Hôm qua, có việc cần, nên chúng tôi đã cùng nhau tới khu vực Vân Đình. Có một lúc bị mắc kẹt ở khu chợ Đanh (đường làng bây giờ bị thu hẹp quá chừng, xe các loại lại để ngổn ngang hai bên).
Trục đường chúng tôi đi qua có Dương Nội, có đường xe buýt nhanh BRT (đã đi entry liên quan ở đây). Và nếu nhấn thêm một chút nữa thì có thể tới luôn huyện Mỹ Đức.
Nhưng việc ai người ấy làm, chúng tôi không cần đi Mỹ Đức.
Tuy vậy, ở khu vực Vân Đình, tức là huyện Ứng Hòa, cũng thấy dân chúng bàn luận nhiều về sự kiện nóng đang diễn ra tại Mỹ Đức.
Bây giờ, thì quan sát chút ít.
Tư liệu đưa dần lên, theo thứ tự ngược như mọi khi.
---
.
41.
Ông Bùi Viết Hiểu là người đại diện dân Đồng Tâm viết tâm thư. Nội dung được ông Hiểu soạn thảo trên gần 1,5 mặt giấy A4, trong đó có nội dung người dân ghi nhận sự hỗ trợ của các luật sư trong vụ việc này.
Nội dung tâm thư viết: Thứ nhất: Nhân dân Đồng Tâm đã kiểm điểm và nhận thấy có rất nhiều sai sót do không hiểu biết pháp luật nên đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, nhân dân mong muốn ông Chủ tịch giang tay cứu giúp và tha thứ, không truy cứu hình sự.
Thứ hai: UBND huyện không tuyên truyền trên loa đài của huyện về đất đồng Sênh là đất quốc phòng khi chưa làm rõ trắng đen để nhân dân không bức xúc.
Thứ ba: Công an huyện, công an thành phố không về trấn áp làm nhân dân bức xúc.
Thứ tư: Đề nghị tập đoàn Viettel không xây dựng gì trên đất đồng Sênh khi chưa có kết luận và giải quyết cuối cùng.
Thứ năm: Nhân dân đã chăm sóc, đối xử, bảo vệ tốt đối với các cán bộ chiến sĩ, đề nghị ông Chủ tịch ghi nhận.
Thứ 6: Đề nghị xác minh điều tra những người đã làm sai trong việc bắt người dân và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình trong thời gian vừa qua.
Thứ bảy: Ông Chủ tịch quan tâm trực tiếp chỉ đạo và xử lý toàn diện vụ việc.
Thứ tám: Chúng tôi khẳng định đến ngày 19.4.2017 không có việc côn đồ, đầu gấu tấn công nhân dân; không có việc dân đổ xăng vào người đe dọa các cán bộ chiến sĩ. Đề nghị ông chủ tịch ghi nhận. Những tin đồn trên các trang mạng xã hội là không đúng sự thật nhằm chia rẽ, làm hại nhân dân và các cấp chính quyền.
"Chúng tôi, nhân dân xã Đồng Tâm chỉ đấu tranh chống tham nhũng sai trái và tiêu cực. Những gì xảy ra chỉ là bước đường cùng để kêu cứu tới Đảng, Nhà nước và các cấp trung ương" - tâm thư viết.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đình Ba cho biết, bức tâm thư đã được đại diện người dân Đồng Tâm ký. Chiều nay, bức thư được chuyển tới Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bằng thư tay.
Trước đó, vào 10h sáng, ông Đặng Văn Cảnh - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức đã được người dân thả tại sân nhà văn hóa thôn Hoành. Ông Cảnh gương mặt khá mệt mỏi sau 6 ngày bị tạm giữ cho biết ông được bà con chăm sóc đầy đủ, cho ăn uống và không bị đánh đập hay đe dọa.
Trước khi tiến hành trao thả cán bộ huyện Mỹ Đức, đại diện cho người dân Đồng Tâm đã nhận lỗi về việc giữ người trái phép thời gian qua.
Đại diện cho người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm là ông Bùi Viết Hiểu, ông Lê Đình Ba, ông Bùi Văn Nhạc. Các vị đại diện đã thay mặt bà con nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ về việc giữ người trái phép vừa qua.
Người dân cho biết, bà con mong chờ quyết định Thanh tra 1121 của TP.Hà Nội từ rất lâu.
"Nếu như nhận được quyết định này sớm hơn, sẽ không có điều này xảy ra. Tổ đồng thuận của dân làng luôn tuân thủ theo đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước chứ không bao giờ chống đối" - ông Hiểu cho biết.
http://danviet.vn/tin-tuc/nguoi-dan-dong-tam-viet-tam-thu-gui-chu-tich-ha-noi-763756.html
40.
Vì sao 8 cán bộ xã Đồng Tâm bị khai trừ Đảng?
41.
Vinh Hải - Đình Thắng Thứ Sáu, ngày 21/04/2017 15:41 PM (GMT+7)
Sự kiện: Căng thẳng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
(Dân Việt) Trên hơn 1 trang giấy khổ A4, đại diện người dân Đồng Tâm đã nắn nót viết tâm thư gồm 8 nội dung gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vào trưa nay (21.4).
Sáng 21.4, nhà văn hóa thôn Hoành nơi giữ cán bộ, chiến sĩ đã được tháo dỡ phông bạt che chắn.
Nội dung tâm thư viết: Thứ nhất: Nhân dân Đồng Tâm đã kiểm điểm và nhận thấy có rất nhiều sai sót do không hiểu biết pháp luật nên đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, nhân dân mong muốn ông Chủ tịch giang tay cứu giúp và tha thứ, không truy cứu hình sự.
Thứ hai: UBND huyện không tuyên truyền trên loa đài của huyện về đất đồng Sênh là đất quốc phòng khi chưa làm rõ trắng đen để nhân dân không bức xúc.
Thứ ba: Công an huyện, công an thành phố không về trấn áp làm nhân dân bức xúc.
Thứ tư: Đề nghị tập đoàn Viettel không xây dựng gì trên đất đồng Sênh khi chưa có kết luận và giải quyết cuối cùng.
Thứ năm: Nhân dân đã chăm sóc, đối xử, bảo vệ tốt đối với các cán bộ chiến sĩ, đề nghị ông Chủ tịch ghi nhận.
Thứ 6: Đề nghị xác minh điều tra những người đã làm sai trong việc bắt người dân và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình trong thời gian vừa qua.
Thứ bảy: Ông Chủ tịch quan tâm trực tiếp chỉ đạo và xử lý toàn diện vụ việc.
Thứ tám: Chúng tôi khẳng định đến ngày 19.4.2017 không có việc côn đồ, đầu gấu tấn công nhân dân; không có việc dân đổ xăng vào người đe dọa các cán bộ chiến sĩ. Đề nghị ông chủ tịch ghi nhận. Những tin đồn trên các trang mạng xã hội là không đúng sự thật nhằm chia rẽ, làm hại nhân dân và các cấp chính quyền.
"Chúng tôi, nhân dân xã Đồng Tâm chỉ đấu tranh chống tham nhũng sai trái và tiêu cực. Những gì xảy ra chỉ là bước đường cùng để kêu cứu tới Đảng, Nhà nước và các cấp trung ương" - tâm thư viết.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đình Ba cho biết, bức tâm thư đã được đại diện người dân Đồng Tâm ký. Chiều nay, bức thư được chuyển tới Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bằng thư tay.
Ông Bùi Viết Hiểu viết tâm thư.
Trước khi tiến hành trao thả cán bộ huyện Mỹ Đức, đại diện cho người dân Đồng Tâm đã nhận lỗi về việc giữ người trái phép thời gian qua.
Đại diện cho người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm là ông Bùi Viết Hiểu, ông Lê Đình Ba, ông Bùi Văn Nhạc. Các vị đại diện đã thay mặt bà con nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ về việc giữ người trái phép vừa qua.
Người dân cho biết, bà con mong chờ quyết định Thanh tra 1121 của TP.Hà Nội từ rất lâu.
"Nếu như nhận được quyết định này sớm hơn, sẽ không có điều này xảy ra. Tổ đồng thuận của dân làng luôn tuân thủ theo đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước chứ không bao giờ chống đối" - ông Hiểu cho biết.
http://danviet.vn/tin-tuc/nguoi-dan-dong-tam-viet-tam-thu-gui-chu-tich-ha-noi-763756.html
40.
Vì sao 8 cán bộ xã Đồng Tâm bị khai trừ Đảng?
Minh Anh - Minh Phong Thứ Năm, ngày 20/04/2017 10:00 AM (GMT+7)
Sự kiện: Căng thẳng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
(Dân Việt) Thiếu tướng Bạch Thành Định - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội - cho biết, năm 2015, các cán bộ sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã bị xử lý.
Cụ thể, khai trừ Đảng 8 đảng viên, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã); khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư xã do lý do sức khỏe.
Người dân nhiều lần khiếu nại
Trước những sai phạm của các cán bộ xã, người dân xã Đồng Tâm đã rất nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại tố cáo đến các cơ quan chức năng. Hàng trăm hộ dân đã ký đơn kiến nghị tập thể gửi UBND huyện Mỹ Đức. Nhiều cán bộ lão thành từng là lãnh đạo chính quyền xã Đồng Tâm đại diện tập thể đứng đơn tố cáo.
Ông Lê Đình Kình - cán bộ lão thành, đã từng đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch xã, bí thư Đảng ủy xã… là người nắm rõ tình hình quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp của địa phương cùng nhiều cán bộ đã nghỉ hưu khác, đại diện các hộ dân đứng đơn kiến nghị.
Các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên ở xã Đồng Tâm có vi phạm về quản lý đất đai. Ảnh: M.A
Sai phạm trầm trọng
Theo tài liệu của UBND huyện Mỹ Đức, từ năm 2002 đến năm 2014, nhiều cán bộ xã Đồng Tâm đã sai phạm trong cấp quyền sử dụng đất, tự cấp đất cho riêng mình, ký xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất sai...
Cụ thể, năm 2002, nhiều cán bộ là Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đồng Tâm đã thống nhất cấp quyền sử dụng đất ở khu vực Rặng Chúc cho 10 người là cán bộ xã, trong đó cũng tự nhận suất cho riêng mình. Năm 2009, ông Nguyễn Văn Minh – Đảng ủy viên, Trưởng Công an xã Đồng Tâm còn cùng với ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã và ông Nguyễn Xuân Trường - nguyên cán bộ địa chính – xây dựng xã, đã bán 1 suất đất cho ông Nguyễn Văn Mạnh, thu 140 triệu đồng nhưng không nộp vào ngân sách xã. Năm 2007, ông Bùi Văn Hồng - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã còn tự ý lấn chiếm 140m2 đất công ích, đến năm 2009 xây dựng nhà kiên cố trái pháp luật.
Còn ông Nguyễn Văn Sơn - nguyên Bí thư Đảng ủy xã, ngoài việc sai phạm trong cấp quyền sử dụng đất năm 2002 như đã nói ở trên, năm 2003 còn cùng tập thể UBND xã họp bàn, thống nhất cấp, bán 27 suất đất không đúng đối tượng…
Người dân xã Đồng Tâm đã từng khiếu nại về những sai phạm của ông Sơn. Theo lời người dân, thửa đất của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn - Bí thư xã Đồng Tâm sở hữu rộng hơn 3.000m2, có mặt tiền giáp tỉnh lộ 429 rộng vài chục mét, chạy sâu cả trăm mét. Ông Sơn dựng một căn nhà sàn, xung quanh trồng cây cảnh… để làm khu nghỉ dưỡng cho gia đình. Tuy nhiên, sau khi người dân phản ánh, ông Sơn cho dỡ ngôi nhà sàn, nhưng lại tiếp tục cho một doanh nghiệp chuyên đúc bê-tông thuê làm nhà xưởng. Doanh nghiệp xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp khiến người dân rất bức xúc...
http://danviet.vn/tin-tuc/vi-sao-8-can-bo-xa-dong-tam-bi-khai-tru-dang-763222.html
39.
Vinh Hải Thứ Sáu, ngày 21/04/2017 13:05 PM (GMT+7)
Sự kiện: Căng thẳng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức
(Dân Việt) Hôm nay, không khí đã bớt ngột ngạt ở Đồng Tâm, một số ngả đường dẫn vào thôn Hoành người dân đã thu dọn chướng ngại vật, những khúc gỗ được dẹp gọn để ôtô có thể tiến sát cổng làng. Người dân đang ngóng chờ một cuộc đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Nhưng trước đó, không khí đặc quánh sự hoang mang, đề phòng đã bao trùm nơi đây.
Sáng 21.4, nhà văn hóa thôn Hoành nơi giữ cán bộ, chiến sĩ đã được tháo dỡ phông bạt che chắn.
Có ở thôn Hoành trong đêm, mới cảm nhận được không khí ngột ngạt, vội vã, dồn dập, hoang mang. Không khí đặc quánh sự đề phòng, nghi ngại với người lạ ở thôn Hoành. Dù được đại diện người dân đồng ý đưa vào làng nhưng chúng tôi vẫn gặp phải không ít những ánh mắt nghi hoặc của nhiều người.
Nhà văn hóa thôn Hoành - nơi các cán bộ đang bị người dân lưu giữ. Ảnh chụp ngày 19.4.
Người dân nơi đây nói rằng giờ đây họ nghi ngại, đề phòng bởi đã mất đi rất nhiều niềm tin ở các cán bộ cơ sở.
Trụ sở UBND xã Đồng Tâm những ngày qua vắng bóng cán bộ đến làm việc. Một người dân nói với chúng tôi trong chua chát: “Giờ nơi đây như không có chính quyền, chúng tôi có xảy ra chuyện gì ở chính quyền xã cũng không hay biết. Nếu các cán bộ xã không làm gì sai, việc gì phải sợ, họ cứ đến làm việc bình thường người dân có cản trở đâu”.
Chính ông Phạm Hồng Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cũng đã thừa nhận: “Chính quyền địa phương hiện nay không điều hành được vì người dân không nghe, không tin nữa”. Còn ông Bùi Viết Hiểu - đại diện người dân thôn Hoànhcho biết: “Trên mạng người ta xuyên tạc ở thôn Hoành có bạo loạn, nhưng chúng tôi không hề bạo loạn, không bao giờ chống đối chính quyền. Mọi việc đều có căn nguyên của nó”.
Những khúc gỗ được người dân chốt chặn tại các ngả đường ngày 19.4.
Sáng nay (21.4), tôi đã nhìn thấy được niềm tin được bắt đầu được nhen nhóm lại ở Đồng Tâm. Cũng sáng nay, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Mỹ Đức đã được người dân thả ra. Hy vọng, người dân Đồng Tâm – đồng tâm hiệp lực trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, để mọi người cùng đồng tâm sinh sống ổn định, an lành.
http://danviet.vn/tin-tuc/nhung-tieng-keng-o-dong-tam-763686.html
38.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật đất đai Việt Nam hiện tại còn nhiều lỗ hổng lớn
(VNF) – Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua 3 lần chỉnh sửa, pháp luật về đất đai của Việt Nam vẫn đang tồn tại 3 lỗ hổng lớn. Điều đáng lo ngại là càng ngày các lỗ hổng này càng bị khoét rộng hơn.
Vận hành công hữu đất đai trong cơ chế thị trường
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng cái khó của Việt Nam hiện nay là phải vận hành chế độ công hữu đất đai trong cơ chế thị trường. Chúng ta phải đưa ra một cách thức là công nhận quyền sử dụng đất là tài sản và vận hành nó trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, điều này chỉ có thể chấp nhận tới một mức độ nhất định. Càng về lâu dài, nó càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và tương lai sẽ phát sinh ra nhiều câu chuyện.
“Chúng ta đã bắt đầu đưa (chế độ công hữu đất đai - PV) vào luật từ năm 1993 và cho đến nay chúng ta thấy lỗ hổng này ngày càng rộng ra, tồn tại nhiều điểm bất hợp lý. Ví dụ như giá quyền sử dụng đất, trong lý luận về giá hàng hóa thì giá về quyền sử dụng đất là một thứ rất trừu tượng, đôi khi nó lệch với cái thửa đất đang tồn tại trên thực tế nữa…”, GS Võ nói.
Lỗ hổng cơ chế Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư
Theo GS Võ, cơ chế Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư được xác lập tại Luật Đất đai năm 1987. Nhưng thời đấy chưa có chính sách hỗ trợ tái định cư, tức là Nhà nước thu hồi đất, nếu ai còn nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước sẽ giao đất khác, không thì coi như Nhà nước thu hồi không.
Đến Luật Đất đai 1993, một tiêu chí rõ ràng được đặt ra: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tiêu chí đẹp là vậy nhưng khi thực hiện lại khác rất xa khi thu hồi tất cả các dự án mà được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Đất đai 2003 đã cố gắng tách bạch, cái nào Nhà nước thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế, cái nào thu cho tư nhân đồng thời xác định rõ đất quốc phòng là gì, an ninh là gì.
“Tôi lưu ý không có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà được gọi đấy là đất quốc phòng. Đất quốc phòng là đất chỉ được sử dụng cho những mục đích bảo vệ đất nước. Không có chuyện quốc phòng đem ra kinh doanh mà lại bảo đấy là mục đích quốc phòng”, GS Võ nói.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng Nhà nước còn chưa có kinh nghiệm trong việc thu hồi đất theo quy hoạch
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2003 vẫn vướng một điểm là hầu hết các dự án Nhà nước thu hồi đất đều dính đến khiếu kiện. Những dự án do doanh nghiệp trực tiếp thương thảo với người dân thì chỉ đạt được kết quả thu hồi 70%.
Do đó, đã có đề xuất cơ chế trung gian: Nhà nước phê duyệt việc chuyển nhượng đất đai còn việc chuyển nhượng như thế nào là thỏa thuận của doanh nghiệp với người dân. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị bác bỏ vì Nhà nước cho rằng trong cơ chế thị trường: một là thương thảo theo thị trường, hai là Nhà nước can thiệp từ đầu đến cuối
Luật Đất đai 2013 đã chọn phương án Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch, sau đó đem ra bán đấu giá. Theo nhận xét của GS Đặng Hùng Võ, cơ chế này là một bước thụt lùi “chỉ kém Luật năm 1993 một chút, vì cứ quy hoạch xong là Nhà nước thu hồi, chả có gì để bàn cãi”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là Nhà nước lại chưa có kinh nghiệm gì trong việc thu hồi đất theo quy hoạch. Ngoại trừ Đà Nẵng, tất cả các tỉnh thành đều không có thành tựu gì về việc thu hồi đất theo cơ chế này.
“Sự thực là chúng ta chưa có kinh nghiệm về thu hồi đất theo quy hoạch, đó là chưa nói đến tính khốc liệt của việc thu hồi đó. Chúng ta chưa làm tốt việc bồi thường hỗ trợ tái định cư, chưa xử lý việc khiếu nại và bất đồng của dân đối với cơ chế Nhà nước thu hồi đất đã áp dụng ngay việc thu hồi theo quy hoach thì tôi cho đó là lỗ hổng rất lớn”.
Lỗ hổng quyết định hành chính “đẻ” ra tiền
Theo GS Võ, Việt Nam là một trong số ít nước mà quyết định hành chính “đẻ” ra tiền. “Chỉ cần quyết định đất nông nghiệp chuyển sang đất ở thì lập tức quyết định đấy sinh ra tiền, diện tích càng lớn thì tiền càng lớn. Đây là nguồn cơn cho những rủi ro tham nhũng”.
GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh cách tiếp cận của Luật Đất đai 2013 là không chính xác
Cũng theo GS Võ, tại các nước, đất nông nghiệp có quy hoạch làm đất ở thì cứ thế làm đất ở, đóng thuế đất ở, câu chuyện rất đơn giản. Nhưng ở ta, cơ chế thuế đất đai rất thấp dẫn đến tích trữ đầu cơ thoải mái. Điều này khiến Nhà nước phải xử lý bằng cách nộp tiền sử dụng đất khi được chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở.
“Cơ chế này là cơ chế cực kì yếu kém, cực kì không có lợi cho quản lý. Mà Luật Đất đai 2013, chúng ta còn tăng cường quyền lực hơn nữa cho cơ quan quản lý. Đây là điều không đúng, hoàn toàn không đúng.
“Tôi cho rằng nhiều khi chúng ta ngồi trong phòng lạnh sáng tác ra chính sách, điều đó không phù hợp với thực tế, với suy nghĩ của từng người dân bình thường. Nếu quản lý đất đai của Nhà nước hướng đến sự chặt chẽ, chặt đến mức người dân không cựa được thì chặt thế cũng chẳng để làm gì. Không phải chúng ta giữ đất cho Nhà nước sinh lợi, người dân sử dụng đất tốt, đóng thuế cao thì khả năng sinh lợi của Nhà nước còn cao hơn. Nhưng phải thông qua sử dụng đất một cách hợp lý chứ không phải Nhà nước thu hồi ngày càng nhiều, giữ đất ngày càng nhiều. Cách tiếp cận đó không đúng…”, GS Võ nhấn mạnh.
37.
Đại diện thôn Hoành: Chủ tịch Chung gọi điện cho người dân, báo tin chuẩn bị về Đồng Tâm
Hoàng Đan |
Thông tin trên được ông Bùi Viết Hiểu (75 tuổi, một người trong nhóm cao niên đại diện dân thôn Hoành) cho PV biết sáng nay, 21/4.
Theo đó vào khoảng 10h sáng nay (21/4), ông Hiểu thông tin Chủ tịch UBND TP HN Nguyễn Đức Chung sẽ về Đồng Tâm đối thoại với dân.
Qua điện thoại Chủ tịch Chung đề nghị dân làng phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đồng thời dọn dẹp các chướng ngại vật.
Theo ghi nhận của PV, người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đang tiến hành dọn dẹp đường xá để đón Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung về đối thoại.
