Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/01/2018

Giỗ vua Mạc Kính Vũ ở Vĩnh Phúc, tháng 1 năm 2018

Thông tin về lễ giỗ thì đã đưa ít hôm trước, ở đây (23/1/2018).

Dưới là một vài hình ảnh về lễ trên thực tế.

Toàn bộ là của Fb con cháu Mạc tộc và gốc Mạc.

---











---




BỔ SUNG


4.

Nhận lời mời của Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày 30/01/2018 tức ngày 14 tháng Chạp năm Đinh Dậu, đoàn đại diện Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội do PGS.TS Phạm Quốc Toàn làm trưởng đoàn đã về dự lễ kỵ nhật Minh Tông Khai Hoàng đế Mạc Kính Vũ tại Di tích chùa Trống – xã Diệm Xuân – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc. Tham gia đoàn còn có ông Hoàng Minh Tuấn, Lê Đăng Quyền, Phạm Hải, Lều Thọ Quân, Tô Duy Đại,  Mạc Long Quân, Mạc Cẩm Hy Phương.
1

3
4
Tin và ảnh: Lều Thọ Quân
http://homacvietnam.vn/?p=2193



3.




   (Do Ông Hoàng Mạc Trần Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực HĐMT Việt Nam trình bày)
       
    Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa toàn thể Bà con
       
      Hôm nay 14 tháng Chạp Đinh Dậu tức ngày 30 tháng 1 năm 2018, chúng ta vui mừng, phấn khởi về dự lễ Kị nhật Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ, đây cũng là nơi đã Hợp tự, cũng sẽ là ngày kị nhật chung 12 bậc Tiên vương, các Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều các thời kì trên đất Đồi Trống, xã Việt Xuân.
        Thay mặt Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt nam, xin gửi lời chào trân trọng tới quý vị đại biểu, khách quý lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ban ngành  địa phương xã Việt Xuân thôn Diệm xuân.... Các Đại đức Chư Tôn chùa Trống. Các ông, bà lãnh đạo các đoàn đại biểu HĐMT/BLL Mạc tộc, bà con họ Mạc, họ gốc Mạc ở Vĩnh Phúc và các địa phương trong, ngoài tỉnh đã về dự Lễ kị nhật hôm nay.
    Kính thưa quý vị đại biểu, Thưa toàn thể Bà con
        Trên quê hương xã Việt xuân có 7 di tích, là vùng đất đa dạng sắc thái văn hóa có vị trí địa lí, kinh tế quan trọng từ ngàn xưa và Diệm xuân là vùng đất phúc địa… Ngày 21/9/2012 thông qua Hội thảo khoa học nhà Mạc và Hậu Duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh phúc các nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất khẳng định: Việt Xuân là vùng đất Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng... Tiêu biểu là Vua Mạc Kính Vũ (1638-1677) có tài liệu ghi (Mạc Kính Diệu - Mạc Kính Trạc - Mạc Kính Hoàn) là đời Vua thứ 10 triều Mạc niên hiệu Thuận Đức ở Cao Bằng và Quảng tây được triều Nhà Thanh phong Quy Hóa Tướng Quân đã được tri phủ Quảng Tây tấu trình vua Nhà Thanh nhưng đến khi mất chưa kịp nhận sách phong An Nam Đô thống sứ. Ngài lựa chọn nơi đây làm nơi mai danh ẩn tích, chờ thời tiến đánh Thăng Long tiếp tục mưu nghiệp lớn. Kế hoạch không thành, Vua Mạc Kính Vũ xuất gia xây Chùa quy y nơi cửa Phật và mất tại đây.. Trong đó, đồi Chùa, khu đất có Xuân Sơn tự hay còn gọi là Chùa Trống tọa lạc, là nơi lưu giữ nhiều dấu tích của vị Vua thứ 10 nhà Mạc - Mạc Kính Vũ, cùng các vị hoàng tộc Mạc Triều. Tiêu biểu nhất là ba ngôi mộ cổ, gồm: Nhà vua - Nhà tu hành Mạc Kính Vũ, Công chúa Mạc Chính Lan và Nguyễn Hữu Nhẫn (cháu nội vua Mạc Kính Vũ - con trai Thái tử Nguyễn Hữu Pháp). Năm 2017 tiếp tục phát lộ ngôi mộ cổ Công chúa Mạc Tuyết Lan trước sân Đền hiện nay.
      Để tương xứng với một Cụm di tích lịch sử - văn hóa được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Lãnh đạo các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, dự án Chùa, Đền, Đình, Diệm Xuân đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 426/QĐ-CT ngày 11/2/2014. Ngày 21/3/2014 khởi công lễ động thổ xây dựng Chùa Trống với sự có mặt, công đức của nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cùng đông đảo các quan khách đại biểu và bà con nhân dân địa phương.
