Sau đó, là những dự đoán của bàn dân thiên hạ vào tháng 1 năm 2016, khá rôm rả. Giao Blog đã gom về ở đây.
----
Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13
Họ tên | Ngày sinh | Tuổi đến tháng 9/20 | Chức vụ hiện tại | Đủ điều kiện tái cử | |
1 | Nguyễn Phú Trọng | 14/04/1944 | 76 | Tổng Bí thư, Chủ tịch nước | Không |
2 | Nguyễn Xuân Phúc | 20/07/1954 | 66 | Thủ tướng | Không |
3 | Nguyễn Thị Kim Ngân | 12/04/1954 | 66 | Chủ tịch Quốc hội | Không |
4 | Trần Quốc Vượng | 05/02/1953 | 67 | Thường trực Ban Bí thư | Không |
5 | Ngô Xuân Lịch | 20/04/1954 | 66 | Bộ trưởng Quốc phòng | Không |
6 | Nguyễn Thiện Nhân | 12/06/1953 | 67 | Bí thư Thành ủy TPHCM | Không |
7 | Tòng Thị Phóng | 10/02/1954 | 66 | Phó chủ tịch thường trực Quốc hội | Không |
8 | Trương Hòa Bình | 13/04/1955 | 65 | Phó Thủ tướng thường trực | Không |
9 | Phạm Bình Minh | 26/03/1959 | 61 | Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao | Có |
10 | Tô Lâm | 10/07/1957 | 63 | Bộ trưởng Công an | Có |
11 | Võ Văn Thưởng | 13/12/1970 | 49 | Trưởng Ban Tuyên giáo | Có |
12 | Phạm Minh Chính | 10/12/1958 | 61 | Trưởng Ban Tổ chức Trung ương | Có |
13 | Vương Đình Huệ | 15/03/1957 | 63 | Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Thủ tướng | Có |
14 | Trương Thị Mai | 23/01/1958 | 62 | Trưởng Ban Dân vận Trung ương | Có |
15 | Nguyễn Văn Bình | 04/03/1961 | 59 | Trưởng Ban Kinh tế Trung ương | Có |
16 | Hoàng Trung Hải | 27/09/1959 | 61 | Trưởng Ban Văn kiện Đại hội 13 | Có |
Họ tên | Ngày sinh | Tuổi đến 9/20 | Chức vụ hiện tại | |
1 | Lương Cường | 15/08/1957 | 63 | Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam |
2 | Nguyễn Văn Nên | 14/07/1957 | 63 | Chánh Văn phòng Trung ương Đảng |
3 | Nguyễn Hòa Bình | 24/05/1958 | 62 | Chánh án Tòa án Tối cao |
4 | Phan Đình Trạc | 25/08/1958 | 62 | Trưởng Ban Nội chính Trung ương |
5 | Nguyễn Xuân Thắng | 18/02/1957 | 63 | Giám đốc Học viện Chính trị Hồ Chí Minh |
6 | Trần Thanh Mẫn | 12/08/1962 | 58 | Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
7 | Trần Cẩm Tú | 25/08/1961 | 59 | Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương |
http://nghiencuuquocte.org/2020/05/08/du-bao-thay-doi-nhan-su-cap-cao-tai-dai-hoi-13/
.
---
BỔ SUNG
12.
Thay vì phải hôm nay (18-1) mới kết thúc như thông báo ban đầu, Hội nghị Trung ương 15 đã bế mạc sáng qua, sau hơn một ngày làm việc, hoàn tất việc đề cử nhân sự bốn chức danh chủ chốt: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Đây là hội nghị lần cuối cùng của Ban chấp hành Trung ương khóa XII - cơ quan lãnh đạo mà theo Điều lệ là có trách nhiệm, thẩm quyền trong chuẩn bị phương án nhân sự Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, dự kiến khai mạc ngày 25-1 tới.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 15. Ảnh: TTXVN
Hiểu thế nào là trường hợp “đặc biệt”?
Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết Hội nghị Trung ương 15 đã “thông qua nhân sự là ủy viên Bộ Chính trị khóa XII thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XIII và danh sách đề cử các đồng chí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XIII với số phiếu tập trung rất cao”.
Không quá bất ngờ nếu người đứng đầu Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ Đại hội XII là trường hợp “đặc biệt” được Bộ Chính trị, Trung ương giới thiệu tái cử ở Đại hội XIII. Bởi trong nhiều hội nghị gặp gỡ Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, cử tri đã bày tỏ mong muốn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ trọng trách thêm nhiệm kỳ nữa vì uy tín rất cao cả trong Đảng, trong nhân dân ở nhiệm kỳ thứ hai…
Về trường hợp “đặc biệt”, PGS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết: “Đặc biệt” được nêu rõ trong Kết luận 75 của Trung ương về phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ban hành tháng 5-2020, sau Hội nghị Trung ương 12.
Theo đó, có hai căn cứ để xác định trường hợp “đặc biệt”: Người có phẩm chất, năng lực uy tín nổi trội; căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của lĩnh vực, vị trí cụ thể.
“Để đi đến quyết định này, Bộ Chính trị đã phải chuẩn bị rất kỹ với nhiều vòng, nhiều lượt thăm dò, lấy ý kiến Trung ương, rồi thảo luận, thống nhất cao mới trình ra Hội nghị Trung ương 15 quyết định” - ông Thông nói.
Còn theo TS Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp Chí Cộng Sản - cơ quan lý luận của Trung ương Đảng, thì việc giới thiệu nhân sự Tổng bí thư khóa tới, Hội nghị Trung ương 15 phải cân nhắc rất kỹ lưỡng tình hình toàn Đảng, nhất là những gì đã trải qua, bộc lộ ở nhiệm kỳ Đại hội XII và nhiệm vụ giai đoạn tới.
TS Nhị Lê nói: Thứ nhất, về tính chất, nhiệm kỳ khóa XII là sự tiếp tục chuẩn bị những điều kiện căn bản của quốc gia để đi đến mục tiêu năm 2030, năm 2045. Việt Nam đã vào nhóm 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, 11 trong 16 nền kinh tế tăng trưởng dương trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành. Cho nên nhân sự trụ cột quốc gia phải bảo đảm sự liên tục về lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn.
