Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/02/2016

Lễ hội Mặt Nhọ và lần đầu rước sinh thực khí lớn (2016)

Về lễ hội này, ở thời gian chuẩn bị, đã có entry ở đâyở đây.

Dưới là hình ảnh của năm Bính Thân 2016. 










Từ đây trở xuống là của báo chí.


---

1.

Thứ hai, 22/2/2016 | 20:48 GMT+7


Sau khoảng 50 năm bị gián đoạn, lễ hội Ná Nhèm của người Tày tại xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) được phục dựng và đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.
Ná Nhèm là lễ hội truyền thống được tổ chức 3 năm một lần vào ngày rằm tháng giêng, từ năm 2012, lễ hội được phục dựng, duy trì mỗi năm một lần.
Trong tiếng Tày, Ná Nhèm có nghĩa là mặt nhọ, những người tham gia lễ hội phải bôi nhọ lên mặt thể hiện hình dạng bọn giặc trước đây đến cướp phá dân làng. Họ tin rằng làm như vậy sẽ đánh lạc hướng hồn ma của chúng và không con ma nào biết ai đã diễn lại thất bại của chúng để không thể đến quấy nhiễu dân làng.
Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng cho đến trời tối với các nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn cùng các trò diễn, trò chơi dân gian. Các hoạt động tại lễ hội gắn liền với sự tích đánh giặc, giữ đất giữ làng của người dân.
Các bà then múa trầu trong đám rước.
Linh vật cung tiến là Tàng thinh - Mặt nguyệt, sinh thực khí thể hiện sự sinh sôi nảy nở của con người.
Trình diễn tục hèm đánh trận trong lễ hội. Dẫn đầu 24 binh lính là 2 vị chánh tướng và 2 phó tướng.
12 binh lính tham gia màn đấu gươm như trong chiến trận.
12 binh lính khác biểu diễn màn đấu mác.
Linh vật sinh thực khí năm nay được chuẩn bị rất công phu. 
Chị Nguyễn Thị Lan (Thái Nguyên) cho biết, tranh thủ về thăm người thân ở gần thị trấn Bắc Sơn, chị đến chơi hội Ná Nhèm. “Đây là lần đầu tiên tôi được thấy lễ hội bôi mặt nhọ như thế này, rất đặc biệt”, chị nói.








http://vnexpress.net/photo/thoi-su/le-hoi-mat-nho-cua-nguoi-tay-lang-son-3358832.html


2.


Lễ hội "rước của quý" độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn

14:38:00 22/02/2016

Một nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an trong lễ hội xuân Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn đó là màn rước sinh thực khí nam (hay còn gọi là tàng thinh).


