Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/11/2016

Tổng thống Mĩ phát ngôn ngược nhau, về cụ Fidel Castro (1927-2016)

Đọc tin các nơi. Thấy sự ngược nhau giữa hai ông Obama và Đồ Nam. Cùng trong ngày 26/11/2016, khi nhận tin lãnh tụ Fidel của Cu Ba từ trần.

Ông Obama, tức tổng thống sắp mãn nhiệm, thì ca ngợi hết lời về nhân cách cá nhân và tầm ảnh hưởng của lãnh tụ Fidel.

Còn ông Đồ Nam Trump, tức tổng thống nhiệm kì tới, thì không ngần ngại phát biểu: "Nhà độc tài tàn nhẫn đã áp bức nhân dân Cu Ba tới gần 60 năm qua".

Chủ tịch Fidel đến thăm Việt Nam năm 1973 (ảnh của fb Thu Uyên VTV)

Dưới là nhặt tin từ các nơi, liên quan đến các phát ngôn ngược nhau ở trên.

---



TƯ LIỆU

.

5.

Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro

28/11/2016 13:25 GMT+7
TTO - 10g sáng 28-11, Đại sứ quán Cuba số 65A Lý Thường Kiệt, Hà Nội đã mở cửa đón các đoàn tới viếng lãnh tụ Fidel Castro đã từ trần ngày 25-11 ở tuổi 90. 
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia buồn Đại sứ Cuba tại VN Herminio López Díaz - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo Việt Nam đầu tiên đến viếng ông Fidel và ghi sổ tang, tiếp theo là Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 
Các lãnh đạo cấp cao khác như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng cũng có mặt trong lễ viếng sáng nay. 
Nhiều giờ trước lúc Đại sứ quán Cuba mở cửa, hàng trăm cựu lưu học sinh Việt Nam tại Cuba, các thành viên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội Việt Nam - Cuba đã tập trung xếp hàng trước cổng sứ quán để chuẩn bị vào viếng. 
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Một bức ảnh chân dung chủ tịch Fidel Castro treo trang trọng phía ngoài sứ quán Cuba - Ảnh: Nguyễn Khánh
Theo Bộ Ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Cuba được chính thức thiết lập từ ngày 2-12-1960 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Fidel Castro dày công gây dựng và vun đắp.
Các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp bước cha anh không ngừng củng cố để phát triển, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Bức ảnh Chủ tịch Cuba Fidel Castro giương cao lá cờ truyền thống "bách chiến bách thắng" nhân chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt nam vào ngày 15-9-1973 được treo trang trọng tại sứ quán Cuba tại Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm lễ viếng Chủ tịch Fidel Castro - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chia buồn đến Đại sứ Cuba tại Việt Nam. Phía sau là bức ảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Fidel Castro tại Cuba trong chuyến thăm chính thức vào giữa tháng 11-2016 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang tưởng nhớ chủ tịch Cuba Fidel Castro - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay chia buồn với Đại sứ Cuba tại Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoai giao Phạm Bình Minh vào viếng chủ tịch Fidel Castro - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Các cựu du học sinh từng học tập tại Cuba xếp hàng vào viếng chủ tịch Fidel Castro - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Ông Cao Khắc Thuận - 82 tuổi, một người từng học tập tại Cuba cầm bức ảnh ông được chụp ảnh chung với chủ tịch Fidel Castro tại Cuba năm 1966 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người Hà Nội xếp hàng dài viếng Chủ tịch Fidel Castro
Đến cuối buổi sáng, dòng người vẫn còn xếp hàng dài - Ảnh: Nguyễn Khánh
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161128/nguoi-ha-noi-xep-hang-dai-vieng-chu-tich-fidel-castro/1226770.html





4.

27.11.2016


Trong khi Tổng thống Obama ngỏ lời chia buồn với nhân dân Cuba về cái chết của lãnh tụ Fidel Castro của họ, và hứa sẽ tiếp tục làm việc để bình thường hoá quan hệ với Cuba, Tổng thống tân cử Donald Trump tải lên trang Twitter của ông dòng chữ này:
“Fidel Castro đã chết!”
Sau đó ông Trump ra thông báo, miêu tả nhà lãnh đạo Cuba là “một kẻ độc tài tàn bạo” đã đàn áp nhân dân nước ông trong suốt 60 năm qua.
Thông báo của ông Trump có đoạn viết:
“Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
Trong khi đưa ra một quan điểm cứng rắn chống cá nhân ông Fidel Castro, ông Trump nói ông hy vọng rằng cái chết của ông Castro đánh dấu “một bước tiến bỏ xa những sự tàn bạo mà người dân Cuba đã chịu đựng từ quá lâu.”
Ông Trump viết:
“Tôi xin được cùng sát cánh với nhiều người Mỹ gốc Cuba, những người đã nhiệt liệt ủng hộ tôi trong cuộc vận động tranh cử- kể cả Lữ đoàn 2506 của Hội Cựu Chiến binh, trong niềm hy vọng rằng một ngày nào đó không xa, chúng ta sẽ được chứng kiến một nước Cuba tự do.”
Có cha mẹ di cư sang Hoa Kỳ trước khi ông chào đời, Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cũng chia sẻ quan điểm với ông Trump và gọi ông Castro là “một kẻ độc tài giết người.”
Ông Rubio nói trong một thông báo:
“Ông Fidel Castro đã chiếm quyền lực với lời hứa sẽ mang lại tự do và thịnh vượng cho Cuba, nhưng chế độ cộng sản của ông đã biến đảo quốc này thành một hòn đảo ngục tù nghèo đói.”
Ông nói tiếp:
“Trong hơn 6 thập kỷ, hàng triệu dân Cuba bị đẩy vào thế phải bỏ nước ra đi, những người bị tố cáo là chống đối chế độ thường xuyên bị bỏ tù và thậm chí bị giết.”
Thượng nghị sĩ Rubio nói cái chết của ông Castro không có nghĩa là nhân dân Cuba giờ đã được tự do, mà có nghĩa là tương lai của Cuba bây giờ đang nằm trong tay của nhân dân Cuba. Ông kêu gọi quốc hội và tân chính phủ Mỹ của ông Trump hãy hậu thuẫn nhân dân Cuba trong cuộc “đấu tranh đòi tự do và quyền làm người căn bản.”
“Nhà độc tài đã chết, nhưng chế độ độc tài vẫn tồn tại. Một điều rõ rệt là, lịch sử sẽ không xoá tội ác của Fidel Castro. Lịch sử sẽ nhắc đến ông như một kẻ ác, một nhà độc tài giết người đã gây biết bao gian khổ cho chính nhân dân nước ông.”
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-fidel-castro-la-mot-nha-doc-tai-tan-ac/3612781.html?nocache=1