Rất nhiều người dân đang tập trung ở nhà văn hóa thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức, HN), nhiều nhà báo được vào trong khu vực thả người để đưa tin.
Trong khoảng thời gian trên, người dân xã Đồng Tâm tiến hành làm thủ tục để ông Đặng Văn Cảnh – Phó trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy Mỹ Đức ra khỏi thôn Hoành.
Người dân Đồng Tâm làm thủ tục bàn giao ông Đặng Văn Cảnh cho đại diện lãnh đạo xã Đồng Tâm và người nhà ông Cảnh. Sau đó ông Cảnh đã gửi lời cảm ơn đến người dân, tuy bị bắt giữ nhưng được người dân chăm sóc chu đáo.
Ông Lê Đình Ba, Phó thôn Hoành cho biết, việc bắt giữ người là bất đắc dĩ và người dân mong muốn Chủ tịch Chung về đối thoại với bà con Đồng Tâm để trả các cán bộ.
Ông cũng cho hay, người dân Đồng Tâm đã nhận thức được việc giữ người trái phép là sai và mong muốn Đảng, Nhà nước tha thứ, không truy cứu trách nhiệm.
Đồng thời, ông Ba khẳng định, người dân trong thôn không nhận bất cứ vật dụng, tiền bạc, vật chất bên ngoài và không kích động, quá khích.
Lúc 10h45: Ông Lê Đình Ba, Phó thôn Hoành cho biết, chiều nay bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy sẽ về.
Thôn đang tiến hành viết tâm thư nêu các đề đạt, kiến nghị để gửi đến Chủ tịch Chung. Sau khi nhận được ý kiến kiến nghị này ông Chung sẽ về thôn để gặp nhân dân.
Ngày 16/4, Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ.
Trên cơ sở này, VKSND TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đối với ông Kình. Quyết định này do ông Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng ký thừa uỷ quyền của viện trưởng.
VKSND TP Hà Nội yêu cầu Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội và Trại tạm giam Công an TP thực hiện quyết định về việc huỷ bỏ quyết định tạm giữ đối với ông Kình theo đúng quy định.
*Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...
36.
TTO - Lúc 10g sáng, ông Đặng Văn Cảnh - trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, một trong 20 người đang bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được người dân Đồng Tâm đưa ra khỏi khu vực tạm giữ.
Ông Cảnh được đưa ra khỏi khu vực tạm giữ và đang ngồi trong lều dựng bên cạnh nhà văn hoá - Ảnh: Thân Hoàng |
Phóng viên Thân Hoàng, Xuân Long, Quang Thế, Nguyễn Khánh, Dương Liễu của báo Tuổi Trẻ có mặt tại thôn Hoành và sẽ cập nhật diễn biến mới nhất.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
35.
XUÂN BA (nhà báo)
Chiều mười tám (18.42017) hóng được cánh đồng nghiệp thạo tin rằng sắp diễn ra việc đối thoại của cấp trên với dân làng Đồng Tâm (Mỹ Đức) tôi bám theo mấy anh em viết trẻ về cái làng quê mấy bữa nay đang nóng trên các phương tiện truyền thông việc bắt giữ người trái pháp luật…Nhưng đến địa phận Đồng Tâm, mọi lối vào làng đã bị chặn cứng!
Tần ngần trước ngã rẽ chắc chẳng phải lối chính vào làng đương bị chặn bởi mấy chiếc xe bò, xe ba gác chổng ngược, loanh quanh mãi rồi cũng gặp được hai đàn ông đứng tuổi với ba thanh nam thanh niên chắc đang làm cái việc canh gác… Năn nỉ cùng trình ra đủ thứ giấy tờ tùy thân nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu kiên quyết kèm câu trả lời gióng một chắc nịch rằng báo ta báo tây, báo trung ương hay địa phương lề phải lề trái gì… đều cấm tiệt vào làng.
Đợi thêm một hồi nữa, hóa ra cái tin đối thoại không có.
Chợt bừng trong trí nhớ chuyện gần ba chục năm trước.
Cụ thể, 28 năm trước, ngày mồng 1 tháng 7 dương lịch. Cái tin dân của thôn Cộng Hòa, xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa bắt giữ 5 cán bộ công an, viện kiểm sát của huyện Triệu Sơn dậy khắp… Ấy là với Thanh Hóa thôi chứ hồi đó đâu đã có internet với điện thoại và mạng viễn thông hiện đại! Thời điểm ấy tôi đang có tí ti chức phận là cơ quan cử biệt phái ở tỉnh Thanh nên nhận được tin ấy khá nhanh.
Bươn bả đến chỗ ông Lê Huy Ngọ vừa mới chân ướt chân ráo về nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thay ông Hà Trọng Hòa bị kỷ luật để hóng tin. Ông Ngọ, khuôn mặt vốn đăm đăm cố hữu khi ấy ngó lại càng thêm khó coi tợn! Qua trao đổi, ông Ngọ xác nhận có chuyện ấy thực nhưng bảo tôi về để đợi tỉnh giải quyết. Còn giải quyết như thế nào thì ông Ngọ và mấy thuộc hạ tin cẩn của ông chả thấy nói gì!
Nóng lòng muốn biết thực trạng cộng với chút tò mò… Theo phương châm tác chiến hành nghề khi ấy gọi cho oách là tướng ngoài biên ải được quyền quyết trước tâu sau, với lại điện thoại hạn chế, trục trặc xin chỉ đạo ở ngoài Tòa soạn hơi khó khăn nên tôi quyết định mò về Thọ Ngọc.
Nhưng đến Thọ Ngọc không đơn giản. Tìm hiểu thêm, được biết duyên do việc giam giữ 5 nhà chức việc công an và viện KS huyện Triệu Sơn. Suốt cả năm nay, người dân Cộng Hòa có nhiều đơn thư gửi các cấp bức xúc với hiện trạng hà lạm công quỹ của một số cán bộ địa phương xã Thọ Ngọc. Họ tham ô thóc, tiền bán than, gạch ngói… và đặt ra 16 khoản đóng góp vô lý thực ra để gây quỹ đen cho dễ bề chấm mút. Dân kêu mãi không được. Để dằn mặt những người kiên quyết đấu tranh, cán bộ xã báo cáo sai sự thật với huyện. Huyện bênh xã, chỉ đạo cơ quan chức năng khởi tố 6 người dân của Thọ Ngọc. Nhưng khi tống đạt lệnh khởi tố, dân Thọ Ngọc đã bất ngờ phản ứng dữ dội…
Huyện khi đó lại tiếp tục tâu với tỉnh thực trạng sai lạc ấy. Với quyết tâm phải trừng trị bọn cứng đầu dám chống người thi hành công vụ. Sáng sớm ngày 1.7.1989, hàng trăm bộ đội, công an có cả chó nghiệp vụ chia làm 6 mũi đã bất ngờ ập vào Thọ Ngọc. Dân làng nổi kéng báo động và do được chuẩn bị trước đã phản ứng quyết liệt. Và khá bài bản. Suốt từ sáng sớm đến trưa, các mũi tiến công bị khống chế. Dân làng đã quây bắt 5 người. Trong đó có vị Phó Công an huyện và Viện trưởng Viện KSND huyện Triệu Sơn cùng 3 công an huyện. Nhưng súng đã nổ. Hai dân làng bị thương khá nặng và may mắn được chuyển ra Hà Nội điều trị. Các mũi tiến công đành rút chạy. Dân làng tiếp tục giữ 5 cán bộ nói trên. Đặc biệt không đánh đập gì và lo cơm nước chu đáo cho họ. Dân Thọ Ngọc đã rào làng. Mọi lối ra vào đều bị bít kín. Nội bất xuất ngoại bất nhập. Những người lạ vào làng đều không được phép.
Tôi tìm gặp anh Lê Văn Hạnh, một cơ sở tin cẩn trong những ngày công tác ở Thanh Hóa để triển khai vụ ông Hà Trọng Hòa. Người thứ hai là Lê Nam, Trưởng đoàn kiểm tra 14 của Viện KS Thanh Hóa. Chính là Lê Nam mãi sau này nổi danh với vai trò ĐBQH. Sau một hồi bàn bạc, anh Hạnh và Lê Nam nhất trí lo cho tôi một phương án vào Thọ Ngọc khả dĩ an toàn. Anh Hạnh nhờ một người bà con bên Tỉnh đội mượn một chiếc U Oát mang biển số đỏ như anh Hạnh cho biết đi xe biển ấy mới an toàn(?).
Sáng mồng 3.7, chiếc U Oát mang biển số quân sự trên xe có anh Hạnh (một chú em nữa nguyên là lính đặc công giải ngũ người nhà anh Hạnh, như anh nói là đi theo để làm nhiệm vụ bảo vệ) và tôi tất nhiên bị khựng lại ở lối chính vô làng. Theo hướng dẫn của anh Hạnh, trước đó tôi đã lấy tấm bìa viết dòng chữ theo tuồng chữ in "Nhà báo, xin đừng bắn" để sau tấm kính chắn gió. Một tốp thanh niên ào ra. Báo hả? Báo Thanh Hóa thì không cho vào. Nghe vậy tôi thoáng giật mình và có chút chạnh lòng bởi người dân quê tôi tự khi nào đã sút giảm lòng tin vào đồng nghiệp ở chính quê mình làm vậy?
Tất nhiên tôi trình thẻ nhà báo. Anh thanh niên mặt chi chít vết muỗi chích cầm lấy không nói gì và đi tuốt vào làng. Tôi đâm lo vì lâu lắm chẳng thấy quay lại. Bắt chuyện với tốp thanh niên được biết chưa có báo nào vào Thọ Ngọc tác nghiệp cả. Có lẽ tôi là người đầu tiên? Dễ đến nửa giờ, anh thanh niên kia mới xuất hiện kèm theo mấy người đứng tuổi. May quá, họ cho vào với điều kiện là để ông gác đờ co đặc công lại cùng người lái và chiếc xe ở cổng làng.
Cứ đinh ninh là việc hành nghề của mình sẽ trục trặc này khác. Nhưng qua trao đổi với ông Lê Văn Màn, một người do dân cử ra để lo việc làng trong những ngày khó khăn này và những gì diễn ra sau đó hấu hết đều suôn sẻ. Ông Màn cho tôi tiếp xúc gặp gỡ với 5 hộ dân tại một địa điểm kín như ông Màn nói là tránh để bà con kéo đến làm ầm ĩ. Hóa ra nguyện vọng của bà con khá là đơn giản. Họ giữ 5 cán bộ để cấp trên, nếu trung ương không vô được thì tỉnh phải lên để giải quyết dứt điểm những khiếu nại thắc mắc lâu nay của dân Thọ Ngọc về nạn hà lạm công quỹ và vi phạm quyền tự do dân chủ trong bầu cử cán bộ. Một cụ râu dài như cước bất đồ nắm lấy vai tôi, giọng cụ nghẹn ngào, anh nhà báo coi, có bao giờ công an và bộ đội lại đi làm cái việc xua chó đi lùa dân như thế này không? Bức xúc nhất khi cụ dẫn ra chuyện có chú chó nghiệp vụ nào đó trong khi làm nhiệm vụ đã nhẩy lên bàn thờ chi phái nhà họ Lê của cụ mà như chất giọng rầu rĩ pha chút đau đớn, cụ mếu máo chưa nghĩ ra cách gì để giải cái hạn này cả!
…Nguyện vọng gặp 5 cán bộ đang bị giữ được đáp ứng. Trong căn nhà khá rộng rãi của một hộ dân, hai anh đang nằm ngủ. Còn ba ông chơi tú lơ khơ. Nghe giới thiệu, các ông lộ vẻ vui vui vì từ hôm bị giữ đến nay chưa được tiếp xúc với ai, nữa đây là nhà báo tận… Hà Nội! Ngồi chuyện với vị Viện trưởng và Phó CA huyện, các vị đều cho biết bà con đối xử với họ rất tử tế. Không hề bị đánh đập. Nhưng cũng có bị chửi là cán bộ cốp ở huyện mà thông đồng với quân tham nhũng ở xã… Buổi chiều đầu tiên, ba anh bị mệt không ăn cơm, bà con còn nấu cháo. Và cũng rất nhanh. Hai vị đại diện cho cơ quan pháp luật của huyện đều nhận ngay ra cái điều bất lợi do không nắm không tổ chức điều tra kỹ, rõ tình hình của xã nên đã xảy ra trục trặc. Ân hận nhất là việc xua quân xuống Thọ Ngọc để thực hiện việc khởi tố…
Trong lúc tôi trò chuyện, anh Hạnh đã thực hiện rất đắc lực việc vận hành chiếc máy ghi âm chỉ hơi bé hơn cái tráp của đám lý trưởng thời trước. Và nữa, cái máy ảnh dùng phim Photo-65 anh thao tác hăng quá mới có nửa cuộc gặp đã hết phim. Bây giờ ngồi gõ những dòng này, ngó lại nét chữ anh Hạnh trong sổ biên việc ghi lại nội dung làm việc của tôi với hai vị đại diện cơ quan pháp luật của Triệu Sơn 28 năm trước tự dưng bao nỗi bồi hồi… Nhoáng cái, anh Hạnh mất đã hơn chục năm rồi!
…Sau chuyến vào Thọ Ngọc ấy, tôi cũng được ông tân Bí thư Tỉnh ủy Lê Huy Ngọ hỏi han nhiều chuyện. Thêm ấm lòng khi nghe truyền đạt lại quyết tâm của tỉnh là sẽ nhanh chóng xuống đối thoại với dân Thọ Ngọc. Sẽ thành lập đoàn thanh tra cấp tỉnh có sự tham gia của Trung ương để giải quyết kịp thời rốt ráo trên cơ sở pháp luật những yêu cầu chính đáng của dân. Những dòng trong cuốn sổ tay của tôi vẫn còn mồn một "Nghiêm cấm bất kỳ hành vi trả thù trù dập những người tham gia đấu tranh chống tiêu cực", v.v..
Hăm hở lia bút hoàn thành bài báo chỉ trong một đêm. Nhưng đáp tàu trở ra Hà Nội, tôi như đụng phải bức tường. Có phải chưa có tiền lệ về những vụ việc na ná như Thọ Ngọc nên BBT thận trọng, đắn đo nhiều lắm?
Ông Đinh Văn Nam, nguyên TBT Báo, khi đó đương làm cố vấn cho BBT đã xui tôi gặp một người quen chung. Đó là ông Thái Ninh, Phó ban Tuyên huấn TW. Găm vào trí nhớ khó phai hình ảnh ông Phó ban đã ngủ còn bật dậy ngồi nghe tôi con cà con kê tình hình và đọc rất kỹ bản thảo bài báo. Mãi gần một giờ sáng, ông bảo tôi về ngủ để sáng nay ông trực tiếp báo cáo ông Trưởng ban Đào Duy Tùng.
Ngay chiều hôm ấy, ông cho người mang bài báo kèm thư tay cho Tổng biên tập với dung quyết định cho đăng bài Cộng Hòa Thọ Ngọc, bài học nhớ đời… Báo Tiền Phong đầu tháng 7 năm 1989 đã đăng bài ấy. Ông Thái Ninh nay đã là người thiên cổ.
Trong xu thế một xứ Thanh ổn định, đã diễn ra sự kiện dối thoại với dân ngay tại Thọ Ngọc và đón 5 nhà chức việc trở về, Cộng Hòa Thọ Ngọc đã yên hàn trở lại. Nhưng tôi từ đó không dám trở lại cái làng quê rất dấu ấn trong đời viết của mình. Bởi không hiểu cơ sự ra sao, vài người dân Thọ Ngọc trong đó có ông Màn, ít lâu sau đã bị khởi tố và vướng vòng lao lý vì cái vụ Thọ Ngọc ấy!
…Và bây giờ không vào được Đồng Tâm! Lủi thủi quay về ngậm ngùi chuyện buồn 28 năm trước ở xứ Thanh lại tái hiện na ná ở đất Thủ đô. Như cái tên bài báo thuở ấy Cộng Hòa, Thọ Ngọc, bài học nhớ đời… Hy vọng Đồng Tâm sẽ chẳng rơi vào cảnh phân tâm rã rượi chia ly của lòng người, lòng dân? Và nữa, sẽ là suôn sẻ và tránh được trục trặc của Thọ Ngọc thuở nào?
Xuân Ba
34.
Thứ sáu - 21/04/2017 02:04
(NCTG) “Một doanh nghiệp tử tế, dù có bán những sản phẩm đẹp đẽ đến đâu, mà “xuất xứ” của nó trên một cái nền của bất công, sai phạm, khuất tất, đào những hố sâu khoảng cách giàu nghèo, phá hủy môi trường sống, thì cũng chỉ như ăn một món ngon, nhưng được chế biến bằng những nguyên liệu bẩn, độc hại mà thôi”.
Lối vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức bị ngăn bằng chướng ngại vật (ảnh chụp sáng 17-4-2007) - Ảnh: dantri.com.vn
Tròn 5 năm trước, đúng vào tháng 4-2012, những xung đột đất đai xung quanh việc trưng thu đất tại Văn Giang để xây dựng dự án khu đô thị “sinh thái” Ecopark đẩy lên đỉnh điểm với cuộc 'bạo động” của người nông dân vì đền bù đất đai không thoải đáng (135 nghìn đồng/m2 đất ruộng, trong khi giá nhà ở tại Ecopark trung bình khoảng 20-25 triệu đồng/m2 vào thời điểm đó).
Ecopark là một trong những dự án đô thị phần nào minh hoạ cho nhiều mặt khoảng cách, thậm chí mặt trái, giữa danh xưng “đô thị sinh thái” và sự thật nhiều phần phát triển trên cái nền và với mục tiêu không hề bền vững!
Cuộc xung đột tại Văn Giang là một minh chứng cho những bất cập về phát triển đô thị tiêu tốn đất nông nghiệp, cho những chính sách nhà nước phát triển tập trung vào kinh tế đô thị, bỏ qua sự phát triển hài hòa và cân bằng của kinh tế nông thôn tại các làng xã.
Nó cũng muốn đặt câu hỏi, rằng một doanh nghiệp, một khu đô thị có xứng đáng được tôn xưng “sinh thái”, “kiểu mẫu”, khi xây dựng trên nền một sự đền bù đất nông nghiệp không tương xứng, bỏ qua sự bất mãn của chính người dân địa phương nơi khu đô thị ấy mọc lên? (*)
Thật tình cờ, vào đúng tháng 4 năm nay, cuộc xung đột Mỹ Đức đang nóng bỏng, chưa có hồi kết, lại thêm một hệ lụy của những chính sách đất đai không hợp lý, thiếu minh bạch, những khuất tất của bộ máy quản lý các cấp trong các chính sách đền bù, giải tỏa và sử dụng đất nông nghiệp. (Tổng hợp lịch sử chuyển đổi đất đai tại Đồng Tâm, có thể tham khảo tại đây).
Cũng trùng hợp thay, vài tháng nay tôi tham gia dịch một cuốn sách nghiên cứu mới xuất bản (**), tổng hợp các bài nghiên cứu của các chuyên gia đô thị quốc tế và Việt Nam, xoay quanh câu chuyện gốc rễ của “chuyển đổi đất nông nghiệp”, được nhắc đến với những câu chuyện, con số mới hơn, rộng hơn trong rất nhiều làng xã ngoại đô Hà Nội.
Những tiếng nói của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ nhiều năm nay, đặt câu hỏi, chỉ trích những chính sách “từ trên cao”, những điểm không bền vững của hình thái phát triển đô thị này. Cùng với những mâu thuẫn chưa có hồi kết với người nông dân, gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh từ nhiều phía lên những chính sách đất đai và phát triển cần phải xem xét lại.
Nhưng xem ra, chưa một bài học nào được rút ra, chưa một động thái nào ghi nhận để cải thiện nó. (Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 không có nhiều thay đổi về đền bù đất đai).
Thấy bất lực vì tiếng nói ấy nhỏ bé quá, nó chìm nghỉm trong như sự chống chọi của người dân làng Mỹ Đức hôm nay, Văn Giang hôm qua, và bao nhiêu người nông dân mất đất khác.
Ecopark là một trong những dự án đô thị phần nào minh hoạ cho nhiều mặt khoảng cách, thậm chí mặt trái, giữa danh xưng “đô thị sinh thái” và sự thật nhiều phần phát triển trên cái nền và với mục tiêu không hề bền vững!
Cuộc xung đột tại Văn Giang là một minh chứng cho những bất cập về phát triển đô thị tiêu tốn đất nông nghiệp, cho những chính sách nhà nước phát triển tập trung vào kinh tế đô thị, bỏ qua sự phát triển hài hòa và cân bằng của kinh tế nông thôn tại các làng xã.
Nó cũng muốn đặt câu hỏi, rằng một doanh nghiệp, một khu đô thị có xứng đáng được tôn xưng “sinh thái”, “kiểu mẫu”, khi xây dựng trên nền một sự đền bù đất nông nghiệp không tương xứng, bỏ qua sự bất mãn của chính người dân địa phương nơi khu đô thị ấy mọc lên? (*)
Thật tình cờ, vào đúng tháng 4 năm nay, cuộc xung đột Mỹ Đức đang nóng bỏng, chưa có hồi kết, lại thêm một hệ lụy của những chính sách đất đai không hợp lý, thiếu minh bạch, những khuất tất của bộ máy quản lý các cấp trong các chính sách đền bù, giải tỏa và sử dụng đất nông nghiệp. (Tổng hợp lịch sử chuyển đổi đất đai tại Đồng Tâm, có thể tham khảo tại đây).
Cũng trùng hợp thay, vài tháng nay tôi tham gia dịch một cuốn sách nghiên cứu mới xuất bản (**), tổng hợp các bài nghiên cứu của các chuyên gia đô thị quốc tế và Việt Nam, xoay quanh câu chuyện gốc rễ của “chuyển đổi đất nông nghiệp”, được nhắc đến với những câu chuyện, con số mới hơn, rộng hơn trong rất nhiều làng xã ngoại đô Hà Nội.
