Mấy hôm nay, vào hạ tuần tháng 7, tình hình dịch Cô Vy ở một số nước trở nên nghiệm trọng. Nhật Bản đang tự xem là đợt bùng phát thứ 2, có tới cả gần 1000 người mắc mới trong một ngày. Đặc biệt, giới chuyên môn đã cảnh báo là có nhiều chủng Cô Vy - từ một bệnh nhân, có thể tìm ra nhiều chủng vi-rút.
Tình hình Mĩ cũng cam go. Bạn ở bên Mĩ viết cho đêm qua rằng (23/7/2020), trích nguyên văn: "Mỹ chết gần 150 ngàn rồi ... California đóng cửa tiếp 2 tháng nữa".
Các nước châu Âu cũng đầy quan ngại.
Như vậy là tới hơn cả nửa năm, tình hình Cô Vy vẫn chưa thực sự khả quan.
Đầu tiên đưa một ít tư liệu từ truyền hình Nhật Bản trưa ngày hôm nay (24/7/2020). Chỉ một ít màn hình đã được chụp và thêm lời chú thích đơn giản. Kèm theo là thông tin lấy từ trang tin chuyên dụng của chính phủ Việt Nam ở ngày hôm nay.
Sau đó là cập nhật tình hình các nơi ở phần bổ sung như mọi khi.
Tháng 7 năm 2020,
Giao Blog
Tình hình đến ngày 24/7/2020 (theo ANN - Nhật Bản)
Có tới 981 người bị nhiễm (toàn quốc Nhật Bản) chỉ trong một ngày 23/7/2020 |
Các nơi đạt con số cao nhất từ trước đến nay có: Tokyo, Saitama, Aichi, Fukuoka,... |
Riêng ở Tokyo, trong số 366 người bị nhiễm (trong ngày 23/7), thì có tới 225 người không rõ đường lây truyền |
Tình trạng của Braxin thì thật hoảng: chỉ một ngày có tới 67.000 người bị nhiễm (hiện nước này có tới hơn 2,2 triệu người nhiễm; số người tử vong lên tới hơn 82.000) |
Nước bên cạnh là Ác-hen-ti-na cũng ở tình trạng báo động: một ngày có tới gần 6.000 người nhiễm mới |
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh (hạ tuần tháng 7/2020) : bùng phát đợt 2 và đợt 3 của Cô Vy
- Hãng xe buýt của quê hương đã phải đóng cửa, bởi Covid 19
- Hãng xe buýt của quê hương đã phải đóng cửa, bởi Covid 19
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : thuyết đại âm mưu đang trở lại
- Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy
- Văn nghệ Thứ Bảy : giờ này, ở khu phố vốn sấm uất nhất Quảng Châu
- Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy
- Văn nghệ Thứ Bảy : giờ này, ở khu phố vốn sấm uất nhất Quảng Châu
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : sau đổ lỗi nhau về âm mưu, là sự thấu hiểu và nỗ lực chung
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng (2)
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng (2)
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng
- Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh
---
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI QUA BẢN TIN TRƯA NGÀY 24/7
(tính đến 24/7, toàn thế giới có gần 16 triệu người nhiễm, đã tử vong tới hơn 63 vạn người; còn Việt Nam có 412 ca nhiễm, chưa có ai tử vong)
VIỆT NAM
SỐ CA NHIỄM
412
412
ĐANG ĐIỀU TRỊ
47
47
KHỎI
365
365
TỬ VONG
0
0
THẾ GIỚI
TỔNG CA NHIỄM
15.666.840
15.666.840
ĐANG NHIỄM
5.475.161
5.475.161
KHỎI
9.554.890
9.554.890
TỬ VONG
636.789
636.789
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Phó Trưởng ban biên tập thường trực TS.BS. Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế
Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051
Email: banbientap@moh.gov.vn
Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051
Email: banbientap@moh.gov.vn
..
---
BỔ SUNG
17.
(PLVN) - Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko gọi những lời chê bai của các đồng nghiệp nước ngoài về vaccine chống COVID-19 mà Nga vừa đăng ký là "hoàn toàn vô căn cứ".
Bộ trưởng Murashko nhắc rằng nhiều nước đã sử dụng chế độ rút ngắn kiểu này hay kiểu khác để tăng tốc nghiên cứu. "Nhưng vaccine của Nga, tôi nói một lần nữa, là giải pháp đã có đầy đủ kiến thức và dữ liệu lâm sàng nhất định" - ông Murashko nhấn mạnh.
Bộ trưởng Mikhail Murashko tuyên bố Nga có tất cả cơ sở để ứng nghiệm vaccine ngừa Covid-19, vì có đủ dữ liệu cho công việc này. "Nghiên cứu về virus vẫn đang được tiếp nối với nhịp độ xúc tiến tích cực, không chỉ theo dõi bản thân virus mà còn cả các tính năng điều trị bệnh do virus" - ông Murashko cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Tư - 13/8.
Bộ trưởng cho rằng các chuyên gia Nga có đủ dữ liệu để sản xuất loại vaccine như biện pháp phòng chống Covid-19. Theo lời Bộ trưởng, nền tảng phát triển vaccine bao gồm các loại thuốc, một số loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng còn một số loại đã vượt qua thử nghiệm và nhận được chứng chỉ đăng ký.
Vaccine Sputnik V. |
"Nền tảng vaccine này đã được sử dụng để tổng hợp và sản xuất, một phần đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Vaccine này như nền tảng được biết rõ và nghiên cứu sâu. Cả thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu tiền lâm sàng và đăng ký đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt đúng chuẩn mực, đó là con đường thực tế an toàn hơn cả với khối lượng kiến thức cần thiết" - ông Murashko nhấn mạnh
Hôm thứ Ba, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới có chức năng phòng ngừa lây nhiễm coronavirus mới (COVID-19), là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên N.F. Gamaleya cùng với Quỹ Đầu tư Nga trực tiếp phối hợp điều chế. Vaccine mới được đặt tên là Sputnik V, sẽ được sản xuất tại hai cơ sở là Trung tâm Gamaleya và nhà máy Binnopharm.
Trong một cuộc họp báo ngắn, ông Tarik Jasarevic, đại diện chính thức của WHO, cho hay, WHO đang liên hệ với chính quyền Nga. “Chúng tôi đang thảo luận về khả năng cấp chứng chỉ tiền thẩm định (pre-qualification) cho vaccine» - ông Tarik Jasarevic cho biết.
Theo lời vị quan chức WHO, do yêu cầu đảm bảo sự an toàn của chế phẩm, tăng tốc sản xuất vaccine là không nên. Để được cấp phép theo tiêu chuẩn của WHO, vaccine cần trải qua quá trình kiểm nghiệm và đánh giá nghiêm ngặt toàn bộ dữ liệu về tính an toàn và độ hiệu quả của nó trong thử nghiệm lâm sàng, xem đáp ứng tiêu chuẩn ở tầm quốc tế như thế nào.
16.
08:15 11/08/2020
Ngày 11/8 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Hãng thông tấn Tass và các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin, ngày 11/8, Tổng thống nước này Vladimir Putin tuyên bố Bộ Y tế Nga đã chính thức cấp phép cho loại vaccine đầu tiên trên thế giới để phòng dịch bệnh COVID-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Qua đó, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trình làng một loại vaccine phòng bệnh COVID-19.
Theo nguồn tin trên, đây là loại vaccine do Viện Gamaleya ở Moskva nghiên cứu phát triển cùng với Bộ Quốc phòng Nga. Tổng thống Putin tuyên bố vaccine này đã nhận được giấy phép của Bộ Y tế Nga. Nhà lãnh đạo Nga đồng thời cho biết con gái ông đã trở thành một trong những người đầu tiên tiêm vaccine này.
Tổng thống Putin cho biết thêm ông hy vọng sẽ sớm tiến hành tiêm phòng COVID-19 toàn dân.
