Đó là một bài viết của Xuân Ba, đăng tháng 8 năm 2011 trên An Ninh Thế Giới.
Cùng tác giả Xuân Ba, có thể đọc những bài báo của ông: về cụ Phan Bội Châu rớt lệ dưới chân núi Phú Sĩ (ở đây, năm 2006), về ông Trịnh Xuân Giới tức ông thân của Trịnh Xuân Thanh (ở đây, năm 2016, số 59),...
Dưới là chép nguyên về.
---
1. Bản của ANTG (chép ngày 10/9/2017)
.
Thế rồi, Đinh La Thăng…
10:30 25/08/2011
Có nhiều người, lạ thế, cứ khuôn mãi một ấn tượng nào đó? Ấn tượng về sự trẻ trung, sôi động... Như Đinh La Thăng chẳng hạn dẫu bây giờ đã là ngũ tuần là tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Trẻ trung như dạo ấy trên công trường Sông Đà chúng tôi vừa cơm trưa xong anh cán bộ Đoàn Đinh La Thăng đã bắt cả bọn ra sân đá bóng. Tiếng cười vui nhộn át đi những động thái lử khử và dường như theo, ám mãi đến tận giờ?
Có nhiều người, lạ thế, cứ khuôn mãi một ấn tượng nào đó? Ấn tượng về sự trẻ trung, sôi động... Như Đinh La Thăng chẳng hạn dẫu bây giờ đã là ngũ tuần là tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Trẻ trung như dạo ấy trên công trường Sông Đà chúng tôi vừa cơm trưa xong anh cán bộ Đoàn Đinh La Thăng đã bắt cả bọn ra sân đá bóng. Tiếng cười vui nhộn át đi những động thái lử khử và dường như theo, ám mãi đến tận giờ?
Đất Ý Yên, Nam Hà chiêm khê mùa thối, cua rốc, ốc nhồi tưởng như chỉ tạo nên tố chất cho những trầm cảm? Nhưng ông cụ thân sinh Đinh La Thăng là cán bộ Công đoàn Nhà máy dệt Nam Hà (một trong 15 thành viên của Liên hiệp Dệt Nam Định được chia nhỏ sơ tán khắp miền Bắc) phụ trách mảng văn hóa quần chúng nhiệt tình hăng hái tham gia phong trào tiếng hát át tiếng bom, vững tay máy chắc tay súng. Ông còn say mê sáng tác tham gia đạo diễn ca kịch sân khấu. Ơn giời về già cụ vẫn lạc quan nên giữ được sức khỏe vừa cho ra mắt tập thơ “Dòng sữa mẹ hiền” ở tuổi 80. Có những câu dễ nhớ: Gia tài một tấm lòng son/ Mẹ cha giành để cho con vào đời!
Cậu bé Thăng thừa hưởng tinh cha huyết mẹ khỏe mạnh vậm vạp từ nhỏ. Trong cuộc thi nuôi con khỏe dạy con ngoan của nhà máy dệt có cái tên ngồ ngộ một chọi một trăm cậu bé, Thăng đã được chọn là lực sĩ tí hon. Khoảng cách thời gian từ anh cán bộ Đoàn Sông Đà đến vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sông Đà rồi Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế rồi Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí và nay là Bộ trưởng, không phải là vời vợi xa cách lắm?
Ông Đinh La Thăng trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Chính sách quốc gia Nhật Bản (2010).
|
Tôi có cảm giác ngoài thừa hưởng cái gien văn nghệ của ông cụ thân sinh, dường như cuộc đời của Thăng còn phải huy động cả cái tố chất trời cho thuở ấu thơ là phải... vật? Vật đây chả phải nghĩa đen trần thùi lụi mà đằng sau vẻ lợi khẩu hoạt bát là lầm lụi một sự gắng gỏi nghị lực ghê gớm?
Mảng dầu khí, ngành kinh tế quan trọng mỗi năm như thế góp cho ngân sách quốc gia hơn một phần ba. Cái cây cao dứt khoát phải hứng những cơn gió lành gió mát bình thường đầu tiên chứ đừng nói chi đến bão? Một ngành kinh tế tinh mặt tiền chình ình trước bàn dân thiên hạ bao nhiêu là những sự soi chiếu này khác? Những khắt khe, nghiêm khắc, bao dung, tin tưởng và không ít những hau háu, cố chấp?
Dĩ nhiên lòng son - phúc ấm các cụ để lại như cụ Nguyễn Trãi thốt trong Đại Cáo Bình Ngô âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng ngầm giúp mới được như vậy! Rồi nữa, may mắn có sự đỡ nâng của cơ chế cùng lòng tốt anh em bạn bè! Nhưng chả thể thiếu phần lớn sự can dự đắc lực của nghị lực lẫn cả cái tài. Tài ấy chẳng phải là thừa hưởng gien văn nghệ của cụ thân, hát hò hoạt khẩu trong các cuộc vui cuộc gặp và cả cuộc họp nữa cũng chỉ là phương tiện để gắn kết để bền chặt thêm những sự lỏng lẻo mà thôi.
Nhà thơ Thanh Thảo từng điện cho tôi khoe toáng là dám bộc bạch với một ông tứ trụ rằng nhiều bộ ngành xứ mình có những cán bộ với nhiều cú hích tái cơ cấu, tái cấu trúc ngành như Đinh La Thăng được cụ ấy rất gật gù! Tôi đồ rằng chắc quý Thăng lắm thì ông thi sĩ Thanh Thảo vốn khí chất tiết tháo xứ Quảng ấy mới nắc nỏm và ăn theo cỡ những chuyên viên từng thẩm định hiệu quả dấu ấn tái cấu trúc ngành dầu khí trong thời gian Thăng cầm chịch và khởi xướng?
Rồi cũng không ít những nghi ngại rằng cái cấu trúc mà từng được tái và gây dựng ấy sẽ là xộc xệch xô lệch lỏng lẻo khi thủ lĩnh Đinh La Thăng rời ngành!? Nhưng cũng không ít cái khoát tay rằng chỉ lo hão, một khi cấu trúc giềng mối ấy ích nước, lợi cho cá nhân, lời cho tập thể thì người của ngành dầu khí phải chọn phải giữ nó thôi?
Tôi chợt nhớ mấy anh em vốn thân quen với Thăng thời khắc nghe Quốc hội phê chuẩn chức Bộ trưởng Bộ GTVT chợt thốt ra câu khốn khổ rồi Thăng ơi...