Những tiếng nói của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ nhiều năm nay, đặt câu hỏi, chỉ trích những chính sách “từ trên cao”, những điểm không bền vững của hình thái phát triển đô thị này. Cùng với những mâu thuẫn chưa có hồi kết với người nông dân, gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh từ nhiều phía lên những chính sách đất đai và phát triển cần phải xem xét lại.
Nhưng xem ra, chưa một bài học nào được rút ra, chưa một động thái nào ghi nhận để cải thiện nó. (Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 không có nhiều thay đổi về đền bù đất đai).
Thấy bất lực vì tiếng nói ấy nhỏ bé quá, nó chìm nghỉm trong như sự chống chọi của người dân làng Mỹ Đức hôm nay, Văn Giang hôm qua, và bao nhiêu người nông dân mất đất khác.
Sẽ thay đổi gì được đây? Như vài năm sau, dân thành phố, biết hay không biết sự kiện Văn GIang, vẫn chọn Ecopark là mẫu hình để mơ ước mua ngôi nhà của mình, đến đó vui chơi, nghỉ ngơi hàng tuần, tôn vinh doanh nghiệp và khu đô thị như cái đích của phát triển ngày nay.
Tôi mỗi lần về nước, vẫn muốn đến đó, nhưng chỉ là để nhìn tận mắt một ví dụ làm tôi day dứt. Vì dù có ngắm một khu đô thị mới hào nhoáng, “thân thiện” đến đâu, cũng không làm tôi quên được những người dân Văn Giang, giờ này, còn ai bị tù đày, còn bao người ảnh hưởng bởi những chính sách trưng dụng, đền bù, chuyển đổi đất nông nghiệp?
Nhưng còn mấy ai nhớ?
Các kiến trúc sư làm cho VIHAJICO (Việt Hưng) - doanh nghiệp xây Ecopark, và sắp tới là dự án tái định cư trên hồ Thành Công - đã giải thích với tôi về việc chuyển đổi đất công viên thành đất cây xanh khu đô thị, rằng đây là một dự án “nhân văn”, với kinh nghiệm xây dựng một đô thị xanh cảnh quan đẹp nhất Việt Nam như Ecopark. Họ nói phải biết “hy sinh” 1ha hồ, vài năm nữa sẽ có được một khu tái định cư đẹp như Ecopark!
Nhìn dòng người đổ đến Ecopark hôm nay, tôi nghĩ có lẽ anh ta dự đoán đúng, người dân sẽ nhanh quên những bất bình ở Văn Giang, sẽ quên 1ha hồ công cộng trở thành mặt nước công viên của một khu đô thị.
Họ sẽ vẫn sử dụng những sản phẩm của các doanh nghiệp như Công ty BĐS Việt Hưng, lên tiếng về cáp treo Sa Pa hay Sơn Đoong nhưng sẽ vẫn dùng dịch vụ Sun Group, biết về phá rừng Phú Quốc, kinh doanh động vật quý hiếm, về khu đất Giảng Võ, Cinémathèque nhưng vẫn lựa chọn mua sắm ở Vingroup, biết đến Mỹ Đức với dự án kinh doanh “quốc phòng” của Viettel, nhưng vẫn dùng sản phẩm của nhà mạng này.
Còn với tôi, một doanh nghiệp tử tế, dù có bán những sản phẩm đẹp đẽ đến đâu, mà “xuất xứ” của nó trên một cái nền của bất công, sai phạm, khuất tất, đào những hố sâu khoảng cách giàu nghèo, phá huỷ môi trường sống, thì cũng chỉ như ăn một món ngon, nhưng được chế biến bằng những nguyên liệu bẩn, độc hại mà thôi.
Nó thỏa mãn nhu cầu ngày hôm nay, nhưng sẽ hại chính chúng ta và con cháu ngày mai, hoặc hại đồng bào mình, ở một nơi khác.
Nếu người tiêu dùng muốn sản phẩm khác, thị trường của chúng ta có lẽ chưa có nhiều lựa chọn tốt hơn?
Họ có thể thúc đẩy “tạo ra” những sản phẩm đó không?
Người tiêu dùng như chúng ta, chẳng lẽ không có quyền đòi hỏi được sử dụng những sản phẩm tốt, đẹp mà vẫn có xuất xứ “sạch” sao?
Ghi chú:
(*) Những ví dụ và phân tích này, tôi đã đưa vào luận án và bài viết được xuất bản tháng 4-2017 trong cuốn sách “Transitions urbaines en Asie du Sud-Est. De la métropolisation et de ses formes dérivées” (Những chuyển đổi đô thị vùng Đông Nam Á. Đại đô thị hóa và các hình thái phát sinh), phát hành bởi IRD và IRACSEC)
(**) “Hà Nội - đại đô thị tương lai - đứt gãy trong việc sát nhập các làng xã vào đô thị”, phát hành bởi IRD, tháng 1-2016.
Bùi Uyên, từ Paris
33.
Dân Mỹ Đức hồ hởi nhận tin thanh tra lại khu sân bay Miếu Môn
21/04/2017 03:05 GMT+7
- Dù không lên huyện gặp gỡ Chủ tịch UBND TP Hà Nội chiều qua, nhưng thông tin Hà Nội quyết định thanh tra lại toàn bộ diện tích đất khu sân bay Miếu Môn khiến người dân hồ hởi.
Tối qua, người dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) đều vui khi nhận tin Hà Nội quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích khu sân bay Miếu Môn.
Đây là mấu chốt dẫn tới khiếu tố kéo dài trong thời gian qua, mà đỉnh điểm là việc một số công dân thôn Hoành đã đưa phương tiện, vật tư, máy móc thiết bị vào canh tác trên đất này, dù nó đã được giao cho tập đoàn Viettel làm dự án.
Cụ Bùi Văn Nhạc (80 tuổi, thôn Hoành) hồ hởi: “Xem báo đài, truyền hình biết được tin này, bà con mừng lắm. Dù kết quả có như thế nào, chúng tôi cũng thấy mãn nguyện và cảm thấy đầy niềm tin”.
Người dân Đồng Tâm mang chướng ngại vật ra đường làng những ngày qua
|
Ông Nguyễn Văn Trác, 75 tuổi cho biết: “Nếu nói đây là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn cũng đúng, bởi chúng tôi đã gửi đơn tới các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa đồng ý với các câu trả lời. Việc Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo thanh tra lại toàn bộ các vấn đề liên quan đến dự án này là điều ai cũng mong mỏi”.
Từ khoảng 20h tối qua, người dân Đồng Tâm bàn nhiều về quyết định thanh tra số 1121 vừa được ký ban hành ngày 20/4.
Chúng tôi chờ lãnh đạo thành phố về đối thoại
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, đại diện bà con thôn Hoành cho hay: “Việc TP trực tiếp thanh tra, kiểm tra toàn diện những vấn đề liên quan này sẽ đem lại câu trả lời chính xác nhất. Người dân sai đến đâu, chúng tôi sẽ chấp nhận hình thức xử lý đến đó; cá nhân nào chiếm dụng đất trái phép, cũng sẽ bị xử lý nghiêm như Chủ tịch TP đã nói chiều 20/4”.
Về việc vì sao người dân không lên UB huyện Mỹ Đức theo giấy mời, ông Hiểu giải thích: “Nguyện vọng chung của bà con là lãnh đạo TP trực tiếp xuống xã để mắt thấy tai nghe những gì đang xảy ra ở Đồng Tâm. Bà con không có hành động chống đối, không vây làng… như những thông tin thất thiệt, khiến người dân Đồng Tâm bị mang tiếng chống đối chính quyền”.
Liên quan đến việc khi nào người dân Đồng Tâm sẽ trả 21 cán bộ, chiến sỹ về đơn vị như phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ông Hiểu nói: “Người dân không có ý chống phá chính quyền nên giữ người không có mục đích làm con tin. Ông Chung nói sẽ bố trí đối thoại với người dân trong ngày một, ngày hai tới đây, chúng tôi sẽ chờ lãnh đạo TP sớm về đối thoại”.
Nhà văn hóa thôn Hoành, nơi đang giữ 21 cán bộ chiến sỹ mấy ngày qua
|
Ông Hiểu cũng chia sẻ: “Bà con thôn Hoành kiến nghị lên các cấp không xem xét hành vi giữ người trái pháp luật của nhân dân, bởi tất cả cũng vì sự bức xúc bị đẩy lên cao. Các cán bộ, chiến sỹ được giữ tại nhà văn hóa thôn, bà con chăm lo chu đáo, sức khỏe rất tốt. Còn những vấn đề liên quan tới khu đất quốc phòng sắp thanh tra, chúng tôi sẽ chờ đợi kết luận của cơ quan chức năng”.
Chờ đợi 45 ngày thanh tra
Theo lịch sử, năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn tại các xã thuộc huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao Quân chủng Phòng không tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28, với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, đại diện dân làng Hoành
|
Việc người dân Đồng Tâm có đơn thư khiếu tố xảy ra từ thời điểm 2013.
Từ cuối 2016, tình hình nội bộ nhân dân tại xã diễn biến phức tạp liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện tổ chức các hoạt động “đòi đất” quốc phòng.
Đỉnh điểm của sự việc xảy ra vào tháng 3 vừa qua, khi một số người dân đã mang phương tiện vật tư, máy móc… vào canh tác, dựng lều, bạt… trên đất dự án đã giao cho tập đoàn Viettel.
Ngày 30/3, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”. Ngày 15/4, Công an TP đã bắt 4 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm.
Người dân thôn Hoành hồ hởi trước thông tin Hà Nội ra quyết định thanh tra toàn diện những vấn đề liên quan đến sử dụng đất sân bay Miếu Môn
|
Ông Bùi Viết Hiểu cho hay: “Những vấn đề người dân tố cáo tập trung ở ba nội dung chính: việc cắm mốc đất quốc phòng vượt chỉ giới; việc thu hồi, đền bù sai cho 14 hộ dân lấn chiếm đất trái phép với số tiền hàng chục tỷ đồng, trong khi đây là đất nông nghiệp lẽ ra phải chia đều cho các khẩu; công tác xử lý cán bộ, cá nhân sai phạm trong việc lấn chiếm, chiếm dụng đât sân bay Miếu Môn”.
Ông Hiểu nói, sau khi Hà Nội có quyết định thanh tra lại toàn diện các vấn đề liên quan đến nội dung đơn thư tố cáo này, người dân Đồng Tâm sẽ tuân thủ chờ đợi theo đúng thời hạn quy định là 45 ngày kể từ khi ký quyết định thanh tra.
Chủ tịch HN: Chúng tôi chỉ bảo vệ dân, không bao giờ đàn áp dân
Cán bộ chiến sỹ từ trước đến nay chỉ bảo vệ dân chứ không bao giờ đàn áp dân cả - Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói tại huyện Mỹ Đức.
Người dân trao thả Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức
Sáng nay, người dân làng Đồng Tâm sẽ trao thả ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng phòng Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.
Vụ Mỹ Đức: Hủy quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình
VKSND TP Hà Nội ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình, 82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Đồng Tâm ngày đón Chủ tịch Hà Nội về đối thoại
Chiều nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức làm việc. Phóng viên có mặt tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Thái Bình
32.
Chướng ngại vật dựng khắp nơi biến thôn Hoành thành ốc đảo. Trong thôn có gì ăn nấy, những ngày này dân cơ bản là cho nhau đồ ăn.
31.
NGUYỄN ĐỨC HIỂN: CÂY BÚT KHỐN NẠN
Ở bài viết trước, đã nhắc chung đến một nhóm nhà báo mà tôi gọi là "những cây bút khốn nạn".
Chúng lộ rõ nhất sau các sự thể nóng như Đồng Tâm, và trước đó là Formosa...
Một cây bút có thể nói là khốn nạn đốn mạt nhất trong nhóm nhà báo khốn nạn này: Nguyễn Đức Hiển, thư ký toà soạn báo Pháp luật TP HCM.
Đây là một mẩu tin thể hiện sự hồ hởi của chúng khi thấy nguy cơ nhiều dân Đồng Tâm sẽ phải vào tù:
"Ít lắm cũng có chục chú nhân danh nhân dân đi tù" - Hiển reo lên, nhắn cho một "chú em" như thế, sau sự kiện Đồng Tâm.
Trước đó, ngay khi sự việc Đồng Tâm xảy ra, trong một bài "tham chiến", Hiển đã thay cả toà án kết tội dân Đồng Tâm với hàng loạt "tội" tày đình như: "gây rối, chống người thi hành công cụ, chống chính quyền nhân dân...".
truongduynhat.org30.
Hủy bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình
TTO - Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình (82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức).
Quyết định này do ông Nguyễn Văn Dũng, phó viện trưởng ký thừa uỷ quyền của viện trưởng.
Theo đó, ngày 16-4, Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ.
Trên cơ sở này, VKSND TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đối với ông Kình.
VKSND TP Hà Nội yêu cầu Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội và Trại tạm giam Công an TP thực hiện quyết định về việc huỷ bỏ quyết định tạm giữ đối với ông Kình theo đúng quy định.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170420/huy-bo-quyet-dinh-tam-giu-ong-le-dinh-kinh/1301526.html
29.
Chủ tịch HN: Chúng tôi chỉ bảo vệ dân, không bao giờ đàn áp dân
20/04/2017 15:57 GMT+7
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác đến huyện Mỹ Đức, nơi có vụ gây rối trật tự mấy ngày gần đây.
Đây là chuyến đi đầu tiên về huyện Mỹ Đức của ông Nguyễn Đức Chung sau khi xảy ra vụ việc. Buổi làm việc với huyện bắt đầu lúc 4h chiều nay.
Trụ sở UBND huyện Mỹ Đức chiều nay. Ảnh: Phong Nguyễn |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay đã trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Bà Hằng cho biết, hiện các cơ quan chức năng Hà Nội đang giải quyết tình hình theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
19h10
Tạm dừng thi công, thanh tra toàn diện
XEM CLIP Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu:
Có mặt tại hội trường Huyện ủy Mỹ Đức cùng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có ông Đỗ Văn Đương, Phó Ban Dân nguyện QH, đại diện lực lượng Công an TP, lãnh đạo huyện Mỹ Đức, lãnh đạo xã Đồng Tâm và đại diện thôn Hoành.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, đến giờ phút này chỉ có mặt đại diện lãnh đạo xã Đồng Tâm, còn không có bà con nào thuộc xã Đồng Tâm tham gia. Tuy nhiên, TP vẫn quyết định gặp gỡ cán bộ chủ chốt của xã, đề nghị lãnh đạo xã nêu tâm tư nguyện vọng của bà con.
Ông Phạm Ngọc Sỹ, Phó chủ tịch UBND nhân dân xã Đồng Tâm cho biết, trong nhà văn hóa xã vẫn còn 19 cán bộ chiến sĩ công an. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trong xã, bà con vẫn để gạch đá tại cổng ra vào trong xã.
Ảnh: VOV |
Ông Sỹ nói: Hoạt động của địa phương hiện rất khó điều hành, bộ máy chính quyền không điều hành được vì người dân không nghe, không tin. Rất mong cán bộ thành phố, Trung ương về lãnh đạo, chỉ đạo người dân mới nghe.
Người dân cho rằng đất sân bay giao cho Viettel là đất nông nghiệp. Dù vậy, tha thiết đề nghị công khai đó là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp thì dân mới thấy được đúng hay sai.
Ông Nguyễn Đức Chung ghi nhận việc bà con lo cơm ăn, nước uống cho các cán bộ chiến sĩ. Ông mong muốn bà con sống và làm việc theo đúng khẩu hiệu căng tại đồng Sênh: "Sống và làm việc theo pháp luật".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
"Vì người dân hôm nay không đến nên tôi sẽ tiếp tục đối thoại với người dân vào thời gian sớm nhất có thể, ngay trong ngày mai hoặc ngày kia", ông Chung nhấn mạnh.
Liên quan đến khu đất, TP sẽ thanh tra toàn diện khu vực này. Sau 45 ngày thanh tra sẽ kết luận rõ những nội dung trên tinh thần đoàn thanh tra sẽ tiếp thu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con để giải quyết thỏa đáng nhất.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, để thực thi quyết định thanh tra, TP yêu cầu tạm dừng thi công ở khu vực đất đai xã Đồng Tâm.
Trong quá trình giải quyết vừa qua, bà con ở xã Đồng Tâm đã có kiến nghị và được các cấp giải quyết. Tuy nhiên, ở cơ sở chưa giải quyết kịp thời. Lần này TP sẽ kiểm tra, thực hiện các kiến nghị ở đây, nếu phát hiện cá nhân nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm túc.
Quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm của Thanh tra TP Hà Nội
|
Tôi cũng ghi nhận việc bà con cho cán bộ, chiến sỹ ăn cơm, tắm rửa hàng ngày.
Xung quanh đối tượng hình sự, xung quanh xã này có 143 đối tượng nghiện, nhiễm HIV. Do vậy, đề nghị bà con vận động con em mình.
Cuối cùng, ông Chung mong muốn bà con sớm thả các cán bộ, chiến sỹ về với gia đình. Mong muốn cuộc đối thoại tới, lãnh đạo xã lên danh sách thành phần tham dự, ông sẽ tiếp tục gặp đối thoại với bà con.
XEM CLIP đại diện xã Đồng Tâm phát biểu:
19h
Người dân Đồng Tâm cho biết, lên huyện gặp Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung gồm 2 Phó chủ tịch xã Lê Trường Huy và Phạm Hồng Sỹ, Chủ tịch HĐND Phạm Văn Quang, xã đội trưởng Lê Minh Huy, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nguyễn Thị Hằng và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Nguyễn Văn Huyền.
Một số cán bộ đại diện ban ngành trong xã Đồng Tâm cũng có mặt tại UBND huyện Mỹ Đức chiều nay trong thành phần làm việc với Chủ tịch TP Hà Nội.
18h58
18h30
Ông Lê Đình Ba, phó thôn Hoành nói với VietNamNet: Người dân vẫn đang chờ đợi lãnh đạo TP về xã Đồng Tâm để lắng nghe nguyện vọng của hàng ngàn người dân thôn Hoành.
"Chúng tôi mong mỏi và chờ đợi đón Chủ tịch Chung trên đất Đồng Tâm. Nguyện vọng của người dân rất nhiều, mà bà con ai cũng muốn trực tiếp được nghe chỉ đạo của Chủ tịch TP".
Ông Ba cho biết, bà con vẫn giữ niềm tin và hy vọng Chủ tịch TP Hà Nội sẽ về xã.
Tình hình an ninh trật tự trong làng đang ổn định, cuộc sống vẫn diễn ra như những ngày bình thường, ông nói.
18h
Người dân được mời tham gia đối thoại với Chủ tịch TP vẫn chưa đến.
Lãnh đạo TP Hà Nội vẫn có mặt tại trụ sở huyện ủy Mỹ Đức.
17h55
17h40
"Thiết tha mong Chủ tịch TP về xã"
Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Viết Hiểu, đại diện người dân Đồng Tâm nói: "Người dân thiết tha mong Chủ tịch TP về xã trao đổi trực tiếp, lắng nghe nguyện vọng của bà con".
Hội trường huyện Mỹ Đức, nơi dự kiến diễn ra cuộc đối thoại |
Ông cũng cho biết, nhân dân Đồng Tâm đã thống nhất và thừa nhận, hành vi giữ người là vi phạm pháp luật, dù nguyên nhân do sự bức xúc lên quá đỉnh điểm.
Ông Hiểu nói, người dân Đồng Tâm muốn gửi lên Chủ tịch nước, Thủ tướng và các cấp có thẩm quyền lá tâm thư xin miễn truy cứu hình sự cho bà con về hành vi giữ người trái phép; Đồng Tâm sẽ ngay lập tức trao thả các cán bộ chiến sỹ đang bị bắt giữ còn lại.
Về những khúc mắc trong đất đai, bà con sẽ chờ đợi sự phán xử của các ban ngành chức năng, ông Hiểu khẳng định.
17h10
Đại diện người dân xã Đồng Tâm chưa có mặt tại huyện ủy Mỹ Đức.
Trước đó, lãnh đạo UBND huyện đã ký giấy mời 100 người dân xã Đồng Tâm lên huyện đối thoại với Chủ tịch TP.
16h25
Ông Nguyễn Đức Chung làm việc tại phòng của Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Hoạt.
Sân UBND huyện Mỹ Đức. Ảnh: VOV |
Theo kế hoạch, ông sẽ gặp một số người dân xã Đồng Tâm. Nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ xung quanh trụ sở huyện.
Cùng ông Nguyễn Đức Chung đối thoại với người dân Mỹ Đức có: Phó trưởng Ban Dân nguyện của QH Đỗ Văn Đương, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, lãnh đạo huyện Mỹ Đức, đại biểu HĐND, ĐBQH TP Hà Nội.
16h
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung được Hà Nội giao chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng huyện Mỹ Đức sớm ổn định tình hình tại Mỹ Đức. Trước đó, ngày 15/4 có 38 cán bộ, cảnh sát cơ động bị người dân giam ở nhà văn hóa thôn.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định các kiến nghị của người dân về đất đai "sẽ được xem xét một cách thỏa đáng". Ưu tiên số một của Hà Nội là đảm bảo an toàn cho 20 người đang bị giữ và an toàn cho người dân.
Ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. Rất đông người đã tập trung không cho xe của lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn....
Giải thích lý do bắt giữ người thực thi công vụ, người dân thôn Hoành mong muốn được đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai.
Người dân khẳng định không có việc tưới xăng lên người các cảnh sát đang bị giam. Họ vẫn được cung cấp thức ăn, đồ uống và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do những người này đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. Rất đông người đã tập trung không cho xe của lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn....
Giải thích lý do bắt giữ người thực thi công vụ, người dân thôn Hoành mong muốn được đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai.