3.


FIDEL CASTRO TRONG TRÁI TIM NGƯỜI VIỆT - KỲ 2:
“Người con nuôi” Việt Nam của Fidel Castro
28/11/2016 09:20 GMT+7
TTO - Ông là Nguyễn Đình Bin - nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài.
“Người con nuôi” Việt Nam của Fidel Castro
Lãnh tụ Fidel Castro và phiên dịch Nguyễn Đình Bin - Ảnh: NVCC
“Tôi thân thiết và có nhiều kỷ niệm đối với Fidel đến nỗi mà nhiều tờ báo ở Việt Nam gọi tôi là “con nuôi của Fidel” - đó là đặc ân và diễm phúc của tôi” - Ông Nguyễn Đình Bin xúc động nói.
“Ông hay gọi tên Cuba của tôi là Raphael và thường gọi tôi là “tú” (mày) bằng tiếng Tây Ban Nha theo cách xưng hô thân mật như trong gia đình” - nhà ngoại giao kỳ cựu kể về vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Cuba, những kỷ niệm cả công việc lẫn cuộc sống ùa về...
Chuyên phiên dịch cho Fidel
Trong suốt chặng đường gần 40 năm, từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất khoa văn Trường đại học La Habana (Cuba), đến khi làm việc trong ngành ngoại giao, tôi đã nhiều lần được gặp gỡ lãnh tụ Cuba Fidel Castro nhờ được phiên dịch cho ông trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, hội đàm với đại sứ nước ta tại Cuba cũng như với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong nhiều sự kiện lịch sử.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên được phiên dịch cho Fidel là khi ông đến dự chiêu đãi Quốc khánh 2-9-1965, khi đó tôi còn là sinh viên năm nhất.
Năm 1966, đại sứ Ngô Mậu trình quốc thư làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cuba, bác ấy kéo sinh viên “Bin” về làm phiên dịch.
Một năm sau đó, do công việc sứ quán quá nhiều, tôi được vào biên chế của Bộ Ngoại giao với chức danh là phiên dịch viên. Kể từ đó, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với Fidel.
“Câu chuyện đáng nhớ nhất liên quan đến Fidel trong trí nhớ của tôi chính là lúc ông đích thân lái xe jeep đưa Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đến trang trại nuôi bò Picadura ở La Habana tháng 8-1967.
Trong chuyến đi, ông thăm hỏi về việc chăn nuôi ở vùng Tây nguyên Việt Nam và tặng Việt Nam những con bò giống, gà giống để Việt Nam có sữa và có thịt mà dùng. Đó là một việc làm hết sức thiết thực, nghĩa tình, thể hiện tấm lòng của Fidel đối với Việt Nam”.
(nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin)
Đối với tôi, Fidel còn là người cực kỳ nhân hậu và giản dị, một lãnh tụ rất uyên bác và có lý tưởng.
Xuất thân trong một gia đình đại điền chủ, tốt nghiệp tiến sĩ luật, Fidel đã từ bỏ cuộc sống vương giả để cống hiến trọn đời cho độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân Cuba và cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, bình đẳng, bác ái, chống lại mọi áp bức, bất công trên toàn thế giới.
Ông đã lập nên một kỳ tích có một không hai: dẫn dắt nhân dân Cuba và trực tiếp chiến đấu thắng lợi cùng với nhân dân mình, đem lại và bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, đồng thời xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp trên tổ quốc Cuba.
Fidel không chỉ là vị lãnh tụ, tổng tư lệnh, người anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân Cuba mà còn là nhà cách mạng, người chiến sĩ quốc tế kiệt xuất, uyên bác, đầy nhiệt huyết, hào sảng, nghĩa hiệp.
Những ký ức lịch sử
Năm 1973, Fidel là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc. Lúc đó tôi là người phiên dịch cho Fidel và lãnh đạo ta. Ngày 12-9-1973, Thủ tướng Fidel Castro đến Việt Nam.
Ra đón đoàn tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) có rất nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta: Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Hai bên đường, hàng vạn đồng bào tay cầm cờ hoa đón chào Fidel, không ngừng hô vang: “Viva Cuba! Viva Fidel!”.
“Người con nuôi” Việt Nam của Fidel Castro
Ông Nguyễn Đình Bin (thứ ba từ phải sang) trong một lần phiên dịch cho lãnh tụ Fidel Castro nhân chuyến thăm Việt Nam - Ảnh: NVCC
Trong chuyến thăm năm đó, Fidel nhất quyết yêu cầu được đi thăm “thủ phủ” của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cam Lộ, Quảng Trị để được trực tiếp chứng kiến chiến trường, thăm hỏi và động viên đồng bào, chiến sĩ miền Nam.
Lúc đầu, lãnh đạo nước ta chần chừ vì lo ngại an ninh cho Fidel khi chiến tranh vẫn còn diễn ra ác liệt. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của Fidel, lãnh đạo ta cuối cùng cũng đồng ý.
Trên đường về Vĩnh Linh, có bom Mỹ thả, dân ta có mấy chị phụ nữ bị thương. Fidel yêu cầu đoàn xe dừng lại ngay và đến thăm hỏi những người bị thương. Điều đó cho thấy ông ấy là một người cực kỳ nhân hậu.
Có một điều Fidel vô cùng tiếc nuối là chưa được gặp Bác Hồ. Khi Bộ Chính trị công bố ngày mất của Bác là 3-9-1969, Fidel không thể sắp xếp đến viếng vì bận việc nước. Ông cử một đoàn đại biểu cấp cao Cuba đến Hà Nội, đồng thời đến sứ quán Việt Nam tại Cuba để viếng, vô cùng xúc động.
Trong tiệc chiêu đãi trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam năm 1973, Fidel nói rất tiếc là ông không gặp Bác. Ông ước gì đến Hà Nội trước ngày 2-9-1969 để được gặp Bác. Tuy hai vĩ nhân không có cơ hội gặp nhau, nhưng họ có gửi nhiều tặng phẩm cho nhau.
Cũng trong chuyến thăm lần đầu tiên này của Fidel đến Việt Nam, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế - xã hội với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD.
Bao gồm: khách sạn Thắng Lợi (tại Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam - Cuba (tại Đồng Hới, Quảng Bình), đường Xuân Mai, trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh, và giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ đại học và cao học...
Ngày 27-3-1974, Bác Tô - Thủ tướng Phạm Văn Đồng - dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam sang thăm Cuba.
Tôi còn nhớ lúc đó, đích thân Fidel đến khu nhà ở dành cho các nguyên thủ nước ngoài ở Cuba và tặng bác Tô một đồng hồ điện tử. Còn gặp tôi thì lúc nào ông cũng ôm vai bá cổ thân thiết, thậm chí mời tôi đến nhà ăn cơm.
Trong cuộc mittinh lịch sử ngày 2-1-1966 chào mừng lần thứ 7 Cách mạng Cuba thành công tại quảng trường Cách mạng José Marti, trước hơn 30 vạn quần chúng và các đoàn đại biểu các nước Á, Phi, Mỹ Latin tham dự Hội nghị đoàn kết ba châu lần thứ nhất tổ chức ở La Habana, tôi có vinh dự làm phiên dịch cho đoàn đại biểu Việt Nam do ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trần Danh Tuyên dẫn đầu.
Tôi cũng chính là người phiên dịch câu nói lịch sử của lãnh tụ Fidel Castro về mối quan hệ với Việt Nam tại cuộc mittinh năm đó: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình”.
* Đón đọc kỳ 3: Fidel trong ký ức của một đại sứ
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20161128/nguoi-con-nuoi-viet-nam-cua-fidel-castro/1226503.html






Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel



 Vừa mới xem tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới chào và có cuộc trò chuyện dài với Fidel trong chuyến thăm Cuba, tôi đã mừng là ông còn khỏe. Thế mà giờ đột ngột hay hung tin Người đã qua đời! Mặc dù biết Fidel ốm từ lâu tôi vẫn không tránh khỏi bàng hoàng.
Tác giả Nguyễn Đình Bin là người phiên dịch được Fidel yêu quý đặc biệt và được mọi người gọi là “con nuôi của Fidel”. Ông Bin đã làm phiên dịch cho Chủ tịch Fidel Castro khi còn là lưu học sinh ở Cuba và sau đó là cán bộ Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại La Habana và ở Bộ Ngoại giao.

Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Fidel trong ngày Quốc khánh Việt Nam năm 1966
Thế là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Cuba, nhà cách mạng, chiến sĩ quốc tế thật trong sáng, đầy nhiệt huyết, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, huyền thoại của thế giới trong thế kỷ 20, đã cống hiến trọn đời cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người, cho bình đẳng, tự do, nhân phẩm, bác ái, chống lại mọi áp bức, bất công, cường quyền trên toàn thế giới, người bạn lớn vô cùng thân thiết của nhân dân VN... đã đi vào cõi vĩnh hằng.
Trong tâm khảm tôi hiện lên dồn dập biết bao kỷ niệm sâu sắc với Fidel. 
Vinh hạnh đặc biệt mà tôi đã rất may mắn có được trong gần 4 thập kỷ, từ năm 1965 khi còn là sinh viên năm thứ nhất Khoa Văn học - Nghệ thuật, trường ĐH La Habana, Cuba, tới khi là một cán bộ ngoại giao, là rất nhiều lần được phiên dịch cho Fidel với Đại sứ ở Cuba, với các vị lãnh đạo, các đoàn VN thăm Cuba, nhất là chuyến thăm VN của Fidel tháng 9/1973…
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị thăm Cuba 7/1967
Lần đầu tiên tôi được gặp Fidel là khi ông đến dự chiêu đãi Quốc khánh VN của Đại sứ quán nước ta tại La Habana năm 1965, giữa lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ của ta đang diễn ra ác liệt. 
Ấn tượng về Fidel trong cuộc gặp gỡ ấy đã khắc sâu trong tâm khảm tôi. Ông thật gần gũi, thân tình, đặc biệt yêu mến VN. Ông hỏi cụ thể tình hình cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở miền Nam, cũng như chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc khi đó. 
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Đoàn đại biểu nước ta dự kỷ niệm 10 năm Cách mạng Cuba thành công, 1/1969
Rồi khi nghe Fidel dõng dạc tuyên bố “Vì Việt Nam nhân dân Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình” trước 30 vạn nhân dân Cuba tập trung tại quảng trường Cách mạng José Marti sáng 2/1/1966 để chào mừng kỷ niệm Cách mạng Cuba thắng lợi và chào mừng các đoàn đại biểu Á, Phi, Mỹ La tinh đến dự Hội nghị đoàn kết ba châu lần thứ nhất, tôi xúc động, sung sướng đến run người khi dịch cho trưởng đoàn nước ta đang ngồi trên lễ đài. 
Rồi tháng 7/1967, Fidel đích thân lái chiếc xe díp đưa Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đi thăm nông trường chăn nuôi bò Picadura, chỉ dẫn tỉ mỉ kỹ thuật chăn nuôi bò năng suất cao như thế nào. 
Ông nói: Sau ngày thắng lợi Việt Nam phải phát triển chăn nuôi đại gia súc để nhân dân VN được ăn thịt, uống sữa bò, công nghiệp chăn nuôi gà để nhân dân có đủ trứng, thịt… 
Khi được tin Bác Hồ mất, Fidel đã đến viếng Bác tại Đại sứ quán nước ta, gương mặt thật sự đau buồn và xúc động. Ông ngồi lại rất lâu để hỏi chuyện về Bác, vô cùng nuối tiếc vì chưa được gặp Bác.
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Fidel thăm nước ta lần thứ nhất tháng 9/1973 – đón tiếp tại sân bay Gia Lâm
Trong cuộc thăm lịch sử đầu tiên của Fidel tới VN 9/1973, Fidel nhất quyết yêu cầu được đi thăm “thủ phủ” của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tại Cam Lộ (Quảng Trị), mặc dù lãnh đạo ta tỏ ý ngần ngại vì lý do an toàn. 
