do đại tá nhà thơ Thu Trang (bạn cùng lớp, lúc đó là trung tá). Còn rất nhiều tương tác với các tướng lĩnh, sĩ quan QĐ và CA khác nữa….( đều là tương tác cực kỳ tốt)
Có nhiều NXB thích in tác phẩm của tôi, vì sách tôi ra, có nhiều bạn đọc. Ngay đến hôm qua, bên Phát hành sách (cô HG) còn gọi làm quen để xin mua lại các đầu sách cũ của tôi. Riêng cuốn “Các vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật”, cô HG đặt mua 50 cuốn, nhưng tôi nói chỉ còn rất ít, dành tặng bạn bè, nên không nhượng lại cho cô được.
Trong tất cả các bài viết của tôi không hề có các từ “hồn, phách (…là thể xác, hồn là anh linh), hậu thiên thuận, sinh linh mới, con đường vạn lý, hồi sinh, Thượng giới, hoàn sinh, đầu thai…”, nhưng đó là các bài nói về phong thủy mang tính thực tế, cụ thể. Nói đến đâu, có dẫn chứng cụ thể đến đó, chứ không hồ đồ. Đó chính là lý do tại sao, có nhiều trường hợp, tôi không thể tham gia viết bài, dù có nhiều báo đặt. Chẳng hạn, tôi đọc rất kỹ các bài báo đăng trên “Phụ nữ” và “Đường tin” về đạo văn, cũng như đọc khá nhiều bài viết của GS.TS. NĐT (qua nhiều học trò gửi đến), tôi chưa bao giờ có bất cứ ý kiến gì. Bên tay trái tôi là bạn học cùng lớp. Bên phải tôi là tờ báo do học trò cũ quản lý. Biết hiểu thế nào cho đúng sự thật? Không biết rõ sự thật mà nhảy vào viết hay nói đều là hồ đồ, tam toạng. Từ thuở ấu thơ, cha tôi dạy nhiều lần một câu cổ ngữ: “Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Đó mới thực sự là biết”. Suốt đời, tôi tuân theo lời dạy đó. Chẳng hạn, khi xảy ra vụ cô Nguyễn Thị T, trường ĐHSP Hà Nội. Cô T đã bảo vệ thành công một LV Cao học nói về thơ “lề trái” (tư liệu khảo sát chính: thơ của Bùi Chát, Lý Đợi), với điểm tuyệt đối: 5 điểm 10/10 và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại bộ môn Văn học Việt Nam. Một lần, có một vị đại tá gặp tôi. Anh ấy đặt tôi viết một bài về LV Cao học này. Tôi không rõ, mục đích để làm gì? (rất dài…tế nhị ). Sau đó, tôi nói: “Tôi không thể viết bài được. Vì tôi viết người ta sẽ hiểu là tôi “đánh” các cán bộ ĐHSP. Chưa chừng lại xảy ra cuộc “nhân văn giai phẩm” thứ hai thì càng dở. Nếu các vị muốn “xử lý” (…) thì phải bắt đầu từ chuyên môn để tránh oan trái cho một con người. Còn nhân sự, giải quyết thế nào, tôi không dám bàn vì nó ngoài chuyên môn của tôi. Tôi cũng không được tiếp cận tài liệu chính thức về việc cô T có tham gia (…) hay không? Dù tôi cũng biết trên mạng có nói về việc ấy, nhưng đó là tài liệu tôi đọc để biết thêm tình hình xã hội, chứ không hề coi đó là căn cứ để nhận định về một con người. Tôi làm nghiên cứu khoa học, nên tài liệu trên mạng chưa đủ nói lên cái gì. Còn về chuyên môn, ở ta có “Hội đồng lý luận Trung ương”. Vậy, các anh nên nhờ lập một Hội đồng mới xem xét lại vấn đề được thỏa đáng. Các sự việc khác liên quan đến người trong cuộc, xử lý thế nào là thẩm quyền của cơ quan chức năng”. Sau đó, đồng chí đại tá này về triển khai thế nào không biết. Tôi chỉ biết có một Hội đồng chấm lại LV.THS của cô Nguyễn Thị T, do PGS.TS PTT, làm phản biện 1. Bản phản biện rất dài, đã đăng trên báo Văn nghệ . Cô Nguyễn Thị T bị đánh trượt, kết quả của HHD chấm LV lần trước bị hủy bỏ. Cô bị buộc thôi việc. Còn CB hướng dẫn LV này cũng được cho về hưu sau đó. Nhân sự kiện này, Báo VNQĐ đặt tôi viết một bài về “Đổi mới chương trình và phương pháp dạy văn”. Bài có in cả ảnh tác giả rất trên trang nhất.
Với người ngoài còn vậy, với học trò cũ của mình, nỡ nào tôi lại không nói thật để, ngoài anh NVH, còn nhiều người khác, cần lưu ý.
Theo trao đổi của một số người khác ngành, bản Kiến nghị có hàng trăm người ký tên đang ở thế rất chênh vênh:
1. Với các đảng viên thì đây là một việc làm cố tình chống lại Nghị quyết Đảng và lời nhắc nhở của đồng chí TBT. Đó là tham gia vào kiến nghị tập thể - việc đảng viên không được phép làm.
2. Đối với cán bộ không phải là đảng viên: Việc làm này vi phạm luật: can thiệp vào một đơn vị ở cơ quan khác.
3. Một hoạt động có tổ chức nhằm gây rối loạn trật tự xã hội.
4. Nối kết với Việt Kiều nước ngoài sỉ nhục quốc thể, can thiệp vào nội bộ của một trong các cơ quan cao nhất thuộc khối KH&GD của Nhà nước Việt Nam.
5. Tiếp tục ủng hộ cho các hành vi lừa dối để tiêu tiền của Nhà nươc và Nhân dân vô tội vạ qua các quảng cáo, bài viết…
Đó là các ý kiến của các vị ngành khác. Tôi chỉ muốn nêu ở đây, qua sự kiện của nữ Thạc sĩ Nguyễn Thị T để các bạn suy ngẫm. Trong một hai bài viết trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh hảo, tôi cũng đã nhắc: “Các bạn hãy nhớ đến công lao cha mẹ, đến quá trình phấn đâu vất vả của mình để tỉnh táo trước khi hạ bút ký vào đâu đó”. Tất nhiên, quyền ký là của các bạn rồi.
Riêng đối với PGS.TS.TCL, tôi muốn nhắc thêm. Khi xảy ra các biến cố động trời của khoa NNH, trong danh sách chính thức PGS.TS.NVC gửi lên trường, cô không nằm trong số được qui hoạch cán bộ để bầu vào BCN khoa khóa tiếp. Một nữ PGS.TS là chi ủy viên đã mất rất nhiều công sức để làm lại qui hoạch, bởi vì, nếu không đưa cô vào được qui hoạch thì không thể bầu cô lên làm chủ nhiệm khoa vào lúc PGS.TS. NVC phải ra đi.
Ấy thế mà, khi mới nhận chức Chủ nhiệm khoa và Bí thư chi bộ chưa được nửa năm, cô đã bị cuốn ngay vào các sự kiện, nhìn bên ngoài rất nhỏ, nhưng bên trong lại rất lớn, có thể tạo ra một tương tác mới dẫn đến sự dịch chuyển số phận của cả đời người. Chỉ riêng cách cô giới thiệu các GS này, GS kia là “tên tuổi lớn” đủ thấy cô rất tầm phào và cũng bị “biến chất” khi ngồi vào cái ghế Chủ nhiệm khoa. Cô lại phát ngôn theo kiểu tùy tiện bốc trời về hai vị GS.TS trong khoa khi gọi đó là các “tên tuổi lớn”. Chỉ nghe phát ngôn của cô, cũng thấy con người cô non kém cả về trình độ chuyên môn và vốn hiểu biết liên ngành, chưa nói là sự quá yếu kém về bản lĩnh chính trị khi đã ký tên vào Kiến nghị trên. Chúng ta cứ tự tâng bấc nhau vô tội vạ để cuối cùng dư luận xã hội đòi phán xử cả ngành chúng ta hôm nay. Nói đúng ra, người ta vãi C…ám vào mặt, mà chúng ta không hề biết xấu hổ….
Để dễ liên hệ về “tương tác tâm linh”, tôi có thể lấy ngay một số nhân vật trong các tác phẩm của Kim Dung. Đây là một cây bút đặc biệt đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới nhà văn Trung Quốc. Có người không coi ông là nhà văn, mà chỉ thừa nhận ông là tác giả viết truyện chưởng rất đặc sắc. Nhưng, trong các phát ngôn chính thức, ông vẫn được coi là nhà văn có hạng. Chỉ riêng việc các tác phẩm của ông dựng thành phim xuất đi khắp thế giới cũng đủ thấy sức mạnh của cây bút Kim Dung. Bí ẩn sau cây bút này chính là sự hiểu biết sâu rộng về phong thủy, tướng số, đạo pháp, tâm linh…của người viết.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ dẫn vài nhân vật tiêu biểu nhất để nói về tương tác tâm linh. Đó là Quách Tỉnh (Tĩnh), Dương Hóa, Hoàng Dược sư (chủ nhân đảo Đào Hoa) , Âu Dương Phong, Bắc cái Hồng Thất Công và Lão Hoang Đồng. Trong số các nhân vật vừa nêu, Lão Hoang Đồng giống như một người tài ẩn trong dân gian. Ông ta không thuộc phái nào, nhưng kiếm pháp rất diệu nghệ. Ông chỉ xuất hiện can thiệp mỗi khi thấy sự bất công xảy ra. Còn cuộc đời của ông là thú ngao du nay đây mai đó, với bầu rượu (võ say đánh rất hay) túi thơ (thể hiện qua các đối thoại rất hóm hỉnh, nhẹ nhàng). Ba lão tướng còn lại có thể tách ra thành ba góc, lập nên một cái chiếu phong thủy: Hồng Thất Công và Lão Hoang Đồng ngồi đối diện nhau thuộc trục Chính đạo, Hoàng Dược Sư và Âu Dương Phong ngồi đối diện với nhau, thuộc trục tà đạo. Bốn người bốn góc chiếu thành con số 4. Trong thuật số và phép chuyển hóa ngũ hành, số 4 là số tử. Bốn người này, nếu ngang sức nhau sẽ phải gặp nhau suốt cuộc đời và tạo ra cái gọi là “oan oan tương báo” không bao giờ hết. Nhìn từ góc độ cấu trúc, khi nghiên cứu văn bản đây nghệ thuật, là loại văn bản được cấu trúc theo kiểu chiếu nghỉ bậc thang (Xem thêm, Hữu Đạt “Các vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019). Nhìn theo phong thủy, đó là hai bên chính và tà. Nếu một bên mạnh, áp đảo và tiêu diệt được bên kia. Ấy là chữ “tử”. Chữ này ứng nghiệm khi một bên quá mạnh, đủ sức tiêu diệt bên kia.
Nhưng sự đời không đơn giản thế! Có những lúc bên tà tưởng thắng vì số đông, nhưng bên chính vẫn uy nghi tồn tại nhờ quang minh chính nghĩa. Trong tình thế đó, một người, ví dụ như Dương Hóa, hoặc Quách Tỉnh, bước vào bàn cờ đó, Bản đồ phong thủy đó sẽ biến đổi: Có thêm một người thành con số 5. Đây là con số rất biến hóa. Do đó, người trẻ tuổi, nếu đi theo phái tà sẽ có số phận khác, đi theo phái chính sẽ có số phận khác. Đó chính là tương tác tâm linh.
Các GS.TS. PGS.TS….trong bản Kiến nghị đều là đồng nghiệp và là học trò của tôi. Tôi không bênh ai cũng không nhằm “đánh” ai mà chỉ nhân nói về số phận con người qua tương tác tâm linh, muốn nói lên một bài học về sự cẩn trọng. Tất nhiên, trong các sự việc trên, công minh mà xét, phải có người chịu trách nhiệm cao nhất. Ai là bậc thầy, là người lớn tuổi nhất, chức danh cao nhất …có thể nhận trách nhiệm này, không thể tất cả chỉ đổ lên đầu GS.TS.NVH. Có một số đơn đề nghị gửi đến chỗ chúng tôi qui kết GS.TS. NVH là “phản động”, chúng tôi không thể đăng trên mục “trao đổi khoa học” vì chưa đủ bằng cớ. Kết luận này coi như câu trả lời chính thức của chúng tôi. Rất có thể tác giả bài viết không bằng lòng. Nhưng chúng tôi có nguyên tắc: làm việc theo tinh thần khoa học, khách quan. Bài của tác giả có thể gửi đến các cơ quan chức năng khác…Chúng tôi cũng không có chức năng chuyển các bài viết (kể cả đơn) của tác giả đến cơ quan an ninh, hoặc bất cứ cơ quan nào khác. Chúng tôi chỉ làm việc trong phạm vi chuyên môn và trách nhiệm xã hội của mình.
Để có thể kiểm tra các phân tích của tôi, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau. Tôi cũng muốn nhắc các bạn rằng, đây mới chỉ là kết quả phản biện về một bộ sách. Trên thực tế thì cả 5 bộ sách Tiếng Việt 1, cũng đều mắc các lỗi tương tự. Đó là loại lỗi chung do cùng một chương trình đẻ ra.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/250
13.
1 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (10)
(Bài 10) Trong cuộc đời của con người, mỗi khi thay đổi nơi ở hay đơn vị công tác là một lần thay đổi số phận. Sự chuyển dịch số phận từ một thời điểm này đến thời điểm khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, có các tương tác tâm linh. Đây là mối tương tác ở chiều sâu, nhìn bề ngoài khó thấy được, vì nó có vẻ như vô hình. Nhưng nếu trải nghiệm qua cuộc sống, bạn có thể kiểm tra lý thuyết này ngay trên mỗi chặng đường đời của bạn.
DỊCH CHUYỂN SỐ PHẬN
QUA TƯƠNG TÁC TÂM LINH
Hữu Đạt
Trong cuộc đời của con người, mỗi khi thay đổi nơi ở hay đơn vị công tác là một lần thay đổi số phận. Sự chuyển dịch số phận từ một thời điểm này đến thời điểm khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, có các tương tác tâm linh. Đây là mối tương tác ở chiều sâu, nhìn bề ngoài khó thấy được, vì nó có vẻ như vô hình. Nhưng nếu trải nghiệm qua cuộc sống, bạn có thể kiểm tra lý thuyết này ngay trên mỗi chặng đường đời của bạn.
Các bài nói chuyện của tôi, trong góc độ nào đó có thể coi là các bài giảng về thuyết Nhân - Quả, Phong thủy và Tâm linh, được chứng nghiệm qua thực tiễn cuộc sống từ những con người ta gặp hàng ngày. Trong hệ thống các bài nói chuyện của tôi, chắp nối lại, có thể tạo ra một cuốn tiểu thuyết, cũng có thể tạo ra một cuốn phim, một vở kịch hoặc một chuỗi các câu chuyện kể về mối quan hệ giữa số phận và tâm linh…Tóm lại, mỗi người có thể dùng nó một cách khác nhau theo chuyên môn riêng của mình. Điều này, giống như một cây chuối. Ta có thể thái ra làm rau sống. Có thể nuôi cho lớn để tạo ra buồng. Thành buồng rồi có thể lấy quả chuối đem nấu canh (chuối xanh), có thể để chín. Thân cây chuối có thể thái ra làm rau chơ lợn ăn, có thể đóng bè (đi trên nước), có thế tách ra thành từng bẹ. Bẹ chuối có thể tước ra, phơi khô, làm lạt, làm dây thừng…
Trở lại câu chuyện về bản đồ phong thủy, để nói tiếp về các nhân vật trong ngành Ngôn ngữ học. Toàn bộ câu chuyện hôm nay, nếu cắt rời từng đoạn thì khó có thể tìm được nguyên nhân, tức nguồn dẫn của nó.
Sau khi TS.NMT về khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đang có sự dịch chuyển rất lớn: “Từ một trường đại học nghiên cứu cơ bản chuyển sang đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực”. Bởi vậy, sơ đồ cấu trúc phong thủy đã biến đổi hoàn toàn. Quá trình vỡ khoa Ngữ Văn các bạn có thể đọc lại tiểu thuyết “Quái nhân” (Nxb Hội Nhà văn 2013). Sự sụp đổ của khoa Ngôn ngữ học đã được dự báo ở tiểu thuyết này. GS.TS. LQT và GS.TS. NTG sau này đọc lại, mới thấy giật mình về tính chuẩn xác của dự báo đó.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn bảo lưu ý kiến coi việc tách khoa Ngữ Văn là một sai lầm mang tính lịch sử. Thời đó, chỉ có tôi, GS. Nguyễn Kim Đính và PGS. Bùi Duy Tân là phản đối đến cùng. Nhưng không thành công. Khi khoa tan vỡ, PGS Bùi Duy Tân nuối tiếc đến nỗi, mỗi khi tâm sự với tôi và nhiều đồng nghiệp phải thốt lên: “Ước mơ lớn nhất của tôi là, khi nhắm mắt được nhìn thấy khoa Ngữ Văn hợp nhất trở lại”. Nhưng ước mơ đó không thành. Tôi có bài thơ vịnh về cuộc đời ông (Xem thêm Hồi thứ chín “Bùi Duy Tân đổ nước mộng giường/ Hoàng Trọng Phiến vén màn tế độ” (tr 233-280), Văn khoa Chân dung ký, Nxb Hội Nhà văn, 2021). Nếu các bạn đọc kỹ sẽ thấy, mỗi bài lảy Kiều hoặc bài thơ vịnh ở cuối mỗi chân dung, đều liên quan đến các sự kiện lịch sử của một giai đoạn đáng nhớ: Nửa cuối thế kỷ XX.
…Lúc đầu, cấp trên giải thích,”tách khoa” chỉ là hình thức để tạo ra bề mặt cơ cấu cho việc thành lập Đại học Quốc gia HN, còn bản chất thì không thay đổi. Nghĩa là việc giảng dạy vẫn “liên thông”- Các môn học vẫn như cũ. Chỉ khác là đổi giờ từ khoa này sang khoa kia. Nghe rất có lý. GS.TS. Phùng Hữu Phú từng gặp tôi và nói: “Ông là Phó Chủ nhiệm bộ môn khi tách, ông phải ủng hộ Trường và thông suốt tư tưởng này”. Từ đó, tôi không trả lời phỏng vấn báo chí. Tôi tôn trọng nguyên tắc của tổ chức, nhưng trong lòng vẫn không thông. Khi TS Phạm Quang Long về nước, đứng nói chuyện với tôi trên hành lang tầng 3 nhà B, trách: “Có ông, ông Thìn và các ông ở nhà, sao đến nỗi để khoa bị vỡ”. Tôi buồn bã trả lời: Tôi chống đỡ không nổi. Ngay cả các thầy như thầy Đính, thầy Tân cũng vào cuộc mà không chống được”. Một lần, trong lúc đánh cờ, tôi hỏi TS. Nguyễn Bá Thành (lúc đó chưa phong hàm PGS): “Anh là Chủ nhiệm, sao anh ủng hộ việc tách khoa?”. TS. Nguyễn Bá Thành nhăn nhó, thậm chí bực bội: “Thầy bảo khoa Ngữ Văn giống như đôi vợ chồng. Con vợ nó suốt ngày đòi ly dị thì giữ làm gì kia chứ?”. Thầy Bá Thành nói theo hình tượng. Thầy là người viết khá nhiều sách. Khi tôi xuất bản cuốn giáo trình Sau Đại học “Các vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật” thầy đọc cẩn thận lắm. Một lần, tôi gọi điện có ý mời thầy qua chơi cờ. Tôi hỏi: “Giáo sư đang làm gì đấy?”, thầy Thành nói: “Tôi đang đọc giáo trình Sau đại học của thầy. Thầy viết rất công phu, chặt chẽ và rất bài bản”. Thầy Thành là sinh viên K14, sau đi bộ đội trở về học tiếp ở khoa, nên rất giữ ý, thường gọi tôi, thầy Trần Hinh, thầy Trần Nho Thìn, thầy Phạm Quang Long…là “thầy” còn những lúc vui vẻ, thân mật gọi là “ông”. Tôi dám chắc thầy Bá Thành không đọc lý thuyết hành vi ngôn ngữ, nhưng cách giao tiếp của thầy lại rất văn hóa, lịch lãm hơn, thậm chí đối lập với cách giao tiếp của rất nhiều GS, PGS và các “chuyên gia số 1” của ngành ngôn ngữ học chuyên hướng dẫn LV, LA ở lĩnh vực này. Xét về cấu trúc xã hội, tôi và thầy Nguyễn Bá Thành không còn ở một đơn vị, nhưng cấu trúc tâm linh, trên bản đồ phong thủy lại không thay đổi và vẫn có các tương tác. Chúng tôi hay tặng sách cho nhau, và đọc nhau khá kỹ để sử dụng ngay các kiến thức của bạn bè đồng nghiệp vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Khi thầy Bá Thành xuất bản cuốn “Giao lưu văn hóa Việt Nam Hàn-Quốc”, thầy tặng tôi. Tôi đọc rất cẩn thận và viết một bài giới thiệu trên báo Văn nghệ. Nhà văn Nguyễn Đăng Bảy lúc đó là thư ký tòa soạn, đồng thời là một dịch giả nổi tiếng, nhận xét: “Bài thầy HĐ viết về sách của thầy Bá Thành hay quá. Tôi dám chắc, sẽ không có ai viết về thầy Bá Thành hay như thầy HĐ”. Sau đó, vị thư ký tòa soạn nói: “Tình bạn của các anh đáng nể thật”. Thầy Thành tặng tôi đến 5,6 cuốn sách. Khi lập tủ sách của Viện, tôi xếp ra một khu riêng (cùng với sách của một số thầy khác) để cho học viên chuyên gia nước ngoài đến Viện học, có dịp đọc tham khảo.
Chỉ vài sự kiện đã nêu cũng có thể nói lên sự khác biệt giữa sơ đồ cấu trúc xã hội và sơ đồ cấu trúc phong thủy - tâm linh. Về cấu trúc xã hội, tôi và thầy Bá Thành nay đã ở hai khoa khác nhau. Về ngành hẹp, thầy Bá Thành thuộc ngành văn học, tôi thuộc ngành ngôn ngữ. Ấy vậy mà, cuốn sách của tôi thầy lại đọc rất cẩn thận (cũng như tôi đọc sách của thầy), trong khi đó chính các GS.TS và các cán bộ của ngành tôi lại chưa hề đọc cuốn sách này. Nói ra rất nghịch lý. Nhưng lại là sự thật.
Thế hệ chúng tôi là sản phẩm của đào tạo từ Ngữ Văn. Đây là thế hệ được trang bị kiến thức toàn diện chứ không méo mó như sau này. Vì sao? Vì, học văn học mà không học kỹ ngôn ngữ thì chỉ là học cái bên ngoài. Học ngôn ngữ mà không học kỹ văn học thì chỉ là các lý thuyết hệ thống (tĩnh). Nó sẽ “chết” ngay lập tức khi chuyển sang thực tế đời sống (hệ thống động). Chỉ cần nhìn lại các bài phê phán của nhà thơ Trần mạnh Hảo với các LATS, trong đó có đề cập đến GS.TS.NVH là người từng tự coi mình là chuyên gia giỏi nhất ở lĩnh vực này, cũng đủ thấy ngay. Soi vào SGK thì lại càng thấy rõ hơn nữa.
Trở lại cac sự kiện ở khoa Ngôn ngữ học. Khi mới thành lập khoa, người ta thấy ngay một thế trận phong thủy mới được hình thành từ một cấu trúc xã hội mới. Khi nằm trong khoa Ngữ Văn, ngành Ngôn ngữ chỉ là một tổ bộ môn trong 5,6 đơn vị cùng bậc như: tổ Hán Nôm, tổ văn học nước ngoài, tổ Cổ Cận Dân, tổ Văn học Việt Nam hiện đại... số phận các cán bộ, dù thế nào cũng nằm trong tầm rộng hơn (tức khoa). Do vậy, thời đó, nhiều thông tin “bắn” đến tôi: “Đây là cơ hội vàng, ngàn năm có một”. Riêng tôi, chẳng thấy “cơ hội vàng” đâu cả mà lại thấy “cơ hội bị xoá sổ” của ngành Ngôn ngữ học (do giải mã từ bàn đồ tâm linh - phong thủy). Nếu nói lúc đó thì quá sớm. Nây chiêm nghiệm lại mới càng thấy cái uy lực của lý thuyết tâm linh là quá cao vời.
Tôi nhớ lại lúc đó, cuộc vận động tác khoa ráo riết ở mọi nơi, mọi chỗ. Người ta đã áp dụng triệt để cách tuyên truyền của Joseph Goebbels (Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã): “Một cái không phải là sự thật, nói một lần người ta chưa tin…nói một trăm lần, hoặc vài trăm lần… nguời ta sẽ tin đó là thật. Chỗ này, nhiều bạn trẻ còn chưa biết, nên tôi mở rộng thêm một chút. Sau khi chiếm được nước Ba Lan (1939), Adolf Hitler, chỉ huy cao nhất của Đức Quốc xã (Quốc trưởng) quyết tâm tấn công Liên Xô. Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu về nhân vật này:
Lúc đó, Liên Xô là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa gồm 15 nước, nên là một quốc gia rất hùng mạnh. Phần lớn sĩ quan, binh lính quân đội Đức Quốc xã rất ngại đụng độ, thậm chí lo lắng. Nhưng với tài tuyên truyền của ngài Thống chế Joseph Goebbels, cuối cùng quân đội Đức Quốc xã cũng tin “Đức đánh vào Liên Xô nhất định thắng. Trước sau thì Liên Xô cũng phải trở thành thuộc địa của Đức”. Joseph Goebbels từng nói“Nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”.
Thống chế Joseph Goebbel
(Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã)
… Khi tách riêng thành khoa độc lập, ai cũng hồi hộp về vấn đề nhân sự. Người ta thì thầm, trong bốn người: GS.TS NTG; GS.TS LQT; GS.TS ĐVĐ; PGS.TS TTD ai sẽ là chủ nhiệm khoa?
Một lần, PG.TSKH Nguyễn Lai hỏi tôi: Theo Đ, ai làm chủ nhiệm khoa là hợp lý? Tôi chưa trả lời thì GS phân tích: “Theo nguyên lý, PGS.TS.TTD lên là phù hợp nhất, vì lúc đó PGS.TS.TTD đương kim là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn”. Có lý! Rồi GS lại phân tích: “Ba người còn lại, ai làm cũng được cả”. Cũng có lý! GS Nguyễn Lai hỏi tôi: “ Nếu chọn, cậu chon ai?”. Tôi cười: “Mọi sự đã được xếp sẵn rồi. GS.TS. ĐVĐ sẽ làm chủ nhiệm”. GS Nguyễn Lai tròn xoe mắt: “Sao cậu biết? ”. Tôi cười: “Rồi thầy xem”. Nay, nếu xem lại cuốn tiểu thuyết “Quái nhân” (Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, 2013) các bạn sẽ thấy nhận định của tôi vô cùng ứng nghiệm.
Nhưng vui nhất là lúc sắp tách khoa. Theo cách tổ chức nhân sự lúc ấy: Ai thích chọn về đâu cũng được. Các cán bộ ngành Văn thì không ai sang ngành Ngữ rồi. Các cán bộ ngành Ngữ thì có quyền ở lại, hoặc về khoa mới. Một sự kiện ồn lên, khi TS.Nguyễn Bá Thành đến dự cuộc họp cuối cùng với bộ môn Ngôn ngữ học. Anh công bố: “Hiện nay Ban Chủ nhiệm khoa đã nhận được một lá đơn của một thầy xin ở lại khoa Văn học. Chúng tôi chưa công bố, vì còn phải đảm bảo bí mật”. Rộ lên một tinh đồn: “TS.NHĐ làm đơn xin ở lại khoa Văn học”. Trong các cuộc họp luôn có tiếng xì xào: “Chẳng cần đoán cũng biết ngay là ông Đ…”. GS.TS.HTP băn khoăn nói với tôi: “Em đã cân nhắc kỹ chưa?”. Tôi nói : “Em cân nhắc kỹ rồi thầy ạ”. Thầy thở dài.
Buổi họp khoa lần cuối cùng. TS.NBT công bố: “Người xin ở lại khoa Văn học là thầy ĐTT (mới qua đời vào đợt dịch covid). Cả khoa trố mắt ngạc nhiên. PGS Lê Huy Tiêu ngồi cạnh tôi, đẩy kính ra rồi lại đeo vào: “Thế mà mình cứ tưởng là cậu”.
Một lần tôi hỏi anh ĐTT: “Mình rất bất ngờ. Không nghĩ là ông ở lại”. ĐTT cươi cười: “ Với em, đây là cơ hội ngàn vàng. Bao nhiêu năm phải sống gần GS.TS. ĐVĐ đã quá mệt mỏi. Bao nhiêu cuộc họp chi bộ, anh không biết (lúc đó tôi chưa vào Đảng), chỉ riêng việc kiểm điểm cụ D (GS.TS) về chuyện “bỏ vợ” cũng ớn hết người. Nghĩ cũng khổ cho cụ. Giờ cụ vào trong đó, thế là yên thân” ( xem thêm, Văn khoa chân dung ký, Hối thứ 6, trang 133-152).