Người dân khẳng định không có việc tưới xăng lên người các cảnh sát đang bị giam. Họ vẫn được cung cấp thức ăn, đồ uống và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do những người này đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao Quân chủng phòng không tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28, với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50.03ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang sử dụng, quản lý để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng theo QĐ số 551/QĐ-TM ngày 27/3/2015, trong đó bao gồm 46ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Một số hộ dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm) đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Do có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện, thành phố.
Nhóm phóng viên
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-ve-my-duc-367773.html
28.
Thanh tra toàn diện đất Đồng Tâm trong 45 ngày
TTO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm tại cuộc họp với lãnh đạo xã, tối 20-4.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu trong cuộc gặp lãnh đạo xã Đồng Tâm - Ảnh: Tuấn Phùng |
- 18g55 chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đoàn công tác ra khỏi phòng làm việc riêng và đến hội trường huyện Mỹ Đức để tổ chức cuộc đối thoại với cán bộ và người dân xã Đồng Tâm. Ông Chung chủ trì cuộc đối thoại.
Tuy nhiên, chỉ có lãnh đạo xã Đồng Tâm dự cuộc đối thoại không có người dân nào ra dự. Đoàn công tác vẫn quyết định tổ chức cuộc họp với lãnh đạo xã.
Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Phạm Hồng Sỹ thông tin tình hình ở xã tại cuộc gặp với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Ảnh: Tuấn Thành |
Ông Phạm Hồng Sỹ, phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết, tình hình trên địa bàn diễn ra nghiêm trọng, trong nhà văn hoá còn 20 công an bị giữ.
Ông Sỹ nói thực trạng các con đường bị cản trở. “Những người công tác như chúng tôi mong muốn các cấp thuyết phục người dân sớm thả những người bị giam giữ, đó là mong muốn lớn nhất của cán bộ, người dân trong xã”
“Tôi đã vào khu vực giam giữ, đã thuyết phục và vận động việc giam giữ như trên là không đúng, vận động sớm trả tự do nhưng mới có 18 cán bộ chiến sĩ được thả ra. Việc điều hành ở xã là khó, không điều hành được, rất mong cán bộ của trung ương về thì người dân mới tin” - ông Sỹ nói
“Sự việc dẫn tới xuất phát vừa rồi là người dân có đơn đề nghị là khu đất được giao vừa qua là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, mặc dù đã có kết luận, xã cũng căn cứ vào đó thuyết phục nhưng người dân chưa tin đó là đất quốc phòng. Đa số người dân nói đó là đất nông nghiệp, vì thế họ nói những việc chúng ta làm vừa rồi là sai. Vì thế, đề nghị trung ương vào làm rõ là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp” - ông Sỹ nói tiếp.
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố nói rằng, ngày 15-4, người dân có giữ 38 người, đã được tuyên truyền, thuyết phục… đến trưa ngày 17 đã cho 18 người về. Hiện nay còn giữ 20 người. "Tôi đề nghị các đồng chí về tuyên truyền với người dân rằng lãnh đạo thành phố, trực tiếp là tôi sẽ đối thoại với người dân. Sẽ mời người dân đối thoại trong thời gian sớm nhất trong ngày mai hoặc ngày kia”
“Sau 45 ngày thành phố sẽ kết luận, thành phố sẽ tiếp thu kiến nghị của bà con để có kết luận đúng nhất, giải quyết thoả đáng nguyện vọng của bà con” - ông Chung nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo xã Đồng Tâm - Clip: Tuấn Phùng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị người dân xã Đồng Tâm thả người - Clip: Tuấn Phùng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải quyết một số kiến nghị của người dân xã Đồng Tâm - Clip: Tuấn Phùng
“Xung quanh các kiến nghị của bà con, tôi đề nghị các đồng chí về tuyên truyền sớm giải toả các chướng ngại vật, vì nó ảnh hưởng đến bà con, ảnh hưởng tới các cháu. Tôi đề nghị bà con nên tin, sớm cho những người bị giữ về sớm. Cán bộ đi chỉ có bảo vệ dân, không có đàn áp dân… họ như con em mình nên sớm thả”- ông Chung nói.
“Chúng tôi ghi nhận bà con đã chăm sóc những người bị giữ, cho ăn, chăm sóc. Bà con có cắm biển sống làm việc theo pháp luật, vì vậy đề nghị bà con gương mẫu chấp hành pháp luật” - ông Chung nói.
Về việc bà con phản ánh có xã hội đen quấy nhiễu, ông Chung cho biết tới đây chúng tôi cam kết không có đối tượng nào có thể đến quấy nhiễu bà con. “Tôi đề nghị các đồng chí của xã về vận động bà con, mong muốn sớm thả những người bị giữ sớm về với gia đình”-ông Chung nói.
Lãnh đạo xã Đồng Tâm nêu nguyện vọng của người dân xã với lãnh đạo TP Hà Nội - Clip: Tuấn Phùng
Lãnh đạo Thanh tra TP Hà Nội công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm - Ảnh: Duy Hoàng |
Quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm của Thanh tra TP Hà Nội - Ảnh: Duy Hoàng |
Tiếp sau đó, ông Chung giới thiệu lãnh đạo Thanh tra thành phố công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm.
“Tiến hành thanh tra đảm bảo đúng yêu cầu, đúng pháp luật. Thời gian thanh tra trong vòng 45 ngày” - lãnh đạo Thanh tra thành phố cho biết.
Ông Nguyễn Đức Chung nói tiếp: để thực thi quyết định thanh tra, thành phố yêu cầu các tập thể, cá nhân đang thi công tại khu vực xã Đồng Tâm, kể cả tập đoàn Viettel dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng để phục vụ đoàn thanh tra.
Ông Chung nói, bốn năm qua bà con có nhiều kiến nghị, các kiến nghị đã được giải quyết, nhưng việc xử lý chưa kịp thời. Lần này sẽ kiểm tra, xử lý dứt điểm, làm một cách nghiêm túc. Cá nhân tập thể nào vi phạm sẽ được xử lý một cách nghiêm túc. Đề nghị xã về tuyên truyền với bà con, mời bà con cung cấp tài liệu. Có bà con đã đối thoại với tôi, và sẽ tiếp tục đối thoại với tôi.
Ông Chung nêu, “vừa rồi bà con cứ băn khoăn ban đêm có tấn công giải cứu con tin hay không, tôi xin nói hoàn toàn từ trước đến nay chúng ta luôn luôn tôn trọng người dân. Cá nhân tôi và thành phố đã cam kết từ hôm đó đến nay không có chuyện đó xảy ra.
Tuy nhiên, mỗi một việc làm đều có giới hạn nhất định. Cho nên tôi rất mong muốn các đồng chí về tuyên truyền với bà con, trong thời gian tới, rất ngắn thôi chỉ ngày mai ngày kia chúng tôi sẵn sàng đối thoại với bà con. Các đồng chí về trao đổi lại với tất cả bà con về thành phần thế nào, cơ cấu và đại diện người dân đối thoại, sau đó thống nhất, trên cơ sở đó chúng tôi sẵn sàng đối thoại trong thời gian sớm nhất”.
Trước khi kết thúc hội nghị tiếp xúc, ông Chung yêu cầu lãnh đạo xã về vận động bà con sớm thả những người còn lại như đã cam kết thả 18 người hôm 17-4.
“Các đồng chí về nói với bà con việc thanh tra tới đây sẽ được các đoàn đại biểu quốc hội giám sát chặt chẽ để đảm bảo khác quan” - ông Chung nhấn mạnh.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung gặp lãnh đạo xã Đồng Tâm |
Ông Nguyễn Hồng Sĩ phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm trao đổi ngắn với báo chí sau khi kết thúc buổi làm việc |
Trao đổi nhanh với báo chí sau cuộc làm việc, phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, ông Phạm Hồng Sỹ cho biết: Các cán bộ, chiến sĩ đang ở nhà văn hóa vẫn được ăn uống chăm sóc và không có ai bị đánh đập gì. Mong mỏi của người dân rất nhiều nhưng ai cũng muốn địa phương sớm ổn định trở lại để các hoạt động cuộc sống bình thường được diễn ra.
Ngoài ra ai cũng mong muốn làm sáng rõ nguồn gốc đất. Hôm nay người dân chưa ra huyện có thể họ chưa tin tưởng, lo lắng khi ra ngoài địa phương. Chủ tịch UBND thành phố đã trả lời rất rõ và tôi về sẽ truyền đạt lại. Tuy nhiên người dân có nhận thức được hết hay không. Rất mong các cấp các ngành sẽ cùng xã tuyên truyền tới nhân dân.
- Lúc 18h45, lãnh đạo thành phố và lãnh đạo các ngành thành phố, Ban Dân nguyện của Quốc Hội vẫn ở trụ sở huyện uỷ khi trụ sở huyện đã sáng đèn.
Ông Nhạc cho biết người dân trong thôn Hoành bắt đầu ăn cơm tối, sinh hoạt bình thường trở lại. Theo ông Nhạc, người dân trong thôn đã họp và thống nhất sẽ có các biện pháp đảm bảo an toàn khi ông Chung về xã đối thoại với dân. Vấn đề mà người dân mong muốn được lãnh đạo TP làm rõ là 59ha đất ở khu vực đồng Sênh có phải là đất quốc phòng hay không.
Theo người dân, họ có đủ căn cứ khẳng định đó là đất nông nghiệp. Người dân cũng yêu cầu lãnh đạo TP làm rõ quá trình thu hồi đất cũng như quản lý đất khu vực này.
- 18g40: ông Trịnh Xuân Viết - Chánh văn phòng UBND huyện Mỹ Đức xác nhận 3 xe ôtô đưa đón người dân đã dời khỏi xã Đồng Tâm.
- Đến 18h15, lãnh đạo UBND TP Hà Nội vẫn còn ở trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức.
- 18g: Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại từ nhà riêng, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết nhiều người dân thông tin mặc dù có giấy mời nhưng người dân không muốn lên huyện mà chỉ mong lãnh đạo thành phố về tận Đồng Tâm.
Bà Lan cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời chiều nay nhưng người dân không có ý lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở lại địa phương.
"Tôi là con em của địa phương. Tôi rất hiểu dân. Lúc này dân vẫn mong muốn được gặp lãnh đạo tại Đồng Tâm". Bà Lan cho biết bản thân bà cũng rất muốn lãnh đạo về Đồng Tâm để lắng nghe ý kiến nhân dân. Trong trường hợp đối thoại tại huyện chỉ có cán bộ xã mà không có dân đi cùng lên thì sẽ không có hiệu quả.
- Lúc 17h50: Ba ôtô đưa đến chờ chở người dân đã rời khỏi chỗ đậu.
- 17h35: Ông Bùi Văn Nhạc cho biết một đại biểu quốc hội vừa gọi điện thuyết phục người dân lên UBND huyện, nhưng người dân vẫn không chấp nhận. Người dân cho biết trụ sở UBND xã Đồng Tâm nằm ngay trong thôn Hoành. Trụ sở này có sức chứa 200 người.
- 17h25: Bà Bạch Liên Hương bí thư huyện cho biết đến 17g25 lãnh đạo thành phố và huyện Mỹ Đức vẫn đang ngồi chờ người dân thôn Hoành.
Tại khu vực đầu xã Đồng Tâm có 3 xe ôtô được đưa đến để chờ chở người dân lên huyện. Tuy nhiên, hiện tại người dân vẫn chưa đồng ý lên huyện làm việc. Hiện chính quyền TP vẫn đang thuyết phục người dân qua điện thoại.
Ba ôtô được TP đưa về xã để chở dân lên huyện vẫn đang đậu chờ - Ảnh: Duy Hoàng |
- Lúc 17h05: Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Nhạc (80 tuổi) cho biết người dân nhận được thông tin từ TP Hà Nội mời ra trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức để làm việc. Tuy nhiên, người dân trong thôn Hoành không đồng ý đi ra huyện để làm việc.
Theo ý nguyện của người dân trong thôn, họ muốn lãnh đạo TP về thôn để đối thoại với người dân. Ông Nhạc cho biết vị trí người dân dự kiến diễn ra đối thoại là trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đến lúc này vẫn chưa có người dân của thôn Hoành đi ra huyện theo lời mời của TP.
Một số người dân cho biết, huyện đã gửi giấy mời đến người dân lên trụ sở huyện ủy làm việc nhưng nội dung làm việc là giải quyết vấn đề an ninh trật tự chứ không phải về vấn đề ruộng đất cho dân. Nguyện vọng của dân là được đối thoại để giải quyết vấn đề ruộng đất.
Hiện tại, khắp các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín. Thông tin của CTV Dương Liễu trực tại cổng làng cho biết.
Các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín - Ảnh: Dương Liễu |
Các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín - Ảnh: Dương Liễu |
- Lúc 17h: ông Lê Văn Đông - phó Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức cho biết lãnh đạo huyện và thành phố đang có mặt tại Huyện ủy để chờ người dân xã Đồng Tâm.
Ông Nguyễn Văn Hoạt - chủ tịch UBND huyện đã kí mời 100 người dân Đồng Tâm. Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại huyện uỷ Mỹ Đức.
Ông Đông cho biết huyện cũng đã bố trí 3 xe ôtô đón người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy xe chở dân ra. Trong 100 người được mời ngoài người dân có cả lãnh đạo xã để về đối thoại.
Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại Huyện ủy Mỹ Đức |
Hội trường Huyện ủy Mỹ Đức, nơi dự kiến diễn ra cuộc đối thoại, lúc 17g15 vẫn chưa có người dân nào xuất hiện - Ảnh: Xuân Long |
Chiều 20-4, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã về huyện Mỹ Đức. Đây là nơi diễn ra việc 4 người dân của thôn bị giữ và dân cũng giữ 38 cán bộ - trong đó có nhiều chiến sĩ cảnh sát - trong các ngày qua.
Ngoài sân của UBND huyện Mỹ Đức - Clip: Xuân Long
Người dân cởi mở hơn
Sáng 20-4, người dân thôn Hoành đã cởi mở hơn rất nhiều trong giao tiếp với những người lạ. Vẫn còn những thủ tục về kiểm tra giấy tờ với những người muốn vào thôn nhưng gần như các nguyện vọng của phóng viên muốn vào thôn đều được đáp ứng, chỉ có khu vực nhà văn hóa thôn Hoành, nơi đang giữ 20 công an là chưa được tiếp cận.
“Chúng tôi chỉ mong lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng về đây tổ chức đối thoại, nghe trình bày nguồn gốc đất đai, những căn cứ mà chúng tôi đằng đẵng khiếu nại nhiều năm nay. Không người dân nào mong muốn sự bất ổn này xảy ra cả”, một phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.
Về nguyện vọng của người dân, cụ Bùi Văn Nhạc, thôn Hoành cho biết người dân cũng chỉ muốn lãnh đạo cấp cao về phân định rõ giúp người dân về mốc giới: đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp của người dân.
Một phụ nữ tự nhận phụ giúp hậu cần cho những công an còn bị giữ, cho biết, “người dân cũng không muốn giữ công an. Chúng tôi cũng muốn lãnh đạo thành phố xuống đối thoại, lắng nghe ý kiến người dân rồi đón mọi người về”.
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, nói vấn đề người dân muốn cơ quan chức năng trả lời rõ chính là diện tích 59ha đất ở khu đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng.
Ông Hiểu cho biết năm 2012, trong thôn lập ra tổ đồng thuận chống tham nhũng, đã tố cáo để các cơ quan chức năng kết luận nhiều sai phạm, kỷ luật cảnh cáo, cách chức 8 cán bộ, lãnh đạo xã.
Theo ông Hiểu, từ những năm 1980, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng khi đó đã ký quyết định thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp trong diện tích 106ha tại khu đồng Sênh của xã Đồng Tâm để làm sân bay Miếu Môn.
Cũng theo ông Hiểu, số diện tích còn lại 59ha vẫn được người dân canh tác từ những năm 1956 đến năm 2012, sau đó để hoang hóa khi xã nói đó là đất quốc phòng.
Những công an bị giữ vẫn khỏe
Khi nhắc tới chuyện giữ công an, một phụ nữ trong thôn phủ nhận toàn bộ những thông tin công an bị đối xử không tử tế. Tất cả mọi người bị giữ đều khỏe mạnh.
Trước đó, ngày 19-4, luật sư Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV ứng cử tại huyện Mỹ Đức cùng với một số luật sư khác vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyên Mỹ Đức gặp gỡ, tiếp xúc những người dân ở đây.
Ông Chiến cho biết đã gặp nhiều người lớn tuổi trong làng. “Nguyện vọng lớn nhất của người dân vẫn là muốn giải quyết dứt điểm câu chuyện đất đai và được đối thoại với lãnh đạo thành phố để sớm giải quyết vụ việc”, ông Chiến nói.
>> Tiếp tục cập nhật
27.
Bài báo đăng 30 phút thôi nhưng cũng giúp chúng tôi tiến gần đến người dân hơn. Thay bằng những ánh mắt dò xét, những cái nhìn hằn học đầy giận giữ thì hôm qua và hôm nay người dân đã chào đón chúng tôi với sự niềm nở, cởi mở và thân thiện.
Những câu chuyện không đầu không cuối về đất đai. Những câu chuyện với nội dung giống nhau nhưng gặp tôi ai cũng muốn được kể. Hôm qua họ kể rồi, hôm nay gặp lại họ tiếp tục kể. Họ bảo chỉ cần biết những gì đang diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, những nguyện vọng của dân đã được đăng lên báo - họ dùng từ "đã được" làm tim tôi nghẹn lại - là họ tin đã có người lắng nghe họ.
Đêm hôm qua là một đêm đầy biến động. Những âm thanh nghe lạnh gáy từ tiếng kẻng khua, tiếng bước chân rầm rầm, nhữnh hình ảnh mà tôi chứng kiến ở Đồng Tâm sẽ in hằn trong tâm trí tôi suốt cuộc đời làm nghề. Đó là những tư liệu, những thông tin tôi chưa thể tiết lộ lúc này.
Tôi thấy mình đúng khi lựa chọn đến và ở lại Đồng Tâm 5 ngày nay. Có thể không được viết gì, nhưng ít nhất tôi thấy mình không mất gì với nghề nghiệp mà tôi đang làm. Tôi đã gọi về dặn mẹ đừng gọi điện cho con nhiều, gọi không liên lạc được cũng đừng lo lắng gì. Xong việc con sẽ về...
Sau một đêm đầy biến động, sáng nay thôn Hoành đã yên bình, êm ả trở lại như chưa từng có một sự bất ổn nào xảy ra ở vùng quê nghèo này. Tôi tiếp tục được họ đưa vào thôn Hoành, được trò chuyện và tiếp tục được lắng nghe họ. Có những người cứ nắn lấy tay tôi, họ nói trong nước mắt: "Sao bây giờ vẫn chưa có ai về gặp dân để sớm giải quyết mọi việc? Chúng tôi cũng mệt mỏi lắm rồi. Giờ có ra sao thì dân vẫn là khổ nhất".
Đúng - Sai lúc này không phải là cách tháo "ngòi nổ". Chỉ một lần lắng nghe tôi đã được họ cho vượt qua những đống gạch đá, chốt chặn khắp làng, mà chỉ mới mấy ngày trước thôi họ cảnh báo nếu bước qua ranh giới sẽ không đảm bảo an toàn cho bất cứ ai.
Tôi tin, lúc này đang là thời điểm tốt nhất để lãnh đạo thành phố về Đồng Tâm đối thoại với người dân thì những đống gạch đá kia, những chốt chặn kia mới được dọn đi và những người đang bị giữ trong nhà văn hoá thôn Hoành mới sớm được về...
Lắng nghe đâu khó đến vậy!
26.
16:51 PM - 20/04/2017 Thanh Niên Online
Chiều nay, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã có buổi làm việc đầu tiên với chính quyền huyện Mỹ Đức, kể từ sau khi có va chạm giữa người dân xã Đồng Tâm với lực lượng chức năng hôm 15.4.
17:50 phút: Vẫn chưa có đại diện người dân xã Đồng Tâm lên làm việc với Chủ tịch thành phố. Ông Nguyễn Đức Chung vừa bước ra ngoài phòng họp, nói ngắn gọn với phóng viên, rằng ông đang chờ đối thoại nhưng người dân Đồng Tâm chưa lên theo giấy mời đã phát. Ông Chung nói, mong muốn lớn nhất của ông và thành phố hiện nay là ổn định tình hình ở Đồng Tâm.
Theo quan sát của phóng viên, hiện có 3 xe ô tô của thành phố bố trí chờ tại xã Đồng Tâm để đưa đại diện người dân lên huyện đối thoại với Chủ tịch thành phố.
Lúc 16:30 phút ông Chung vẫn đang làm việc tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, với thành phần tham dự hạn chế. Khả năng ông Chung có trực tiếp gặp dân tại xã Đồng Tâm hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Chủ tịch Chung kế hoạch đối thoại với đại diện người dân Đồng Tâm tại trụ sở huyện. Người dân nói sẵn sàng đối thoại nhưng mong muốn đón tiếp Chủ tịch thành phố tại Đồng Tâm.
Theo cơ quan chức năng của Hà Nội cho biết trong thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đồng Tâm (H.Mỹ Đức, Hà Nội) đã xảy ra tình trạng vi phạm trên đất quốc phòng.
Mặc dù các cơ quan chức năng của TP đã áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân nhưng tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi gây rối trật tự công cộng theo điều 245 bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngày 15.4, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 người về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Một số công dân ở đây đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người đối với 38 cán bộ, chiến sĩ công an thuộc Công an TP.Hà Nội đang thi hành công vụ.
TIN LIÊN QUAN
Dân Đồng Tâm còn giữ 20 công an, cán bộ
Công an TP.Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình giải quyết để yêu cầu trả tự do cho các cảnh sát và cán bộ H.Mỹ Đức.