Khổ mà thăng chức thượng thư, đóng hàm Bộ trưởng có lẽ nhiều người muốn... khổ! Nhưng tĩnh trí lại, ngó họ huơ tay, bấm ra những cái đốt nguy khốn của ngành giao thông mà thấy hơi bị tởn? Đành một nhẽ bề bề những là dự án, những giăng giăng giải ngân này khác nhưng cái ghế ấy đích là ghế nóng? Mà nóng từ thời điểm phê chuẩn bầu bán?
(Lâu rồi tôi không nhớ cụ thể là kỳ nào, khóa mấy, nhưng lần Quốc hội (QH) bầu chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT. Có kha khá những xì xào trong hành lang lẫn các phiên họp tổ rằng ông Đào Đình Bình chắc chắn trúng cử vì trên (?) đã quyết đã gợi ý rồi (?!) Các nhà báo theo dõi QH cũng mang máng điều đó. Nhưng bất ngờ khi công bố phiếu, số phiếu cho cái ghế tưởng chắc đe ấy tuy khá cao nhưng lại thiếu 4 phiếu nữa mới quá bán.
Và nghiễm nhiên, ông Lê Ngọc Hoàn khi ấy đang đương quyền Bộ trưởng Bộ GTVT lại phải chịu khó gánh tiếp thêm một nhiệm kỳ nữa. Mãi cho đến QH khóa sau, ông Đào Đình Bình mới được QH tín nhiệm bầu vào chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT! Ai dám bảo rằng QH chỉ có quyền hợp thức hóa quyết định của trên (?!) Rồi đến lượt Đinh La Thăng, số phiếu Đại biểu QH phê chuẩn chức Bộ trưởng GTVT cũng chả phải là cao!
Cái ghế ấy tôi đã ngồi đâu mà biết nó nóng? Đinh La Thăng sốt sột ngay trong một cuộc phỏng vấn nhưng gì thì gì, chức ấy cứ là nhỡn tiền là rập rình bao ẩn họa? Ông Lê Ngọc Hoàn khởi đầu cho những đầu tư tầm cấp quốc gia cho ngành GTVT xôm tụ dự án công trình là thế nhưng hình như cả một nhiệm kỳ trôi lặng lẽ với một tổng thể hoành tráng đấy nhưng chả mấy nhiều dấu ấn?
Ông Đào Đình Bình những nhô lẫn nhỉnh lên công trình này khác hệ quả sự đầu tư quyết liệt của Nhà nước nhưng cái tiếng để đời PMU-18 và chuyện đi tắm bùn lẩu lâu mà vẫn chưa gột hết? Rồi ông Hồ Nghĩa Dũng say mê với mũ bảo hiểm nhưng số người chết vì tai nạn giao thông hình như không hẳn ở những cái mũ? Chả dám khẳng định các vị thượng thư ấy tư duy nhiệm kỳ nhưng mỗi ông có cái khó của họ nhưng mừng may mắn, tất thảy đều an toàn khi đã mãn chiều xế bóng!
Thế còn, thế rồi Đinh La Thăng?
Chủ trương chiến lược đầu tư ra nước ngoài để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của ngành dầu khí Việt Nam là quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước dẫu quyết sách ấy là quá muộn! Nhưng muộn còn hơn không. Vậy nên để hữu hiệu cho mỗi hướng mỗi dự án ở nước ngoài, những thế hệ tiếp nối việc làm dầu khí ở xứ người như Đinh La Thăng dường như phải có cách riêng.
Cách riêng ấy không ngoài việc phải xục tận nơi, đương đầu với vô số nhiêu khê rắc rối của dự án với tư thế bất lợi của những kẻ đến sau. Trâu chậm uống nước đục nhưng trâu ấy phải khôn khéo ma lanh. Nhiều triệu USD vác sang những tít tắp vời vợiVenezuela , xứ Bắc cực Nga, xứ sa mạc Sahara của Trung Phi... dứt khoát phải sinh lời từ những quyết đoán phải ngay tắp lự không được dùng dắng đôi hồi.
Ông Thăng, ông Thực (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc) và Ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí dù ngồi ở Láng Hạ hay ở xứ người đều phải chăm chắm ở cái tư thế trước một canh bạc lớn mà lời lãi mà uy tín quốc gia làm tối thượng! Niềm vui những dòng dầu đầu tiên từ Nhenhezky xứ cực bắc nước Nga mới đây và mai kia là những giếng dầu Algieri xa nữa là vành đai năng lượng dầu nặng Oricono tận Venezuela .
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời phỏng vấn báo chí. |
Thành quả dẫu còn khiêm tốn ấy nhưng đã tươi tắn thêm nụ cười, tăng thêm độ thở phào bớt lo lắng của những người thợ dầu khí Việt Nam đang làm ăn ở nước ngoài theo phương châm đơn giản và dường như cũng là triết lý của ngành do Đinh La Thăng khởi xướng không gian khó thì làm sao có niềm vui đích thực được.
Đô vật Đinh La Thăng không lảng không tránh các nhà báo như nhiều vị sau khi Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng. Không phải mọi thứ mới toe trong lĩnh vực mà mình là tư lệnh là thủ lĩnh nhưng có thể do ngại việc chia sẻ phỏng vấn nhỡ tung lên mạng lên mặt báo thì tránh sao hết việc soi với chiếu? Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng? Hoặc giả họ chưa quen với việc phỏng vấn này khác v.v...
Nhìn tân Bộ trưởng Đinh La Thăng đang bị vây bọc trong đám ký giả, tôi hiểu cái chất dám chịu trận, dám đương đầu của Thăng chả thể nào khác? Chuyển từ việc phụ trách Tập đoàn sang Bộ trưởng ông thấy thế nào? Ngồi ghế Bộ trưởng, ông có tiếp tục theo đuổi dự án đường sắt cao tốc? Vấn nạn ùn tắc giao thông ông sẽ giải quyết thế nào? v.v...
Ngồi một mình mà tĩnh trí trước giấy còn ngắc ngứ chứ dập dồn một lúc những câu hỏi tại trận thế này? Hình như cái khiếu từng hoạt khẩu này khác đã trợ giúp đã góp phần làm nên sự điềm tĩnh khúc chiết của một chính khách? Tự tin khúc chiết nhưng không chiếu lệ đưa đẩy.