Được phân công phụ trách giáo vụ phần giảng dạy ngôn ngữ ở khoa Văn học, ĐT dạy luôn cả bốn phần: Dẫn luận ngôn ngữ học,Từ vựng, Ngữ âm và Ngữ pháp. Gặp tôi ĐTT hất hàm: “Em dạy tuốt, riêng phần Phong cách học, em chính thức mời anh sang dạy cho Khoa em”
… Lúc đầu khi mới tách ra, hai khoa Ngôn ngữ học và Văn học thực hiện khá nghiêm túc cái gọi là “liên thông”, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong hai năm đầu. Sau đó, bắt đầu có sự chuyển dịch lớn. Đó vị Chủ nhiệm khoa NNH âm thầm đặt ra các kế hoạch mới. Ngoài việc đưa TS.NVH vào biên chế chính thức giảng dạy môn ngữ pháp, còn tạo cho TS.NVH một chuyến đi Pháp rất ngoạn mục, trong khi nhiều vị là bậc thầy NVH vẫn còn chờ đợi, xếp hàng. Khi đã hưởng đặc ân ấy, đương nhiên NVH phải là người chịu ơn và đi vào quĩ đạo của tầm tay ông thầy. Cùng với sự kiện PGS.TS NMT ngồi vào ghế Phó Hiệu trưởng, ngành Ngôn ngữ học đã hình thành bộ ba tam giác vàng rất đặc biệt: PGS.TS.NMT; GS.TS.ĐVĐ; TS.NVH. Đó cũng là ly do mà, TS.NVH thường hồn nhiên nói với các học trò: “Vào học ngành ngôn ngữ chỉ cần học tôi, GS.TS.ĐVĐ và PGS.TS. NMT là đủ”. Nếu kiểm nghiệm lại, câu này có thể do chính TS.NVH nói, nhưng cũng có thể phát ra từ cái loa (lý thuyết “Cái loa”) mà đằng sau đó lại là một cái máy điều khiển. Đây chính là minh chứng sinh động nhất liên quan đến lý thuyết hành vi ngôn ngữ.
Sau mấy năm tách khoa, bàn cờ phong thủy tâm linh liên quan đến các GS. PGS, các TS. CB của toàn ngành Ngôn ngữ dần thay đổi. Một sự kiện làm tôi sửng sốt, đó cuộc xô xát giữa GS.TS. ĐVĐ và một người khác là PGS.TS. MNC. Cuộc xô xát này xảy ra ngay ở văn phòng Chủ nhiệm khoa. Tiếng quát tháo của hai người vọng sang cả phòng bên cạnh làm tôi thấy quá bất ngờ. Bình thường, tôi vẫn thấy PGS.TS.MNC hiền lanh, hay nhường nhịn. Vậy nguyên cớ nào xảy ra xô xát hôm nay? Tôi nghe được mấy câu cuối cùng:
- Tôi còn ngồi đây thì ông đừng có mơ trở về dạy ở khoa này…
- Tôi cần đếch gì. Hãy nhớ là từ nay tôi không bao giờ thèm bước đến khoa ông nữa…
Đúng thế thật! Tôi không thấy PGS.TS.MNC tham gia hướng dẫn cũng như phản biện bất cứ LV, LA nào của khoa NNH, dù đó là các LV,LA làm về NÂ. Khoá luận TN của SV, dĩ nhiên là không bao giờ tham gia rồi.Tôi nghĩ, cái cánh cửa học hàm “giáo sư” thế là đã chính thức khép lại trước mặt PGS.TS.MNC.
Nhưng, cái mà tôi tiếc nhất lại là chuyên môn của PGS.TS.MNC. Có thể nói, sau GS.TS.ĐTT, người duy nhất có thể đảm nhiệm giảng dạy môn NÂH ở khoa NN chính là anh ấy. Tuy không có văn bản chính thức nào nói về việc này, nhưng từ đây chính thức khoa NNH mất đi một chuyên gia NÂH. Cho đến lúc này vẫn chưa có người thay thế. Hơn hai mươi năm qua, việc giảng dạy môn này rất “lêu rêu”: lúc thì do một cán bộ trẻ trong bộ môn do tôi quản lý đảm nhiệm; lúc thì mời một TS ở bên cơ quan Viện. TS này là một người thông minh, sắc sảo, nhưng ở bên Viện cũng bị vô hiệu hóa bên sơ đồ tam giác vàng. Tuy là chuyên gia về NÂH, nhưng anh ấy lại làm trưởng phòng nghiên cứu NP.
Riêng, chàng cán bộ trẻ trong bộ môn của tôi thì đang ở lứa tuổi vừa nuôi con, vừa làm khoa học nên cũng chỉ ở mức “vầy vậy”. Có lần họp chi bộ, GS.TS. TTD phê tôi không nghiêm khắc, khi để anh bạn này liên tục kéo dài thời gian làm LATS. Tôi gặp cậu ấy nói lại lời phê bình của GS.TS.TTD, rồi khuyên: “Tôi không nỡ kỷ luật em, nhưng phải cố gắng một tý kẻo tôi lại bị phê bình”. Cậu ấy gãi đầu “Thầy thông cảm cho em, em vừa phải làm LA, vừa phải nuôi con”.
Giờ thì cậu ấy đang làm LATS ở TQ, nhưng là một đề tài hoàn toàn khác!
Như vậy, từ góc độ tâm linh, có thể nói, cấu trúc xã hội chỉ là bề nổi của số phận con người. Còn số phận đích thực của mỗi người lại nằm ở cấu trúc tâm linh – phong thủy.
Tôi và PGS.TS.MNC về cấu trúc xã hội không còn gì liên quan. Anh ấy đã sang hẳn địa hạt khác, nhưng vẫn nằm trong bản đồ phong thủy của tôi, nên vẫn có nhiều liên hệ. Chúng tôi vẫn tặng sách vở cho nhau. Đặc biệt, có lần anh ấy còn đánh xe vào tận trường đưa tôi về quê chơi và đi thăm các khu di tích lớn liên quan đến bước đầu khởi phát triều đại Nhà Trần…
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/249
12.
2 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (9)
(Bài 9) Lẽ ra, ông và các Tổng Chủ biên và Chủ biên, biết thận trọng, không làm cái việc quá khả năng chuyên môn của mình thì bộ SGK không đến nỗi rơi vào thảm cảnh như hiện nay. Tổng chủ biên hay Chủ tịch Hội đồng Kiểm định phải có tư duy giống như đạo diễn. Phải biết ghép khớp các kênh hình, kênh ảnh, kênh chữ… ghép khớp các phần, chương, nhóm bài… Phải có kiến thức về hội họa, đồ họa… Các vị không hề có các kiến thức đó, nên để bộ sách in ra rất hổ lốn.
Bài 9. BÀN CỜ TÂM LINH – PHONG THỦY
VÀ VÒNG QUAYCỦA SỐ PHẬN
Hữu Đạt
Bài trước, tôi có nhắc đến GS.TS Trần Đình Sử. Tuy không thân nhau, nhưng chúng tôi vẫn hay gặp nhau trên một số diễn đàn của Hội Nhà văn hay các Hội nghị Khoa học. Cách đây 19 năm, tôi đã xuất bản cuốn sách “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học” (Nxb Hà Nội). Trong cuốn sách này tôi đã phê bình quyết liệt “Chương trình dạy văn” của Bộ Giáo dục. Dạo đó, tôi không rõ GS.TS Trần Đình Sử làm Tổng Chủ biên hay tác giả hay không, và có tham gia xây dựng “Chương trình” hay không? Tôi phê bình một cách vô tư trên cơ sở các dữ liệu thu thập được.
Trong một số Hội thảo của Hội nhà văn VN (các Hội nghị về Lý luận & Phê bình tại Đồ Sơn, HN, Tam Đảo…), tôi cũng được nghe một số bạn đồng nghiệp ca ngợi GS.TS, TĐS như một người có công lớn khi đã đưa nhiều lý luận hiện đại từ nước ngoài vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Thế nhưng, áp dụng các lý thuyết đó vào thực tiễn lại là câu chuyện khác. Đến khi có “Chương trình mới” năm 2018, và đặc biệt là khi bung ra chuyện SGK thì vô hình chung, tôi và GS TĐS lại ngồi chung một bàn cờ tâm linh-phong thủy, có liên quan trực tiếp đến SGK và Bộ Giáo dục. Đó chính là sự quay vòng của số phận.
Trong quá trình tiếp các phóng viên của nhiều tờ báo, tôi gặp rất nhiều câu hỏi đặt ra, muốn truy cứu đến cùng trách nhiệm của Chủ tịch “Hội đồng Kiểm định” và vài người liên quan, nhưng tôi chưa bao giờ nêu bất cứ tên tuổi một ai. Có nêu, tôi cũng chỉ viết tắt để gói gọn trong ngành. Từ đó đến nay, tôi vẫn bảo lưu quan niệm: Tôi chỉ bàn về những sai lầm trong SGK và “Chương trình GD mới”. Tôi không nắm được, ở Hội đồng kiểm định, các vị GS làm gì? Công việc của mỗi người ra sao? Nên tôi không có ý kiến. Đến khi xem truyền hình, tôi thấy GS.TS. MNC phát biểu “Đã góp ý nhưng họ không sửa” thì tôi thất vọng quá. Chả lẽ tổ chức bộ máy lại kỳ cục vậy sao? Chính vì rắc rối thế, nên tôi đề nghị các phóng viên trực tiếp hỏi Bộ Giáo dục. Tôi chỉ tập trung bàn về chuyên môn. NGười làm công tác kiểm định nói còn chẳng chịu nghe, thì thử hỏi, ai nói được nữa???
Tuy vậy, dư luận bên ngoài vẫn phê phán GS TĐS khá quyết liệt với nhiều lời oán thán nặng nề. Soi lại các lời phê phán ấy, tôi chợt nhớ đến việc tôi tặng cuốn trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” cho GS TĐS. Đến bây giờ, tôi có thể khẳng định, ông cũng chẳng đọc cuốn trường ca ấy. Bởi nếu đọc, ông có thể thấy những điềm báo mà mình không nên bước chân vào. Cụ thể, đọc nó, có thể phải trăn trở từ những câu thơ:
“Thế hệ tương lai trông vào nền giáo dục
Đã bao lần phát động Quyết “Ba không”
Nhưng vẫn cứ quen
nói một đằng và làm một nẻo
Phong bì vẫn cứ đi
theo những đường khéo léo
Lớp học thêm vẫn tổ chức ngoài giờ
Không đi học, con nhận về điểm kém
Thanh tra Bộ về cũng đành phải làm ngơ..”
Hoặc:
“ Thời kinh tế thị trường
Lòng người chao đảo quá
Chân lý hôm qua nay bỗng rẻ như bèo
Bao cái ác lượn lờ
Và đồng tiền đang phá
Những đạo đức ngàn đời
Tan như bọt sóng reo..”
Cuộc chiến mười ngàn ngày, Nxb CAND, 2013.
Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng Kiểm định, nếu ông làm việc với tinh thần là người thầy có trách nhiệm với học trò, trên cơ sở cái vốn thu được của cả một đời nghiên cứu và giảng dạy văn học, ông hoàn toàn có thể yêu cầu các tác giả biên soạn sách tìm chọn các tác phẩm có liên quan đến nội dung được phản ánh trong các câu thơ trên, rồi phân tích thấu đáo…thì đã cho ra được bộ SGK có ích rồi. Đó là chưa nói, ông còn là người tham gia biên soạn “Chương trình Giáo dục mới” thì thật là khủng khiếp quá. Đó là một “Chương trình” vô cùng nguy hiểm và có tác hại lâu dài cho nền giáo dục nước nhà, bởi các kiến thức ở đây rất ba vạ, nhặt từ đâu đó, hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Lẽ ra, ông và các Tổng Chủ biên và Chủ biên, biết thận trọng, không làm cái việc quá khả năng chuyên môn của mình thì bộ SGK không đến nỗi rơi vào thảm cảnh như hiện nay. Tổng chủ biên hay Chủ tịch Hội đồng Kiểm định phải có tư duy giống như đạo diễn. Phải biết ghép khớp các kênh hình, kênh ảnh, kênh chữ… ghép khớp các phần, chương, nhóm bài… Phải có kiến thức về hội họa, đồ họa… Các vị không hề có các kiến thức đó, nên để bộ sách in ra rất hổ lốn. Vì các học trò nhờ, tôi phải bỏ công đọc lại tất cả các bộ SGK, thấy lỗi về sử dụng hình họa, tranh ảnh, “ghép khớp”... còn đầy rẫy. Đó là sự thiếu ăn khớp, sự mâu thuẫn giữa kênh chữ và kênh hình, giữa tranh minh họa và nội dung giảng dạy…Vậy mà SGK vẫn đi qua tất cả “các cửa” và trở thành công cụ chính thức dạy dỗ cho các cháu. Thật sợ đến kinh người!
Một vị GS.TS đã từng nghiên cứu, hướng dẫn rất nhiều LA, LV về lý thuyết hành vi, lý thuyết giao tiếp… hẳn đã rất hiểu thuật ngữ “ghép khớp” mà lại phán “ Bộ sách này giống như cô gái đẹp…càng đến gần càng thấy đẹp” thì tôi càng sợ hết hồn. Bao nhiêu năm nay chúng ta vẫn sông theo kiểu vịnh ca, tâng bốc nhau, không mấy ai biết vì nó chưa đụng trực tiếp vào mồ hôi nước mắt của nhân dân. Nó chỉ là các âm vang trong các Hội đồng. Nay, khi hiện ra trong bộ SGK, nó trở thành sự ăn xương, uống máu…Không thể nói hết những lời chửi bới trên khắp ba miền tràn lên các facebook, đên nỗi, ngay chính tôi là người lao vào “dọn bãi rác” ấy, vẫn gặp các câu chửi đổng: “Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông có ai tham gia kiểm định bộ SGK này không? Nếu có, quả là loại khốn nạn” (xem thêm bài trên facebook Tran Manh Hao).
Đọc xong tôi cứ dựng đứng tóc gáy. Vậy mà các vị GS.TS cứ hồn nhiên. Các vị xa dân quá. Tôi chính là người đi đổ vỏ, các vị là người ăn ốc. giúp các vị, các vị lại tổ chức “đánh hội đồng” ngay sau lưng tôi. Lạ thay!
Dù có thanh minh trên báo chí, các lỗi trong SGK chỉ là “ những hạt sạn”, nhưng tình thực ở các bộ SGK ấy, chứa hàng thúng, hàng núi sạn chứ không giống như là mấy vị GS nghĩ. Đến đây mới càng thấy nhà thơ Trần Mạnh Hảo là một trí thức dũng cảm. Anh đã chỉ ra đích xác các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất nước lại bắt nguồn ngay từ chính Bộ Giáo dục!
Rất nhiều người hiểu lầm cho rằng: “Trần Mạnh Hảo cay cú về học hàm, học vị vì không có học hàm, học vị”. Tôi chỉ đồng ý một từ trong định đề ấy, đó là từ “cay cú”. Nếu nhận định đúng, sẽ phải nói:“Trần Mạnh Hảo cay cú vì chính những người có học hàm lại chính là những người đang phá tan tành những gì tốt đẹp nhất của dân tộc” và anh luôn gọi đó là GS.TS “dỏm”
Có một vấn đề là, tại sao nhiều lý thuyết của nước ngoài áp dụng vào nước ta lại thất bại? Một điều rất đơn giản, trình độ phát triển của nước ta chưa đạt tới tầm như các nước phát triển. Ở các nước đó, do có thiết chế xã hội chặt chẽ, nên không có chỗ cho trí thức “dỏm” hoành hành. Còn ở nước ta? Với cơ chế lỏng lẻo, mỗi lần bầu bán là đám cơ hội chủ nghĩa lại lao ra, kéo theo đằng sau trùng trùng những người ăn theo…thôi thì đủ mọi trò ma mãnh, ngăn bằng được những người có tâm huyết, có chuyên môn…Trong nhiều cuộc xét phong, nỗi oan khiên cứ chất chồng lên mãi.
Trong một bài viết trên facebook của Trân Manh Hao, tôi đã kể lại, tôi từng bị o ép nhiều năm, cuối cùng phải lên tận Chủ tịch Hội đồng chức danh Nhà nước mới giải quyết được cái học hàm PGS. Ấy vậy mà, họ vẫn cố lấy cớ để kéo dài thêm một năm nữa mới bầu một cách nghiêm túc chức danh cho tôi. Có trải qua nỗi cơ cực ấy, mới càng thêm hiểu được nỗi lòng GS.TS. HTP. Trong bài viết trên Facebook, tôi chưa nói kỹ. Nay nói thêm vài dòng.
Một buổi trưa, tôi và GS.TS. HTP đi bộ từ Trường ĐHKHXH&NV ra nhà hàng Nam Hải (hôm đó một NCS bảo vệ LA thành công tổ chức liên hoan mời HĐ, bạn bè và các thầy cô). Thầy HTP nói: “Vợ tôi bảo, thằng A, B, C… nó lừa anh”. Nói xong, thầy ngân ngấn nước mắt. Rồi thầy nói, thầy gửi tôi cái phong bì với bức thư “HTP chết vì háo danh” (Xem thêm “Văn khoa chân dung ký”- Hồi thứ chín “Bùi Duy Tân đổ nước mộng giường/ Hoàng Trọng Phiến vén màn tế độ” (trang 233-245).
Một nhà giáo bao nhiêu năm cống hiến như thế, sách vở cũng chẳng kém ai, vậy mà còn chật và chật vật, đến nỗi định tự sát vì cái danh “Giáo sư”.
Trong tôi, ở thế hệ đó, thầy HTP vẫn là một trong những người xứng đáng nhất với đầy đủ chức danh NGND.GS.TS. Thầy là biểu tượng của nhân ái, của khả năng chuyên môn. Cuốn ngữ pháp (câu) của thầy, dù bị đẩy ra khỏi cuốn “Lược sử ngôn ngữ học” chính lại là cuốn sách rất cần thiết cho các tác giả biên soạn SGK. Sau bao nhiêu năm, tôi vẫn không quên hình ảnh của thầy đứng trên lớp. Từ 1975 cho đến tận lúc này, thầy vẫn luôn theo dõi từng bức đi của tôi, động viên tôi qua mỗi chặng đường. Thầy vui và tỏ ra rất hạnh phúc mỗi khi tôi xuất bản một cuốn sách. Trước mùa covid năm 2021, tôi biếu thầy cuốn "Thơ tình và thơ hình họa" ( xb Hội Nhà văn), thầy vẫn đọc nghiêm túc như một nhà nghiên cứu đang thời còn trẻ, dù thầy sắp đến tuổi 90 rồi. Đọc xong, thầy gọi điện tâm sự: " Tôi đã đọc hết tập thơ của em. Nhiều bài, tôi đọc nghẹn ngào đến ứa nước mắt. Nhất là những bài em viết về mẹ..." .Dạo đó, đang là sinh viên, chúng tôi vẫn được nghe thầy trực tiếp giảng môn ngôn ngữ học đại cương qua sách nước ngoài. Trong đó có các lý thuyết về “hệ thống cấu trúc, tôn ti, cấp bậc, đơn vị ngôn ngữ…” nhờ đó, khi đọc lại các cuốn sách của các nhà khoa học Liên Xô (cũ) tôi cảm thấy rất thuận lợi. Dưới đây là ảnh của một trong các cuốn sách đó.
Trở lại vị GS.TS.KH đã được nêu từ bài 8. Lần đó, PGS CXH trong bài viết tranh luận với tôi đã giải mã ba chữ “Nờ Quy Hát” và cho rằng đó là bậc thầy của tôi. Những tôi không bao giờ nghĩ như vậy. Xét về lịch sử, vị giáo sư này vốn là giáo viên ĐHSPV. Sau được ra Bắc, đi NCS, trở thành PTS. Rồi về Viện. Rồi lại đi NCS bậc 2, trở thành TS (sau gọi là TSKH). Ông ấy không bao giờ là bậc thầy tôi được vì ông chỉ có số giờ giảng rất ít, lại chỉ bó hẹp trong một chuyên môn. Còn tôi lại tham gia giảng dạy nhiều hơn ông ấy rất nhiều. Lĩnh vực nghiên cứu của tôi cũng rộng hơn rất nhiều… Về tư cách, ông là người hẹp hòi ích kỷ, chỉ thích tự đề cao mình, trong khi kiến thức chỉ “không quá một ao”. Vậy ông làm thầy tôi sao được? PGS CXH nói vậy là chẳng có lập luận Khoa học gì cả (mời các bạn xem bản chụp ở dưới).
Ông lại càng không biết, ngay cả cái chuyên môn mà vị GS.TS.KH ấy hay vỗ ngực, tự hào nhất thì lại là chỗ rất có vấn đề. Cụ thể, khi ông làm cái cuốn Đại Từ điển H-N, ngay từ lúc còn là bản thảo, GS.TS. LVQ đã phải chữa be bét. Tôi dám nói như vậy vì, trong một lần vào chơi nhà GS.TS. LVQ (nhà ở Hoàng Cầu), tôi được GS LVQ trỏ cho tôi xem từng trang. Trong tổng số 26 (hoặc 27 vận), GS.LVQ đã phải chữa tới 24 vận. Mỗi lần GS.LVQ chỉ ra các lỗ hổng về kiến thức H-N của ông GS.TS. KH, cụ lại cứ cười ngất: “Thế mà báo chí lại cứ coi ông ấy giỏi nhất H-N ở Việt Nammới bỏ mẹ…”.
Khi cuốn sách ra, tôi tất nhiên không thuộc khách mời dự “Lễ ra mắt…”. Tôi nghe qua Đài tiếng nói Việt Nam giới thiệu, nhưng không thấy nói về quá trình sửa chữa này, chỉ thấy ca ngợi vị GS.TS.KH ấy.
Nếu là nghiêm túc, cuốn Đại Từ điển trên phải ghi tên 2 tác giả (đồng tác giả). Còn nếu vì lý do tế nhị nào đó, để một người đứng tên, cũng phải chú thích rõ ràng để bạn đọc nắm được. Thế mới là chính trực, là công minh, là khoa học thực sự. Ngược lại, nếu đến nay, trong cuốn Đại Từ điển này không có các thông tin như tôi vừa nói thì có thể coi đây là vụ ĐẠO VĂN lớn nhất, mà tác giả của nó chính là bậc Sư tổ của ĐẠO VĂN. Bạn đọc có thể kiểm chứng qua GS LVQ và chính cuốn từ điển. Gọi là Sư tổ vì vị này có học vị cao nhất nước Việt ta.
Với tôi, ông GS.TSKH ấy có là nhà H-N không, tôi không lạm bàn. Nhưng ông không thể được coi là nhà Ngôn ngữ học vì tiếng Việt của ông quá kém. Kém đến nỗi một người ngoài ngành là nhà thơ Trần Mạnh Hảo còn phát hiện ra một thúng lỗi. Ông chưa viết được văn tiếng Việt sao gọi là nhà Ngôn ngữ học được? Để kiếm chứng, xin mời bạn đọc lại bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo đăng trên báo “Người Hà Nội” từ gần hai mươi năm trước. Tôi không bao giờ nói không có căn cớ. Mời các bạn cùng xem
Chỉ cần làm một phép tính cơ học: Kiểm tra xem vị GS.TSKH.NQH mấy chục năm qua đã bao lần ngồi ghế Hội đồng chấm LATS và LVCH, bao nhiêu lần vị GS này làm Chủ tịch các Hội đồng thì đủ thấy “mấy ông chức danh” đã làm băng hoại nền giáo dục chân chính của Việt Nam như thế nào?
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/247
11.
3 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (3a)
( Bài 3a) Khi mới tham gia trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tôi không nghĩ anh lại đặt ra nhiều vấn đề đến thế nên tôi có ý định chỉ viết hai bài (và thêm một bài, tạm gọi là phụ chương). Nhưng nay đọc tiếp anh TMH, thấy có nhiều câu hỏi mà Bộ giáo dục không có ai trả lời, tôi đành phải bỏ công sức để viết thêm mấy bài nữa, trong lúc chưa có sự trả lời chính thức của Bộ Giáo dục (từ bài này chúng tôi sẽ đánh theo số thứ tự để bạn đọc theo dõi).
Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo (3a)
Cần có trả lời công khai của hai ông nguyên Bộ trưởng:
Nguyễn Thiện Nhân và Phùng Xuân Nhạ
Hữu Đạt
(Bài đã đăng trên facebook Tran Manh Hao, nay được chỉnh lý và đăng lại trên mục này)
Khi mới tham gia trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tôi không nghĩ anh lại đặt ra nhiều vấn đề đến thế nên tôi có ý định chỉ viết hai bài (và thêm một bài, tạm gọi là bài phụ). Nhưng nay đọc tiếp anh TMH, thấy có nhiều câu hỏi mà Bộ giáo dục không có ai trả lời, tôi đành phải bỏ công sức để viết thêm mấy bài nữa, trong lúc chưa có sự trả lời chính thức của Bộ Giáo dục (từ bài này chúng tôi sẽ đánh theo số thứ tự để bạn đọc theo dõi).
Trước hết, tôi mong bạn đọc đừng vội nghĩ tôi là phe “đối chiến” của nhà thơ TMH, và cũng đừng nghĩ là tôi vào hùa với TMH để phê phán Bộ Giáo dục. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” như tôi và nhà thơ TMH, sức vóc cũng ọp ẹp rồi. Viết bài ở đây, chẳng vì muốn thăng tiến hay nổi danh. Bởi cái danh hay sự nghiệp đã có thì lập được rồi, chưa có thì mấy bài viết ấy cũng chẳng có giá trị gì cả. Tất cả bởi tại Tâm!
Chỉ đọc tít bài của nhà thơ TMH, tôi đã bái phục cái sự quá ư dũng mãnh của nhà thơ. Anh lại dám nêu đích danh ra hai người, một là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, một là nguyên ủy viên TƯ Đảng về vấn đề văn bằng. Nếu không phải là phê bình từng cầm súng kinh qua trận mạc khó mà bạo bút như vậy. Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục cần có sự trả lời chính thức để làm đúng theo tinh thần chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Cần mở rộng đấu tranh, không phải chỉ chống tham nhũng mà phải chống cả chống tiêu cực”. Nếu tôi hiểu sai ý của TBT, rất mong nhận được sự chỉ giáo của Bộ và bạn đọc! Vì trả lời đầy đủ câu hỏi này, chính là chúng ta đã làm theo “ý Đảng lòng dân”.
Về phía cá nhân, tôi không có bằng cớ gì trong tay nên không dám lạm bàn việc nhà thơ TMH đưa ra về văn bằng giả/thật của ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Phùng Xuân Nhạ. Việc chất vấn, yêu cầu là quyền công dân của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Tôi chỉ muốn trao đổi với nhà thơ về thông điệp mà anh gửi tới Bộ GD đồng thời cũng chính là gửi tới các nhà giáo. Bản thân tôi đã có nửa thế kỷ mài đũng quần trên ghế học đường, với 44 năm đứng trên bục giảng, nay một nhà thơ đặt vấn đề như thế mà không trao đổi lại thật vô cảm quá. Ấy là chưa nói, đó là một sự thiếu trách nhiệm trước nhân dân.
Trước hết nói về chuyện sính bằng cấp, tôi thấy việc anh TMH phê bình là rất đúng và rất đáng rút kinh nghiệm. Bởi chuyện “sính” này sẽ kéo theo bao hệ lụy, gồm cả vấn đề tư duy, thói quen và cả công tác tổ chức cán bộ nữa.
Kết hợp mấy bài viết của nhà thơ TMH, một người bình thường dễ có thể nghĩ, cái lỗi xuống cấp giáo dục là từ chỗ các thầy. Anh TMH khẳng định: “Hầu hết các vị TS được đào tạo trong năm mươi năm qua là TS phong bì, học hàm GS phong bì”. Tôi giật thót mình, vì nếu theo nguyên tắc điều tra, khảo sát tư liệu (một thao tác rất quan trọng của nghiên cứu khoa học) thì kết luận như vậy quá sớm. Bởi lẽ, khảo sát 15 LA mà cho ra một kết quả “hầu hết”… (loại đơn vị không chính xác) thì người ta nghĩ ngay rằng, ít nhất cũng có từ 80 % LA trở lên rơi vào cái “khung” ấy. Thế mà trong 50 năm, ngành KHXHNV có đến hàng ngàn, thậm chí vài ngàn LA đã được đưa ra bảo vệ. Về cơ học, cứ tạm cho 15 LA nhà thơ đang khảo sát đều bị loại bỏ và đạt tới 100%... thì con số ấy vẫn chưa đảm bảo cho nhận định quá sớm mà anh TMH đã nêu ra. Tuy nhiên, đặt ngược lại câu hỏi: Việc anh TMH nêu ra là bịa đặt hay có thật. Tôi có thể trả lời ngay rằng, đó là chuyện có thật. Nhưng con số phần trăm thì cần tiếp tục khảo sát thêm, ít nhất cũng phải là 500 LA mới bảo vệ được nhận định này. Nhưng, xét thật kỹ, đó là một “thông điệp” chứ không phải là kết quả của điều tra, khảo sát.