Thứ hai, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và đặc biệt là nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng cũng cần bảo đảm sự liên tục, không đứt đoạn, không chùng xuống… Chỉ trong một nhiệm kỳ mà riêng Bộ Chính trị đã một người bị xử lý hình sự, hai người bị kỷ luật; cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý phải xử lý tới 110 người.
Thứ ba, nhân dân vui mừng với kết quả ấy nhưng chưa hài lòng, tin tưởng nhưng chưa tuyệt đối. Uy tín của Đảng với nhân dân, với quốc tế lên cao nhưng cần tiếp tục củng cố để bền vững hơn. Điều đó cho thấy nhiệm kỳ tới, nhiệm vụ chỉnh đốn Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng còn rất nặng nề.
“Thực tiễn ấy đòi hỏi việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là cán bộ tầm chiến lược, rường cột như tứ trụ phải rất thận trọng” - TS Nhị Lê nói.
“Đường lối đúng đã có thì nhân tố quyết định là công tác cán bộ. Nhưng bản thân sự chuẩn bị của Ban chấp hành Trung ương mà rường cột là Bộ Chính trị gặp không ít khó khăn, thiếu nguồn lực lượng.
Trong một nhiệm kỳ, ngoài số ủy viên Bộ Chính trị bị xử lý, kỷ luật như thế còn có một đồng chí mất khi đang giữ trọng trách, một ốm bệnh đến mức không thể tiếp tục làm nhiệm vụ. Vậy thì cần có quyết định phù hợp để tiếp tục chuẩn bị nhân sự chủ chốt không chỉ trong nhiệm kỳ Đại hội XIII mà cả các nhiệm kỳ tiếp theo” - TS Nhị Lê nêu.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự bế mạc Hội nghị Trung ương 15 vào sáng 17-1.
Ảnh: TTXVN
Không nên sửa Điều lệ Đảng
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Điều lệ Đảng sau lần sửa đổi ở Đại hội IX, năm 2001 đã bổ sung quy định: “Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” và nội dung này được giữ nguyên sau lần sửa đổi lớn ở Đại hội XI, năm 2011.
PGS Nguyễn Viết Thông cho rằng đây là tình huống “đặc biệt”, không nên đặt ra vấn đề sửa Điều lệ. Ông nói: Đại hội Đảng toàn quốc mới có thẩm quyền quyết định vấn đề này. Nhưng qua ba Hội nghị Trung ương 11, 13, 14 cũng như góp ý của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của nhân dân thì hầu hết nhất trí với đề nghị của Ban chấp hành Trung ương là không đặt vấn đề sửa đổi Điều lệ ở Đại hội XIII.
“Điều lệ quy định Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Theo tôi, quy định này không chỉ điều chỉnh với chức danh Tổng bí thư mà còn có giá trị định hướng, dẫn tới các quy định ràng buộc với chức danh người đứng đầu trong cả hệ thống chính trị. Không chỉ là bí thư ở cấp ủy các cấp mà còn người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước nữa.
Điều lệ là quy định mang tính lâu dài, nguyên tắc. Nhưng không vì vậy mà thành rào cản cho tình huống đặc biệt phát sinh, nhất là khi giải pháp đưa ra đạt được đồng thuận, nhất trí cao ở Bộ Chính trị, Trung ương khi giới thiệu, đề cử và ở Đại hội toàn quốc khi thông qua danh sách giới thiệu, và kết quả bầu cử.
Trường hợp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba nếu có thì là rất đặc biệt. Vì rất đặc biệt nên không thể lấy đó làm lý do để sửa, bỏ quy định không quá hai nhiệm kỳ của Điều lệ” - ông Thông nói.
Tổng bí thư Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”... Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban chấp hành Trung ương quyết định. (Theo Quy định 214-QĐ/TW ngày 2-1-2020) |
11.
Tác giả: Lê Hồng Hiệp
“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội.
Việc Trung ương Đảng chấp thuận để Tổng Bí thư Trọng, hiện 77 tuổi, ở lại dù tuổi cao, sức yếu và đã hết giới hạn nhiệm kỳ là một điều bất ngờ đối với hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam. Trong một bài bình luận vào tháng 9 năm 2020, tác giả bài biết này cho rằng có khả năng ông Trọng sẽ ở lại sau Đại hội 13 nhưng trên cương vị chủ tịch nước chứ không phải tổng bí thư. Điều này là do trong khi Đảng có thể một lần nữa coi ông Trọng là “trường hợp đặc biệt” để miễn giới hạn tuổi tác cho ông, thì Điều lệ của Đảng quy định rằng “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Vì ông Trọng đang đảm nhiệm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai và đảng chưa công bố bất kỳ ý định nào sẽ sửa đổi điều lệ, giới hạn nhiệm kỳ sẽ là trở ngại lớn nhất để ông có thể ở lại trên cương vị tổng bí thư. Tuy nhiên, quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có nghĩa là việc sửa đổi điều lệ Đảng sẽ được tiến hành ngay tại Đại hội 13 để mở đường cho ông Trọng tiếp tục ở lại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu nếu không giành được vị trí tổng bí thư. Điều này là do ông Phúc, hiện 67 tuổi, đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị, trong khi thông lệ là chỉ có một trường hợp đặc biệt được áp dụng cho vị trí tổng bí thư. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 15 đã quyết định lần này ông Phúc sẽ được coi là trường hợp đặc biệt thứ hai để có thể ở lại đảm nhiệm chức chủ tịch nước.
Việc sắp xếp để ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng chính phủ và ông Vương Đình Huệ đảm nhiệm vị trí chủ tịch quốc hội ít gây ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, việc ông Chính được đề bạt nắm giữ chức thủ tướng cũng là một sự phá vỡ truyền thống vì từ năm 1986 đến nay, vị trí này luôn được dành cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước, một vị trí mà ông Chính chưa từng đảm nhiệm. Hơn nữa, việc không có chính trị gia miền Nam nào nắm giữ một trong bốn vị trí cao nhất có nghĩa là Đảng cũng đã quyết định gạt qua một bên một thông lệ quan trọng khác, đó là duy trì sự cân bằng vùng miền trong bốn vị trí hàng đầu của đất nước. Để bù đắp cho điều này, một trong những chính trị gia miền Nam trong Bộ Chính trị tiếp theo được dự kiến sẽ nắm giữ ghế thường trực Ban Bí thư, vị trí chính trị số năm trong hệ thống thứ bậc của ĐCSVN.