Tân Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phá cái lệ chiếu lệ lần đầu tiếp xúc với báo chí của một số quan chức nhà mình là cứ đưa đẩy qua quýt, nói đấy, trả lời đấy nhưng như chả nói gì! Với ông tân bộ trưởng này, có cảm giác cánh báo chí lắm điều tọc mạch tạm hài lòng bởi những thông tin ngang thẳng không giữ gìn né tránh thường thấy ở những vị mới được đóng ở những ngôi trọng Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược.
Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên. Nhưng phải có một cơ chế đột phá để cho tôi làm việc đó. Là tư lệnh của ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận là phải được toàn quyền quyết chiến đấu hay không, tiến hay lùi thì mới làm được. Chứ lại cứ ra vào để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho em bắn không, sau bảo không được thì chậm mất, lỡ cơ hội.
Tôi! Có chủ ngữ hẳn hoi chứ chẳng phải ai khác! Chẳng phải là tập thể là đám đông? Mà lại khéo nữa, chẳng hạn như một câu hỏi hơi bị khó: Kinh nghiệm nào từ người tiền nhiệm Hồ Nghĩa Dũng mà ông có thể áp dụng được cho mình? Ông tân Bộ trưởng trả lời chúng tôi sẽ kế thừa tất cả kinh nghiệm của ngành giao thông cũng như các đời bộ trưởng những thời kỳ trước.
Trước lúc viết những dòng này, một đồng nghiệp theo dõi giao thông mới tố với tôi là ông tân Bộ trưởng đã làm ngay hai việc. Mà những việc ấy không phải lời xúi lời giục của một nữ ký giả trong cuộc gặp đầu tiên với dân báo chí. Nữ ấy gợi ý là ông nên đi xe bus một lần để gẫm cái câu dân người ta vẫn than tránh xe bus chả xấu mặt nào...
(Chợt nhớ cái năm đã lẩu lâu, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông nhiệm kỳ nọ hình như cũng nghe đám nhà báo khuyên là nên đi xếp hàng ở các bến xe để biết tình trạng dân mua vé khổ như thế nào và nạn phe vé hoành hành ra sao... Ông gương mẫu chồn chân xếp hàng ở Bến Kim Liên, Bến Nứa. Có thể động thái ấy là cần thiết và được lòng dân ở thời điểm đó? Có thể là được tiếng sâu sát thực tế và gần dân? v.v...
Trong một cuộc họp báo ông đã hồn nhiên khoe toáng lên việc xếp hàng ấy. Giữa những cái xuýt xoa thán phục, nhà báo nổi tiếng ngang Nguyễn An Định, Báo Lao Động đứng lên độp luôn rằng chả có gì hay cái việc ấy cả. Rằng đó chỉ là biện pháp tình thế chưa xứng ở tầm một Bộ trưởng! Rằng tại sao Bộ trưởng không sử dụng ngay chính hệ thống của mình để điều hành để cải tạo tình hình có hữu hiệu hơn không? Bộ trưởng và các thứ trưởng liệu có làm cái việc xếp hàng dài dài mãi như vậy không? Nghe vậy vị nọ cứ ớ ra về sau phàn nàn là thật chẳng biết cái đám báo chí này là thế nào nói kiểu gì cũng được?).
Trở lại việc làm ngay của ông tân Bộ trưởng họ Đinh, theo khẩu khí của ông bạn đồng nghiệp là lão xục ngay xuống hiện trường thi công đường cao tốc C- N! Chưa hết, lão lại xục tiếp đến công trường đường phía Nam ... Chả có gì mới cái việc thi công đường cao tốc của ngành giao thông cả? Nhưng mới là vấn nạn không ít các anh thầu anh thi công cắm cờ giữ đất găm việc để làm tiền! Làm tiền?
Nghe kinh quá nhỉ? Tôi chỉ láng máng biết, khối đơn vị có chức năng làm đường thi công các công trình giao thông đói việc khát công trình phải làm cách nào đó cố gắng thầu lại phần việc mà người ta đã cắm cờ giữ đất ấy! Thứ thuận mua vừa bán găm việc làm tiền ấy đã sòn sòn sinh hạ ra nạn chậm tiến độ và chất lượng đường mà dân mình trước nay vẫn kêu? Và nữa, đó cũng là nguyên cớ của việc đầu tư dàn trải lẹm vào két lớn két bé của công quỹ. Một việc làm cụ thể để triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ để thắt chặt lại hầu bao của việc đầu tư công mà ông bạn quả quyết rằng đây cũng là một việc khá là nhạy cảm của ngành giao thông?
Cái gánh Bộ trưởng nào cũng nặng hết chứ không riêng Bộ trưởng Giao thông... Đã đành! Kiên quyết đột phá 3 khâu chiến lược. Tất nhiên! Nhưng ngôn dị hành nan, nói dễ làm khó vẫn là vấn nạn muôn thuở của người đời nữa là quan chức? Lo thay cho tân Bộ trưởng họ Đinh, chợt nhớ đến chất giọng kỳ vọng tái cấu trúc dạo nào của nhà thơ Thanh Thảo cùng cái tặc lưỡi hôm nọ giữa bạn bè lại khốn khổ rồi Thăng ơi!
Tất nhiên câu trả lời vẫn còn đang ở phía trước! Vẫn phải có quyền phập phòng như người ta vẫn nói thăng khác với giáng!
2. Bản của Dân Việt
Thứ Ba, ngày 13/09/2011 10:16 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Có nhiều người, lạ thế, cứ khuôn mãi một ấn tượng nào đó? Ấn tượng về sự trẻ trung, sôi động... Như Đinh La Thăng chẳng hạn dẫu bây giờ đã là ngũ tuần là tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Trẻ trung như dạo ấy trên công trường Sông Đà chúng tôi vừa cơm trưa xong anh cán bộ Đoàn Đinh La Thăng đã bắt cả bọn ra sân đá bóng. Tiếng cười vui nhộn át đi những động thái lử khử và dường như theo, ám mãi đến tận giờ?