Viết đến đây tôi chợt nhớ, vào những năm 1980, lúc đó tôi còn là cán bộ trẻ, được mời tham dự Hội nghị KH bàn về SGK. Ở Hội nghị lần ấy, nhóm chúng tôi chủ yếu khảo sát các lỗi trong SGK. Một số nhóm khác (gọi là tiểu ban) bàn về cải tiến chữ viết…Thời đó, người ta đưa vào SGK loại chữ sổ thẳng, không cần nét cong (khi viết các chữ: l, m, n..). Khi đó, tôi nói “Lờ” nó phải cong cong một tý mới đẹp, chứ nó đuồn đuột ra thế này thì “lờ” còn gì là đẹp nữa?” Cả tiểu bàn cười ầm lên. Tôi phát hoảng tưởng có chuyện gì. Hóa ra không. Tất cả là do tôi dùng thứ ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày (phong cách học gọi là phong cách khẩu ngữ tự nhiên hay phong cách khẩu ngữ sinh hoạt) vào phong cách khoa học nên mới gây ra tiếng cười ấy. Đỏ mặt vì xấu hổ, tôi chữa: “Đổi mới thế này thì khó viết quá, tôi viết thử còn thấy khó, bắt học sinh học sẽ còn khó biết bao nhiêu. Tôi đề nghị cứ giữ như cũ”. Tôi bị phê là chậm đổi mới. Trẻ người non dạ như thế dám xông vào “chiếu các cụ” thì toi rồi Lượm ơi. Rất may, tôi có hai bài viết, dù phê phán ngôn ngữ SGK, vẫn được trả nhuận bút hậu hĩ (gọi là hậu hĩ cho vui chứ nhuận bút cho một bài viết thì bợt bạt lắm, cũng chỉ nhỉn hơn một chút một bài ngắn phát trên đài). Cuộc Đổi mới về chữ viết thắng lợi rầm rộ trên mặt báo. Những người đứng ra chủ trương ôm được món tiền. Họ không nuốt cả mà cũng dành trả nhuận bút cho người viết bài cho Hội nghị, nhưng chủ yếu là dùng vào việc tổ chức (các Hội nghị). Về tài chính cũng không đáng bàn vì thời ấy nghèo lắm. Cho một bài viết bằng hai giá nhuận bút (của bài viết cho đài) thì ai ra khỏi Hội nghị cũng đều cười toe toét cả vì vừa có tiền lại có cả sách biếu… Vấn đề chính mà tôi muôn nói là vấn đề chủ trương. Một chủ trương mà vội vã thì cuối cùng chẳng đi đến đâu cả. Học sinh trở thành vật thí nghiệm. Cả cái lứa học theo chữ “quốc ngữ mới” khi lớn lên viết như mèo cào. Khi tỉnh ra thì mất mười mấy năm. Hóa ra cái kiểu viết sổ thẳng là cách viết của người Tàu. Ta đã bắt con em ta học cái chữ nửa Tây nửa Tàu (tức đầu cua tai nheo) chỉ vì mấy ông chủ soái. Khổ nhất là, nhiều em thi đại học bị trượt oan vì viết chữ xấu quá. Các thầy đọc bài các em mà chẳng hiểu các em nói gì. Cho điểm cao thì không được rồi. Cho không cũng được, nên kết quả chung cứ là “mốt hai mốt”, từ 3 đến 4 điểm là phổ biến. Vui nhất là, sau đó lại có một Hội nghị KH quan trọng quyết định trở lại cách viết cũ. Lần này ta lại có thành tích, lại được Nhà nước cho tiền…Thế là chúng ta đi một phần của thế kỷ, mất bao tiền của của Nhà nước và Nhân dân, mới trở lại được điểm xuất phát. Thành tích rất rực rỡ nở trên báo, mà tốn kém lại vô cùng. Chuyện rất thật, nhưng kỳ quặc đến nỗi, nói ra thì sẽ cho là bịa, là “sáng tác văn chương”. Thế mới khổ! Biết rồi, khổ lắm nói mãi…Câu chuyện ấy, nay đang lặp lại ở “Đổi mới giáo dục” mà cụ thể là ở SGK nhưng nó còn tang thương hơn thế. Tôi có bịa không? Không! Tôi sẽ lần lượt trình các quí vị bạn đọc các phân tích của tôi, đồng thời đánh giá độ chính xác trong các bài viết của anh TMH đúng sai thế nào để tất cả cùng rõ.
Trước hết, nhìn từ trên xuống, nhiều sai lầm được khởi nguồn từ bậc vĩ mô chứ không phải từ chỗ các thầy. Tôi lấy ví dụ cụ thể liên quan đến các nhân vật anh TMH đề cập. Khi bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân vừa mới về, cả Bộ học tập Nghị quyết ráo riết…để thực hiện cái chủ trương cực kỳ to lớn được mang cái tên to hơn thế là “Đường lối của Đảng và Chính phủ”. Nhưng có đúng thế không hay đó chỉ là đường lối của ông Nhân, rồi nó biến hóa qua con đường trình-duyệt- ký để trở thành “chủ trương của Đảng và Nhà nước”? – một điều vô cùng thiêng liêng mà ai ăn gan Trời cũng không dám chống lại? Nhất là, lại có không ít nghị quyết quán triệt từ đảng viên đến các GS, TS, CBGD, đoàn viên công đoàn, đoàn thanh niên…. Trong 4 năm ta phải đào tạo cho ra 20.000 tiến sĩ để không thua kém gì các nước văn minh! Sau cuộc họp nghị quyết, tôi sang than phiền với anh bạn hàng xóm đồng nghiệp Tr H: “Hỏng rồi ông ơi. Bốn năm mà Bộ thực hiện đào tạo 20.000 tiến sĩ thì đào đâu ra nhỉ? Chỉ làm con số cơ học đã thấy quá phi lý rồi. Chưa kể các trục trặc này nọ về sức khỏe của NCS…thì đó là một con số không tưởng”. Anh bạn tôi thở dài: “Biết làm sao được?”.
Ông Bộ trưởng đúng là từ trên Trời rơi xuống. Ông chẳng hiểu gì về câu chuyện đào tạo cả. Nhưng lúc đó, tôi nghe người ta kháo nhau, ông được đào tạo tạọ đại học Ha vơt – một đại học danh tiếng nhất nước Mỹ, tôi cũng hơi hãi, nên cứ líu lưỡi phát âm đó là đại học Hạ vợt.
Cùng với con số 20.000 tiến sĩ, thời điểm đó ông Nguyễn Thiện Nhân còn ký cho một loạt các trường ĐH ra đời. Nước Việt Nam quang vinh của chúng ta rất oai phong vì chỉ có gần trăm triệu dân mà lại có tới mấy trăm trường đại học. Về con số, rõ ràng ta không thua kém, thậm chí còn vượt cả một số nước trong khu vực. Nhưng….Trường mở ra rồi, người học ở đâu??? Đó là câu chuyện khoa học mà không ai có tư liệu khảo sát. Nhiều trường đại học mở ra mới vài năm đã rơi vào khủng hoảng vì không có sinh viên, nên đành vơ bèo vặt tép, lấy sinh viên đủ các loại hình. Riêng cái bậc tiến sĩ, thì trong tiểu thuyết có tên “Cổng trường thời mở cửa”, tôi đã đưa ra hình tượng một thầy viết thuê LA chết trong cái thế cùng cực…Tiểu thuyết đã dựng thành phim 10 tập ( do chính tôi viêt kịch bản), nhưng cảnh “ông thầy viết thuê LATS chết bất đắc kỳ tử lúc nửa đêm tại khu Giảng Võ”, tôi tha thiết muốn dựng thành một cảnh phim vì đó là một dự báo quan trọng. Nhưng, đạo diễn T.T (học trò cũ của tôi) lại bảo: “Không được đâu thầy ạ! Cho vào, không được duyệt là chết cả lũ, là đói lắm thầy ạ. Thôi, thầy chịu khó vui lòng cho em cắt đi một số cảnh mang tính nhạy cảm…cầu toàn một chút, ăn bớt đi một chút (ý là rút bớt một số ý tưởng), nhưng chắc ăn còn hơn là để là phim chết thầy ạ!...”. Thôi thế, “cho vào” không được thì đành phải “cho ra”. Biết làm thế nào?
Tôi viết ra chuyện này để thấy rằng, nhiều vị Bộ trưởng đưa ra các chủ trương mà không hề có nghiên cứu, khảo sát gì cả. Cũng chẳng bao giờ thèm đọc các sách văn học. Trong khi ở đó, ta sẽ gặp không ít các văn nhân, với các dự báo nhạy cảm… đã cho ta biết rất nhiều điều quan trọng từ các “thông điệp”. Không nghe các nhà nghiên cứu, không nghe các nhà văn, không nghe người chính trực… các Bộ trưởng chỉ nghe mấy ông cố vấn phòng trà trên Bộ, thì điều tất yếu phải nhận lấy, đó là những thất bại kinh hoàng của nền giáo dục. Đây cũng chính là lời cảnh báo đầu tiên cho Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi ngồi vào ghế này. Tôi hy vọng anh Nguyễn Kim Sơn hãy đọc kỹ các bài viết của tôi như lời tâm tình của người thầy cũ, và đọc các bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo như một chính khách đang nghiêm túc phản biện những điều hệ trọng của nền Giáo dục và của đất nước. Xin trân trọng cảm ơn!
Bài sau: Tiến hay lùi trong thời bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ???
Trần Mạnh Hảo vu cáo hay chính danh?
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/246
10.
3 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (8)
( Bài 8) Nếu ai đã nghiên cứu kỹ trận đồ bát quái của Khổng Minh cũng như hệ thống tổ chức của gien sinh vật sẽ hiểu được, mạng lưới tâm linh giữa các số phận trên đời này, cũng có sự đẳng cấu nào đó với “bát quái trận đồ” và mạng lưới “gien di truyền” trong sinh vật học.
Bài 8 TƯƠNG TÁC TÂM LINH TRÊN BẢN ĐỒ PHONG THỦY
VÀ CÁC HƯỚNG ĐI CỦA SỐ PHẬN
Hữu Đạt
Vì có dịch nên tôi mới có dịp ngồi viết các bài này. Nếu không, tôi đã đang đi đâu đó để hoàn thành một số DA của Viện về xây dựng và kiến trúc (đây là những DA quan trọng về văn hóa vật thể, cũng là các DA tạo ra nguồn vật chất cho Viện). Ở đó có hai ông trùm về xây dựng và kiến trúc. Một người là Phó Tổng giám đốc, trực tiếp chỉ huy xây dựng Nhà Quốc hội (TGĐ là đại diện của Chính phủ). Một là kiến trúc sư có hạng của ĐH Kiến trúc HN, bạn “chiến đấu” với tôi thời NCS ở Liên Xô (cũ). Vị này rất mê văn của tôi và từng nói: “Tôi đã 3 lần đọc cuốn “Hai đầu của bức thư tình”. Mỗi lần tôi thấy một lớp nghĩa khác nhau. Chịu bố mày thật!”.
Hóa ra, ông PGS.TS Kiến trúc sư này đã phát hiện ra các thông điệp trong tiếu thuyết của tôi. Cả hai người vừa được nhắc đã ngồi vào bàn cơ phong thủy của tôi theo các con đường khác nhau, nên khi tôi nhận chức Viện trưởng thì lại gặp nhau ngay ghế của HĐ khoa học (xem thêm mục: “Hoạt động của thành viên HĐKH” trên trang web này).
Nếu ai đã nghiên cứu kỹ trận đồ bát quái của Khổng Minh cũng như hệ thống tổ chức của gien sinh vật sẽ hiểu được, mạng lưới tâm linh giữa các số phận trên đời này, cũng có sự đẳng cấu nào đó với “bát quái trận đồ” và mạng lưới “gien di truyền” trong sinh vật học. Con người tôi được hình thành bởi tư duy toán học, trước khi là nhà văn và là nhà ngôn ngữ. Nghiệp văn gắn với tôi là hệ quả của tương tác tâm linh và đời sống hiện thực.
Nói như vậy để thấy, sơ đồ phòng thủy của vận mạng con người không thể lý giải bằng một mối quan hệ mà phải lý giải bằng nhiều mối quan hệ. Bạn đọc nào đã học ngành ngôn ngữ cần nhớ lại học thuyết của F.d Sausure. Khi nói đến giá trị của một đơn vị hay yếu tố, cần lưu ý: “Giá trị của một yếu tố không phải do chính nó tạo nên mà nó được xác định trong mối quan hệ với các yếu tố cạnh nó”. Như vậy, muốn hiểu được sơ đồ phong thủy trong lý thuyết tâm linh, trước hết phải giải mã các mối quan hệ. Đó là thao tác quan trọng nhất. Đây cũng chính là chỗ phân biệt trình độ của người nghiên cứu. Lấy ví dụ cụ thể, trước mặt chúng ta là một lá số tử vi. Nhưng mỗi ông thầy tử vi sẽ cho bạn một đáp án về số phận. Nhưng đáp án đúng nhất sẽ thuộc về người phân tích đúng nhất về mối quan hệ giữa các sao (chiếu mệnh) ngay trên lá số tử vi này. Tương tự như vậy, hướng đi của mỗi người trong cuộc đời sẽ phụ thuộc vào tương tác với các thành viên khác trong xã hội. Mỗi người trong xã hội sẽ mang trong mình một dòng chảy tâm linh, gọi là linh khí của dòng họ. Tập hợp tất cả linh khí của các dòng họ sẽ làm nên linh khí (thường gọi là nguyên khí) quốc gia. Trong sinh vật học, đó là gien di truyền. Trong quá trình chuyển giao sẽ có những đột biến, gọi là đột biến gien.
…Bước ngoặt của toàn ngành Ngôn ngữ học, được quyết định từ đợt xét phong chức danh ngành Ngôn ngữ năm 2001. Hai mươi năm rồi, tôi không nhớ rõ và cũng không biết cụ thể những ai có mặt ở Hội đồng đó. Chỉ nhớ HĐ có 9 người. HĐ đã làm một việc rất bẩn. Đó là đã cấu kết để quyết loại trừ tôi với số phiếu 6/9. Đây là một tỷ lệ ma quái vì nó sát nút với qui định: 70% số phiếu là đạt yêu cầu.
Tôi rất kính trọng GS.TS.KH Nguyễn Lai vì ông là người có nhân cách. Ngay từ 5 năm trước ông đã xin lỗi tôi vì sơ ý trong thuyết minh mà tôi không được phong PGS. Lời xin lỗi của GS Nguyễn Lai, tôi đã viết trong Văn khoa chân dung ký (tr 199-233). Ở Hội đồng liền sau đó, GS Nguyễn Lai đã khắc phục hậu quả bằng cách thuyết minh cẩn thận và Hội đồng đã bỏ phiếu cho tôi 100%. Oái oăm thay, do một số lý do (tế nhị không viết ra đây) nào đó, Thủ tướng VVK đã không ký đợt xét phong này. Toàn bộ hồ sơ được chuyển sang cho HĐ năm 2001. Tại đây, tôi gặp một nhóm “giáo sư giả cầy”, vô đạo đức, để rồi tôi phải vất vả rất nhiều năm….
Tại sao HĐ này không làm một việc làm đơn giản nhất là lấy luôn kết quả của HĐ khóa 1996 -2001, rồi chỉ bổ sung thêm những người đủ tiêu chuẩn là xong? Đơn giản chỉ là vì, nếu làm vậy thì các vị đó không được ngồi vào cái ghế công quyền. Nhất là hai vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Xin nói luôn, ngay vào thời điểm đó, sách của hai ông này cũng còn kém xa tôi. Ngoài cuốn giáo trình đã in, đang được dạy ở các trường đại học, tôi còn một cuốn chuyên luận và mấy cuốn sách nữa. Sự ngạo mạn của mấy vị này là, họ luôn chỉ coi họ là nhà khoa học. Bởi thế, họ tự cho mình được quyền ban phát chức danh cho thiên hạ.
Tôi bị họ đánh trượt một cách tàn nhẫn và vô lý. Ở góc độ đồng nghiệp, họ quả là những kẻ bất nhân. Tôi buồn bã về tìm lại các bài cha tôi giảng từ thuở trước, càng thấy bất bình với hai chữ “Công quyền”. Một phần bài học này chỉ rõ: “ Mọi vật đều có chủ. Chúng ta không được xâm phạm của người khác, cũng như người khác không được xâm đoạt của ta”. Chức danh GS hay PGS gắn với công lao làm việc của mỗi người. Sao tôi chịu để họ tước đoạt ngay trên tay tôi được?
(Đây là bản chữ Hán do chính tay tôi chép về bài học cha tôi dạy)
Với khí tiết của một nhà văn, không lùi trước bạo quyền, một buổi tối, tôi thức trắng đêm viết liền mấy bài báo. Một trong các bài gây chấn động lúc đó là bài “Nỗi đau tiếng Việt”, để nói rằng, từ nay tiếng Việt thân yêu sẽ bị những kẻ bất tài làm cho “tao loạn”. Bạn đọc đến nay vẫn gọi tên vị GS.TS.KH được nêu trong đó là ông En Nờ Quy Hát. Trong bài báo trên, đó là ba chữ NQH.
Đương nhiên, vị GS.TS.KH phải lồng lộn lên rồi. Nhưng khốn nỗi vốn tiếng Việt của ông này yếu lắm. Ông mà ra thì chỉ một “chiêu” của tôi, ông bị đánh ngã liền. Thế là ông tìm cách họp bàn tướng soái gồm mấy ông GS, toàn cỡ cự phách cả. PGS CXH là con trai một GS rất nổi tiếng của ĐHTH Hà Nội. Thêm một chuyên gia Hán Nôm. Thêm một ngài GS.TS Văn học Dân gian. Và… một đội dự bị. Bài phát đầu tiên là của PGS CXH. Ngay lập tức tôi đáp trả bằng bài “Trong khoa học không được nói lẫn lộn” trên tạp chí Tia sáng. Tôi chỉ rõ những sai lầm trong lập luận của ông. Mặc dù ông là nhà nghiên cứu âm vị học có tài, nhưng tư tuy tranh luận của ông thì đương nhiên có nhiều chỗ rất hở. Sau đó, tôi tiếp tục đáp trả liên tục trên các báo khác nhau. Một buổi kia, tôi ra báo Văn nghệ chính thức yêu cầu nhà thơ Hữu Thỉnh phải công khai các bài viết của hai phía theo phương thức ¼ hoặc 1/5; có nghĩa là, cứ có 4 hay 5 bài bên kia phát thì cũng phải phát lần lượt 4 hoặc 5 bài của tôi, rồi mới lại tiếp tục. Nhà thơ HT vốn rất nể tôi vì tôi đã có những bài viết rất hay về thơ ông ấy...
Trận đánh “hội đồng” của các GS với tôi vô cùng quyết liệt. Tôi vẫn bình tình sản xuất liên tục các bài viết. Hôm đó, lúc tôi trở ra thì gặp GS.TS. NXK. Tôi nói ngay: “Ông yếu thì đừng có ra gió. Để rồi vạ lây. Tôi nói thật, tôi vừa đọc bài của ông trong chỗ anh HT rồi. Bài ông yếu rờn rợt thế mà cũng ra trận à?”. NXK chboangs quá, trố mắt nhìn tôi qua cặp kính. Tôi với NXK đều NCS ở Liên Xô (cũ), đã nhiều lần gặp nhau ở “Đôm 5”.
Cuộc “đánh” tưng bừng của các GS quanh tôi lại càng làm cho tôi rèn sắc thêm vũ khí. Đêm đêm, tôi ngồi trong cái phòng xép chật chội phía ngoài hè để viết bài. Muỗi đốt. Điện lem nhem. Những sức mạnh của tuổi trẻ cứ bừng bừng, khiến tôi càng viết càng hứng khởi… các báo đua nhau in bài của tôi, nếu nay tập hợp lại sẽ được một cuốn sách thú vị. Nhưng vốn là một “chiến binh” được rèn luyện ở Nga Xô, tôi luôn thận trọng quan sát các bài viết. Nói về tâm linh, đây là một thế trận phong thủy độc đáo đầu tiên tôi gặp trong cuộc đời.
Trên bản đồ phong thủy của tôi lúc này ở một nhánh khác đã xuất hiện một loạt các tên gọi mới: NQH, CXH, ĐVĐ, ĐTT, NXK…và… Do đó, ngày nào tôi cũng đọc kỹ các bài báo liên quan đến học hàm. Một hôm, trên tờ báo Công an Nhân dân xuất hiện bài viết của tôi, có một câu rất lạ “Nhiều hiện tượng bất công xảy ra ở một số Hội đồng, nhưng không có biện pháp giải quyết. Chẳng hạn, ở Hội đồng ngành Ngôn ngữ học, có bác sĩ mổ gây chết người, vi phạm y đức chẳng lẽ hướng dẫn phụ luận án thạc sĩ…”. Tôi đọc mà không sao hiểu nổi. Nhưng do tôi từng kết bạn với nhiều anh em ngành CA làm việc ở bộ phận đặc biệt (…) nên bỗng giật mình. Biết đâu đây là cái cớ để làm nguồn dẫn cho một việc nào đó ?, tôi liền phóng xe ra tòa soạn báo CAND, yêu cầu phải chú rõ ràng. Đại diện BBT nghe xong, ghi vào thẳng vào tờ báo đã phát hành “đây không phải là câu trong bài viết của tác giả. Số báo sau sẽ đính chính”. (bản chụp)
Trong tay tôi còn giữ lại nhiều bài viết chuẩn bị “ra quân” lúc đó, nhưng khi Phó Hiệu trưởng GS.TS. NMT đã trao đổi với tôi thân tình, tôi đồng ý khép vụ “đánh hội đồng” của các GS lại. Nếu nói kỹ, trước khi có buổi gặp GS.TS NMT tại phòng làm việc của Hiệu phó, TS. LĐ cũng đã đến găp tôi theo lời nhờ của một người khác. LĐ học sau tôi 3 lớp, cũng là giảng viên, nhưng đây là nhà KH chuyên “sống trên trời” nên không bao giờ hiểu được những trò ma quái trên mặt đất. Do vậy, lời khuyên can của TS.LĐ không được tôi chấp thuận.
Trở lại vị GS.TS.KH nói trên. Có nhiều chuyện nghe mà kỳ cục lắm. Sau cuộc “so kiếm”vãn hồi, tình cờ tôi gặp một nữ PGS.TS vốn khá thân từ thời đi NCS ở Liên Xô (cũ). Cô ấy nói “ Ông này thì khiếp lắm. Bà con trong họ cũng phải kêu lên. Mỗi lần về họp họ, nếu giới thiệu ổng mà thiếu hai chữ, chỉ có bốn chữ “GS.TS” là lập tức vợ ông ấy cũng la lối om sòm”. Tôi ớ cả người. Họ mạc là chỗ tình thân, gặp nhau cốt ở tình cảm, sao lại đem chức danh về đấy? Có lẽ họ quá nghiện chức danh chăng?
Khi đã vào cuộc cờ tâm linh thì dù thế nào, vẫn phải gặp nhau ở chỗ này, chỗ nọ. Cách đây mấy năm, nhân có cuộc Hội thảo KH bên trường ĐHSP Hà Nội, ngài GS.TS.KH này lại xuất hiện. Vẫn theo cách rất khệnh khạng, ông nói một thôi một hồi về tính nhạc trong thơ. Cánh trẻ thì cứ vỗ tay, riêng tôi rất khó chịu vì thấy ông này liều quá. Ông chẳng biết gì về nhạc nhẽo, cũng chẳng thèm đọc sách của ai. Trong cuốn “Ngôn ngữ thơ Việt Nam” của tôi (Nxb KHXH, 2000) tôi có hẳn một phần phân tích, có dẫn bản nhạc “Vàm cỏ Đông” của Trương Quang Lục hẳn hoi. Ông ta không thèm đọc. Ông cũng chẳng thèm đọc Tômasepxki…đến lúc kết thúc, lại vẫn cái thói “khệnh khạng GS”, ông thò một tay vào túi “Hôm nay tôi chỉ cho ra một phần, còn ba phần tôi cất trong túi…”. Tôi định đứng lên, bổ một nhát vào thẳng cái khuôn mặt kênh kiệu này. Nhưng nghĩ rồi lại nể. Cuối cùng, tôi giơ tay, xin phát biểu: “Tính nhạc trong thơ là một vấn đề không đơn giản. Không phải cứ có kiến thức ngôn ngữ là tán dương được. Tôi xin hát lại một đoạn chèo để quí vị thấy rằng, các phân tích vừa rồi về nhịp điệu, nhạc điệu là rất xa vời thực tế. Các vị hãy chú ý mấy biến thể trong cách hát của tôi sẽ thấy ngay”. Nói xong tôi hát một đoạn chèo. Lúc kết thúc, mọi người vỗ tay râm rập. GS.TS Trần Đình Sử (ĐHSP HN) ngồi cạnh tôi cứ cúi xuống mặt bàn đưa tay xoa lên mái đầu đã bạc, ngoảnh sang tôi, lắc đầu cười: “Chịu ông thật. Bây giờ mới biết ông lắm tài”
Chúng tôi đã ngồi chung trên bản đồ phong thủy thì đến hôm nay vẫn cứ phải hầu chuyện nhau!
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/245
9.
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (7)
( Bài 7) Tôi chẳng thích thù gì chuyện bỗng nhiên trở thành “kẻ thù” của các nhà biên soạn sách. Nhưng vì trách nhiệm, vì thương bà con, cũng là thương chính con cháu mình phải học các bộ sách quá tệ về chất lượng, nên tôi đã vào cuộc. Nói cho đúng, các kiến thức của mấy vị GS.TS…đưa vào SGK là vô cùng hổ lốn, thậm chí bậy bạ.
Bài 6 BẢN ĐỒ TÂM LINH VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Hữu Đạt
Trong 5 bài viết trước, tôi trình bày thuyết Tâm linh và bản đồ phong thủy trên cơ sở kiến giải giáo lý Nhà Phật trong một quan hệ, gọi là thuyết Nhân-Quả. Đây là một phần kiến thức trong hệ phương pháp của tôi, bắt đầu từ câu chuyện của gia đình gắn với cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, do cụ Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu. Cuộc khởi nghĩa này là sự hưởng ứng thiết thực lời kêu gọi cứu nước từ “Chiếu Cần Vương”. Ngoài sự giúp đỡ của gia đình tôi, cụ Nguyễn Thiện Thuật còn nhận được sự giúp đỡ tích cực của quan Bố Chánh Thái Nguyên là cụ Vũ Giác. Theo các câu chuyện tôi nghe được từ thời hầu trà các cụ thì, sự nghiệp của tướng quân Cờ đen (Lưu Vĩnh Phúc, người đã đến nhà tôi nhiều lần cùng cụ Nguyễn Thiện Thuật) còn liên quan với một nhân vật quan trọng là Lê Tôn (1856-1915). Khi giặc Pháp lần đầu kéo ra xâm lực Bắc Kỳ, Lê Tôn đã về Sơn Tây hợp lực với tướng Lưu Vĩnh Phúc kháng Pháp. Về sau, Lê Tôn đổi tên thành Lê Hoan. Cụ làm Tổng đốc Hải Dương, nhiều lần cầm quân đi truy quét nghĩa quân Yên Thế, nhưng bên trong, lại cử người đi báo trước cho lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa này. Về sau, cụ bị Pháp nghi ngờ làm gián điệp hai mang và gạt ra ngoài bộ máy cai trị đương thời.
Năm 2019, nhờ có cuộc đi Hội thảo Khoa học tại Đài Loan, tôi chắp nối được nhiều sự kiện quan trọng. Khi ghép lại với các câu chuyện của đại tá nhà văn DDN từ những năm 90 của thế kỷ trước, tôi lờ mờ nhận ra mối quan hệ đặc biệt của tổng đốc Lê Hoan với Thứ trưởng LK (không nhớ rõ Bộ ngoài giao hay Ngoại thương?). Nhà văn DDN nhiều lần kể cho tôi, ông đã từng cùng hai phóng viên làm việc ở báo QĐND đến gặp LK để tìm hiểu ngày giỗ của Tống đốc Lê Hoan và nhờ đó, biết thêm mối quan hệ đặc biệt của LK với một lãnh tụ đương thời.
Một lần, tình cờ tôi đọc được bài do chính con gái của Cụ Lê Duẩn viết trên báo Văn nghệ, nhân kỷ niệm ngày sinh của Tổng bí thư. Có một câu làm tôi băn khoăn rất nhiều năm: “…dù sao, cha tôi cũng là con của một đại thần”. Có thể do in nhầm, hoặc do một lý do nào đó? Bạn đọc bình thường, ít ai để ý, nhưng với tôi, đó lại là một sự kiện rất đỗi quan trọng.
… Như đã nói, suốt hàng chục năm trời các cụ nhà tôi cung cấp vũ khí tiền bạc cho cụ Nguyễn Thiện Thuật tổ chức kháng chiến chống Pháp, nhưng không thành. Em trai cụ Nguyễn Thiện Thuật là cụ Nguyễn Thiện Kế, một người tinh thông pháp thuật và lý số, địa lý, phong thủy… sau đó lên gặp các cụ nhà tôi cảm ơn. Cụ Thuật nói: “Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên. Anh trai tôi giờ đã mất (Cụ Nguyễn Thiện Thuật mất tại Trung Quốc năm 1926, thọ 82 tuổi), chúng tôi không biết lấy gì cảm ơn cho cuộc tao ngộ kỳ diệu này. Nay xin được đem chút tài mọn, đặt cho gia đình một ngôi mộ làm kỷ niệm. Nếu linh ứng, chỉ 5, 6 đời nữa sẽ…cực phát”. Ngôi mộ này được cụ Nguyễn Thiện Kế đặt phía trước núi Ba Vì, trên thế đất hình con rùa. Gia đình tôi phải công phu lắm mới đem được mộ cụ bà từ đồi Cam tỉnh Phú Thọ chuyển về đây. Thuở ấy, chỉ có nhà giàu mới được đặt mộ ở đồi Cam. Gia đình tôi phải “đào trộm” vào lúc 2-3 giờ sáng, vì theo nguyên tắc, mộ đã đặt ở đó thì coi là vĩnh viễn. Việc rời chuyển, sẽ ảnh hưởng tới long mạch… Đó là điều người ta rất kiêng kỵ. Khi gia đình tôi chuyển được cụ bà về, định chuyển tiếp mộ cụ ông thì không thực hiện được nữa, vì đã bị lộ. Cụ bà chúng tôi, đành nằm đó một mình (trước núi Ba Vì).
Tôi nói vài dòng như vậy để bạn đọc hiểu thêm, những cuộc gặp gỡ giữa tôi và các nhà văn, nhà khoa học sau này, từ trong nước, rồi tỏa ra nhiều nước trên thế giới đều có những cơ duyên. Đó chính là sự nối kết tâm linh, tạo nên các bản đồ phong thủy liên quan đến sự vận hành của số phận con người. Nay chiêm nghiệm lại quá khứ, thấy có nhiều điều quá đúng.