Hãng tin Interfax cho biết các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành từ ngày 18/6 và tất cả 38 tình nguyện viên đều đã xuất hiện miễn dịch, dấu hiệu cho thấy vaccine hoạt động hiệu quả. Nhóm tình nguyện đầu tiên cũng đã xuất viện ngày 15/7 và nhóm thứ hai vào ngày 20/7.
Phát biểu tại một cuộc họp chính phủ cùng ngày, Tổng thống Putin yêu cầu Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko thường xuyên báo cáo thông tin liên quan tới loại vaccine này. Nhà lãnh đạo Nga biểu dương tất cả những người đã nỗ lực làm việc trong suốt quá trình nghiên cứu loại vaccine COVID-19 đầu tiên trên toàn cầu này. Ông đánh giá “đó là một bước tiến vô cùng quan trọng đối với thế giới”.
Phát biểu trước báo giới, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova nói rằng vaccine mới này sẽ được tiêm cho các nhân viên y tế từ tháng 9 tới và việc tiêm đại trà cho người dân có thể sẽ bắt đầu từ tháng 1/2021.
Trong khi đó, tập đoàn Sistema tuyên bố Nhà máy Binnopharm của tập đoàn này có thể sản xuất được 1,5 triệu liều vaccine COVID-19/năm và tập đoàn sẽ không gặp nhiều trở ngại trong việc sản xuất vaccine qui mô lớn.
Bộ Y tế Nga cho hay loại vaccine COVID-19 này sẽ được tiêm làm 2 đợt và có hiệu quả lâu dài.
Thanh Tuấn/Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/the-gioi/tong-thong-nga-putin-cong-bo-vaccine-covid19-dau-tien-cua-the-gioi-20200811155050635.htm
15.
Dân trí
Một chuyên gia y tế công cộng nói rằng thành phố Stockholm, Thụy Điển có thể đã gần đạt được miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19.
Anna Mia Ekstrom, một bác sĩ lâm sàng và giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại viện Karolinska (Thụy Điển), đã chỉ ra sự sụt giảm số ca bệnh nặng và tử vong kể từ đỉnh dịch hồi giữa tháng 4, đặc biệt ở Stockholm.
Trước đó, thủ đô của Thụy Điển là vùng dịch lớn nhất cả nước do các gia đình mang mầm bệnh từ các kỳ nghỉ đông tại các quốc gia như Italia, Tây Ban Nha... về nước.
Bà Ekstrom tin rằng Stockholm hiện đang có dấu hiệu gần đạt được miễn dịch cộng đồng.
“Chưa hẳn là miễn dịch cộng đồng, nhưng mức độ miễn dịch đã gia tăng nhanh chóng”, bà Ekstrom nhận định. Bà cũng cho rằng biện pháp phong tỏa ngắn hạn có thể có hiệu quả nhưng không bền vững như cách tiếp cận khác biệt mà Thụy Điển đã chọn lựa.
Theo chuyên gia Ekstrom, các bệnh viện về bệnh truyền nhiễm ở Stockholm giờ còn khoảng 2-3 bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực.
Khởi phát từ cuối năm ngoái, chỉ sau vài tháng, Covid-19 đã trở thành một trong những đại dịch nghiêm trọng của nhân loại khi 19,8 triệu người đã mắc bệnh, hơn 729.000 người đã tử vong trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh đó, Thụy Điển đã thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông toàn cầu khi họ chống dịch theo phương pháp không đi theo số đông. Thay vì phong tỏa, Thụy Điển cho phép trường học, nhà hàng, phòng gym, cửa hiệu được mở cửa và họ chống dịch dựa vào niềm tin rằng người dân sẽ có ý thức tự thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng dịch.
Cách tiếp cận trên đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất là khi so sánh với các quốc gia láng giềng Bắc Âu, Thụy Điển có số ca tử vong cao gấp nhiều lần. Với khoảng 10 triệu dân, Thụy Điển cũng trở thành một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì dịch cao nhất thế giới. Nền kinh tế nước này cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh.
Quan điểm của các chuyên gia y tế công cộng Thụy Điển rằng cuộc chiến chống lại bệnh dịch tồi tệ này là “một cuộc chạy đường dài marathon, không phải chạy nước rút”.
Thụy Điển cũng đang chứng kiến những số liệu thống kê về ca Covid-19 giảm mạnh trong thời gian qua.
Nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển Anders Tegnell, kiến trúc sư đứng sau chiến lược chống dịch của quốc gia Bắc Âu, từng nhận định rằng cách tiếp cận với dịch của nước này là hiệu quả. Trước đó, ông Tegnell từng nhận định rằng số ca tử vong của họ ở mức cao so với dân số do họ làm chưa tốt nỗ lực ngăn dịch ở các nhà dưỡng lão và đây là điều khiến họ hối tiếc.
Thụy Điển hiện có 82.323 ca Covid-19 và 5.763 người tử vong vì dịch, theo thống kê của Worldometers.
Đức Hoàng
Theo Dailymail
https://dantri.com.vn/the-gioi/chuyen-gia-thu-do-thuy-dien-gan-dat-mien-dich-cong-dong-voi-covid-19-20200809100529508.htm
14.
Lịch trình của giám đốc người Nhật dương tính COVID-19
(PLO)- Giám đốc một công ty tại Lâm Đồng về nước được test nhanh tại sân bay Nhật Bản cho thấy dương tính với COVID-19.
Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 huyện Lạc Dương ngày 1-8 cho thấy, vào lúc 11 giờ 20 cùng ngày, nhận được tin báo về một trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Hokkaido Lotus địa chỉ ở xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương.
Người được xác định nhiễm Covid-19 là một lãnh đạo công ty nói trên.
Từ ngày 24-12-2019 ông này về Nhật Bản đến ngày 9-1 quay về Việt Nam. Ngày 17-7, ông đi từ Đà Lạt xuống sân bay Liên Khương đến TP Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN-7385 vào lúc 10h30 phút cùng ngày. Xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 11h30 phút.
Từ sân bay ông đến nhà hàng CoCo Ichibanya số 13 Lý Tự Trọng để ăn trưa. Sau đó đến công ty Lotus số 9-9A Nơ Trang Long để gặp đồng nghiệp vào lúc 13h30 phút.
Sau đó ông đến cửa hàng tiện ích Farmers Market Hoàng Hoa Thám để thăm khách hàng. Đến công ty Fami số 46-52 đường B4, SaLa, quận 2, TP.HCM. Đến cửa hàng tiện ích Nam An Market thủy điển số 21 Thảo Điền quận 2. Sau đó đến Khách sạn River Gate Residence sổ 155 bến Vân Đồn, quận 4. Đến 18h cùng ngày, người đàn ông này đến khu phố đi bộ Bùi Viện (Chiyoda Sushi). Sau đó về khách sạn Bến Vân Đồn.
Ngày 18-7, 9 giờ, ông từ khách sạn đến Basilico café 39 Lê Duẩn, quận 1, đến cửa hàng tiện ích Nam An Market Nguyễn Văn Trỗi, đến siêu thị Aeon Tân Phú. Sau đó ăn trưa tại Deokhi và về khách sạn Bến Vân Đồn vào lúc 12-14 giờ. Tổi lịch trình riêng không rõ.
Ngày 19-7, ông bay từ Thành phố Hồ Chí Minh về Đà Lạt vào lúc 17h30 phút trên chuyến bay BL352. Ở lại tại khách sạn Anada sổ 27/2 Phú Đông Thiên Vương, P8, Đà Lạt. Từ ngày 20-7 đến ngày 28-7,ông từ khách sạn Anada vào lại Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Hokkaido Lotus. Từ Công ty đến cửa hàng bán đặc sản Đà Lạt (Ngon Lạ Đà Lạt ) để giao dâu. Từ quán Ngon Lạ Đà Lạt đến công ty vận chuyển Konoike số 18 Xô Viết Nghệ Tĩnh rồi về khách sạn Anada.