Tất cả những thay đổi trên là chưa có tiền lệ. Quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ đã có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực. Bên cạnh lý do thuận tiện chính trị, các xoay sở của họ để đàm phán các lựa chọn hạn chế và vượt qua những ràng buộc về hoàn cảnh và thể chế cũng là điều đáng kể. Mục tiêu cuối cùng của họ là đưa ra được một cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận. Trong quá trình này, việc thể chế hóa “chính trị kế nhiệm” của Đảng có thể tạm thời bị bỏ qua một bên.
Các quyết định về nhân sự “tứ trụ” và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có những tác động quan trọng đối với ĐCSVN và triển vọng chính trị Việt Nam trong những năm tới. Những diễn biến tiếp sau đại hội 13 cho tới hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng sẽ là những chỉ dấu quan trọng cho thấy Đảng sẽ xử lý như thế nào những hậu quả có thể xảy ra xuất phát từ việc Đảng rời xa các chuẩn mực đã được thiết lập, đặc biệt là sự bất ổn và khó đoán định ngày càng tăng trong “chính trị kế nhiệm” cấp cao của Đảng.
Hiện tại, một câu hỏi đặt ra trước mắt là liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không? Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này. Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về “nghệ thuật của những điều có thể”. Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa.
Thông qua đề cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt với phiếu tập trung rất cao
Trung ương thông qua nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử và danh sách đề cử các ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII với số phiếu tập trung rất cao.
Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII sáng nay (17/1), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, sau một ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ, trách nhiệm cao, với bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, kết thúc Hội nghị sớm hơn một ngày rưỡi so với kế hoạch ban đầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nhật Bắc |
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số nhân sự lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, bổ sung một số Ủy viên Trung ương khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XIII và một số nhân sự lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.
Ban Chấp hành Trung ương cũng thông qua nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và danh sách đề cử các ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XIII với số phiếu tập trung rất cao.
Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất rất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ngoài ra, Trung ương đã thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về các văn kiện trình Đại hội XIII, về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung tướng khóa XIII; cho ý kiến về Báo cáo tổng kết công tác tài chính đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Đồng thời, Trung ương yêu cầu Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát lại toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ Đại hội, để bảo đảm cho Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp.
"Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp; công việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra. Đây là Hội nghị thứ 15 và cũng là Hội nghị cuối cùng của khoá XII", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 15 |
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đến giờ phút này, chúng ta có thể tự hào khẳng định: Suốt nhiệm kỳ khoá XII vừa qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước với biết bao nhiêu biển động khó lường, bao nhiêu khó khăn, thử thách, nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đoàn kết một lòng, với quyết tâm và nỗ lực rất cao, đã hoàn thành toàn bộ chương trình công tác toàn khoá đã đề ra, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta giành được những kết qua rất quan trọng.
Từ đó đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật, tạo ra niềm tin, động lực mới, khí thế mới để chúng ta vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, thuận lợi đưa đất nước bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, chỉ còn đúng một tuần nữa Đại hội XIII của Đảng sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của dân tộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất, mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
"Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này, nghiêm túc thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị, lãnh đạo toàn Đảng khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại, lan toả kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta và mang tinh thần này vào Đại hội để tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XIII thành công rực rỡ, đáp ứng được lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý.
Với tinh thần đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bế mạc Trung ương lần thứ 15
Thu Hằng
Trung ương xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XIII bao gồm các Ủy viên Bộ Chính ...
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bế mạc Trung ương lần thứ 15
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII vào sáng 17/1.
Kính thưa Trung ương,
Thưa các đồng chí,
Sau một ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ, trách nhiệm cao, với bầu không khí đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, kết thúc Hội nghị sớm hơn một ngày rưỡi so với kế hoạch ban đầu.
1. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua danh sách nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí lần đầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, bổ sung một số đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và một số đồng chí lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Uỷ viên Trung ương chính thức; thông qua nhân sự là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XIII và danh sách đề cử các đồng chí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khoá XIII với số phiếu tập trung rất cao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng |
Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
2. Trung ương cũng đã thông qua các Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về các văn kiện trình Đại hội XIII; về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII; cho ý kiến về Báo cáo tổng kết công tác tài chính đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020. Đồng thời, Trung ương yêu cầu Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát lại toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ Đại hội, để bảo đảm cho Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp; công việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục đích, yêu cầu và kế hoạch đề ra. Đây là Hội nghị thứ 15 và cũng là Hội nghị cuối cùng của khoá XII. Đến giờ phút này, chúng ta có thể vui mừng và tự hào khẳng định: Suốt nhiệm kỳ khoá XII vừa qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước với biết bao nhiêu biến động khó lường;
bao nhiêu khó khăn, thử thách, nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đoàn kết một lòng, với quyết tâm và nỗ lực rất cao, đã hoàn thành toàn bộ chương trình công tác toàn khoá đã đề ra, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta giành được những kết quả rất quan trọng, để lại nhiều dấu ấn nổi bật, tạo ra niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới để sắp tới chúng ta tiếp tục vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, thuận lợi đưa đất nước bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Nhật Bắc |
Chỉ còn đúng một tuần nữa, Đại hội XIII của Đảng sẽ chính thức khai mạc. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của dân tộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất quan tâm, theo dõi, mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương, nghiêm túc thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị lần này, lãnh đạo toàn Đảng khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại, là những hạt nhân lan toả kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, và mang tinh thần này vào Đại hội để tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XIII thành công rực rỡ, đáp ứng được lòng mong đợi và niềm hi vọng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Nhân dịp đầu năm mới 2021, chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Tân Sửu và vào thời khắc thiêng liêng rất có ý nghĩa này, tôi xin chúc các đồng chí và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc và mọi sự tốt đẹp. Chúc tất cả chúng ta tràn đầy quyết tâm và khí thế, sẵn sàng tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của chúng ta thành công rực rỡ!