Fidel đã trở thành vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam VN. Đứng trên đồi 241 còn đầy chiến tích, dáng vóc uy nghi, sừng sững giữa các chiến sĩ giải phóng quây quần xung quanh, Fidel đã phất cao lá cờ bách chiến bách thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN, giọng dõng dạc: “Các đồng chí hãy đem lá cờ vinh quang này cắm giữa Sài Gòn!”. 
Dịp đó, Fidel đã tặng VN 5 công trình: khách sạn Thắng Lợi, BV đa khoa Đồng Hới - để chữa chạy cho các chiến sĩ miền Nam, trại bò giống Moncada ở Ba Vì và trại gà giống ở Tam Đảo để phát triển chăn nuôi bò, gà, thể hiện cụ thể mong muốn của ông thổ lộ với Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị 6 năm trước và đường Xuân Mai cùng một khoản ngoại tệ để ta mua thiết bị hiện đại mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công mùa Xuân 1975. 
Rồi tình cảm, sự đón tiếp đặc biệt nồng hậu Fidel dành cho VN, cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến thăm Cuba tháng 3/1974…, cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm tham dự ĐH lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba tháng 1/1976… 
Và đặc biệt, chiều tối 30/4/1975, ngay sau khi nghe tin nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Fidel đã đến ngay Đại sứ quán nước ta để chúc mừng. 
Fidel ôm hôn nồng nhiệt Đại sứ Hà Văn Lâu và tất cả cán bộ Đại sứ quán có mặt, như trong một gia đình chứ không theo nghi thức ngoại giao. Ông đặc biệt vui mừng và khẳng định đây không chỉ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân VN mà còn là thắng lợi của nhân dân Cuba và toàn thế giới. Ông còn khui một chai rượu rum đặc biệt của Cuba đã được cất giữ 70 năm để chúc mừng.
Rồi tháng 9/1979, tôi tháp tùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới Cuba dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 6 các nước không liên kết, được gặp lại Fidel. Ông đã ôm vai tôi hỏi chuyện ân cần. 
Rồi các dịp được gặp lại Fidel là khi tôi tháp tùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm hữu nghị chính thức Cuba tháng 10/1995, khi Fidel trở lại thăm VN lần thứ 2, tháng 12/1995 và thăm VN lần cuối cùng, tháng 2/2003...
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Fidel thăm Đông Hà vùng giải phóng miền Nam
Có thể nói tình cảm, sự ủng hộ, đoàn kết và giúp đỡ mà Fidel cũng như nhân dân Cuba dành cho VN trong suốt thời kỳ nhân dân ta chiến đấu chống ngoại xâm để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau này thật là đặc biệt sâu sắc, nồng hậu, trong sáng, vô tư, có một không hai.
Viết những dòng hồi ức này trong giờ phút đau buồn, tiếc thương… đang trào dâng, tôi cũng muốn được bày tỏ từ đáy lòng một tình cảm rất riêng tư:
Tôi mãi mãi nhớ ơn Fidel vì tất cả những gì Người đã cho tôi và tôi đã học được từ Người, từ vinh hạnh đã được phục vụ, gặp gỡ, quen biết, kính yêu... Người, từ ngọn lửa lý tưởng cháy bỏng và nguồn nhiệt huyết bất tận Người đã truyền cho tôi…
Cầu chúc cho Fidel yên giấc ngàn thu!
Xin gửi tới nhân dân Cuba anh em lời chia buồn, tiếc thương sâu sắc nhất!
Chắc chắn nhân dân Cuba anh hùng sẽ tiếp tục biến ước mơ, lý tưởng cao đẹp của Fidel thành sự thật trên hòn đảo Tự do.
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Cuba 3/1974
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Hội nghị cấp cao các nước không liên kết, La Habana 9/1979
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Ông Nguyễn Đình Bin và lãnh tụ Cuba Fidel Castro
Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel

Hồi ức của nguyên Thứ trưởng từng phiên dịch cho Fidel
Fidel thăm Việt Nam lần cuối cùng 2/2003
Nguyễn Đình Bin (Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm UB về người Việt Nam ở nước ngoài)
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/hoi-uc-cua-nguyen-thu-truong-tung-phien-dich-cho-fidel-342202.html





2.