Bài trước, tôi đã nói qua về cuộc “đánh hội đồng” của một nhóm trí thức nhằm vào tôi. Tất cả, bắt đầu từ việc tôi phê phán các bộ SGK (gồm nhiều nhóm khác nhau). Tôi chẳng thích thù gì chuyện bỗng nhiên trở thành “kẻ thù” của các nhà biên soạn sách. Nhưng vì trách nhiệm, vì thương bà con, cũng là thương chính con cháu mình phải học các bộ sách quá tệ về chất lượng, nên tôi đã vào cuộc. Nói cho đúng, các kiến thức của mấy vị GS.TS…đưa vào SGK là vô cùng hổ lốn, thậm chí bậy bạ. Có rất nhiều kiến thức sai, thậm chí cực sai ở các bộ sách này, tôi đã chỉ cho các phóng viên và biên tập, đồng thời gửi lời nhắn đến các tác giả: “Phải viết lại toàn bộ mới dùng được”. Nhưng không ai chịu nghe. Bởi, gần như tất cả các vị biên soạn, Chủ biên, Tổng Chủ biên đều là GS. PGS.TS. Họ rất chủ quan, không biết rằng kiến thức của mình vừa lạc hậu, vừa chắp vá lung tung…lại được trình bày không có phương pháp khoa học, nên đối với tôi, đó chỉ là một mớ giấy lộn, vô cùng độc hại cho tư duy của trẻ. Tôi chỉ lấy một, hai ví dụ. Khi dạy văn cho các em, để đạt được cái gọi là “tích hợp”, họ đã dạy tới gần ba mươi cái “ghe” của các dân tộc. Kỳ dị quá. Tôi nói với mấy bạn phóng viên: “Nhớ được một cái “ghe” cho ra hồn đã khốn khổ rồi. Nay bắt nhớ đến mấy chục cái “ghe” thì sức nào chịu nổi? ”. Dạy như vậy là đào tạo con em làm thợ mộc, đâu phải là dạy văn! Có rất nhiều điều để nói, nay chỉ xin nói thêm về cách dạy chèo và tuồng. Tôi đọc thấy kỳ dị lắm. Ví dụ, khi dạy chèo, cần phải chọn các đoạn (còn gọi là cảnh) có ý nghĩa giáo dục và ngôn ngữ phải hay. Chẳng hạn, cảnh “Thị Mầu và xã trưởng” là cảnh tuyệt hảo về đối thoại của “quan và dân”; cảnh “bắt vạ Thị Mầu” cũng là cảnh tuyệt hảo về cái hay của tiếng Việt và hình tượng văn học nói bộ mặt quan lại thời phong kiến. Thế nhưng, SGK lại chọn cảnh “Thị Mầu lên chùa”. Đây là cảnh tán tỉnh của gái với trai (Thị Mầu tưởng nhầm Thị Kính là chú tiểu). Vậy hiệu quả của bài dạy này ở đâu? Là sự phản giáo dục. Ấy là chưa nói, dạy “chèo” mà dạy màn dạo đầu thì chẳng có nghĩa gì cả. Cũng tương tự như vậy ở phần dạy tuồng. Nói chung, các tác giả vô cùng liều lĩnh. Thực chất, người viết chẳng hiều gì về các bộ môn này. Vậy mà kỳ lạ thay, khi SGK bị phê phán thì GS.TS. NVH lại phán một câu ngất ngưởng “bộ sách đó giống như một cô gái đẹp…càng đến gần sẽ càng thấy cái vẻ đẹp của nó”. Đúng là một hành vi rất kỳ quặc của một người từng tự nhận là chuyên gia về lý thuyết hành vi ngôn ngữ…suýt nữa thì được nhà thơ Trần Mạnh Hảo xới lên tận gốc (nếu tôi không ra phản biện đàng hoàng). Khi đó, tác giả LA chỉ có nước mắt và đau khổ!
GS.TS. NVH là người hướng dẫn rất nhiều LV Cao học, LATS về giao tiếp hội thoại, lý thuyết hành vi, điển mẫu… và giảng dạy nhiều giờ về các loại lý thuyết hiện đại nhất, đồng thời luôn tự coi mình là một nhà nghiên cứu “xuất chúng”. Thế nhưng, cứ chạm vào thực tế tiếng Việt là sai bét tất cả. Sai từ sử dụng đến cả phán định. Tôi nhiều lần là cán bộ phản biện ngồi trong các Hội đồng do GS.TS.NVH làm Chủ tịch. Cứ mỗi lần có một cán bộ phản biện đọc xong bản nhận xét là GS.TS.NVH lại đứng lên nói lại một lần nữa tất cả các ý kiến đó, đôi khi cao hứng, còn phát triển thêm và giới thiệu các tài liệu tiếng Anh liên quan có trong tủ sách của mình. Có một vài NCS nơi khác đến, dự các buổi như vậy rất choáng ngợp. Nhưng các thành viên trong Hội đồng lại rất khốn khổ. Phải ngồi hàng nửa tiếng hoặc hơn để nghe lại các loại lý thuyết mình đã biết rồi. Thậm chí sử dụng vào thực tế lâu rồi. Có một lần, PGS.TS. Tạ Văn Thông, cán bộ Viện Từ điển học, nghe GS.TS.NVH nói quá lâu, cứ ngáp mãi, rồi nói với tôi: “Thầy có phong cách rất độc đáo. Các Hội đồng mà có thầy làm Chủ tịch, tôi rất thích”. Chỉ nghe thoáng qua cũng biết, anh Tạ Văn Thông có ý nói gì? Tất nhiên, kiểm tra qua thực tế, đó là một nhận định đúng. Bởi không phải chỉ có anh Tạ Văn Thông mà rất nhiều GS, PGS, TS bên trường ĐHSP Hà Nội cũng nói với tôi như vậy. Vì sao? Vì khi tôi làm Chủ tịch Hội đồng, tôi thường lắng nghe ý kiến các cán bộ phản biện, các thành viên một lượt cho đến hết, rồi tổng kết các ý cơ bản nhất để NCS có thể nhận ra chỗ mạnh, chỗ yếu của LV, LA. Sau đó, nói vài lời ngắn gọn ý kiến của mình. Cuối cùng là kết luận (thời gian tiết kiệm lắm). Bởi thế, các buổi thảo luận hay bảo vệ do tôi chủ trì thường ngắn gọn, kết thúc nhanh. Các buổi khác, nếu là “giáo sư” chủ trì thì rất hãi. Tôi thấy chỉ có GS.TS.TTD là làm Chủ tịch HĐ giống như tôi, còn lại là các buổi “tra tấn” rất mệt mỏi. Nhiều cuộc bảo vệ, lẽ ra có thể kết thúc vào lúc 11 giờ thì lại kéo đến 13 giờ, hoặc 13 giờ 30 phút. Chỉ cần làm phép tính nhẩm sẽ ra ngay. Hội đồng thường có 5 hoặc 7 thành viên (tùy theo lộ trình). Thông thường, mỗi bản phản biện trình bày trung bình từ 15 phút đến 20 phút. Sau mỗi ý kiến phát biểu, nếu Chủ tịch Hội đồng lại “tua” lại, thời gian sẽ nhân lên gấp đôi. Chỉ cần làm phép tính rất đơn giản: 7 (thành viên) phát biểu x 15 phút đã thành 105 phút, tức hơn một tiếng rưỡi. Thời PGS.TS.NVC còn làm chủ nhiệm khoa, hôm nào tôi là phản biện mà anh ấy làm Chủ tịch là tôi lo lắm. Cứ mỗi lần cán bộ phản biện hoặc ủy viên Hội đồng nói xong, anh NVC lặp lại gần như hoàn toàn, chưa kể còn “phóng tác” thêm. Nếu không ăn sáng cẩn thận, dự cho hết buổi rất dễ ngã lăn quay ra. Hôm nào không kịp ăn sáng, tôi phát biểu xong phần của mình là xin phép về ngay.
Chỉ riêng các cuộc bảo vệ LV hay LA, đủ thấy các thầy và học viên, sinh viên đã phải khốn khổ với mấy vị GS hay chủ nhiệm khoa như thế nào. Khoa Ngôn ngữ học một thời là khoa có những kỷ cương rất tốt, nghiêm túc trong học đường. Nhưng dần dần, sự giả dối bắt đầu len lỏi tới tận văn phòng của Chủ nhiệm khoa, biến thiên bằng nhiều con đường, đến nỗi trở thành nơi dung chứa của những hành vi bất nhân, vô đạo. Trong khi, đó lại là nơi nghiên cứu nhiều nhất, hướng dẫn nhiều nhất về lý thuyết “hành vi ngôn ngữ”. Đó chẳng phải là nghịch lý, quá nghịch lý đó sao? Đó là chưa kể đến LA về lý thuyết “điển mẫu” đạt “tầm lý luận thế giới”. Cứ đem cái mẫu hình (“điển mẫu”) đào tạo của mấy vị giáo sư ấy thì chẳng bao lâu, nền văn hóa tuyệt vời của dân tộc ta sẽ tan biến, không còn gì cả!
Người ta cứ xúm vào vu ngược cho nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhưng thực chất hóa ra không phải như vậy, nhà thơ Trần Mạnh Hảo lại là người có công. Tất nhiên, anh chỉ là người có công đối với các nhà giáo, các nhà nghiên cứu luôn trăn trở về thế hệ con cháu. Ngược lại, với những kẻ háo danh, tham tiền thì anh sẽ bị gán đủ mọi thứ danh hiệu: Gã quá khích, tên lộng ngôn, thằng phản bội. Anh đúng là một nghệ sĩ có số phận giống như câu đối (đồng thời là đố) của ông bạn vong niên của tôi - nhà thơ Tú Sót: “Giơ lưng cho thế gian ngồi/ Ngồi rồi trở lại chê người bất lương…”
Cần nghiêm túc nhìn lại để thấy rõ, sự phá hoại kinh hoàng trong giáo dục của nước nhà đang ở đâu? Đang ở chính bàn tay một số vị giáo sư là Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả của các bộ SGK của hai ngành Ngôn ngữ và Văn học( của tất cả các bộ sách). Tôi hoàn toàn không có ý thách thức, nhưng để chứng minh cho các nhận định của mình, tôi xin phép mời các vị Tổng chủ biên, Chủ biên của cả mấy bộ SGK thuộc các nhóm khác nhau, đối thoại với một mình tôi thôi. Tôi sẽ chỉ cho các vị thấy cụ thể từng sai làm ở mỗi trang, mỗi quyển.
Trở lại bài trước. Khi nhận được thông điệp từ mấy coment của các vị GSTS, nhà phê bình văn học, nhà…tôi đã ý thức ngay, đây là một “cuộc chiến” không nhỏ. Nhưng tôi không ngại, vì tôi đã trải qua các cuộc “đánh hội đồng” như vậy rồi. Đó là cuộc “đánh hội đồng” của mấy vị giáo sư nổi tiếng nhất trong ngành đối với tôi vào năm thứ hai của thế kỷ XXI. “Cuộc chiến” ấy nổ ra sau bài viết của tôi trên báo Văn nghệ có tiêu đề “Nỗi đau của tiếng Việt”. Có tới 3, 4 giáo sư viết bài “đánh” tôi. Tôi đã phải ra tận nơi, yêu cầu TBT báo Văn nghệ: “Tôi chấp nhận cuộc chơi “bốn đánh một”. Anh phải in toàn văn các bài viết của cả hai phía. Phía bên kia ra bốn bài thì anh phải in cho tôi đủ bốn bài. Thế mới gọi là sự bình đẳng trong tranh luận”. Thời điểm đó, GS.TS NMT là Phó Hiệu trưởng, kiêm bí thư Đảng ủy Trường có nhắn, muốn gặp tôi. Khi bước vào cửa phòng GS.TS.NMT, tôi nói ngay: “Anh nhắn tôi tôi lên gặp với tư cách nào: “Phó Hiệu trưởng gặp cán bộ? Bí thư gặp đảng viên? Anh cho tôi biết để tôi xưng hô cho phù hợp?”. Thấy mặt tôi nghiêm lạnh, GS.TS.NMT rời khỏi bàn ra khoác vai tôi: “ Làm gì mà căng thẳng thế. Tôi với anh là bạn bè, đồng nghiệp…”. Chúng tôi nói chuyện một lúc về Hội đồng học hàm và bài báo “Nỗi đau của tiếng Việt” và bài phản biện của PGS CXH, người rất nổi tiếng, Cuối cùng, GS.TS. NMT nói : “Thôi “tha” cho các cụ. Dù sao các cụ cũng nhiều tuổi rồi”. Sau lần ấy, tôi không viết bài đề cập đến Hội đồng chức danh ngành nữa. Tôi và GS.TS.NMT vẫn vui vẻ tôn trọng nhau. Khi ông ấy rời trường đi chỗ khác, mỗi lúc gặp nhau ở tiệc cưới hay Hội nghị KH, chúng tôi đều bắt tay nhau. Trong cuộc sống thường nhật, GSNMT ăn nói nhẹ nhàng, vui vẻ. Tôi cũng đã tặng cho GSNMT bản trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày”. Chỉ tiếc, GS không đọc kỹ, nếu đọc cẩn thận và thấ thía những câu sau đây, thì chắc chắn không bao giờ rơi vào vòng tội lỗi:
“Trong cơn khát chạy đua bằng cấp
Kẻ chức quyền vung bạc mướn học thuê
Tuổi ấu thơ mỗi lần đi tới lớp
Lưng cõng ba lô như đánh trận trở về”
hoặc:
“ Đường Đổi mới chông gai đầy thử thách
Bao kẻ làm quan không biết tự giữ mình
Bị tha hóa
bởi đồng tiền
đã làm cho mờ mắt…”
hoặc:
“ Chân lý nay không còn ngự ở đỉnh cao
Chân lý bị đổi thay khi đồng tiền xoay sở
Chỉ vì tiền bao mối tình tan vỡ
Chỉ vì tiền, bao người con ưu tú
Của Đảng của Dân bỗng hóa kẻ tham tàn
Câu nhân – nghĩa bỗng thành hàng xa xỉ
Đi chỗ nào cũng chỉ thấy dân than”
( Trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày", NxbCAND, 2015, trang 120-122)
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ lại bài học cha tôi dạy tôi từ thuở còn 5,6 tuổi. Đoạn tôi nhớ nhất là thế này: “Lập mã tối cao phong/ Hoàn khu nhất lãm trung/Chiến trường hốt tại vọng/ Thảm vụ tráo trùng trùng/ Thị Nhai dư ngỏa lịch/ Sa thổ nhiễm tinh hồng/ Tùng tiền phồn thịnh địa/ Kim nhật thảo thành tùng…”. Đại ý: Dừng ngựa, đứng ở đỉnh núi cao nhất, bao quát cả một vùng trong một cái nhìn. Sa mù lớp lớp giăng đầy thảm đạm. Phố phường nay chỉ còn là gạch vụn, đất cát nhuộm màu tanh đỏ. Trước kia đây là nơi phồn thịnh, nay chỉ còn là đêm mưa tối tăm, lửa ma trơi ngang dọc…”. Ngành Ngôn ngữ học nay đúng là rơi vào cảnh ấy. Buồn lắm thay!
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/244
8.
4 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (6)
( Bài 6) Nhiều chuyên gia về phong thủy thường chỉ chú ý địa thế vật lý. Dịch sát nghĩa, “phong thủy” là gió và nước. Vì thế, thông thường các thầy khi xem đất cát, mồ mả thường chỉ chú ý hướng đi của gió, nước và long mạch...
Với cách nhìn như thế, mọi đánh giá hay kết luận của thầy phong thủy đều xuất phát từ hướng nước chảy, sự vận động của gió theo cách nhìn “bốn phương tám hướng”
CHUYỂN HÓA SỐ PHẬN QUA MẮT XÍCH CỦA BẢN ĐỒ
PHONG THỦY HAY TƯƠNG TÁC TÂM LINH (6)
Hữu Đạt
Nhiều chuyên gia về phong thủy thường chỉ chú ý địa thế vật lý. Dịch sát nghĩa, “phong thủy” la gió và nước. Vì thế, thông thường các thầy khi xem đất cát, mồ mả thường chỉ chú ý hướng đi của gió, nước và long mạch.
Với cách nhìn như thế, mọi đánh giá hay kết luận của thầy phong thủy đều xuất phát từ hướng nước chảy, sự vận động của gió theo cách nhìn “bốn phương tám hướng”, nên có thuật ngữ gọi là “phong vận”. Cho đến nay, chưa có một cuốn sách nào về phong thủy bàn đến những cuộc di chuyển bên trong của bản đồ phong thủy, đặc biệt là các tín hiệu ngôn ngữ mang tính truyền dẫn cùng với tướng mạo, dáng đi. Cũng có sách về tướng số bàn về cách xem vận mệnh qua chữ viết…, nhưng chưa có cuốn nào nói về tương tác tâm linh, hay đường nối tâm linh. Trong khoa học tự nhiên, có lý thuyết nói về đường truyền của âm thanh qua các dây dẫn, tôi tạm gọi là lý thuyêt “cái loa”. Con trai tôi, một kỹ sư rất giỏi về phần mềm tỏ ra thích thú lý thuyết này và nhiều lần tranh luận với bố khá sôi nổi. Trong con mắt của chàng kỹ sư phần mềm này thì, cấu trúc của hệ máy tính là sự phản ánh của cấu trúc thế giới. Tôi gọi là cấu trúc sơ đồ/ bản đồ phong thủy - tâm linh.
Để tiếp tục lý giải con đường đi và số phận của GS.TS.NVH, cần phải lui về 30 năm trước.
Khi đó, NVH mới tốt nghiệp đại học được mấy năm, chưa có việc làm ổn định. Do một số quan hệ, NVH nộp đơn và hồ sơ xin làm nghiên cứu sinh. Lúc đó, thầy LĐN là Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, yêu cầu NVH phải ký vào một tờ cam đoan: Làm NCS xong không được đứng trên bục giảng dạy. Đồng ý thì thầy LĐN mới ký vào hồ sơ kia. Không thì thôi. Tất nhiên là NVH phải ký rồi. Nhưng sau đó, mọi việc dịch chuyển số phận NVH lại biến hóa qua bàn tay của TS. ĐVĐ, một kiến trúc sư có công nhất trong việc phá vỡ bàn cờ phong thủy của khoa Ngữ Văn. Chuyện đó nói sau. Nay, trước hết, nói về việc chuyển hóa số phận của NVH trong giai đoạn đó.
Không rõ là tình cờ hay cố ý, nhưng các giờ giảng ngữ pháp tiếng Việt ở khoa Ngữ Văn, bắt đầu xuất hiện NVH. Lúc đầu là “dạy thử”. Sau đó là “dạy thay”…Bạn đọc nhớ truyện ngụ ngôn “Con cáo và đàn dê” thì có thể hiểu được cách xoay chuyển của kiến trúc sư ĐVĐ. Lúc đầu là gửi một chân, rồi hai chân…và cứ thế. Đến lúc thầy LĐN về hưu thì NVH đã thành giảng viên chính thức của tổ Ngôn ngữ từ lúc nào rồi.
Mặc dù là sinh viên ra trường chưa lâu, nhưng NVH có suất đi Pháp ngon lành trước rất nhiều thầy cô của mình. Nhưng đó không phải là lần duy nhất mà chỉ chưa đầy chục năm sau, NVH đã có chuyến đi Pháp lần 2. Đó là một kỷ lục hiếm có. Hoàn toàn không phải do tài năng, nhưng về sau NVH lại ngộ nhận. Các thế hệ sinh viên sau này bị tuyên truyền thế nào đó lại cho rằng, NVH là người “cực giỏi” chuyên môn nên mới có được các chuyến đi ấy. Thực chất, NVH là con rể thầy T.Đ.H. Nhờ quan hệ tương tác ấy, mà suất đi đầu tiên của NVH được êm ả. Đó là tình đời, tình người. Rất dễ cảm thông. Còn ở các chỗ khác, mỗi lần có suất đi nước ngoài là một cuộc tranh giành quyết liệt.
Trên bản đồ số phận sẽ thiếu, nếu không nói đến một nhân vật nữa. Đó là GS.TS. NMT. Đây là một người rất đặc biệt. Lúc đầu xin về khoa Ngữ Văn, NMT vẫn chỉ là TS. Anh vốn là người bại trận trong “cuộc chiến” ở trường thực nghiệm HNĐ. Sở dĩ tôi biết khá kỹ chuyện này vì bạn NT, vốn là học trò lớp tôi chủ nhiệm thời đại học, cùng làm việc với NMT và từng có nhiều cuộc “khẩu chiến” quyết liệt ở trường Thực nghiệm ấy. Cũng sau cuộc bể dâu đó, NT chuyển sang làm báo Quốc hội, đời sống khá rủng rẻng, nếu không muốn nói là giàu…
Nay trở lại chuyện NMT. Khi TS. NMT xin về khoa Ngữ Văn, thầy H (khoa Văn học) là bí thư chi bộ. Vốn là một anh giáo hiền lành, nghe NMT trình bày hoàn cảnh thì cảm thương ngay. “Ừ thì mất gì đâu. NMT từ khoa Ngữ Văn, tốt nghiệp lên dạy ở ĐHSPVB… về dạy trường Thực nghiệm…nay xin về khoa Ngữ Văn chỉ cốt an phận lúc cuối đời thì nỡ lòng nảo không giúp đỡ? Nhất là, lúc đó NMT đã là TS, cũng là còn hiếm chứ không “lúc nhúc” như bây giờ” (Đó là lời thầy H tâm tình với tôi khi được tôi hỏi về nhân sự). Đúng lúc đó tôi từ nước ngoài về. Tôi và NMT góp tiền làm bữa cơm chiêu đãi cả tổ (bộ môn). Từ đó, tôi và NMT đã ngồi chung một bản đồ tâm linh, phong thủy.
Điều kỳ lạ là, NMT thăng tiến rất nhanh. Về khoa chưa được mấy năm, khi tách trường đã “tót” lên chức Hiệu phó. Trong khi đó, ai cũng nghĩ, chức đó phải vào tay TS. NTG. Bởi NTG đương kim là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, một cái chức có uy lực cực kỳ mạnh thời bấy giờ. Dù bị trượt trong cuộc bầu cử, NGT vẫn được bố trí lên làm Tổng biên tập Nxb Đại học Quốc gia. Nhân đó, tôi làm một câu đối, đọc cho thầy NXL nghe. Thầy cười ngất. Sau này nhiều người lại tưởng đó là folklore (sáng tác tập thể của anh em khoa Ngữ Văn). Khi tôi viết “Văn khoa chân dung ký”, tôi lấy đó làm tiêu đề cho Hồi thứ mười ba “Văn Ngữ tách ra, tài chính văn thư không còn nguyên cả giáp/ Năm trường hợp nhất, giáo trình giáo án lại lên lương”. Vế thứ hai ít người hiểu. Nay tôi giải thích thêm: Thời đó tôi làm cán bộ Công đoàn, hàng năm vẫn tổ chức các chuyến đi chung của CB Công đoàn 5 trường Đại học kết nghĩa là: Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Đại học KTQD, Đại học Công đoàn và Đại học Ngoại ngữ HN. Năm trường này có nhiều cuộc họp bàn về cách viết giáo trình, giáo án, tiền trả cho người viết… nên mới có chỗ kết “lại lên lương” (cũng là tên thầy Nguyễn Xuân Lương… Vế trược có “giáp” đứng ở cuối, cũng là tên của thầy NTG trong tổ Ngôn ngữ).
Như vậy, về mặt tâm linh, số phận NVH và NMT bắt đầu gắn bó với nhau từ đấy. Cũng từ đấy, hình thành nên trục tam giác chi phối nhiều đến con đường phát triển của toàn ngành Ngôn ngữ học. Trên bản đồ của tôi, bắt đầu nối dài hàng chữ cái: NTG.NHĐ.ĐTL.HTC.NTC.NCĐ.ĐVĐ.NMT.NVH.TTD.LĐ.NHC. NVC…. Cho đến bây giờ và mãi mãi sau này, chỉ có tôi, duy nhất chỉ có tôi, giải được thông điệp từ bàn cờ phong thủy có các con chữ ấy. Bởi, từ các kiến thứ về tâm linh, phong thủy cổ xưa để lại, với tư cách là một nhà ngôn ngữ học, tôi hóa giải nó trên sơ đồ theo lý thuyết ma trận, và giật mình khi được thấy sự nhiệm màu của nó. Ngày xưa, GS Trần Quốc Vượng từng nói một câu nhiều người nhớ “Tôi tin vào tử vi như tin Nghị quyết của Đảng”. Tôi cũng hoàn toàn tin vào Tâm linh- phong thủy như vậy.
NMT là thầy hướng dẫn LA của NVH. Hai thầy trò trở thành bộ đôi, gắn kết với TS ĐVD và TS.LTT, TS.NVL thành một bộ năm người. Nếu bạn nào biết chút ít về ngũ hành sẽ hiểu đó là con số 5 (số dương). Con số này có sức biến hóa kỳ diệu. Khi nó cộng với số 4 sẽ thành con số 9, là số cực dương. Các cụ nói rồi: “Cùng tác biến, biến tắc thông”.
Như thế, việc “đánh hội đồng” sau lưng tôi là một việc làm có tổ chức tinh vi. Nhưng tôi lại hóa giải nó để phơi bày những non yếu về chuyên môn, cũng như tư cách của những người trong cuộc. Cho đến lúc này, tôi và GS.TS.NMT hoàn toàn không có ân oán gì cả (tự GS NMT cũng nhận thấy rõ). Tất cả mọi việc xảy ra là sự vận hành Nhân – Quả vào số phận con người. NVH gặp NMT, lại được ĐVĐ phù phép. NVH cứ ảo tưởng về mình mà không biết mình chỉ là cái loa. Còn tất cả lại từ một nơi khác. Đó là đường kết nối tâm linh, sự hợp lưu của nhiều luồng sinh khí. Đó là khí âm hay khi dương thì bạn đọc đã rõ rồi. Cuộc báo oán lịch sử này, không tháo gỡ, sẽ còn có rất nhiều hậu họa.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/243
7.
4 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (5)
( Bài 5) Tôi từng giữ lại bài kiểm tra của anh học trò NVH (đã đăng bản chụp từ lần trước) để nghiên cứu qua bản đồ tâm linh và số phận. Nay anh NVH đang đứng tiếp ở một ngã rẽ, buộc tôi phải cho mọi người biết cái bí ẩn trong bài kiểm tra này... Có rất nhiều ứng nghiệm về tâm linh, phong thủy. Cái gọi là QUẢ - NHÂN hay BÁO ỨNG là hoàn toàn có thật. Bởi vậy, ai muốn có quả tốt thì phải làm những việc tốt, mới mong cuộc đời mình gặp được điều lành.
CUỘC ĐÁNH LÉN CỦA ĐỘI QUÂN TỔNG HỢP
THUYẾT NHÂN – QUẢ ỨNG NGHIỆM (5)
Hữu Đạt
Trở lại bài trước. Khi xem trên facebook, nhận ra GS.TS.NVH tham gia vào cuộc “đánh lén” thầy, tôi mới chợt nhớ ra một sự kiện khác. Đó là sự kiệnGS.TS. NVH và GS.TS Nguyễn Cao Đàm. Các thầy cô và học viên, sinh viên nào đã từng làm việc ở khoa Ngữ Văn vào những năm 90 của thế kỷ trước hãy cùng tôi nhớ lại. Hồi đó, thầy Nguyễn Cao Đàm là người tổ chức ra “Trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của khoa Ngữ Văn. Văn phòng Trung tâm là cái toa lét cũ được cải tạo lại ở tầng 3 nhà B. Khi tách khoa, chỗ này được chuyển giao làm văn phòng cho bộ môn Hán Nôm khoa Văn học. Nếu bạn nào đã đọc tiểu thuyết “Quái nhân” thì đây là địa điểm gặp gỡ của nhiều nhân vật. Trong đó có nhân vật “tôi”, Lưu Văn Xá, thầy Đỗ, thầy Thể, Đàm Hiếu Phong….Tất cả đều mang bóng dáng của những con người thật. Nói cách khác, tất cả đã ngồi lên một bản đồ phong thủy, được nối kết bởi các tên gọi. Ở cãi lõi của bản đồ ấy, có một số người vẫn tiếp tục có quan hệ với nhau tới hai, ba chục năm sau (Đây là cách dùng thuật ngữ của nhà nghiên cứu NNH (tôi); ngoài ra còn có những cách nhìn và thuật ngữ khác/ xem thêm “Con người với tâm linh” của thạc sĩ Vũ Đức Huỳnh, Nxb Hồng Đức, 2015).
Trong số các bạn đọc, chỉ có “cụ” Hiếu (Đinh Thanh Hiếu, Phó Chủ nhiệm khoa văn học là giải được mã về tên, đạt tới 80%... số nhân vật còn lại “cụ” Hiếu có hỏi tôi: “Ông này có phải là…không thầy?” Tôi chỉ cười: “Em chịu khó luận hai hoặc ba bước sẽ ra. Thầy Hiếu dịch vòng qua tiếng Hán, đến bước hai thì tìm được. Tới đó lại là một khóa mã giúp tìm ra các nhân vật khác.
Vì khá thân tôi, nên mỗi lúc rỗi rãi, giáo sư Nguyễn Cao Đàm thường kể cho tôi nghe nhiều chuyện “bí mật” trong khoa từ ngày khởi thủy. Ví dụ, chuyện ông A bị kỷ luật nằm trên Bộ, GS đã giúp đỡ thế nào? Sau đó nhiều năm, quan hệ giữa hai người ra sao? Rồi, chuyện tình của GS Nguyễn Hàm Dương ở Nga, lúc cưới vợ… thế nào? Tôi đã thể hiện trong Hồi thứ nhất của cuốn “Văn khoa chân dung ký”, với tên: “Hoàng Xuân Nhị đại phá “Nhân văn”/ Nguyễn Hàm Dương qua Thái Lan buôn súng”. Trong danh sách các câu đối mà PGS.TS Đoàn Đức Phương ghi chép thì ai cũng tưởng là của chung (folklore), nhưng thực chất đó là câu đối do tôi nghĩ ra. Ở cuối bài viết về GS Nguyễn Hàm Dương, tôi có lẩy Kiều “Bề ngoài bảy chữ, bề trong tám nghề”…Câu này chỉ có tôi và GS Nguyễn Cao Đàm giải mã đầy đủ nhất. Còn tất cả các thầy cô khoa Ngữ Văn có đọc cũng chỉ hiểu lơ mơ, hoặc hiểu được một phần ý nghĩa của nó mà thôi.
Vì coi tôi là chỗ tri âm, tri kỷ nên có những chuyện rất riêng GS Nguyễn Cao Đàm chỉ nói với tôi mà không nói với ai khác. Một hôm, tôi rất sững sờ khi gọi điện thông báo: “Cậu NVH nó dọa đánh tôi Đ ạ”. Tôi ngạc nhiên hết sức, như không tin vào tai mình. “Sao kia ạ?”- Tôi hỏi lại. GS.TS. Nguyễn Cao Đàm tâm sự với tôi. Tôi nghĩ mãi, không biết nên xử trí thế nào. Về nhà trường, quan hệ giữa GS Nguyễn Cao Đàm và GS.TS. NVH là quan hệ thầy trò. Về đạo lý, GS.TS.NVH. chỉ là hàng con cháu của GS Nguyễn Cao Đàm. Chưa nói đến một quan hệ khác, GS Nguyễn Cao Đàm còn là đồng nghiệp của PGS.T.Đ.H (bố vợ của GS.TS. NVH) ít nhất cũng gần nửa thế kỷ. Cách ứng xử của TS.NVH ( lúc đó chưa được phong chức danh) như thế lỗ mãng và bạt mạng quá.
