Báo chí chính thống vừa chính thức loan tin ông Đinh La Thăng bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày hôm nay, 08/12/2017.
Các tin chính thức đó sẽ đưa về lưu ở dưới.
Còn dấu đã thấy từ lâu, thì có thể xem lại ở các đường dẫn sau:
- Tháng 9 năm 2016:
PVC và PVV : đọc lướt một ít tin cũ - 1
PVC và PVV : đọc lướt một ít tin cũ - 1
- Tháng 10 năm 2016:
Đọc thêm tái bút của Huy Đức trong bài đã post từ tháng 10 năm 2016
- Tháng 9 năm 2017:
Thế rồi, Đinh La Thăng...
---
TƯ LIỆU
.
6.
Cuộc gặp định mệnh giữa ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm
22/12/2017 03:06 GMT+7
- Sau cuộc gặp gỡ, ông Đinh La Thăng đã gật đầu để PVN góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank mà không cần lấy ý kiến của thành viên HĐQT.
Theo kết luận điều tra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thực hiện các thủ tục để thành lập Ban trù bị ngân hàng TMCP Hồng Việt. Tuy nhiên đến tháng 7/2008, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, PVN đã thực hiện thủ tục rút vốn, không tiếp tục tham gia góp vốn thành lập ngân hàng Hồng Việt.
Thời điểm đó, Hà Văn Thắm mua lại cổ phần ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, làm thủ tục đổi tên thành ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) và đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT.
Oceanbank khi đó là ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính yếu, khả năng thanh khoản thấp, khó đứng vững trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động, cần phải huy động vốn để cân đối nguồn sử dụng.
Ông Đinh La Thăng |
Đúng lúc đó, Nguyễn Xuân Sơn (khi đó là TGĐ công ty cổ phần Tài chính Dầu khí, Trưởng Ban trù bị ngân hàng TMCP Hồng Việt) và Hà Văn Thắm có cuộc gặp gỡ trao đổi, bàn bạc về việc đàm phán để PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank. Đó là thời điểm tháng 9/2008.
Như "chết đuối vớ được cọc", Hà Văn Thắm đã đồng ý với đề nghị của Nguyễn Xuân Sơn khi nhận ra PVN là đơn vị có tiềm lực kinh tế, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi.
Trung tuần tháng 9/2008, Thắm được Sơn mời đến trụ sở PVN để gặp gỡ, làm việc với ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN), Nguyễn Ngọc Sự (Phó TGĐ PVN) và Nguyễn Mạnh Hà (chuyên viên Ban trù bị ngân hàng Hồng Việt).
Tại cuộc gặp này, hai bên thống nhất thỏa thuận PVN tham gia góp vốn khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ, và các cổ đông là cán bộ công nhân viên của PVN đã tham gia góp vốn thành lập ngân hàng Hồng Việt là 10% vốn điều lệ Oceanbank.
Theo thỏa thuận, Oceanbank sẽ tiếp nhận số cổ đông này về làm việc và tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị đã được Ban trù bị thành lập ngân hàng Hồng Việt đầu tư, mua sắm.
Phớt lờ rủi ro
Căn cứ vào kết quả làm việc với đại diện Oceanbank, ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự đã ký văn bản gửi ông Đinh La Thăng báo cáo kết quả đàm phán với Hà Văn Thắm, kèm theo báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của Oceanbank.
Hà Văn Thắm tại phiên xử sơ thẩm. |
Văn bản này có nêu: "... Nhìn tổng thể đến 31/3/2008, Oceanbank là ngân hàng quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, ... trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Oceanbank đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng... Oceanbank thuộc nhóm tổ chức tín dụng có xếp hạng trung bình khá trong số các ngân hàng thương mại cổ phần".
Được báo cáo là vậy, nhưng cùng ngày hôm đó, dù không tổ chức họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm để PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank.
Sau khi thỏa thuận được ký giữa PVN và Oceanbank, ngày 29/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự ký tiếp văn bản gửi HĐQT, trong đó nêu: "Oceanbank là ngân hàng có quy mô nhỏ (tổng tài sản đến tháng 6/2008 là hơn 10 ngàn tỷ), Trong quý II/2008, Oceanbank không tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, mặc dù các khoản vay dưới chuẩn vẫn gia tăng... Oceanbank đang đứng trước bài toán nặng nề nhất về khả năng đứng vững và có thể phát triển trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ đang có nhiều biến động, cạnh tranh khốc liệt ở một tương lai rất gần, khi khả năng thanh khoản kém, vốn và tiềm lực tài chính thấp, chất lượng tài sản thấp...".
