Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/10/2017

Dương Nghiễm Mậu cùng một chiếu với Ma Văn Kháng : Nhà văn với đại đoàn kết dân tộc

Hôm trước, đi ngang qua khu biệt thự Tây Hồ (nơi ở và nghỉ dưỡng của các lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia), thấy cổng có treo biển lớn đại loại: Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Đã đi ở đây (22/10/2017). Chắc là hội nghị đại đoàn kết đang diễn ra ở khu biệt thự ấy.

Bây giờ, thấy tạp chí của Hội Nhà văn thể hiện tinh thần sứ mệnh đó.

Lấy nguyên lời giới thiệu của Văn Chinh về tờ tạp chí vừa ra. Từ Fb của ông.

Tư liệu bổ sung (nếu có) sẽ đi thêm ở dưới.



---




Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm số 25 có đăng tác phẩm của 10 nhà văn và 10 nhà thơ miền Nam trước năm 1975 (như mục lục dưới đây). Do điều kiện địa lý và thời gian, BBT chưa có điều kiện tìm biết địa chỉ các tác giả hoặc thân nhân của họ. Nay tôi xin nhờ tất cả làng Facebook ta, ai biết địa chỉ (gồm địa chỉ nhận thư báo truyền thống, email và số điện thoại) để tòa soạn gửi tạp chí biếu cùng nhuận bút. Xin cảm ơn trước! 



Đỗ Chu: Một loài chim trên sóng

Nguyễn Minh Châu: Chiếc thuyền ngoài xa
Ma Văn Kháng: San Cha Chải
Lê Minh Khuê: Cơn mưa cuối mùa
Phạm Thị Minh Thư: Có một đêm như thế
Nguyễn Huy Thiệp: Con gái thủy thần
Hồ Anh Thái: Vốc nước trong lòng tay
Nguyễn Quang Thiều: Bầy chim chìa vôi
Tạ Duy Anh: Bước qua lời nguyền
Bảo Ninh: Mây trắng còn bay. 

Chùm 10 bài của các nhà thơ miền Nam trước 1975
Bùi Giáng: Mắt buồn * Hoàng Trúc Ly: Cơn mê * Phạm Công Thiện: Thời gian * Nguyên Sa: Bây giờ * Thanh Tâm Tuyền: Phục sinh * Trần Dạ Từ: Dạ khúc một hai ba * Nguyễn Bắc Sơn: Mật khu Lê Hồng Phong * Tô Thùy Yên: Trường Sa hành * Thường Quán: Rạp xi nê chợ Cồn * Du Tử Lê: Bến tâm hồn.

Mười truyện ngắn miền Nam trước 1975
Dương Nghiễm Mậu: Cũng đành
Duyên Anh: Con sáo của em tôi
Nguyễn Thị Vinh: Bữa cơm trưa
Bình Nguyên Lộc: Rừng mắm
Thế Uyên: Căn nhà của mẹ
Nguyễn Thị Hoàng: Tan theo sương mù
Trần Thị Ngh: Nhà có cửa khóa trái
Cung Tích Biền: Ngoại ô, Dĩ An và linh hồn tôi
Nguyễn Thị Thụy Vũ: Lòng trần
Mặc Đỗ: Tình thương trong ngoặc kép

Chùm 10 bài của các nhà thơ chống Mỹ
Trần Dần: 13 mini * Phạm Tiến Duật: Áo của hôm nào người của hôm nay * Hữu Thỉnh: Nghe tiếng cuốc kêu * Nguyễn Khoa Điềm: Cầu Long Biên * Xuân Quỳnh: Thơ tình cuối mùa thu * Trần Đăng Khoa: Matscơva mùa Đông 1990 * Ý Nhi: Người đàn bà ngồi đan * Thi Hoàng: Ngưỡng mộ hoa sen * Nguyễn Đức Mậu: Với một nhà thơ Mỹ * Nguyễn Duy: Đò Lèn.