Xin trân trọng cảm ơn.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bế mạc Trung ương 15.
VietNamNet
Trung ương xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XIII bao gồm các Ủy viên Bộ Chính ...
9. Sang ngày 11/1/2021
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021
Phe cánh miền Nam - điểu tận cung tàng.
Một viễn cảnh không có người gốc Nam Bộ có chân trong tứ trụ là điều có thể xảy ra. Thậm chí là ngay cả chức phó thủ tướng hay chức thường trực ban bí thư, tức hai chức đứng sau tứ trụ cũng không có chỗ cho người miền Nam, tiếp nữa chức trưởng ban tổ chức trung ương, chủ nhiệm kiểm tra trung ương cũng không có chỗ cho người miền Nam.
8 ghế quan trọng và quyền lực theo thứ tự bộ máy lãnh đạo đảng CSVN.
Người xưa có câu.
Điểu Tận Cung Tàng.
Được chim bẻ ná hay là thỏ khôn chết, chó săn bi thịt, chim hết rồi cung tên bị vất đi. Nghĩa câu này ứng đúng vào cánh miền Nam, đặc biệt là ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nhiệm kỳ 11 là nhiệm kỳ mâu thuẫn gay gắt giữa ông Sang và ông Dũng người Nam Bộ. Ngao cò giằng nhau cuối cùng ngư ông đất Lại Đà ven sông Đuống là người đắc lợi.
Sau khi dùng Trương Tấn Sang đi tố cáo phe Ba Dũng, dùng Trương Hoà Bình làm chủ công, phối hợp với quân miền Bắc và bình định xong đám lâu la của Ba Dũng. Đến ngày lẽ ra phải ban thưởng công lao, Nguyễn Phú Trọng muốn ngồi lại và gạt nốt những kẻ miền Nam.
Nhìn xem những nhân vật miền Nam còn lại sẽ được giữ ghế gì ?
Trần Thanh Mẫn có vào bộ chính trị thì cũng giữ cái ghế vô thưởng vô phạt là chủ tịch mặt trận tổ quốc.
Nguyễn Văn Nên có khá hơn là bí thư TPHCM, ông Nên làm thư lại cho ông Trọng cả khoá vừa rồi.
Võ Văn Thưởng làm cái loa cho bộ chính trị như dạng loa phường, cài chương trình rồi cứ thế mà phát đi, sao cho không sai chính tả.
Trương Thị Mai, bà này có ngồi tiếp làm trưởng ban dân vận hay phó chủ tịch thường trực quốc hội thì cũng như dạng bà Tòng Thị Phóng, ngồi mãi ở BCT chiếm ghế chứ chả ảnh hưởng gì.
Người thất vọng nhất lúc này chắc chắn là cặp Trương Ba, tức Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình và Trương Huy San.
Trương Huy San đau đớn thốt lên hộ quan thầy, ca thán về cánh miền Nam không có trong tứ trụ. Ý muốn nói Trương Hoà Bình bị gạt ra rìa. Một tí rơi rớt về nguồn gốc Hà Tĩnh cũng chỉ được mỗi Trần Cẩm Tú, nhưng khi đã vào BCT rồi thì chắc cái tình đồng hương tám đời nào đó với Tư Sang cũng chắc gì được mặn mà.
Hơn ai hết, chắc hẳn nhóm Trương 3 muốn Nguyễn Phú Trọng về khoá này. Để cho còn trống khoảng ghế nào đó trong 3 cái ghế thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội cho Trương Hoà Bình. Ông Trọng mà về, Trương Hoà Bình lọt vào tứ trụ, thế lực Trương 3 còn có cửa tung hoành. Lúc ấy cái bóng quyền lực của ông Trọng không còn phủ kín như trước, tha hồ cho Trương Ba lũng đoạn chính trường.
Nhưng đời nào ông Trọng dại thế, chả lẽ bao năm đốt lò lại làm cỗ cho ông Sang tung hoành ?
Quyền đang ở trong tay, ông Trọng đã tiễn hết quân Ba Dũng về, lẽ nào không tiễn nốt quân Tư Sang. Để lại chúng làm kiêu binh như thời vua Lê, chúa Trịnh có mà loạn.
Không thể trách ông Trọng tham quyền. Ai ở địa vị ông cũng sẽ làm thế. Trung ương cứ thử đồng ý cho ông Vượng làm tổng bí thư, ông Huệ làm thủ tướng, ông Phạm Minh Chính làm chủ tịch nước, ông Tô Lâm làm chủ tịch quốc hội xem, ông Trọng về ngay chứ chẳng ham hố gì, người ta sĩ phu Bắc Hà ít nhiều cũng biết thế nào là liêm sỉ.
Nhưng nếu không được thế, mà ông Trọng về. Để quyền lực cho Tư Sang giật dây chính trường dưới dạng Thái Thượng Hoàng như Đỗ Mười, Lê Đức Anh trước kia, thì thà ông Trọng muối mặt mà ngồi lại còn hơn.
Đừng trách thợ săn thịt chó, đốt cung tên. Lẽ đời là vậy các anh Trương Ba à.
7. Ngày 10/1/2021, Gió bình luận tiếp
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020
Liệu Nguyễn Xuân Phúc có khả năng tái nhiệm?
Đại hội 13 cũng giống như đại hội 12 là những lãnh đạo chủ chốt trong tứ trụ đều quá tuổi. Trước tình thế đó ông Trọng nều ra ý kiến trong hội nghị trung ương đảng 12 khoá 12, cần người quá tuổi trong nhóm tứ trụ cần ở lại để duy trì sự ổn định, kế tiếp.
Đến ở hội nghị trung ương 13 khoá 12, có ba phương án được đưa ra là ;
-Tổng bí thư , chủ tịch nước, thủ tướng đều ở lại.
- Tổng bí thư, chủ tịch nước ở lại
- Riêng tổng bí thư ở lại.