   Thực hiện nghị quyết Đại hội II của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam năm 2014, thể theo tâm nguyện của đông đảo nhân dân và bà con họ Mạc và họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc hướng về tổ tiên cội nguồn, tri ân thờ phụng các bậc Tiên vương Tiên đế. Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thông qua nhiều cuộc hội nghị. bàn bạc trao đổi thống nhất: Ngày 21/8/2016 Tổ chức Lễ khởi công động thổ, ngày 21/4/2017 sau thời gian chuẩn bị và hơn 5 tháng thi công khánh thành Đền thờ nhà Mạc tại Diệm Xuân với 12 ban Tượng thờ Đức Tiên vương tiên đế nhà Mạc trị vì thời kì Thăng Long, thời kì Cao Bằng, hậu Cao Bằng, 4 ban thờ Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều với diện tích nhà Đền 65m2, khuôn viên 210m2 và 4 ngôi mộ cổ họ Mạc nằm trong quần thể khu di tích Diệm xuân với tổng mức đầu tư trên 2.3 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa, công đức của bà con họ Mạc tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương, công đức của Bà Thái Hương chủ tịch Tập đoàn TH True Milk, Công đức của gia đình ông, bà Nguyễn Mạc Ngọc Thu, chủ tịch HĐMT tỉnh Vĩnh phúc là rất cố gắng, rất lớn lao. Tuy nhà Đền còn khiêm tốn chưa tương xứng với Công lao của các bậc tiên vương, văn quan võ tướng Mạc Triều nhưng bước đầu cũng an lòng có nơi để dâng hương kính bái tri ân các bậc Tiên vương. Chúng ta tự hào Đền nhà Mạc Diệm xuân hiện nay là 1 trong 4 cụm Di tích văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia thờ phụng đủ ban thờ 12 đời Vua nhà Mạc, ban thờ Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều cùng với khu tưởng niệm các vua nhà Mạc ở Hải Phòng có 5 tượng và 7 bài vị, Từ đường họ Mạc Cổ trai 12 tượng thờ; Chùa Thành, thành phố Lạng sơn thờ bài vị 12 Vua triều Mạc.
    Đây thật sự là một niềm vui, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn của Hội đồng Mạc tộc cùng hơn 20 chi họ Mạc và hậu duệ họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cùng họ Mạc cả nước nói chung.
   Thay mặt Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt Nam trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh phúc các ban ngành hữu quan huyện Vĩnh Tường; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Việt Xuân thôn Diệm xuân các thời kì và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiều hơn nữa trong thời gian tới.   
       Trước đây Thường trực HĐMT Việt Nam đã ủy quyền Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo với lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, kết hợp chặt chẽ với Ban quản lý khu di tích, các nhà sư trụ trì ở Chùa Trống vận động các tăng ni phật tử thiện nam tín nữ, bà con nhân dân thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân, du khách thập phương cùng với bà con hơn 20 chi họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc, bà con họ Mạc ngoài tỉnh về dự tổ chức thật tốt việc dâng hương kính bái tế lễ, mở rộng việc thờ cúng các Ngài đã hợp tự, ngự tại Đền nhà Mạc Diệm xuân vào các ngày Sóc, Vọng, lễ tết, ngày kị, Lễ hội cụm di tích Diệm xuân 12/9 âm lịch. đặc biệt là ngày lễ kị 14 tháng chạp của Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ hằng năm theo nghi thức truyền thống.    
      Những việc làm như thế không ngoài mục đích nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển du lịch văn hoá tâm linh gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn xã Việt Xuân nói riêng và địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung mà còn gữi gìn phát huy lịch sử truyền thống văn hóa Vương triều Mạc, các Đức Tiên vương nhà Mạc là những bậc thánh, bậc nhân thần có thật đã một thời có công với nước nặng đức với dân, những mong dân an, nước thịnh trên tinh thần Đoàn kết, hợp tác hướng về cội nguồn chung tay phát triển. Vận động bà con tiếp tục công đức để tiếp tục tu bổ, tôn tạo các hạng mục và chăm lo việc thờ cúng ở đây chu đáo. Tổ chức tốt thông tin truyên truyền, tin tức hoạt động dòng họ Mạc, Đền nhà Mạc, các chi họ gốc Mạc trên đất Vĩnh Phúc thường xuyên liên tục chuyển đăng tin trang Mactoc.com, các trang tin mạng FB có tên họ Mạc.
      Nhân ngày lễ trọng này, xin báo cáo nhanh một số sự kiện lớn của họ Mạc toàn quốc và như chúng ta đã biết: Từ năm 1985 với sự cố gắng không mệt mỏi của các bậc ông, cha, bà con lớp trước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp Viện chuyên ngành... được sự quan tâm của Nhà nước, các nhà sử học, các nhà chuyên môn  đến nay xã hội đã có nhận thức đúng về nhà Mạc, trong lễ hội lớn của đất nước đã ghi công Vương triều Mạc đứng đầu là Đức Mạc Thái Tổ là một phần quan trọng không thể thiếu trong biên niên sử của đất nước. Năm 2007 xuất bản Hợp biên thế phả họ Mạc và nhiều sách ấn phẩm, phim, thơ phú, nhạc, kịch, chèo... về họ Mạc. Năm 2010 kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Nhà nước đầu tư xây dựng khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc tại xã Ngũ đoan Hải phòng nguy nga trầm mặc... trên khuôn viên vùng lõi 2,5 hecta trong diện tích quy hoạch 10 