Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/07/2021

Lễ tuyên thệ ở quốc hội : lần thứ 2 của ông Vương Đình Huệ

Tôi quan tâm đến lễ tuyên thệ trong quan tâm chung về lĩnh vực "minh thệ" trong văn hóa Việt Nam (một biểu hiện ở cấp độ làng xã là lễ Minh Thệ ở Kiến Thụy - Hải Phỏng, chúng tôi đã khảo sát và công bố bài viết phổ thông và bài viết học thuật trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 - ví dụ trên Giao Blog thì xem ở đây).

Sau năm 2012, phía người vi chính mới bắt đầu chuẩn bị đưa "minh thệ" vào quốc hội. Và lễ nhậm chức kèm tuyên thệ đầu tiên, có thể xem lại trên Giao Blog ở đây (từ năm 2016). Rồi tự nhiên, thành nếp có hai lần tuyên thệ. Nhắc lại: một lần tuyên thệ ở cuối khóa quốc hội cũ, rồi lại thêm một lần tuyên thệ như vậy ở đầu khóa quốc hội mới; tức là trong vài tháng, có liền hai lần tuyên thệ.

1. Với ông Vương Đình Huệ, thì lần trước là tháng 3 năm 2021, trên Giao Blog, xem lại ở đâyở đây.

2. Lần này, là ngày 20 tháng 7 cùng năm. Xem cụ thể ở bên dưới.

3. Có thể sẽ có những thay đổi về lễ tuyên thệ tại quốc hội trong thời gian tới. Đây là những ghi chép mang tính quan sát.

Tháng 7 năm 2021,

Giao Blog


---


Chủ Tịch Quốc Hội Tuyên Thệ Trong Kỳ Họp Thứ Nhất Quốc Hội Khóa XV | Quốc hội TV

109 lượt xem
Đã phát trực tiếp 37 phút trước

https://www.youtube.com/watch?v=jMFkDzx_w2w&t=22s

..




Chủ tịch Quốc hội khóa XV Vương Đình Huệ đã tuyên thệ nhậm chức, tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp trong buổi lễ được truyền hình và phát thanh trực tiếp.

(Vietnam+)  

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ. (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ. (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)


Chiều 20/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XV Vương Đình Huệ đã tuyên thệ nhậm chức, tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp trong buổi lễ được truyền hình và phát thanh trực tiếp.

"Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó," Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Theo kết quả kiểm phiếu, có 475/475 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, bằng 95,19% tổng số đại biểu Quốc hội, bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kỳ họp này sẽ kiện toàn 50 chức danh, theo quy định pháp luật, gồm tất cả các chức danh của Quốc hội, Chính phủ. Trong đó, về phía Chính phủ, Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng, phê chuẩn việc bổ nhiệm 4 phó thủ tướng, 22 bộ trưởng, trưởng ngành.

Chu tich Quoc hoi khoa XV Vuong Dinh Hue tuyen the nham chuc hinh anh 1Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)

Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục bầu các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bốn nhân sự khác được giới thiệu để bầu Phó chủ tịch Quốc hội gồm các ông: Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải (đều là Phó chủ tịch Quốc hội khóa XIV) và Thượng tướng Trần Quang Phương (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam). 

Chu tich Quoc hoi khoa XV Vuong Dinh Hue tuyen the nham chuc hinh anh 2Chủ tịch Quốc hội khóa XV Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

13 nhân sự được trình để bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV gồm: Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình; Thiếu tướng Lê Tấn Tới (Thứ trưởng Công an); ông Nguyễn Phú Cường (Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai); ông Y Thanh Hà Niê Kđăm (Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương).

Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết bảng điện tử.

Chu tich Quoc hoi khoa XV Vuong Dinh Hue tuyen the nham chuc hinh anh 3Quốc hội thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Chu tich Quoc hoi khoa XV Vuong Dinh Hue tuyen the nham chuc hinh anh 4Kết quả biểu quyết bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội
Chu tich Quoc hoi khoa XV Vuong Dinh Hue tuyen the nham chuc hinh anh 5Kết quả bầu Phó Chủ tịch Quốc hội
Chu tich Quoc hoi khoa XV Vuong Dinh Hue tuyen the nham chuc hinh anh 6

https://www.vietnamplus.vn/truc-tiep-chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-tuyen-the-nham-chuc/727842.vnp






..