Từ giữa trung ương 12 và trung ương 13, đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng được gửi tới tấp về Bộ Chính Trị từ những giáo sư của học viện HCM, Phan Diễn cựu uỷ viên BCT, Trịnh Văn Lâu cựu uỷ viên trung đảng. Tất cả những đơn thư này nhằm đến mục đích muốn trung ương đảng thực hiện phương án 2 là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều ở lại. Trương Tấn Sang sử dụng trang mạng Quan Làm Báo, phối hợp với các cây viết khác như Trương Huy San, Hoàng Hải Vân, Lưu Trọng Văn...và một số cây viết hải ngoại tạo thành làn sóng tấn công Nguyễn Tấn Dũng.
Lúc này Trần Đại Quang cũng muốn vào tứ trụ, vì thế trang Chân Dung Quyền Lực ra đời và công bố nhiều hồ sơ về tài sản và những mối quan hệ lợi ích nhóm của nhiều lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.
Tình thế rất căng thẳng, chưa có giải pháp nào phù hợp, nếu như trong lúc đó Nguyễn Tấn Dũng thể hiện quyết tâm ở lại bằng được. Có lẽ đảng CSVN đã vào thế tan thành mấy mảnh.
Thế nhưng Nguyễn Tấn Dũng lại chọn một cách an toàn cho cả mình và đảng, đó là ông ta đề nghị chỉ nên trọn phương án tổng bí thư ở lại và tất cả về hết. Bộ Chính Trị quyết định ngay hôm đó, chỉ mình ông Trọng là trường hợp đặc biệt tái cử giữ chức tổng bí thư.
Đại hội 13 lần này cũng giống lần trước là các lãnh đạo chủ chốt đều quá tuổi, các uỷviên BCT đang độ tuổi không đủ phiếu để giới thiệu làm tổng bí thư. Trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại sẽ gần như chắc chắn là sẽ có, chỉ có điều khả năng ông Trọng ở lại là chuyện cực kỳ thấp.
Nếu vậy ai sẽ là người đặc biệt ở lại ở khoá 13 tới đây ?
Nếu phân tích thông thường thì không ai khác ngoài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Phúc mới làm thủ tướng một nhiệm kỳ. Khi ông Quang chết và ông Trọng lâm bệnh không đi lại được, ông Phúc là người hoạt động năng nổ nhất trong bộ máy lãnh đạo. Bản thân ông Phúc có chân trong tiểu ban nhân sự đại hội đảng khoá 13. Ông có một bộ sậu lợi ích nhóm các đại gia ngàn tỷ dài dằng dặc sẵn sàng ủng hộ ông như Don Lam, Nguyễn Duy Hưng, Trần Bá Dương, Thân Đức Nam, Đặng Văn Thành....và lực lượng an ninh trong bộ công an. Điều đáng chú ý là cho đến giờ phút trước thềm đại hội 13 , ông Phúc không hề bị một cây viết nào có tên tuổi từ trong đến ngoài nước tấn công như Nguyễn Tấn Dũng trước kia.
Ông Trần Quốc Vượng là lựa chọn độc đoán của mình ông Trọng, ông đưa ông Vượng làm thường trực ban bí thư và nâng tầm cái ghế này lên hàng tứ trụ, thuận tiện đưa ông Vượng vào danh sách chủ chốt. Nhưng lựa chọn cho Trần Quốc Vượng của ông Trọng đã không thành công, lựa chọn ấy chỉ phần nào thành công ở chỗ nó được gọi là phương án, có nghĩa nó như nhiều phương án khác sẽ đem ra bàn ở trung ương 15.
Như lần trước đích danh chốt được trước thềm đại hội là '' một trường hợp duy nhất đặc biệt quá tuổi ở lại tái cử trong bộ chính trị ''. Lần này đảng CSVN không mạnh mồm nói '' trường hợp duy nhất ''. Thay vào đó họ dùng từ '' những trường hợp đặc biệt quá tuổi sẽ xem xét ''.
Từ '' một trường hợp '' đến '' những trường hợp '' và vẫn vẫn chưa quyết được ai, đó là thành công của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc đã buộc ông Trọng phải nới rộng thêm mọi cửa ngõ, để ông Phúc có cơ hội ở lại khoá sau. Đồng thời ngay sau khi họp BCT mới đây, ông Phúc ký ngay quyết định '' tuyệt mật '' để ngăn chặn những thông tin có thể làm hại cho mình.
Cứ thử nghĩ xem, ông Phúc là thủ tướng, dính đến nhiều chính sách kinh tế, vợ con và anh em nhà ông lẫn nhà vợ ông đều lợi dụng ảnh hưởng của ông để trục lợi. Trong khi đó con ông Vượng chỉ dính đến án nhỏ được Bùi Văn Cường bí thư Daklak nâng đỡ. Ông Vượng từng là chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương, nay là thường trực ban bí thư. Bây giờ nếú có đơn tố cáo tung ra về hai ông, hẳn nhiên ai cũng biết đơn thư tố cáo, quyết định thanh tra về ông Phúc sẽ gấp ngàn lần ông Trần Quốc Vượng.
Nhìn lại quãng đường của ông Nguyễn Xuân Phúc đi đến chức thủ tướng, đó là một con đường có rất nhiều việc không tưởng, dường như mọi cản trở hay cạnh tranh với ông ta đều bị trời diệt hay người diệt . Cái đặc biệt là khi ông đến chức thủ tướng, lúc đến tuổi về hưu thì ngoảnh lại chẳng còn ai thay thế được ông. Khi ông đi lên những kẻ ngáng đường đều chết, khi ông phải về những kẻ muốn thế ông đều lãnh án kỷ luật.
Con đường như thế, không đơn giản là may mắn của một thằng niễng ngu đần, đọc cờ lờ mờ hay nói năng lung tung về đầu tầu, thủ phủ. Nó là con đường rất đặc biệt của người có thủ đoạn phi phường, của những bậc đế vương lập nghiệp. Chỉ có những kẻ đi qua những con đường như thế mới đủ khả năng làm thay đổi quốc gia. Làm sao những kẻ bình bình như Ngô Xuân Lịch, Trần Quốc Vượng chỉ nhờ vào sự yêu mến của ông Trọng, không phải kinh qua gian khó mà nghiễm nhiên hưởng ngôi báu, những kẻ như thế liệu có tầm để quyết đoán việc gì cho quốc gia.