Ngày 21-7, người này đi siêu thị BigC- Đà Lạt, hàng ngày từ khách sạn vào công ty đi làm và tự nấu ăn ở nhà.
Ngày 29-7, ông từ Công ty đến đơn vị vận chuyển Sagawa đường An Bình, P4, Đà Lạt, rồi đến nhà số 41 Hoàng Diệu lấy đồ. Sau đó đến tiệm ảnh Kodak khu hòa bình phường 1. Sau đó đi chích ngừa thú y cho chó ở đầu đường Nguyễn Văn Trỗi.
Tiếp đó đến F-Coffee số 386/10A Phan Đình Phùng, P3, Đà Lạt để ăn trưa và uống cà phê. 15 giờ 30 phút cùng ngày đi từ công ty đến công ty vận chuyển Konoike số 18 Xô Viết Nghệ Tĩnh, sau đó mua đồ ăn tại Jollibee (tại ngã 5 đại học) rồi về khách sạn.
Ngày 30-7, ông từ khách sạn đến công ty và từ công ty về Đà Lạt đi ăn tối và đi cắt tóc trên đường Bùi Thị Xuân nhưng không rõ địa chỉ. Ngày 31-7, ông từ Đà Lạt về Thành phố Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN7385. Sau đó từ Thành phố Hồ Chí Minh về Tokyo ( Không rõ chuyến bay).
Vào lúc 11h20 phút ngày 1-8, Ông Masahiro Nakajima nhắn tin cho quản lý công ty với nội dung: Tại sân bay Narita Nhật Bản được kiểm tra Covid-19 bằng phương pháp (Test High Standard) và phát hiện dương tính Covid-19. Hiện tại ông đang được cách ly tại khách sạn ở Nhật Bản.
13.
Việt Nam có thêm 1 ca nhiễm COVID-19 tử vong
(PLO)- Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm COVID-19 tử vong.
Tối 31-7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin cho biết về trường hợp bệnh nhân số 437 tử vong.
Cụ thể, bệnh nhân nam, N.H.L, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 (ngày 27-7).
Ngày 23-6, bệnh nhân khó thở được chuyển vào viện Khoa nội - tiết niệu với chẩn đoán suy bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo chu kì 7 năm, tăng huyết áp, gout, rung nhĩ, suy tim, phù phổi cấp.
Từ ngày 9-7, bệnh nhân sốt cao liên tục.
Đến ngày 17-7, bệnh nhân suy hô hấp, chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.
Đến ngày 27-7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Ngày 29-7 bệnh nhân trụy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, bệnh nhân được làm ECMO.
Bệnh nhân đã được tiểu ban điều trị hội chẩn nhiều lần, đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, tiên lượng tử vong cao. Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tập trung cứu chữa nhưng đã tử vong vào chiều 31-7.
Nguyên nhân tử vong: Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc COVID-19.
12. Ngày 30/7/2020 (theo báo Sức khỏe và Đời sống)
COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, 215 quốc gia/ vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.
Cập nhật lúc 15h00 ngày 30-7-2020:
*Thế giới: 17.201.277 người mắc; 670.454 người tử vong
5 nước có ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới:
1. Mỹ: 4.568.037 người mắc; 153.840 người tử vong
2. Brazil: 2.555.518 người mắc; 90.188 người tử vong
3. Ấn Độ: 1.584.384 người mắc; 35.003 người tử vong
4. Nga: 828.990 người mắc; 13.673 người tử vong
5. Nam Phi: 471.123 người mắc; 7.497 người tử vong
*Việt Nam: 459 người mắc, 0 tử vong.
Đến 6h00 ngày 30/7, ghi nhận 9 ca mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 369 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
- 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
- 353 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 28/7) được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm:BN17, BN18, BN19, BN20, BN21, BN22, BN23, BN24, BN25, BN26, BN27, BN28, BN29, BN30, BN31, BN32, BN33, BN34, BN35, BN36, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN44, BN45, BN46, BN47, BN48, BN49, BN50, BN51, BN52, BN53, BN54, BN55, BN56, BN57, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN65, BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN72, BN73, BN74, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN80, BN81, BN82, BN83, BN84, BN85, BN86, BN87, BN88, BN89, BN90, BN91, BN92, BN93, BN94, BN95, BN96, BN97, BN98, BN99, BN100, BN101, BN102, BN103, BN104, BN105, BN106, BN107, BN108, BN109, BN110, BN111, BN112, BN113, BN114, BN115, BN116, BN117, BN118, BN119, BN120, BN121, BN122, BN123, BN125, BN126, BN128, BN129, BN130, BN131, BN132, BN133, BN134, BN135, BN136, BN137, BN138, BN139, BN140, BN141, BN142, BN143, BN144, BN145, BN146, BN147, BN148, BN149, BN150, BN151, BN152, BN153, BN154, BN155, BN156, BN157, BN159, BN160, BN161, BN162, BN163, BN164, BN165, BN166, BN167, BN168, BN169, BN170, BN171, BN172, BN173, BN174, BN175, BN176, BN177, BN178, BN179, BN180, BN181, BN182, BN183, BN184, BN185, BN186, BN187, BN188, BN189, BN190, BN191, BN192, BN193, BN194, BN195, BN196, BN197, BN198, BN199, BN200, BN201, BN202, BN203, BN204, BN205, BN206, BN207, BN208, BN209, BN210, BN211, BN212, BN213, BN214, BN215, BN216, BN217, BN218, BN219, BN220, BN221, BN222, BN223, BN224, BN225, BN226, BN227, BN228, BN229, BN230, BN231, BN232, BN233, BN234, BN235, BN236, BN237, BN238, BN239, BN240, BN241, BN242, BN243, BN244, BN245, BN246, BN247, BN248, BN249, BN250, BN251, BN252, BN253, BN254, BN255, BN256, BN257, BN258, BN259, BN260, BN261, BN262, BN263, BN264, BN265, BN266, BN267, BN268, BN269, BN270, BN271, BN272, BN273, BN274, BN275, BN276, BN277, BN278, BN279, BN280, BN281, BN282, BN283, BN284, BN285, BN286, BN287, BN288, BN289, BN290, BN292, BN293, BN294, BN295, BN296, BN297, BN98, BN299, BN300, BN301, BN302, BN303, BN304, BN305, BN306, BN307, BN308, BN309, BN310, BN311, BN312, BN313, BN314, BN315, BN317, BN318, BN319, BN320, BN321, BN322, BN323, BN324, BN325, BN326, BN327, BN329, BN330, BN331, BN332, BN333, BN334, BN335, BN336, BN338, BN339, BN340, BN341, BN342, BN343, BN345, BN344, BN346, BN347, BN348, BN349, BN350, BN351, BN352, BN353, BN354, BN355, BN357, BN358, BN360, BN361, BN362, BN363, BN365, BN366, BN367, BN368, BN369, BN371, BN372, BN373.
11.
Dân trí
Theo Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, hiện số người là F1,F2 tiếp xúc 3 ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng là rất lớn, với khoảng hơn 10 nghìn người. Trong khi đó, số mẫu lấy xét nghiệm mới được 3000 người.
Nhiều nguồn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng
Tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra sáng 27/7, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay, 3 ca bệnh ở Đà Nẵng gồm 416, 418 và 420 đều chưa truy xuất được nguồn gốc lây nhiễm, các ca này đều có sự độc lập tương đối. Qua kiểm tra chưa thấy có điểm chung giữa 3 ca bệnh.
"Chính vì vậy, có sự lo lắng là nguồn lây bệnh trong cộng đồng có nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, có khả năng trong cộng đồng còn nhiều người nhiễm bệnh, mang mầm bệnh mà chúng ta chưa phát hiện"- ông Thơ nhận định.