Người dân Đồng Tâm đã tự thả 15 người, 3 cán bộ, chiến sĩ tự giải thoát. Hiện còn 20 cán bộ, chiến sĩ đang bị vây giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Trong diễn biến khác, các cơ quan chức năng cũng đã cho tại ngoại đối với 4 công dân ở Đồng Tâm, đã bị khởi tố, bắt giữ về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Nhóm phóng viên
http://thanhnien.vn/thoi-su/chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-dang-cho-doi-thoai-dan-dong-tam-chua-chiu-len-huyen-827822.html25.
Ông Nguyễn Văn Hoạt, chủ tịch huyện Mỹ Đức gọi điện thoại báo cho tôi biết, huyện đã có giấy mời 100 bà con Đồng Tâm gặp chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung vào 16 chiều nay tại hội trường Uỷ ban huyện. Nhưng bà con Đồng Tâm chưa đến.
Tôi đã gọi cho một bậc cao niên của bà con Đồng Tâm, bác nói, chúng tôi mời Chủ tịch Chung đến xã, hội trường Uỷ ban xã chứa 200 người. Tôi nói, hay có e ngại về an ninh cho Chủ tịch. Bác nói, nếu chính quyền e ngại, thì dân chúng tôi càng e ngại. Chúng tôi đã bị lừa nhiều lần rồi, biết đâu ra đó bị bắt hết thì làm sao, vợ con chúng tôi không đồng ý cho ra khỏi Đồng Tâm. Còn chủ tịch Chung đến Đồng Tâm, chúng tôi hoan nghênh và đảm bảo không thể có chuyện gì xảy ra.
Sau đó, tôi đã thông báo lại cho ông Hoạt các ý kiến của bà con. Ông Hoạt đề nghị tôi gọi cho ông Chung. Tôi nói, ông Chung từng cho rằng tôi loan báo sai ý ông về việc ông đã nói qua điện thoại với bà con rằng sẽ về trực tiếp xã Đồng Tâm để gặp bà con. Chính vì thế và do công việc, tôi quyết định đề nghị các luật sư khác tiếp tục công việc liên lạc giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền, còn tôi công tác ngoài Hà nội. Tôi đề nghị ông Hoạt hãy thông báo cho ông Chung, nếu đồng ý tôi tiếp tục liên hệ để cuộc đối thoại diễn ra, hãy báo lại cho tôi.
Hy vọng các bên có sự đồng thuận về địa điểm đối thoại, việc lẽ ra cần thoả thuận trước.
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1922692157756685
24.
Đồng Tâm ngày đón Chủ tịch Hà Nội về đối thoại
20/04/2017 16:33 GMT+7
- Chiều nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức làm việc. Ghi nhận của phóng viên VietNamNet tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Ngày mới ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong thời điểm đang bị “nóng” bởi những thông tin nhiễu loạn, vẫn bình thường như bao ngày.
Ngày mới
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1983, thôn Hoành, xã Đồng Tâm) trở dậy lúc 5h30 sáng. Anh Sơn đánh thức hai con, một lớp 2, một lớp mẫu giáo lớn, để đi học.
Trẻ em thôn Hoành rủ nhau tự đến trường |
Vợ anh Sơn vừa đi chợ làng về. Chợ ở gần ủy ban, trung tâm thôn. Trường tiểu học cách nhà anh chị chừng 1km, các con đến lớp trước 6h45 để kịp vào học.
Bố vợ anh Sơn, ông Hòa từ thôn trên, đỗ xịch xe máy trước cửa hiên, nhắc con gái sớm đi lấy cỏ thả vào ao cá mấy sào mà gia đình ông chăn nuôi theo mô hình VAC…
Hiệu trưởng trường THCS xã Đồng Tâm, cô Lê Thị Túy cho biết: Các cháu vẫn đến trường bình thường, đảm bảo 100% sĩ số. |
Đồng Tâm là xã thuần nông. Những ngày nông nhàn, người dân chạy chợ, buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Nhiều gia đình phát triển chăn nuôi. Giá lợn đang thời điểm bấp bênh khiến ông Hòa than thở: “Hôm qua người ta trả lợn có 20. Tôi cứ để nuôi, biết đâu…”.
Nhà hàng xóm kế bên, chị N.T.H, dậy sớm hơn nhiều nhà khác. Chị bày gần chục khung thêu đã vẽ mẫu sẵn, chủ yếu là mẫu tranh cá chép hóa rồng; với dàn chỉ màu la liệt kế bên, bởi đầu ngõ, thợ thêu đã nhấp nhổm tới sớm.
Ông Hòa và ông Thái nhẩn nha bàn chuyện giá gà, giá lợn bên vườn nhà. |
Cô Lê Thị Túy, hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đồng Tâm nói: Trường có 21 lớp thuộc 5 khối, tổng cộng 642 học sinh. “Suốt một tuần qua, dù làng đang xảy ra nhiều chuyện nhưng các cháu vẫn đến lớp bình thường, đảm bảo 100% sĩ số chứ không có chuyện học sinh không đến lớp, các phụ huynh bị kích động không cho con em đến trường”.
“Nóng” vì thông tin nhiễu loạn
Khác hẳn với lời đồn nhà báo bị dân làng cản trở không cho vào làng, dân làng chất củi, tẩm xăng… ngăn cản lực lượng chức năng, buổi sáng 20/4 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm vẫn yên bình như bao ngày.
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, thương binh 4/4, cho biết: “Đúng là có chuyện dân làng giữ người ở nhà văn hóa thôn, nhưng không phải để phản đối, chống lại chính quyền. Bà con chúng tôi đang chờ đợi cấp có thẩm quyền về đối thoại với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, từ đó cởi nút cho một vấn để nan giải mà bà con đã gửi đơn khiếu tố từ 3-4 năm trước”.
Ông kể, khiếu tố của người dân bắt đầu từ việc chính quyền, cán bộ xã buông lỏng trách nhiệm trong quản lý đất đai; nhiều cá nhân chiếm dụng “bờ xôi ruộng mật” của dân, tự chuyển đổi sai mục đích, chuyển nhượng, mua bán để chiếm dụng…
“Những khiếu tố của bà con, UBND TP Hà Nội đã có kết luận là nhiều nội dung đúng. 6 cán bộ xã đã bị kỷ luật cách chức từ năm 2015, mới đây có 3 người bị khởi tố, tạm giam để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, vấn đề chưa được giải dứt điểm tận gốc thì xảy ra sự vụ vừa rồi”.
Vật dụng người dân vứt bỏ trên đường làng từ mấy ngày trước, khi sự việc bắt đầu xảy ra. |
Ông Hiểu khẳng định, các cán bộ, chiến sỹ hiện đang được bà con giữ lại tại nhà văn hóa thôn được bà con lo lắng cơm nước đầy đủ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, không có hành động đánh đập, đe dọa như những thông tin nhiễu loạn trên mạng.
“Người dân chăm lo cho các anh ấy như chăm lo cho con cháu, người thân của mình. Sức khỏe của các anh ấy rất tốt. Hôm qua, chúng tôi mua quần áo mới để cho các anh ấy thay đổi, tiện sinh hoạt tắm giặt”.
Về việc ông Lê Đình Ba, một trong số những người đã được cơ quan chức năng trao thả về quê, ông Hiểu nói: “Không có chuyện anh Ba bị người làng trói lại rồi đem đi 'thủ tiêu'. Anh Ba và anh Công về nhà lúc nửa đêm, các cháu thanh niên không biết mặt nên có gặng hỏi anh ấy nguồn cơn sự việc, vì bà con nghe thông tin phản động, kích động nói anh Ba bị tiêm thuốc lú, bị đánh đập rồi quay lưng lại người dân”.
Xưởng thêu tại nhà chị N.T.H. có 5-6 khung thêu. Thợ thêu đến từ rất sớm |
Nguyện vọng của bà con thôn Hoành, ông Hiểu khẳng định: “Chúng tôi không phản đối, chống lại chính quyền. Bà con mong muốn người có thẩm quyền trực tiếp xuống với dân, xử lý dứt điểm những vấn đề đã kéo dài để người dân yên tâm sản xuất”.
Đầu các ngõ xóm đi vào làng từ thôn Đồng Mít thông ra tuyến đường 429, đường đi Miếu Môn vẫn còn những chướng ngại vật như cây củi, gạch đá, bàn ghế cũ… được người dân vứt ngổn ngang từ mấy ngày trước.
Người dân Đồng Tâm chờ đợi điều gì?
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, đại diện cho dân làng thôn Hoành lý giải việc giữ người trái pháp luật:
Việc giữ các cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ, người dân thôn Hoành đều nhận thức đó là việc làm trái pháp luật. Tuy nhiên, tất cả đều có lý do.
Cụ thể: Ngày 15/4, 9 người dân xã Đồng Tâm đã bị cơ quan công an bắt giữ, trong đó có ông Lê Đình Kình, 82 tuổi. Việc bắt giữ này ở ngoài địa phương và không đọc lệnh bắt theo quy trình.
Chúng tôi giữ những người làm công vụ với suy nghĩ để đảm bảo sự an toàn cho những người bị bắt giữ.
Chúng tôi giữ để đợi cấp có thẩm quyền về trao đổi, đối thoại với người dân, giải quyết tận gốc vấn đề mà người dân đã khiếu tố trong thời gian qua.
Chúng tôi chờ đợi cấp chính quyền về đối thoại với người dân, vì chỉ như thế những khúc mắc trên mới được giải quyết tận gốc. Người dân Đồng Tâm mong chờ đồng chí Chủ tịch Nguyễn Đức Chung về xã Đồng Tâm. Nếu đồng chí Chung về, dân làng sẽ đứng hai bên để chào đón đồng chí.
Chúng tôi đấu tranh với mong muốn những cá nhân sai trái cần được xử lý để đảm bảo công bằng. Chúng tôi không chống đối chính quyền.
|
Thái Bình
23.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Mỹ Đức
20/04/2017 15:57 GMT+7
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác đến huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi có vụ gây rối trật tự mấy ngày gần đây.
Đây là chuyến đi đầu tiên về huyện ủy Mỹ Đức của ông Nguyễn Đức Chung. Buổi làm việc với huyện Mỹ Đức bắt đầu lúc 4h chiều nay.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung được Hà Nội giao chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng huyện Mỹ Đức sớm ổn định tình hình tại Mỹ Đức. Trước đó, ngày 15/4 có 38 cán bộ, cảnh sát cơ động bị người dân giam ở nhà văn hóa thôn.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ huy xử lý môi trường cá chết tại Hồ Tây tháng 10/2016
|
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định các kiến nghị của người dân về đất đai "sẽ được xem xét một cách thỏa đáng". Ưu tiên số một của Hà Nội là đảm bảo an toàn cho 20 người đang bị giữ và an toàn cho người dân.
Ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. Rất đông người đã tập trung không cho xe của lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn....
Giải thích lý do bắt giữ người thực thi công vụ, người dân thôn Hoành mong muốn được đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai.
Người dân khẳng định không có việc tưới xăng lên người các cảnh sát đang bị giam. Họ vẫn được cung cấp thức ăn, đồ uống và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do những người này đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. Rất đông người đã tập trung không cho xe của lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn....
Giải thích lý do bắt giữ người thực thi công vụ, người dân thôn Hoành mong muốn được đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai.
Người dân khẳng định không có việc tưới xăng lên người các cảnh sát đang bị giam. Họ vẫn được cung cấp thức ăn, đồ uống và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do những người này đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao Quân chủng phòng không tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28, với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50.03ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang sử dụng, quản lý để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng theo QĐ số 551/QĐ-TM ngày 27/3/2015, trong đó bao gồm 46ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Một số hộ dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm) đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Do có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện, thành phố.
Thông tin mới nhất vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
Nên đối thoại sớm với người dân Mỹ Đức
ĐBQH Lê Thanh Vân đề xuất Chủ tịch UBND TP Hà Nội cần tổ chức đối thoại sớm với nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Hà Nội sẵn sàng đối thoại với người dân Mỹ Đức
Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết thông tin mới nhất về tình hình an ninh trật tự ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng'
Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội bức xúc bởi việc xã tiến hành dồn điền đổi thửa, lộ mặt hàng loạt quan xã đã ngang nhiên chiếm dụng "đất vàng". Trong khi đó, nhiều hộ dân thiếu tư liệu sản xuất.
Nhóm phóng viên
22.
XÃ HỘI | 16:47 Thứ Tư ngày 19/04/2017
LTS: Như Báo Hànộimới đã đưa tin, vụ việc vi phạm pháp luật ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã gây ảnh hưởng không chỉ tới an ninh trật tự, cuộc sống người dân địa phương mà tổn thương cả tâm tư, tình cảm của những người yêu quý cuộc sống hòa bình. Ngày 19-4-2017, qua đường bưu điện, Báo Hànộimới đã nhận được bức tâm thư của một người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (tác giả xin đề nghị được giấu tên) gửi tới, mong muốn qua Báo Hànộimới chuyển tới những người dân quá khích tâm tư của mình, mong bình yên sẽ sớm quay lại địa phương. Xin giới thiệu toàn văn bức thư này tới bạn đọc.
Đồng Tâm ngày 17-4-2017
Bà con Đồng Tâm yêu quý
Tôi là một người con của quê hương Đồng Tâm. Những ngày qua tôi rất đau buồn trước những sự việc xảy ra tại quê hương chúng ta. Cả làng, xã, người già, trẻ con đều nơm nớp bất an khi một bộ phận bà con chúng ta vì bị kích động, xúi giục dụ dỗ về những quyền lợi hoang tưởng để rồi làm hại chính gia đình dòng tộc và làm xấu hình ảnh bà con nông dân Đồng Tâm chân chất, thật thà. Điều đau lòng nhất mà tôi thấy là mấy ngày nay, một số bà con ta vì thiếu hiểu biết pháp luật lại tiếp tục lún sâu vào con đường sai trái, lần lượt đẩy con em, cháu chắt của mình vướng vào vòng lao lý. Chứng kiến hình ảnh bà con ta giữ nhiều cán bộ, chiến sỹ công an, đánh họ, đe dọa họ nếu chống đối thì sẽ đốt nhà văn hóa, rồi đổ đất đá, cây cối, gậy gộc, để chặn không cho xe ra vào… biến hình ảnh bà con ta trở thành những tên côn đồ mà tôi buồn biết bao.
Tôi biết, bà con ta toàn là những người lương thiện, có tình yêu thương đồng loại thì xin đừng vì hám lợi mà a dua theo. Đừng ai vi phạm pháp luật. Hãy quay đầu khi chưa muộn. Đừng vì hám lợi mà hỏng cả một thế hệ con cháu sau này, biến chúng thành kẻ coi thường pháp luật, coi thường chính quyền.
Bà con ta cứ thử nghĩ mà xem, nếu cứ thế này, nhân dân ta cứ kéo dài không thả cán bộ, chiến sỹ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự bình yên của chúng ta, sẽ làm cho nông dân không yên và rồi bà con ta được gì, mất gì đây?
Tôi ngẫm rất kỹ và thấy cái mà bà con ta được thì ít mà mất mát thì nhiều. Suốt hai tháng qua, tôi thấy tim mình nhói đau khi mà tình cảm xóm làng được vun đắp bấy lâu nay đang bị chính bà con mình làm cho rạn nứt, mọi người không còn tin tưởng nhau nữa. Anh em họ hàng thì mất đoàn kết khi không cùng quan điểm, vợ chồng bị bất hòa, trẻ nhỏ không đến trường, ngày thi cử sắp đến nơi, tương lai sẽ ra sao? Suốt thời gian qua bà con ta có thấy vui vẻ và hạnh phúc khi sống trong một môi trường như vậy không? Tôi biết chắc chắn rằng bà con ta không ai vui vẻ gì trước sự việc này, chỉ mong sớm ổn định tình hình. Vậy bà con ta thử nghĩ xem, chúng ta cứ bỏ làm, bỏ lao động sản xuất để đi tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật có nên không? Khi đã vi phạm pháp luật rồi thì bản thân ta và con cái chúng ta bước ra xã hội sẽ thế nào đây? Pháp luật có dung thứ không? Ông bà tổ tiên ta sẽ không yên lòng. Chắc chắn sẽ bị người đời cười chê, khinh rẻ, miệt thị vì sự hung hăng của dân làng, chắc chắn xã hội sẽ miệt thị đấy bà con ơi.
Đến bây giờ bà con vẫn để những người dân kia lộng hành, không thả cán bộ, chiến sỹ thì biết đến bao giờ bà con ta mới được yên bình đây? Với tình cảm cũng như trách nhiệm với quê hương, với lòng tự trọng bị tổn thương và để cứu bà con ta thoát vòng lao lý, không lún sâu vào con đường sai trái, tôi quyết định viết bức thư này mong bà con ta hãy thức tỉnh lương tri, chấp hành quy định pháp luật của Nhà nước, thả cán bộ, chiến sỹ công an để bà con trong làng, trong xã chúng ta sẽ sớm được yên bình, trở lại sinh hoạt bình thường như trước đây, để con cháu chúng ta ra xã hội ngẩng cao đầu mà đi.
Đừng vì hám lợi cá nhân mà coi thường pháp luật, làm hại cả thế hệ con cháu chúng ta sau này!
Chút tấm lòng người con Đồng Tâm, mong được quý báo chuyển những tâm sự của tôi đến bà con xã Đồng Tâm!
21. Bài đã lên trang của báo Tuổi Trẻ, nhưng sau đó đã bị hạ xuống (bản ở dưới lấy về từ một nguồn sao)
Sau nhiều nỗ lực, phóng viên Tuổi Trẻ đã được người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đồng ý cho vào thôn, nơi người dân đang giữ 20 cán bộ công an.
Những con đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đều có vật chắn, còn người dân thì đặc biệt cảnh giác với người lạ. Ảnh chụp chiều 19-4. Ảnh: Xuân Long |
Xã Đồng Tâm những ngày này đang trở thành tâm điểm quan tâm của người dân cả nước sau khi xảy ra vụ việc liên quan tới đất đai, việc 4 người dân bị công an bắt giữ do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc 38 cán bộ huyện, cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội bị người dân giữ.
Những ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị cản trở bởi đất đá, cây que và nhiều vật dụng. Một số lán trại được dựng lên tại các ngã ba, ngã tư trong thôn, người dân ở đây cũng cảnh giác và áp dụng các biện pháp kiểm soát không cho người lạ mặt ra vào.
Clip đường trong thôn Hoành có nhiều vật dụng chặn ngang – Thực hiện: Thân Hoàng
Hai thanh niên được cử đi xe máy ra đường quốc lộ 429 đón chúng tôi.
Xe máy chở chúng tôi vượt qua một đống đá to được đổ kín ngay đầu làng. Cách đó khoảng 300m, có một cụ già và 3 người phụ nữ ngồi trong đền Quán Thá. Những người này cho biết, suốt 5 ngày nay họ bỏ công, bỏ việc lên đền thắp hương để cầu cho mọi chuyện sớm kết thúc, cầu cho cuộc sống sớm ổn định trở lại, người dân được bình an.
Trong những con ngõ nhỏ của thôn Hoành, những vật cản giữa lòng đường cũng được tạo ra để hạn chế đường đi – Ảnh: Xuân Long |
Trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ, cụ Bùi Văn Nhạc, 80 tuổi, bộc bạch: “Dân chúng tôi không bao giờ muốn có những chuyện như thế này. Cuộc sống của người dân mấy hôm nay cũng đảo lộn. Người dân nghỉ làm, nghỉ sản xuất”.
Vào sâu trong thôn, cũng có những đoạn đường không có vật chắn, xe chạy qua lại bình thường – Ảnh: Xuân Long |
“Bây giờ chúng tôi chỉ mong lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng về đây tổ chức đối thoại, nghe chúng tôi trình bày nguồn gốc đất đai, những căn cứ mà chúng tôi đằng đẵng khiếu nại nhiều năm nay chưa được trả lời thoả đáng. Không người dân nào mong muốn sự bất ổn này xảy ra cả”, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.
Theo những người dân tiếp chúng tôi tại đình Quán Thá (xã Đồng Tâm) trưa 19-4, câu chuyện đất đai ở thôn Hoành và xã Đồng Tâm đã dai dẳng 5 năm nay, qua nhiều cấp. Số tài liệu mà bà con tập hợp để đeo đuổi sự việc này cũng nặng chừng 3,5kg.
Người dân dựng băng rôn tại khu cánh đồng Đồng Sênh, Đồng Tâm, Mỹ Đức – Ảnh: Nam Trần |
Nói về việc giữ các cán bộ, chiến sĩ công an, một phụ nữ tự giới thiệu là vợ ông Lê Đình Ba, phó trưởng thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cho biết: “Chúng tôi chỉ giữ họ lại chứ không phải bắt, để mong các cấp lãnh đạo xuống gặp, lắng nghe và đối thoại với chúng tôi. Tôi vẫn thổi cơm bằng gạo nhà tôi, còn rau thì của nhà hàng xóm, thịt thì của một nhà chuyên đi chợ trong xóm, chúng tôi luân phiên nhau nấu cơm”.
Người phụ nữ xưng là vợ của ông Lê Đình Ba, phó trưởng thôn Hoành – Ảnh: N.V.Hải |
Cụ Nguyễn Thị Chùa (82 tuổi, người trông coi đình Quán Thá) cho biết: “Bà con chúng tôi bảo nhau để các cháu (những cán bộ chiến sĩ đang bị giữ – PV) xảy ra chuyện gì không may là chúng tôi có tội với gia đình, với bố mẹ các cháu”.
Một phụ nữ trong thôn phủ nhận toàn bộ những thông tin công an bị đối xử không tử tế.
Chị cho biết sau khi người dân đã thả những người đầu tiên, số 20 công an còn lại hiện vẫn đang ở nhà văn hóa thôn Hoành.
Chúng tôi đặt vấn đề muốn tận mắt chứng kiến điều kiện ăn ở của những người đang bị giữ nhưng những người trò chuyện với chúng tôi đều nói không nên vào đó lúc này.
