Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/08/2018

"Qua không ngủ được" : vua Vũ hồi 2011 giải thích việc không còn tóc, là bởi "đạo cà phê" (coffee spirit)

Một bài viết đã lên mạng từ năm 2012, của một nhiếp anh gia nước ngoài sau một đợt trò chuyện gần gũi với Vũ qua qua. Tựa như đó là vị khách nước ngoài đầu tiên được vua Vũ đón tiếp một cách trọng thị tại trang trại trên cao nguyên. Đó cũng là khi cuốn b-sách đầu tiên của qua qua đã xuất bản (hồi năm 2008).

Ngó qua ngó lại, thấy rõ là sách thật sự đổi đời, nhất là b-sách.

Đi bản dịch tiếng Việt trước.

Dưới đó là nguyên bản tiếng Anh.


(hệ thống blog hôm nay có lỗi gì đó, rất khó post bài)


Thời điểm các năm năm 2011-2012







B-sách đã xuất bản năm 2008. "ông Đặng Lê Nguyên Vũ được ưu ái dành cho 41 trang, lớn hơn nhiều lần số trang nói về các nhân tài khác được trình bày trong cuốn sách (Trần Quốc Tuấn: 14 trang, Nguyễn Trãi: 9 trang, Hồ Chí Minh: 25 trangBill Gates: 19 trang…)."



---




1. Bản tiếng Việt





Mỗi khi có người hỏi tôi, muốn giới thiệu cho bạn nước ngoài nào về Việt Nam nên đọc sách gì, tôi đều dẫn cuốn “VietNam: a History” của Stanley Karnow, phóng viên tạp chí Times đã theo dõi Việt Nam suốt từ năm 1959 đến năm 1974.

Theo dấu cha, con gái ông, Catherine Karnow, đã chụp ảnh Việt Nam đổi mới trong suốt 25 năm từ 1990 đến 2015. Trong hành trình đó, Catherine đã gặp Đặng Lê Nguyên Vũ. Và bài phỏng vấn của bà được đăng trên tạp chí National Graphic ngày 23/2/2012. Xin dịch lại bài này, để mọi người có thể hiểu hơn hành xử của Vũ ngày hôm nay. (Xem ảnh mà Catherine chụp khi đó, 11/2011 trông Vũ còn “tâm thần” hơn bây giờ nhiều:-))

Lý do duy nhất để bạn có thể không thích bài phỏng vấn này chỉ có thể là vì Catherine quá yêu Việt Nam, như cha bà.





--




Tôi và Vua Café Việt Nam (By Catherine Karnow)



Tôi đã chụp ảnh Việt Nam thay đổi suốt 21 năm. Lần cuối là thu muộn năm ngoái (tức 2011 – nd). Lần này tôi đặc biệt quan tâm đến người giàu. Vì cách đây mấy năm, còn chưa có khái niệm đó. Tôi muốn biết triệu phú trong một đất nước cộng sản trông như thế nào.



Ở Sài gòn, tôi hay ở với người bạn là Phương Anh. Cô gái đẹp nhất mà tôi từng gặp này, đã chạy trốn khỏi Việt Nam năm 13 tuổi và trở về năm 24 tuổi để làm chủ 1 quán bar cực hot ở đây – Q-Bar. Khi tôi bày tỏ nguyện vọng, PA ngay lập tức giới thiệu tôi với Đặng Lê Nguyên Vũ, người mà cô gọi là “Vua Café”.

Văn phòng của Vua ở trên tầng 12 trên một con phố đầy rẫy các “hiệu cắt tóc thanh nữ” trá hình cho gái gọi. Chúng tôi nhấm một ly espersso tuyệt hảo. Vua nghe tôi nói, ngắm tôi chăm chú, chắc đang đánh giá.



Có lẽ tôi đã gây ấn tượng, vì sau đó anh mời tôi lên trang trại anh 3 ngày. Vì trước đó, Vua hầu như không cho ai chụp ảnh, nên tôi có chút tự hào, hơi lo lắng. Tại sao anh lại cho phé tôi bước vào đời anh, và anh sẽ hé lộ bí mật gì?

Một tuần sau, tôi đã đi dạo cùng anh trên những đồng cỏ xanh của Tây nguyên, lắng nghe anh kể làm thế nào để dùng café trước là thay đổi Việt Nam, sau là thay đổi thế giới.