Suy tính mãi, cuối cùng tôi gọi điện thoại cho vợ NVH, tức con gái của cụ T.Đ.H, và cũng là thầy dạy tôi thời đại học (khoa Ngữ Văn).Tôi nói đại ý: “Em phải khuyên chồng em, hành xử như vậy không được đâu… thành ngữ có câu “Cao nhân tất có cao nhân trị”…”. Thời điểm đó, NVH đang dạy Tiếng Việt ở ĐH Parir 7, mới đang là TS, chưa có chức danh như sau này. Tất nhiên, cuộc đi đó, cũng do một sự sắp xếp đặc biệt, nên trước khi đi, NVH có vào chào tôi và cô ĐTL, nói với giọng chân thành: “Theo thứ tự bình thường thì chưa đến lượt em. Mong thầy cô thông cảm”. Tôi nói luôn: Cậu được đi thì cứ đi, yên tâm, chúng tôi không thắc mắc gì đâu…Ngày đó, TS.NVH vẫn còn khiêm tốn lắm.
Sau chuyến đi Pháp về và được phong PGS thì NVH chính thức gọi tôi là “anh” và gọi cô ĐTL là “chị”. Còn GS.TS. T.T.D thì ngôi “thầy” được kéo dài lâu hơn. Không biết hai thầy trò có va chạm gì không, nhưng có một lần, TS. NVH nói với tôi:” Em đã nói thẳng với anh T.T.D: “Anh là Chí Phèo, chứ em còn là bố của Chí Phèo đấy”. Tôi nghe mà khiếp hãi…Liên hệ với cuốn tiểu thuyết “Chí phèo thời hiện đại” của nhà văn Lê Lựu, lại thấy rất bàng hoàng!
…Thời anh T.T.D làm Chủ nhiệm Khoa, tôi là Chủ tịch Công đoàn. Khi đó, cuối năm học, xét bình bầu thi đua. Nguyên tắc là phải có bảng kê khai: giờ giảng, bài nghiên cứu, hoạt động khác để xếp loại. Anh NVH đi đâu đó, không có bản kê khai, nên không xếp loại được ở mức nào. Mãi đến lúc cuối cùng, Khoa đành xếp vào danh sách của cán bộ mức “hoàn thành nhiệm vụ”. Khi anh NVH về, chưa biết đầu cua tai nheo ra sao, vào văn phòng đã làm ầm ĩ: “…xếp loại như thế thật bỉ mặt nhau quá”. Hôm đó, tôi ngồi ở đó định giải thích cho NVH, nhưng anh T.T.D đã ký vào văn bản, đưa lên trường rồi. Tất nhiên, sau khi có văn bản kê khai đầy đủ của NVH, khoa vẫn thuyết minh với trường để xếp vào loại “xuất sắc”.
GS.TS. NVH, bị nhà thơ Trần Mạnh Hảo đưa lên mạng, xét cho cùng cũng là quan hệ Nhân - Quả cả về chuyên môn cũng như đạo làm người. Đã nằm trong vận hành của luật Nhân - Quả thì không lúc này thì lúc khác cũng xảy ra. Tôi lấy làm kỳ lạ rằng, khi tôi đang nói về tâm linh có liên quan đến chuyên môn của anh NVH ở chuyên mục “trao đổi khoa học” thì bỗng nhiên, mở facebook của Tran Manh Hao lại thấy có bài của anh Hoàng Giang Lê với nội dung: “GS.TS.NVH không hề biết làm một đề tài khoa học”. Tôi và anh Hoàng Giang Lê không hề biết nhau, chỉ thấy ghi trên bài, anh là thầy giáo dạy ngôn ngữ. Tôi cũng không hề biết anh Giang dạy ở trường nào.
Trở lại cuộc “đánh hội đồng” đối với tôi, khi tôi phê bình SGK. Nói chính xác, tôi không viết một bài riêng mà chỉ đối thoại với phóng viên hoặc trả lời phỏng vấn. Tôi rất ngại đụng vào người quen, bạn bè để tránh hiểu lầm rằng, bài viết liên quan là cuộc “đánh đấm” gì đó. Nhưng về chuyên môn, tôi không thể thoái thác vì, tôi đàng hoàng là một Viện trưởng. Phóng viên phỏng vấn các vấn đề chuyên môn, không phát biểu thì thiếu khách quan. Thứ hai, các phóng viên, biên tập phần lớn là học trò cũ, có một số ít nằm trong tương tác nghề nghiệp. Các em hỏi, tôi không trả lời thì còn đâu là ông thầy của họ?
Lẽ ra, khi thấy các phân tích của tôi thì Tổng chủ biên, chủ biên SGK nên gọi điện thoại trao đổi lại với tôi để trao đổi, bàn luận. Thế mới là nghiêm túc. Đằng này lại tập hợp quân có đủ thành phần để đe dọa “đánh hội đông”, đủ thấy tầm của họ chưa thể là Chủ biên, Tổng chủ biên. Quả là họ chưa biết tôi là ai? Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng phát biểu: “HĐ chỉ cần kê nửa hòn gạch là “nghiêng” cả sứ quán kia mà!
Vậy nay, trước khi nói đến anh NVH, tôi chính thức mời PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (GS ngành Văn học) cùng “GS thầy” (ngành ngôn ngữ) lên diễn đàn để đối thoại chính thức cùng tôi. Nếu các vị giải đáp được các câu hỏi tôi đặt ra thì có nghĩa, tôi sai hoàn toàn. Ngược lại, các vị không trả lời được những câu tôi hỏi thì có nghĩa là, các vị viết rất bậy về chuyên môn. Tôi không hề thách thức mà muốn công minh chính trực. Tôi chính thức mời hai vị tham gia tại diễn đàn này hoặc trên Truyền hình Trung ương. Tôi sẽ hầu hai vị giáo sư cùng một lúc cả về chuyên môn Tiếng Việt và Văn học. Khi đó, bạn đọc sẽ hiểu câu “thùng rỗng kêu to” của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống dùng đánh lén tôi sau lưng, thực sự là thế nào ???
Riêng cú đá ngang, đá móc của học trò NVH, tôi xin giải đáp luôn. NVH nói rằng, tìm mãi trên google không thấy ở đâu có tên Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông. Thông điệp trong phát ngôn của GS.TS.NVH có ý muốn nói với thiên hạ: “Cái Viện này nó nhỏ lắm, chưa có tên trên bản đồ khoa học đâu”. Cái đó đúng, vì tôi chủ trương không đưa lên google bởi ở Viện tôi đang thể nghiệm các phương pháp dạy học mới. Chưa cần thiết phải đưa nó lên google làm gì!
Nhưng tại sao tôi gọi đó là cú “đá ngang” sau lưng thầy vì, trên các bài báo đã đăng, người ta đã giới thiệu rõ tên tuổi, chức vụ của tôi đàng hoàng cùng với ảnh của của tôi mỗi khi họ phỏng vấn. Trên ba kênh truyền hình khác nhau của VOV, truyền hình CA, truyền hình … đều có ghi chú dưới hình của tôi lúc phân tích các lỗi của SGK đều ghi rõ chức danh và chức vụ, tên Viện. Chẳng lẽ, các vị không có mắt hay cứ giả dối mãi trong việc đánh lừa dư luận?
Riêng việc sử dụng từ “vừng đông”, tất cảnhóm “đánh hội đồng” lần lượt hô lên rằng “ không biết gì về ngôn ngữ mà dám nói, đúng là thùng rỗng kêu to…”.
Nay tôi nói lại, để các bạn đọc ở đây được biết. Cả mấy vị GS ngôn ngữ, GS văn học, nhà phê bình văn học đều coi là tôi không biết dùng ẩn dụ. Thứ nhất, họ không bao giờ đọc sách. Cuốn “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” của tôi đã tái bản nhiều lần trong mấy chục năm nay ở nhiều NXB khác nhau, đều có nói đến chuyện này, nhưng có ai đọc đâu”. Họ cũng không đọc lý thuyết của F.d. Saussure trong phần bàn về tín hiệu nên không hiểu được quan hệ giữa CBĐ (cái biểu đạt) và CĐBĐ (cái được biểu đạt là gì? Do lơ mơ như thế, nên họ cứ dạy bừa trong SGK mà không biết sự ẩn dụ là kết quả chuyển hóa tín hiệu: từ một tín hiệu này sang tín hiệu khác. Tôi chỉ nhắn họ một câu: "Nếu các anh cho là đúng thì nay mai tôi sẽ cho con cháu viết một đoạn văn xem các anh chấm điểm thế nào?" Cụ thể, trong một bài hát được phổ nhạc từ thơ của Viễn Phương, có câu “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Ở đây, có mối quan hệ ẩn dụ giữa “mặt trời” và “ Hồ Chi Minh”. Nếu hiểu theo mấy ông GS và nhà phê bình văn học này thì học sinh có thể viết: “Chủ nhật vừa rồi lớp chúng em sẽ đi tham quan Lăng ông Mặt trời. Ông Mặt trời trong lăng đang ngủ. Ông Mặt trời đề hai bàn tay dọc theo cơ thể…”. Các Chủ biên và Tổng chủ biên sẽ cho điểm ra sao?".
Khi tôi chỉ phân tích đến đó thì một người trong nhóm “đánh hội đồng” hạ giọng: “Đúng thế hả anh? Tôi cũng vui vẻ trả lời “ Đúng thế anh ạ”. Cuộc “đánh hội đồng” sau lưng tôi vì thế kết thúc.
Riêng nhà phê bình L.N.A, tôi muốn nói thêm vài lời. Chính anh mới là người rất dại. Không biết anh có tham gia chọn bài cho SGK hoặc thẩm định mấy bộ sách đó không. Anh dại mà lại nói tôi dại, thế mới lạ. Anh nhảy vào đó làm gì? Nhất là anh lại viết những câu “Nghe như…ông Đ tự lập ra cái công ty ấy rồi tự phong mình làm Viện trưởng”. Tôi đọc đến đấy thì buồn cười quá, vì thấy, tri thức của anh nông cạn quá. Một nhà phê bình cầm bút gần cả đời mà chẳng hiểu luật pháp là gì (luật thành lập các Viện nghiên cứu, doanh nghiêp…). Thế thì làm sao phê bình văn học đúng đắn được? Phê bình hay phản biện mà cứ “nghe như” thì chẳng có căn cứ khoa học nào cả. Viết đến đây, tôi lại nhớ câu chuyện vui của nhà văn Nguyễn Đình Thi khi sang Liên Xô 9 (cũ). Có một nhà phê bình Liên Xô hỏi nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Khi chết, anh có nguyện vọng nào nhất? Nguyễn Đình Thi nói: “ Tôi có nguyện vọng duy nhất là đừng đặt quan tài của tôi bên cạnh quan tài của nhà phê bình”
Tôi từng giữ lại bài kiểm tra của anh học trò NVH (đã đăng bản chụp từ lần trước) để nghiên cứu qua bản đồ tâm inh và số phận. Nay anh NVH đang đứng tiếp ở một ngã rẽ, buộc tôi phải cho mọi người biết cái bí ẩn trong bài kiểm tra này. Thực ra, trong tay tôi còn một bài kiểm tra khác, cũng được 9 điểm, môn phong cách học. Anh này là sv khóa 19 (anh HC ) sau đi bộ đội nên về học khóa 22, 23 gì đó. Có rất nhiều ứng nghiệm về tâm linh, phong thủy. Cái gọi là QUẢ - NHÂN hay BÁO ỨNG là hoàn toàn có thật. Bởi vậy, ai muốn có quả tốt thì phải làm những việc tốt, mới mong cuộc đời mình gặp được điều lành.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/240
6.
5 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (4)
( Bài 4) Bất cứ ai, nếu hiểu được quan hệ Nhân - Quả là quan hệ cực kỳ quan trọng trong đời sống con người thì mỗi khi hành động đều phải suy nghĩ hết sức thận trọng. Thành ngữ có câu “Bắt được bạc thì sang, bắt được vàng thì yểu”. Vàng quí là thế, nhưng bắt được nó, nếu không biết sử dụng đúng mức có khi lại là tai hoạ. Báo chí đã đăng tải khá nhiều bài nói về số phận của các gia đình khi trúng giải sổ số quá to. Lúc đầu thì mừng, sau là nước mắt.
Bài 4 QUAN HỆ NHÂN – QUẢ LÀ QUI LUẬT PHỔ QUÁT
CÓ Ở KHẮP MỌI NƠI
Hữu Đạt
Bất cứ ai, nếu hiểu được quan hệ Nhân - Quả là quan hệ cực kỳ quan trọng trong đời sống con người thì mỗi khi hành động đều phải suy nghĩ hết sức thận trọng. Thành ngữ có câu “Bắt được bạc thì sang, bắt được vàng thì yểu”. Vàng quí là thế, nhưng bắt được nó, nếu không biết sử dụng đúng mức có khi lại là tai hoạ. Báo chí đã đăng tải khá nhiều bài nói về số phận của các gia đình khi trúng giải sổ số quá to. Lúc đầu thì mừng, sau là nước mắt.
Tiền lấy được từ trúng sổ số còn thế, nữa là lấy của dân? Bài trước, tôi đã dẫn những câu thơ trong trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” mang tính dự báo cho các nhân vật liên quan đến quyền lực. Đó là sự ứng nghiệm tuyệt vời để chứng minh tính huyền diệu của thuyết Nhân – Quả.
Sự báo ứng ân nghĩa hay tội ác không phải lúc nào cũng xảy ra ngay lập tức, hoặc ngay trong một đời. Có khi nó đến ở đời sau, hoặc sau nữa. Điều này được khẳng định trong câu thành ngữ “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Không phải bây giờ mà ngay khi xảy ra sự đổ vỡ quá lớn ở khoa Ngôn ngữ học, tôi đã nói với mọi người: Đó là quả báo. Quả báo cho những việc làm đầy mưu mô, thiếu tính người của một số giáo sư. Có thể nói rằng, bao nhiêu vinh quang của ngành Ngôn ngữ học, đến đây đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Cùng với các sự cố xảy ra bên Viện Ngôn ngữ, ngành Ngôn ngữ học coi như đã bị sụp đổ hoàn toàn. Cho dù, trên giấy tờ, chúng ta có hoa mỹ đến đâu, vẫn không thể phủ nhận điều đó. Càng nực cười hơn, khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo đang phê phán những non yếu và giả trá trong khoa học thì, chính các vị giáo sư lẽ ra phải chịu trách nhiệm cao nhất, hóa ra lại là những người vô trách nhiệm nhất. Tệ hơn nữa, một số còn hò nhau tập hợp đội ngũ nhằm “đánh hội đồng” sau lưng nhà thơ. Kiểu “đánh hội đồng” trên các facebook sao thảm hại và khốn khổ thế! Anh Trần Mạnh Hảo không hỏi: Có lý thuyết hành vi hay không? Thế mà các vị, từ Nhà giáo Nhân dân đến các GS.TS lại không hiểu nổi một “thông điệp”, dù đã bao năm đứng lớp làm thầy. Trái lại, còn tiếp tục làm những việc không đúng đắn, quyết đánh lừa dư luận một lần nữa. Đó là tung lên facebook cá nhân, chỗ này thì giơ bản tiếng Nga, chỗ kia thì giơ bản tiếng Anh ý nói rằng, “thế giới có lý thuyết này hẳn hoi. Cuối cùng nhằm truyền ra xã hội mang tính phản biện ngụy khoa học: Anh Trần Mạnh Hảo không biết gì về khoa học này mà dám lộng ngôn”. Thức chất là tổ chức ra một nhóm trốn tội và đập ngược lại dư luận. Đâu có được! Sau lưng nhà thơ Trần Mạnh Hảo còn rất nhiều bạn bè chân chính và gần hai chục ngàn người là gia đình facebook. Sảo thuật đó chỉ làm tăng sự căm phẫn của nhân dân. Nhiều cán bộ đã về hưu, nhưng họ vẫn đau đáu món tiền vài tỷ tiêu khống được lấy từ mồ hôi nước mắt của họ…vậy mà ai đó vẫn cứ cười tươi, hồn nhiên chìa ra bài này, bài nọ cứ làm như thiên hạ không biết gì cả, trong khi hồ sơ kiện tụng đã nằm ở cấp trên và khắp nơi rồi.
Nay trở lại thuyết Nhân – Quả. Nếu như anh NVH biết đi theo các thầy đứng đắn thì cuộc đời đã khác. Không biết anh NVH còn nhớ không? Ngay khi anh NVH còn làm Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ, tôi đã gợi ý: “Ông về bên Viện ngôn ngữ có triển vọng hơn. Trước hết làm Viện phó vài năm, sau anh NĐT nghỉ quản lý thì ông làm Viện trưởng là vừa. Để hỗ trợ cho gợi ý ấy, đôi lần tôi gặp anh em bên Viện HLKHXH, vẫn có những lời ủng hộ. Có một lần, tôi sang phản biện đề tài bên đó, anh NXT đến dự. Khi kết thúc, NXT mời tôi về phòng uống nước rồi nói: “Em tuy ở ngành khác, nhưng thấy anh phản biện hay quá. Sao anh không làm giáo sư đi… thỉnh thoảng anh ra HN thì ghé chỗ em chơi. Em bận quá không xuống chỗ các anh được. Dạo này anh có sáng tác gì thêm không?”. Hôm đó,tôi gửi tặng NXT cuốn “Chuyện người mình ở nước Nga” do Nxb Văn học mới ấn hành. Anh NXT sở dĩ có tình thân với tôi như thế, vì khi làm NCS ở bên Nga, hai anh em vẫn qua lại, uống trà và hợp tác với nhau về làm kinh tế. Anh NXT hỏi tôi vài ba chuyện liên quan đến Viện ngôn ngữ. Tôi nói: Chú phải để tâm một chút. Anh em trẻ họ lên, phải hỗ trợ cách quản lý… không dễ sai lầm…
Đến lúc đó, tôi vẫn nói tốt cho NVH vì tôi nghĩ, nếu NVH tu tỉnh tốt thì mọi thứ đều ổn. Tôi nhìn vào lớp học trò cũ, tầm tuổi đó thì NVH là người nổi hơn cả.
Những ngày đầu, tôi thấy NVH và NĐT hợp tác với nhau ăn ý. Có lần tôi làm phản biện một đề tài KH cấp Viện HLKHXH. Đề tài có nhiều người tham gia. Tôi đọc kỹ, nhiều chỗ lấy kiến thức từ cuốn “Phong cách học hiện đại” của tôi. Nhưng tôi chỉ vui vẻ bảo: “Có nhiều chỗ, rất giống nội dung trong cuốn “Phong cách học của tôi, có khi gần cả một trang. Các bạn kiểm tra lại một chút”. Thực ra thì có nhiều đoạn chép gần như nguyên si, nhưng tình thầy trò thì tôi chỉ nhắc nhở nhẹ như vậy (tính tôi vẫn thế). Trong cuộc họp đó, anh NVH khen anh NĐT hết lời: “là người thầy nhân ái, cao thượng…”. Tôi rất mừng vì đương kim Viện trưởng và đương kim Viện phó ứng xử với nhau như thế là rất tốt. Lúc đó, hai người vẫn là tình thầy trò. Tôi tin, tư vấn của mình với anh NVH là đúng.
Cũng chính hôm đó, khi tôi trở về trường thì gặp GS.TS Nguyễn Văn Khánh. Tôi với anh Khánh là bạn bè từ khi còn ở Nga và khi anh Khánh làm Phó chủ nhiệm khoa Sử hai chúng tôi vẫn hay chuyện trò mỗi khi đi dạy. Khi anh Khánh lên làm Hiệu phó, tôi chúc mừng thì anh Khánh nói: “Báu bở gì đâu. Chẳng qua trường cần thì làm thôi chứ tôi cũng không phải là hạng người ham hố”. Khi anh Khánh làm Hiệu trưởng, tôi rất ít qua lại vì ngại mọi người hiểu sai là tôi nhờ vả gì. Tôi chỉ gặp bạn cũ mỗi khi có cuốn sách xuất bản, tặng nhau như là kỷ niệm bạn bè.
Vì anh Khánh hiểu nhầm, nên nói với tôi: “H nó lên xin kiêm chức Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ, nhưng tôi không giải quyết. Ông thông cảm nhé. Bạn bè tôi phải nói thật. Chỉ khi không còn người thì mới bắt buộc phải làm thế. Đó là nguyên tắc. Tôi có nói với H, sang đó tập trung công việc cho cái chức Viện trưởng cũng là đủ mệt rồi”. Tôi bảo anh Khánh: “Ông nhầm, tôi chỉ nói là H làm Viện trưởng được” chứ tôi không khuyên hoặc nhờ anh cho NVH kiêm nhiệm thêm chức Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ”.
Không rõ anh Nguyễn Văn Khánh còn nhớ không? Nhưng đó là lần chúng tôi nói chuyện với nhau ở giữa sân. Sau đó, tôi có hỏi anh NVH thì NVH giải thích: “NVC không làm Phó Chủ nhiệm được đâu. Em biết rõ khả năng của NVC. Vì sốt ruột cho khoa nên em mới lên xin thầy Khánh kiêm nhiệm”. Câu này, phải thừa nhận NVH nói đúng, đúng 100%: NVC không thể làm được chủ nhiệm khoa. Anh NVH sốt ruột cũng là đúng vì lúc ấy anh NVH đang là Phó chủ nhiệm khoa. Nhưng không đúng vì anh NVH chưa đánh giá hết được tiềm lực của khoa. Ít nhất là cô H.A.T và một số bạn khác thuộc thế hệ sau cô hoàn toàn có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ này.
Đáng tiếc là mọi chuyện xoay chuyển quá bất ngờ. Nếu như những ngày đầu tôi sang Viện Ngôn ngữ thấy tình cảm giữa anh NĐT và NVH như vậy tôi cảm thấy vui, thì sau này tôi lại vô cùng kinh ngạc khi hai bên đã xảy ra “cuộc chiến” kéo dài liên tục suốt mấy năm. Nhiều lúc, ngày nào tôi cũng nhận được tin khá “khủng”. Một bên là bạn, một bên là trò, đọc xong, không biết ai đúng, ai sai, nên không bao giờ tôi phát biểu. Tôi chỉ khuyên anh NĐT: “Bạn từng là Viện trưởng, là đảng viên, muốn đấu tranh gì, cứ theo nguyên tắc là đúng đắn nhất. Làm theo cách này cả hai bên cứ kéo dài mà chẳng đâu đến đâu”. Anh NĐT nói với tôi: “Tôi đã làm đơn lên Phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam, phó thủ tướng đã chỉ thị xuống, đã có thanh tra, kiểm tra, rồi cũng chẳng làm gì được”. Tôi cảm thấy vô lý quá. Vậy hiệu lực của quản lý hành chính Nhà nước cũng không có giá trị gì à? Lại còn tổ chức Đảng ở đơn vị nữa. Một đơn vị cấp Viện chả lẽ lại không có chi bộ?
Tôi cũng chẳng góp ý gì vì bản thân còn quá nhiều việc, mà lại không hiểu nội bộ ra sao, nên cũng chỉ biết thế. Có lúc nào đó, học sinh thấy có bài nào gắn vào trang facebook của tôi, tôi biết thì nhờ cán bộ trong Viện gỡ bỏ. facebook của tôi chỉ tiếp nhận các tin vui vẻ về văn học, nghệ thuật hoặc các bài bàn luận về thành ngữ, tục ngữ…
Cái đáng nói nhất là, các giáo sư là thầy thân cận nhất của anh NVH đã không hướng dẫn cho học trò đi đúng hướng, ngược lại còn cổ súy cho anh NVH làm những chuyện vô cùng hoang tưởng: Muốn lấy uy của mấy học giả nước ngoài để uy hiếp, nhằm điều hành công việc của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Đúng là hoang đường hết mức. Là người thầy giáo chân chính phải biết khuyên học trò của mình làm những điều tốt lành mới là phải đạo. Đằng này, lại cổ súy kéo cả học trò của mình “đánh hội đồng” với cả thầy dạy thì đạo lý luân thường thật không còn gì nữa. Chuyện đó xảy ra, tôi cũng hết sức bất ngờ.
Số là, khi nhiều phóng viên mang các bộ sách giáo khoa TV1 đến nhờ tôi phân tích lỗi vì có nhiều ý kiến của nhân dân gửi đến tòa báo, nhưng không có ai đầy đủ kiến thức để viết ra. Phần nhiều là học sinh cũ. Một số khác từng nghe các báo nói về chuyên môn của tôi nên cũng tìm cách gặp bằng được. Có lúc, tôi phải tiếp 6,7 phóng viên ở các cơ quan khác nhau, vì tiếp từng người thì mệt quá. Có một lần, phóng viên hỏi tôi: “Thầy ơi, dùng “vầng hồng nhô lên khỏi mặt nước có được không ạ? Em cảm thấy nó thế nào ấy, nhưng không phân tích được”. Tôi nói: Dùng thế không được, vì “vầng /vừng hồng là một khoảng không gian, không thể kết hợp được với động từ “nhô”. Dùng chuẩn phải là “mặt trời nhô lên khỏi mặt nước”, hoặc “Vầng hồng dần hiện ra…”. Khi câu phân tích này được đưa lên báo, lập tức có liền một lúc mấy coment xuất hiện. Họ hô ầm lên: “Đã không hiểu gì về ngôn ngữ mà dám nói. Thùng rỗng kêu to…”.Rồi cả nhà ngôn ngữ NVH. Học trò trong Viện bảo tôi: “Họ khiêu khích thầy ạ”. Tôi chỉ nói. Cứ để đó, thầy giải quyết, các em vào chửi bới lung tung là điều không nên làm. Người ngoài nhìn vào sẽ “không văn hóa”. Tôi kiểm tra. Hóa ra những người tham gia toàn là nhà ngôn ngữ, nhà phê bình văn học, PGS.TS văn học và một số người khác. Tôi sẽ trở lại với PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống sau. Ở đây, tôi chỉ bàn đến hành vi đá ngang lưng thầy, rất dẻo và rất nghệ thuật.
Câu khởi phát tạo nên cú đá sau lưng tôi là câu của một nhà phê bình văn học đã lớn tuổi (L.N.A), từng một thời được chú ý trong làng văn. Câu đó nhưa sau: “Sao thầy dại thế? Người ta dùng “vừng hồng” làm ẩn dụ thay cho mặt trời lâu rồi. Thầy không biết thì tham gia làm gì? (đại ý). Đó là ẩn dụ… Nghe nói, Viện của ông Đ là do ông lập ra, tự phong chức viện trưởng cho mình…”. Sau câu đó, GS.TS NVH bình luận theo kiểu đá móc như sau: “Tôi tìm mãi trên google mà không thấy tên cái Viện ấy, chỉ thấy một công ty có tên như thế”.
Tôi dạy anh NVH từ đại học, lại luôn theo dõi từng bước đi của anh theo con đường nghiên cứu tâm linh (như đã nói ở bài 3) nên sự nhớ ra. Trước đây, anh NVH còn dọa đánh cả một GS lớn tuổi. Đó là GS.TS Nguyễn Cao Đàm. Đến mức ấy, tôi thấy vô cùng thất vọng…
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/239
5.
5 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (3)
( Bài 3 ) Về tình cảm cá nhân, tôi vẫn thường GS.TS NVH, luôn coi anh H là một học trò. Vì quí anh H mà tôi đã công phu giữ bài kiểm tra từ gần ba mươi năm trước để theo dõi bước đường đi của anh H (bằng con đường tâm linh). Bạn đọc có thể kiểm chứng qua tài liệu dưới đây
Bài 3 QUAN HỆ NHÂN QUẢ QUA HIỆN TƯỢNG
NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO
Hữu Đạt
Trước khi đi vào bài viết này, xin trở lại hai bài 1 và bài 2.
Tôi vốn là một nhà khoa học rất cẩn thận, nên viết hay nói đều có căn cứ rõ ràng, cụ thể. Để nói tiếp về GS.TS. NVH, tôi trở lại câu chuyện tặng sách với mục đích thảo luận thêm về lý thuyết hành vi: GS NVH là người giảng hàng chục năm nay về lý thuyết hành vi, nhưng lại là người vi phạm nặng nhất về hành vi ngôn ngữ. Nhìn chung, anh là người đọc láo nháo, nhưng luôn coi mình là người có trình độ cao. Rất nhiều học viên sau đại học và sinh viên ra trường đều nhớ câunói nổi tiếng của GS.TS NVH. Anh đã tuyên bố thẳng thừng trên lớp: Học ở khoa này chỉ cần học tôi và thầy NMT, với GS X là đủ. Câu nói ấy hàm chứa một thông tin: Tất các bài giảng của GS Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm… chả có giá trị gì. Tôi đã nghe một cô sinh viên nói với tôi. Sau này một học viên khác nói tôi. Câu nói đó cũng đến tai một số giáo sư khác.
Về trình độ tiếng Anh, anh H đã có quyển sách đứng tên người dịch. Đó là cuốn sách anh H tặng cho tôi, đề chữ “thân tặng”. Nhưng tôi không tin, vì anh H không đủ trình độ tiếng Anh để dịch cuốn đó, lại càng không tin anh đọc đến đầu đến đũa lý thuyết hành vi của Austin. Tôi dẫn thêm một câu chuyện về tặng sách để thấy, trong cuộc sống anh H đã có nhiều hành vi sai đến cỡ nào.