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời phỏng vấn báo chí.
|
Đất Ý Yên, Nam Hà chiêm khê mùa thối, cua rốc, ốc nhồi tưởng như chỉ tạo nên tố chất cho những trầm cảm? Nhưng ông cụ thân sinh Đinh La Thăng là cán bộ Công đoàn Nhà máy dệt Nam Hà (một trong 15 thành viên của Liên hiệp Dệt Nam Định được chia nhỏ sơ tán khắp miền Bắc) phụ trách mảng văn hóa quần chúng nhiệt tình hăng hái tham gia phong trào tiếng hát át tiếng bom, vững tay máy chắc tay súng. Ông còn say mê sáng tác tham gia đạo diễn ca kịch sân khấu. Ơn giời về già cụ vẫn lạc quan nên giữ được sức khỏe vừa cho ra mắt tập thơ “Dòng sữa mẹ hiền” ở tuổi 80. Có những câu dễ nhớ: Gia tài một tấm lòng son/ Mẹ cha giành để cho con vào đời!
Cậu bé Thăng thừa hưởng tinh cha huyết mẹ khỏe mạnh vậm vạp từ nhỏ. Trong cuộc thi nuôi con khỏe dạy con ngoan của nhà máy dệt có cái tên ngồ ngộ một chọi một trăm cậu bé, Thăng đã được chọn là lực sĩ tí hon. Khoảng cách thời gian từ anh cán bộ Đoàn Sông Đà đến vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sông Đà rồi Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế rồi Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí và nay là Bộ trưởng, không phải là vời vợi xa cách lắm?
Tôi có cảm giác ngoài thừa hưởng cái gien văn nghệ của ông cụ thân sinh, dường như cuộc đời của Thăng còn phải huy động cả cái tố chất trời cho thuở ấu thơ là phải... vật? Vật đây chả phải nghĩa đen trần thùi lụi mà đằng sau vẻ lợi khẩu hoạt bát là lầm lụi một sự gắng gỏi nghị lực ghê gớm?
Mảng dầu khí, ngành kinh tế quan trọng mỗi năm như thế góp cho ngân sách quốc gia hơn một phần ba. Cái cây cao dứt khoát phải hứng những cơn gió lành gió mát bình thường đầu tiên chứ đừng nói chi đến bão? Một ngành kinh tế tinh mặt tiền chình ình trước bàn dân thiên hạ bao nhiêu là những sự soi chiếu này khác? Những khắt khe, nghiêm khắc, bao dung, tin tưởng và không ít những hau háu, cố chấp?
Dĩ nhiên lòng son - phúc ấm các cụ để lại như cụ Nguyễn Trãi thốt trong Đại Cáo Bình Ngô âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng ngầm giúp mới được như vậy! Rồi nữa, may mắn có sự đỡ nâng của cơ chế cùng lòng tốt anh em bạn bè! Nhưng chả thể thiếu phần lớn sự can dự đắc lực của nghị lực lẫn cả cái tài. Tài ấy chẳng phải là thừa hưởng gien văn nghệ của cụ thân, hát hò hoạt khẩu trong các cuộc vui cuộc gặp và cả cuộc họp nữa cũng chỉ là phương tiện để gắn kết để bền chặt thêm những sự lỏng lẻo mà thôi.
Nhà thơ Thanh Thảo từng điện cho tôi khoe toáng là dám bộc bạch với một ông tứ trụ rằng nhiều bộ ngành xứ mình có những cán bộ với nhiều cú hích tái cơ cấu, tái cấu trúc ngành như Đinh La Thăng được cụ ấy rất gật gù! Tôi đồ rằng chắc quý Thăng lắm thì ông thi sĩ Thanh Thảo vốn khí chất tiết tháo xứ Quảng ấy mới nắc nỏm và ăn theo cỡ những chuyên viên từng thẩm định hiệu quả dấu ấn tái cấu trúc ngành dầu khí trong thời gian Thăng cầm chịch và khởi xướng?
Rồi cũng không ít những nghi ngại rằng cái cấu trúc mà từng được tái và gây dựng ấy sẽ là xộc xệch xô lệch lỏng lẻo khi thủ lĩnh Đinh La Thăng rời ngành!? Nhưng cũng không ít cái khoát tay rằng chỉ lo hão, một khi cấu trúc giềng mối ấy ích nước, lợi cho cá nhân, lời cho tập thể thì người của ngành dầu khí phải chọn phải giữ nó thôi?
Tôi chợt nhớ mấy anh em vốn thân quen với Thăng thời khắc nghe Quốc hội phê chuẩn chức Bộ trưởng Bộ GTVT chợt thốt ra câu khốn khổ rồi Thăng ơi...
Khổ mà thăng chức thượng thư, đóng hàm Bộ trưởng có lẽ nhiều người muốn... khổ! Nhưng tĩnh trí lại, ngó họ huơ tay, bấm ra những cái đốt nguy khốn của ngành giao thông mà thấy hơi bị tởn? Đành một nhẽ bề bề những là dự án, những giăng giăng giải ngân này khác nhưng cái ghế ấy đích là ghế nóng? Mà nóng từ thời điểm phê chuẩn bầu bán?
(Lâu rồi tôi không nhớ cụ thể là kỳ nào, khóa mấy, nhưng lần Quốc hội (QH) bầu chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT. Có kha khá những xì xào trong hành lang lẫn các phiên họp tổ rằng ông Đào Đình Bình chắc chắn trúng cử vì trên (?) đã quyết đã gợi ý rồi (?!) Các nhà báo theo dõi QH cũng mang máng điều đó. Nhưng bất ngờ khi công bố phiếu, số phiếu cho cái ghế tưởng chắc đe ấy tuy khá cao nhưng lại thiếu 4 phiếu nữa mới quá bán.
Và nghiễm nhiên, ông Lê Ngọc Hoàn khi ấy đang đương quyền Bộ trưởng Bộ GTVT lại phải chịu khó gánh tiếp thêm một nhiệm kỳ nữa. Mãi cho đến QH khóa sau, ông Đào Đình Bình mới được QH tín nhiệm bầu vào chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT! Ai dám bảo rằng QH chỉ có quyền hợp thức hóa quyết định của trên (?!) Rồi đến lượt Đinh La Thăng, số phiếu Đại biểu QH phê chuẩn chức Bộ trưởng GTVT cũng chả phải là cao!
Cái ghế ấy tôi đã ngồi đâu mà biết nó nóng? Đinh La Thăng sốt sột ngay trong một cuộc phỏng vấn nhưng gì thì gì, chức ấy cứ là nhỡn tiền là rập rình bao ẩn họa? Ông Lê Ngọc Hoàn khởi đầu cho những đầu tư tầm cấp quốc gia cho ngành GTVT xôm tụ dự án công trình là thế nhưng hình như cả một nhiệm kỳ trôi lặng lẽ với một tổng thể hoành tráng đấy nhưng chả mấy nhiều dấu ấn?