“Để vào đó phải qua một chốt khác nữa, người dân trong đó rất cảnh giác nên việc vào đó là chưa được, tuy nhiên, tất cả đang được đối xử rất tốt”, một người dân nói.
Một phụ nữ tự nhận là người đưa đồ ăn hàng ngày cho những người bị giữ ở nhà văn hoá cho biết: “Tất cả những yêu cầu của những người đang ở nhà văn hóa đều được đáp ứng”.
“Mỗi ngày, người dân trong thôn chi hơn một triệu đồng/bữa ăn cho những người đang ở nhà văn hoá. Chúng tôi tổ chức nấu cơm, phục vụ ngày ba bữa, sáng, trưa, chiều. Có sáng ăn xôi, có sáng ăn bánh mỳ ba tê. Hôm nắng chúng tôi mua kem, tức là ứng xử rất tử tế”, chị này cho hay.
Người phụ nữ này cũng cho biết sau mấy hôm bị giữ ở nhà văn hoá thôn Hoành, hôm nay, 19-4, người dân trong thôn đã mua quần áo cho những người bị giữ thay.
“Có người muốn hút thuốc lá chúng tôi cũng mua thuốc lá”, chị nói.
Về sức khoẻ của những người bị giữ, người phụ nữ tự nhận phục vụ chuyện hậu cần cho biết tất cả mọi người đều khoẻ.
“Có người kêu đau một chút thì người dân trong thôn cũng đã mời bác sĩ của trạm y tế xã đến khám và khám sức khoẻ cho tất cả mọi người. Hiện sức khoẻ của mọi người đều tốt”, người phụ nữ này cho biết.
http://vfpress.vn/thoi-su/vao-tam-bao-dong-tam-513975.html
----------
Đây là bóc băng cuộc trao đổi giữa tôi và 1 người trong số 14 hộ dân (14 hộ này là diện gì, tôi đã viết trong status trước). Tôi có ghi hình, ghi âm đầy đủ. Nhưng sau khi cân nhắc rất kỹ về các giải pháp che mặt, bóp méo âm, tôi vẫn sợ rằng có thể bị phát hiện. Bạn nghĩ xem, nếu bạn sống cùng ai đó mấy chục năm, thì có khi chỉ 1 cái nhún vai bạn cũng nhận ra. Bởi vậy, tôi chỉ chép lại nội dung mà thôi.
Trong phần text này, tôi có cắt đi 1 số từ ngữ rườm rà, 1 số đoạn lặp ý. Còn tuyệt đối tuân thủ trình tự và nội dung. Cũng không biết nói gì hơn, là nếu anh chị và các bạn tin tưởng tôi, thì hẵng đọc.
---------------
HỎI: Cháu cũng muốn biết tình hình trong những ngày qua từ đầu đến giờ thái độ của bác và 14 hộ dân?
ĐÁP: Báo cáo với anh. Việc bắt đầu từ thông báo của huyện đất đây là đất quốc phòng cần di dời. Chúng tôi là người dân, quốc phòng với an ninh là trên hết. Chúng tôi là những người đã từng đi chiến đấu nên thấm nhuần, hiểu hết. Lúc đấy chúng tôi hoàn toàn không biết nhà nước cho bao nhiêu. Nhưng nhất trí hoàn toàn, vì chủ trương nhà nước phải chấp hành, cái thứ 2 chúng tôi ở đây nên biết đất nó như nào. Chúng tôi ở từ 1975 cơ, có bà con ở từ 1960 cơ. Tình trạng đất cát ra sao chúng tôi đều biết hết.
Vừa rồi, chúng tôi không khiếu kiện, tạo mọi điều kiện để các cơ quan đoàn thể đến làm việc. Tôi nói bọn IS đến nhà tôi(1), tôi còn bảo vào nhà tôi mà đo trước. Đất tôi tôi ở, nhà tôi đây, tôi không tranh chấp với ai, nên không ai vô lý mà vào nhà tôi được. Tôi mời các anh CA, giải phóng mặt bằng cứ vào mà đo, nên bọn kia về hết. Vậy nên giải quyết bước đầu đo được đất.
Tôi chỉ nói ngắn gọn về nguồn gốc đất – đó là việc quan trọng. Trước đất này của dân thật. Trước đất nó rộng, có hợp tác xã vôi đá(2). Sau đó xã cho công nhân ở lại. Đến khi đơn vị bộ đội tiếp quản, thì giao đất cho dân vì không sử dụng đến. Tôi còn giữ các bản hợp đồng của lữ đoàn, báo cáo từng năm một với đơn vị. Chúng tôi hơn chục hộ thuê đất quân đội, hết năm lại lên thanh toán, hết năm lại lên ký hợp đồng mới, năm một. Hàng năm lên tiểu đoàn nộp, người ta có đủ giấy tờ đấy.
Còn ủy ban cũng thế thôi, khi nhà nước có chủ trương giao đất cho dân canh tác thì họ giao.
Sau quá trình làm việc như vậy, đơn vị bộ đội có chủ trương thu hồi, nên tạm dừng mọi việc canh tác, hợp đồng cũng không ký nữa. Từ đó đất bỏ không, 3 – 4 năm rồi, cỏ mọc rờm lên.
Nảy sinh cái này (3) vì chúng tôi là những người ở đây được đền bù. Thế người dân bảo sao họ không được đền bù mà mấy ông này được?
Chúng tôi còn đủ giấy đấy. Từ năm 80, xí nghiệp đền bao nhiêu tiền tôi còn giữ cả.
Vấn đề là các ông không thu hết vào cái xí nghiệp vôi đá này – sau khi nhà nước thu hồi thì giả toàn bộ kinh phí cho xí nghiệp chứ ko giả cho Đồng Tâm. Chi tiết chuyển nhà máy đi tôi vẫn còn, ký từ năm 80 ấy.
Về phần bà con, từ đầu đến giờ người ta nhất trí giả, vì người ta biết đấy không phải đất của người ta.
HỎI: Giữa 14 hộ dân và các hộ trong kia có mâu thuẫn gì nhau không?
ĐÁP: Tôi nói, ở đây anh ruột – em ruột nhảy vào chiến đấu. Mấy gia đình ấy. Từ cái chỗ bức xúc quá, thành ra toàn anh em đánh nhau. Đây, chủ tịch là ông Lê Đình Thuần – trưởng họ - cháu đích tôn ông Lê Đình Kình đấy.
HỎI: Thế bác gặp bọn cháu thế này lát về có rắc rối không?
ĐÁP: Cái đó tôi cũng không biết được. Nhưng tôi nói toàn bộ là sự thật, nên có cái gì thì tôi cũng phải chấp nhận. Nó đang đe là “làm việc” 14 hộ gia đình này.
HỎI: Cái nguyên do mâu thuẫn họ cho rằng đất hiện nay lấy nhiều hơn 47,6 ha cũ, cái đó có thật không?
ĐÁP: Phạm vi cũ còn nguyên vẹn luôn, không lấn tí nào. Đây có cái cột mốc ngay cổng trại quân đội từ năm 82. Nói đến cột mốc là nguyên xi. Chúng tôi ở đây, nhiều người ở đây, thanh tra cũng đến rồi: Cột mốc còn nguyên xi.
Dân người ta tức là gì, ý là hồi xưa (trả) đất không được đền bù – bây giờ lấy đất thì phải đền bù. Tôi thì nhớ là có đền bù đấy. Nhưng hồi đấy là đền bù cây cối hoa màu, chứ không đền bù đất. Báo cáo các anh như vậy.
Còn nói đến quân đội người ta thu ở đây lại trăm phần trăm không sai tí nào.
HỎI: Vậy tại sao trong các gia đình lại có người hợp tác bàn giao đất, người phản đối là vì sao?
ĐÁP: Tôi xin trả lời anh. Bây giờ đất là đất của Đồng Tâm, mà chỉ có mấy người được đền bù, thế thì gây mâu thuẫn. Còn anh trai thì anh trai, các cụ bảo “Chị không muốn em trắng đùi” ở cái chỗ đấy. Ghen ăn tức ở thôi. Cứ hùa theo bọn kia làm may ra được.
Đây từ bắt đầu vào, đã công bố (đền bù) bao nhiêu đâu, mà chúng tôi cũng sẵn sàng vui vẻ. Chúng tôi đồng tiền ai cũng thích, nhưng lúc đấy chỉ nghĩ nhà nước làm đúng pháp luật, chúng tôi được 1 đồng cũng quý, nhiều hơn càng tốt, nhưng đúng pháp luật thôi.
HỎI: Bác bảo bỏ hoang nhưng bên kia đường vẫn canh tác đấy chứ?
ĐÁP: Trước chúng tôi canh tác, nhưng bỏ hoang 3 năm nay rồi.
HỎI: Cháu thấy có trồng ngô đấy!
ĐÁP: À họ nhảy vào đấy, trồng ngô, làm lều. Mới 2 tháng nay. Ngô bây giờ mới lên thế này, hơn tháng chứ bao nhiêu. Trước á, thuê biết bao máy cày vào phay cỏ, cày xới, nó thành rừng hoang mà. Chứ cái ngô, cái nhà này mới hơn tháng thôi.
HỎI: Nhà bác gần đây không?
ĐÁP: Gần thôi.
HỎI: Lát cháu sáng chơi được không ạ?
ĐÁP: Thôi. Chúng nó cho là người nhà nước về là nó lại xúm vào. Huyện ủy lên đây làm việc với chúng tôi nó cũng quây vào. Đáng nhẽ hôm nay tôi đưa mấy ông già bà gìa lên gặp các anh, nhưng vì đây người làng đây cả, sợ có cái nọ cái kia. Đây cũng nói các anh, đưa thì đưa cho khéo, không cần tên. Nếu lúc nào nó cần đối chứng thì tôi đối chứng. Chứ giờ mà đưa tên tuổi tôi lên nó phức tạp lắm. Lên phây búc tất cả bọn nó biết hết.
HỎI: Trong thời gian căng thẳng bác và các hộ dân khác có phiền phức gì không?
ĐÁP: Có. Nó mang dây thép đến rào hết nhà chúng tôi lại. Còn bây giờ nó bắt tất. Thằng Tùng phó công an huyện nó đánh đau. Hôm kia, khổ người đi đường, đang đi qua nó tưởng người nhà nước, nó đánh. Có gì nó vác tù và thổi um lên như chiến trận ấy.
HỎI: Nếu muốn nhờ bác làm cầu nối để nói chuyện với trong làng được không?
ĐÁP: Làm sao được, tôi đang làm điểm ngắm, nói làm sao được. Từ hồi xảy ra chuyện, tôi ra ngoài làng tôi ở.
Tốt nhất các anh đừng đưa tên. Đưa là nó truy đến cùng, phức tạp lắm. Bây giờ đến giờ phút này chắc thôi. Từ hôm qua báo chí đưa là rõ rồi. Từ hôm qua lên TV, dân nó bảo nhau là chúng nó lừa mình, không phải đất của mình. Dân nó khổ cái là lớp các anh thì chỉ láng máng thôi. Nó phải như lớp chúng tôi, thì già cả chết hết cả rồi, hoặc không muốn nói, mệt lắm.
HỎI: Ý bác là có những người lôi kéo?
ĐÁP: Anh thừa biết còn gì.
HỎI: Tỉ lệ người trong làng theo cánh này có cao không?
ĐÁP: Trước chỉ khoảng ba chục người. Sau nó mới lên thế này. Tôi nói nhé, là vì nhà nước mình làm không kiên quyết. Bởi vì dân nó bảo, đất của quân đội sao không kiên quyết giữ?
HỎI: Ý bác nói cái đoạn bắt đầu nhảy vào trồng ngô đấy ạ?
ĐÁP: Ừ
HỎI: Trước ba chục (hộ dân), giờ khoảng bao nhiêu ạ?
ĐÁP: Ôi dồi phải nửa làng. Đấy, không xử lý là sai lầm. Nó bắt cán bộ huyện lại, nhưng mình lại ra ra cảnh cáo. Tôi cho là có vấn đề. Nó lên gào thét, chửi bới ngay trên hội trường. Nó bắt cả phó chủ tịch huyện. Nó lăn cả vào xe. Từ cái chỗ bước đầu ta không làm, nên nó cho là nó đúng. Nó bảo tại sao đất bộ đội mà dân vào chả ai nói gì? Mang máy cày nó cày, cắm cả cờ lên không ai nói gì. Dân chủ quá trớn nên khó chữa. Nó bảo không phải của bộ đội đâu, bộ đội động vào nó tóm cổ chứ ai cho làm. Nó còn phao tin đất này mai đây đền đến 6 triệu 1m2 cơ mà. Nó bảo Viettel nhiều tiền lắm, bao nhiêu nó cũng trả. Cho nên tôi nói quân đội có cái sai lầm là không giữ được ngay từ đầu.
HỎI: Dân cố thủ trong làng ạ?
ĐÁP: Vừa rồi huyện định cưỡng chế, nhưng hở cái gì nó biết cái đấy. Tôi cho nó có điệp viên đấy. Tôi nói ví dụ hôm qua công an, nhà báo về nó đuổi đánh cho chạy mất dép. 300 công an chạy mất dép. Bây giờ 2 bên đường làng đá như thế này (cầm cái chén tống), vào là cả người già trẻ em nó ném. Ở cổng làng chắn toàn bộ đá sỏi, cây cối, giường chiếu mang ra. Quảng Bình dỡ nhà cho xe qua thế nào thì giờ y như thế. Anh vào mà lạ nó bắt luôn, chỉ có người làng vào thôi.
HỎI: Có nhiều người không ủng hộ không?
ĐÁP: Nhiều chứ, có phải tất cả làng rồi. Nhưng giờ thành phong trào rồi. Hôm qua nó bắc loa bảo: Bà con tất cả đứng lên, ai có cuốc dùng cuốc. Anh thấy không, nó dùng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Bọn phản động đang về quấy nhiễu Đảng ta. Hôm qua đúng thật, có, thế là chạy mất dép(4).
HỎI: Bác muốn vào có vào được không ạ?
ĐÁP: Tôi là người làng sao không được. Nhưng hôm qua nó đang đe 14 hộ dân chúng tôi là nó sẽ đánh, vì cung cấp số liệu này kia…
---------
Chú thích:
(1) Ám chỉ những phần tử quá khích sống trong khu vực.
(2) HTX vôi đá Miếu Môn, nay đã giải thể.
(3) Ý nói những biến động bạo lực từ đầu năm 2017 đến nay.
(4) Một số tổ chức phản động chống phá nhà nước tìm cách tiếp cận và lôi kéo người dân, nhưng bị từ chối và đuổi đi thẳng thừng.
19.
Ba luật sư trong đó có tôi là những người đầu tiên vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm ngày 17/4 với tư cách khách mời sau sự kiện 15/4/2017 tại đây. Chúng tôi đã kết nối cuộc trao đổi qua điện thoại gần 1 tiếng giữa chủ tịch Hà nội Nguyễn Đức Chung và những người dân ở đây, sau khi tôi và luật sư Luân Lê có nhiều cuộc trao đổi với ông Chung lẫn cụ Kình, lãnh đạo tinh thần của người dân trong cuộc đấu tranh giữ đất và bị bắt ngày 15/4/2017 (mà theo bà con bị bắt cóc). Lẽ ra mọi chuyện có thể tốt đẹp sau chuyến đi đó của chúng tôi, khi có tín hiệu thiện chí phát ra từ các bên. Những người bị bắt của dân thôn Hoành đã được thả hết ngay sau đó (còn cụ Kình được chăm sóc tại bệnh viện Việt Đức) và 18 cán bộ, chiến sỹ đã từ nhà văn hoá thôn này trở về nhà. Người dân hy vọng ông Chung đến Đồng Tâm đối thoại theo lời ông nói với người dân " nếu cần thiết, mai tôi sẽ về làm việc trực tiếp với bà con".
Đáng tiếc, sáng hôm sau ông Chung đã thông báo cho tôi không hứa hẹn đến đối thoại với dân Đồng Tâm vào ngày 18/4/2017 như nhiều người dân Đồng Tâm và các luật sư tin như vậy. Và hai mươi cán bộ chiến sỹ vẫn chưa thể rời Đông Tâm như mong muốn của rất nhiều người.
Chiều 17/4/2017 đến hết tuần này, vì công việc tôi không có mặt ở Hà nội, nhưng các đồng nghiệp của tôi vẫn liên tục có mặt ở Đồng Tâm, để giúp bà con phương cách kết nối với lãnh đạo Hà nội. Đặc biệt hôm qua, luật sư Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm đoàn luật sư Hà nội, đại biểu Quốc hội do chính cử tri huyện Mỹ Đức bầu đã đến Đồng Tâm, Mỹ Đức cùng một số luật sư (đã đến đây trước đó), gặp và trao đổi với nhiều người dân thôn Hoành. Ông Chiến có thể là vị chức sắc có vị thế (tạm coi như vậy) đầu tiên đến điểm nóng Đồng Tâm. Tôi tin với vị thế của mình, ông sẽ trao đổi với lãnh đạo Hà nội và các quan chức có liên quan ở trung ương để tháo gỡ vụ việc Đồng Tâm.
Tối qua, có vài việc lẻ tẻ, nhưng may mắn bạo lực vẫn không diễn ra ở Đồng Tâm như lo lắng của nhiều người.
Tôi sẽ còn tiếp tục ở phía Nam vài ngày nữa, nhưng các đồng nghiệp của tôi sẽ tiếp tục cùng bà con Đồng Tâm kiên nhẫn đợi ông Chung về đối thoại với bà con và đón 20 cán bộ chiến sỹ về nhà. Hy vọng một kết cục tốt đẹp cho mọi người, trong hôm nay!
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1922063471152887
18.
3 tiếng mất liên lạc với toà soạn khi về Mỹ Đức khiến nhiều người lo lắng, chuyện gì đã xảy ra với tôi.
Bảo Hà
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/doi-thoai-o-thon-hoanh-3572397.html
17.
Thông tin mới nhất vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức
18/04/2017 21:44 GMT+7
- Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao Quân chủng phòng không tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28, với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50.03ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang sử dụng, quản lý để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng theo QĐ số 551/QĐ-TM ngày 27/3/2015, trong đó bao gồm 46ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Một số hộ dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm) đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Công trình sai phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Đồng Tâm đã được UBND TP.Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo xử lý từ giữa năm 2015. |
Do có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện, thành phố.
Đã khai trừ Đảng 8 đảng viên
Trong 48 nội dung khiếu tố cá nhân và chính quyền các cấp, có 25 nội dung khiếu tố có cơ sở, 23 nội dung không có cơ sở, huyện Mỹ Đức đã giải quyết khẩn trương, nghiêm túc, có trách nhiệm, tuy nhiên còn nhiều nội dung chưa đồng thuận.
TP đã giải quyết 15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận tại thông báo số 83 ngày 25/6/2015.
Về sai phạm của cán bộ, đã khai trừ Đảng 8 đảng viên, cách chức 1, cảnh cáo 5, khiển trách 5 (gồm các chức danh nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên Bí thư Đảng ủy xã vì lý do sức khỏe.
UBND huyện đã thành lập 5 tổ công tác liên ngành xuống địa phương làm công tác tuyên truyền, vận động tới từng hộ dân.
Từ cuối 2016, tình hình nội bộ nhân dân tại xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện tổ chức các hoạt động “đòi đất” quốc phòng, mặc dù những nội dung này đã được các cấp chính quyền trả lời, giải đáp.
TIN BÀI LIÊN QUAN:>> Tích tụ ruộng đất: Không để nông dân mất việc, nghèo đói |
Giữa tháng 11/2016, những người khiếu kiện tổ chức nhiều hoạt động để ngăn cản, gây khó khăn cho công tác GPMB diện tích đất quốc phòng tại 14 hộ dân đang sử dụng trái phép, gây mất an ninh trật tự tại khu vực kiểm đếm; tổ chức tuần hành đông người kéo đến trụ sở tiếp dân…
Giữa tháng 2/2017, khi tập đoàn Viettel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì những người khiếu kiện đã tổ chức ngăn cản các đơn vị Quốc phòng cắm biển, chăng dây xác định mốc giới; tự ý đưa máy cày, máy xúc, thiết bị vật tư nông nghiệp vào khu vực đang thi công để canh tác.
Từ đầu tháng 3, những công dân khiếu kiện tiếp tục tập trung đông người trước trụ sở UBND xã Đồng Tâm, ngăn cản tổ công tác huyện ủy Mỹ Đức, đóng cổng ủy ban không cho đoàn công tác huyện ủy rời khỏi trụ sở ủy ban xã…
Ngày 10/3/2017, các công dân khiếu kiện tiếp tục dựng trái phép 1 lều với lý do bảo vệ diện tích hoa màu đang gieo trồng, dựng cổng chào bằng tre, gỗ hướng thẳng vào lều.
Ngày 13 – 16/3, tiếp tục đổ đá mạt làm đường rộng 2,5m dài khoảng 20m từ khu vực cổng chào vào đến lều dựng trái phép, đào giếng khơi, xây bể nước, cắm cờ dọc đường 429 trong khu vực đất đồng Sênh, căng băng rôn tại các điểm ranh giời đất đồng Sênh với nội dung “đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm”.
Ngày 16/3, tiếp tục xây dựng trái phép một gian nhà mái tôn với diện tích khoảng 12m2 ngay cạnh vị trí lều tạm, dựng bếp bằng mái tôn để phục vụ việc sinh hoạt của số đối tượng trực gác tại đây.