Thơ dự thi
Trịnh Công Lộc: Bất thường * Bắt tay * Thác gọi * Đón trước * Điều ước cuối cùng; Bùi Quý Thực: Những mảnh vỡ * Thiên di * Thơ * Nỗi đau * Nhớ mùa thu; Nguyễn Thánh Ngã: Ghé thăm một người thợ đóng giày * Tôi ăn bầu trời * Im lặng là gì * Đôi môi của quả chuông * Mưa hoa; Tạ Bá Hương: Mùa thổ cẩm trên núi * Cát Bà * Khúc ru biển * Ghi ở đất Tổ * Câu hát của núi; Chử Thu Hằng: Hà Nội mùa cây thay lá * Lời ngỏ * Tháng ba * Chuẩn mực; Đặng Thành Văn: Cảm hoài về Cao Bá Quát * Có thể * Ấm dần đau khổ anh mang; Vũ Hùng: Mảnh trăng quê * Nước mắt sông Vân * Chuyện về chín vòng hoa tang; Trần Hồ Thúy Hằng: Đồng Văn * Xương rồng * Đôi mắt; Nguyễn Hoài Nhơn: Hình như * Li nông * Làng núi; Trần Chính: Lời hoa * Em như vầng trăng khuyết * Nợ.

Tiểu luận Phê bình:
Trần Hoài Anh: Văn học miền Nam 1954 – 1975 nhìn từ đời sống Lý luận phê bình
Huỳnh Phan Anh: Nhất Linh Bướm trắng
Trần Thiện Huy: Đi xa hơn Balzac, chỗ đứng ít được ghi nhận
của Vũ Trọng Phụng
Phạm Việt Tuyền: Tôi đọc Mặt trời tìm thấy của Thanh Tâm Tuyền
Đỗ Quyên: Văn học Việt Nam ở hải ngoại trong các năm 2005 – 2010
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=768929943292335&set=a.531487413703257.1073741830.100005260081064&type=3&theater

---



BỔ SUNG














.

Thứ Bảy, 21/10/2017, 03:03:19
 Font Size:     |        Print
TTXVN - Ngày 20-10, tại khu biệt thự Hồ Tây (Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức khai mạc Cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”, với sự tham dự của hơn 100 nhà văn tiêu biểu trong nước và các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại 12 quốc gia trên thế giới.
Phát biểu khai mạc cuộc gặp mặt, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh, Hội Nhà văn Việt Nam luôn coi đời sống văn học của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận khăng khít của văn học nước nhà. Do nhiều nguyên nhân của lịch sử, người Việt Nam hiện có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước sở tại, hình thành một đội ngũ đông đảo các nhà văn ở hải ngoại, thông qua các tác phẩm của mình tạo thành một vòng đồng quy tinh thần rộng lớn của dân tộc. Ngoài việc sáng tác, nhiều nhà văn tham gia dịch thuật, giới thiệu văn học thế giới với bạn đọc trong nước và ngược lại.
Cuộc gặp mặt này là sự kiện đề cao trách nhiệm xã hội, giúp gắn kết cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc; tạo cơ chế phối hợp gắn bó các nhà văn ở nước ngoài với Hội Nhà văn Việt Nam về sáng tác, công bố tác phẩm; đồng thời giúp họ hiểu rõ thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều tác phẩm phục vụ con người và văn hóa Việt Nam.
Trong ngày làm việc đầu tiên, gần 20 tham luận của các nhà văn ở trong và ngoài nước xoay quanh chủ đề nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc đã được giới thiệu tới các đại biểu. Diễn ra từ ngày 20 đến 24-10, chương trình gặp mặt có nhiều hoạt động phong phú.
http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/34466302-nha-van-voi-su-menh-dai-doan-ket-dan-toc.html






Nhà văn với sứ mạng đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” được Hội Nhà văn Việt Nam khai mạc sáng nay (20/10), tại Hà Nội.