Theo ông Thơ, Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội và lúc này cần thiết nâng cấp độ lên thành cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Theo đó, người dân chỉ được phép đi ra khỏi nhà để mua các nhu yếu phẩm cần thiết, lương thực, thực phẩm, thuốc men; không được tụ tập ở cộng đồng quá 2 người.
Chủ tịch TP Đà Nẵng cũng đề xuất, Đà Nẵng hiện cần sự trợ giúp từ Chính phủ và các bộ ngành, cụ thể là cần lực lượng để tập trung rà soát, cách ly F1, F2.
Hiện nay, số lượng cần cách ly ở Đà Nẵng rất lớn, chỉ riêng tại 2 bệnh viện gồm Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng đã là hơn 8.000 trường hợp.
"Đó là chưa tính con số ngoài cộng đồng còn rất đông, dự kiến có khoảng 10.000 người là F1, F2 tiếp xúc các ca bệnh", ông Thơ nói.
Theo ông Thơ, những khu vực có nguy cơ cao, khu vực có người nước ngoài, người Trung Quốc và các hoạt động mà những bệnh nhân đã đến cũng rất nhiều. Chính vì thế Đà Nẵng phải khẩn trương tăng cường việc xét nghiệm để phát hiện ra những người có bệnh.
"Việc xét nghiệm vừa để tìm kháng nguyên, vừa tìm kháng thể để có đánh giá chung về tình hình dịch. Hiện nay việc xét nghiệm còn rất khiêm tốn, mới được 3.000 người" ông Thơ nói và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các trung tâm y tế lớn hỗ trợ Đà Nẵng trong việc tiến hành xét nghiệm.
Theo ông Thơ, việc xét nghiệm để có thể kiểm soát được, đánh giá bức tranh và tình trạng lây nhiễm trong cả cộng đồng. Ông thơ cũng đề nghị Bộ Y tế lập các trạm xét nghiệm di động để rút ngắn thời gian nhằm đưa ra các phương án.
4 đội tinh nhuệ nhất chi viện cho Đà Nẵng
Tại cuộc họp này, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã cử 4 đội tinh nhuệ nhất vào hỗ trợ Đà Nẵng.
Đội thứ nhất là Đội giám sát cách ly do GS. Trần Như Dương, là người trực tiếp đến các ổ dịch của Việt Nam từ Sơn Lôi, Hạ Lôi… và tất cả đều cách ly thành công.
Đội thứ 2 là Đội xét nghiệm do PGS. Lê Thị Quỳnh Mai, là một trong những người xét nghiệm ra virus Covid-19 tại Việt Nam.
Đội thứ là Đội điều trị, huy động tốp điều trị từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra đều trị cho các bệnh nhân nặng của Đà Nẵng.
Đội thứ 4 là Bệnh viện Bạch Mai do Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vào trực tiếp hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng về vấn đề phong tỏa.
Những ngày qua, các đội đã có mặt để hỗ trợ Đà Nẵng.
“Như vậy, Bộ Y tế đã tung tất cả các lực lượng tinh nhuệ nhất để hỗ trợ địa phương”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Tâm An - Khánh Hồng
10.
COVID-19 thế giới lúc này: Nóng ran
(PLO)- COVID-19 thế giới chưa hề có dấu hiệu giảm mà còn diễn biến nóng đáng sợ.
Toàn cầu hiện có gần 16.419.000 ca nhiễm trong đó hơn 10.047.000 người đã hồi phục và 652.256 người chết. Trong số hơn 5.719.000 ca hiện còn bị nhiễm thì có hơn 5.653.000 ca thuộc dạng nhẹ, nhưng cũng có tới gần 66.300 ca đang nguy kịch.
Mỹ: Mỗi ngày gần 67.000 ca nhiễm, hơn 1.000 người chết
Mỹ vẫn là điểm nóng COVID-19 nguy hiểm nhất toàn cầu với 66.665 ca nhiễm mới chỉ trong ngày 25-7. Liên tục trong bốn ngày Mỹ chứng kiến hơn 1.000 người chết mỗi ngày.
Hiện Mỹ đã gần 4.372.000 ca nhiễm trong đó gần 150.000 người chết tính tới ngày 26-7. Trung bình cứ 79 người nhiễm có một người chết. Theo đài CNN, các nhà nghiên cứu dự đoán Mỹ sẽ có tới 175.000 người chết vì COVID-19 thời điểm ngày 15-8.
Bên trong Mỹ, điểm nóng nhất hiện tại không còn là bang New York như mấy tháng trước mà là bang Florida. Florida giờ là bang có tổng số ca nhiễm nhiều thứ hai nước Mỹ - gần 424.000, chỉ sau bang California – gần 448.500 ca. New York đứng thứ ba với gần 416.000 ca.
Dù tổng số ca nhiễm vẫn chưa bằng California nhưng tình hình Florida lại bị đánh giá nguy hiểm hơn vì số lượng nhiễm mới mỗi ngày ở bang này thuộc hàng cao nhất nước.
Xếp hàng chờ được xét nghiệm COVID-19 ở TP Miami Beach, bang Florida (Mỹ). Ảnh: Joe Raedle/GETTY IMAGES
Trung bình trong tháng 7 này mỗi ngày Florida có thêm hơn 10.000 ca nhiễm mới. Con số này ở California là 8.300, New York là 700 ca.
Dù nhiễm đã giảm nhưng New York vẫn là bang có nhiều người chết vì COVID-19 nhất, tới gần 33.000 người. Đứng thứ hai là bang New Jersey với gần 15.900 người. Kế đó là bang Massachusetts (8.529), California (8.453), Illinois (7.590), Pennsylvania (7.190), Michigan (6.400). Bang Florida tứng vị trí thứ tám với 5.855 người chết.
Dù tình hình dịch ngày càng nghiêm trọng nhưng Thống đốc Florida – ông Ron DeSantis vẫn nhắc lại là sẽ không ra quy định buộc đeo khẩu trang, đồng thời trường học phải mở cửa lại vào tháng 8 tới.
Trong khi đó tại New York, dù dịch đã dần được kiểm soát nhưng chính quyền bang vẫn duy trì yêu cầu đeo khẩu trang, đóng cửa các cửa hàng, nhà hàng.
Về chính phủ trung ương, Tổng thống Donald Trump vẫn thúc giục mở cửa lại trường học vào học kỳ tới này, dù rất nhiều giáo viên và phụ huynh lo ngại cho sức khỏe học sinh.
Mỹ Latinh: Chiếm hơn ¼ tổng ca nhiễm toàn cầu
Khu vực Mỹ Latinh có tổng cộng hơn 4.327.000 ca nhiễm. Brazil – nước có dịch nặng thứ hai thế giới sau Mỹ - có tới 51.147 ca nhiễm mới trong ngày 25-7, có giảm so với 55.891 ca ngày trước đó. Hiện tổng ca nhiễm ở nước này là gần 2.420.000 trong đó hơn 87.000 người chết. Mexico, Peru, Chile nằm trong số các nước Mỹ Latinh có dịch nặng nhất.
Tại châu Âu, Đức ghi nhận tới 742 ca nhiễm mới trong ngày 25-7, mức tăng nhiễm cao nhất một ngày trong một tháng qua.
Tại châu Phi, tổng số ca nhiễm ở châu lục này đã hơn 800.000, trong đó hơn một nửa là ở Nam Phi.
Ấn Độ: Liên tục xấu
Ấn Độ là nước có dịch nặng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil. Tính đến thời điểm này Ấn Độ đã có hơn 1.436.000 ca nhiễm trong đó gần 33.000 người chết. Chỉ trong ngày 26-7 Ấn Độ ghi nhận tới 48.661 ca nhiễm mới.
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại TP Delhi bao gồm thủ đô New Delhi, theo thông tin từ đài CNN. Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia Ấn Độ thực hiện cho thấy cứ bốn người dân Delhi thì có gần một người nhiễm.