トランプ氏「残忍な独裁者が死去した」 カストロ前議長
ワシントン=杉山正
2016年11月27日01時27分

 オバマ米大統領は26日、キューバフィデル・カストロ氏の死去を受けて声明で弔意を示し、「この非凡な人物が人々と世界に与えた巨大な影響は、歴史が記録し、判断するだろう」とした。オバマ氏はキューバとの関係改善に力を注いだが、次期大統領のトランプ氏は同日、声明でフィデル氏を批判。対キューバ政策の先行きは不透明だ。
 オバマ政権は昨年7月、キューバと54年ぶりの国交回復を実現。今年3月には現職米大統領として88年ぶりにキューバを訪問した。声明でも「60年近く両国は争いや深刻な政治的対立で刻まれた関係だった。我々は協働し、過去から未来に目を向けた」とした。
 一方で、オバマ氏は「キューバの人々は(フィデル氏に)変えられた個人の人生や家族、国家を思い出し、それぞれが非常に強い感情で満たされているだろう」とし、フィデル氏に賛否があることも示唆した。
 トランプ氏は、オバマ政権の対キューバ政策を疑問視している。
 オバマ大統領は、対キューバ禁輸措置の全面解除は共和党が多数の議会の反対で実現できないなか、大統領令で貿易や渡航、金融に関する規制を段階的に緩和し、両国の交流が飛躍的に増した。オバマ政権はキューバの人権状況には引き続き懸念を示しつつ、関係を築くことで内部からの変革を目指した。
 だが、トランプ氏はこの大統領令を「オバマによるカストロ政権への譲歩」と表現。「カストロ政権が要求を満たさなければ覆す」と、政治や信教の自由を確保するよう要求し、キューバとの再交渉も辞さない考えを示していた。トランプ氏は26日朝、「60年近く自国民に圧政をしいてきた残忍な独裁者が死去した」とし、「我々の政権はキューバ国民の繁栄と自由のためにできることを行う」とした。
 一方、フィデル氏は米大統領選の行く末を注視し、トランプ氏の信用性に疑問を呈していたとも伝えられている。(ワシントン=杉山正)
http://www.asahi.com/articles/ASJCV5SLRJCVUHBI01C.html

1.






Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26.11 gửi lời chia buồn đến nhân dân Cuba và gia đình cựu Chủ tịch Fidel Castro, người vừa từ trần ngày 25.11. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump viết trên Twitter: “Fidel Castro từ trần!”.
“Hôm nay, chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc, lời cầu nguyện đến gia đình ông Fidel Castro và nhân dân Cuba”, ông Obama nói, theo thông cáo phát ra từ Nhà Trắng.
“Lịch sử sẽ ghi nhận và đánh giá sức ảnh hưởng to lớn của ông Fidel Castro đối với người dân và thế giới xung quanh ông. Trong những ngày tới, nhân dân Cuba sẽ tưởng nhớ về quá khứ và đồng thời hướng đến tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ luôn có một người bạn và đối tác là Mỹ”, ông Obama phát biểu.
Tổng thống Obama có chuyến thăm lịch sử đến Cuba vào tháng 3.2016, từng tuyên bố sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba. Ông là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến Cuba kể từ năm 1928, nhưng ông không gặp ông Fidel.
Tổng thống Obama: Lịch sử sẽ đánh giá ảnh hưởng to lớn của Fidel Castro - ảnh 1
 Chủ tịch Cuba, Fidel Castro phát biểu khi cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter thăm Cuba ngày 12.5.2002AFP
“Trong suốt hai nhiệm kỳ, chúng tôi đã nỗ lực khép lại quá khứ, theo đuổi một tương lai trong đó mối quan hệ giữa hai đất nước được định hình không phải thông qua những bất đồng của chúng ta mà thông qua nhiều điều chúng ta cùng chia sẻ với tư cách là láng giềng và bằng hữu”, ông Obama lưu ý, theo Reuters.
Vào tháng 12.2014, ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro, em trai của ông Fidel, đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba. Mỹ và Cuba sau đó tái lập quan hệ ngoại giao, mở cửa đại sứ quán tại thủ đô hai nước hồi tháng 7.2015.
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump, sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.2017, viết một dòng ngắn ngủi trên Twitter: “Fidel Castro từ trần!”, rồi sau đó tiếp tục chỉ trích ông Fidel.
Tổng thống Obama: Lịch sử sẽ đánh giá ảnh hưởng to lớn của Fidel Castro - ảnh 2
Thế giới đang theo doi chính sách về Cuba của ông Trump sau khi ông tuyên bố nhậm chứcREUTERS
Ông Trump trong chiến dịch tranh cử từng dọa sẽ thay đổi những chính sách của ông Obama trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba sau hơn 50 năm thù địch.
“Tất cả những sự nhượng bộ mà Barack Obama dành cho chính quyền Castro được thực hiện thông qua sắc lệnh hành pháp (của Tổng thống Mỹ, không cần thông qua Quốc hội), điều này đồng nghĩa vị Tổng thống tiếp theo có thể thay đổi và tôi sẽ làm điều đó nếu chính quyền Castro không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. Những yêu cầu này bao gồm đảm bảo tự do chính trị, tôn giáo cho nhân dân Cuba và trả tự do cho tù chính trị”, ông Trump tuyên bố hồi tháng 9.2016.
Sau khi đăng tải bình luận trên Twitter, ông Trump dù không nhắc đến tuyên bố trong chiến dịch tranh cử, nhưng nhấn mạnh: “Chính phủ của tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo nhân dân Cuba cuối cùng có thể bắt đầu hành trình hướng đến thịnh vượng và tự do”.
Thế giới vẫn đang trong tình trạng mà theo ông Obama từng nói là “đợi và xem” những chính sách ngoại giao của ông Trump khi ông nhậm chức, và trong trường hợp này là chính sách đối với Cuba.
Phúc Duy

http://thanhnien.vn/the-gioi/tong-thong-obama-lich-su-se-danh-gia-anh-huong-to-lon-cua-fidel-castro-768894.html