Tham dự cuộc gặp mặt ý nghĩa này có hơn 100 nhà văn tiêu biểu ở trong nước và các nhà văn Việt Nam sống tại 12 nước trên thế giới. Ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đến dự.
Tại sự kiện, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban chấp hành Hội chào mừng và cảm ơn các nhà văn từ các quốc gia đã về dự cuộc gặp mặt; đồng thời cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam luôn coi đời sống văn học của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận khăng khít của văn học nước nhà. Hội đã chủ động, trân trọng đón nhận những đứa con tinh thần của các đồng nghiệp ở hải ngoại như sự bổ sung và làm giàu cho văn học của đất nước.
nha van voi su mang dai doan ket dan toc hinh 1
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Những năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã chủ động giới thiệu trên báo chí, xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài; tổ chức nhiều hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài.
Hội cũng đã trao giải thưởng hàng năm cho các tác phẩm có giá trị của 3 nhà văn Như Thuận ở Pháp, Đoàn Minh Phượng và Nguyễn Văn Thọ ở Đức; kết nạp nhiều nhà văn ở nước ngoài cùng nhiều nhà văn ở miền Nam trước năm 1975 vẫn ở lại trong nước.
Cuộc gặp mặt này là sự kiện đề cao trách nhiệm xã hội, giúp gắn kết cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc; tạo cơ chế phối hợp gắn bó các nhà văn nước ngoài với Hội Nhà văn Việt Nam về sáng tác, công bố tác phẩm; đồng thời giúp họ hiểu rõ thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều  tác phẩm phục vụ con người và văn hóa Việt Nam./.
Vân Thiêng/VOV-Trung tâm Tin
http://vov.vn/van-hoa/van-hoc/nha-van-voi-su-mang-dai-doan-ket-dan-toc-685286.vov




KHAI MẠC CUỘC GẶP MẶT LẦN THỨ NHẤT “NHÀ VĂN VỚI SỨ MỆNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC”