Ông Đào Đình Bình những nhô lẫn nhỉnh lên công trình này khác hệ quả sự đầu tư quyết liệt của Nhà nước nhưng cái tiếng để đời PMU-18 và chuyện đi tắm bùn lẩu lâu mà vẫn chưa gột hết? Rồi ông Hồ Nghĩa Dũng say mê với mũ bảo hiểm nhưng số người chết vì tai nạn giao thông hình như không hẳn ở những cái mũ? Chả dám khẳng định các vị thượng thư ấy tư duy nhiệm kỳ nhưng mỗi ông có cái khó của họ nhưng mừng may mắn, tất thảy đều an toàn khi đã mãn chiều xế bóng!
Thế còn, thế rồi Đinh La Thăng?
Chủ trương chiến lược đầu tư ra nước ngoài để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của ngành dầu khí Việt Nam là quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước dẫu quyết sách ấy là quá muộn! Nhưng muộn còn hơn không. Vậy nên để hữu hiệu cho mỗi hướng mỗi dự án ở nước ngoài, những thế hệ tiếp nối việc làm dầu khí ở xứ người như Đinh La Thăng dường như phải có cách riêng.
Cách riêng ấy không ngoài việc phải xục tận nơi, đương đầu với vô số nhiêu khê rắc rối của dự án với tư thế bất lợi của những kẻ đến sau. Trâu chậm uống nước đục nhưng trâu ấy phải khôn khéo ma lanh. Nhiều triệu USD vác sang những tít tắp vời vợi Venezuela, xứ Bắc cực Nga, xứ sa mạc Sahara của Trung Phi... dứt khoát phải sinh lời từ những quyết đoán phải ngay tắp lự không được dùng dắng đôi hồi.
Ông Thăng, ông Thực (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc) và Ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí dù ngồi ở Láng Hạ hay ở xứ người đều phải chăm chắm ở cái tư thế trước một canh bạc lớn mà lời lãi mà uy tín quốc gia làm tối thượng! Niềm vui những dòng dầu đầu tiên từ Nhenhezky xứ cực bắc nước Nga mới đây và mai kia là những giếng dầu Algieri xa nữa là vành đai năng lượng dầu nặng Oricono tận Venezuela.
Ông Đinh La Thăng trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Chính sách quốc gia Nhật Bản (2010).
|
Thành quả dẫu còn khiêm tốn ấy nhưng đã tươi tắn thêm nụ cười, tăng thêm độ thở phào bớt lo lắng của những người thợ dầu khí Việt Nam đang làm ăn ở nước ngoài theo phương châm đơn giản và dường như cũng là triết lý của ngành do Đinh La Thăng khởi xướng không gian khó thì làm sao có niềm vui đích thực được.
Đô vật Đinh La Thăng không lảng không tránh các nhà báo như nhiều vị sau khi Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng. Không phải mọi thứ mới toe trong lĩnh vực mà mình là tư lệnh là thủ lĩnh nhưng có thể do ngại việc chia sẻ phỏng vấn nhỡ tung lên mạng lên mặt báo thì tránh sao hết việc soi với chiếu? Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng? Hoặc giả họ chưa quen với việc phỏng vấn này khác v.v...
Nhìn tân Bộ trưởng Đinh La Thăng đang bị vây bọc trong đám ký giả, tôi hiểu cái chất dám chịu trận, dám đương đầu của Thăng chả thể nào khác? Chuyển từ việc phụ trách Tập đoàn sang Bộ trưởng ông thấy thế nào? Ngồi ghế Bộ trưởng, ông có tiếp tục theo đuổi dự án đường sắt cao tốc? Vấn nạn ùn tắc giao thông ông sẽ giải quyết thế nào? v.v...
Ngồi một mình mà tĩnh trí trước giấy còn ngắc ngứ chứ dập dồn một lúc những câu hỏi tại trận thế này? Hình như cái khiếu từng hoạt khẩu này khác đã trợ giúp đã góp phần làm nên sự điềm tĩnh khúc chiết của một chính khách? Tự tin khúc chiết nhưng không chiếu lệ đưa đẩy.
Tân Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phá cái lệ chiếu lệ lần đầu tiếp xúc với báo chí của một số quan chức nhà mình là cứ đưa đẩy qua quýt, nói đấy, trả lời đấy nhưng như chả nói gì! Với ông tân bộ trưởng này, có cảm giác cánh báo chí lắm điều tọc mạch tạm hài lòng bởi những thông tin ngang thẳng không giữ gìn né tránh thường thấy ở những vị mới được đóng ở những ngôi trọng Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược.
Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên. Nhưng phải có một cơ chế đột phá để cho tôi làm việc đó. Là tư lệnh của ngành, phải cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận là phải được toàn quyền quyết chiến đấu hay không, tiến hay lùi thì mới làm được. Chứ lại cứ ra vào để xin phép thủ trưởng ở nhà có cho em bắn không, sau bảo không được thì chậm mất, lỡ cơ hội.
Tôi! Có chủ ngữ hẳn hoi chứ chẳng phải ai khác! Chẳng phải là tập thể là đám đông? Mà lại khéo nữa, chẳng hạn như một câu hỏi hơi bị khó: Kinh nghiệm nào từ người tiền nhiệm Hồ Nghĩa Dũng mà ông có thể áp dụng được cho mình? Ông tân Bộ trưởng trả lời chúng tôi sẽ kế thừa tất cả kinh nghiệm của ngành giao thông cũng như các đời bộ trưởng những thời kỳ trước.
Trước lúc viết những dòng này, một đồng nghiệp theo dõi giao thông mới tố với tôi là ông tân Bộ trưởng đã làm ngay hai việc. Mà những việc ấy không phải lời xúi lời giục của một nữ ký giả trong cuộc gặp đầu tiên với dân báo chí. Nữ ấy gợi ý là ông nên đi xe bus một lần để gẫm cái câu dân người ta vẫn than tránh xe bus chả xấu mặt nào...
(Chợt nhớ cái năm đã lẩu lâu, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông nhiệm kỳ nọ hình như cũng nghe đám nhà báo khuyên là nên đi xếp hàng ở các bến xe để biết tình trạng dân mua vé khổ như thế nào và nạn phe vé hoành hành ra sao... Ông gương mẫu chồn chân xếp hàng ở Bến Kim Liên, Bến Nứa. Có thể động thái ấy là cần thiết và được lòng dân ở thời điểm đó? Có thể là được tiếng sâu sát thực tế và gần dân? v.v...