Ngày hôm sau, trong một cuộc họp HĐQT PVN do ông Đinh La Thăng chủ trì, các thành viên HĐQT lúc này mới được biết việc PVN có chủ trương góp vốn vào Oceanbank và ông Đinh La Thăng thậm chí đã ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm.
Sau các đợt góp vốn, PVN đã góp vào Oceanbank 800 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ. Trong khi đó, tại thời điểm ngày 1/1/2011, luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực quy định: "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng...".
Điều đáng nói, các nghị quyết góp vốn đợt 1 và đợt 2, PVN ban hành trước khi Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng có ý kiến. Riêng đối với đợt 3, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành không nhận được báo cáo, xin ý kiến của PVN về việc góp vốn.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị truy tố ở vụ án thứ hai
Ông Đinh La Thăng vừa bị Cơ quan điều tra, Bộ Công an đề nghị truy tố ở vụ án thứ hai.
‘Ông Đinh La Thăng đứng trước UB Kiểm tra TƯ nói giá mà…’
Ông Đinh La Thăng khi đứng trước UB Kiểm tra TƯ cũng nói: Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề.
Lời khai của ông Đinh La Thăng về việc gây cản trở điều tra
Ông Đinh La Thăng bị cho là đã hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Đại án 2017, những kỷ lục chưa từng có
Năm 2017 khép lại với 3 đại án được đưa ra xét xử. Cùng với đó là những con số kỷ lục chưa từng có.
Thêm 2 luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng
Cơ quan điều tra vừa cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng để bào chữa cho ông Đinh La Thăng.
Khởi tố, bắt tạm giam em trai ông Đinh La Thăng
Bộ Công an đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng, Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà.
T.Nhung
5.
Lời khai của ông Đinh La Thăng về việc gây cản trở điều tra
21/12/2017 03:07 GMT+7
- Kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Theo kết luận điều tra, ông Đinh La Thăng có cung cấp cho CQĐT Giấy xác nhận ngày 28/3/2017, trong đó thể hiện nội dung: Trước khi ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, ông Thăng đã trao đổi nhiều lần với những người trong HĐQT (mà trực tiếp là ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh và bà Phan Thị Hòa) việc PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank.
Sau khi bị khởi tố điều tra, ông Đinh La Thăng khai nhận lại. Theo lời khai của ông Thăng, khi đang là Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh, ông Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa (đều là nguyên thành viên HĐQT năm 2008) xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
Ông Thăng còn nhờ bà Bùi Thị Nguyệt (trước đây là Ban kiểm soát, nay là Trưởng ban tổ chức nhân sự PVN) đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào Giấy xác nhận ngày 28/3/2017 cho mình.
Trên thực tế, không hề có việc thông qua HĐQT hay tổ chức cuộc họp xin ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản.
Ông Đinh La Thăng |
Các ông, bà Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh và Phan Thị Hòa đều khai: Ngày 30/9/2008, HĐQT có cuộc họp do ông Đinh La Thăng chủ trì. Tại đây, ông Thăng có trao đổi việc PVN góp vốn mua cổ phần của Oceanbank, và từ đây các ông bà này mới biết được chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
Các thủ tục báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành đều do ông Đinh La Thăng ký mà không thông qua HĐQT.
Bản kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank mà không thông qua HĐQT, không có ý kiến đánh giá của HĐQT về năng lực, khả năng tài chính của Oceanbank. Điều này là trái quy định.
Tài liệu xác minh còn thể hiện, ngày 14/10/2008, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và PVN về việc góp vốn mua cổ phần của PVN, trong đó có nêu: "Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này".
Dù vậy, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN thực hiện đúng theo nội dung này của Bộ Tài chính.
Khai báo chưa thành khẩn
Theo lời khai của ông Đinh La Thăng: Ông nhận thấy việc góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỷ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank, là trái quy định.
Tuy nhiên, do bận đi công tác tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng đã ủy quyền điều hành HĐTV từ ngày 16-18/5/2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng (thành viên HĐTV). Do vậy, ông Thăng cho rằng mình không liên quan.
Về việc này, ông Thắng khai, sau khi ông Thăng đi công tác về, ông đã báo cáo ông Thăng về việc ký Nghị quyết ngày 16/5/2011 để PVN góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng vào Oceanbank, nhưng ông Thăng không có chỉ đạo gì, mà đồng ý thực hiện.