hecta. Di tích quốc gia Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động xã Nam Tân, Hải Dương. Năm 2015 Thành phố Hà Nội đã đặt tên đường phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông và một số các tỉnh thành phố đã đặt tên đường phố, trường học, dựng tượng đài các Ngài và văn quan võ tướng nhà Mạc, họ Mạc; Di tích Từ đường chi họ Mạc ở Cổ Trai, Đền thờ Hoàng hậu Vua Mạc Kính Vũ ở Cao bằng, Khu Hoàng thành Thăng Long tại số 9 Hoàng Diệu nơi thờ phụng 6 đời Vua nhà Mạc thời kì Thăng Long, Lễ hội Ná Nhèm khu vực Trấn Yên, tỉnh Lạng Sơn cùng với các khu Đền, đã tổ chức được hai kì Đại hội Đại biểu Hội đồng Mạc tộc Việt Nam toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội thông qua năm 2014 như Đền Quan Quận thờ 18 vị Quận công Nhà Mạc ở xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội; Đền Tiên Đô ở xã Đặng sơn, Đô Lương, Nghệ An là nơi thờ phụng Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng, khu Kinh đô Cao bằng, hằng trăm chi họ trong số hơn 500 chi họ đã triển khai tôn tạo, xây mới các Từ Đường, Nghĩa trang, lập Gia phả chi họ, dòng họ. Mấy năm gần đây Viện sử học Việt nam đã hoàn thành xuất bản công trình nghiên cứu hai Tổng tuyển tập bộ Sử Việt nam  trong đó dành các chương hoặc 1 tập viết về nhà Mạc.. Kết nối nhiều chi họ về với dòng tộc Mạc sau hơn 400 năm li tán. Có thể nói rằng: Việc chiêu tuyết tổ tiên đã cơ bản đạt được các mục tiêu lớn, tuy nhiên còn một số việc như sửa đổi Sử viết về nhà Mạc trong sách giáo khoa dạy học trong nhà trường và chúng ta hiểu rằng: Tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của người Việt thì dòng họ nào cũng có Từ đường, Nhà thờ  để con cháu  thờ phụng tổ tiên, nhưng được Sử sách ghi nhận, được Nhà nước đầu tư xây dựng Di tích khu tưởng niệm các Đền thờ, Chùa... thờ tổ tiên các Đức Vua nhà Mạc luôn có Ban Quản lí thường trực chăm lo gìn giữ, nhân dân thờ phụng kính bái ...thì họ Mạc, Vương triều Mạc là một trong những dòng họ Khai khoa bảng, Khai đế nghiệp có được, đó là điều tự hào vẻ vang nhất, chúng ta cần biết gìn giữ, trân trọng phát huy... 
    Đặc biệt, Điện Sùng Đức Long Động xã Nam Tân, Nam Sách tỉnh Hải Dương nơi đây tháng 6 năm Thống nguyên (1527) Mạc Thái Tổ tiến vào Kinh sư tuyên chiếu lên ngôi và truy tôn đế hiệu Đức thủy tổ Trạng nguyên Mạc Hiển Tích (triều Lí) là Hồng Phúc Đại vương và truy tôn các Đức Viễn tổ khảo, tỷ họ Mạc tới 7 đời... và Ngài đã cho dựng Điện Sùng Đức có gò Mã thảo trên nền nhà cũ của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (Triều Trần) là Kiến thủy Khâm Minh văn Hoàng đế, trong 65 năm trị vì ở Thăng long, hằng năm cứ vào ngày kị nhật tiên tổ các Đức Hoàng Đế nhà Mạc, văn quan võ tướng, nhân dân toàn Cõi về Điện Sùng Đức kính bái.    
    Tiếc thay! Sau năm (1592) nhà Mạc thất thế. Điện Sùng Đức bị các thế lực phong kiến trung hưng tàn phá không còn nữa. Nhờ anh linh tiên tổ, Đại hội Mạc tộc toàn quốc 2014 thông qua ủy quyền Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải dương phục hồi xây dựng. Như tôi đã báo cáo ở trên! Các công trình họ Mạc đến nay đã cơ bản hoàn thành. Còn Điện Sùng Đức tại Long Động là một trong những nơi thờ phụng cốt lõi của dòng họ cần được bà con họ Mạc cả nước tập trung và tiếp tục dành sự quan tâm công đức cao nhất để sớm hoàn thành công trình này.., Đây là phúc âm dòng tộc, là nền nhân cội phúc bảo đảm sự trường tồn của dòng họ.
     Nên! những ngày kị nhật của Đức thủy tổ Mạc Hiển Tích (15/11 âm lịch), kị nhật Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (10/2 âm lịch) tại Long Động Hải dương và Đức Mạc Thái Tổ (22/8 âm lịch) tại Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc và Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai mời bà con nhớ về dâng hương kính bái, công đức, tri ân tiên tổ.
    Nhân tiết Đông về dự Lễ kị nhật các Đức Tiên vương và Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ tại Đền nhà Mạc Diệm Xuân, Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt Nam và nhân danh cá nhân, một lần nữa xin có lời kính chúc sức khỏe đến toàn thể các quý vị đại biểu, bà con  dòng họ, Chư Tôn , Thiền Đức, Tăng Ni, phật tử cùng toàn thể bà con dồi dào sức khoẻ, an lạc thành tựu viên mãn, mọi nhà chuẩn bị đón xuân mới Mậu tuất có nhiều niềm vui. Xin kính chúc Lễ kị nhật các Đức Tiên vương Tiên đế hôm nay trang nghiêm, thành kính.,.
                                      Trân trọng cảm ơn!
                                    Hoàng Mạc Trần Hòa