Vua, sở hữu Trung Nguyên, thương hiệu café thành công ở Việt Nam, đại loại kiểu như Starbucks. Việt Nam là nước xuất khẩu café lớn thứ hai thế giới, nên Vua khá đông tiền.
Nhà trang trại của anh giống kiểu nhà dài của đồng bào dân tộc – 1 tầng, rất dài, không to, bên trong trang trí khá kỳ quặc. Trong phòng ngủ, các nhà cách mạng như Napoleon, Che Guearvara, Mao Trạch Đông gườm gườm nhìn khách. Anh kể, thường xuyên nói chuyện với các vị ấy để lấy cảm hứng thay đổi thế giới.
Trên tường là một bức ảnh to anh chụp chung với Tướng Giáp – một trong những vĩ tướng vĩ đại nhất thế giới còn sống (Tướng Giáp mất năm 2013 – nd), người đã đối đầu và chiến thắng quân đội của hai đế quốc là Pháp và Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Tôi đã dành khá nhiều thời gian với tướng Giáp, và bức ảnh do tôi chụp được coi là chân dung chính thức của ông. Sau này tôi mới hiểu đó là lý do chính mà Vua đồng ý đưa tôi vào thế giới của anh.

Chúng tôi không mất nhiều thời gian loanh quanh với các bức tượng. Mà ra ngoài ngồi quanh một cái bàn gỗ sứt sẹo, trong một trà lầu kiểu Tàu. Đồ gỗ cực kỳ giản dị, không giống với tài sản của anh, một kiểu văn hóa thắt lưng buộc bụng, ảnh hưởng từ Hồ Chí Minh.
Suốt 2 ngày, 2 đêm, với một giọng rõ như ca sĩ opera, vừa liên tục đốt xì-gà Vua café vừa buồn bã chia sẻ với tôi về tình yêu đất nước và sự lo lắng tuyệt vọng cho tương lai người Việt Nam.

Anh chỉ tay lên đầu: “cô có biết làm sao tôi không có tóc”.
“Vì căng thẳng quá đấy, tôi không ngủ được. Mọi người quá thờ ơ. Chỉ làm những cái gì mà ai đó ra lệnh. Người Việt Nam là nguồn lực quý nhất mà chúng tôi có. Vậy mà chúng tôi không thể chỉ cho thế giới được chúng tôi là ai và chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không có bản sắc!”
Chìa khóa để thay đổi nằm ngay trong mỗi người Việt Nam. Có điều họ phải “thức tỉnh.” 
Tôi tò mò có phải là anh không hài lòng về việc chính quyền kiểm soát quyền tự do ngôn luận, nhưng anh không trả lời. Thật ra, mọi người bảo tôi, ở Việt Nam, chính quyền không sợ mày làm gì, mà chỉ sợ mày nói gì.
Rồi nheo nheo mắt, xoay xoay điếu xì gà, Vua tuyên bố, mọi người phải thực hành “đạo café”. Nhưng không nói rõ chi tiết khi tôi hỏi anh đã có kế hoạch chưa.

Đêm cuối. Tôi gây sức ép với Vua. Tôi muốn biết chính xác anh định thay đổi Việt Nam và thế giới thế nào qua “Đạo café”. Anh ngả người về phía tôi, nói rõ ràng: “Những quán café của tôi. Sẽ là nơi mọi người, nhất là giới trẻ, tụ tập để trao đổi, tranh cãi, thể hiện bản thân và dạy dỗ lẫn nhau. Nơi những người có ảnh hưởng sẽ đến truyền cảm hứng, cho người Việt Nam tỉnh dậy, sáng tạo và mang đến sự thay đổi cho đất nước.” Trông bộ quần áo trắng lụng thụng, anh giống như một nhà truyền đạo.

Chúng tôi vẫn ngồi bên cái bàn cũ. Mưa rơi trên nóc nhà, ngựa gõ móng chuồng bên. Không còn gì. Chỉ còn một người đàn ông có một tầm nhìn mạch lạc vì tình yêu tuyệt đối anh dành cho đồng bào của mình. Và một tinh thần Việt Nam, tinh thần của một dân tộc không thể bị khuất phục.

https://www.facebook.com/nguyen.nam.54/posts/10212053767688100


2. Nguyên bản tiếng Anh

My Time with the Coffee King of Vietnam

By Catherine Karnow

I have been photographing Vietnam for 21 years, and returned last fall to see what had changed. I was especially interested in new wealth as there haven’t been millionaires there until the last few years. I wondered what wealth looked like in a Communist country.