Theo kết luận điều tra, sau khi PVN góp 20% vốn vào Oceanbank để trở thành cổ đông chiến lược, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản mang tính chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên của PVN và các nhà thầu dầu khí mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ngân hàng của Oceanbank.
Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2009 đến 2014, có 165 đơn vị thành viên thuộc PVN gửi tiền vào Oceanbank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình hơn 2.500 tỷ đồng/tháng và 74 triệu USD/tháng.
Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra hành vi nhận tiền lãi ngoài trong nhiều năm, trong đó có 145 đơn vị của PVN với hơn 318 tỷ đồng (chưa kể số tiền 246 tỷ đồng riêng Nguyễn Xuân Sơn nhận).
Bản kết luận điều tra cho rằng, quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
4.
Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng
20/12/2017 18:34 GMT+7
- Sau 12 ngày khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, cơ quan CSĐT đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Thăng và đồng phạm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng 6 bị can khác về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
6 bị can khác cùng bị truy tố với ông Đinh La Thăng là Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ OceanBank), Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Phan Đình Đức (đều là nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN) và Ninh Văn Quỳnh (nguyên Phó TGĐ PVN).
Ông Đinh La Thăng |
Theo kết luận điều tra, vào năm 2006, theo đề án được Thủ tướng phê duyệt, PVN được thành lập mới một ngân hàng cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ.
PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động.
Năm 2008, PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng này nữa mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Trước khi góp vốn vào Oceanbank, theo đánh giá của PVN, ngân hàng này có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, khó đứng vững trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động.
Dù vậy, ông Đinh La Thăng, khi đó là Chủ tịch HĐQT PVN đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát Oceanbank, phương án góp vốn cũng như tính hiệu quả, khả thi của việc góp vốn vào ngân hàng này.
Ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT mà đã ký thỏa thuận thống nhất với Hà Văn Thắm (chủ tịch HĐQT Oceanbank) việc góp vốn vào ngân hàng này, cũng không báo cáo Chính phủ theo đúng quy định.
Sau khi ký thỏa thuận góp vốn, ông Thăng tiếp tục đồng ý chủ trương, ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn góp vào Oceanbank khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ; ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% vốn điều lệ Oceanbank.
Dù được HĐTV và thư ký báo cáo về việc ban hành nghị quyết góp vốn không đúng quy định nhưng ông Thăng không chỉ đạo điều chỉnh hoặc thoái vốn. Việc làm của ông Thăng đã gây thiệt hại 800 tỉ đồng cho PVN tại Oceanbank.
Kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 bộ luật Hình sự.
Thêm 2 luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng
Cơ quan điều tra vừa cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng để bào chữa cho ông Đinh La Thăng.
Khởi tố nguyên Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt các quyết định tố tụng đối với bị can Phùng Đình Thực, nguyên Tổng giám đốc PVN.
Khởi tố, bắt tạm giam cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Quốc Khánh
Ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam, tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH.
Khởi tố, bắt tạm giam em trai ông Đinh La Thăng
Bộ Công an đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng, Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà.
Ông Đinh La Thăng: Từ kỷ luật đến khởi tố hình sự
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng.
Ông Đinh La Thăng bị tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu QH
UB Thường vụ QH thông qua nghị quyết về việc tạm đình chỉ ĐBQH đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT (sau này là HĐTV) PVN.
T.Nhung
3.
Những vi phạm "rất nghiêm trọng" của ông Đinh La Thăng
PV |
Thời gian lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Đinh La Thăng đã có những sai phạm trong quản lý tài sản công dẫn tới thất thoát lớn.
Chiều 8/12, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua hai nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Trước đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (ngày 7/5) thông báo quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị với ông Đinh La Thăng (Bí thư Thành ủy TP HCM) vì có nhiều vi phạm "rất nghiêm trọng".
Theo báo cáo trình Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 27/4, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009-2015 thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên dẫn đến nhiều khoản đầu tư của Tập đoàn bị tổn thất, khó thu hồi với tổng số tiền rất lớn.
Là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ 2009 đến 2011 nên ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về những sai phạm của PVN trong giai đoạn này.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra cho hay, ông Thăng đã ký ban hành Nghị quyết số 233 dẫn đến việc Ban tổng giám đốc Tập đoàn và các đơn vị thành viên chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật.