Trong một cuộc họp báo ông đã hồn nhiên khoe toáng lên việc xếp hàng ấy. Giữa những cái xuýt xoa thán phục, nhà báo nổi tiếng ngang Nguyễn An Định, Báo Lao Động đứng lên độp luôn rằng chả có gì hay cái việc ấy cả. Rằng đó chỉ là biện pháp tình thế chưa xứng ở tầm một Bộ trưởng! Rằng tại sao Bộ trưởng không sử dụng ngay chính hệ thống của mình để điều hành để cải tạo tình hình có hữu hiệu hơn không? Bộ trưởng và các thứ trưởng liệu có làm cái việc xếp hàng dài dài mãi như vậy không? Nghe vậy vị nọ cứ ớ ra về sau phàn nàn là thật chẳng biết cái đám báo chí này là thế nào nói kiểu gì cũng được?).
Trở lại việc làm ngay của ông tân Bộ trưởng họ Đinh, theo khẩu khí của ông bạn đồng nghiệp là lão xục ngay xuống hiện trường thi công đường cao tốc C- N! Chưa hết, lão lại xục tiếp đến công trường đường phía Nam... Chả có gì mới cái việc thi công đường cao tốc của ngành giao thông cả? Nhưng mới là vấn nạn không ít các anh thầu anh thi công cắm cờ giữ đất găm việc để làm tiền! Làm tiền?
Nghe kinh quá nhỉ? Tôi chỉ láng máng biết, khối đơn vị có chức năng làm đường thi công các công trình giao thông đói việc khát công trình phải làm cách nào đó cố gắng thầu lại phần việc mà người ta đã cắm cờ giữ đất ấy! Thứ thuận mua vừa bán găm việc làm tiền ấy đã sòn sòn sinh hạ ra nạn chậm tiến độ và chất lượng đường mà dân mình trước nay vẫn kêu? Và nữa, đó cũng là nguyên cớ của việc đầu tư dàn trải lẹm vào két lớn két bé của công quỹ. Một việc làm cụ thể để triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ để thắt chặt lại hầu bao của việc đầu tư công mà ông bạn quả quyết rằng đây cũng là một việc khá là nhạy cảm của ngành giao thông?
Cái gánh Bộ trưởng nào cũng nặng hết chứ không riêng Bộ trưởng Giao thông... Đã đành! Kiên quyết đột phá 3 khâu chiến lược. Tất nhiên! Nhưng ngôn dị hành nan, nói dễ làm khó vẫn là vấn nạn muôn thuở của người đời nữa là quan chức? Lo thay cho tân Bộ trưởng họ Đinh, chợt nhớ đến chất giọng kỳ vọng tái cấu trúc dạo nào của nhà thơ Thanh Thảo cùng cái tặc lưỡi hôm nọ giữa bạn bè lại khốn khổ rồi Thăng ơi!
Tất nhiên câu trả lời vẫn còn đang ở phía trước! Vẫn phải có quyền phập phòng như người ta vẫn nói thăng khác với giáng!
Theo Xuân Ba
An ninh Thế giới
http://danviet.vn/tin-tuc/the-roi-dinh-la-thang-75576.html
---
BỔ SUNG
.
2.
1.
---
BỔ SUNG
.
2.
Di sản của ông Đinh La Thăng: BOT và công tác cán bộ!
(GDVN) - Hàng loạt những vấn đề tồn tại xung quanh các dự án BOT có trách nhiệm của ông Đinh La Thăng khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Vô cảm mới nói BOT không ảnh hưởng đến người nghèoSai phạm, bất cập tại BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã rõ, giá thu phí có giảm?“Thi trượt mà vẫn bổ nhiệm Cục trưởng là không chấp nhận được”
Đầu tư triển khai BOT được đánh giá là một chủ trương đúng, nhưng khi triển khai thực tế thì đã bị làm cho “méo mó”, nhiều dự án bị phát hiện chi vượt định mức, thậm chí chỉ tráng nhựa cũng thu tiền cao như làm đường mới.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 6/9/2017: Qua kiểm tra một số nội dung về tổng mức đầu tư đối với 6 dự án, xác định giá trị phê duyệt sai tăng 451,5 tỷ đồng, trong đó dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ là 18,7 tỷ đồng.
Kiểm tra một số nội dung về dự toán và thanh toán đối với 7 dự án xác định các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp, hoặc thiếu hồ sơ và căn cứ phê duyệt một số yếu tố phát sinh thực tế không hợp lý… với tổng giá trị 316,2 tỷ đồng, trong đó dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ là 55,6 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo Thanh tra Chính phủ, cơ chế thu phí hoàn vốn còn bất cập; giá thu phí cao, điều chỉnh không hợp lý.
Riêng dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, dự án chưa hoàn thành, giá trị đầu tư mới thực hiện 30% nhưng giá thu phí tương đương dự án đầu tư mới.
Có thể thấy, kết luận thanh tra Chính phủ về BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ là minh chứng rõ nhất về chủ trương xã hội hóa trong giao thông là đúng nhưng khi đi vào thực tiễn lại sai.
Thanh tra Chính phủ cho biết qua kiểm tra 6 dự án BOT xác định giá trị phê duyệt sai tăng 451,5 tỷ đồng, trong đó có dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ. ảnh: Tiền phong. |
Trước thực trạng này, Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nói rất thẳng thắn: “Trong nền kinh tế thị trường, người mua có quyền lựa chọn, người mua là thượng đế. Tuy nhiên, tại các dự án BOT, khách hàng, người mua đã bị biến thành nô lệ.
Trước đó, trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết: “Những méo mó trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải”.
Theo quy định, cứ 70Km đặt một trạm thu phí, nhưng thực tế theo số liệu từ Bộ Giao thông vận tải, cả nước có 86 trạm thu phí thì 9 trạm có khoảng cách từ 60-70km; 24 trạm có khoảng cách nhỏ hơn 60km; cá biệt tại một số tuyến đường, trạm thu phí dày đặc.
Qua thực tế khảo sát, ông Liên dẫn chứng, đi từ Hà Nội - Thái Bình chỉ khoảng 110 km nhưng có tới 4 trạm thu phí.