GS.TS Lê Quang Thiêm, chuyên gia từ vựng học và ngôn ngữ học so sánh. Sau khi in cuốn sách mới, đã gửi cho tôi tin nhắn như sau:
Bạn đọc chỉ cần nhìn vào đây, có thể thấy ngay. Thầy Thiêm là bạn cùng lớp với thầy Giáp. Thời tôi học đại học, thầy đi nước ngoài nên phần Từ vựng học, tôi học thầy Nguyễn Văn Tu. Thầy Giáp là chủ nhiệm lớp nên cũng không dạy tôi môn này. Thế nhưng tôi vẫn coi thầy Thiêm là người thầy đích thực của mình, nên vẫn hay tâm sự. Tuy nhiên, khi sự cố “từng bừng” xảy ra ở khoa NNH, tôi cũng không nói cho thầy biết. Chủ yếu thầy trò chỉ tâm sự về khoa học. Có bài thuốc hay nào cho sức khỏe tuổi già tôi đều gửi đến thầy nên hai thầy trò càng hiểu nhau hơn. Đặc biệt, khi chữa thành công căn bệnh mà bác sĩ Tây y bất lực đối với GS.TS Nguyễn Như Ý, tôi mới thông báo cho thầy để thầy biết. Thầy Thiêm sướng lắm, gọi điện cho tôi: “Anh Đ ơi, anh làm được chuyện phúc đức như thế, sao không nói cho tôi? GS Ý là bạn thân, cùng học một lớp với tôi thời đại học” ( kiểm chứng thêm qua bản chụp dưới đây)
Về tình cảm cá nhân, tôi vẫn thường GS.TS NVH, luôn coi anh H là một học trò. Vì quí anh H mà tôi đã công phu giữ bài kiểm tra từ gần ba mươi năm trước để theo dõi bước đường đi của anh H (bằng con đường tâm linh). Bạn đọc có thể kiểm chứng qua tài liệu dưới đây
Nhưng anh không bao giờ nghĩ ra điều ấy vì kiến thức của anh còn nông cạn, đơn giản. Anh H từng đứng trên bục giảng một trường đại học cỡ lớn của cả nước, nhưng không hiểu quan hệ Nhân – Quả là gì? Nhưng nếu anh hiểu được đó là lý thuyết vĩnh hằng của cuộc sống thì anh hãy nghiên cứu kỹ các bài viết của tôi và sẽ hiểu đúng: Đến lúc này, tôi vẫn là người cứu anh…
Chỉ cần xem cung cách GS.TS NVH tặng sách và các tin nhắn GS Lê Quang Thiêm gửi cho tôi cũng đủ thấy, nền tảng văn hóa của hai giáo sư khác nhau một trờ một vực. GS NVH được tôi dạy và có tình cảm yêu quí từ thời đại học nên đã lưu lại cả bài kiểm tra để theo dõi con đường đi của anh. Nhưng vừa ra trường ít năm (sau chuyến đi Pháp về) đã gọi tôi, cô ĐTL, thầy Trần Trĩ Dõi bằng “anh” bằng “chị” tuốt tuột. Riêng GS.TS Vũ Đức Nghiệu được gọi bằng “thầy” vì là Phó Hiệu trưởng. Anh NVH không xưng hô theo đạo lý thầy trò, mà xưng hô theo chức danh, chức vụ. Đó là chỗ nhà thơ Trần Mạnh Hảo quyết liệt phơi bày cái sự nguy hiểm của nó, cả về các tật nguyền mà cách giáo dục mắc phải lâu nay, trong đào tạo con người cả về chuyên môn và tư cách. Học viên cứ ngồi nghe thầy NVH giảng oang oang về lý thuyết hành vi trên lớp và các Hội nghị nghiên cứu Khoa học, rồi đua nhau theo thầy NVH làm LATS luận văn Cao học về lĩnh vực này, sau đó, nếu là cô giáo dạy ở các trường Cao đẳng, cấp III… sẽ đem lại những hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội. Tôi phải ra hầu nhà thơ vì nếu không đối xử với nhà thơ Trần Mạnh Hảo một cách đúng đắn thì toàn bộ các LA, LV do anh H hướng dẫn, chắc chắn phải đưa ra, sẽ có nhiều bạn phải rơi cảnh đau khổ vô tận. Tôi buộc phải xông vào để làm sáng tỏ các trách nhiệm khác nhau ở mỗi cán bộ trong “gia đình” Ngôn ngữ học. Không ai hiểu rằng, tôi phải vô cùng vất vả khi, ngoài công việc của Viện Phương Đông, mỗi đem tôi phải viết một bài để hy vọng nhà thơ Trần Mạnh Hảo chuyển “luồng gió”sang lĩnh vực khác. Thế nhưng cũng có một số thầy có thể nghĩ không đúng về tôi, khi các thông tin được truyền đến các thầy bị sai lạc. Với tôi, điều đó không quan trọng, vì trước mắt, tôi cần cứu các học trò (cả các bạn tôi không dạy, ở trường khác đến đây làm LA, LV…), đồng thời cứu chính học trò cũ của mình là GS.TS. NVH. Nếu anh H cứ lao mãi vào cách hành động cũ, sẽ có ngày an ninh sẽ sờ gáy anh. Chỉ cần một bước ngoặt anh sẽ có thể bị “trát”gọi đến. Hãy nghĩ đến tâm gương Đinh La Thăng. Một người nổi như cồn, được ca ngợi là tầm lãnh đạo cỡ Thủ tướng… Số phận ông Đinh La Thăng thực ra đã được báo trước ngay trong hai câu thơ trong trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày”. Đoạn dự báo số phận của hai vị thuộc hàng Bộ chính trị và các các UVBooj chính trị, UVTW sau này ở thành phố HCM chỉ trong mấy câu thơ sau:Những dự án lừa dân chiếm đất/ Những kế hoach vu vơ đổi chác chẳng tiếc tiền/ Vinashin sập cầu thành sắt gỉ/ Những xáo trộn ngân hàng đưa đất nước về đâu?
Đó là những dự báo tâm linh. Chỉ tiếc là, lãnh đạo ở Việt Nam ít/ không đọc sách văn học nên không biết các điều dự báo nằm ngay trước mắt. Nay có thể giải mã rõ ràng: Câu thơ đầu tiên dự báo vụ án Thủ Thiêm. Hiện tại nguyên Chủ tịch UBND thành phố đã bị tước đang tịch và lãnh án (còn một loạt cán bộ khác nữa). Ngài bí thư Lê Thanh Hải (nguyên ủy viên Bộ Chính trị TƯ Đảng, nguyên bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh) thì được nhận vô vàn bài và coment trên facebook của cả nước…Câu thơ thứ ba là dự báo liên quan đến Đinh La Thăng và một người nguyên là ủy viên Bộ Chính trị khác nữa. Câu thơ cuối là dự báo cho quan chức Ngân hàng ( nay ông Trầm Bê và hàng tá quan chức đã vào tù. Đó toàn là các Tổng Giam đốc, Phó Giám đốc…)
Hiểu biết tâm linh và đạo Phật để lợi dụng kiếm tiền cũng sẽ có quả báo theo luật Nhân – Quả. Hiểu biết đó dùng vào việc dạy cho học trò, con cháu là một sự ích lợi lâu dài và mãi mãi. Chỉ cần dạy kỹ về quan hệ Nhân - Qủa, có thể làm cho xã hội ổn định, văn hóa truyền thống được lâu bền trong nguyên khí quốc gia.
Các câu chuyện tôi vừa nêu trên, chính là hiệu quả vô biên của giáo lý nhà Phật. Đúng là Phật pháp vô biên!!!
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/238
4.
6 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (2a)
( Bài 2a) Một sự vội vàng, có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Bởi thế tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một quyết sách ngay lập tức...Phải coi SGK là quốc pháp, là luật lệ mà tất cả các giáo viên phải xuất phát từ chuẩn mực đó để sáng tạo ra cái riêng chứ không thể quan niệm như Bộ trưởng trước đây: “Các GV cứ dạy rồi sai đâu sửa đó”
Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về bài viết:
“NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN TỪ BỘ GIÁO DỤC XUỐNG CẤP, VONG THÂN, KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG TRUNG THỰC, THIẾU TRI THỨC VÀ KHÔNG CÓ TẦNG LỚP TRÍ THỨC”
(Bài viết này đã được biên tập lại và bổ sung thêm 1 ảnh, 1 clip)
Trước khi trao đổi với với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về bài viết trên, tôi muốn trở lại một chút về bài viết trước. Nếu dài, mong các vị coi đây là bài phụ, đính kèm.
Nhân nói về việc giảng dạy “Truyện Kiều”, tôi xin gửi tới nhà thơ Trần Mạnh Hảo và các quí vị một câu chuyện rất bất ngờ mới xuất hiện gần đây.
Cách đây khoảng một tháng, tôi tình cờ đọc trên facebook thấy mấy nhà thơ bàn tán rất sôi nổi về “Truyện Kiều”. Các bài viết đang ở độ tung hứng say mê thì đột nhiên có một bài như từ trên Trời rơi xuống, viết: “Một lũ ngu chúng mày…hãy đọc bài viết của tao. Truyện Kiều là của Nguyễn Du chứ không phải của Thanh Tâm Tài Nhân…”. Đó là một nhà sư mà tuổi tác có lẽ chỉ ở độ tuổi em, thậm chí, ở tuổi con của một nhà văn, nhà thơ đang bàn luận về Truyện Kiều trên facebok của nhà thơ vốn là cựu sinh viên khoa tự nhiên (lý, toán) ĐHTH Hà Nội. Câu chuyện đối thoại với nhà sư này rất dài. Tôi chỉ nêu vắn tắt vài ý: Nhà sư T.C.N có gửi tôi một vài bài và muốn đăng trên trang web của Viện. Với tư cách là Viện trưởng, tôi đã cố gắng thuyết phục và phân tích cho nhà sư: “bài viết có vấn đề về chữ - nghĩa, nhưng để khẳng định rằng, đó là tác phẩm viết về Quang Trung (Nguyễn Huệ) thì chưa đủ luận cứ, cũng chưa đủ luận chứng thuyết phục khi nói: Truyện Kiều là của Nguyễn Du, không phải là có nguồn gốc từ THANH TÂM TÀI NHÂN. Nhà sư muốn tôi đăng bài viết lên trang web của Viện. Tôi trả lời, muốn đăng được thì phải viết theo cách thức của một bài trao đổi hay nghiên cứu KH. Bài viết của sư đăng trên facebook thì được, nhưng đăng trên trang web của Viện thì không được vì ở đây có tiêu chí riêng. “Cũng như khi vào chùa muốn đi tu thì phải cắt tóc, không uống rượu và không được ăn thịt chó. Nếu cứ ăn thịt chó, không xuống tóc mà đòi tu thì nhà chùa cũng không chấp nhận”. Vì thấy nhà sư chỉ hiểu biết sâu về chữ nghĩa, tôi đã bỏ công viết một đoạn mẫu như cách thức của bài trao đổi khoa học, trong đó có vấn đề sử dụng thuật ngữsao cho chuẩn xác, với hy vọng nhà sư gia cố bài viết, để chúng tôi đăng tải lên, phục vụ bạn đọc. Thế nhưng nhà sư không chịu, cứ đòi phải in nguyên văn. Mà nguyên văn thì, có rất nhiều khái niệm cơ bản bị sai. Đó là chưa nói, cái mà nhà sư khẳng định “Truyện Kiều đang chôn dưới chân lăng mộ” của vua nhà Nguyễn (cần phải đến để nhà sư chỉ cho và đào lên) lại không có một cơ sở KH nào (hiện không có di thư, không có di tích khảo cổ…chứng minh). Tôi thấy trang web của mình không đảm nhận được việc đăng tải này, nên đã giới thiệu cho nhà sư biết thêm một vài địa chỉ để nhà sư gửi bài. Trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến tạp chí Hán Nôm là một tạp chí chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến bài viết. Nhưng nhà sư nói với tôi: Ở đó toàn “những lũ ngu gia truyền” và phản ứng tôi bằng cách chê bài “cả rọ trí thức ba miền Trung – Nam –Bắc” bằng câu chửi đổng “Cả một lũ GS.TS, nhà giáo ba miền Trung Nam Bắc đều là lũ ngu gia truyền, dạy dỗ bậy bạ về Nguyễn Du…giáo sư ạ” ( tôi bị vả một cái tát vì tôi vừa thầy giáo, vừa là PGS). Kể cúng ưc, nhưng tôi chân thành góp ý: “Ngài nói vậy là không đảm bảo được Văn hóa tranh luận nên tôi, có ưu ái ngài, quí ngài biết mấy, tôi cũng không dám cho đăng các bài kiểu như vậy. Vì nếu cho đăng, trước hết, nó không đảm bảo tôn chỉ của Viện về văn hóa tranh luận. Ấy là chưa nói, về mặt khoa học, từ văn phong đến lập tứ, còn có nhiều lỗ hổng về lý luận (cần phải bổ sung, gia cố rất nhiều…). Thấy tôi trả lời vậy, nhà sư phát khùng và kéo thêm một nữ đệ tử công kích tôi, nói rằng tôi không hiểu biết gì về ngôn ngữ hoặc có thể bị áp đặt từ đâu đó nên cố tính “dìm” bài của nhà sư, đồng thời nữ nhà sư này còn kêu gọi mọi người “hãy vì xã tắc, ủng hộ nhà sư T.C.N, lập tức đưa bài viết vào dạy trong nhà trường để tỏ lòng tôn kính đại thi hào dân tộc”. Nếu cứ tranh luận thì rất khó gặp nhau, không bình tĩnh có thể còn đến chỗ mạt sát, chửi mắng nhau nữa, bởi sư TCN khẳng định, duy nhất ở Việt Nam chỉ có nhà sư là hiểu đúng Truyện Kiều, cả về gốc tích và chữ nghĩa…Về tâm lý, khi bị công kích, tôi cũng rất bực mình vì họ không biết gì về ngôn ngữ học hiện đại, không đọc gì về ngôn ngữ học mà dám nói mình “không biết gì về ngôn ngữ” thì ai không bực? lại còn choảng lên facebook hẳn hoi. Nhưng bình tĩnh nghĩ lại, tôi thấy, họ có đọc gì về khoa học hiện đại đâu mà giận? Nhất là vị sư đệ của TCN lại là nữ. Tôi chỉ viết trả lời: “Về phương diện chung, tôi đã trả lời đầy đủ và rất có trách nhiệm. Về cá nhân, tôi đang tìm mọi cách để giới thiệu bài viết của sư TCN. Không lẽ gì, vì muốn giúp các sư, nhưng chưa có đủ điều kiện, tôi không cho đăng bài các sư lại đổi đổi giọng “lộng giả thành chân” như vậy? Liệu thế có gọi là các nhà sư chân chính được không? Trong khi, trên thực tế, tôi là đã tham gia giảng dạy từ khóa học đầu tiên của Viện Phật Giáo VN và đã giúp đỡ không ít các nhà sư. Trong các học trò của tôi đã có vị trở thành tiến sĩ, có vị tu nghiệp ở nhiều nước nhưng bao giờ cũng vẫn ghi nhận những gì tôi đã giúp họ. Gần đây nhất có một sư nữ- học trò cũ của tôi, từng là phó Viện trưởng Học Viện PGVN viết một cuốn sách gửi tặng thầy (về tình cảm cá nhân), nhưng Viện chúng tôi cũng giới thiệu rất trân trọng trên trang web .Vậy các ngài tham khảo thêm để biết sự thật rằng, Viện chúng tôi luôn coi trọng các nghiên cứu của người ngoài đời cũng như người tu hành. Nếu các ngài cứ ứng xử như vậy thì coi như chúng ta là những người không quen biết nhau nữa” (Để bạn đọc, nhất là các nhà sư đã từng học tôi có dịp kiểm chứng, tôi xin phép đưa vào đây đường link này để ai quan tâm có thể ngó qua http://vienphuongdong.edu.vn /danh-muc/gioi-thieu-sach/19 )… Sau đó, trên trang web cá nhân, sư TCN đã tự xóa liền mấy bài viết công kích. Nhưng dù xóa hay không, với tôi không quan trọng. Vì khoa học bao giờ cũng mang tính khách quan. Khi tranh luận ta cứ từ khách quan mà bàn. Tuy vậy, tôi vẫn áy náy, quyết giúp nhà sư thêm một lần nữa. Rất may, trong tháng 8/ 2021, có một Hội nghị KH Quốc tế tổ chức tại Đại học Quý Châu Trung Quốc gửi giấy, mời tôi tham dự và đóng góp bài viết. Nội dung của Hội nghị chủ yếu bàn về vai trò của ngôn ngữ trong việc góp phần làm “tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa”. Trong đó, các bài viết về ngôn ngữ, văn học là những bài viết mang tính then chốt. Tôi đã nhiệt tình xin thêm một giấy mời, mong có cơ hội để bài của sư TCN được thảo luận tại Hội nghị. Sau đó, tôi đã gửi giấy mời này đến sư nữ NDH như và viết như sau: “ Được biết các sư là những người tài cao học rộng, nhân có một Hội nghị Khoa học Quốc tế, tôi trịnh trọng giới thiệu các sư đi tham dự với tư cách là một học giả của Việt Nam. Tôi hy vọng tới đó, các phát hiện mới về “Truyện Kiều” sẽ được được xem xét và minh định”. Tôi đã chuẩn bị hệ thống liên lạc với nước bạn để tiếp nhận bài viết của sư TCN. Nhưng thật đắng lòng, tôi nhận được trả lời của sư TCN như sau: “Thầy bảo tôi đến đó làm gì? Để gặp toàn lũ ngu à? Kể cả bọn ở UNE…. Hơn nữa tôi lại rất ghét bọn TQ” (tôi bị tát lần thứ hai. Nhà sư gọi tôi là thấy nhưng chửi ráo tất cả trí thức, thì cũng là phang vào mặt “thầy” rồi). Tôi vẫn nhã nhặn trả lời: Đây là Hội nghị Khoa học toàn thế giới bàn về ngôn ngữ và văn hóa. Ở đó không chỉ có các nhà Khoa học của TQ và VN, mà còn có các nhà Khoa học của nhiều nước thế giới. Mọi báo cáo ở Hội nghị sẽ được bàn luận một cách khách quan…Nếu ngài quan niệm ở đây toàn “người ngu” thì ngài đến đó để “khai hóa” cũng là một việc rất có ích”. (Giấy mời tôi gửi nhà sư và các ý trao đổi vừa nói ở trên xảy ra vào ngày 15/8/2021. Hiện trong tay tôi vẫn còn “ suất mời” này). Xin mời các bạn cùng nghe phần báo cáo của tôi, thay mặ Viên Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (từ sau gọi theo tên tắt là “Viện Phương Đông”. Khi tôi chính thức nhận Quyết định là Viện trưởng cũng phải mấy lần trình bày, Bộ mới cho thêm tến gọi tắt: “Viện Phương Đông”)
Để kiểm chứng các sự kiện liên quan đến bài viết trên, mời các bạn lắng nghe một clip nhỏ, tôi thay mặt Viện Phương Đông trình bày qua online. Báo cáo được xếp vào báo cáo đề dẫn của Hội nghị. Cuối bài báo có giới thiệu bìa cuốn sách của Viện do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành.
https://drive.google.com/drive/folders/1RcMOYPVowlsP68eva1Cu0ZKQ2II2W8aD
Tôi muốn đưa thêm thông tin này tới bạn đọc trước khi trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về việc giảng dạy “Truyện Kiều” thế nào cho đúng về phương pháp, về nội dung và ý nghĩa giáo dục, nay vẫn là câu chuyện chưa ngã ngũ (qua sự kiện nhà sư TCN). Trong chuyên khảo có tên “Ngôn ngữ thơ Việt Nam” và “Các vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật”, đặc biệt là cuốn Phê bình phong cách học có tên “Từ văn học kháng chiến đến Văn học Đổi mới”, tôi đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích, khảo sát trên văn bản về những sai lầm trong giảng dạy (kể cả từ điển) về “Truyện Kiều” ( đó là các chữ “ngài” (ba chữ nhưng cả từ điển cũng chỉ coi là một), về những sai lầm về giảng thơ Nguyễn Khuyến (bài “chùa Đọi”), về những sai lầm trong giảng thơ Tố Hữu… Đặc biệt là hai bài về hai trường ca của nhà thơ Trần Mạnh Hảo…liên quan đến bút pháp nghệ thuật của nhà thơ. Đây là cuốn phê bình có thể tham chiếu đến nhiều bài phê bình của chính nhà thơ này trong đợt này.
Thiết nghĩ, việc giảng dạy “Truyện Kiều” thế nào cho đúng nhất còn là vấn đề phải quan tâm trên nhiều phương diện. Trong đó, đề xuất của của một số nhà sư cũng là một ý kiến không thể bỏ qua! Trong lịch sử đã có nhiều bài học. Chẳng hạn, khi bàn về đạo Phật, đã có ý kiến cho rằng nó được du nhập từ TQ sang Việt Nam. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại. Bởi vì, trên các di tích còn lại, có thể khẳng định, đạo Phật đến VN từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Thế nhưng ở TQ, các cứ liệu lại chưa đủ để khẳng đinh, đạo Phật đến đó rồi mới VN. Trong cuộc giao lưu văn hóa, có giao lưu văn hóa tự nhiên, và giao lưu theo cách cưỡng bức, nên xảy ra rất nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Cụ thể, vào thời nhà Minh, khi nước ta bị xâm chiếm thì sách vở quan trọng của người Việt bị đốt sạch, thậm chí văn bia cũng bị phá hủy không ít. Do đó, nhiều chứng cớ lịch sử đã bị chôn vùi. Bởi thế, có giả thiết cho rằng, đạo Phât vào Việt Nam trước, sau đó di sang TQ, rồi quay trở lại Việt Nam. Câu chuyện của Thanh Tâm tài nhân liệu có phải là của riêng TQ hay ở VN cũng có (giống như mô típ Tấm Cám?) mà Nguyễn Du sáng tạo lại? Nếu coi giả thuyết của nhà sư TCN là có lý, thiết nghĩ các nhà Kiều học và các nhà chuyên giảng dạy về Nguyễn Du cần lưu tâm. Đặc biệt, khi biên soạn phần giảng dạy “Truyện Kiều” cũng nên có một vài lời chú thích để học trò thấy được?
Sở dĩ tôi phải có một bài phụ đề trước khi trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo vì tôi thấy bàn về SGK là một vấn đề rất hệ trọng. Nó liên quan đến nhiều thế hệ sau này, cũng như lời gửi gắm của biết bao phụ huynh. Một sự vội vàng, có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Bởi thế tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có một quyết sách ngay lập tức: Cái gì đang còn tranh luận dứt khoát không được đưa vào SGK mà chỉ nên đưa vào chương trình đại học (nhất là thơ cho các em). Phải quyết tâm như thế mới cứu vãn nổi tình hình loạn xạ (chữ do cá nhân tôi tạm dùng) hiện nay đang diễn ra trong một số bộ SGK. Phải coi SGK là quốc pháp, là luật lệ mà tất cả các giáo viên phải xuất phát từ chuẩn mực đó để sáng tạo ra cái riêng chứ không thể quan niệm như Bộ trưởng trước đây: “Các GV cứ dạy rồi sai đâu sửa đó”. Quan niệm như thế nguy hiểm quá. Sách viết sai – sách do thầy viết – Trò (các gv phổ thông) còn chưa bằng các thầy làm sao lại sửa công trình của thầy được? Nếu làm theo cách ấy thì loạn quá. Mỗi thầy mỗi cô sẽ đưa ra cách riêng của mình, trẻ em sẽ phải lĩnh hàng ngàn, hàng triệu cái sai do sự “sáng tạo hỗn loạn” này! Tôi có một bài học xương máu khi giải thích từ ngữ trong bài thơ “Tây tiến” cho cháu mình. SGK khoa giải thích: Tiêu là sáo. Nhưng tôi bảo cháu tôi: “sáo và tiêu là hai dụng cụ âm nhạc khác nhau của khí nhạc”. Cháu tôi làm theo lời bác mà không theo SGK nên bị trượt môn này. Tôi cứ đau đớn và day dứt mãi về SGK. Giá như không có mình thì cháu đỡ khổ…Bài học này cho thấy, SGK luôn phải là “chuẩn mực” và có tính quốc pháp. Nó có những yêu cầu và tiêu chuẩn rất riêng. Trước khi bàn về nó, tôi không dám nói bừa, cũng không thể nêu một nhận định mang tính chủ quan. Mọi vấn đề phải luận bàn từ căn cứ thực tiễn.
Hà Nội, đêm 21/ 8/ 2021
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/237
3.
6 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (1a)
( Bài 1a) Để giúp bạn đọc tiện theo dõi, bắt đầu từ đây, các bài viết phản biện của tôi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo được đánh theo số thứ tự kèm theo chữ cái (a) bên canh là các bài viết đã đăng trên facebook tên Tran Manh Hao
Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Một số bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo
và những hiệu ứng mang tính xã hội và văn chương
Hữu Đạt
Tôi thuộc típ người rất ít xuất hiện trên facebook vì tôi thích nghe và đọc nhiều hơn. Tuy nhiên, trên mạng xã hội gần đây lại khá xôn xao khi có một loạt các bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo về phê bình văn học và văn học trong SGK, khiến tôi phải dành nhiều thời gian để đọc và quan tâm. Có hai lẽ: một là hiện trạng SGK hiện nay đang là vấn đề nổi cộm; hai là, có rất nhiều nhà báo và các đồng nghiệp gọi điện cho tôi với mục đích muốn biết rõ một số vấn đề được nhà thơ, nhà phê bình TMH Hảo đề cập. Thoái thác thì không có trách nhiệm. Trả lời cho từng người thì không đủ thời gian. Vì vậy, tôi viết bài báo này coi như câu trả lời chính thức của tôi với bạn bè đồng nghiệp, ngõ hầu vừa thể hiện quan điểm cá nhân, đồng thời cũng là câu trả lời của một người từng được học dưới mái trường mà PGS Nguyễn Lộc có một thời giảng dạy. Để tiện cho bạn đọc theo dõi, trong bài này, tôi xin trình bày hai vấn đề cơ bản nhất.
- Bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo về PGS Nguyễn Lộc (sau đây gọi ngắn gọn là GS).
Thứ nhất, TMH phê bình về ngôn ngữ của GS Nguyễn Lộc trong SGK là đúng và chính xác về mặt khoa học. Anh Trần Mạnh Hảo tuy không được đào tạo về ngôn ngữ học, nhưng do anh đọc nhiều (tự học) viết nhiều, lại là nhà sáng tác trước khi làm nhà phê bình nên ngôn ngữ của anh có phong cách đặc biệt. Phong cách phê bình của anh Trần Mạnh Hảo có sức lôi cuốn bởi hai lý do: Tính uyên bác và khả năng diễn đạt. Dù có ghét anh Trần Mạnh Hảo thế nào đi nữa cũng không thể phủ định điều đó. Tuy nhiên, qua các câu hỏi của một số phóng viên, tôi lại thấy có thêm một hiệu ứng xã hội cần phải giải đáp. Vậy có phải hầu hết các GS, PTS, TS của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn toàn là tiến sĩ, gs phong bì? Còn gs Nguyễn Lộc thì dạy sai cho học trò? Cho nên, tất cả những ai đã học GS Nguyễn Lộc đều đáng bỏ đi?... Nói thế là phủ định toàn bộ. Trong bài viết của Trần Mạnh Hảo, tôi không thấy có ý này. Nếu nhà báo nào (nhất là các nhà báo trẻ) hiểu như vậy là hiểu sai. Tôi có thể chứng minh: Trong Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay có khoảng trên 100 hội viên từng được đào tạo tại Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp HN trước đây. Trong đó có rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng được xã hội ghi nhận và từng đi vào lịch sử văn chương nước nhà. Ở đây, tôi chỉ xin dẫn vài trường hợp tiêu biểu: Phan Tứ, Dương Hương Ly, Xuân Trình, Võ Văn Trực, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định… và cả Lâm Huy Nhuận, một nhà thơ chống Mỹ, là bạn của nhà thơ Trần Mạnh Hảo nữa. Đó là tôi chưa kể nhiều nhà văn, nhà thơ khác, đã từng học hàm thụ tại khoa Ngữ Văn và rất nhiều bạn trẻ ở lớp sau như Nguyễn Thị Thu Huệ… và sau nữa, một số nhà thơ trẻ như Phan Thị Vàng Anh… là nhà văn, nhà thơ được rất nhiều độc giả yêu mến, thậm chí hâm mộ. Trong lĩnh vực phê bình, trong nghiên cứu và giảng dạy cũng có rất nhiều GS. PGS.TS, dạy rất hay và có nhiều đóng góp thực sự, được giới khoa học thế giới biết đến. Thậm chí, có cả các nhà giáo không có học hàm học vị, nhưng nhờ sự lao động chân chính, họ đã truyền giảng những kiến thức thực sự khoa học, rất bổ ích đối với con đường lập nghiệp của sinh viên. Có được thành quả ấy là do họ đã mài mòn đũng quần đến mấy chục năm và suốt cả đời nữa. Đội ngũ này đã tạo ra một nền tảng văn hóa quan trọng của một giai đoạn lịch sử. Mặc dù, nó còn nhiều vấn đề phải bàn vì có nhiều bất cập, nhưng rõ ràng, không thể phủ định một cách sạch trơn. Cũng như một số tác phẩm thi ca của Trần Mạnh Hảo, theo đánh giá của tôi, là xuất sắc, viết trong thời kỳ chống Mỹ(và những năm sau đó) nếu nay đánh giá lại, vẫn phải coi là thành tựu không thể phủ nhận. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo hình thành tài năng của mình trên dàn đồng ca của thơ văn chống Mỹ, trong đó có không ít người trường thành từ khoa Ngữ Văn và từng học GS Nguyễn Lộc. Nếu phủ nhận toàn bộ nền văn học ấy (tôi tạm họi là văn học kháng chiến) thì cũng là phủ định ngay cả các thành tựu của Trần Mạnh Hảo. Đây là điều tôi muốn nhắc các bạn trẻ khi đọc các ý kiến tranh luận trên văn đàn.