Ấn Độ đã không thể kiềm chế được dịch dù thực hiện phong tỏa toàn quốc từ rất sớm – từ ngày 25-3 khi quốc gia này mới có 519 ca nhiễm trong đó 10 người chết.
Thời điểm các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ phần lớn vào ngày 30-5, Ấn Độ có hơn 180.000 ca nhiễm, và đà nhiễm liên tục tăng.
Iran đã quá mệt vì COVID-19
Tại châu Á, ngày 26-7 Iran có tới 216 người chết vì COVID-19, đưa tổng số ca tử vong của nước này lên 15.700, theo số liệu Bộ Y tế nước này công bố. Iran cũng có tới 2.333 ca nhiễm mới trong ngày 26-7, đưa tổng số ca nhiễm lên 291.172. Iran hiện vẫn là điểm dịch nguy hiểm nhất ở Trung Đông.
Bộ Y tế Iran đã phải kêu gọi công dân tuân thủ chặt quy trình phòng chống dịch để giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ y tế vốn đã kiệt sức vì COVID-19. Tính tới đầu tháng 7 đã có 5.000 nhân viên y tế Iran nhiễm COVID-19 và 140 người trong đó không qua khỏi.
Hàn Quốc tính chuyện thu tiền chữa trị người nước ngoài
Hàn Quốc – một điểm nóng dịch của châu Á thời gian đầu - tính tới thời điểm ngày 27-7 đã có hơn 14.000 ca nhiễm, trong đó 299 người chết. Dù dịch có dịu hơn mấy tháng trước nhưng tình hình nhiễm mới ở Hàn Quốc vẫn còn đáng ngại. Trong ngày 26-7 Hàn Quốc có tới 58 ca nhiễm mới.
Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 26-7, chính phủ Hàn Quốc quyết định sẽ điều chỉnh quy định để yêu cầu bệnh nhân người nước ngoài phải chịu chi phí chữa trị, trong bối cảnh lượng người nước ngoài ở Hàn Quốc bị nhiễm ngày càng nhiều. Theo quy định hiện tại thì cho phí nhập viện và điều trị đều do chính phủ Hàn Quốc choàng gánh, không kể bệnh nhân là người nước nào.
Theo Bộ trưởng Y tế Park Neung-hoo, chuyện thu phí điều trị người nước ngoài sẽ tính theo từng trường hợp, dựa theo nguyên tắc có qua có lại trong quan hệ ngoại giao với nước đó. Chẳng hạn Hàn Quốc sẽ thu phí điều trị với công dân nước có thu phí từ người Hàn Quốc bị nhiễm.
Quyết định này đến một ngày sau khi số ca nhiễm mới trong một ngày của Hàn Quốc lên mức cao nhất trong gần bốn tháng (113 ca trong ngày 25-7, trong đó 34 ca là các thủy thủ trên một con tàu mang cờ Nga đậu ở cảng Busan). Qua ngày 26-7 lại có thêm hai thủy thủ Nga nữa bị xác nhận nhiễm.
Ông Park cũng nói chính phủ định sẽ thu phí nhập viện, thuốc thang với công dân Hàn Quốc. Phí xét nghiệm được miễn với cả người Hàn Quốc và người nước ngoài.
Hàn Quốc cũng dự tính sẽ hỗ trợ tài chính cho công dân mình ở nước ngoài bị nhiễm và phải chữa trị COVID-19.
Triều Tiên khó thoát dịch
Tại Triều Tiên – đất nước tưởng như miễn nhiễm với đại dịch, ngày 25-7, lãnh đạo Kim Jong-un đã phải họp khẩn Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên và ban hành “hệ thống khẩn cấp tối đa” chống COVID-19, sau khi một người từng bỏ sang Hàn Quốc quay trở về với các triệu chứng nhiễm.
Ông Kim cho biết ông đã thực hiện biện pháp phòng ngừa là phong tỏa hoàn toàn TP biên giới Kaesong, nơi người này trở về Triều Tiên sau ba năm bỏ sang Hàn Quốc, theo hãng thông tấn trung ương KCNA. KCNA cho biết trường hợp nghi nhiễm này đang được cách ly và theo dõi chặt.
Phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Y tế công cộng O Chun-bok thừa nhận sáu tháng qua với nhiều biện pháp khẩn cấp thực hiện khắp cả nước đã không bảo đảm ngăn chặn được cuộc khủng hoảng nguy hiểm tràn qua biên giới.
KCNA cũng cho biết Ủy ban Quân sự Trung ương sẽ trừng phạt nặng và có các biện pháp cần thiết sau khi điều tra rõ ràng đơn vị quân sự chịu trách nhiệm để xảy ra lổ hổng an ninh dẫn đến trường hợp người từ Hàn Quốc lọt sang.
Trung Quốc tiếp tục xuất hiện ổ dịch nguy hiểm
Tại Trung Quốc – nơi đầu tiên bùng phát dịch, ngày 26-7, chính quyền Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh thông báo sẽ xét nghiệm toàn bộ sáu triệu dân trong TP do xuất hiện một ổ dịch COVID-19 mới.
Ổ dịch xuất hiện ngày 22-7, bắt đầu từ một người đàn ông 58 tuổi làm việc tại một công ty chế biến thủy sản. Chỉ trong bốn ngày, ổ dịch Đại Liên lây lan tới bảy TP của bốn tỉnh lân cận và hầu hết các trường hợp nhiễm đều liên quan tới nguồn lây từ công ty chế biến thủy sản.
Trong ngày 26-7, Trung Quốc ghi nhận 35 ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm 22 ca ở khu vực phía tây bắc Tân Cương và 13 ca ở tỉnh Liêu Ninh - trong đó có 12 ca ở Đại Liên. Tính tới thời điểm này tổng số ca nhiễm của Trung Quốc là gần 84.000, trong đó 4.634 người chết.
Trong khi đó, theo báo South China Morning Post, làn sóng COVID-19 ở Hong Kong chưa có dấu hiệu dịu đi. Đặc khu này có tới 133 ca nhiễm mới trong ngày 25-7 và 128 ca nhiễm mới trong ngày 26-7, đưa tổng số ca nhiễm ở địa phương này lên 2.633.
(PLO)- Mỹ tăng gấp đôi tiền - lên tới gần một tỉ USD - để đẩy nhanh việc phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
ĐĂNG KHOA
9.
27/07/2020 14:53
TPO - Trung Quốc hôm qua ghi nhận thêm 61 ca mắc COVID-19, mức tăng cao nhất theo ngày kể từ tháng 4. Ổ dịch tại 3 vùng riêng biệt đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một làn sóng mới ở nước này.
Trong số các ca mới mắc, 41 người đươc phát hiện ở vùng Tây Cương xa xôi, nơi một ổ dịch bất ngờ xuất hiện ở thủ phủ Duy Ngô Nhĩ xuất hiện từ giữa tháng 7.
14 ca mắc nội địa được phát hiện ở tỉnh Liêu Ninh ở vùng đông bắc, nơi một ổ dịch mới xuất hiện ở TP Đại Liên từ tuần trước.
2 ca mắc nội địa nữa được phát hiện ở tỉnh Cát Lâm, gần biên giới Triều Tiên, từ cuối tháng 5. Bốn ca mắc còn lại là từ nước ngoài về, theo thông báo của Ủy ban Y tế quốc gia đưa ra hôm nay.
Số lượng bệnh nhân ghi nhận trong ngày 26/7 là mức tăng cao nhất theo ngày kể từ hôm 14/4, thời điểm ghi nhận 89 ca bệnh, nhưng chủ yếu từ nước ngoài vào.
Trung Quốc hôm nay còn báo cáo 44 ca bệnh không có triệu chứng. Giới chức nước này đã triển khai xét nghiệm cho hàng trăm nghìn người ở thành phố cảng Đại Liên.