Hay như trạm thu phí cầu Bến Thủy 1, Bến Thủy 2 từng xảy ra chuyện người dân đi bên này cầu sang bên kia cầu phải "cõng phí" 25km đường tránh Thành phố Vinh và hoàn phí cho 50km đường Bến Thủy - Hà Tĩnh.
Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng: "Thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột" |
Vừa qua, trạm thu phí Cai Lậy cũng đã được đưa ra mổ xẻ đánh giá về số tiền đầu tư cũng như vị trí đặt trạm, sau khi nhiều lái xe bức xúc trả tiền lẻ khi đi qua trạm.
Mới đây là trạm thu phí trên đường 5 cũ từ Hà Nội đi Hải Phòng cũng bị nhiều tài xế phản ứng bằng cách trả tiền lẻ.
Họ bức xúc vì dù con đường này đã cũ và xuống cấp nhưng phí lại tăng lên, được lý giải là để trả lãi cho đường cao tốc 5b.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc và phát hiện hàng loạt sai phạm ở nhiều dự án BOT, rút ngắn được thời gian thu phí tới 100 năm.
Trước những vấn đề bất cập được chỉ ra tại nhiều dự án BOT giao thông, ông Bùi Danh Liên khẳng định, ngoài trách nhiệm chung của Bộ Giao thông Vận tải thì có trách nhiệm riêng của ông Đinh La Thăng ở cương vị Bộ trưởng thời gian này.
Cùng chung quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải nói thẳng: “Thời kỳ ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì dự án BOT giao thông được làm cách xô bồ, làm một cách đại trà vô nguyên tắc”.
BOT là mảnh đất màu mỡ cho nhóm lợi ích "tay không bắt giặc" |
Tiến sĩ Thủy nêu thí dụ cụ thể là Quốc lộ 1A bị “băm” ra làm nhiều khúc để thực hiện các dự án BOT và hậu quả là sau khi không còn chịu đựng nổi nữa thì thời gian vừa qua người dân đã phản ứng rất mạnh mẽ khi qua các trạm BOT bằng cách trả tiền lẻ.
Ông Thủy cũng chỉ ra những bất cập của các dự án BOT giao thông như: Suất đầu tư dự án BOT quá cao, mật độ trạm thu phí BOT quá dày và cuối cùng việc thu phí thủ công gây thất thoát trong quá trình thu phí.
“Khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra phát hiện sai xót trong đó quan trọng nhất là định giá quá cao, thời hạn thu phí sai, thiếu kiểm tra giám sát dẫn đến tự tung tự tác”, ông Thủy đánh giá.
Thời kỳ ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xảy ra một loạt các vấn đề về BOT và công tác cán bộ. ảnh: vov. |
Công tác cán bộ cũng nhiều dấu hiệu bất thường
Ngoài những bất cập ở các dự án BOT, ông Đinh La Thăng cũng không thể thoái thác trách nhiệm đối với một loạt vụ bổ nhiệm ở các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Trong đó phải kể tới vụ việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải vào năm 2015, mặc dù ông này đã thi trượt Chuyên viên Chính vào năm 2014 do Bộ Nội vụ tổ chức.
Ông Vũ Quốc Hùng: Tìm cán bộ cho nước cho dân, không phải do yêu hay ghét |
Điều đáng nói là khi ban hành Quyết định số 3688 ngày 15/11/2013 có kèm theo quy định khi xét bổ nhiệm Vụ trưởng và tương đương phải có trình độ “Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên”.
Thế nhưng cũng chính Bộ Giao thông Vận tải cho phép ông Sang “nợ” tiêu chuẩn (thực chất đã thi trượt), tức là vi phạm chính Quyết định số 3688.
Khi vụ việc này được phơi bày thì Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – ông Nguyễn Ngọc Đông vẫn cố lý giải rằng: “Đồng chí có tham gia thi nâng ngạch chuyên viên chính vào năm 2014, theo kết quả của Bộ Nội vụ công bố là đạt, nhưng số lượng chỉ tiêu năm đó có hạn chế”.
Cách giải thích ngô nghê của ông Đông khiến dư luận phản ứng ngay sau đó với câu hỏi: Ông Sang thi trượt chuyên viên chính, tại sao vẫn nói thi đạt? Đã thi đạt thì tại sao năm 2016 ông Sang phải thi lại?
Liệu có ai được coi là Cử nhân khi không được cấp bằng tốt nghiệp Đại học? Liệu có ai được gọi là Tiến sĩ khi chưa có bằng Tiến sĩ?
Nói về vấn đề này, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói rằng: “Không thể tùy tiện trong công tác cán bộ. Lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ là để làm việc cho dân, cho nước cho nên phải đánh giá công tâm chứ không thể có chuyện thích ai thì đưa người ấy”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị: “Phải có công bố chính thức, công khai, minh bạch, nếu cán bộ đủ tiêu chuẩn thì khẳng định rõ ràng còn nếu không đủ tiêu chuẩn phải thì phải xử lý”.
Phó Giáo sư-Tiến sĩ Bùi Thị An cũng đã lên tiếng trước sự việc này: Căn cứ vào quy định pháp luật nào mà Bộ Giao thông Vận tải lại tự ý cho “nợ” tiêu chuẩn khi bổ nhiệm, mà lại cho “nợ” với người đã thi trượt?
Theo bà An, Bộ Giao thông Vận tải hay bộ, ngành nào khác cũng không được phép ban hành quy định riêng, lách luật khi bổ nhiệm cán bộ. Ai đã làm sai thì bây giờ các cơ quan quản lý phải xem xét, xử lý trách nhiệm. Không thể để tồn tại mãi cái khẩu hiệu ‘đúng quy trình’.
Bà An đề nghị: “Bộ Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần phải vào cuộc kiểm tra, kịp thời làm rõ tất cả những băn khoăn của dư luận xã hội; vừa để giữ gìn thanh danh cho cán bộ, đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý sai phạm của cán bộ.
Như Tổng Bí thư đã nói thì chẳng thích thú gì khi phải kỷ luật cán bộ mà trái lại còn khổ tâm, xót xa, nhưng phải kiên quyết thực hiện vì lợi ích chung của toàn dân tộc. Nếu không làm cho thật minh bạch thì sau này còn nhiều trường hợp khác bổ nhiệm cũng gây ra điều tiếng xấu, đấy là vấn đề Đảng ta phải kiên quyết đấu tranh”.