2. Bài viết của anh Trần Mạnh Hảo về cách hành văn của GS Nguyễn Lộc, tôi xác nhận là chuẩn xác, đứng từ góc độ ngôn ngữ. Ở đây, nảy sinh hai vấn đề cần lưu ý thêm. Một là, phần lớn các Nxb vẫn nặng về bằng cấp nên thường thích mời người có học hàm học vị đứng tên chủ biên, biên soạn hay thẩm định. Về trường hợp GS Nguyễn Lộc, tôi không có trong tay tài liệu nên chỉ nêu vấn đề để cùng bạn đọc suy nghĩ từ kinh nghiệm bản thân, chứ không hề có ý biện hộ hay bảo thủ, cho dù đó là thầy dạy mình. Cụ thể là, do yêu cầu của một số nhà báo, tôi đã bỏ khá nhiều thời gian, công sức để đọc một số bộ SGK (cả trước đây và hiện nay). Một số ý kiến của tôi đã được đưa lên các diễn đàn, một số trao đổi mang tính nội bộ nên không có ý đăng tải. Nay, nhân có một số bài báo của nhà thơ Trần Mạnh Hảo,, tôi muốn nêu ra một hiện trạng có thực: do tình cảm hoặc một lý do nào đó, một số thầy nhận đứng tên (kể cả chủ biên hoặc là tên người biên soạn) nhưng bản thảo lại do người khác thực hiện. Đến khi sách xuất bản, chủ thể cũng chẳng đọc lại nên sách có quá nhiều sai sót, thậm chí có những sai sót vô cùng tai hại. Ngoài ra, từ bản thảo đến lúc xuất bản còn qua khâu biên tập. Khâu này chỉ một chút không cẩn thận, tác giả cũng sẽ nhận ngay được các bài học đau xót. Riêng bài học về đứng tên chủ biên nhưng không viết mà chủ yếu để tạo chỗ đứng cho học trò đã xảy ra ở một giáo trình cấp Đại học. Anh Trần Mạnh Hảo, đã phát hiện ra sai lầm và đưa ra phê phán là bài học rất có ý nghĩa. Tôi không rõ, bài giảng về “Truyện Kiều” có thuộc về sơ suất kiểu đó hay không?
Riêng cá nhân tôi, thời đi học, cũng là một sinh viên từng bị lôi cuốn bởi phong cách giảng dạy của thầy Nguyễn Lộc. Ấn tượng của tôi cho đến bây giờ, đó vẫn là người thầy giảng dạy có duyên, có sức hút, bởi giọng nói của thầy rủ rỉ, từ tốn, nhẹ nhàng. Khi phân tích hay giảng dạy đều thể hiện tinh thần tôn trọng, dân chủ với học trò mà không áp đặt. Sau này, khi tốt nghiệp, tôi đi sâu nghiên cứu về phong cách học và ngôn ngữ văn chương nên không theo sát các bước đi của thầy từ lúc chuyển vào giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu và giảng dạy “Truyện Kiều” từ lúc tôi học đến nay đã trải qua nửa thế kỷ, chắc khác trước rất nhiều. Không rõ các bài giảng của thầy có thay đổi hay không? Điều này, có lẽ người trả lời chính xác nhất phải là hai giáo sư cùng chuyên ngành, đồng thời cũng là các đệ tử “ruột” của GS Nguyễn Lộc là GS.TS Trần Nho Thìn và GS.TS Trần Ngọc Vương. Hai GS này là những người kế tục mảng Văn học cổ (trước đây nằm trong tổ “Cổ -Cận – Dân”, sau này có nhiều tên gọi khác trong quá trình chia tách, thành lập các tổ bộ môn mới). PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái sau khi tốt nghiệp thì chuyên viết về mảng sân khấu và giảng dạy về báo chí. PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn cũng nghiên cứu về Văn học cổ, nhưng thuộc Viện Văn học. Do vậy, cá nhân tôi nghĩ, họ không trả lời có lẽ là do ý nhị, muốn nhường cho các vị đồng nghiệp gần với GS Nguyễn Lộc nhất (để trả lời cho đầy đủ và có sức thuyết phục hơn). Nhiều nhà báo trẻ lại cho rằng, đây là lời thách thức học vấn với cả nền Văn khoa của trường Đại học Tổng hợp. Đó là cách hiểu không đúng về văn bản. Tôi thấy anh Trần Mạnh Hảo không nói vậy. Anh chỉ bất bình khi bị coi là “phê bình đao búa…” và muốn nhận được câu trả lời khách quan qua phân tích văn bản.
Về phong cách phê bình, cần có sự chấp nhận “cá tính”. Trần Mạnh Hảo là một cây bút sắc sảo và có cá tính rất riêng. Lợi thế về phong cách của anh là gây ấn tượng rất mạnh, tạo ra sự cuốn hút. Bên cạnh đó, đôi khi những câu đưa đẩy của anh dễ dẫn đến người tiếp nhận văn bản hiểu sai và có thể có những suy diễn bất lợi. Chẳng hạn, khi phê bình GS Nguyễn Lộc, anh Trần Mạnh Hảo có láy thêm một ý là “đã từng dạy ông NPT”. Điều đó, không có gì sai. Ông NPT học trước tôi 8 khóa. Có nghĩa là, ông NPT cũng từng là sv của GS Nguyễn Lộc. Nhưng ông NPT không tiếp tục sự nghiệp văn chương mà phát triển sự nghiệp theo hướng khác rồi trở thành người có trọng trách số một của quốc gia. Tôi không có ý so bì, nhưng tôi nghĩ rằng, ông NPT là người có công rất lớn đối với đất nước, hơn hẳn một vài vị có cùng chức vụ tiền nhiệm. Đây là một thực tế. Trong bối cảnh vô cùng khó khăn, một người vốn được đào tạo ở môi trường văn chương (đi lên không vì quan hệ hay tiền bạc mà bằng chuyên môn) nhưng dám làm một việc động trời: tấn công vào tham nhũng. Đó là một việc mà nhiều người biết nhưng không làm, hoặc không làm nổi. Nhưng ông NPT đã dám làm và làm thành công (và vẫn tiếp tục làm) thì đã là một việc có ích lớn với dân với nước rồi. Đặc biệt, ông đã loại trừ không ít các quan tham, rồi thẳng thắn chỉ ra những lối sống tha hóa, mất phẩm chất của cán bộ đảng viên hiện nay… Sự dũng cảm đó ít nhiều cũng do ảnh hưởng từ văn chương trong bài dạy của các thầy, trong đó có GS Nguyễn Lộc. Bởi thế, một vài bạn hỏi tôi: Trần Mạnh Hảo có phải là người của “phía bên kia” không? Tôi xin trả lời rằng, cách nghĩ như vậy là suy diễn không có căn cứ. Đứng từ góc độ phong cách học, có thể thấy ngay: Đây là kiểu viết riêng của nhà phê bình (có thể tạm gọi là bút pháp). Đó là câu đưa đẩy nhằm lôi kéo sự chú ý của người đọc. Nếu so sánh khập khiễng một chút, nó giống như gia vị của một bữa tiệc. Đã ăn thịt gà, thì phải có ớt, có chanh. Khi mới đưa quả ớt ra, trộn vào muối, người không thích ớt vừa chấm phải, thấy cay, thấy rát, đã vội kêu lên “anh là thằng xỏ lá” thì quả thực rất nhầm lẫn! Như thế, khi đọc các văn bản phê bình văn học, không nên vội vã nhìn vào vài câu “đưa đẩy” của người viết mà hiểu sai cả văn bản và tác giả.
Về câu văn sửa của Trần Mạnh Hảo: Sửa như vậy đã đúng chưa? Phân tích như vậy đã đúng chưa? Câu hỏi này tôi xin trả lời ngay với các nhà báo. Anh Trần Mạnh Hảo sửa như vậy là hoàn toàn đúng không có gì sai. Nhưng phân tích thì chưa đầy đủ. Nếu viết thật đầy đủ thì anh Trần Mạnh Hảo phải nhấn mạnh rằng, văn dạy trong nhà trường, nhất là văn luận (gồm cả phân tích, bình giảng, bình luận…) cần phải có chuẩn mực riêng phù hợp với trình độ và lứa tuổi. Nếu viết như thế, ai cũng phải thừa nhận ngay. Nhưng do thiếu ý này nên có một số bạn đọc thắc mắc, thậm chí hoang mang. Ở góc độ cá nhân, tôi thấy, anh Trần Mạnh Hảo viết đúng nhưng phân tích lại chưa đủ. Dân gian thường có câu “văn học trò”- tức là loại văn viết theo khuôn thước, chưa có sáng tạo. Muốn sáng tạo, trước hết phải nắm được kiến thức nền, tức nắm được khuôn thước. Đây là điều rất cần dạy cho học sinh. Câu văn của GS Nguyễn Lộc chưa đạt được khuôn thước đó nên bị anh Trần Mạnh Hảo phê bình thì rất khó bảo vệ.
Tuy nhiên, khi phân tích cụ thể, lại có nhiều chuyện khác. Về phương diện ngôn ngữ và phong cách học, không phải bất kỳ chỗ nào cứ dùng hai chữ liền nhau trong một mệnh đề hay trong hai mệnh đề liền nhau là sai, là rườm rà không cần thiết. Trong văn sáng tác, cũng như trong văn nghiên cứu, nhiều khi sử dụng lặp lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó không phải do người viết cẩu thả hoặc non kém về trình độ. Trái lại, đó là những chỗ phát huy mạnh mẽ cái cảm thức chủ quan của người viết (theo chuyên ngành phong cách học, đó gọi là biện pháp tu từ hay là sử dụng các yếu tố tình thái (có nhà nghiên cứu gọi là biểu thái, biểu cảm...) mà trên thế giới đã có ít nhất vài trăm công trình viết về vấn đề này. Lấy ví dụ, trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có đoạn tả tâm trạng Thúy Kiều viết theo kiểu này: “Buồn trông cửa bề chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa/ Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu/ Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt nước một màu xanh xanh/ Buồn trông sóng cuốn mặt duyềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…” (Bài phân tích về những câu thơ này tôi đã đọc tham luận trong một báo cáo Khoa học trình bày tại Hội nghị Khoa Quốc tế, Trung Quốc) và đã đăng trên tạp chí khoa học ở Việt Nam, bạn đọc nào quan tâm tôi sẽ chuyển bài đến tận tay). Chỉ có tám câu thơ mà hai chữ “buồn” và “trông” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nếu xét kỹ, lại thấy có cả độ lặp lại về cấu trúc nữa. Như thế, lời anh Trần Mạnh Hảo phê GS Nguyễn Lộc chỉ đúng trong trường hợp dùng ở SGK. Nhưng ở cấp giáo trình đại học học hay chuyên khảo, chuyên luận thì việc lặp lại một hai từ nào đó trong câu văn, muốn xét đúng hay sai, cần phải tính tới hiệu lực của phép lặp mà người viết đem ra sử dụng. Chẳng hạn, trong SGK, không thể chấp nhận cách dùng dấu phảy sau chữ “và”. Thế nhưng, trong văn nghiên cứu hay trong văn sáng tác, nhiều trường hợp dùng như vậy không những không sai mà lại còn hay vì nó có tác dụng nhấn mạnh trọng tâm thông tin (không phải chỉ có ở Việt Nam mà nhiều ngôn ngữ trên thế giới cũng có hiện tượng này). Đây là lý do tôi nhận định, anh Trần Mạnh Hảo phân tích đúng mà chưa đủ.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/236
2.
7 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (2)
( Bài 2) Sự láo nháo còn đến mức kỳ quặc khi một cô giáo thuộc bộ môn do tôi phụ trách làm LATS với GSTS NVH. Ngày bảo vệ LA, GS.TS.NVH nói rất dài, rất hùng hồn, cuối cùng kết luận “cái luận án điển mẫu do tôi hướng dẫn, về lý luận, có thể ở tầm cỡ thế giới”. Đến mức ấy thì không thể hiểu nổi cái kiểu giáo dục ba vạ của các vị đó là thế nào?
NGƯỜI QUYẾT MỞ TOANG CÁNH CỬA MẠ VÀNG (2)
Hữu Đạt
Khi tôi đang cặm cụi để viết nốt chương cuối cùng cho cuốn sách sắp xuất bản phục vụ cho “Tủ sách Phương Đông”. Tủ sách này nằm trong tủ sách lớn có tên DATASHI. Từ ngữ bây giờ khó chọn quá (nhà sách, viện sách, tủ sách). Cuối cùng, tôi chọn: Tủ sách DATASHI. Có hai nhánh: “Tủ sách Phương Đông”(sách khoa học), “Tủ sách tao đàn Phương Đông” (sách sáng tác). Chủ yếu là giúp bạn đọc phân loại nhanh, khi tìm.
Thấy nhà thơ gọi mãi, chẳng có ai ra tiếp. Đến lúc anh ấy túm lấy 15 cái LA thì tôi thấy rắc rối rồi. Tôi gọi điện cho một GS nói tình hình: “Ngành mình phải có người tiếp đàng hoàng mới được thầy ạ…”.Thầy bảo tôi: “Kệ xác nó. Thằng này lúc đầu tôi cũng thích đọc. Thông minh. Nhưng hay gây sự…Những bài của nó tôi đọc cách đây hai chục năm rồi. Đọc lại làm gì? Cậu về mà làm việc. Rây làm gì. Mất thời gian. Thằng ấy nó theo đạo Thiên chúa. Bọn Thiên chúa hay phản động…”
Tôi toát mồ hôi. Đến bữa ăn, mặt tôi tần ngần. Vợ tôi bảo: “Ăn đi, cứ như là mơ màng trên mấy ấy”. Tôi bảo, anh vừa “bị vả” nảy đom đom mắt. Vợ bảo, xem nờ. Nói xong, tay xoa lên má tôi: “Anh cứ như là ngủ mê. Má có sao đâu?”. Tôi lại nhìn vợ chằng chằng. Vợ tôi phát hoảng: “Anh có bị sao không đấy? Có đau đầu thì để em lấy thuốc? Tôi nói: “cũng đau”. Vợ tôi: “Để em lấy thuốc…”. Tôi lắc đầu, nhìn vợ hồ nghi. Nhớ lại lúc sắp cưới vợ. Cả nhà tôi phản ứng vì gia đình tôi ai cũng nghĩ như GS. Lúc đó, tôi cũng phải giải thích mãi. Gia đình tôi nhiều người tưởng theo đạo Thiên Chúa thì bỏ hết ông bà, không cúng giỗ…Tôi phân tích, đạo Phật và đạo Thiên Chúa cũng na ná nhau, đều hướng về chỗ nhân ái. Chỉ khác là bên đạo Phật còn có sự phân biệt giàu nghèo. Ai có tiền mới đưa được cha mẹ quá cố lên chùa. Đạo Thiên Chúa bình đẳng hơn. Giàu nghèo như nhau. Ai cần làm lễ thì tùy tâm. Tiền ít, nhiều, đều được đọc kinh như nhau.
Trong bối cảnh hiện tại, tôi lúc nào cũng trong tư thế phải cảnh giác. Vợ mình theo đạo Thiên Chúa, đảng viên hẳn hoi. Trong gia đình vợ, nhiều người lăn lộn với cuộc chiến, có người hy sinh. Vậy sao lại có nhiều “phản động” thế? Đến vợ mình chưa chừng cũng là “tên phản động”!
Tôi muốn nói như vậy để mọi người thấy, các thầy khi về già, do ít tiếp xúc ngoài xã hội nên không nắm được dân chúng người ta cần gì? Vì thế, một số thầy phản ứng rất mạnh. Có thầy bảo: “Thằng này nó láo quá. Bậy bạ quá. Các chức danh là do Nhà nước bầu cho. Nó có quyền gì mà sục vào đấy?”. Các thầy quên mất một điều, chỉ với tư cách công dân anh Trần Mạnh Hảo cũng hoàn toàn có quyền nói như vậy. Người ta bỏ tiền nuôi các anh, để anh dạy dỗ con người ta nên người. Anh lại là hình ảnh của thói bất nhân, vô đạo đức, lại còn lừa đảo để cướp tiền người ta vô tội vạ, cho người ta những sản phẩm tai hại. Đúng là uống máu người không biết tanh! Đã thế, người ta đến hỏi tội, lại chạy đi hết hoặc thì thụt tìm cách “đánh đàn”. Càng hài hước.
Tôi rất bất ngờ khi có nhiều tin nhắn cho tôi. Một loạt các facebook đưa các tin, chỗ này có “hành vi” này, chỗ kia có sách nói về “hành vi”…Tất cả những trò ma mãnh diễn ra, chủ yếu đánh lừa dư luận: “Gã này không biết gì về lý thuyết này. Đây nè, đây nè, đây nữa nè… Tất cả chúng tôi đều là những con người chân chính được Nhà nước cho học hàm hẳn hoi. Chúng tôi xin ký tên, bây nhiều người…”.
Chúng ta nhớ lại nhà văn Nguyễn Công Hoan. Ông là người thường viết về nông dân và trí thức tiểu tư sản. Có nhiều chỗ ông miêu tả cảnh mất gà chửi chó. Ở đấy, ta thường gặp các câu chửi “Tao thì chửi tất cả họ hàng hang hốc nhà chúng mày lên cho mà xem. Mày bắt trộm chó của tao. Mày bắt gà của tao…”. Anh Trần Mạnh Hảo là nhà phê bình nên nói theo cách của nhà phê bình. Vậy khi nghe chửi thì phải xem lại: “Mình có là kẻ trộm gà trộm chó hay không? Mình không, thì con, cháu…ai là tên ăn trộm…?
Các cụ mũ cao áo dài sao lại làm ngơ cho “con cháu” mình cứ phá mãi cũng chỉ vì các cụ rời trường lâu rồi. Tất cả đã tan nát, không còn gì cả. Cái còn lại chỉ là những lời chửi bới nhau trên mạng. Cái còn lại chỉ là số KHÔNG, dù có mấy tỷ chi phí làm đề tài mà tư liệu cho lớp trẻ và đời sau cũng không còn! Họ ăn xương, uống máu của nhân dân, của cán bộ, mãi thế sao được? Hài hước nhất, một số người đang bị đầy đơn kiện(chưa biết rồi ra sao) tiêu khống hàng mấy tỷ… lại cũng đứng vào hàng ngũ đó.
Tôi chỉ muốn nói rõ trắng đen, theo đúng đạo lý của các cụ. Còn với nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tất cả chẳng có nghĩa lý gì. Trên “fây” của anh ấy luôn có gần hai chục ngàn người theo dõi. Mỗi tin phát ra, người ta vào bình luận ầm ầm. Tôi cố ngăn để thiên hạ khỏi nhổ thêm vào mặt cả ngành, cũng là vì vậy. Nghiên cứu chi chi về Tiếng Việt bao nhiêu năm, dạy dỗ chi chi mà chỉ có mỗi câu hỏi người ta đặt ra không hiểu “thông điệp”? Cái thời mượn “cáo dọa cọp” đâu còn nữa!
Bao năm qua, tôi đã không muốn nói, bỏ qua, cho đẹp cái vẻ mặt chung, cho dù là cái mặt đầy ghét bẩn. Tôi muốn cứu các học trò, thì các vị ấy lại cứ CCCP.
Càng kể, người ta càng kinh. Nhưng phải kể, vì nối tiếp sau đây là nhiều thế hệ. Việc cố bảo vệ cái ghế Viện trưởng vô lý ấy chỉ là nhóm người lười nhác, chỉ thích ăn không ngồi rồi lại vung tay tiêu. Cứ nhìn thẳng vào sự thật sẽ rõ. Một cái chức trưởng khoa, chỉ bằng anh trưởng thôn thôi (tôi nói vui là chức quan hạng bét vì chữ ký của chủ nhiệm khoa, không có dấu) mà mỗi lần hết khóa thì đầy các mưu mô, thủ đoạn âm thầm nhóm lên. Từ năm 2013, tôi nhiều lần phát biểu ở chi bộ: Muốn khoa phát triển lâu dài thì phải hết sức vô tư, trong sáng, đừng vì cá nhân mà chen vào vụ lợi. Tôi đã đề cử cô Hoàng Anh Thi và anh Nguyễn Văn Hiệu vào làm phó chủ nhiệm. Nhưng cuối cùng anh Hiệu bị bắn đi, cô Thi thì bị ép đến phải khóc. Chỉ một việc như thế đủ thấy nhân nghĩa đã mất rồi. Đã vậy, hiệu trưởng Phạm Văn Minh cứ xuất hiện ở đâu là “lên lớp” các thầy về kế về kế hoạch hoang tưởng “đuổi kịp thế giới”. Tôi dự các cuộc họp ấy, chỉ thấy buồn nôn. Vì anh đã liên kết cùng một nhóm GS thiếu đạo đức làm toàn chuyện bậy bạ.
Sự láo nháo còn đến mức kỳ quặc khi một cô giáo thuộc bộ môn do tôi phụ trách làm LATS với GSTS NVH. Ngày bảo vệ LA, GS.TS.NVH nói rất dài, rất hùng hồn, cuối cùng kết luận “cái luận án điển mẫu do tôi hướng dẫn, về lý luận, có thể ở tầm cỡ thế giới”. Đến mức ấy thì không thể hiểu nổi cái kiểu giáo dục ba vạ của các vị đó là thế nào? Trong khi, các trò của thầy hướng dẫn lại có cái áo sặc sỡ: “Nhóm nghiên cứu mạnh”. Bây giờ cái LA tầm cỡ thế giới ấy có tác dụng gì trong việc xử lý một vấn đề của tiếng Việt. Cụ thể là dạy tiếng Việt trong SGK ???
Với một cách giáo dục như vậy, tất nhiên sẽ nảy nở ra nhiều “thiên tài” kiểu như NTHL. Ngay từ khi anh ta này xuất bản cuốn tiểu thuyết “Người của thiên tài” tôi đã đọc và cùng giải mã ra một số nhân vật trong tác phẩm, nhưng chỉ lặng lẽ trao đổi với thầy H khoa văn học.
Một khi ở bậc đại học dạy dỗ theo kiểu GS.TS NVH, thì việc chọn ngữ liệu đưa vào SGK cũng chỉ được đến thế! Bạn đọc hãy kiểm chứng qua các sự kiện liên quan đến SGK trong thời gian gần đây. Đó là sự kiện bài thơ “Bắt nạt”. Bài thơ, đương nhiên là rất hay trong con mắt các nhà biên soạn SGK, nhưng vào thực tế giảng dạy thì giáo viên lại ngỡ ngàng, không hiểu, coi là bài thơ kỳ quặc.
Thế là tranh cãi nổ ra. Đầu tiên là chính tác giả. Tôi đọc mà còn không tin vào mắt mình: “Ai chứng minh được đó là bài thơ dở thì sẽ được tặng giải thưởng Nô ben”. Do đâu? Do các vị GS.TS kiểu như GS.TS. NVH chứ còn đâu nữa. Đó là cách giáo dục tuyệt vời của một phương pháp. GS.TS. NVH ở thế hệ trước đã có cái LATS “tầm cỡ thế giới” về lý thuyết, thì thế hệ sau đương nhiên được hưởng thành quả với tư cách là sản phẩm của chính thế hệ bậc thầy. Đây là chỗ nhà thơ đập phá cương quyết nhất, thậm chí là điên cuồng nhất!
Có nhà báo nhờ tôi viết bài. Tôi nói: Tôi thuộc trường phái khác. Cậu NTHL chưa bằng con thứ hai của tôi. Cũng cần để cậu ấy chiêm nghiệm. Sau đó, tôi đọc được hai bài của hai người. Một bài của thầy Vũ Nho. Tôi và thầy chỉ quen nhau trên facebook, nhưng thầy đã viết hai bài về hai cuốn sách mới xuất bản của tôi. Một số GS.TS và sư phụ tôi là GS.TS. Hoàng Trọng Phiến có đọc bài của thầy NHo, rất khen. Một bài của nhà văn Đỗ Ngọc Yên viết về “Đừng sợ”. Anh Đỗ Ngọc Yên học sau tôi ba khóa (vì đi bộ đội), cũng hay viết phê bình. Trước đây anh là nhà báo, làm việc ở báo “Sức khỏe và Đời sống”. Thi thoảng tôi đăng bài ở đây với tư cách là cộng tác viên. Ở tòa báo này, còn có một cô gái rất xinh đẹp, làm trưởng ban gì đó. Cũng là học trò của tôi. Chúng tôi quen nhau vì nhân duyên. Cô vốn là nhân viên thư viện khoa Triết học. Khi tôi học để thi nghiên cứu sinh, hay sang đó mượn sách. Cô nói với tôi, cô rất yêu thích thơ văn, nhưng thi trượt đại học,nên đành phải làm nhân viên thư viện. Tôi đọc cho cô nghe bài thơ “Sa ri ka keo”. Cô thích quá, chép vào một tờ giấy để về nhà chép vào sổ. Tôi động viên cô thi vào Tại chức khoa Ngữ Văn, giúp đỡ cô cách đọc, cách học. Tôi bảo, em cứ thi, nhất định sẽ đỗ (vì tôi đã từng nhiều năm luyện thi). Sau đó cô thi đỗ và vào học Tại chức. Tôi dạy môn “Phong cách học”, nên lại gặp nhau. Khi tốt nghiệp, cô được nhận làm việc ở một tòa báo, đúng như tôi phán. Cũng là phán tam toạng, vì tôi hay vui tính. Mấy bài đầu “xuất xưởng”(bài in trên báo), nhiều thầy cô trong khoa bảo: “Đúng là văn HĐ”. Có cô giáo lại hỏi nhỏ tôi: “ hình như hai người yêu nhau?”. Thực tình, chỉ là câu chuyện Nhân - Qủa. Cô ấy nhiệt tình hết mức để tìm cho tôi các quyển sách tôi cần. Tôi không trả ơn cô ấy bằng tiền mà giúp cô ấy kiến thức và ý chí lập nghiệp. Tình cảm thầy trò rất thiêng liêng. Xa nhau mấy năm đi làm luận án ở nước ngoài trở về nước, tôi mới biết tin cô ấy ly dị. Gần một buổi chiều, cô ấy kể cho tôi nghe về cuộc sống gia đình, rồi nói với tôi thi thoảng viết bài, cho báo thêm phong phú. Cô ấy là Tố Lan, một hoa khôi của trường, ai cũng biết. Cô lại là một nhân vật tương tác rất quan trọng trong “Văn khoa chân dung ký”. Hình ảnh của cô nằm trong Hồi thứ chín có tên “Ngữ văn một thuở đề huề/ Ai qua lý luận lại về ngữ ngôn” (tr 199-233). Tít đề này do chính tên tôi đặt không nằm trong các tít đề mang tình Folklore vì nó lành. Tôi rất muốn tặng nhân vật của mình cuốn “Văn khoa chân dung ký”. Không biết em đang ở đâu? Nếu đọc được bài này, cho tôi điện thoại để tôi gởi tặng sách em nhé.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/235
1.
8 ngày trước
CHUYỆN RIÊNG NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC- PHẢN BIỆN NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO (1)
(Bài 1) ... Đặc biệt, nhiều, rất nhiều bạn muốn tôi sắp xếp lại các bài viết theo trình tự để đăng lại trong mục trao đổi khoa học. Vì vậy từ đây, trên trang web của Viện Phương Đông (viết tắt), chúng tôi sẽ mở ra một cuộc thảo luận mới. Chuyên mục có tên: Chuyện riêng ngành Ngôn ngữ học - Phản biện nhà thơ Trần Mạnh Hảo.... Cuối bài này, tôi xin tặng Trần Mạnh Hảo một chữ ( trong ảnh, ngoài tôi còn có một GS.TS thuộc ngành chế tạo máy và một nhà thư pháp.)
Trở về với Viện Phương Đông
Hữu Đạt
Tôi đã có lời chào nhà thơ Trần Mạnh Hảo để trở về Viện Phương Đông (tên tắt). Suốt đêm tôi cứ nghĩ mãi, có nên đăng lại các bài viết phản biện của mình với nhà thơ hay không? Nếu đăng thì đăng mục nào cho phù hợp? Đằng nào thì xã hội cũng nhiều người biết rồi. Đằng nào thì nhiều bạn trẻ đã đọc. Đặc biệt, nhiều, rất nhiều bạn muốn tôi sắp xếp lại các bài viết theo trình tự để đăng lại trong mục trao đổi khoa học. Vì khi đăng trên facebook Tran Manh Hao, có hàng trăm hoặc hàng vài trăm bạn đọc coment, rất rầm rộ, có một số bài trôi đi, rất khó tìm. Nay, thấy việc này cần cho thế hệ trẻ hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện nên tôi mở mục trao đổi trên trang web Viện Phương Đông. Bất cứ ai đều có thể phát biểu tại đây với tinh thần bình đẳng khoa học, tôn trọng nhau. Chí nói điều có thật, không bịa đặt và không dùng các từ thiếu văn hóa.
Như đã nói từ đầu, tôi ít có điều kiện và cũng không thích xuất hiện trên facebook. Do đó, chỉ khi nào có sự kiện bất bình thường xảy ra, tôi mới ngó đến. Do vậy, đôi khi có các cuộc cãi cọ, chửi bới nhau, có bạn gắn vào facebook của tôi, đồng nghiệp làm việc trong Viện phát hiện ra, tôi đều yêu cầu rỡ bỏ để tránh những hiểu lầm không cần thiết.
Khi nhà thơ TMH nổ ra các bài viết lại nhắc đến tôi là học trò của PGS. NL, tôi biết ngay là có một sự kiện mới. Tôi nhắn tin cho anh TMH, phải chú ý “chém quân, không chém tướng”, anh TMH là người thông minh nên nhận ra ngay thông điệp của tôi. Tuy nhiên, anh vẫn quyết không ngừng cuộc “tiến công” vào “lũy thép vàng” của khoa học. Đó là vấn đề học thật/ học giả; GS “dỏm”/ GS thật… nói chung, có nhiều vấn đề đặt ra.