TUYÊN HÓA - Sáng 20/10/2017, tại Hà Nội, cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức chính thức khai mạc tại Khu biệt thự Hồ Tây (43 Đặng Thai Mai-quận Tây Hồ). Đến dự có Đại biểu lãnh đạo ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận-phê bình VHNT Trung ương, Bộ Ngoại giao... và hơn 100 nhà văn tiêu biểu ở trong nước và các nhà văn Việt Nam sống tại 12 nước trên thế giới.
Quang cảnh buổi khai mạc
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, thay mặt Ban chấp hành Hội đọc diễn văn khai mạc, chào mừng và cảm ơn các nhà văn từ các quốc gia đã về dự cuộc gặp mặt; đồng thời cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam luôn coi đời sống văn học của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận khăng khít của văn học nước nhà. Hội đã chủ động, trân trọng đón nhận những đứa con tinh thần của các đồng nghiệp ở hải ngoại như sự bổ sung và làm giàu cho văn học của đất nước.
Nhà thơ Hữu Thỉnh thay mặt lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đọc lời chào mừng
Do nhiều nguyên nhân của lịch sử, người Việt Nam hiện có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các cộng đồng Người Việt ở nước ngoài cũng xuất hiện những người lĩnh xướng tinh thần của mình, đó là các nhà văn. Họ viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước sở tại. Tất cả hình thành một đội ngũ đông đảo các nhà văn ở hải ngoại, thông qua các tác phẩm của mình tạo thành một vòng đồng quy tinh thần rộng lớn của dân tộc. Ngoài việc sáng tác, nhiều nhà văn còn tình nguyện trở thành sứ giả của văn hoá thông qua công tác dịch thuật, giới thiệu văn học thế giới với bạn đọc trong nước và ngược lại. Nhiều nhà văn đã nhận được giải thưởng ở các nước sở tại, đem về vòng nguyệt quế cho văn học Việt Nam. Những sáng tác bằng tiếng Việt cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước. Trong những ngày Biển Đông “dậy sóng” vừa qua, đã có biết bao sáng tác của các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài thể hiện ý chí của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của đất nước.
Các đại biểu tiếp tục "gặp gỡ" trong giờ giải lao
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mở rộng cánh cửa đón nhận mọi tài năng văn học từ khắp các chân trời. Quá khứ đã khép lại, một tình thế mới, một cục diện mới đang đòi hỏi các nhà văn trong và ngoài nước dùng chất keo bền vững của văn học để siết chặt đội hình, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phấn đấu cho sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc sẽ không làm ai bé đi mà ngược lại làm cho mỗi nhà văn tự vượt lên chính mình, vươn kịp với chiều kích mới của dân tộc. Phấn đấu cho sự nghiệp này cũng không hạn chế tự do tìm kiếm, sáng tạo cái mới, ngược lại càng đoàn kết chúng ta càng thấy tự do.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn VN (đứng thứ hai bìa phải) và các đồng nghiệp lớp trước bên ngoài hành lang
Những năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã chủ động giới thiệu trên báo chí, xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài; tổ chức nhiều hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài. Hội cũng đã trao giải thưởng hàng năm cho các tác phẩm có giá trị của 3 nhà văn: Như Thuận ở Pháp, Đoàn Minh Phượng và Nguyễn Văn Thọ ở Đức; kết nạp nhiều nhà văn ở nước ngoài cùng nhiều nhà văn ở miền Nam trước năm 1975 vẫn ở lại trong nước.
Cuộc gặp mặt “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” là sự kiện đề cao trách nhiệm xã hội, giúp gắn kết cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc; tạo cơ chế phối hợp gắn bó các nhà văn nước ngoài với Hội Nhà văn Việt Nam về sáng tác, công bố tác phẩm; đồng thời giúp họ hiểu rõ thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều  tác phẩm phục vụ con người và văn hóa Việt Nam. Cácđại biểu bày tỏ hy vọng cuộc gặp mặt lần này sẽ mở ra một trang mới, đoàn kết tất cả tài năng văn học Việt Nam từ mọi chân trời, rũ bỏ mọi ngăn cách trong quá khứ, chung sức xây dựng một nền văn học Việt Nam không hổ thẹn với các bậc tiền nhân và sự mong đợi của hậu thế.
Các đại biểu nữ hào hứng, sôi nổi trong buổi gặp mặt...
Trọng tâm của chương trình khai mạc là tham luận của các nhà văn Việt Nam đã và đang viết rất sung sức tại nhiều quốc gia trên thế giới: Nguyễn Phan Quế Mai (Indonesia), Thu Tứ (Hoa Kỳ), Nguyễn Hồng Thủy (Hunggari), Võ Công Nghiêm (Canada), Cẩm Thơ (Pháp)... và một số nhà văn, nhà thơ trong nước. Các tham luận đề cập nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau, nhưng đều chung nguyện vọng lấp đầy những khác biệt, những khoảng cách do hoàn cảnh lịch sử và đề cao sứ mệnh góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nhà thơ Trần Vạn Giã-một cây bút viết trước năm 1975 ở miền Nam, sau năm 1975 đến nay vẫn tiếp tục được xuất bản 11 tác phẩm tại các NXB uy tín trong nước-đã kết thúc bài tham luận của mình bằng mấy câu thơ của ông: Mùi tình yêu đang khai vị ngày về/ Chúng ta nắm bàn tay/ Ấm lại một nguồn ngôn ngữ...
Diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 20 đến ngày 24-10-2017), chương trình gặp mặt có nhiều hoạt động phong phú. Trong đó có một số cuộc tọa đàm chuyên đề; đồng thời các đại biểu sẽ tham quan Bảo tàng Văn học Việt Nam, hành hương về đất Tổ và viếng mộ Vua Hùng, tham quan Vịnh Hạ Long...
Ảnh trong bài: Hữu Đố
http://vanvn.net/thoi-su-van-hoc-nghe-thuat/khai-mac-cuoc-gap-mat-lan-thu-nhat-%E2%80%9Cnha-van-voi-su-menh-dai-doan-ket-dan-toc%E2%80%9D/1243
.



CÁC ĐẠI BIỂU DỰ CUỘC GẶP MẶT "NHÀ VĂN VỚI SỨ MỆNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC" HÀNH HƯƠNG VỀ ĐẤT TỔ