Ông Thăng cũng vi phạm quy chế làm việc khi ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại văn bản số 6934 ngày 18/09/2008, giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN và Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank. Nội dung văn bản thể hiện Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của OceanBank, trước khi Hội đồng quản trị Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Ông Đinh La Thăng còn chịu trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết số 4266 góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.
Cựu Chủ tịch PVN cũng chịu trách nhiệm trong việc ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không đảm bảo quy định của pháp luật.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Đinh La Thăng đã chấp thuận cho Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) thuộc PVN được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật đấu thầu năm 2005.
Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
Cho rằng những vi phạm của ông Đinh La Thăng là "rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân", Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ phiếu với tỷ lệ 90% đồng ý kỷ luật cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII.
theo Thời đại
http://soha.vn/nhung-vi-pham-rat-nghiem-trong-cua-ong-dinh-la-thang-20171208181535195.htm
2.
Khám xét nhà ông Đinh La Thăng
https://thanhnien.vn/thoi-su/kham-xet-nha-ong-dinh-la-thang-907935.html
2.
Đến 20 giờ 30 tối nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất việc khám xét nhà riêng của ông Đinh La Thăng.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ 19 giờ 30 tối nay (8.12), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét nhà riêng của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tại tòa CT4 - chung cư Sông Đà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thời điểm khám xét, lực lượng công an và lực lượng bảo vệ tòa nhà đã kiểm soát rất chặt các lối ra vào tại khu vực này, phóng viên không thể tiệp cận. Người lạ muốn ra vào phải nêu rõ địa chỉ và có sự xác nhận của cư dân sống trong tòa nhà.
Trong buổi tối nay, nhiều xe biển xanh 80A đã xuất hiện tại tòa nhà, tuy nhiên, những chiếc xe này đều che kính đen, nên không quan sát được bên trong. Đến 20 giờ 45 phút tối nay, những chiếc xe biển xanh này đã rời đi, các sinh hoạt trong tòa nhà trở lại bình thường.
TIN LIÊN QUAN
Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, Phó Ban Kinh tế TƯ để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo một lãnh đạo Bộ Công an, việc khám xét nhà riêng của ông Đinh La Thăng được tiến hành ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Thăng.
Theo thông tin chính thức từ Bộ Công an, ông Đinh La Thăng bị bắt giữ về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Việc khởi tố, bắt tạm giam ông Thăng nằm trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỉ đồng của PVN góp vốn vào OceanBank và vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn.
Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên Thanh Niên ghi nhận tại hiện trường:
1.
Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
08/12/2017 18:49 GMT+7
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Hôm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc này thực hiện theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46 ngày 8-12-2017 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ngày 8-12-2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Ông Đinh La Thăng bị khởi tố vì có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (Oceanbank) và mất trắng số tiền này.
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Phạm Hải |
Hôm nay, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng từ ngày 8/12/2017 theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 8/12/2017 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 8/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).
Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và ông Đinh La Thăng thi hành Quyết định này.
Quyết định trên căn cứ Điều lệ Đảng; Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá 12; Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và theo đề nghị của Đảng uỷ Công an Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Trước đó, chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 đã họp phiên bất thường, thông qua nghị quyết về việc tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng do liên quan đến 2 vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra.
Cụ thể, cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng.
Một là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 280 bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank).
Hai là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (điều 278 bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Ông Đinh La Thăng bị tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu QH
UB Thường vụ QH thông qua nghị quyết về việc tạm đình chỉ ĐBQH đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT (sau này là HĐTV) PVN.
Ông Đinh La Thăng xin lỗi Đảng, nhân dân
“Tôi xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi đồng chí Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ban chấp hành TƯ”, ông Đinh La Thăng nói.
Ông Đinh La Thăng bị thôi chức ủy viên Bộ Chính trị
TƯ quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo, cho thôi chức ủy viên Bộ Chính trị với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao, trên 90%.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng
Về thông tin đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nói “rất hoan nghênh kết luận của UB Kiểm tra TƯ”.
Đầu năm 2018 sẽ xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh
Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết, ngay trong quý 1/2018 sẽ đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.
Vụ lọt hồ sơ Trịnh Xuân Thanh: Yêu cầu bảo mật kết luận
Thứ trưởng Nội vụ cho biết, UB Kiểm tra TƯ tách kết luận vụ làm lọt hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ra thông báo riêng và yêu cầu bảo mật thông tin.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/khoi-to-bat-tam-giam-ong-dinh-la-thang-339738.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.