Để cho các bạn trẻ dễ hiểu bản chất câu chuyện, trên trang web Viện Phương Đông, tôi chỉ dùng tiêu đề “Chuyện riêng ngành ngôn ngữ học” cho nhẹ nhàng. Vẫn là tranh luận khoa học, nhưng nhẹ nhàng trong phạm vi ngành. Ví dụ, tôi đã từng nhận được một số tin nhắn: “Đằng sau họ có một thế lực”. Tôi đã bày tỏ rõ quan niệm trên facebook của anh TMH. Ở đó là một sân khấu rộng, nên tôi chỉ viết tắt tên gọi để bạn đọc xa gần đỡ nhìn thẳng vào mặt từng người cụ thể. Nay muốn nói để mọi người biết thêm: Hội đồng KH của Viện có khoảng 20 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Lẽ ra, còn có ảnh một vị nữa. Vị này từng là lãnh đạo cao nhất của sứ quán VN ở một nước lớn nhất, nhì thế giới. Tất cả hồ sơ, giấy tờ làm xong, khi tôi nhắn, gửi ảnh, thì vị này nói: "không được... ạ "(có lý do riêng về nghệ nghiệp). Nhưng vì Viện Phương Đông, theo luật, phải công khai tên tuổi, chức vụ, nghề nghiệp của các thành viên trong Hội đồng trên phương tiện truyền thông. Cuối cùng, ảnh và lý lịch của vị thành viên này không được đưa lên mạng là vì vậy…Tôi muốn thông báo cho bạn đọc biết các thông tin trên để hiểu rằng, đây là cơ quan khoa học nghiêm túc và đúng đắn. Mọi công việc đều rõ ràng. Thuế má đầy đủ. Không lấy tiền của Nhà nước, nhưng vẫn dành một khoản tiền đóng góp thêm cho NN. Chỗ này, phải nói thêm một chút: Khi tôi lên làm việc với cấp trên, có vị hỏi tôi: “ Này, Hội Ngôn ngữ học họ làm cái gì mà bao nhiêu năm rồi chả thấy kết quả gì cả. Cứ cãi chửi nhau om sòm. Tiền đóng góp không có. Ông có biết gì không?”. Tôi đành phải trả lời: “Tôi không tham gia Ban chấp hành nên không rõ”. Đó là sự khác biệt giữa Viện và cơ quan Hội.
Trong tất cả các bài viết đã đăng tải, tôi luôn không nêu tên cụ thể từng người chủ yếu nhằm phàn nào bảo vệ được danh dự của bạn bè, học trò, đồng nghiệp. Nếu gọi đích danh thì ê chề quá. Vì thế, tôi đặt tên là “giáo sư trò”, “giáo sư thầy”. Đó là thiện ý của tội. Với xã hội, chỉ cần biết các hiện tượng mà anh Trần Mạnh Hảo nêu ra phê phán đều có thật. Thế là đủ.
Trở lại câu chuyện. Do gia đình tôi thời xưa thuộc hàng danh gia vọng tộc nên có nhiều tri thức cổ học rất độc đáo như: tâm linh, phong thủy, dịch số, y thuật… Suốt gần bảy mươi năm, từ lúc còn 4,5 tuổi, hầu chuyện các cụ qua các cuộc trà dư tửu hậu, tôi vẫn lắng nghe. Sau này, khi làm cán bộ khoa Ngữ Văn, gặp thầy Trần Thuyết, được sự động viên, tôi lại ôn lại một số chữ Hán của bác và bố mình dạy. Khi bố tôi mất, tôi đau buồn làm một bài thơ bằng chữ Hán, đem hỏi thầy: “Thầy xem hộ, em làm thơ chữ Hán như vậy đúng luật không?”. Tôi rất bất ngờ. Thầy nói hay. Bài thơ này được tôi nhờ khắc lên bia mộ. Khi thầy Trần Thuyết đi Cămpuchia, được nghe một số cán bộ bên đó kể lại, thầy càng quí tôi. Mọi người nói rằng, lão Đ có thể viết bất cứ lúc nào: Sau một trận bóng bàn, ngay trong lúc trò chuyện… Thầy tặng tôi một bài thơ khích lệ: “Khí thiêng núi Tản đúc nên người/ Múa bút mây rồng thử bút chơi…”. Tôi hỏi hai chữ “mây rồng” có nghĩa gì? Thầy bảo: “Ông viết ào ào các thể loại như gió cuốn chứ còn gì nữa? Khí Tản không thiêng sao? Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, rồi Phùng Hưng, Ngô Quyền đều là vua nước Nam cả. Ấy là chưa nói, Hai Bà Trưng cũng có quê ngoại ở đây”( (bài thơ này tôi vẫn giữ). Cậu quê ở đó, chẳng phải đã được tôi luyện (rèn đuc) từ khí thiêng hay sao? Tôi rất ngạc nhiên. Sau này, trong lần đi dự trại sáng tác của Bộ quốc phòng ở Đại Lải (Vĩnh Phúc), Trại có tổ chức một chuyến tham quan sang đất Hai Vua. Đoàn tới thắp hương chỗ mộ mẹ Hai Bà Trưng, nhưng không biết thắp hương (cắm nhang) ở đâu, tôi lẩm nhẩm đọc... Nhà Văn Dương Duy Ngữ ngạc nhiên: Ông cũng biết chữ Hán à?Tôi nói, hồi nhỏ, tôi học quanh bàn trà, nên không bài bản bác ạ. Tôi đọc, chỉ nắm được nội dung cơ bản, nhưng dịch nghĩa từng từ thì, chữ được, chữ không, phập phòm lắm. Khoảng các năm 2001- 2005, tôi hay đi dạy ĐH từ xa ở phía Nam. Lần đi dạy ở Kiên Giang, đang giờ giảng, tôi nhận được điện thoại từ Tây Nguyên. Một người bạn rất giỏi tiếng Trung Quốc đang dạy ở đó, nhưng khi các trò (gv cấp 3) hỏi, lại không giải nghĩa được một vài từ khó. Tôi phải xin phép lớp ra ngoài một lúc để giải thích giúp bạn mình. Khi thầy Lê Đức Niệm ốm nặng, thầy Phạm Ánh Sao (phó chủ nhiệm khoa Văn) đến nhờ tôi viết điếu văn, thấy trên bàn có chữ Hán. Thầy Ánh Sao xem xong, cười nói: “Cụ kín thật. Hôm nay con mới biết cụ biết chữ Hán mà viết lại đẹp nữa. Đẹp hơn cả chữ con”. Tôi bảo, anh động viên quá lời, tôi chỉ là học trò của anh thôi. Tôi chỉ học các từ về y thuật đá cả văn chương…Học theo nhu cầu riêng, nên không bài bản. (Mời bạn đọc xem thêm Văn khoa chân dung ký đoạn "vĩ thanh", chương viết về thầy Lê Đức Niệm).
Sau khi tôi tốt nghiệp PTS ( này là TS) ở nước ngoài về, thầy Thuyết mất, tôi không còn chỗ học chữ Hán nữa. Vì tôi chỉ có thời gian học theo cách bàn trà…”. Đối với tôi, thầy Trần Thuyết tuy không có học hàm nhưng lại giỏi siêu việt. GS.TS Nguyễn Tài Cẩn giỏi tiếng Hán là thế, gặp vài từ không rõ, hỏi thầy Thuyết, thầy nói ngay, không cần từ điển. Ví dụ các từ: Vũng Tàu, ca la thầu… Chính thầy Cẩn cũng hết sức khen ngợi. Vì thế, anh TMH, không học đại học mà có sức viết như vậy, tôi kính nể vô cùng.
Có lẽ nhiều người sẽ rất ngạc nhiên, khi tôi đưa ra một cứ liệu: Cho đến nay, tôi vẫn giữ hai bài kiểm tra của GS.TS. NVH (và một người nữa trên anh vài khóa) từ gần ba mươi năm trước. Đó là hai bài của hai sinh viên cách nhau vài khóa. Mỗi bài đều được 9 điểm. Trong nghiên cứu tâm linh và phong thủy, các vị này đã nằm trong sơ đồ phong thủy ngôn ngữ của tôi, và "số phận" từ đó đã nằm trong bàn tay tôi. Nhiều lần dọn nhà, vợ tôi vứt đi, tôi nhặt lại, nói: đây là kỷ niệm thầy trò. Vợ tôi cười khình khịch: "Chỉ quan trọng hóa. Kỷ niệm cái con khỉ gì! Bài kiểm tra bằng giấy rơm". Vợ tôi cũng không hề biết, tôi dùng bài kiểm tra đó để làm gì? Thời đi học, anh NVH để tóc dài lắm. Thông minh. Nhân tướng có vấn đề. Tướng, rõ là nhà võ. Chữ trong bài, lại là Văn. Tôi giữ lại bài này, chủ yếu muốn kiểm chứng các tri thức về tướng số, phong thủy trong các tài lưu giữa được từ các cụ nhà tôi và tri thức của gia đình cụ Nguyễn Thiện Thuật ( Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa Bãi sậy - Hưng Yên)
Lại nói về GS.TS NVH. Có một lần, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy xuất hiện cuốn sách “Lịch sử Việt ngữ học”. Tôi đọc, choáng quá. Khi nói đến mục “Phong cách học”, các tác giả không nhắc gì đến tôi. Tôi dạy anh GS.NVH. rõ ràng, vậy mà sách lại toàn nêu các vị bên Đại học sư phạm, khi kiến thức của các vị này đã cũ. Cụ thể, PGS Đinh Trọng Lạc do khác quan niệm, đã có lần đặt bút ký, kiểm định giáo trình của tôi: không đạt chất lượng in. Tôi sang tận nơi trao đổi. Thầy Lạc bị tôi hỏi dồn dập, cuối cùng trả lời: “Cậu thông cảm, mình chỉ học được có thế nên chỉ viết được như thế (tức giáo trình của thầy Lạc. Sự khác biệt giữa tôi và thầy Lạc quan trọng nhất ở chỗ: Trong lý thuyết của thầy Lạc không có phong cách nghệ thuật, còn lý thuyết của tôi lại có phong cách này. Giáo trình của tôi khác giáo trình của thầy Lạc rất cơ bản. Các văn bản nghệ thuật, tôi xếp vào chương "Phong cách nghệ thuật. Khi phân chia, bước thứ nhất tôi tách các văn bản thành hai loại: Văn bản nghệ thuật và phi nghệ thuật. Các kiến thức này, tôi thu được nhờ đọc các sách của trường phái Matxcơva, trường phái Xanh Pê téc bua ( trước đây là Lê nin grat), trường phái ngôn ngữ học cấu trúc Praha và một số trường phái khác của Pháp (qua các sách viết bằng tiếng Nga do thầy Iuri iacov Lêvich PLam chỉ dẫn). Cụ là người Do Thái, từng là phi công bắn rơi 8 máy bay Đức trong Đại chiến Thế giới thứ II.
Trở lại cuộc tranh cãi giữa tôi và thấy Đinh Trọng Lạc.Tôi hỏi: Vậy văn bản nghệ thuật bác xếp vào đâu? Thầy Lạc không nói được nên trả lời như trên. Còn một số khái niệm như “sắc thái tu từ”, “màu sắc tu từ”…cũng khác nhau lắm. Nói tóm lại, giá trình Phong cách học của thầy Lạc vận hành vào thực tiễn thì không ổn ( nhiều thuật ngữ mù mờ, hoặc sai).Vậy mà, khi viết cuốn “Lược sử Việt ngữ học”, trong sách ông lại có tên, còn tôi bị gạt ra rìa. Lạ quá! Nhưng khi đọc đến mục ngữ pháp thì tôi kinh ngạc hơn. GS.TS Hoàng Trọng Phiến dạy cả chủ biên và người biên soạn sách, vậy mà khi viết về “Lịch sử Việt ngữ học” thầy lại bị loại ra ngoài. Vô lý đến nỗi không tin được. Tôi đã viết một bài báo phê phán hiện tượng này: “Tiêu chí nào cho một công trình khoa học”? Đã có báo nhận in. Xong tôi rút lại, muốn bình tĩnh để xem xét nội tình bên trong. Im ắng lắm. Tôi cũng ở thế khó xử. Thầy chủ biên là thầy chủ nhiệm cũ của tôi. Trong cuộc sống, thầy trò vẫn qúí nhau, không có chuyện gì. Thời đó GS.NTG đang giữ cương vị lãnh đạo (Tổng biên tạp Nxb ĐHQG HN). Có thể, cuốn sách này GS. NTG chỉ đứng tên, hoặc cùng viết, nhưng khi xuất bản lại tin vào các GS.TS. lại quá tin vào GS.TS NVH...nên kết quả là như vậy. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo luôn nói: "Đúng sai phải cụ thể". Đúng quá! Tôi phải chụp lại, trang này để bạn đọc cùng rõ.
Ôi ! Khó nói quá ! Khó nói quá !
Cuốn sách này được đưa vào dạy gần hai chục năm nay. Đã được giải thưởng. Nhưng nó đã vô hiệu hóa thành công kiến thức học thật. Cụ thể, cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" của GS.TS Hoàng Trọng Phiến trở nên vô dụng, trong khi đó lại là cuốn sách cần học đối với sinh viên, cần đối với người viết sách. Thay vào đó là kiểu dạy ngữ pháp của GS.TS NVH mà anh cho là, học trò do anh hướng dẫn LATS đã đạt tầm cỡ thế giới (trong lần anh phát biểu ở HĐ chẩm LATS cấp ĐHQG, sẽ nói sau)
Đến đây, các cán bộ, sinh viên trong ngành đã hiểu rõ. Chúng ta đã dạy gì, thu được gi? Học "dỏm" đã chiếm lĩnh toàn bộ trận địa khoa học chân chính của ngành bởi rất nhiều điều đen tối . Hết quả phải đến chính là sự báo oán và trả ân. Sự lành mạnh trong kiến thức của GS.TS đã được nhà thơ Trần Mạnh Hảo báo ân, dù nhà thơ Trần Mạnh Hảo không dự một giờ nào của GS Hoàng Trọng Phiến.
Sự biến hóa của Âm - Dương - Ngũ hành - và những dịch chuyển của con số 5 trong bản đồ tâm linh và phong thủy sẽ có từ bài đầu của cuộc tranh luận này. Những bài phản biện của tôi, ngoài kiến thức ngôn ngữ, văn học, còn có nhiều kiến thức về phong thủy - vận số, đường dẫn và bản đồ tâm linh, triết học ( đúng nghĩa ), Phật giáo (luật Nhân - Qủa, PHật pháp vô biên), Thiên chúa giáo( (lòng nhân ái, vị tha)... Tất cả đều được lý giải bằng phương pháp khoa học đích thực với các ví dụ sinh động. Mỗi người từng góc độ có thể tiếp thu hay góp ý...xin gửi ý kiến về Viện Phương Đông.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói rất chuẩn: Ném ngáy cái ông Austin ra ngoài cửa sổ. Qủa thực, lý thuyết của ông chả có ý nghĩa gì khi nhập vào Việt Nam, một đất nước văn có nhiều trầm tích văn hóa. Ông là người tài ba của nước ông, khi du nhập vào nước tôi qua con đường học "dỏm" không chỉ làm hỏng nhiều thế hệ mà còn góp phần phá vỡ cẫu trúc phong thủy của ngành Giáo dục.
Nay lại nói về cuốc sách "Lược sử". Thầy Phiến nói với tôi chuyện này, ngân ngấn nước mắt. Tôi thương vô cùng, động viên: Thầy yên tâm. Rồi sẽ có ngày, mọi sự thật sẽ được tỏ rõ…( xem thêm “ HTP, nhà khoa học lãng mạn nhất xứ Quảng” (Văn khoa chân dung ký). Có lúc tôi đã định ném bỏ cuốn này qua cửa sổ, nhưng nhớ đến lời tặng sách, tôi vẫn giữ lại. Bởi đó là quà tặng của thầy chủ nhiệm cũ (thời đại học). Bài phê bình cuốn này tôi vẫn giữ nguyên nhưng không đăng tải.
Càng khiếp hơn, khi anh H tặng tôi quyển sách, đứng tên riêng, dịch từ tiếng Anh. Tôi ngờ ngợ vì theo tôi, học tiếng Anh như anh H thì làm sao dịch được? Tôi đưa một người bạn về kiểm tra, người này đọc xong, nói: “Dịch vớ vẩn quá, sai linh tinh”. Anh ấy hỏi tôi: “Tác giả cùng bạn với thầy à?”. Tôi bảo: Không, học trò. Người đó tròn xoe mắt: Cậu ta kém tiếng Việt thế kia à? Đề tặng một cuốn sách mà chưa biết viết đúng, dạy tiếng Việt dạy thế nào? Anh ấy mở phần đề tặng. Anh H viết: “Thân tặng PGS.TS. NHĐ”.
Anh bạn lắc đầu: “Dạy ở ngành Tiếng Việt và văn học mà lại không hiểu văn hóa thế này thì nguy qúa. Cậu này có hai cái sai. Với người lớn tuổi, thế đã là rất vô lễ. Với người thầy từng dạy mình thì, đó là loại học trò (…!).
Vài hình ảnh dưới đây, cho thấy, chỉ cần nhìn qua vài câu đề tặng cũng đủ thấy chủ nhân của tầm văn hóa ở đâu.
Sau mỗi lời đề tặng trên, tôi đều có bản chụp bìa các cuốn sách. Người tặng cho tôi bộ sách đầu là bộ sách Văn học Tự lực Văn đoàn, người tặng là một GS.TS. Tổng biên tập Tạp chí. Bộ sách thứ hai là bộ Từ điển rất quí. Người tặng là một Tống giám đốc khi ông đến thăm Viện Vị GS.TS còn muốn tặng tôi toàn bộ sách về văn hóa. và (nửa kho)... Còn học trò tôi thì ghi tặng thế nào, ở trên đã nói.
Do có sự kiện được GSTS NVH tặng sách mà ghi tặng như vậy, nên buổi tối, đúng giờ vận hành phong thủy, tôi xem lại bài kiểm tra anh NVH xem, nhận thấy rõ sự chuyển dịch trên bản đồ. Anh NVH đang đi theo thầy thuộc nhóm khác (theo chữ “văn đạo”, gọi là tà đạo). Tôi âm thầm nghĩ trong bụng: “Cứ theo hướng này, chưa biết chừng, nếu gặp người “tâm” tối có thể thành kẻ bán nước mà không biết”. Những năm sau này, anh NVH lên làm Viện trưởng, thỉnh thoảng mời tôi phản biện, vẫn nói: “Hôm nay thầy Đ sang thì vui đây. Hôm nào vắng thầy, buổi bảo vệ buồn lắm”. Cô Trân Kim Phượng ( PGS.TS) trường Đại hóc Sư phạm thì " Thầy Đ thì khỏi phải nói rồi".
Tôi vốn là người vui tính nên trong các lần phản biện LA, dù không tán thành LA của học trò nào, không khi nào tôi lên giọng căng thẳng. Tôi có nguyên tắc làm việc rõ ràng. Chẳng hạn, có học viên, tôi hướng dẫn cao học, năn nỉ: “Thầy thương em, cho em bảo vệ đi thầy”. Tôi rất ái ngại, chỉ nói: “Chưa được đâu em ạ. Chất lượng yếu lắm. Em phải đọc thêm sách. Viết lại một số đoạn. Gần được rồi. Cố lên, chút nữa là xong”. Khi sang Viện GS.TS NVH phản biện, có thầy hướng dẫn, ít hiểu về thơ. LA có ván đề. Tôi vẫn nói vui với học trò: “LA này, về ngữ liệu công phu lắm. Có thể làm được gần hai LA. Tác giả say mê đề tài. Nhưng thành công nhất của LA lại ở chỗ “các câu thơ hay, chứng minh thành câu dở. Các câu thơ dở chứng minh thành hay”. Tôi phân tích lại vài ví dụ. Cả HĐ cười bò”. Tôi đề nghị: Tạo điều kiện kéo dài LA để NCS suy nghĩ và viết lại các chỗ trọng yếu nhất.
Khi bạn bè làm công tác ở lĩnh vực khác hỏi về danh sách kiến nghị hơn trăm người, tôi nói đúng những gì tôi nghĩ từ tâm. Nếu tôi kích lên thì tôi không bao giờ là người thầy anh H nữa. Tôi chỉ bảo: Theo cách nhìn của tôi thì mấy vị này không đến mức P... Họ hay giải quyết vấn đề theo cách “đoàn hội” nên cứ làm bừa thôi. Ở đó toàn là học trò, anh em, bạn bè đồng nghiệp. Tôi biết đến đâu nói đến đó. Quả thực, tôi cũng hơi có chút khó hiểu, có người từng là thầy, là đảng viên, là thầy anh H, đã từng ngồi ghế quốc hội mà lại cổ vũ việc này. Khi có cô người Việt trả lời phỏng vấn lại nói “không nói tiếng Việt chỉ nói tiếng Anh… nếu không giữ GS.TS.NVH ở lại làm Viện trưởng thì các nhà NNH Úc cắt quan hệ với Việt Nam…thì tôi càng thấy lạ. Trong tầm hiểu biết của tôi thì ông Austin cũng chỉ "vậy vậy" thôi. Mang ông ấy về đây thì chỉ tai hại chứ chẳng lợi lộc gì. Chỉ có tiêu tiền Nhà nước một cách vô bổ. Nếu ông ấy nói về “hành vi” này nọ, tôi chỉ đưa ra hai ví dụ Tiếng Việt ( dịch sang tiếng Anh hăn hoi) là chóng mặt ngay. Riêng cái ngành tôi thì buồn cười lắm. Họ cứ thả khói mù mịt lên, chẳng biết thật giả thế nào. Tôi dạy phong cách nên hay nghĩ đến mấy chữ CCCP (tên dịch tắt nước Liên Xô). Sang tiếng Việt lại thành: CÁC CHÚ CỨ PHÁ.
Nếu như ngày ấy, anh H hỏi tôi góp ý thế nào, chắc chắn tôi sẽ khuyên: chú nên sang làm Phó Viện trưởng. Tôi thuộc típ thầy khác với các thầy có chức danh to đùng mà anh NVH luôn tôn sùng. Nghĩ giản dị, làm việc giản dị. Vì thế, thấy nhà thơ Trần Mạnh Hảo la hét chửi mắng, tôi cảm thấy rất bình thường và còn kính trọng anh ấy nữa. Người ta nói, Trần Mạnh hảo quá khích, cực đoan… nhưng nghiệm từ cuộc sống thực tế, tôi lại thấy anh ấy nói chưa tới, còn nhân ái theo cách nghĩ của những người theo đạo Thiên Chúa giáo. Ví dụ, anh ấy nói “ các GS.TS ngành Ngôn ngữ học "có tội”. Nhưng bản chất đó lại là “tội ác”, đúng như nhân dân nghĩ.Tôi xin phép tặng nhà thơ Trần Mạnh Hảo một chữ cho vui.
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/chuyen-rieng-nganh-ngon-ngu-hoc-phan-bien-nha-tho-tran-manh/234
..
Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông
Địa chỉ: BT7, lô 1, khu đô thị Nam Thắng, ngõ 67 Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: vienphuongdongvn@gmail.com
Giờ làm việc
Thứ 2 - Thứ 6 : 8h - 17h30
Thứ 7: 8h30 - 12h
Chủ nhật: Đóng cửa
Chúng tôi làm việc cả những ngày lễ
..
Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông
Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông gồm các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn làm việc, hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
A. Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông.
Các thành viên Hội đồng khoa học là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy công việc nghiên cứu và đào tạo của Viện theo hướng đa ngành, vừa có tính lý thuyết chuyên sâu vừa có khả năng ứng dụng nhanh vào đời sống xã hội.
1. PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1953
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn : Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học; nguyên Chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học, Giảng viên cao cấp bậc 5, Trường Đại học KHXH &NV - ĐHQG Hà Nội; Giáo sư thỉnh giảng đại học Phnom Penh, Camphuchia; Giáo sư thỉnh giảng đại học Paris 7, Pháp; Giáo sư thỉnh giảng đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, Trung Quốc.
Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Huy chương Vì sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
Kỷ niệm chương Đại học Quốc gia Hà Nội.
Huy hiệu Vì nghĩa vụ Quốc tế.
2. TS Phan Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1955
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ Kỹ thuật Xây dựng; nguyên Giám đốc Trung tâm hợp tác Quốc tế, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - Bộ Xây dựng, nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Nhà Quốc Hội và Hội trường Ba Đình ( mới) – Bộ Xây dựng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực Ladeco, nguyên Chuyên viên cao cấp bậc V.
Huân chương Lao động hạng Ba.
Huân chương Lao động hạng Nhì.
3. PGS.TS Nguyễn Đức Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1958
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn : Cử nhân ngành Ngữ - Văn; Cử nhân ngành Báo chí; TS. Văn học ; Phó Giáo sư; Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Nguyên Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Truyền hình Nhân Dân, Báo Nhân Dân.
Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam.
Huy chương Vì sự nghiệp Phát thanh Việt Nam.
Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.
4. PGS.TS Trần Lê Bảo - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1945
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Văn học châu Á; Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam; nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc – Trường ĐHSP HN, nguyên Trưởng bộ môn Văn học Thế giới, Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Huân chương Giải phóng hạng Nhất.
Huân chương Giải phóng hạng Nhì.
Huân chương Giải phóng hạng Ba.
Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Ba.
Huân chương Xaysanalợt hạng Nhất (Huân chương Chiến thắng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.
5. PGS.TS Lê Thanh Bình - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1955
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí truyền thông; Giảng viên Cao cấp bậc 5/6, nguyên thành viên Ban chỉ đạo Ngoại giao Văn hóa Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại - Học viện Ngoại giao, nguyên Vụ trưởng, Phó Đại sứ Việt Nam tại Na Uy; hiện là Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt - Nhật TP. Hà Nội, Ủy viên BCH Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam.
6. Dược sĩ Nguyễn Đức Đoàn - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1934
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Dược sĩ Chuyên khoa II (tương đương TS), Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban điều hành Hội Y học Quốc tế Đông Phương.
Huân chương Chiến thắng hạng Nhì.
Huân chương Lao động hạng Nhì.
Huân chương Lao động hạng Ba.
Huân chương chống Mỹ cứu Nước hạng Nhì.
Cùng nhiều Huy chương khác.
7. TS Lương Thị Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1979
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học; Phó Trưởng khoa Giáo dục Đại cương, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
8. Nhà nghiên cứu VH, Giảng viên chính Trần Hinh - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1954
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ: Giảng viên chính chuyên ngành Ngữ Văn; nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Văn học, Chủ nhiệm BM Văn học phương Tây, Nghệ thuật học, Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
9. PGS.TS Nguyễn Xuân Hòa - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1934
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : TS Ngôn ngữ học, chuyên ngành ngữ văn Nga; nguyên Chủ nhiệm bộ môn Nga Chuyên ngữ, khoa Tiếng nước ngoài, Trường ĐHTH Hà Nội; nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Hà Nội.
10. GS.TS Đào Xuân Học - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1952
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : TS chuyên ngành Tài nguyên nước, Chủ tịch Hội Thúy Lợi Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Thủy Lợi, Giám đốc Viện KH Thủy Lợi Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi - Bộ NN và PTNN; nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách UBQG về BĐKH; nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Cố vấn Cao cấp Tổ chức Liên hiệp quốc Việt Nam (UNDP).
11. PGS.TS Mai Xuân Huy - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1958
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : TS chuyên ngành Ngôn ngữ học; nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
12. PGS.TS Nguyễn Thanh Hương - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1963
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Tiến sĩ Ngôn ngữ học; nguyên Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Biên dịch Ngôn ngữ Anh, Giảng viên cao cấp Học Viện Báo chí và Tuyên truyền.
13. PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1968
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử ; Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. TS Lê Mạnh Luân - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1953
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ Luật; nguyên Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nguyên Thứ trường Bộ Nội vụ; nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Uzbekistan.
15. TS Đỗ Thế Lộc - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1956
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ Y dược, Thiếu tướng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây thuốc Việt Nam; nguyên Viện trưởng Viện Y học Dân tộc Cổ truyền Bộ Công An.
16. Nhà báo, Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Nghiêm Nhan - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1962
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Đạo diễn phim tài liệu, đạo diễn sân khấu; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội; tham gia giảng dạy tại nhiều trường cao đẳng và đại học chuyên ngành Sân khấu điện ảnh.
2 Huy chương vàng, 4 Huy chương bạc – Giải thưởng Fesstival Truyền hình trong nước.
Giải Giới thiệu phim hay nhất – Liên hoan phim quốc tế (TopShort the world’s leading online film festival Los Angeles 2018).
Giải Phim tài liệu ngắn hay nhất – Liên hoan phim quốc tế Những hình ảnh chuyển động Hollywood (Hollywood International Moving Picture Film Festival 2018).
Giải thưởng Cống hiến – Liên hoan phim Những nhà làm phim tài liệu độc lập (Hollywood Interantional Independent Documentary Awards 2018).
Giải Phim tài liệu hay nhất – Liên hoan phim Những nhà làm phim tài liệu độc lập (Hollywood Interantional Independent Documentary Awards 2018).
Giải Phim tài liệu hay nhất và giải Phim có hiệu ứng hình ảnh tốt nhất – Liên hoan phim quốc tế Barcelone (Barcelona Planet Film Festival 2018).
Giải Phim tài liệu hay nhất, Giải Hiệu ứng hình ảnh tốt nhất, Giải giới thiệu phim hay nhất, Giải Danh dự - Liên hoan phim quốc tế 2018 ( Accoldae globe film conpetition American 2018).
17. ThS Lê Thị Nhường - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1975
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Thạc sĩ Ngôn ngữ học; giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, đại học Đại Nam; nguyên cán bộ nghiên cứu Phòng Ngữ pháp, Viện Ngôn ngữ học; nguyên cán bộ biên tập Nhà xuất bản Lao Động; nguyên Phó Phòng Thư ký - Biên tập, nguyên Phó Phòng Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
18. PGS.TS Nguyễn Minh Sơn - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1942
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc; Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Kiến trúc.
19. PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1942
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, nguyên Giảng viên Cao cấp Khoa Văn học, Trường Đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy - Ủy viên Hội đồng khoa học.
- Ngày tháng năm sinh : 1981
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Trình độ chuyên môn/ chức vụ : Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học; Giảng viên Cao cấp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
B. Ban Biên tập trang web và Tạp chí của Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông.
Tổng biên tập
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt
Phó Tổng biên tập
PGS.TS Nguyễn Xuân Hòa
Phó Tổng biên tập thường trực
PGS.TS Mai Xuân Huy
Thư ký tòa soạn
Nhà báo Lê Thị Nhường
Ban biên tập
Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng
ThS. Vũ Thị Ngọc Dung
ThS. Vương Văn Huy
http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/hoi-dong-khoa-hoc-vien-ngon-ngu-va-van-hoa-phuong-dong/2
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.