Quê hương Quảng Nam của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây nổi lên hai hiện tượng là cồn cát và hào quang. Không nói về mê tín, nhưng khi hai hiện tượng này xuất hiện, báo chí và người dân rất hưng phấn khi nghĩ nó liên quan đến vận khí của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Nguyễn Xuân Phúc trong dân lớn hơn nhiều các lãnh đạo cao cấp khác, kể cả Nguyễn Phú Trọng.
Tôi xin đặt cửa 10 nghìn usd cho việc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được ở lại, dựa trên những phân tích của mình. Nếu tôi được, sẽ dùng số tiền thắng trao cho một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, đó là ân đức của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Còn nếu tôi thua, xin chồng đủ tiền ngay tức khắc.
Bây giờ phân tích bình luận là phải đưa ra nhận định của mình và xuống tiền để khẳng định nhân định của mình, tránh cho chuyện không mất mát gì, cứ nói khơi khơi, thiên hạ người ta chửi cho là chém gió, là phá hoại, là xuyên tạc.
3. Tháng 10 năm 2020
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất nằm ở chỗ những ai sẽ được quy hoạch cho “Tứ trụ” gồm Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Dĩ nhiên, gay cấn, quyết liệt nhất là chức vụ Tổng bí thư Đảng.
Đã có những tiếng nói muốn Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng, dựa trên quyết tâm “đốt lò” chống tham nhũng hay đúng ra, “quyền lực không bị thách thức” của ông kể từ sau khi đánh bại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào chức Tổng bí thư Đảng tại Đại hội XII đồng thời loại nhân vật này bị cáo buộc gây thất thoát nghiêm trọng tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế do ông ta lập ra và chỉ đạo (Vinashin, Vinalines, AVG…) ra khỏi chính trường. Mặc dầu vậy, tôi không cho rằng khả năng này sẽ xảy ra do có trở ngại cả về nguyên tắc lẫn thực tiễn.
Trước hết, Điều 17 Điều lệ Đảng hiện hành (Đại hội XI thông qua ngày 19/01/ 2011) quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Điều 48 quy định: “Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng”. Như vậy, nếu Đại hội XIII quyết định Tổng bí thư Đảng có thể giữ chức quá hai nhiệm kỳ thì quyết định này cũng sẽ chỉ có hiệu lực kể từ Đại hội sau.
Tiếp theo, bản thân Nguyễn Phú Trọng đã có một quá trình lựa chọn và bồi dưỡng người kế vị mình.
Người đầu tiên là Đinh Thế Huynh, sinh năm 1953 tại Nam Định, với việc ông này được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng vào tháng 2/2016 ngay sau Đại hội XII. Người tiếp theo là Trần Quốc Vượng, cùng tuổi với ông Huynh, sinh tại Nam Định, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,.
Lý do ông Huynh bị thay thế là vì ông này bị trọng bệnh. Tuy nhiên theo tôi, không bị trọng bệnh thì ông Huynh cũng khó đảm đương cương vị đứng đầu Đảng.
Sở dĩ ông Huynh là người đầu tiên được “chấm” là vì ông này “có lý luận”, rất hợp tạng “kiên định chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Tổng bí thư Trọng. Thực vậy, ông Huynh đã là Tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, một chức vụ mà bản thân ông Trọng từng đảm nhiệm. Thế nhưng trớ trêu thay, tham nhũng, mà ông Trọng xác định là kẻ thù của chế độ, lại được thực hiện bởi những kẻ có chức, có quyền trong bộ máy Đảng và Nhà nước, tức những kẻ luôn ra rả “kiên định chủ nghĩa xã hội”. Do đó, để chống tham nhũng thành công thì bên cạnh liêm khiết, năng lực và kinh nghiệm đóng vai trò quyết định. Điều này giải thích vì sao Trần Quốc Vượng, một người được dư luận đánh giá là “sạch sẽ” và hơn thế nữa, đã và đang nắm những cương vị “nội chính” (1) chủ chốt cả trong Nhà nước lẫn trong Đảng, không chỉ trở thành người kế vị tất yếu mà còn là lựa chọn tối ưu của Tổng bí thư Trọng. Kết quả là đầu tháng 8/2017, ông Vượng đã được Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trọng phân công tạm thời làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng để đến đầu tháng 3 năm sau thì chính thức thay thế ông Huynh ở cương vị quan trọng thứ nhì trong Đảng.
Cho dù cùng ý kiến là Nguyễn Phú Trọng sẽ thôi Tổng bí thư Đảng sau Đại hội XIII, một số nhà quan sát nước ngoài cho rằng cương vị này rất có thể được tiếp quản bởi một “người miền Nam”. Đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954 tại Quảng Nam, theo David Hutt (2), Lê Hồng Hiệp (3), Nguyễn Hồng Hải (4), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954 tại Bến Tre theo David Hutt, Nguyễn Hồng Hải (đã dẫn). Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953 tại Trà Vinh, theo Carl Thayer (5)…
Theo tôi, những dự đoán trên, nhất là liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một người được Mỹ và các nước phương Tây khác khá ưa chuộng vì được cho là “ít giáo điều”, chắc chắn là trật bởi đi ngược với lịch sử bầu lãnh đạo tối cao của ĐCSVN.
Thực vậy, nếu xác định “người miền Nam” là người sinh ở Nam Kỳ (Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau), đối lại với Trung kỳ (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và Bắc kỳ (từ biên giới với Trung Quốc đến Hà Tĩnh) thời thuộc Pháp thì trong 12 người đã và đang đứng đầu ĐCSVN (còn biết dưới các tên Đảng cộng sảng Đông Dương và Đảng lao động Việt Nam) không có “người miền Nam” nào. Còn nếu xác định miền Bắc và miền Nam theo vĩ tuyến 17 mà Hiệp định Genève 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam lấy làm ranh giới thì có một “người nửa Bắc nửa Nam” là Lê Duẩn. Nói như vậy là vì Lê Duẩn sinh ra tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị, một tỉnh nằm cả phía Bắc lẫn phía Nam vĩ tuyến 17. Hơn thế nữa, nguyên quán của ông là huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cụ thể, thân thế các lãnh đạo ĐCSVN như sau.