Đợt xét nghiệm ồ ạt thứ hai cũng được triển khai ở Duy Ngô Nhĩ hôm 26/7 để kiểm tra lại những người có kết quả âm tính trong lần xét nghiệm tháng trước, Thời báo hoàn cầu đưa tin. Cho đến nay đã có hơn 2,3 triệu trong tổng số 3,5 triệu người ở thành phố này được xét nghiệm.
Nhiều khu dân cư ở Đại Liên và Duy Ngô Nhĩ đã bị phong tỏa. Giới chức tuyên bố áp dụng “cơ chế thời chiến” để chống dịch bệnh.
Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc gây ra ổ bệnh ở Tân Cương, cho đến nay đã có tổng số 178 người mắc.
Ổ dịch ở Cát Lâm được thông báo chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đến tỉnh này vào tuần trước.
Trung Quốc đến nay đã có 83.891 ca bệnh và 4.634 trường hợp tử vong được xác nhận.
Trong khi đó, Singapore hôm qua có thêm 481 ca mới, trong đó có 5 trường hợp ở cộng đồng, nâng tổng số người mắc COVID-19 ở nước này lên 50.369.
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm nay báo cáo thêm 131 ca bệnh, sau khi ghi nhận hơn 200 trường hợp trong 6 ngày liên tục.
Tình trạng số bệnh nhân tăng cao khiến chính phủ Nhật Bản phải yêu cầu các doanh nghiệp bảo đảm 70% nhân viên làm việc ở nhà và không tổ chức tập trung đông người.
Số ca mắc mới ở Hàn Quốc hôm nay xuống dưới 30 sau khi tăng lên mức kỷ lục vào cuối tuần qua. Nhưng nước này vẫn cảnh giác với tình trạng số ca mắc từ nước ngoài vào tăng đều.
Hàn Quốc có thêm 24 bệnh nhân, trong đó có 16 trường hợp từ bên ngoài, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của nước này lên 14.175, theo số liệu từ Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc.
BÌNH GIANG
theo Reuters
8. Ngày 27/7/2020
Khi anh Grabike dừng xe ở đầu hẻm, tôi vội vàng leo lên xe, đọc lại địa chỉ lần nữa rồi giục biker xuất phát. Thấy có vẻ như anh ta đi không đúng đường lắm, tôi chỉ anh đi hướng khác, anh ta nói qua lớp khẩu trang:
- Thích đi đường ni có được không?
Tôi ngạc nhiên nhìn anh (vì cách nói cà khịa này chỉ có ở người quen), rồi nhìn lại lần nữa vào điện thoại. Tài xế là Lê Văn M., một cảm giác ngờ ngợ, rồi tôi cất tiếng hỏi:
- Mi hả M.?
M. là thằng bạn học phổ thông của tôi, trước hắn làm quản lý bộ phận ở một khách sạn, lương đâu tầm chục triệu/tháng. Từ sau đợt dịch đến nay, khách sạn phải đóng cửa, chị chủ thuyết phục M. nghỉ không lương vài tháng, khi nào khách sạn mở cửa trở lại sẽ gọi sau.
Thất nghiệp, cafe mãi cũng chán, vợ lại cằn nhằn, M. chọn cách sử dụng chiếc xe máy của mình chạy Grab kiếm thêm thu nhập. Tôi xuống xe, trả tiền theo giá cước và chỉ dám thêm một khoản nhỏ để làm tròn số, tôi sợ chạm tự ái của thằng bạn.
Những người chọn phương án như M., bạn tôi không ít. Hôm rồi, ngồi cùng nhóm bạn ở khu Vũng Thùng (Đà Nẵng), có cô bé mặc áo Grab ghé vào hỏi đường. Khoảng 15p sau, lại là cô bé ấy, quay lại đúng chỗ bọn tôi đang ngồi và vẫn chưa tìm ra đường.
Nhìn vẻ lơ ngơ của cô bé, bọn tôi đoán được cô chạy xe ôm nghiệp dư. Và dù bọn tôi đã chỉ vẻ thật tận tình, cô em vẫn lóng ngóng đến phát thương. Em không nhiều ưu thế để cạnh tranh trong lĩnh vực này, nhưng có lẽ cũng không còn lựa chọn nào khác.
Sau khi bệnh nhân cuối cùng âm tính ở VN, người ta bắt đầu nâng ly chúc tụng nhau về thành tựu vĩ đại, về một chiến thắng không tưởng đối với dịch bệnh.
Chống dịch như chống giặc, thắng dịch cũng như là ta thắng giặc. Có lẽ người ta thích sự vẻ vang ấy nên tìm cách tô vẽ nó thêm phần lung linh, hoành tráng.
Trong một phút cao hứng, thủ tướng VN tuyên bố: "Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi, nó sẽ về Việt Nam"
Ít ngày sau, một nguyên thủ khác là ông Vũ Đức Đam cũng hào hứng: "Cuộc sống người Việt Nam ta hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước".
Tuy nhiên, chẳng có ai đứng ra tuyên bố khi nào dịch bệnh sẽ chấm dứt.
Cũng tại thời điểm đó, một vài doanh nghiệp mà tôi biết trong ngành lữ hành, dịch vụ du lịch đã phải sa thải nhân viên, đóng cửa công ty vì thu bằng không. Song song với đó, hàng loạt nhà hàng, khách sạn ở Đà Nẵng phải tắt điện hoàn toàn (theo đúng nghĩa đen) vì doanh thu thậm chí không đủ để trả tiền điện, nước...
Chị L. bạn tôi hôm rồi phải đem sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng để vay lấy vài trăm triệu. Tôi ngạc nhiên hỏi chị vay để làm gì trong khi chị chẳng hề kinh doanh hay buôn bán. Chị bảo, năm ngoái bỏ tiền ra cho thằng con mua trả góp chiếc ô tô về chạy Grab và dịch vụ, nay tình hình ảm đạm nên xe bỏ không ở nhà. Tiền lãi, tiền gốc cho ngân hàng tháng nào cũng phải đóng, muốn bán xe cũng không có ai mua nên chị đành "vay tạm" để cầm cự thêm thời gian nữa, hy vọng rồi mọi thứ sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, bao giờ sẽ khởi sắc hơn thì chị chưa biết được.
Rồi loáng thoáng đâu, một vài DN khác đã phải cậy tới ngân hàng để trả lương cho nhân viên, bởi từ khi phát dịch đến nay, tất cả các đơn hàng đều đứng im, nhưng lương, bảo hiểm cho công nhân thì chỉ có thể giảm chứ không thể không trả.
Trên các trang giao dịch bất động sản, một làn sóng rao bán nhà đất ồ ạt, thậm chí còn sôi động hơn cả thời kỳ cao điểm năm 2018. Chỉ khác là lần này, tin đăng bán thì nhiều, với giá rẻ mạt nhưng giao dịch lại chẳng bao nhiêu, gần như không có.
Có rất nhiều, rất nhiều ví dụ như thế đang hiện hữu đâu đó quanh bạn, chỉ là người ta có nói cho bạn biết hay không mà thôi.
Một xã hội nháo nhào lên vì dịch, một xã hội khác lại âm thầm nén tiếng thở dài dù cho nhìn bên ngoài, cuộc sống có vẻ như đã bình thường trở lại.
Ngày hôm qua, bóng ma ấy đã chính thức quay trở lại sau 100 ngày vắng bóng. Cả xã hội lại được dịp náo loạn vì nỗi ám ảnh với khẩu trang, với cách ly, với giãn cách xã hội...
Nhiều người lại được dịp lên gân, rằng chúng ta nhất định sẽ chiến thắng, nhất định sẽ vượt qua...
Nhưng, đấy chỉ là cách để người ta cố gắng để giữ những con số thống kê đẹp đẽ. Còn "chúng ta" là ai, chúng ta thắng ai, ai là người thua cuộc thì không phải ai cũng có thể trả lời.