Thứ ba, 20/07/2021

Chiều 20/7, tại Nhà Quốc hội, với 475/475 đại biểu có mặt bỏ phiếu thông qua Nghị quyết, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị nguyên Chủ tịch Quốc hội khóa XIV giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Với 475/475 đại biểu có mặt bỏ phiếu thông qua Nghị quyết với số phiếu 95,19% phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội khóa XIV giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri và nhân dân cả nước, Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam Vương Đình Huệ tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN; nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề đối với cá nhân đồng chí.

"Với cương vị Chủ tịch Quốc hội, tôi nguyện sẽ cống hiến hết sức mình, cùng Quốc hội, tập thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp 75 năm Quốc hội Việt Nam, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội vì mục tiêu tối thượng là phụng sự lợi ích của Quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; phát huy cao độ dân chủ, đoàn kết, pháp quyền, liêm chính, công khai, minh bạch, tăng tính chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Bí thư Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV Thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, là Giáo sư - Tiến sĩ Kinh tế, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

Ông Vương Đình Huệ từng là giảng viên trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) rồi Trưởng khoa, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo của trường này. Sau đó, ông lần lượt kinh qua các chức vụ như Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

Sau khi bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV, Quốc hội cũng sẽ bầu Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Theo Viết Tôn-Trung Nguyên/Báo Tin tức

http://tapchimattran.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-tuyen-the-nham-chuc-40138.html

..


---

CẬP NHẬT



4.

Sáng 28/7, 479/479 đại biểu có mặt (chiếm 95,99% tổng đại biểu) tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Theo đó, Chính phủ nhiệm kỳ mới có 27 thành viên gồm: Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng (giảm 1 Phó Thủ tướng so với khóa trước); 22 Bộ trưởng, trưởng ngành.

Hiện Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình không tham gia vào Trung ương khóa XIII. Vì vậy, Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ khuyết vị trí này. 

Bốn Phó Thủ tướng đương nhiệm còn lại gồm: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành.

Bốn Phó Thủ tướng dự kiến được phân công chỉ đạo các lĩnh vực: Ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc; kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kinh tế ngành; khoa giáo - Văn xã.

18 Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế.

Bốn thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Trong chiều nay, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Quốc hội chốt Chính phủ nhiệm kỳ mới có 27 thành viên, giảm một Phó Thủ tướng
Trình nhân sự 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, trưởng ngành

Trình nhân sự 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, trưởng ngành

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách nhân sự để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, ....

Thu Hằng

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/quoc-hoi-chot-chinh-phu-nhiem-ky-moi-co-27-thanh-vien-giam-mot-pho-thu-tuong-760358.html


3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách nhân sự để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Hôm nay, 28/7, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc cuối cùng hoàn tất công tác kiện toàn nhân sự và một số nội dung còn lại.

Về công tác nhân sự, trong buổi sáng, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ.

Trình nhân sự 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, trưởng ngành
Các đại biểu Quốc hội dự họp

Theo cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ được Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội trước đó, Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 có 27 thành viên gồm: Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng (giảm 1 Phó Thủ tướng so với khóa trước); 22 Bộ trưởng, trưởng ngành.

4 Phó Thủ tướng dự kiến phân công chỉ đạo các lĩnh vực: Ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc; kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kinh tế ngành; khoa giáo - Văn xã.

18 Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế.

Bốn thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi có kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Theo như thông tin Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời báo chí tại họp báo trước kỳ họp, nhân sự giới thiệu vào các chức danh này hầu hết là tái cử.

Trong 28 thành viên Chính phủ đương nhiệm, có Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình không tham gia vào Trung ương khóa XIII. Vì vậy, Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 dự kiến sẽ khuyết vị trí này so với nhiệm kỳ trước.

Cũng trong hôm nay, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Trình nhân sự 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, trưởng ngành
Cơ cấu tổ chức Chính phủ và các Bộ trưởng, trưởng ngành đương nhiệm 

Thu Hằng

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/trinh-nhan-su-4-pho-thu-tuong-va-22-bo-truong-truong-nganh-760300.html



2.

Thứ hai, 26/7/2021, 14:34

Ông Phạm Minh Chính tái đắc cử Thủ tướng


479 đại biểu tham gia biểu quyết đều đồng tình thông qua nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng (đạt 95,99% tổng số đại biểu Quốc hội), chiều 26/7.

Ông Phạm Minh Chính được đề cử để Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 vào sáng nay.

Sau khi tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu nhậm chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ. Ảnh: Giang Huy

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ. Ảnh: Giang Huy

Gần 4 tháng trước, khi đang làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Phạm Minh Chính được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức Thủ tướng, thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm Chủ tịch nước.

Việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo cấp cao thời điểm đó là để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau Đại hội Đảng XIII.

Còn lần này, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bầu hoặc phê chuẩn chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước theo quy định về tổ chức bộ máy. Chủ tịch nước, Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước..., đều theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm) nên khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới, các đại biểu sẽ bầu hoặc phê chuẩn chức danh lãnh đạo của các cơ quan này.

Ông Phạm Minh Chính 63 tuổi; Phó giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng; quê ở xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, ông theo học Đại học Xây dựng Bucarest-Rumani, Khoa Xây dựng dân dụng-công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép.

Trở về nước, ông làm cán bộ Tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an; sau đó tiếp tục được đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao); đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo (nay là Học viện Quốc tế), Bộ Công an.

Sau nhiều năm làm cán bộ tình báo, giai đoạn 1991 đến 1994, ông Chính là cán bộ ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani. Ông tiếp tục gắn bó với sự nghiệp tình báo sau khi về nước, lần lượt trải qua các vị trí Cán bộ Tình báo; Phó Trưởng phòng Cục Tình báo châu Âu; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an; Phó Cục trưởng, Quyền Cục trưởng rồi Cục Trưởng Cục Tình báo kinh tế-khoa học công nghệ và môi trường; Phó Tổng cục trưởng Tình báo.

Tháng 12/2009 đến tháng 8/2010, ông giữ chức Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.

Tháng 8/2010, ông Chính giữ chức Thứ trưởng Công an; sau đó được Bộ Chính trị điều động, phân công tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ tháng 8/2011.

Tháng 4/2015, Bộ Chính trị điều động ông Chính về Hà Nội, giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sau khi được bầu vào Bộ Chính trị tháng 1/2016, ông tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Tháng 1/2021, tại Đại hội XIII, ông tái đắc cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 4/2021, Quốc hội bầu ông giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Video Player is loading.
Hiện tại 
0:17
/
Thời lượng 
11:39
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Video: Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức.

https://vnexpress.net/ong-pham-minh-chinh-tai-dac-cu-thu-tuong-4330437.html



1.

Sáng 26/7, 483 đại biểu (96,79% tổng số ĐBQH) tham gia biểu quyết đều đồng ý thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. 

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức.

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Chủ tịch nước nêu rõ.

Sau lễ tuyên thệ, phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự trân trọng cảm ơn Quốc hội, các đại biểu đại diện cho cử tri cả nước đã tín nhiệm, bầu ông giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức.
Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi

"Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV diễn ra tại hội nghị Diên Hồng như tên gọi một sự kiện chính trị trọng đại diễn ra vào năm 1284. Tinh thần Diên Hồng là biểu tượng thiêng liêng về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc về phát huy tiếng nói, quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là những thời khắc có tính quyết định với vận mệnh đất nước.

Tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới các vị ĐBQH khóa XV.  Trong không khí nghiêm trang này tôi xin được bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc với những cống hiến, hy sinh to lớn của các bậc tiền nhân, của lớp lớp cha ông, của các anh hùng nghĩa sĩ, liệt sĩ và công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta" - Chủ tịch nước phát biểu.

Dưới lá cờ đỏ sao vàng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hứa trước Quốc hội và đồng bào sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trọn vẹn đầy đủ mọi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa và truyền thống thiêng liêng của dân tộc, vì sự phát triển lớn mạnh, toàn diện và bền vững của đất nước ta.

Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong đó có đội ngũ trí thức. Tiếp tục cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, quan tâm thường xuyên, sâu sắc hiệu quả đối với việc xây dựng QĐND, CAND cách mạng chính quy, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Luôn giữ gìn cuộc sống bình an cho nhân dân và sẵn sàng bảo vệ vững chắc nền hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.

Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại

Chủ tịch nước bày tỏ niềm xúc động khi được tín nhiệm của đồng bào, cử tri của hai huyện là cái nôi của cách mạng miền Nam gồm Hóc Môn và Củ Chi bầu làm ĐBQH khóa XV thuộc đoàn TP.HCM.

Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi

Là ĐBQH, trên cương vị Chủ tịch nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hứa nỗ lực cùng Quốc hội, Chính phủ, hệ thống chính trị theo sát việc thực hiện, tầm nhìn, đường lối, chiến lược phát triển toàn diện đất nước với tinh thần "không để người dân nào bị bỏ lại phía sau", đặc biệt là ở địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Trong bất kỳ trọng trách nào mà Đảng, Quốc hội và nhân dân đã giao phó, Chủ tịch nước sẽ luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, tích cực lắng nghe, phát huy dân chủ, bám sát thực tiễn, kiên định ý Đảng lòng dân, coi đó là sức mạnh để đưa đất nước tiến về phía trước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho hay, kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay, nhiệm kỳ 5 năm 2016-2021 có nhiều thử thách khắc nghiệt từ thảm họa môi trường Formosa, hạn mặt thế kỷ Tây Nam Bộ, thiên tai bão lũ dồn dập đến các căng thẳng thương mại địa chính trị khu vực và quốc tế, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu.

Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

5 năm qua là thời gian hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được tôi luyện, trưởng thành thêm về bản lĩnh chính trị, quyết tâm luôn không ngừng nuôi dưỡng tầm nhìn, khát vọng về một Việt Nam phát triển hùng cường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

5 năm qua, dù khó khăn hay thuận lợi, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến công nhân, nông dân, nông nghiệp, nông thôn, người nghèo, gia đình chính sách, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số và người yếu thế trong xã hội.

Chủ tịch nước thông tin, giai đoạn 2016 - 2021, chúng ta dành nhiều nguồn lực, chủ động xúc tiến đầu tư chiến lược cả trong và ngoài nước vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, phát triển bền vững của đất nước trong đó có nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa phương nghèo, địa phương ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

Trong ban hành chính sách và chỉ đạo điều hành,đã luôn chú trọng tăng trưởng bền vững và phát triển hài hòa trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong một nhiệm kỳ, mặc dù  còn những hạn chế, bất cập, chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP cùng với hơn 8 triệu việc làm, chưa bao gồm các  việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức, bảo đảm sinh kế, cơm ăn, áo mặc, y tế cho nhân dân, đặc biệt cho người nghèo trên khắp cả nước.

Đại dịch Covid-19 có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và nền kinh tế thế giới, xét trên nhiều phương diện là nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, trong gian khó, niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế và quyết tâm chính trị của chúng ta, bản chất của chế độ ta lại một lần nữa tỏa sáng.

Trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư với khả năng lây lan mạnh bởi biến thể Delta, Chủ tịch nước bày tỏ niềm tin vào sức mạnh Diên Hồng của dân tộc, sức mạnh đoàn kết vô địch của nhân dân, niềm tin vào quyết tâm của Chính phủ về một Việt Nam quyết thắng trong đẩy lùi, kiểm soát đại dịch Covid-19 để Việt Nam tiếp tục làm nên những mốc son phát triển mới, như Bác Hồ đã dạy là “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công".

Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi
Chủ tịch nước phát biểu nhậm chức.

Chủ tịch nước cũng bày tỏ lòng biết ơn với đội ngũ y tế, lực lượng vũ trang, các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương trên khắp cả nước đã ngày đêm tận tụy, hy sinh cho công tác phòng chống dịch vì an toàn, sức khỏe của nhân dân.

Ông cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của bạn bè quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài.

Chủ tịch nước đặc biệt bày tỏ niềm tự hào sâu sắc vì sự nhân ái, bền bỉ và kiên cường trong gian nan thử thách của đồng bào ta, dù khó khăn vất vả vẫn lạc quan để đoàn kết, vượt khó, chiến thắng dịch bệnh.

Truyền thống con rồng cháu tiên và đạo lý “bầu ơi thương lấy bí cùng” , ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi, đem về nhiều vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

Trần Thường - Thu Hằng

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chu-tich-nuoc-y-chi-vuon-len-luon-la-pham-chat-vi-dai-lam-nen-moi-thang-loi-759628.html

..


Hôm nay (26/7), Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sáng nay, Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được đề cử để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trước khi kết thúc phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự để bầu các chức danh trên.

Đầu giờ chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng.

Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết nhân sự.

Thủ tướng Chính phủ sẽ tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước.

Cũng trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH

Sau khi thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách, Quốc hội sẽ bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ tuyên thệ trước cử tri, đồng bào.

Cũng trong hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ và đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Trần Thường

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/hom-nay-quoc-hoi-bau-chu-tich-nuoc-thu-tuong-chinh-phu-759509.html

..

1 nhận xét:

  1. 1.

    Chủ tịch nước: Ý chí vươn lên luôn là phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi
    26/07/2021 09:58 GMT+7

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.