Hồ Chí Minh (tên thật là Nguyễn Sinh Cung), sinh tại Nghệ An, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam từ 19 tháng 2 năm 1951 – 2 tháng 9 năm 1969, Tổng bí thư Đảng lao động Việt Nam từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960.
Trịnh Đình Cửu, sinh tại Hà Đông, Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ 3/2/1930 đến 27/10/1930.
Trần Phú, sinh tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ 27/10/1930 đến 19/4/1931.
Lê Hồng Phong, sinh tại Nghệ An, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 3/1935 đến tháng 7/1936.
Hà Huy Tập, sinh tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 07/1936 đến tháng 3/1938.
Nguyễn Văn Cừ, sinh tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương từ tháng 3/1938 đến tháng 5/1941.
Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh tại Nam Định, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng Lao động Việt Nam từ tháng 5-1941 đến tháng 10/1956 và từ tháng 12/1986 đến tháng 9/1988.
Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh tại Quảng Trị, nguyên quán Hà Tĩnh, Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam và Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 9/1960 đến tháng 7/1986.
Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh tại tỉnh Hưng Yên, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 12/1986 đến tháng 6/1991.
Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh tại Hà Nội, Tổng bí thư Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.
Lê Khả Phiêu, sinh tại Thanh Hóa, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001.
Nông Đức Mạnh, sinh tại Bắc Kạn, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 4/2001 đến tháng 1/2011.
Nguyễn Phú Trọng sinh tại Hà Nội, Tổng bí thư ĐCSVN từ tháng 1/2011 – nay.
Tóm lại, chắc chắn Tổng bí thư ĐCSVN khóa XIII sẽ gọi tên Trần Quốc Vượng. Cũng chắc chắn rằng tân Tổng bí thư sẽ không làm Chủ tịch nước theo công thức “hai trong một” của người tiền nhiệm vì chức vụ này vẫn sẽ do ông Trọng nắm. Có ba lý do sau đây.
Thứ nhất, nếu Nguyễn Phú Trọng không thể làm Tổng bí thư Đảng nhiệm kỳ thứ ba vì lý do đã rõ thì điều này không mặc nhiên có nghĩa vị Giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam này sẽ rũ nốt chức vụ Chủ tịch nước. Ngược lại là đằng khác.
Trao đổi với cử tri Hà Nội trước khi được Quốc Hội bầu vào chức vụ Chủ tịch nước vào ngày 23/10/2018, đúng với gợi ý mà tôi đưa ra hơn hai năm trước đó (6), Tổng bí thư Trọng nói rõ: “Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế, 2 cơ quan khác nhau. Nếu nói “kiêm” thì không chuẩn vì vai nào chính, vai nào phụ? Đồng thời, cũng không nên nói đây là nhất thể hoá” (7). Phát biểu này của ông Trọng hẳn mở đường cho việc ông tiếp tục làm Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới, chức vụ mà ông nắm chưa được nửa nhiệm kỳ sau khi người tiền nhiệm Trần Đại Quang đột ngột qua đời.
Thứ hai, nói gì thì nói Nguyễn Phú Trọng chưa thể yên tâm Trần Quốc Vượng có thể triển khai một cách hoàn bị chiêu thức “đánh rắn phải đánh dập đầu” để bảo đảm công cuộc chống tham nhũng thắng lợi mà không có ông ở bên, cụ thể là trong cùng Bộ chính trị. Trong một kịch bản như vậy thì việc ông Trọng tiếp tục làm Chủ Tịch nước là điều không phải bàn cãi.
Thứ ba, bản thân Trần Quốc Vượng cũng thấy việc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm Chủ tịch nước là có lợi nhất cho việc củng cố quyền lực của ông trong cương vị mới, ít nhất trong giai đoạn trước mắt. Đó là chưa nói khả năng ông sẽ được ông Trọng chuyển giao nốt chức vụ nguyên thủ quốc gia, nhất là trong bối cảnh ông Trọng không thể tiếp tục vì lý do sức khỏe.
Ngược lại, có một điều không chắc chắn rằng Nguyễn Xuân Phúc, một đồng minh thân cận của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc lật đổ Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng lần trước, sẽ không đòi hỏi đền bù quyền lực tương xứng cho việc nhường chức Thủ tướng cho Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, sinh năm 1957 tại Nghệ An, một nhà kỹ trị được khẳng định (8), và nhất là, cũng như Trần Quốc Vương, được đích thân Nguyễn Phú Trọng bảo trợ (9).
Để nói, “trường hợp đặc biệt”, tức quá 65 tuổi, mà Bộ chính trị sẽ đưa ra để Hội nghị trung ương 13 và tiếp đó Đại hội XIII xem xét và thông qua cho chức vụ chủ chốt của ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam không thể chỉ là một, cụ thể là Nguyễn Phú Trọng, như đã diễn ra tại hai Đại hội trước đó.
Chú thích:
- “Nội chính” là “lập và giải quyết án”, tức mang bản chất tư pháp, không phải “chính sách nội bộ” hay nội vụ, mang bản chất hành chính)
- Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư – BBC Tiếng Việt, 15/9/2020.
- Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13 – Nghiên cứu Quốc tế, 08/05/2020.
- Ai sẽ vào 'tứ trụ' ở Đại hội XIII và bước tiếp của 'Đốt lò' – BBC Tiếng Việt 22/1/2020.
- Carl Thayer: VN có truyền thống bí mật tin lãnh đạo – BBC Tiếng Việt, 22/4/2019.
- Cù Huy Hà Vũ: Nguyễn Phú Trọng phải làm Chủ tịch nước..., Nhật báo văn hóa California, 23/6/2016.
- Tổng Bí thư ứng cử Chủ tịch nước không phải "kiêm" hay "nhất thể hóa", An ninh Thủ đô, 08/10/2018.