Tin, ảnh: TUYÊN HÓA & HỮU ĐỐ
Trong khuôn khổ cuộc gặp mặt lần thứ nhất với chủ đề “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 24-10-2017, ngày 21-10-2017, các đại biểu tham dự cuộc gặp mặt trên đây đã được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hành hương về Đất Tổ, viếng mộ các vua Hùng trong Khu di tích lịch sử-văn hóa Đền Hùng (Phú Thọ); dự buổi đón tiếp, giao lưu của lãnh đạo UBND tỉnh và các nhà văn của Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước cổng lên Khu di tích Đền Hùng
Tại Khu di tích lịch sử-văn hóa Đền Hùng, nhiều nhà văn Việt Nam đang sinh sống và sáng tác ở nước ngoài đã bày tỏ tình cảm vô cùng xúc động và ấn tượng khi lần đầu tiên hoặc đã rất lâu mới có dịp được trở về viếng Đất Tổ. Các đại biểu đã chụp ảnh lưu niệm trước cổng khu Đền; Thắp hương tưởng niệm ở Đền Thượng và viếng mộ các Vua Hùng; Thăm Đền Giếng, nơi tháng 10-1954 Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội và căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”...
Đoàn thắp hương và tham quan Đền Giếng...
Tại Hội trường UBND tỉnh Phú Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Kế San cùng đại biểu Hội VHNT và Sở Ngoại vụ tỉnh đã nông nhiệt chào đón các nhà văn xa Tổ quốc về thăm Đất Tổ, giới thiệu những thành tựu kinh tế-xã hội và hoạt động sáng tác VHNT của địa phương trong thời kỳ Đổi mới, đặc biệt là trong công cuộc hội hhaapj và phát triển đất nước những năm gần đây...
Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và các nhà văn tỉnh Phú Thọ chào đón các đại biểu
Tại buổi đón tiếp, nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Giang Nam-một cán bộ cách mạng lão thành và nhà văn BÙI CÔNG LIÊM đang định cư ở Ca-na-đa đã phát biểu cảm tưởng, đọc thơ giao lưu cùng lãnh đạo địa phương và các đồng nghiệp Phú Thọ
http://vanvn.net/tin-tuc/cac-dai-bieu-du-cuoc-gap-mat-nha-van-voi-su-menh-dai-doan-ket-dan-toc-hanh-huong-ve-dat-to/1250


.

BẾ MẠC CUỘC GẶP MẶT LẦN THỨ NHẤT “NHÀ VĂN VỚI SỨ MỆNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC”.