http://mactoc.com/newsdetail/3790/phat-bieu-tai-le-ki-nhat-thuan-uc-vuong-mac-kinh-vu-tai-en-nha-mac-diem-xuan-14-thang-chap-inh-dau.aspx



2.



















  
Trước đây, Thường trực HĐMT Việt Nam đã ủy quyền Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo với lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, kết hợp chặt chẽ với Ban quản lý khu di tích, các nhà sư trụ trì ở Chùa Trống vận động  các tăng ni phật tử thiện nam tín nữ, bà con nhân dân thôn, xã Việt Xuân, du khách thập phương cùng với bà con hơn 20 chi họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc cùng bà con họ Mạc cả nước về dự tổ chức thật tốt dâng hương kính bái tế lễ, mở rộng việc thờ cúng các ngài ngự Đền nhà Mạc Diệm xuân vào các ngày Sóc, Vọng, lễ tết, Lễ hội cụm di tích Diệm xuân 12/9/âm lịch. Đặc biệt là ngày lễ kị nhật 14 tháng chạp Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ hằng năm cần theo nghi thức truyền thống. Những việc làm như thế không ngoài mục đích nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển du lịch văn hoá tâm linh gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn xã Việt Xuân nói riêng và địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung mà còn để gữi gìn phát huy lịch sử truyền thống văn hóa Vương triều Mạc, các Đức Tiên vương nhà Mạc là những bậc thánh, bậc nhân thần có thật đã một thời có công với nước nặng đức với dân, những mong dân an, nước thịnh trên tinh thần Đoàn kết, hợp tác hướng về cội nguồn chung tay phát triển. Vận động bà con tiếp tục công đức để tiếp tục tu bổ, tôn tạo các hạng mục và chăm lo việc thờ cúng chu đáo. Tổ chức tốt thông tin truyên truyền, tin tức hoạt động dòng họ Mạc, Đền nhà Mạc, các chi họ gốc Mạc trên đất Vĩnh phúc thường xuyên liên tục chuyển đăng tin trang Mactoc.com, các trang tin mạng FB có tên họ Mạc. Năm nay ngày 30 tháng 1/2018 tức 14 tháng Chạp năm Đinh Dậu Hội đồng Mạc tộc Việt nam, HĐMT tỉnh Vĩnh phúc đã long trọng tổ chức lễ Kị nhật Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ, cũng là nơi Hợp tự, ngày kị nhật chung của 12 bậc Tiên vương, các Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều các thời kì trên đất Đồi Trống Việt Xuân.         Ông Nguyễn Mạc Ngọc Thu, Chủ tịch và các vị trong HĐMT Vĩnh phúc đã chủ trì các nghi lễ kỵ nhật, cúng tế đối với các liệt vị Tiên tổ. BLL Mạc tộc, bà con họ Mạc, hơn 20 chi họ gốc Mạc từ nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc và các địa phương trong, ngoài tỉnh đã về dự Lễ kị nhật và đã rất tích cực tham gia buổi lễ. Chi họ Nguyễn gốc Mạc ở Tuyên quang cũng có đoàn về dự. Nhiều quý vị đại biểu, quý vị lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ban ngành  địa phương xã Việt Xuân, thôn Diệm xuân cùng tham dự. Đoàn đại biểu HĐMTVN do ông Hoàng Trần Hoà, PCT thường trực làm Trưởng đoàn cùng GS.TSKH Phan Sỹ An, PCT, Bà Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng ban Tổ chức, ông Thái Mạc Lê Tuấn, Chánh văn phòng HĐMTVN. Ban liên lạc Mạc tộc Hà nội cũng cử đoàn đại biểu gồm 8 người về dự. Sau các nghi lễ cúng tế và các đoàn dâng hương, ông Hoàng Trần Hoà thay mặt HĐMTVN đã  phát biểu đề cao các thành tích của HĐMT Vĩnh Phúc đã làm được gần đây. Để tương xứng với một Cụm di tích lịch sử - văn hóa, được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của lãnh đạo các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, dự án Chùa, Đền, Đình, Diệm Xuân đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 426/QĐ-CT ngày 11/2/2014. Ngày 21/3/2014 khởi công lễ động thổ xây dựng Chùa Trống với sự có mặt, công đức của nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cùng đông đảo các quan khách đại biểu và bà con nhân dân địa phương. Thực hiện nghị quyết Đại hội II của Hội đồng Mạc tộc Việt nam năm 2014, thể theo tâm nguyện của đông đảo nhân dân và bà con họ Mạc và họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc hướng về tổ tiên cội nguồn, tri ân thờ phụng các bậc Tiên vương Tiên đế. Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thông qua nhiều cuộc hội nghị, bàn bạc trao đổi thống nhất đến ngày 21/8/2016 đã tổ chức Lễ khởi công động thổ, ngày 21/4/2017 sau thời gian chuẩn bị và hơn 5 tháng thi công khánh thành Đền thờ nhà Mạc Diệm Xuân với 12 ban Tượng thờ Đức Tiên vương Tiên đế nhà Mạc trị vì thời kì Thăng Long, thời kì Cao Bằng, hậu Cao Bằng, 4 ban thờ Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều với diện tích nhà Đền 65m2, khuôn viên 210m2 và 3 ngôi mộ cổ họ Mạc nằm trong quần thể khu di tích Diệm xuân với tổng mức đầu tư trên 2.3 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn xã hội hóa, công đức của bà con họ Mạc tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương và công đức của Bà Thái Hương chủ tịch Tập đoàn TH True Milk; Gia đình ông bà Nguyễn Mạc Ngọc Thu, Chủ tịch HĐMT tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhà Đền còn khiêm tốn chưa tương xứng với Công lao của các bậc Tiên vương, văn quan võ tướng Mạc Triều nhưng bước đầu cũng an lòng có nơi để dâng hương kính bái tri ân các bậc tiên vương. Gia đình GS. TSKH Phan Đăng Nhật, Chủ tịch danh dự HĐMTVN đã đã cung tiến 26 triệu đồng góp phần lớn để tạo dựng được bức tượng thờ Công chúa Mạc Chính Lan.  Chúng ta tự hào Đền nhà Mạc Diệm xuân hiện nay là một trong bốn cụm Di tích văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia thờ phụng đủ ban thờ 12 đời vua nhà Mạc, ban thờ Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều cùng với khu tưởng niệm các vua nhà Mạc Hải phòng có 5 tượng và 7 bài vị, Từ đường họ Mạc Cổ Trai 12 tượng thờ; Chùa Thành thành phố tỉnh Lạng sơn thờ bài vị 12 Vua triều Mạc. Đây thật sự là một niềm vui, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn của Hội đồng Mạc tộc cùng 20 chi họ và hậu duệ họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cùng họ Mạc cả nước nói chung.   Thay mặt Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt nam, ông Hoà đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh phúc ,các ban ngành hữu quan huyện Vĩnh tường. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Việt Xuân thôn Diệm xuân các thời kì và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Tiếp theo Bà Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng ban Tổ chức của HĐMTVN đã tuyên đọc lời kêu gọi chung của HĐMTVN và HĐMT tỉnh Vĩnh phúc kêu gọi mọi người tiếp tục phát tâm công đức để sớm hoàn thành các hạng mục tiếp theo tại khu di tích Nhà Mạc ở Đồi Trống.        