Không chỉ việc bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải gây bức xúc dư luận, mà tại đơn vị này còn có chuyện bổ nhiệm Cục phó Nguyễn Đình Việt cũng gây lùm xùm một thời gian dài và chưa có hồi kết.
Theo phản ánh từ Báo Thanh niên ngày 17/12/2016, bài “Tốt nghiệp “đại học ngắn hạn” vẫn được bổ nhiệm Cục phó” thì ông Nguyễn Đình Việt khi được bổ nhiệm chưa có bằng đại học.
Quyết định tốt nghiệp của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ghi rõ ông Nguyễn Đình Việt tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển hệ cao đẳng khóa 1988 – 1991; tại Công văn số 2480/ĐH hướng dẫn cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho hệ “đại học ngắn hạn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ bằng “đại học ngắn hạn” và bằng tốt nghiệp cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành từ năm 1991 trở đi có giá trị hoàn toàn như nhau.
Trong khi đó tại Điều 5 Quyết định 3688/QĐ-BGTVT ngày 15/11/2013, Bộ Giao thông Vận tải quy định: Phó Vụ trưởng và tương đương phải có bằng đại học phù hợp với lĩnh vực công tác.
Như vậy, ông Nguyễn Đình Việt đã được bổ nhiệm Cục phó khi chưa có bằng đại học như quy định của chính Bộ Giao thông Vận tải.
Một trường hợp khác là ông Hoàng Hồng Giang được tham gia thi tuyển cùng 4 Cục phó và một Hiệu trưởng khác vào chức vụ Cục trưởng đường thủy.
Kết quả là ông Hoàng Hồng Giang đã trúng tuyển với số điểm cao hơn người đứng thứ 2 chỉ 0,17 điểm (thang điểm tối đa là 100 điểm), để sau đó “nhảy cóc” từ vị trí Phó trưởng khoa của Đại học Hàng hải lên thẳng Cục trưởng.
Ông Giang chưa phải là Chuyên viên, mà chỉ là Giảng viên, vì vậy việc bổ nhiệm này cũng là trái với tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị hành chính theo chính Quy định mà Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
Dù Bộ Giao thông Vận tải cho nợ tiêu chuẩn khi bổ nhiệm, nhưng Bộ Nội vụ vẫn không cho ông Giang thi tuyển Chuyên viên chính trong kỳ thi năm 2016 vừa qua do chưa phải là chuyên viên.
Vào lúc này, khi mà Chính phủ đang phải rất vất vả để giải quyết sai phạm ở các dự án BOT và công tác cán bộ, không biết ông Đinh La Thăng có mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình?
Thông tin tham khảo:
http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Bang-dai-hoc-ngan-han-tuong-duong-trinh-do-nao/2450.vgp
http://thanhnien.vn/thoi-su/tot-nghiep-dai-hoc-ngan-han-van-duoc-bo-nhiem-cuc-pho-774911.html
http://congluan.vn/ong-hoang-hong-giang-dang-ngoi-nham-ghe/
Kiến Văn
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Di-san-cua-ong-Dinh-La-Thang-BOT-va-cong-tac-can-bo-post179643.gd
1.
16:05 - 14/09/2017
PV
Tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu TGĐ Oceanbank, luật sư Nguyễn Minh Tâm nêu ý kiến cho rằng Viện Kiểm sát đã bỏ qua những chi tiết quan trọng “đẩy” Nguyễn Xuân Sơn vào con đường chết.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7/9/2010 do Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng ký. Đó là văn bản số 6843 yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank bao gồm: cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền, và các dịch vụ tài chính khác, trong đó có các quan hệ tài chính giữa các đơn vị với nhau.
“Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OeanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010”, nội dung văn bản chỉ đạo.
Văn bản thể hiện rất rõ tinh thần chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. Luật sư Tâm cho rằng không cần xét hình thức chỉ đạo, cần phải xét nội dung chỉ đạo và đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của TGĐ PVN.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm. |
“Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để xác định hành vi của Nguyễn Xuân Sơn, từ nội dung đó có thể rút ra kết luận quan hệ giữa PVN và OceanBankd đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất, thỏa thuận và triển khai cam kết hỗ trợ tối đa trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác. Kể cả thời gian sau khi Nguyễn Xuân Sơn thôi chức TGĐ OceanBank để về làm Phó TGĐ PVN”, luật sư Tâm nhấn mạnh.
Về mặt pháp lý, quan hệ giữa hai pháp nhân PVN và OceanBank đã được xác lập bằng văn bản thỏa thuận cam kết tháng 9/2008 do chính ông Đinh La Thăng ký với Hà Văn Thắm với các cam kết rõ ràng về nghĩa vụ của PVN trong việc hỗ trợ OceanBank thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Hơn nữa, sau đó tinh thần và nội dung văn bản thỏa thuận này còn được chính TGĐ PVN và đích thân Chủ tịch PVN quán triệt đến từng đơn vị thuộc Tập đoàn bằng văn bản đã nêu trên.
“Từ đó có thể suy ra, ở PVN không ai có thể làm trái thỏa thuận cam kết đó để thực hiện mục đích cá nhân, kể cả Nguyễn Xuân Sơn. Tài thánh cũng không cho phép Nguyễn Xuân Sơn làm trái quy định tại văn bản này. Nguyễn Xuân Sơn có dám dùng tư cách cá nhân yêu cầu các đơn vị gửi tiền vào PVN hay không? Đương nhiên là không! Vì thế không thể quy buộc Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.
Suy nghĩ này không được chứng minh, trong khi đó trách nhiệm của VKS là phải chứng minh. Nếu không chứng minh được sẽ không thể kết tội Nguyễn Xuân Sơn tham ô, từ đó không thể đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn"- Luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát trong phần luận tội đã đề nghị xử phạt Nguyễn Xuân Sơn từ 16-18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; chung thân về tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản; tử hình về tội tham ô. Tổng hợp buộc bị cáo Sơn chấp hành hình phạt tử hình.
http://infonet.vn/xu-vu-oceanbank-ong-dinh-la-thang-ky-van-ban-yeu-cau-gui-tien-vao-oceanbank-post236886.info
BỔ SUNG 1.Xử vụ OceanBank: Ông Đinh La Thăng ký văn bản yêu cầu gửi tiền vào OceanBank
Trả lờiXóa