- Vương Đình Huệ đã trải qua các chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Phó rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban kinh tế trung ương, Phó Thủ tướng phụ trách kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ ngân hàn, thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
- Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giới thiệu Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cùng Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương, ứng cử vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hội nghị đã bầu hai ứng viên khác là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoi-13-dang-cong-san-chu-tich-tong-bi-thu/5612482.html?fbclid=IwAR1_Z2wLQIdjyM5YTQqdU6D_1Yn2DTDQ1Z9cP_hTCQ0DL9WTqPMb8rn0pCA
2.
"Theo kế hoạch trước Đại hội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế cho ông Trần Quốc Vượng ... Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận điều này. Do đó, ông Phúc đã chiêu dụ nhiều tướng lĩnh công an nhằm làm yếu thế ông Vượng trước Đại hội. Do đó, ông Trọng sẽ phải ngồi lại để tránh cho việc ông Vượng bị thôn tính ...Nguồn tin riêng của VOA
Ông Phạm Bình Minh được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế, nói tiếng Anh lưu loát, có bằng thạc sĩ của Đại học Tufts ở Mỹ. Tất cả những yếu tố này đều phục vụ tốt cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác chiến lược.Giáo sư Carl Thayer
1.
Bộ Tài chính vừa công bố quyết định về việc bổ nhiệm ông Vũ Chí Hùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thuế) - giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Ông Vũ Chí Hùng được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. |
..
2.
Trả lờiXóaHé lộ các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam sau Đại hội Đảng XIII
VOA Tiếng Việt
13/08/2020
4. Đầu tháng 1 năm 2021, đã thầy thống tin của Cô gái Đồ long Lê Nguyễn Hương Trà
Trả lờiXóa"
Lê Nguyễn Hương Trà
15 giờ ·
Tiếp tục nóng hổi với Siêu cúp Bóng đá Việt Nam!
Dưới sự thao túng của Đội Đông Anh, ngày 10/1 hôm nay, các lãnh đạo cấp cao của Liên Đoàn bóng đá nhiệm kỳ (2021 - 2025) vừa chốt với phương án giới thiệu:
1/Nhà đỏ: Đội Đông Anh
2/Nhà vàng: Đội Quảng Nam
3/Nhà trắng: Cầu thủ số #1 Hà Nội/hoặc cầu thủ của công ty mì Chính- bột ngọt, Thanh Hóa;
4/ Nhà hàng xóm Bác: Đội tuyển nữ tỉnh Quảng Bình/hoặc 1 trong 02 đội không lọt vào được nhà trắng!
5. Qua Fb, từ Đức quốc, bác Người Buôn Gió vừa thông tin (ngày 9 và 10/1/2021)
Trả lờiXóa"
Thanh Hieu Bui
4 giờ ·
Tiểu ban nhân sự là nơi đưa ra phương án nhân sự. Có 6 người thì 4 người quá tuổi trong tổ này. Ông Trần Cẩm Tú chắc suất uỷ viên BCT trưởng ban kiểm tra trung ương, nên ý kiến ai thế nào chắc ông ấy không quan tâm, tức thế nào cũng được.
Ông Phạm Minh Chính còn tuổi, chắc suất uỷ viên BCT kỳ sau. Phương án nào mà ông ấy có lợi cho mình thì ông ấy tán thành, còn không thì bét nhất ông vẫn trưởng ban tổ chức trung ương. Chẳng có gì phải mất, chỉ có được trở lên. Nói chung nhìn sự đầu tư trước đây của TQ tại Hà Tĩnh và Quảng Ninh thì ông Tú và ông Chính chắc chắn được Trung Quốc ủng hộ rồi.
Còn 4 người còn lại đều quá tuổi như Trọng, Phúc, Ngân, Vượng. Nếu cả 4 đều muốn về theo đúng tuổi thì việc đơn giản, cứ trình tự mà sắp xếp những người khác lên.
Nhưng chỉ cần 1 người muốn ở lại thì mấy người kia đời nào chịu về, thế nên mấy năm trời không thống nhất được ai ở lại, ai đi. Không thống nhất thì kêu là bí mật, thực ra có đéo đâu mà bí mật, chả lẽ bảo chúng tôi tranh giành nhau chưa thống nhất được phương án nào cả. Thế nên bịp thiên hạ là phương án có rồi, đồng nhất rồi, nhưng vì giữ bí mật không nói ra.
Toàn các ông nham hiểm cả, toàn dùng chiêu hạ người kế cận để không có ai thay thế, mình vì dân vì nước phải ngồi lại vì yên bình, vì ổn định.
Ông Trọng thì sắp nhân sự kế nhiệm là ông Vượng quá tuổi và chả có tí uy tín gì làm tổng bí thư. Giới thiệu như thế quá là bảo để thằng Vượng làm mà chúng mày không ưng, tao giới thiệu thằng Lịch làm. Còn cả hai thằng đấy chúng mày không ưng ( tất nhiên là không ai ưng rồi, vì hai ông ấy quá tuổi lại ngang cơ hay còn kém cơ các ông bà kia, sao mà họ ưng bọn kém cơ ở lại còn họ về ) thì không còn phương án nào ( chỉ còn phương án mời bố xơi tiếp nhiệm kỳ nữa vì dù sao bố bề trên rồi, trên tiếp cũng không sao ).
Có 3 ông phó thủ tướng am hiểu về kinh tế, mãi không sao, đến giờ chót hai ông kỷ luật, một ông ngồi bí thư Hà Nội. Thế là kế cận không có. Cả 6 ông bà trong tiểu ban nhân sự đều hăng hái kỳ luật cấp tốc hai ông Bình, Hải để đỡ phải thêm danh sách lựa chọn người, cô đọng lại chỉ mấy ông bà thôi.
Kỳ này không khéo cả 4 ông bà Trọng, Ngân, Phúc, Vượng đều ở lại.
"
https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/3755767771148155
10.
Trả lờiXóaThông qua đề cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt với phiếu tập trung rất cao
17/01/2021 11:20 GMT+7
Trung ương thông qua nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử và danh sách đề cử các ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII với số phiếu tập trung rất cao.
12.
Trả lờiXóaNhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XIII và Điều lệ Đảng
Thứ Hai, ngày 18/1/2021 - 05:45