In Saigon I stayed with my friend Phuong Anh Nguyen, who escaped by boat when she was 13, returned to Vietnam at 24, and now runs the hottest bar in Saigon, the Q-Bar. She is also one of the most beautiful women I have ever seen. When I asked Phuong Anh whom I should meet, she immediately suggested Dang Le Nguyen Vu, someone she referred to as the “Coffee King.” She arranged for me to meet him, as she knows everybody.

The Coffee King’s 12th-floor office is on a street full of “hair salons,” shops that are fronts for service girls. He greeted me in his grand 12th floor office and offered me a perfect espresso, then we sat down to talk. He watched me intently while I spoke; I knew that he was judging me.

I must have impressed him, though, because he invited me to spend three days at his ranch. As the Coffee King never poses for photographs, I felt honored, but nervous, too. I wondered why he was allowing me into his life, and what he would reveal.

A week later I found myself way up in the green misty highlands of Vietnam, listening to him tell me how he was going to change first Vietnam, then the world, through coffee.

The Coffee King owns Vietnam’s most successful coffee company: Trung Nguyen Coffee, which is as ubiquitous as Starbucks. Vietnam is the second biggest exporter of beans in the world, so that makes the Coffee King pretty rich.

The ranch house was in the traditional style of the region – one story, long, and not large – but oddly decorated inside. The living room was filled with imposing busts of revolutionary figures – Napoleon, Che Guevara, Mao Tse Tung. He told me he talks to the busts and gets inspiration for how to change the world.

There was also an immense autographed photo of him with General Giap — one of the world’s greatest living generals (he’s 100 as I write this) — who is responsible for winning Vietnam’s independence from both France and the U.S. I myself have spent much time with General Giap, and my photographs of the general are considered his official portraits. Later I realized this was why the Coffee King had allowed me into his world.

But we didn’t spend time inside surrounded by busts; we sat at an old scratched wooden table in the Chinese style pavilion outside. For such a rich man, his furniture was very simple, a reflection of a culture of austerity that dates back to Ho Chi Minh.

For two days and two nights, the Coffee King smoked cigar after cigar and, in an operatic sing-song voice, spoke sadly about his love for the Vietnamese people and his deep despair for their future.


He pointed to his head and asked, “Why do you think I have no hair?”

“It is from stress. I do not sleep,” he said. “The people are too passive; they just do what they are told. The Vietnamese people are our greatest resource, and yet we are failing to show the world who we are and what we are capable of! We have no identity!”

The key to change, he said, was in the Vietnamese people — if they would only “wake up.”

I wondered whether he was voicing his frustration with the government, which censors freedom of expression, but he was quiet on this point. Indeed, in Vietnam, as others had told me, it is not what you do, it is what you say, that can anger the government.

Then, with eyes narrowed, gesturing with his Cohiba, he declared that everyone should embody the “coffee spirit.” But he was vague on the particulars; I wondered if he had a plan.

On my last night, I pressed the Coffee King for more. I wanted to know exactly how he was going to change Vietnam, and then the world, with this coffee spirit. In his flowing white tunic and matching pants, he resembled a prophet. He leaned forward and told me his vision. “My coffee shops,” he said, “will be gathering places where people, especially young people, will exchange ideas, where they will express themselves in all ways, through conversation, performance, art, workshops, lectures. Exciting and influential people will come and teach, and the people of Vietnam will wake up, be enlightened, and be inspired to think creatively and bring change to their country!”

As we sat at the old table on the pavilion, a light rain pattering on the roof, his Arabian horses stamping about in a nearby barn, I saw a man whose vision was clear because his love for his people was unwavering. I was seeing not only an individual with an intention so strong he would stop at nothing, I was also seeing the Vietnamese spirit, that indomitable force that keeps them focused on the goal no matter what the cost.

Millionaire Dang Le Nguyen Vu, owner of Trung Nguyen coffee, owns more than sixty Arabian horses. (Photo: Catherine Karnow)

Also known as "The Chairman," Mr. Vu's life revolves around coffee. (Photo: Catherine Karnow)


Nguồnhttps://www.nationalgeographic.com/travel/intelligent-travel/2012/02/21/my-time-with-the-coffee-king-of-vietnam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.