MAI NAM THẮNG
Sau 5 ngày gặp gỡ, giao lưu, tọa đàm, trao đổi và tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh tại nhiều địa phương ở miền Bắc, chiều ngày 24-10-2017 tại Khu Biệt thự Hồ Tây-Hà Nội, lễ bế mạc Cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” đã được tổ chức trọng thể và đầm ấm.
Phát biểu mở đầu buổi lễ bế mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam-thay mặt lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã điểm lại những nội dung và kết quả các hoạt động sôi nổi, cởi mở và đầm ấm đã diễn ra trong 5 ngày qua và nhấn mạnh: Cái gặp gỡ chung nhất là chúng ta đều nhất trí cho rằng, các nhà văn Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài; không phân biệt quá khứ, chính kiến, quan niệm, tôn giáo... cần ngồi lại với nhau vun đắp cho khối đoàn kết dân tộc ngày càng tỏa rợp bóng mát đến những vùng đất, những mái nhà, những kiếp người.
Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu mở đầu buổi lễ bế mạc
Nhà thơ Hữu Thỉnh nhắc lại những câu thơ viết cách nay mấy chục năm của nhà thơ Chế Lan Viên:
Cây có gốc thì máu cũng có gốc
Một dòng máu này đừng để giặc phân chia
Cùng một quyển Kiều thương cảm ấy
Anh lật bên này, tôi lật phía bên kia...
Đó là cách nhìn nhân văn, sáng suốt và tỉnh táo nhất mà chỉ có những tài năng lớn mới có được.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: Dù đã chủ động và làm được nhiều việc nhưng sau một thời gian dài Hội Nhà văn Việt Nam mới chính thức tổ chức cuộc gặp lần đầu. Còn một số tồn đọng của quá khứ chưa thể giải quyết hết được trong một thời gian ngắn, Hội Nhà văn Việt Nam tôn trọng suy nghĩ độc lập của các nhà văn và sẵn sàng chờ đợi. Hội đã, đang và sẽ làm tất cả những gì có thể để hội tụ các tài năng văn học trong mái ấm của tình đoàn kết dân tộc. Với tinh thần “đoàn kết để sáng tạo, sáng tạo trong đoàn kết”, trong không khí cởi mở, thân tình của cuộc gặp mặt, các nhà văn đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn ở nước ngoài. Tinh thần chung là tạo ra sự hợp tác thông thoáng, hiệu quả để các nhà văn ở nước ngoài có điều kiện tốt nhất tiếp cận đời sống, đẩy mạnh sáng tác, công bố tác phẩm và tổ chức các sự kiện giao lưu với bạn đọc trong nước.
Tại buổi lễ bế mạc, nhiều nhà văn đã phát biểu và thống nhất nhận định: Cuộc gặp mặt lần này là dịp để đề cao trách nhiệm xã hội, giúp gắn kết cộng đồng các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc; tạo cơ chế phối hợp gắn bó các nhà văn nước ngoài với Hội Nhà văn Việt Nam về sáng tác, công bố tác phẩm; đồng thời, giúp họ hiểu rõ thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều tác phẩm phục vụ con người và văn hóa Việt Nam.
Nhà văn Võ Công Liêm phát biểu cảm tưởng về những ngày gặp mặt
Nhà văn Võ Công Liêm (định cư ở Canada) bày tỏ: “Chúng tôi lấy làm hãnh diện được tham dự cuộc gặp mặt lần thứ nhất là nhịp cầu nối tiếp, một vòng tay lớn mở rộng đón chào những tinh hoa, trí tuệ của người Việt ở khắp nơi trên toàn cầu. Cơ chế phối hợp các nhà văn Việt Nam  ở nước ngoài với Hội Nhà văn trong nước là một kết hợp độc đáo không dựa vào một cơ chế nào mà dựa vào thỉnh nguyện để minh định đường lối, kế hoạch chủ trương và sáng tạo.... Chúng ta đến đây để chứng kiến thực hư của sự kiện, nhận biết được chân giá trị đích thực của nó. Nhất thiết chúng ta không sa ngã trước một trào lưu nào, mà trong đó là đả phá hay bôi bác. Chúng ta đến và đi là mang theo những gì ở cá thể của chúng ta như một chứng nhân cho một sứ mệnh văn nghệ. Chúng ta ngồi bên nhau, trao đổi những gì đã cảm thông vào hoài niệm đó và hy vọng sẽ là nhịp cầu nối tiếp cho những thế hệ về sau...”.
Nhà thơ Trương Anh Tú trình bày ca khúc "Trái tim Việt Nam" của anh
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng (định cư tại LB Nga) đã đọc bài thơ “Với một Việt kiều ở Mỹ”: Chắc lâu lắm, anh vẫn chưa trở lại/ Gặp bà con, thăm cô bác, ruộng vườn/ Và ở đó, nơi phụng thờ tiên tổ/ Anh có về để thắp một nén hương?/ Nếu làng xóm quay lưng, bạc đãi/ Anh có quyền trút hận xuống đầu tôi!/ Nhưng hãy tin, họ đón anh trở lại/ Như đứa con xa biền biệt bấy năm trời!/ Chúng ta hãy cùng nhau cạn chén/ (Mặc dù tôi không uống rượu bao giờ)/ Để ghi nhớ lần đầu tiên đến Mỹ/ Mang theo mình chỉ sách, bút và thơ...
Trong không khí đầm ấm và lưu luyến, nhà thơ Trương Anh Tú đã trình bày ca khúc “Trái tim Việt Nam” do anh sáng tác và tổ chức hòa âm, phối khí.
Chia tay nhau, các nhà văn Việt Nam trong và ngoài nước đều tin tưởng với thành công của cuộc gặp mặt làn thứ nhất này, nhất định rồi đây các cuộc gặp mặt tiếp theo sẽ được tổ chức với sự tham gia đông đảo hơn. Và những ngày gặp gỡ, làm việc sôi nổi, cởi mở vừa qua sẽ là những kỷ niệm đẹp đẽ của tình bạn, tình đồng nghiệp, đồng bào...
Ảnh: TTXVN & HỮU ĐỐ
http://vanvn.net/thoi-su-van-hoc-nghe-thuat/be-mac-cuoc-gap-mat-lan-thu-nhat-%E2%80%9Cnha-van-voi-su-menh-dai-doan-ket-dan-toc%E2%80%9D-/1252
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.