0.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời

Truyền hình quốc gia Cuba vừa đưa tin, cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90.
Cuba, Fidel Castro, qua đời, đảng Cộng sản
Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố: "Theo ý nguyện của đồng chí Fidel, thi hài của ông sẽ được hỏa táng vào sáng sớm ngày 26/11".
Ông Fidel Castro lãnh đạo Cuba hơn nửa thế kỷ rồi sau đó chuyển giao quyền lực cho em trai là Raul năm 2008.
Lãnh tụ Cuba sinh ngày 13/8/1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX. Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.
VietNamNet

22h30
  
Nhà Trắng đã công bố một thông điệp của Tổng thống Obama trước sự ra đi của nhà lãnh đạo Cuba:
{keywords}

“Trong giây phút ông Fidel Castro qua đời, chúng tôi dang rộng bàn tay hữu nghị với người dân Cuba. Chúng tôi biết giây phút những người dân Cuba – tại Cuba và tại Mỹ - đang dâng trào những cảm xúc mạnh mẽ, gợi nhớ lại vô vàn những hướng đi mà Fidel Castro đã thực hiện để thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cả đất nước Cuba. Lịch sử sẽ ghi nhận và đánh giá những ảnh hưởng to lớn của nhân vật kiệt xuất này với người dân và thế giới xung quanh ông.
Trong gần 6 thập kỷ qua, mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã được đánh dấu bởi những xích mích và những bất đồng chính trị sâu sắc. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi, tôi đã làm việc chăm chỉ để gác quá khứ lại phía sau, theo đuổi một tương lai mà ở đó quan hệ giữa hai nước chúng ta được xác định không phải bởi những sự khác biệt mà bởi nhiều điều mà chúng ta cùng chia sẻ như những người hàng xóm và những người bạn – đó là những giao kèo về gia đình, văn hóa, thương mại và nhân loại. Sự cam kết này bao gồm những đóng góp của người Mỹ gốc Cuba -những người phải cống hiến thật nhiều cho đất nước chúng ta cũng như quan tâm sâu sắc tới người thân của họ ở Cuba.
Hôm nay, chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới gia đình cựu Chủ tịch Fidel Castro và những người dân Cuba. Trong những ngày tới, họ sẽ nhìn lại quá khứ và cũng hướng về tương lai. Khi ấy, người dân Cuba nên biết rằng họ là một người bạn và một đối tác của Mỹ."

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã sống sót trước hơn 600 âm mưu ám sát trước khi ra đi một cách thanh thản ở tuổi 90 vào tối 25/11.
22h
  
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona bị sốc
Theo Guardian, trước sự ra đi của ‘người đàn ông vĩ đại’, Maradona cho báo giới hay: “Họ gọi cho tôi từ Buenos Aires và đó là một cú sốc khi biết tin nhà lãnh đạo cách mạng lịch sử 90 tuổi đã qua đời. Tôi đau buồn tột cùng, ông ấy như người cha thứ hai của tôi vậy”.
{keywords}

21h40
  
Báo chí khắp thế giới đều đăng tin bài về sự ra đi của lãnh đạo cách mạng Cuba.
{keywords}
Ảnh:BBC
Đặc biệt, báo chí Cuba đăng đậm những bài viết ngợi ca lãnh tụ Fidel Castro.  Tờ Tuổi Trẻ (Juventud Rebelde) đã đăng lời ca cách mạng Cuba Hasta Siempre để tri ân Fidel Castro.
20h40
  
Giáo hoàng Francis, người đã có cuộc hội kiến với lãnh đạo Cuba Fidel Castro năm ngoái, đã mô tả sự ra đi của ông Fidel Castro là ‘tin buồn’ và ‘bày tỏ niềm tiếc thương’.
{keywords}
Ảnh AP
Trước đó, người phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini đã ngợi ca tầm quan trọng lịch sử của ông Castro và khẳng định mỗi quan hệ giữa Cuba và EU sẽ tiếp tục được cải thiện.
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter: “Ông Fidel Castro đã qua đời’.
19h33
  
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp trên Kênh truyền hình Quốc gia Trung Quốc: ‘Người dân Trung Quốc mất đi một đồng chí tốt và chân thành. Đồng chí Castro sẽ sống mãi’. 
{keywords}
Ảnh AP
19h25
  
Được tin nhà lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro Ruz, nguyên Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Cuba, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, lãnh tụ của nhân dân Cuba anh em, đã từ trần vào đêm ngày 25/11 giờ La Habana, tức trưa 26/11 giờ Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi, ngày 26/11, Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ và UBTVQH đã gửi điện chia buồn.

Việt Nam đã gửi điện chia buồn lãnh tụ Fidel Castro từ trần.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ niềm thương tiếc sự ra đi của cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cũng như gửi lời chia buồn tới nhân dân Cuba.

Người dân thủ đô Havana đã vô cùng bàng hoàng trước tin dữ về cựu Chủ tịch Fidel Castro.

17h40
  
Cuba để quốc tang 9 ngày
Chính phủ Cuba sáng 26/11 (giờ địa phương) thông báo tro cốt của cựu Chủ tịch Fidel Castro sẽ được mai táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia tại tỉnh Santiago de Cuba vào ngày 4/12.
Người dân Cuba sẽ có thể tới viếng nhà lãnh tụ cách mạng tại đài tưởng niệm José Martí ở thủ đô Havana vào hôm 28 và 29/11. Một cuộc mít-tinh lớn sẽ diễn ra tại thủ đô vào lúc 7 tối ngày 29/11.
Vào ngày hôm sau, tro cốt của cựu Chủ tịch Cuba sẽ bắt đầu hành trình dọc theo tuyến đường kỷ niệm chiến thắng của ông vào năm 1959.
Vào lúc 7h sáng ngày 4/12, tro cốt của ông sẽ được mai táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia, nơi an nghỉ của người anh hùng Cuba thế kỷ 19 José Martí và nhiều nhân vật hàng đầu trong lịch sử Cuba.
17h20
  