Hà Nội đã kỷ luật các cá nhân buông lỏng trong công tác quản lý đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức theo đơn thư khiếu tố của công dân. |
Cùng với việc lấn chiếm trái phép đất quốc phòng tại khu vực đồng Sênh, số công dân trên còn tổ chức nhiều hoạt động gây mất an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm, công khai sử dụng hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung kích động, xuyên tạc; tụ tập đông người kéo đến trụ sở chính quyền; lăng mạ, chửi bới cán bộ chính quyền xã, cắt loa phóng thanh; kích động buộc con em mình nghỉ học…
Khởi tố vụ án
Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập được, xét thấy mức độ vi phạm pháp luật của các đối tượng là nghiêm trọng, có tổ chức gây ảnh hưởng xấu đến tình hình anh ninh trật tự của địa phương, Công an TP Hà Nội, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) đã phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Ngày 30/3, Công an TP đã ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) ra quyết định khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” theo điều 173, bộ luật Hình sự năm 1999.
Ngày 15/4, Công an TP đã bắt 4 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm theo điều 245, bộ luật Hình sự.
Hà Nội thông tin vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức
Hà Nội sáng nay thông tin về vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng'
Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội bức xúc bởi việc xã tiến hành dồn điền đổi thửa, lộ mặt hàng loạt quan xã đã ngang nhiên chiếm dụng "đất vàng". Trong khi đó, nhiều hộ dân thiếu tư liệu sản xuất.
Huyện Mỹ Đức cả họ làm quan: Cũng 'là ngẫu nhiên'
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định việc ở huyện Mỹ Đức có 8-9 người họ hàng cùng làm cán bộ là hết sức ngẫu nhiên.
Nhóm phóng viên
16.
Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức
TTO - Chiều 18-4, mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị người dân đổ đất đá, mang nhiều cây que, vật dụng chặn lại.
Người dân đổ đất đá, mang nhiều vật dụng ra chốt chặn các ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm - Ảnh: Thân Hoàng |
Người dân cũng lập nhiều điểm chốt chặn và bố trí người trực tại đây để kiểm soát, không cho người lạ ra vào làng.
Nhiều nhà báo về xã Đồng Tâm đề nghị được vào thôn để tìm hiểu vụ việc nhưng bị người dân từ chối. Mỗi khi có người lạ đi đến khu vực có đường dẫn vào thôn Hoành đều bị người dân giữ lại và yêu cầu rời đi nơi khác.
Đêm 17-4, sau khi làm biên bản thỏa thuận, người dân đã bàn giao 15 chiến sĩ cảnh sát cơ động cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động (Công an Hà Nội). Công an Hà Nội đã đưa xe vào khu vực cổng làng để đón các chiến sĩ được thả ra và đưa về nội thành Hà Nội ngay trong đêm.
Nguồn: hanoitv.vn
Trước đó, ba người dân bị công an tạm giữ để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng cũng đã được thả về. Hiện còn ông Lê Đình Kình (82 tuổi), người đứng đơn khiếu kiện việc thu hồi đất đai tại xã Mỹ Đức, đang được cơ quan chức năng chăm sóc vì gặp một số vấn đề về sức khoẻ.
Một người dân sống tại thôn Hoành cho biết hiện còn 20 người gồm lãnh đạo và công an huyện, cán bộ huyện Mỹ Đức đang bị giữ tại nhà văn hoá thôn.
“Chúng tôi hàng ngày vẫn nấu nướng, cung cấp đồ ăn đầy đủ cho những cán bộ đang bị giữ trong thôn. Không có chuyện người dân đánh hay tẩm xăng doạ đốt họ như một số thông tin thất thiệt đăng trên mạng", người dân này nói.
Một chiến sĩ cảnh sát cơ động vừa được người dân thả ra cũng cho biết sức khoẻ của các chiến sĩ công an đều tốt, những ngày bị giữ họ được người dân đối xử tốt.
Đa số người dân tại thôn Hoành mà chúng tôi tiếp xúc đều cho biết họ mong sớm có cuộc đối thoại (giữa đại diện người dân và lãnh đạo thành phố) để làm rõ những vấn đề mà người dân đang khiếu nại, làm rõ nguồn gốc đất và quá trình thu hồi đất tại khu vực đồng Sênh.
“Vấn đề bức xúc đất đai ở Đồng Tâm đã từ nhiều năm nay chứ không phải chỉ đến thời gian gần đây chúng tôi mới kiến nghị. Tuy nhiên chính quyền cấp xã, huyện giải quyết chưa thỏa đáng và còn nhiều vấn đề chưa đồng thuận với nhân dân”, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi sống tại xã Đồng Tâm có đất bị thu hồi cho biết.
Phó thủ tướng chỉ đạo giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Ngày 18-4, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Thanh tra TP thanh tra toàn diện các nội dung tố cáo của ông Nguyễn Chí Thắng và một số công dân xã Song Phương, huyện Hoài Đức, liên quan đến đất đai, tài chính tại đây và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý các vi phạm (nếu có) đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-8.
Trước đó, ông Nguyễn Chí Thắng (trú tại thôn 4, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) và một số công dân xã Song Phương nhiều lần gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ tố cáo cán bộ lãnh đạo xã Song Phương buông lỏng quản lý đất đai; bán đất, chiếm đất, cho thuê đất trái pháp luật và vi phạm về quản lý kinh tế, tài chính diễn ra trong nhiều năm.
Thanh tra huyện Hoài Đức đã có kết luận thanh tra kinh tế xã hội tại xã Song Phương và kết luận nội dung tố cáo.
Nhưng ông Nguyễn Chí Thắng và một số công dân không đồng ý, cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt vi phạm, bao che, trả thù người tố cáo, có một số nội dung làm rõ nhưng không xử lý trên thực tế.
|
15.
- Ông Kình đã được mổ xong và đang nằm ở phòng hồi sức đặc biệt, các bác sĩ thông báo cho người nhà là hiện tại sức khoẻ của ông tốt sẽ phục hồi dần dần và sớm bình phục.
- Thành phố đang tiếp tục yêu cầu người dân thả thêm 6 cảnh sát cơ động nữa, số còn lại sẽ tính sau.
- Biên bản thả người hôm qua của dân, chính quyền, và công an đã bị phó chủ tịch xã Lê Trường Huy báo là mất ( không rõ lý do ) vì vậy dân cho rằng anh ta cố tình làm mất đã bắt sau đó lại thả vì dân nói. "không thừa cơm nuôi nó" với lại một bản gốc dân còn giữ được.
- Cô Nguyễn Thị Lan bí thư của xã nói: Có người mang một biên bản mới về, trong biên bản có ghi rằng họ chỉ nhận được 14 người còn mất một người trong lúc bàn giao hôm qua?!
Trong khi đó cô Lan biết rằng theo biên bản ba bên người dân, chính quyền, và công an đã ghi rõ tên tuổi đọc từng người bàn giao đầy đủ trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Vì vậy cô Lan bí thư cho rằng làm như vậy là không đúng, lời qua tiếng lại nên cô Lan đã xé bỏ biên bản ngay trước mặt mọi người, cô cho rằng mình bị o ép, sau đó cô Lan đã tháo chạy được đến nhà văn hoá nơi giam con tin và lấy loa kêu lên hô hào dân bảo vệ và nói rằng: " bây giờ tôi là ông Kình thứ 2 tôi sẽ sống chết cùng nhân dân, đề nghị nhân dân bảo vệ cho tôi"! sự việc trở nên phức tạp vô cùng!
Như vậy chứng tỏ trong câu chuyện này có nhiều khuất tất, và càng ngày càng phức tạp thêm tình hình, tôi không thể hiểu nổi lòng người lại càng không hiểu nổi tại sao việc to như vậy mà quốc hội, chính phủ, nhà nước không ai lên tiếng? Trong khi chỉ một cái quán cà phê xin chào thì ầm ầm lên? Hay vụ này chỉ bằng cái móng tay nên không cần phải quan tâm?!!! Hoặc có thế lực ngầm nào đằng sau cố tình gây nhiễu loạn để dân và chính quyền mất lòng tin vào nhau hòng lợi dụng sơ hở để làm phân tán tư tưởng của nhân dân ta thừa cơ làm bạo loạn?
Tôi cũng đề nghị người dân Đồng Tâm không được manh động không được mắc bẫy các thành phần náo loạn gây nguy hiểm đến tính mạng của mọi người.
Cuối cùng tôi đề nghị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng cần lên tiếng về sự việc này để lòng dân được an, đất nước không còn cảnh quan tham lợi dụng chức quyền và kẽ hở của luật pháp để o ép trục lợi, tham nhũng, lợi ích nhóm.... làm mất lòng tin của nhân dân.
Hà nội 18-4-2017
Võ sư.Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh
14.
Cho rằng diện tích đang sử dụng là "đất nông nghiệp", một số người dân liên tục khiếu tố, ngăn cản đơn vị quốc phòng cắm mốc... và đỉnh điểm là bắt giữ trái luật 38 cán bộ huyện cùng cảnh sát cơ động về đây làm nhiệm vụ.
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/vi-sao-my-duc-thanh-diem-nong-3572081.html
13.
Luồng gió mới ở Đồng Tâm
Thứ Năm, 02/02/2017, 20:24:24
Dưới sự chỉ đạo sát sao của huyện ủy Mỹ Đức, bộ máy chính quyền, đoàn thể ở xã Đồng Tâm hoạt động ổn định và từng bước được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ. Đây là nền tảng quan trọng để địa phương phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế- xã hội trong năm 2017.
Xã Đồng Tâm trước đây vốn là địa bàn phức tạp, với hàng loạt cán bộ bị kỷ luật; người dân mất niềm tin, không hợp tác với chính quyền; trong dân cư xuất hiện thơ, ca, hò, vè bêu xấu cán bộ đảng viên, kích động nhân dân không nhận đất, không sản xuất nông nghiệp, không đi bầu cử…, đến nay đã có luồng gió mới. Tình hình an ninh, trật tự ổn định, đời sống văn hóa - xã hội được cải thiện và kinh tế có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo mới từng bước được tín nhiệm trong nhân dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đã nhận được những phản hồi tích cực. Đây là tiền đề quan trọng để xã thúc đẩy phát triển mọi lĩnh vực trên địa bàn.
Bước sang năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, xã tập trung triển khai quyết liệt nhiều nhiệm vụ nhằm đạt các chỉ tiêu phát triển. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất tăng 9,2% so với năm 2016, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp chiếm 39,69%; dịch vụ, thương mại chiếm 34,28%; tiểu thủ công nghiệp là 26,03%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng/ người/năm, giúp 53 hộ thoát nghèo. Tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Hai làng của xã giữ vững danh hiệu Làng văn hóa. Tỷ lệ phát triển đảng viên từ 3 đến 4%. Để đạt kết quả này, giải pháp đặt ra là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự chuyển biến rõ trong giải quyết thủ tục hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo phương châm: Rõ ràng, đơn giản, minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. Đổi mới công tác dân vận, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh phong trào thi đua dân vận khéo và hoạt động của các tổ dân vận cơ sở…
Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Thị Lan cho biết: Đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã đều là người mới, chưa nhiều kinh nghiệm, nhưng rất quyết tâm, nỗ lực hành động, sâu sát với thực tiễn đời sống, từng bước gây dựng niềm tin trong nhân dân và tạo sự đoàn kết để thúc đẩy phát triển. Điều đáng nói là xã đã tăng cường công tác nắm bắt tư tưởng nhân dân, dư luận xã hội nhằm ngăn chặn những tư tưởng tiêu cực nảy sinh, giải quyết kịp thời những thắc mắc, khiếu kiện, tránh sự hiểu nhầm gây mất niềm tin vào đội ngũ lãnh đạo. Đơn cử như việc giải quyết đơn thư của một số công dân thôn Hoành tố cáo UBND huyện vi phạm trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, di dời một số hộ dân đang sử dụng đất tại khu sân bay Miếu Môn thuộc xã Đồng Tâm, do trước khi triển khai công tác thu hồi đất, người dân không được phổ biến, giải thích rõ ràng và kịp thời cho nên mới dẫn đến hiểu sai. Căn cứ vào kết luận của UBND thành phố Hà Nội, Huyện ủy Mỹ Đức chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã triển khai tiếp xúc, đối thoại, giải thích để người dân hiểu rõ việc thu hồi đất là đúng quy định. Bởi đây là đất quốc phòng, đã được xác định rõ trong “Sơ đồ phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn” từ năm 1992. Sau khi được giải thích rõ ràng, những bức xúc trong dư luận được giải tỏa.
Như vậy, kinh nghiệm cho thấy muốn tạo dựng niềm tin cho nhân dân vào bộ máy chính quyền, đội ngũ cán bộ phải sâu sát đời sống, phải linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, minh bạch, rõ ràng các thông tin, nhất là thông tin có liên quan mật thiết tới đời sống của người dân. Cũng nhờ rút kinh nghiệm sâu sắc, lãnh đạo xã đã vận động nhân dân tham gia hoàn thành tốt cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; tháo gỡ được những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; bầu được trưởng thôn, phó thôn Hoành - nơi phát sinh dư luận tiêu cực. Chương trình xây dựng nông thôn mới, hoạt động sản xuất nông nghiệp, phong trào thực hiện nếp sống văn minh… tại địa phương được khôi phục sau thời gian dài ngưng trệ.
Những kết quả bước đầu về công tác cán bộ ở xã Đồng Tâm là nhờ có sự chỉ đạo rất sát sao của Huyện ủy. Phó Bí thư thường trực huyện ủy Đỗ Trung Hai cho biết: Quá trình xử lý khủng hoảng về công tác cán bộ ở xã Đồng Tâm là vô cùng gian nan, đòi hỏi công tác dân vận phải hết sức khéo léo. Khi 15 cán bộ, đảng viên của xã bị kỷ luật vì có sai phạm trong quản lý đất đai, Huyện ủy đã luân chuyển hai cán bộ huyện về làm bí thư và chủ tịch UBND xã. Nhưng tới trước Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020, thông qua nắm bắt tình hình dư luận nhận thấy có dấu hiệu “bất ổn”, Huyện ủy xin ý kiến cấp ủy cấp trên để lại nội dung nhân sự làm sau. Sau bốn tháng làm công tác tư tưởng trong nhân dân, cũng như chuẩn bị điều kiện nhân sự với nhiều giải pháp cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Đồng Tâm được kiện toàn gồm ba đồng chí đều là nhân sự tại chỗ và tăng cường thêm một phó chủ tịch UBND xã. Ban Thường vụ Huyện ủy còn thành lập tổ công tác về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị tại xã Đồng Tâm do Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm tổ trưởng. Các tổ viên thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người dân. Đội ngũ cán bộ từ huyện tới xã lao vào thực tiễn đời sống, “ba cùng” với dân để lắng nghe, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, giải tỏa những dư luận tiêu cực…
Với sự tạo đà nêu trên, tin rằng năm 2017, xã Đồng Tâm sẽ phát triển vượt bậc. Trước mắt, xã quyết tâm hoàn thành nhanh chóng công tác dồn điền đổi thửa để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
http://www.nhandan.com.vn/hanoi/item/31970302-luong-gio-moi-o-dong-tam.html
12.
Hà Nội thông tin vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức
18/04/2017 13:51 GMT+7
- TP Hà Nội sáng nay thông tin một số nội dung về vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Theo đó, thời gian gần đây, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng đất quốc phòng, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật.
Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội |
Ngày 30/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Theo thông tin từ TP Hà Nội, ngay sau khi Công an TP triển khai bắt giữ các đối tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ô tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn ở xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ công an tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Số cầm đầu tăng cường bố trí lực lượng, chặt cây to chắn đường vào làng; đồng thời chuẩn bị gậy, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ bị giữ trái pháp luật.
Lãnh đạo TP trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sỹ bị bắt giữ trái pháp luật.
TP tổ chức 2 tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên, các đối tượng không hợp tác, ném cát sỏi, đá vào các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sĩ Công an TP bị thương.
Theo TP Hà Nội, đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh; không để ảnh hưởng đến tư tưởng trong cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức nói riêng, TP Hà Nội nói chung; gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
HN đề nghị người dân Mỹ Đức tỉnh táo, không để bị kích động
TP Hà Nội đề nghị người dân tỉnh táo, hợp tác với các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu kích động dẫn đến vi phạm pháp luật.
Hà Nội: Khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng ở Mỹ Đức
Công an TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức theo quy định tại điều 245, Bộ luật Hình sự.
Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng'
Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội bức xúc bởi việc xã tiến hành dồn điền đổi thửa, lộ mặt hàng loạt quan xã đã ngang nhiên chiếm dụng "đất vàng". Trong khi đó, nhiều hộ dân thiếu tư liệu sản xuất.
Nhóm PV
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-thong-tin-vu-gay-roi-trat-tu-o-huyen-my-duc-367370.html
11.
09:31 ngày 18 tháng 04 năm 2017
TPO - Các đối tượng quá khích đã giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội...
Ngày 18/4, thành phố Hà Nội đã thông tin một số nội dung về vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Theo đó, trong thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng đất quốc phòng, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật.
Ngày 30/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Ngày 15/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an TPHN đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Theo thông tin từ thành phố Hà Nội, ngay sau khi Công an thành phố triển khai bắt giữ các đối tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ô tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn ở xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Số cầm đầu tăng cường bố trí lực lượng, chặt cây to chắn đường vào làng; đồng thời chuẩn bị gậy, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ bị giữ trái pháp luật.
Lãnh đạo Thành phố trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sỹ bị bắt giữ trái pháp luật.
Thành phố tổ chức 2 tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên, các đối tượng không hợp tác, ném cát sỏi, đá vào các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sỹ Công an Thành phố bị thương.
Theo thành phố Hà Nội, đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh; không để ảnh hưởng đến tư tưởng trong cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung; gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân.
Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thong-tin-moi-nhat-ve-vu-gay-roi-trat-tu-o-huyen-my-duc-1141232.tpo
10.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động sau 3 ngày bị một nhóm người giữ trái phép tại nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội) đã được thả, 3 người khác tự giải thoát.
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/15-canh-sat-bi-bat-giu-tai-my-duc-duoc-tha-tu-do-3571959.html
9. Thông báo mới nhất, sáng ngảy 18/4 của ông Trần Vũ Hải
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà nội vừa gọi điện thoại cho tôi, rằng ông không hứa hẹn khi trao đổi điên thoại với một người dân xã Đồng Tâm, sẽ đến làm việc và đối thoại với dân Đồng Tâm trong ngày hôm nay và đề nghị tôi đính chính.
Tôn trọng ông Chung, tôi rút bỏ một stt loan báo điều đó, mặc dù nhiều người dân và chính luật sư Luân Lê (việc trao đổi qua điện thoại di động của luật sư này) cũng nghe rõ câu chuyện trao đổi qua điện thoại, được bật loa.
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1918374098188491
8.
https://www.youtube.com/watch?v=zpmOmwd5YpY
7.
Năm 1980 nhà nước sử dụng đất Đồng Tâm làm sân bay quốc phòng. Theo người dân ở đây nói rằng lúc bấy giờ nhà nước lấy cột mốc 29 làm địa giới cho sân bay.
Nhưng sau đó Huyện và Xã đã lấy thêm đất của dân để cho thuê vào những mục đích khác mà báo Vietnamnet đã đề cập đến vấn đề này từ năm 2014. Cũng từ đây người dân và chính quyền địa phương luôn mâu thuẫn và đã có nhiều lần người dân đi kiện các quan chức địa phương.
Ông Lê Đình Kình là người đại diện cho dân nói lên tiếng nói của mình. Năm nay ông đã 82 tuổi và có 60 năm tuổi đảng.
Gần đây có thông tin rằng Viettel đã thuê đất địa phương với số tiền khá lớn, nhưng địa phương lại không minh bạch trong chuyện này...?!
Tiếp tục sự kiện, vào lúc 9h sáng ngày 15-4-2017 chính quyền địa phương tiếp tục cưỡng chế đất mà địa phương gọi là đất quốc phòng, do vậy ông Kình cùng một số người dân được mời đi ra bãi để chỉ nơi cắm mốc.
Trên đường đi cán bộ địa phương hỏi ông: "bãi có rộng không?" Ông nói: "rộng" "vậy mời bác lên xe đi cho nhanh". Ông Kình không đi xe mà thích đi bộ. Khi mọi người đến cột mốc số 15 thì không hiểu vì lý do gì tự nhiên cảnh sát cho nổ lựu đạn khói và bắt ông Kình, hai bên giằng co và cuối cùng họ đã quật ngã ông Kình xuống đất, lúc này ông Kình kêu lên: "ối giời ơi tôi bị đau tay"! rồi sau đó cán bộ vẫn bắt ông và đẩy lên xe chạy đi.
Các thanh niên làng trong đó có anh Công con trai của ông Kình và cháu Y(Uy) con của anh Công lấy xe máy đuổi theo xe ô tô của công an. Đến gần thị trấn Chúc Sơn thì có người trên xe công an hô lên rằng "bọn cướp người" lúc này dân ở Chúc Sơn tưởng cướp liền xông ra hỗ trợ công an đánh nhóm thanh niên chạy theo xe. Việc xô xát này khiến cháu Y(Uy) bị thương. Sau đó công an đã bắt tất cả là 9 người đưa về trụ sở thành phố.
Thấy vậy dân quay về làng và củng cố lực lượng, lúc đó vào khoảng 11h trưa, có một xe cảnh sát cơ động chạy về làng để trấn an dân, khi xe về làng thì có anh công an hỏi dân rằng: " các anh chị đến đây để làm gì?" Dân hỏi lại: " vậy các anh đến đây để làm gì?" Anh công an trả lời: " không cần biết" do vậy dân đáp lại: " vậy thì anh cũng không cần biết chúng tôi đến đây để làm gì"! lời qua tiếng lại và bắt đầu mâu thuẫn xảy ra, công an cầm loa yêu cầu dân giải tán, còn dân thì đòi thả người... cuối cùng một màn ẩu đả bằng gạch đá nhanh chóng diễn ra, người dân vây bắt được 29 cảnh sát, một lát sau lại bắt được thêm hai cảnh sát nấp ở gậm giường, thế là con số lên 31 người, tất cả được đưa đến nhà văn hoá thôn Đồng Tâm giam giữ ở đó, vì việc này mà công an huy động chi viện thêm lực lượng đến hàng trăm cảnh sát về địa phương. Tất cả những ai vào đàm phán, hoà giải kể cả nhà báo... đều bị bắt nhốt tiếp, đến hôm qua theo chị Nhung con gái ông Kình nói rằng tổng số là 38 người.