Nhân dịp này chúng tôi muốn giới thiệu thêm về di tích văn hoá này. Trên quê hương xã Việt xuân có 7 di tích, là vùng đất đa dạng sắc thái văn hóa có vị trí địa lí, kinh tế quan trọng từ ngàn xưa và Diệm xuân là vùng đất phúc địa, … Ngày 21/9/2012 thông qua Hội thảo khoa học nhà Mạc và Hậu Duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh phúc các nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất khẳng định: Việt Xuân là vùng đất Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng. Hoàng đế Mạc Kính Vũ ( 1638-1677) có tài liệu ghi Mạc Kính Diệu (Trạc), Mạc Kính Hoàn, là đời Vua thứ 10 triều Mạc niên hiệu Thuận Đức ở Cao Bằng và Quảng tây được triều nhà Thanh phong Quy Hóa Tướng Quân đến khi mất chưa kịp nhận sách phong An Nam Đô thống sứ. Ngài lựa chọn nơi đây làm nơi mai danh ẩn tích, chờ thời tiến đánh Thăng Long tiếp tục mưu nghiệp lớn. Kế hoạch không thành, Vua Mạc Kính Vũ xuất gia xây Chùa quy y nơi cửa Phật và mất tại đây. Trong đó, đồi Chùa, khu đất có Xuân Sơn tự hay còn gọi là Chùa Trống tọa lạc, là nơi lưu giữ nhiều dấu tích của vị Vua thứ 10 nhà Mạc - Mạc Kính Vũ, cùng các vị hoàng tộc Mạc Triều. Tiêu biểu nhất là 03 ngôi mộ cổ gồm: Nhà vua - Nhà tu hành Mạc Kính Vũ, Công chúa Mạc Chính Lan và Nguyễn Hữu Nhẫn (cháu nội vua Mạc Kính Vũ - con trai Thái tử Nguyễn Hữu Pháp). Năm 2017 tiếp tục phát lộ ngôi mộ cổ Công chúa Mạc Tuyết Lan trước sân Đền hiện nay.       Nhân ngày lễ trọng này xin điểm lại một số sự kiện lớn của họ Mạc toàn quốc: Từ năm 1985 với sự cố gắng không mệt mỏi của các bậc ông, cha, bà con lớp trước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp viện. Được sự quan tâm của nhà nước, các nhà sử học, các nhà chuyên môn  đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu nên đến nay xã hội đã có nhận thức đúng về nhà Mạc. Nhà nước đã ghi công Vương triều Mạc đứng đầu là Đức Mạc Thái Tổ là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong biên niên sử của đất nước ta. Năm 2007 đã xuất bản Hợp biên thế phả họ Mạc và nhiều sách ấn phẩm, phim, thơ phú, nhạc, kịch, chèo về Nhà Mạc. Năm 2010 kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Nhà nước đầu tư xây dựng khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc nguy nga, to lớn tại xã Ngũ đoan, Hải phòng khuôn viên vùng lõi 2,5 hecta trong diện tích quy hoạch 10 hecta. Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động xã Nam Tân, Hải Dương được xếp hạng Di tích quốc gia. Năm 2015 thành phố Hà Nội đã  đặt tên chính thức cho đường phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. Một số các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đặt tên đường phố, trường học, dựng tượng đài các Ngài và văn quan võ tướng Nhà Mạc, họ Mạc. Từ đường chi họ Mạc Cổ trai, Đền thờ Hoàng hậu Vua Mạc Kính Vũ ở Cao bằng, Khu Hoàng thành Thăng Long số 9 Hoàng Diệu nơi thờ phụng 6 đời Vua nhà Mạc thời kì Thăng long đều là các di tích được tôn tạo, Lễ hội Ná Nhèm khu vực Trấn Yên, Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đươc tổ chức hàng năm. Năm 2014 các khu đền đã được Đại hội Đại biểu Hội đồng Mạc tộc Việt Nam vinh danh như Đền Quan Quận thờ 18 quận công Nhà Mạc ở xã Nam Sơn, Sóc Sơn Hà Nội; Đền Tiên Đô xã Đặng sơn, Đô lương Nghệ An nơi thờ phụng Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng, khu Kinh đô Cao bằng. Hàng trăm chi họ gốc Mạc trong cả nước đã tôn tạo, xây mới các Từ đường, Nghĩa trang, lập Gia phả chi họ, dòng họ. Mấy năm gần đây Viện sử học Việt Nam đã hoàn thành xuất bản công trình nghiên cứu 2 Tổng tuyển tập bộ Sử Việt Nam  trong đó dành các chương viết chính xác về nhà Mạc. Việc kết nối nhiều chi họ về với dòng tộc Mạc đã và đang được tiến hành sau hơn 400 năm li tán. Có thể nói rằng: Việc chiêu tuyết tổ tiên  đã cơ bản đạt được các mục tiêu lớn, tuy nhiên còn một số việc cần được tiếp tục như sửa đổi Sử viết về nhà Mạc trong sách giáo khoa dạy học trong nhà trường.  Chúng ta  hiểu rằng: Tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của người Việt thì dòng họ nào cũng có Từ đường. Vương triều Mạc có nhiều tiến bộ và công lao cho đất nước lại là một trong những dòng họ nhiều khoa bảng đã được Nhà nước đầu tư xây dựng Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc...Đền nhà Mạc nhân dân kính bái. Đó là điều vẻ vang, đáng tự hào. Chúng ta cần biết trân trọng, gìn giữ và phát huy. Vào tháng 6 năm Thống nguyên (1527) Mạc Thái Tổ tiến vào Kinh sư tuyên chiếu lên ngôi và truy tôn đế hiệu Đức thủy tổ Trạng nguyên Mạc Hiển Tích (triều Lí) là Hồng Phúc Đại vương và truy tôn các Đức Viễn tổ khảo, tỷ họ Mạc 7 đời. Vì vậy tại Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách tỉnh Hải Dương, Ngài đã cho dựng Điện Sùng Đức có gò Mã thảo trên nền nhà cũ của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (Triều Trần) là Kiến thủy Khâm Minh văn Hoàng đế. Trong 65 năm tồn tại ở kinh thành Thăng long, hằng năm cứ vào ngày kị nhật tiên tổ các Đức Hoàng Đế nhà Mạc, văn quan võ tướng, nhân dân toàn Cõi đều về Điện Sùng Đức kính bái.  Tiếc thay! Sau năm (1592) nhà Mạc thất thế, Điện Sùng Đức bị các thế lực phong kiến Trung Hưng tàn phá không còn nữa. Nhờ Anh linh tiên tổ, Đại Hội Mạc tộc toàn quốc 2014 thông qua Ủy quyền Hội Đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương phục hồi xây dựng. Các công trình họ Mạc đến nay đã cơ bản hoàn thành, còn Điện Sùng Đức, Long Động là một trong những nơi thờ phụng cốt lõi của dòng họ cần được bà con họ Mạc cả nước tập trung và tiếp tục dành sự quan tâm công đức cao nhất để sớm hoàn thành công trình này. Đây là phúc âm dòng tộc là nền nhân cội phúc bảo đảm sự trường tồn của dòng họ. Công việc này là rất cần thiết và trọng đại. Toàn thể bà con cộng đồng cư dân và các Hội đồng, Ban Liên lạc các Chi họ Mạc và  họ gốc Mạc cần quan tâm và tìm cách đẩy mạnh công việc này để sớm có kết quả như mọi người mong muốn.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:














                                                      Tin: BTV Mactoc.com
                                                           Ảnh: Mactoc.com, Lều Quân

http://mactoc.com/newsdetail/3789/hoi-ong-mac-toc-tinh-vinh-phuc-to-chuc-le-ky-nhat-ngai-thuan-uc-vuong-mac-kinh-vu.aspx




1.



(Do Ông Hoàng Mạc trần Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực HĐMT Việt nam trình bày)

Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa toàn thể Bà con
Hôm nay 14 tháng Chạp Đinh Dậu tức ngày 30 tháng 1/2018, chúng ta vui mừng, phấn khởi về dự lễ Kị nhật Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ, đây cũng là nơi đã Hợp tự, cũng sẽ là ngày kị nhật chung 12 bậc Tiên vương, các Hoàng Hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều các thời kì trên đất Đồi Trống Việt Xuân. 
Thay mặt Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt nam, xin gửi lời chào trân trọng tới quý vị đại biểu, khách quý lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ban ngành địa phương xã Việt Xuân thôn Diệm xuân.... Các Đại đức Chư Tôn chùa Trống. Các ông, bà lãnh đạo các đoàn đại biểu HĐMT/BLL Mạc tộc, bà con họ Mạc, họ gốc Mạc ở Vĩnh Phúc và các địa phương trong, ngoài tỉnh đã về dự Lễ kị nhật hôm nay. 
Kính thưa quý vị đại biểu, Thưa toàn thể Bà con
Trên quê hương xã Việt xuân có 7 di tích, là vùng đất đa dạng sắc thái văn hóa có vị trí địa lí, kinh tế quan trọng từ ngàn xưa và Diệm xuân là vùng đất phúc địa … Ngày 21/9 /2012 thông qua Hội thảo khoa học nhà Mạc và Hậu Duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh phúc các nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất khẳng định: Việt Xuân là vùng đất Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng ...Tiêu biểu là Vua Mạc Kính Vũ ( 1638-1667) có tài liệu ghi (Mạc Kính Diệu - Mạc Kính Trạc - Mạc Kính Hoàn) là đời Vua thứ 10 triều Mạc niên hiệu Thuận Đức ở Cao Bằng và Quảng tây được triều Nhà Thanh phong Quy Hóa Tướng Quân đã được tri phủ Quảng Tây tấu trình vua Nhà Thanh nhưng đến khi mất chưa kịp nhận sách phong An Nam Đô thống sứ, Ngài lựa chọn nơi đây làm nơi mai danh ẩn tích, chờ thời tiến đánh Thăng Long tiếp tục mưu nghiệp lớn. Kế hoạch không thành, Vua Mạc Kính Vũ xuất gia xây Chùa quy y nơi cửa Phật và mất tại đây.. Trong đó, đồi Chùa, khu đất có Xuân Sơn tự hay còn gọi là Chùa Trống tọa lạc, là nơi lưu giữ nhiều dấu tích của vị Vua thứ 10 nhà Mạc - Mạc Kính Vũ, cùng các vị hoàng tộc Mạc Triều. Tiêu biểu nhất là 03 ngôi mộ cổ, gồm: Nhà vua - Nhà tu hành Mạc Kính Vũ, Công chúa Mạc Chính Lan và Nguyễn Hữu Nhẫn (cháu nội vua Mạc Kính Vũ - con trai Thái tử Nguyễn Hữu Pháp). Năm 2017 tiếp tục phát lộ ngôi mộ cổ Công chúa Mạc Tuyết Lan trước sân Đền hiện nay. 
Để tương xứng với một Cụm di tích lịch sử - văn hóa được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Lãnh đạo các cấp Tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án Chùa, Đền, Đình, Diệm Xuân đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 426/QĐ-CT ngày 11/2/2014. Ngày 21/3/2014 khởi công lễ động thổ xây dựng Chùa Trống với sự có mặt, công đức của nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cùng đông đảo các quan khách đại biểu và bà con nhân dân địa phương.
Thực hiện nghị quyết Đại hội II của Hội đồng Mạc tộc Việt nam năm 2014, thể theo tâm nguyện của đông đảo nhân dân và bà con họ Mạc và họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc hướng về tổ tiên cội nguồn, tri ân thờ phụng các bậc tiên vương Tiên đế. Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thông qua nhiều cuộc hội nghị. bàn bạc trao đổi thống nhất: Ngày 21/8/2016 Tổ chức Lễ khởi công động thổ, ngày 21/4/2017 sau thời gian chuẩn bị và hơn 5 tháng thi công khánh thành Đền thờ nhà Mạc Diệm Xuân với 12 ban Tượng thờ Đức Tiên vương tiên đế nhà Mạc trị vì thời kì Thăng Long, thời kì Cao Bằng, hậu Cao Bằng, 4 ban thờ Hoàng Hậu, Hoàng Tử, Công Chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều với diện tích nhà Đền 65m2 , khuôn viên 210m2 và 4 ngôi mộ cổ họ Mạc nằm trong quần thể khu di tích Diệm xuân với tổng mức đầu tư trên 2.3 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa, công đức của bà con họ Mạc tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương, công đức của Bà Thái Hương chủ tịch Tập đoàn TH True Milk, Công đức của gia đình ông, bà Nguyễn Mạc Ngọc Thu, chủ tịch HĐMT tỉnh Vĩnh phúc là rất cố gắng, rất lớn lao. Tuy nhà Đền còn khiêm tốn chưa tương xứng với Công lao của các bậc tiên vương, văn quan võ tướng Mạc Triều nhưng bước đầu cũng an lòng có nơi để dâng hương kính bái tri ân các bậc tiên vương. Chúng ta tự hào Đền nhà Mạc Diệm xuân hiện nay là 1 trong 4 cụm Di tích văn hóa cấp tỉnh, Cấp quốc gia thờ phụng đủ ban thờ 12 đời Vua nhà Mạc, ban thờ Hoàng Hậu, Hoàng tử, Công chúa, Văn quan Võ tướng Mạc triều cùng với khu tưởng niệm các vua nhà Mạc Hải phòng có 5 tượng và 7 bài vị, Từ đường họ Mạc Cổ trai 12 tượng thờ; Chùa Thành thành phố tỉnh Lạng sơn thờ bài vị 12 Vua triều Mạc.
Đây thật sự là một niềm vui, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn của Hội đồng Mạc tộc cùng 20 chi họ và hậu duệ họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cùng họ Mạc cả nước nói chung.
Thay mặt Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt nam trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh phúc các ban ngành hữu quan huyện Vĩnh tường. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Việt Xuân thôn Diệm xuân các thời kì và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiều hơn nữa trong thời gian tới . 
Trước đây thường trực HĐMT Việt nam đã ủy quyền Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo với lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh Vĩnh phúc, kết hợp chặt chẽ với BQlý khu di tích, các nhà sư trụ trì ở Chùa trống vận động các tăng ni phật tử thiện nam tín nữ, bà con nhân dân thôn, xã Việt xuân, du khách thập phương cùng với bà con hơn 20 chi họ gốc Mạc tỉnh Vĩnh phúc , bà con họ Mạc ngoài tỉnh về dự tổ chức thật tốt dâng hương kính bái tế lễ, mở rộng việc thờ cúng các ngài đã hợp tự ngự Đền nhà Mạc Diệm xuân vào các ngày Sóc, Vọng, lễ tết, ngày kị, Lễ hội cụm di tích Diệm xuân 12/9âl. đặc biệt là ngày lễ kị 14 tháng chạp Vua Thuận Đức Vương Mạc Kính Vũ hằng năm theo nghi thức truyền thống. 
Những việc làm như thế không ngoài mục đích nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển du lịch văn hoá tâm linh gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn xã Việt xuân nói riêng và địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung mà còn gữi gìn phát huy lịch sử truyền thống văn hóa Vương Triều Mạc, các Đức Tiên vương nhà Mạc là những bậc thánh, bậc nhân thần có thật đã một thời có công với nước nặng đức với dân, những mong dân an, nước thịnh trên tinh thần Đoàn kết, hợp tác hướng về cội nguồn chung tay phát triển. Vận động bà con tiếp tục công đức để tiếp tục tu bổ, tôn tạo các hạng mục và chăm lo việc thờ cúng ở đây chu đáo. Tổ chức tốt thông tin truyên truyền, tin tức hoạt động dòng họ Mạc, Đền nhà Mạc, các chi họ gốc Mạc trên đất Vĩnh phúc thường xuyên liên tục chuyển đăng tin trang Mactoc.com , các trang tin mạng FB có tên họ Mạc.
Nhân ngày lễ trọng này, xin báo cáo nhanh một số sự kiện lớn của họ Mạc toàn quốc và như chúng ta đã biết: Từ năm 1985 với sự cố gắng không mệt mỏi của các bậc ông, cha, bà con lớp trước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp Viện chuyên ngành ... được sự quan tâm của nhà nước, các nhà sử học, các nhà chuyên môn đến nay xã hội đã có nhận thức đúng về nhà Mạc, trong lễ hội lớn của đất nước đã ghi công Vương triều Mạc đứng đầu là Đức Mạc Thái Tổ là 1 phần quan trọng không thể thiếu trong biên niên sử của đất nước. Năm 2007 xuất bản Hợp biên thế phả họ Mạc và nhiều sách Ấn phẩm, phim, thơ phú, Nhạc, kịch, chèo... về họ Mạc. Năm 2010 kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhà nước đầu tư xây dựng khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc xã Ngũ đoan Hải phòng nguy nga trầm mặc... trên khuôn viên vùng lõi 2,5 heta trong diện tích quy hoạch 10 heta . Di tích quốc gia Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động xã Nam Tân, Hải