Putin trân trọng ‘người bạn trung kiên và chân tình’
{keywords}
Ảnh Adalberto Roque/EPA
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thông điệp tới Chủ tịch Cuba Raul Castro:
"Tên tuổi của nhà chính trị kiệt xuất này luôn là biểu tượng của toàn bộ thời đại trong lịch sử thế giới’.
“Đất nước Cuba tự do, độc lập mà ông và đồng đội xây dựng đã trở thành thành viên có ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế, và là tấm gương cho nhiều nước, nhiều dân tộc noi theo’.
"Fidel Castro là người bạn chân tình, trung kiên của nước Nga. Bản thân ông đã nỗ lực hết mình xây dựng và phát triển mối quan hệ Nga – Cuba, hợp tác toàn diện, chặt chẽ trên mọi phương diện”.
"Người đàn ông mạnh mẽ, kiệt xuất này luôn tự tin hướng về phía trước. Ông là hiệu thân của những lý tưởng cao đẹp của một chính khách, công dân và một người yêu nước, luôn theo đuổi sự nghiệp mà ông cống hiến cả đời mình’.
"Kỷ niệm về ông luôn sống mãi trong trái tim người Nga".




16h30
  
Quỹ Nelson Mandela đã gửi “Lời chia buồn sâu sắc nhất tới người dân và Chính phủ Cuba”.
{keywords}
Ảnh Reuters
Lãnh tụ Fidel Castro từng là bạn và đồng minh của ông Nelson Mandela, cả hai đã hiến dâng cho cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.
Ông Nelson Mandela nhận xét: "Ngay từ những ngày đầu, cuộc cách mạng Cuba đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những người yêu chuộng tự do. Chúng tôi ngưỡng mộ sự hy sinh của nhân dân Cuba trong việc duy trì độc lập và tự chủ trong bối cảnh luôn phải đối mặt với các chiến dịch xấu xa của đế quốc nhằm hủy diệt sức mạnh của cuộc cách mạng Cuba."

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, Cuba và vị lãnh tụ Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi.

Độc giả VietNamNet đã bày tỏ sự tiếc thương trước tin cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Cuba Fidel Castro đã qua đời.
15h52
  
Phóng viên BBC Will Grant tại Havana cho hay, khi nói về thông tin Fidel Castro qua đời người dân Cuba đều rơi lệ khi trả lời.
15h44
  
Lãnh đạo thế giới chia buồn
Nhiều nhà lãnh đạo Mỹ Latinh bày tỏ nỗi buồn về sự ra đi của ông Fidel Castro.
{keywords}
Ảnh Reuters
Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto viết trên Twitter: "Fidel Castro là một người bạn của Mexico, người khởi xướng quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng, đoàn kết và đối thoại".
Tổng thống El Salvador Sanchez Ceren viết: "Chúng tôi nhận tin về sự ra đi của người bạn, người đồng chí thân thiết với nỗi buồn sâu sắc".
Tổng thống Ecuador Rafael Correa viết: "Fidel là một nhân vật vĩ đại. Cuba muôn năm. Mỹ Latinh muôn năm".
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro viết: "Gửi tới tất cả các nhà cách mạng trên thế giới, chúng ta phải tiếp tục di sản của Fidel và lá cờ của độc lập, của xã hội chủ nghĩa, của tổ quốc".
15h25
  
"Thông tin không ai muốn đón nhận"
{keywords}
Ảnh Reuters
Người dân thủ đô Havana đang tận hưởng một tối thứ sáu vui vẻ thì thông tin dữ về cựu Chủ tịch Fidel Castro được thông báo.
"Đó là quy trình của cuộc sống nhưng đó là thông tin chưa ai sẵn sàng đón nhận. Và còn buồn hơn nữa đó là tin lãnh tụ qua đời", một nữ cư dân Havana nói.
"Tôi cảm thấy rất buồn. Fidel Castro là một người mà ai cũng yêu quý và tôn trọng", một cư dân Havana khác nói.

Cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro đã có những phát ngôn đáng nhớ trong suốt sự nghiệp chính trị vĩ đại của mình.
15h12
  
Ông Fidel Castro sẽ được hỏa táng trong ngày 26/11, vài giờ sau khi có thông báo ông qua đời. Phóng viên BBC Will Grant ở Havana cho hay, việc hỏa táng sớm là truyền thống ở Cuba.
Đại sứ quán Cuba tại Mỹ viết: "Yên nghỉ vĩnh hằng, Nhà chỉ huy. Hôm nay, 25/11, lúc 10h29 phút tối, Tổng tư lệnh cuộc cách mạng Cuba Fidel Castro Ruz qua đời.

Ngày 13/8/2016, lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã có buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 90 cùng em trai Raul và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
14h36
  
Phóng viên của hãng tin AP có mặt tại La Havana ghi lại phản ứng của người dân Cuba khi nghe tin Fidel Castro qua đời:
Carlos Rodriguez, 15 tuổi, nói "Fidel qua đời? Điều đó không có thật". "Đó là một thảm kịch", y tá Dayan Montalvo 22 tuổi nói. "Chúng tôi lớn lên với ông. Tôi vô cùng đau buồn khi nghe tin"
14h21
  
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết trên Twitter, chia buồn với Cuba về sự ra đi của Fidel Castro "một trong những nhân cách biểu tượng của thế kỷ 20" và Ấn Độ tiếc thương một người bạn vĩ đại.
14h10
  





Dưới đây là những bức ảnh về cuộc đời của Fidel Castro, nhà cách mạng vĩ đại, người nắm quyền điều hành đất nước Cuba trong gần nửa thế kỷ.
13h50
  
Chủ tịch Raul Castro tuyên bố: "Theo ý nguyện của đồng chí Fidel, thi hài của ông sẽ được hỏa táng vào sáng sớm ngày 26/11"
Ông Fidel Castro vẫn sống sót dù bao lần đối mặt với các vụ ám sát của CIA và những nhân vật chống đối hồi đầu những năm 1960.
Năm 2002, ông từng nói: "Tôi chưa bao giờ sợ chết. Tôi chưa bao giờ lo lắng về cái chết".
13h45
  