Mọi đàm phán đều đổ vỡ chị Nhung mang bánh mỳ, giò, ngô, cơm để nuôi những con tin bị nhốt. Bức xúc trước việc làm của chính quyền địa phương và cảnh sát, người dân đã ra tượng Bác Hồ trước nhà văn hoá thắp hương và thề chiến đấu đến cùng! đồng thời mua xăng chất xung quanh nhà văn hoá và gài kíp mìn để gây áp lực con tin với mục đích đòi chính quyền thả vô điều kiện những người bị bắt.
Sáng ngày 16-4 chị Nhung vẫn mang đồ ăn cho con tin, trưa chị vẫn mang cơm cho mọi người ăn. 15h chiều chủ tịch Thành Phố Nguyễn Đức Chung gọi điện cho chị Nhung yêu cầu người dân thả con tin.
Tôi cũng đã gọi điện cho lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất đề nghị nghĩ phương án giải toả con tin, và giải đáp cho dân, đồng thời kết hợp với một số anh em an ninh nắm bắt tình hình, mọi việc tưởng chừng là dễ khi các báo cáo đến với những lãnh đạo cao nhất kể cả bộ công an.
Trước tình hình căng thẳng có thể cháy nổ bất kỳ lúc nào do vậy lúc 15h30 tôi điện cho chị Nhung giải thích và đề nghị dân bỏ hết xăng và kíp mìn ra khỏi khu vực nhà văn hoá để đề phòng bọn xấu lợi dụng bắn súng laser làm cháy nổ. Ngay sau đó toàn bộ số xăng đã được bỏ ra an toàn.
Các cuộc điện thoại liên tục từ chiều đến đêm giữa hai bên để tìm phương án tốt nhất. Tôi đã đề xuất nên có một lãnh đạo cấp cao có đủ uy tín với dân xuống hiện trường để đàm phán và hai bên cùng thả người sớm giải toả phức tạp, sau đó ai sai ai đúng thì căn cứ điều tra và áp dụng luật pháp công bằng trừng trị bất kể là cán bộ hay dân.
Khi mọi đàm phán không đạt được thì người dân dùng cây gỗ và đá hộc mang ra chắn đường vào làng. Phía công an và chính quyền cũng cắt mạng và phá sóng khu vực xảy ra sự cố, tuy nhiên mạng di động vẫn có lúc gọi được, riêng máy của chị Nhung tôi vẫn liên lạc thông suốt không có dấu hiệu bị nghẽn mạng. Chiều hôm qua 16-4 chị Nhung mang đồ ăn cho con tin thì đã bị mọi người chửi và nói ý rằng không phải cho chúng nó ăn.
Đến đêm hôm qua 16-4 chủ tịch thành phố sau khi đàm phán với chị Nhung đã thả anh Công và anh Ba để cho về làng và yêu cầu người dân thả con tin, chị Nhung cũng hy vọng dân làng sẽ thả con tin, nhưng sau đó chị Nhung có điện cho tôi báo rằng người dân Đồng Tâm theo dõi và đếm được 14 xe cảnh sát đi về qua Chúc Sơn hướng vào Đồng Tâm, trong đó có 11 xe chở cảnh sát và 3 xe thùng để bắt người! Thế là mọi việc lại cực kỳ căng thẳng, khi hai người này về đến làng nói rằng nên thả bớt con tin thì dân làng đã nổi nóng và đánh kẻng báo động lúc 23h30p sau đó đã bắt trói anh Công và anh Ba mang đi nhốt ở chỗ khác.
Sáng nay 17-4 chị Nhung vẫn mang bánh mỳ, giò và ngô luộc cho mọi người ăn bình thường. Buổi sáng nay Chủ Tịch thành phố có liên lạc với chị Nhung và hỏi: "liệu tôi xuống thì dân có bắt tôi không?" Chị Nhung nói chị sẽ ra đón và đảm bảo là dân không dám bắt.
Trước 11h trưa nay chủ tịch thành phố gọi cho chị Nhung nói sẽ thả nốt số người còn lại, duy chỉ có ông Kình chưa về được là do ông bị dạn xương hông và nghi gãy tay nên phải đưa vào viện Việt Đức chụp phim điều trị có thể phải mổ, Chủ Tịch cũng nói đã huy động các bác sĩ giỏi nhất điều trị cho ông Kình.
Hiện tại chị Nhung đã liên hệ được với cháu Y(Uy) và cháu nói hôm kia cháu bị đánh gần chết và rất đau, bây giờ đau toàn thân.
Sau 13h chị Nhung có liên lạc với chủ tịch thành phố và Chủ Tịch có nói: nếu dân đồng ý thả hết con tin thì Chủ Tịch sẽ cho chị Nhung và người nhà ra gặp ông Kình ở bệnh viện còn nếu không thả người thì đừng ra mà vô ích.
Trưa nay chị Nhung vào cho mọi người ăn thì đếm lại có 36 người bị nhốt, chị nói có thể hôm qua chị đếm nhầm.
Nguyện vọng của dân Đồng Tâm là thành phố đưa ông Kình về cho bà con nhìn thấy để an tâm và dân sẽ thả con tin, còn bệnh của ông Kình thì gia đình sẽ đưa đi viện điều trị không phiền đến nhà nước.
Hiện nay người dân Đồng Tâm quấn cờ quanh người và thề chết nếu không thả ông Kình vì dân nói dân chỉ tin ông Kình thôi.
Vụ việc chỉ có vậy mà đến nay hai bên vẫn chưa giải quyết được dứt điểm gây cho nhiều người hoang mang và lo lắng?
Theo tôi nếu ông Kình có thể di chuyển được trên xe cứu thương thì đưa ông Kình về để giải quyết ngay mâu thuẫn và giải phóng con tin càng nhanh càng tốt.
Các cụ nói: " không có lửa làm sao có khói?" Cho nên ta phải nhìn nhận từ hai phía tại sao chính quyền địa phương lại để cho dân bức xúc đến như vậy? Khi xảy ra sự việc thì chính quyền xã bỏ trốn, người dân đã tiếp quản uỷ ban và sử dụng loa công cộng để thông báo tin tức trong thôn, hiện tại theo chị Nhung nói là chỉ còn một mình cô bí thư xã ở nhà đóng cửa kín không ra ngoài!
Vậy cán bộ và dân đến nỗi nào mà phải lìa mặt nhau như thế thì làm sao còn đủ tư cách lãnh đạo nhân dân và ai nghe? Thật là "dễ trăm lần không dân vẫn chịu, khó vạn lần dân liệu vẫn xong" là thế đấy!
Hà nội 17-4-2017
Võ sư.Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh
6. Fb LNHT
Đến hôm nay (17.4), sự kiện Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội) diễn ra như …phim Hollywood đã trở thành tâm điểm chú ý của người Việt trong ngoài nước!
...
Sáng nay, các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân đã xuống làm việc với bà con xã Đồng Tâm. Một ghi chép của luật sư Lê Văn Luân về tình hình hiện tại!
BUỔI LÀM VIỆC Ở ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC SÁNG NAY!
"Khi vào để gặp gỡ bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để trao đổi và làm việc, ngay từ xa đã có rất đông lực lượng công an, cảnh sát, từ thường phục đến cảnh phục canh gác cẩn mật. Chúng tôi vào được cổng làng dưới sự dẫn dắt của người dân nơi đây. Về hiện trạng thì không có gì xáo trộn bên trong mà mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường.
Phải rất khó khăn để có thể trao đổi trực tiếp với những người dân vì "chúng tôi bị lừa nhiều rồi". Chúng tôi cần những người làm trước nói sau chứ không thể nói trước làm sau. Họ không còn niềm tin vào ai để có thể làm việc, ngay cả việc thông tin lẫn đàm phán đều rất khó khăn và bị ngờ vực.
Tuy nhiên, qua trao đổi thẳng thắn và cởi mở, những người dân có tiếng nói trong xã Đồng Tâm đều có những thái độ đúng mực và sẵn sàng đối thoại để giải quyết vấn đề đang gây bức xúc cho chính họ.
Tôi kết nối điện thoại với ông Chung chủ tịch thành phố Hà Nội để người đại diện trong xã Đồng Tâm nói chuyện với ông Chung để truyền tải các thông tin, yêu cầu của những người dân nơi đây. Sự việc gồm nhiều vấn đề nóng đã tích tụ từ gần 10 năm qua không được giải quyết thoả đáng nên đã trở thành sự phẫn nộ khi cụ Kình (hơn 80 tuổi) bất ngờ bị đưa đi trong buổi cưỡng chế đất từ phía Viettel mấy ngày trước.
Ông Chung đã hứa, sẽ trực tiếp giải quyết các yêu cầu của người dân về vấn đề thu hồi đất, cán bộ nào làm sai sẽ bị điều tra và xử lý. Ông Chung cũng đã yêu cầu Thanh tra Bộ công an vào cuộc đối với vụ việc mà như người dân tố cáo rằng một số người bắt giữ cụ Kình và khoảng 5 người dân khác trái pháp luật. Ông Chung cũng thông tin và trực tiếp ông Kình cũng nói chuyện với bà con ở xã Đồng Tâm về việc cụ vẫn bình thường, vẫn đang làm việc với ông Chung, Tổng giám đốc Viettel và Bí thư thành uỷ Hà Nội.
Cụ Kình được ông Chung hứa sẽ đảm bảo vấn đề sức khoẻ, được khám và điều trị nếu tay và chân cụ Kình biến chứng mà trở nên nghiêm trọng. Cụ Kình muốn ở lại làm việc chứ không chịu về xã Đồng Tâm vì đây là lúc cụ cần phải làm việc rõ ràng và trực tiếp với các bên mà trước đây cụ không có cơ hội để làm việc này.
...
Hiện số cảnh sát cơ động trong xã Đồng Tâm vẫn được ăn uống đầy đủ, chăm sóc bình thường và không có vấn đề gì về thân thể, ông Chung đã xác nhận với người dân về việc này. Tuy nhiên, ông Chung đề nghị bà con không kéo dài sự việc này để cùng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ông Chung nói, ngày mai 18/04/2017, ông sẽ xuống xã Đồng Tâm để trực tiếp gặp bà con ở đây để đối thoại. Bên Công an Hà Nội cũng đã thả 05 người bị giữ từ những hôm trước. Ông Chung cũng hứa sẽ giải quyết triệt để mọi nội dung mà người dân yêu cầu, nhưng cần theo thủ tục luật định và có thời gian để xem xét từng vấn đề một, cán bộ sai đến đâu xử lý đến đó, dân sai đến đâu cũng tuỳ mức độ để giải quyết.
Về vấn đề này, nếu ai có mặt tại bên trong xã Đồng Tâm thì mới thấy hết được sức nóng trực tiếp của bà con, tuy là những người dân quê mùa, nhỏ bé, nghèo nàn nhưng khá đoàn kết và lại nhiều nỗi bức xúc.
Một số người dân trong xã Đồng Tâm có biết tôi từ trước, và họ mong muốn hãy giúp họ thực tâm, không lừa họ như nhiều người khác đã làm trong nhiều năm qua, qua đó họ cũng tin tưởng tôi một phần nào đó trong cơn cùng quẫn, bế tắc thông qua ánh mắt và những lời chia sẻ có tính khẩn cầu trong sự sẵn sàng phản kháng lại một cách bất chấp, kể cả mạng sống hay luật pháp. Tôi chia sẻ và cảm thông với họ, nói với họ nhiều điều để họ có thể lắng nghe những gì là tích cực và thoả đáng nhất. Họ nói, họ không tin chính quyền địa phương nữa, kể cả yêu cầu ông Chủ tịch nước lên tiếng giải quyết sự việc này. Người dân cũng phản ánh rằng họ chưa từng được gặp ông Chung hay cán bộ Thành phố Hà Nội để giải quyết các vấn đề khiếu kiện đất đai của những hộ dân nơi đây trong suốt nhiều năm qua.
Nên nay là lúc ông Chung cần có mặt trực tiếp tại xã Đồng Tâm để trao đổi với họ, lắng nghe họ và tương tác thẳng thắn với họ. Có thấy ông làm việc và đứng trước mặt họ thì họ mới tin tưởng mà có một giải pháp thoả đáng nào đó.
Ở đây không phải một cuộc mặc cả, mà là người lãnh đạo phải biết đứng trước nhân dân mà làm việc và xử lý vấn đề. Có thấy ông gần gũi dân thì họ mới nghe và tin những gì ông nói qua điện thoại một cách thực tế nhất.
Người dân Nhật Bản gặp thảm hoạ, Thủ tướng và các chính trị gia của họ trực tiếp cúi đầu xin lỗi và đến từng nơi, gặp từng người để động viên, an ủi và kể cả giải quyết những nhu cầu của họ.
Đó chính là cách giải quyết vấn đề thực tế và hữu ích nhất của một người làm chính trị. Vì mọi sự chỉ đạo hay tương tác qua một phương tiện gián tiếp từ xa nào đó đều khó có thể tìm thấy được sự tin tưởng ở người phát ngôn hoặc có thẩm quyền giải quyết sự việc này!”
…..
(Clip) Để hiểu hơn về khởi nguồn vụ việc, có thể nghe lại một cuộc đối thoại cách đây hơn tháng (10.3.2017) giữa cụ Kình – một Đảng viên, cựu chiến binh 83 tuổi mà luật sư nhắc ở trên; với người đại diện của phe Quân đội. Ông cụ cũng là một trong những người bị bắt sáng 15.4, khởi đầu cho vụ Đồng Tâm. Câu chuyện bắt đầu từ 1981, ông Đỗ Mười đã ký quyết định thu hồi 47,36 ha đất canh tác của Đồng Tâm để làm sân bay và trường bắn Miếu Môn…!!!
https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10207393029938657
5.
Những người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nói với chúng tôi rằng, họ mất hết niềm tin vào chính quyền xã và huyện. Họ đề nghị cụ Kỉnh (người đang bị bắt) và chủ tịch Chung về nói chuyện với bà con, và chủ tịch Chung đón hơn ba mươi cán bộ về.
Chủ tịch Chung nói đang làm việc với cụ Kỉnh và Viettel, và cụ Kỉnh cần được chăm sóc sức khoẻ. Còn những người dân khác sẽ được trả về xã trong một giờ nữa, còn những người làm sai sẽ xử lý nghiêm, quyền lợi của bà con sẽ được chủ tịch thành phố trực tiếp quan tâm và giải quyết. Cụ Kỉnh nói cụ ở lại trên thành phố để làm việc với chủ tịch Chung và lãnh đạo Viettel. Nhưng người dân vẫn không tin, vì họ nói đã bị lừa nhiều lần. Họ rất bức xúc việc VTV đã đưa tin không chính xác và khách quan về thực tế ở đây. Họ muốn chứng kiến trực tiếp cụ Kỉnh về xã cùng Chủ tịch Chung để nói trước mặt đông đảo bà con.
Chúng tôi, các luật sư ( Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân - Luân Lê) ở Đồng Tâm, Mỹ Đức đang cố gắng thuyết phục các bên, để hôm nay, mọi người trở về nhà của mình.
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1916887948337106
4. Người dân địa phương bày tỏ trên không gian mạng
Các đảng viên địa phương kêu cứu (tháng 3 năm 2017):
Đăng ký426
Thêm vào
Chia sẻ
Thêm
41.532 lượt xem
142 13
Xuất bản 23 thg 3, 2017
·
Danh mục
·
Giấy phép
o
Giấy phép chuẩn của YouTube
Khởi tố vụ án gây rối trật tự tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội
TTO - Sau vụ việc một số người cản trở, tổ chức bắt giữ cán bộ, chiến sĩ công an TP Hà Nội tại xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, bắt giữ 4 người để điều tra.
Chiều 16-4, TP Hà Nội đã phát đi thông tin chính thức về tình hình vi phạm pháp luật tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
TP Hà Nội đề nghị người dân “tỉnh táo, bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật”.
Cụ thể, thông tin nêu rõ: Trong thời gian gần đây, trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm trên đất Quốc phòng. Mặc dù các cơ quan chức năng của Thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp: tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, nhưng tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trước đó, ngày 30-3 Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngày 15-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ công an TP Hà Nội đang thi hành công vụ.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
TP Hà Nội đề nghị người dân tỉnh táo, bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật; đồng thời, kêu gọi những người đang giam giữ cán bộ và chiến sỹ công an trái pháp luật lập tức thả người, đảm bảo an toàn tính mạng cho những người đang thực thi nhiệm vụ, chấm dứt mọi hành vi vi phạm pháp luật.
2.
Báo Việt giữ "quyền im lặng" về vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, có thể khốc liệt gấp hàng chục lần vụ Đoàn Văn Vươn mấy năm trước!
Vì vậy mạng xã hội đã chiếm vai trò thông tin thay báo chí, dù có thể hỗn loạn và chưa chính xác!
Chủ tịch Hà nội vừa trao đổi qua điện thoai với tôi. Tôi nói rằng hôm qua, thông qua giới thiệu, một số bà con Mỹ Đức đã liên hệ với một số luật sư, trong đó có tôi. Nhưng do tôi trên máy bay khi đó, nên có thể họ không liên lạc được. Họ đã liên lạc với luật sư Hà Huy Sơn, và được luật sư Sơn khuyên để các chiến sĩ cơ động ra khỏi khu vực. Hôm nay, được tin tình hình chưa giải quyết được, và khu vực này bị cắt liên lạc, do đó có thể họ chưa liên lạc với tôi. Với trách nhiệm một luật sư có kinh nghiệm với dân oan và một công dân, tôi (cùng một số luật sư và công dân khác) sẵn sàng giúp chính quyền cùng dân tháo ngòi nổ Mỹ Đức. Ông Chung cho biết tình hình đang được tháo gỡ và rất mong mọi người cùng chung tay tránh phức tạp hơn. Ông nói có thể liên lạc lại với tôi, sau khi nắm rõ hơn tình hình và đề nghị nếu có người dân Mỹ Đức liên lạc với luật sư, có thể thông qua luật sư trình bày các đề nghị để cùng tháo gỡ!
Ông Nguyễn Văn Hoạt, chủ tịch huyện Mỹ Đức, từng làm phòng công chứng nhà nước số 1 tại Hà nội, là người quen biết tôi từ lâu, tôi đánh giá là một cán bộ hiểu biết. Hy vọng ông Hoạt sẽ tìm cách tốt nhất tháo gỡ cho dân, cho chính quyền và cho chính ông.
Vậy tôi xin thông tin cho báo chí, mạng xã hội và người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức biết!
PS : 15h30, ông Hoạt, chủ tịch Mỹ Đức thông báo cho tôi biết, ông Chung, chủ tịch Hà nội sắp đến huyện để trực tiếp chỉ đạo giải quyết!
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1915159498509951
1.
HN đề nghị người dân Mỹ Đức tỉnh táo, không để bị kích động
16/04/2017 18:02 GMT+7
- TP Hà Nội đề nghị người dân tỉnh táo, hợp tác với các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa phát đi chiều nay thông tin báo chí, trong đó nêu rõ: Thời gian gần đây, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm trên đất quốc phòng.
"Mặc dù các cơ quan chức năng của TP đã áp dụng nhiều biện pháp: tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, nhưng tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng", văn bản nêu.
Bản đồ xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức
|
Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ công an TP đang thi hành công vụ. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự tại xã Đồng Tâm.
"Đến nay, các công dân bị bắt giữ đã nhận thức rõ và mong muốn hợp tác với chính quyền để sớm ổn định tình hình an ninh trật tự, nhất là an toàn và ổn định cuộc sống người dân.
Đề nghị người dân tỉnh táo, bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật; đồng thời, kêu gọi những người đang giam giữ cán bộ và chiến sỹ công an trái pháp luật lập tức thả người, đảm bảo an toàn tính mạng cho những người đang thực thi nhiệm vụ, chấm dứt mọi hành vi vi phạm pháp luật", văn bản nêu rõ.
Hà Nội: Khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng ở Mỹ Đức
Công an TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức theo quy định tại điều 245, Bộ luật Hình sự.
Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn “đất vàng”
Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội bức xúc bởi việc xã tiến hành dồn điền đổi thửa, lộ mặt hàng loạt quan xã đã ngang nhiên chiếm dụng "đất vàng". Trong khi đó, nhiều hộ dân thiếu tư liệu sản xuất.
Xử lý hàng loạt quan xã “ẵm đất vàng”
UBND huyện Mỹ Đức vừa có hai kết luận thanh tra theo đơn tố cáo về việc hàng loạt quan xã ẵm đất vàng. Thường vụ huyện ủy đang xem xét hình thức xử lý những cá nhân sai phạm.
Huyện Mỹ Đức cả họ làm quan: Cũng 'là ngẫu nhiên'
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định việc ở huyện Mỹ Đức có 8-9 người họ hàng cùng làm cán bộ là hết sức ngẫu nhiên.
Ruộng bị múc thành ao, dân đứng ngồi không yên
Đường liên xã mới được hấp thuận về chủ trương, đơn vị thi công đã cho máy xúc múc ruộng của dân ở xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội.
PV
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-keu-goi-nguoi-dan-my-duc-tha-cong-an-bi-giam-giu-trai-phap-luat-367073.html
36.
Trả lờiXóa10h sáng: Người dân Đồng Tâm thả ông Đặng Văn Cảnh
21/04/2017 09:15 GMT+7
TTO - Lúc 10g sáng, ông Đặng Văn Cảnh - trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, một trong 20 người đang bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được người dân Đồng Tâm đưa ra khỏi khu vực tạm giữ.