Dương. Năm 2015 Thành phố Hà Nội đã đặt tên đường phố Mạc Thái tổ, Mạc Thái Tông và một số các tỉnh thành phố đã đặt tên đường phố, trường học, dựng tượng đài các Ngài và văn quan võ tướng nhà Mạc, họ Mạc; Di tích Từ Đường chi họ Mạc Cổ trai, Đền thờ Hoàng Hậu Vua Mạc Kính Vũ Cao bằng, Khu Hoàng thành Thăng Long số 9 Hoàng Diệu nơi thờ phụng 6 đời Vua nhà Mạc thời kì Thăng long, Lễ hội Ná nhèm khu vực Trấn Yên tỉnh Thái Nguyên cùng với các khu Đền , đã tổ chức được 2kì Đại hội Đại Biểu Hội đồng Mạc tộc Việt nam toàn quốc tại Thủ đô Hà nội thông qua năm 2014 như Đền Quan Quận thờ 18 quận công Nhà Mạc ở xã Nam Sơn, Sóc Sơn Hà Nội, Đền Tiên Đô xã Đặng sơn Đô lương Nghệ an nơi thờ phụng Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng, khu Kinh đô Cao bằng, hằng trăm chi họ trong số hơn 500 chi họ đã triển khai tôn tạo, xây mới các Từ Đường, Nghĩa trang, lập Gia phả chi họ, dòng họ. Mấy năm gần đây Viện sử học Việt nam đã hoàn thành xuất bản công trình nghiên cứu 2 Tổng tuyển tập bộ Sử Việt nam trong đó dành các chương hoặc 1 tập viết về nhà Mạc.. Kết nối nhiều chi họ về với dòng tộc Mạc sau hơn 400 năm li tán. Có thể nói rằng: Việc chiêu tuyết tổ tiên đã cơ bản đạt được các mục tiêu lớn, tuy nhiên còn một số việc như sửa đổi Sử viết về nhà Mạc trong sách giáo khoa dạy học trong nhà trường và chúng ta hiểu rằng: Tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của người Việt thì dòng họ nào cũng có Từ đường, Nhà thờ để con cháu thờ phụng tổ tiên , nhưng được Sử sách ghi nhận , được nhà nước đầu tư xây dựng Di tích khu tưởng niệm các Đền thờ, Chùa... thờ tổ tiên các Đức Vua nhà Mạc luôn có Ban Quản lí thường trực chăm lo gìn giữ, nhân dân thờ phụng kính bái ...thì họ Mạc, vương triều Mạc là một trong những dòng họ Khai khoa bảng, Khai đế nghiệp có được, đó là điều tự hào vẻ vang nhất chúng ta cần biết gìn giữ, trân trọng phát huy... 
Đặc biệt, Điện Sùng Đức Long Động xã Nam Tân, Nam Sách Tỉnh Hải Dương nơi đây tháng 6 năm Thống nguyên (1527) Mạc Thái tổ tiến vào Kinh sư tuyên chiếu lên ngôi và truy tôn đế hiệu Đức thủy tổ trạng Nguyên Mạc Hiển Tích (triều Lí) là Hồng Phúc Đại vương và truy tôn các Đức Viễn tổ khảo, tỷ họ Mạc 7 đời và Ngài đã cho dựng Điện Sùng Đức có gò Mã thảo trên nền nhà cũ của Lưỡng Quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (Triều Trần) là Kiến thủy Khâm Minh văn Hoàng đế, trong 65 năm trị vì ở Thăng long, hằng năm cứ vào ngày kị nhật tiên tổ các Đức Hoàng Đế nhà Mạc, văn quan võ tướng, nhân dân toàn Cõi về Điện Sùng Đức kính bái. 
Tiếc thay ! Sau năm (1592) nhà Mạc thất thế. Điện Sùng Đức bị các thế lực phong kiến Trung Hưng tàn phá không còn nữa. Nhờ anh linh tiên tổ, Đại Hội Mạc tộc toàn quốc 2014 thông qua ủy quyền Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải dương phục hồi xây dựng. Như tôi đã báo cáo ở trên ! Các công trình họ Mạc đến nay đã cơ bản hoàn thành. Còn Điện Sùng Đức Long động là một trong những nơi thờ phụng cốt lõi của dòng họ cần được bà con họ Mạc cả nước tập trung và tiếp tục dành sự quan tâm công đức cao nhất để sớm hoàn thành công trình này.., Đây là phúc âm dòng tộc là nền nhân cội phúc bảo đảm sự trường tồn của dòng họ. 
Nên! những ngày kị nhật thủy tổ 15/11âl và 10/2âl lễ hội kị nhật tại Long Động Hải dương và 22/8 âl tại Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc và Từ đường họ Mạc Cổ trai mời bà con nhớ về dâng hương kính bái ,công đức, tri ân tiên tổ. 
Nhân tiết Đông về dự Lễ kị nhật các Đức Tiên vương và Vua Thuận Đức Vương tại Đền nhà Mạc Diệm Xuân, thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt nam và nhân danh cá nhân, một lần nữa xin có lời kính chúc sức khỏe đến toàn thể các quý vị đại biểu, bà con dòng họ , Chư Tôn ,Thiền Đức, Tăng Ni, phật tử cùng toàn thể bà con dồi dào sức khoẻ, an lạc thành tựu viên mãn, mọi nhà chuẩn bị đón xuân mới Mậu tuất có nhiều niềm vui. Xin kính chúc Lễ kị nhật các Đức Tiên vương Tiên Đế hôm nay trang nghiêm, thành kính.,.
Trân trọng cảm ơn!

https://www.facebook.com/hoa.hoangtran.7/posts/1593970434003862




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.