Thật ra, dịch bệnh lần này không chỉ tạo ra những cái chết sinh lý. Hệ lụy của dịch bệnh không chỉ ở số lượng ca nhiễm, số lượng người chết hay những bản báo cáo. Có những cái chết đáng sợ hơn, âm thầm, lặng lẽ hơn đang ngày một đến gần mà không ai biết tới.
Hoặc giả, có khi người ta cũng không cần biết tới.
LÊ TRÍ
7.
- THÔNG BÁO VỀ 2 CA MẮC MỚI COVID-19 TRONG CỘNG ĐỒNG (BN419 - BN420): BN419 - Bệnh nhân nam, 17 tuổi, ở phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 14/7/2020, bệnh nhân đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng để chăm anh đang điều trị, đến ngày 17/7/2020 về Quảng Ngãi bằng xe khách, trên xe có một số người từ Bệnh viện C Đà Nẵng về Quảng Ngãi. Ngày 20/7/2020, bệnh nhân từ Quảng Ngãi đến lại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng và có biểu hiện sốt. Ngày 22/7/2020, bệnh nhân đi tầu từ Đà Nẵng về Quảng Ngãi và có biểu hiện sốt, ho nhẹ, hơi khó thở, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Quảng Ngãi. Ngày 24/7/2020, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ngãi lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, kết quả ngày 26/7/2020 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang chuyển cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Bình Sơn, cơ sở điều trị 2, Khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. BN420 - Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, ở phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngày 12/7, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau ngực, đến ngày 22/7 nhập viện tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Ngày 25/7 Bệnh viện C Đà Nẵng lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 26/7 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
06:24 26/07/2020
THÔNG BÁO VỀ CA BỆNH 418 (BN418): Bệnh nhân nam, 61 tuổi, sinh sống tại phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Bệnh nhân được xác định dương tính với SARS-CoV-2 đêm 25/7, đang được điều trị cách ly tại Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đà Nẵng, phải thở máy. Đà Nẵng đang triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, khoang vùng, dập dịch. Bộ Y tế đã thành lập ba đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng.
18:00 25/07/2020
THÔNG BÁO VỀ CA BỆNH 417 (BN417): Bệnh nhân nữ, 5 tuổi, có địa chỉ tại Hoàng Diệu, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ngày 09/7, bệnh nhân từ Liên bang Nga về Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VN5062 và được cách ly ngay sau nhập cảnh tại tỉnh Bạc Liêu. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần ngày 10/7 và 16/7, kết quả xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 24/7 mẫu lần 3 được gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm, kết quả ngày 25/7 có 1 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
11:00 25/07/2020
THÔNG BÁO VỀ CA BỆNH 416 TẠI ĐÀ NẴNG: BN416 là nam, 57 tuổi, thường trú tại tổ 51, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Ngày 17/7/2020 bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đến ngày 20/7/2020 nhập viện Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp XQ có tổn thương phổi dạng viêm, bệnh nhân đang thở máy do suy hô hấp, hiện đã được chuyển điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, có kết quả khẳng định dương tính với SARS-COV-2 vào sáng 25/7/2020. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã làm xét nghiệm đối với 105 người tiếp xúc gần với bệnh nhân và đã có kết quả âm tính với SARS-COV-2. Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục lập danh sách các người tiếp xúc gần để lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly y tế. Đây là ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên sau hơn 3 tháng.
https://ncov.moh.gov.vn/dong-thoi-gian
6.
Virus Vũ Hán bắt đầu trở lại Việt Nam sau bao nhiêu ngày chúng ta sống trong cảm giác bình an. Chính phủ Việt Nam đã làm quá xuất sắc trong cuộc chống virus Vũ Hán. Nhưng một số người dân Việt Nam đã tiếp tay cho virus Vũ Hán quay lại ‘’xâm lược’’ Việt Nam.
Chỉ vì lợi ích cá nhân, một số người dân Việt Nam đã bí mật mở cửa cho các đội quân chết người mang quốc tịch Trung Quốc lọt qua biên giới đất nước. Tình hình virus Vũ Hán vẫn còn muôn vàn nguy hiểm. Vì thế mỗi người Trung Quốc hiện nay giống như một quả bom hẹn giờ mang tên ‘’virus Vũ Hán’’ được di chuyển bí mật vào nước ta và nó phát nổ bất cứ khi nào.
Dư luận thế giới cho rằng Trung Quốc có kế hoạch di chuyển những quả bom ‘’virus Vũ Hán’’ đi khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Mỹ và một số nước châu Âu đã từng tố cáo Trung Quốc không ngăn chặn thậm chí cố tình đưa những người Trung Quốc có nguy cơ nhiễm cao hoặc đã nhiễm virus Vũ Hán tới Mỹ và các nước khác trong giai đoạn mà thế giới chưa kịp nhận ra.
Phải bắt giữ và trừng phạt những người Việt Nam đã bí mật đưa những quả bom người Trung Quốc vào Việt Nam bất hợp pháp. Nếu chúng ta không trừng phạt những người Việt Nam đó một cách nghiêm khắc nhất, chúng ta sẽ bị đội quân xâm lược ‘’virus Vũ Hán’’ đánh bại.
Trung Quốc đã, đang và sẽ làm tất cả những gì tồi tệ nhất đối với đất nước ta. Lịch sử đã minh chứng điều này cho dù chúng ta không muốn nghĩ tới.
Hỡi tất cả những người Việt Nam còn yêu tổ quốc mình hãy ghi lòng tạc dạ điều đó và đừng vì lòng tham và sự sợ hãi mà phản bội tổ quốc mình.
( ảnh dưới : những người TQ lọt vào VN bất hợp pháp - nguồn internet )
Đà Nẵng phát hiện thêm hàng chục người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
(NLĐO) - Theo Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, ca bệnh Covd-19 thứ 416 dù chưa xác định có phải lây nhiễm từ những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép hay không nhưng qua vụ việc này, cần phải "vá lại khoảng trống trong việc kiểm soát biên giới"
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với Thường trực Chính phủ sáng 25-7, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho hay qua rà soát trong ngày 24-7, lực lượng công an đã phát hiện thêm 21 người nước ngoài, đa phần là Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào địa phương này.
Như vậy, đến nay, tổng số người nước ngoài nhập cảnh trái phép được phát hiện tại Đà Nẵng là 52 trường hợp, trong đó phần lớn là người Trung Quốc. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án và bắt giam 3 người - gồm 2 người Việt, 1 người Trung Quốc - liên quan đến đường dây đưa người trái phép từ Trung Quốc sang.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng tình trạng người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhập cảnh trái phép đang rất nguy hiểm. Dẫn chứng việc Đà Nẵng và Quảng Nam phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép, thứ trưởng cho rằng đã có sự lỏng lẻo trong kiểm soát.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, ca bệnh Covd-19 thứ 416 dù chưa có khẳng định lây nhiễm từ các đối tượng nhập cảnh trái phép nhưng qua vụ việc này, cần phải "vá lại khoảng trống trong việc kiểm soát biên giới".
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn cho biết: "Công an Đà Nẵng đã phối hợp với các địa phương để kiểm tra đồng bộ sau khi khởi tố 3 đối tượng trong đường dây đưa người Trung Quốc sang. Điều này cho thấy có sự móc nối để đưa người nhập cảnh trái phép. Lực lượng chức năng phải đi từng nhà kiểm tra và đã phát hiện thêm 21 người ở Đà Nẵng. Thực tế cho thấy có nhiều vấn đề. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát trên cả nước".