Imran Khan, cựu cầu thủ cricket sau này là lãnh đạo đảng Tehreek-e-Insaf của Pakistan viết trên Twitter: Hôm nay, thế giới mất đi nhà lãnh đạo cách mạng mang tính hình tượng, Fidel Castro - người giải phóng đất nước khỏi mọi hình thái của chủ nghĩa đế quốc.
{keywords}
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro - Ảnh: Reuters
Nhà cách mạng vĩ đại - nhân vật kiệt xuất
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro sinh ngày 13-8-1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX.
Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.
Fidel Castro Ruz, người tập hợp các lực lượng cách mạng Cuba vào một chính đảng duy nhất và sáng lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đảo quốc Caribe này, đã ghi lại dấu ấn đậm nét không chỉ trong lịch sử của “hòn đảo tự do” mà còn cả trong lịch sử của Mỹ Latinh, châu Phi và thế giới nói chung.
Ông từng nắm giữ chức vụ Thủ tướng Cuba từ năm 1959 tới năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Cuba cho tới khi từ nhiệm vào năm 2008. Ông cũng là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba trong giai đoạn 1965-2011.
Trong cuộc tấn công lịch sử vào trại lính Moncada ngày 26-7-1953 - sự kiện thường được kỷ niệm như khởi đầu của cuộc Cách mạng 1959, ông Fidel vừa là nhà chỉ huy, vừa là chiến sĩ nơi tuyến đầu.
Sau khi cách mạng thành công, tinh thần tiên phong gương mẫu đó vẫn tiếp tục được ông thể hiện cả trong các chiến dịch quốc phòng như chiến dịch truy quét các nhóm vũ trang phản cách mạng do Cục Tình báo trung ương Mỹ - CIA - hậu thuẫn hay Chiến thắng Girón năm 1961.
Lòng quả cảm và tinh thần đối đầu trực diện hiểm nguy là điều mà Fidel chưa bao giờ thiếu hay đánh mất, kể cả khi đã là lãnh đạo tối cao của Cuba.
Ông đã được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness là người sống sót qua nhiều âm mưu ám sát nhất do CIA cùng các thế lực vây cánh tiến hành - 638 vụ theo thống kê chính thức của Cuba.
Người dân Việt Nam cũng không bao giờ quên được việc Fidel là nguyên thủ đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị, ngay vào thời điểm cuộc chiến vẫn còn khốc liệt vào tháng 9-1973, theo đề xuất của chính ông.
Tất nhiên, lòng quả cảm của ông không chỉ thể hiện qua những hành động mang tính quên mình đó, mà còn cả trong việc dám chọn lựa một con đường chông gai nhưng đúng đắn để theo đuổi và sau này là phát triển đất nước, đi ngược lại lối mòn của tất cả các nước trong khu vực khi đó và thách thức siêu cường lớn nhất thế giới chỉ cách Cuba 150 km đường biển để bảo vệ khát vọng về độc lập và tự chủ của dân tộc mình.
Chính những điều này đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của Fidel nói riêng và của cách mạng Cuba nói chung trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Mỹ Latinh.
TTXVN
13h40
  
Năm 2007, Tổng thống Venezuel thời điểm đó Hugo Chavez từng nói: "Đối với tôi, Fidel là một người thầy. Một người thông thái sẽ không bao giờ chết, một người như Fidel sẽ không bao giờ qua đời vì ông luôn là một phần của nhân dân".
Còn ông Nelson Mandela nhận xét: "Ngay từ những ngày đầu, cuộc cách mạng Cuba đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những người yêu chuộng tự do. Chúng tôi ngưỡng mộ sự hy sinh của nhân dân Cuba trong việc duy trì độc lập và tự chủ trong bối cảnh luôn phải đối mặt với các chiến dịch xấu xa của đế quốc nhằm hủy diệt sức mạnh của cuộc cách mạng Cuba."
Chủ tịch Raul Castro thông báo Lãnh tụ Fidel Castro qua đời trên truyền hình quốc gia Cuba:




13h20
  
Chủ tịch Cuba đương nhiệm Raul Castro đã thông báo về cái chết của anh trai trên truyền hình quốc gia và cho hay, thi hài của ông Fidel sẽ được hỏa táng.
{keywords}
Hồi tháng 4, ông Fidel có lần xuất hiện hiếm hoi tại đại hội đảng Cộng sản ở Havana và thừa nhận rằng ông không thể sống mãi mãi.
Hiện, truyền hình quốc gia Cuba chưa đưa thêm chi tiết nào ngoài thông báo tin Fidel Castro qua đời vào tối 25/11 giờ địa phương.
13h18
  
Trong thế kỷ 20, chỉ có ít người có ảnh hưởng sâu sắc tới một quốc gia hơn là Fidel Castro có ở Cuba, Robert Pastor, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, nói với CNN vào năm 2012.
"Fidel Castro đã tái định hình Cuba bằng hình ảnh của mình. Cuba trở thành một nơi khác hơn vì ông ấy đã sống và qua đời ở đó", ông Pastor nói trước khi qua đời vào năm 2004.
{keywords} 
Ông Castro đã sống và chứng kiến "sự tan băng lịch sử" trong quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, Mỹ sẽ tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba và kêu gọi Quốc hội dỡ bỏ cấm vận kinh tế kéo dài 52 năm với quốc đảo này.
13h10
  
Những hình ảnh Chủ tịch Fidel Castro với Việt Nam:




12h40
  
Truyền hình quốc gia Cuba vừa đưa tin, cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90. 

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/cuba-cuu-chu-tich-fidel-castro-qua-doi-342109.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.