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, việc Đà Nẵng phát hiện 52 người nhập cảnh trái phép, Quảng Nam 21 người là "con số không nhỏ". "Việc kiểm soát đang còn lỏng lẻo. Cái này liên quan đến nhiều bộ - ngành, trong đó có Công an, Quốc phòng. Bộ Công an sẽ chỉ đạo công an các địa phương có đường biên phối hợp với biên phòng để tăng cường kiểm tra" - ông nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn cùng lãnh đạo Đà Nẵng trong buổi họp trực tuyến với Thường trực Chính phủ ngày 25-7 tại Đà Nẵng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ - ngành xem xét đường dây đưa người trái pháp luật vào Việt Nam. "Xem họ đưa vào thế nào, đi bằng đường dây nào, trách nhiệm thuộc về ai" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng cho rằng trong 99 ngày qua không có ca nhiễm trong cộng đồng nên rất đáng biểu dương lực lượng y tế, quân đội, công an. Tuy nhiên, cũng vì đó mà có tình trạng lỏng lẻo, chủ quan ở một số ngành, địa phương. Thủ tướng đánh giá việc xuất hiện người nước ngoài xâm nhập trái phép Việt Nam cho thấy quản lý chưa chặt chẽ. Chính vì thế, toàn hệ thống - mà nhất là quân đội, công an và địa phương - phải tăng cường quản lý địa bàn hơn nữa.
Về ca bệnh 416, Thủ tướng yêu cầu các cấp và TP Đà Nẵng bình tĩnh xử lý nhưng kiên quyết đối với các khu vực mà bệnh nhân đã đến và sinh hoạt. Đà Nẵng phải tiếp tục điều tra truy vết và cách ly tập trung đối với những người F1 một cách an toàn. Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an điều tra, khởi tố đường dây đưa người trái phép vào Việt Nam và phải xử lý nghiêm việc này.
4. Tới chiều tối ngày 26/7/2020
VIỆT NAM
SỐ CA NHIỄM
418
418
ĐANG ĐIỀU TRỊ
53
53
KHỎI
365
365
TỬ VONG
0
0
THẾ GIỚI
TỔNG CA NHIỄM
16.220.900
16.220.900
ĐANG NHIỄM
5.648.503
5.648.503
KHỎI
9.923.643
9.923.643
TỬ VONG
648.75
648.75
https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu
3.
Đà Nẵng tạm dừng đón khách trong 14 ngày
26/07/2020 10:47 GMT+7
TTO - Liên quan đến tình hình 2 ca bệnh COVID-19 chưa xác định nguồn lây, sáng 26-7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng đã yêu cầu Sở Du lịch Đà Nẵng làm việc với các đơn vị để tạm dừng tổ chức đón khách du lịch đến Đà Nẵng.
Cụ thể yêu cầu Sở Du lịch Đà Nẵng làm việc với các đơn vị để tạm dừng tổ chức đón khách du lịch đến Đà Nẵng trong vòng 14 ngày kể từ ngày 26-7
Để đảm bảo an toàn cho khách và cộng đồng, yêu cầu Sở Du lịch làm việc với các đơn vị, kinh doanh dịch vụ du lịch, các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, khu, điểm tham quan, tàu thuyền, xe vận chuyển du lịch và các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch thực hiện tạm dừng tổ chức đón khách du lịch đến Đà Nẵng trong vòng 14 ngày kể từ ngày 26-7 cho đến khi có thông báo mới.
Riêng đối với các cơ sở lưu trú trong thời gian tạm dừng nêu trên, nếu có trường hợp đặc biệt thì yêu cầu đơn vị báo cáo Sở Du lịch và UBND các quận, huyện để xin ý kiến cấp thẩm quyền.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ đang thực hiện chương trình du lịch hoặc phục vụ dịch vụ thì tiếp tục phục vụ chu đáo khách cho đến khi kết thúc hành trình.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cũng yêu cầu quận Liên Chiểu chủ trì, phối hợp các Sở Y tế, Công thương, Tài nguyên và môi trường, Công an thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập và chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để tổ chức cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với virus corona tại Khu ký túc xá phía tây thành phố.
https://dulich.tuoitre.vn/da-nang-tam-dung-don-khach-trong-14-ngay-20200726102225959.htm
2.
Thứ bảy, 25/07/2020 - 16:14
Dân trí
Ngày 25/7, lực lượng y tế cùng chính quyền bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 nơi bệnh nhân 416 sinh sống (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu).
Xe chuyên dụng chở hai nhân viên y tế cùng cán bộ khu phố, phường đến từng nhà lấy mẫu dịch ở mũi và họng.
Tại ngõ 117, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, nơi nhiều người đến dự đám cưới có bệnh nhân 416, cuộc sống nơi đây vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều người không có nhà thì hàng xóm, tổ dân phố gọi điện về để được lấy mẫu. Mọi người đều chấp hành nghiêm túc việc lấy mẫu.
Ông Phạm Phú Điềm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, cho biết công việc lấy mẫu được tiến hành liên tục, vì lấy nhiều mẫu.
“Trong ngày hôm nay, đơn vị đã lấy được 50 mẫu và dự kiến có khoảng 100 mẫu được lấy”, ông Điềm thông tin.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc trưa 25/7, ông Lê Trung Chinh – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, ngay sau khi ghi nhận ca nghi mắc Covid-19, thành phố đã chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch.
“Theo đó, thành phố đã tổng rà soát tất cả các đối tượng tiếp xúc gần. Đến thời điểm này, có 1.079 người tiếp xúc với bệnh nhân, trong đó F1 là 288 người, F2 là 791 người. Đã tiến hành lấy 175 mẫu và đã xét nghiệm 107 mẫu, đều cho kết quả âm tính”, ông Chinh thông tin.
Theo ông Chinh, các trường hợp khác vẫn đang tiếp tục lấy mẫu cũng như làm xét nghiệm lần 2 đối với những trường hợp F1. Những người này đã cách ly theo đúng quy định.
“Thành phố Đà Nẵng cũng đã tổng rà soát những người có liên quan như dự tiệc, đám cưới, các bệnh viện và đang tiến hành xử lý theo đúng quy định”, ông Chinh nói.
Khánh Hồng
1.
Công bố bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca mắc COVID-19, Việt Nam có 417 ca
25/07/2020 18:17 GMT+7
TTO - Chiều tối 25-7, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm hai ca COVID-19, gồm người đàn ông ở Đà Nẵng có 5 kết quả dương tính với virus corona và một bé gái từ nước ngoài về.
Theo đó, ca bệnh 416 (bệnh nhân 416) là nam, 57 tuổi, thường trú tổ 51, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Sau đó, mẫu được gửi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Ngày 17-7-2020, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đến ngày 20-7-2020 nhập viện Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp X-quang có tổn thương phổi dạng viêm, bệnh nhân đang thở máy do suy hô hấp, hiện đã được chuyển điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Ca bệnh 417 (bệnh nhân 417) là nữ, 5 tuổi, có địa chỉ tại Hoàng Diệu, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ngày 9-7, bệnh nhân từ Liên bang Nga về sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VN5062 và được cách ly ngay sau nhập cảnh tại tỉnh Bạc Liêu.
Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần ngày 10-7 và 16-7, kết quả xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 24-7 mẫu lần 3 được gửi Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm, kết quả ngày 25-7 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 365/417 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 87,5% tổng số ca bệnh.
Tính đến chiều 25-7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện 8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần với virus SARS-CoV-2.
Hiện còn 44 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19, đa số đều có sức khỏe ổn định. Riêng bệnh nhân 416, Tiểu ban điều trị cho biết bệnh nhân nguy kịch.
Theo đó, bệnh nhân bệnh diễn biến rất nhanh, ngày 25-7 đã phải chạy ECMO, lọc máu hấp phụ, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng tiếp tục thở máy và ECMO trong thời gian dài.
Lan Anh
10.
Trả lờiXóaCOVID-19 thế giới lúc này: Nóng ran
Thứ Hai, ngày 27/7/2020 - 16:30
16.
Trả lờiXóa08:15 11/08/2020
Tổng thống Nga Putin công bố vaccine COVID-19 đầu tiên của thế giới
Ngày 11/8 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.