Clip: Người dân thích thú với màn rước linh vật độc đáo trong lễ hội Ná Nhèm
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 2.
"Tàng thinh" là linh vật của người đàn ông có chiều dài 1m, đường kính hơn 40cm và nặng hơn 1 tạ, làm bằng gỗ.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 3.
Tượng trưng cho người phụ nữ là "Mặt nguyệt", khi 2 linh vật giao hòa tạo sự an bình, sinh sôi trong cuộc sống.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 4.
Đây là màn rước chính trong lễ hội Ná Nhèm, là lễ hội được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2016.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 5.
Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ". Người già ở Trấn Yên cũng không ai biết rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước kia hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, dân làng lại nô nức kéo về đình mở hội. Bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 6.
Những người lính tái hiện trong các tích trò được bôi nhọ mặt để biểu diễn.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 7.
Các trai tráng thể hiện màn biểu diễn võ khi đi sau kiệu rước.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 8.
Tích trò sỹ nông công thương và biểu diễn võ thuật diễn ra trên suốt quãng đường từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 9.
Độc đáo và thu hút người dân nhất đó là kiệu rước "tàng thinh" của 8 trai tráng trong làng.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 10.
Ông Hoàng Văn Páo, Ban tổ chức lễ hội năm nay cho biết: "Đây là phần rước được phục dựng từ năm 2013, để chuẩn bị cho lễ hội gần 400 hộ dân trong xã đã phải chuẩn bị từ tháng 11 âm".
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 11.
Thiếu nữ trong trang phục dân tộc Tày, Nùng thích thú với màn rước này
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 12.
Cũng theo ông Páo, linh vật này được gửi ra Bắc Ninh để sơn sửa chuẩn bị từ trong năm, và mỗi năm có sự cải tiến khác biệt để người dân thấy thú vị hơn.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 13.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 14.
Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại hình ảnh độc đáo này.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 15.
Khi "Tàng thinh" và "Mặt nguyệt" được rước vào chân miếu Xa Vùn, nhiều phụ nữ khá bạo dạn tới gần để sờ lấy may.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 16.
Theo người dân ở đây cho biết, lễ hội và các màn rước này mang tính cầu may mắn, bình an thịnh vượng trong năm mới.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 17.
Phần lễ rước trong hội Ná Nhèm kết thúc vào buổi trưa 22/2, phần hội tiếp tục diễn ra với các trò chơi dân gian, các điệu múa và nghệ thuật dân tộc độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây.
Ở Nhật Bản, lễ hội "rước của quý" cũng được biết đến là một trong những ngày hội độc - lạ nhất thế giới, được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm tại đền Kanayama tại Kawasaki. Lễ hội rất độc đáo này mang tên Kanamara Matsuri (Lễ hội dương vật thép).
Đây là ngày lễ để thờ vị tổ nghề rèn sắt thép, vị thần có công chế tác ra các mô hình sinh thực khí nam, tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu, chọc ghẹo các cô gái trẻ. Được biết, Kanamara Matsuri có từ thế kỷ thứ 17 và được người dân lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 19.
Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất thế giới
Lễ hội rước của quý độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn - Ảnh 20.
Người dân và khách du lịch rất thích thú. Các cô gái trẻ thì tranh thủ sờ vào linh vật để cầu may.

Theo Phương Thảo / Trí Thức Trẻ


http://kenh14.vn/xa-hoi/le-hoi-ruoc-cua-quy-doc-nhat-vo-nhi-o-lang-son-20160222120643116.chn





3.


authorCông Phương – Triệu Quang Thứ Ba, ngày 23/02/2016 10:20 AM (GMT+7)

(Dân Việt) “Tôi xin khẳng định, tôi cùng các cụ bô lão trong làng không tham khảo linh vật của Nhật Bản”, ông Năng- người tham gia phục dựng lễ hội Ná Nhèm khẳng định.

   
le hoi ruoc “cua quy”: viet nam khong bat chuoc nhat ban hinh anh 1
Một số người xem cho biết, tàng thinh giống linh vật trong các lễ hội ở Nhật Bản
Ngày 22.2 (tức 15 tháng Giêng âm lịch), lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) tổ chức với nhiều nghi lễ trang trọng như: nghi thức tế lễ, cúng lễ; rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn. Sau đó là chương trình chào mừng lễ hội, ôn lại truyền thống của lễ hội với những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tiếp đến là tục hèm đánh trận và cung tiến lễ vật...
Trong đó, phần cung tiến lễ vật là đặc sắc nhất bởi đồ vật cung tiến không phải là cỗ xôi, con gà, con lợn mà lại là các loại cây giống và độc đáo hơn còn có tàng thinh, mặt nguyệt – linh vật sinh thực khí. Theo một số người xem cho biết, hình ảnh sinh thực khí nam màu hồng, chiều dài khoảng 1m, nặng 80 kg rất giống với sinh thực khí ở các lễ hội bên Nhật Bản.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Bàn Tuấn Năng – Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – một trong những người tham gia phục dựng lại lễ hội Ná Nhèm cho biết, lễ hội Ná Nhèm bị lãng quên từ năm 1963 và đến năm 2012 mới phục dựng lại.
Trong đó, nhiều người có liên tưởng tàng thinh (sinh thực khí nam) giống của Nhật Bản. “Tôi xin khẳng định, tôi cùng các cụ bô lão trong làng Mỏ (xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn) phục dựng lại và không tham khảo linh vật của Nhật Bản” – ông Năng khẳng định.
le hoi ruoc “cua quy”: viet nam khong bat chuoc nhat ban hinh anh 2
Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, nặng khoảng 80kg với hình dáng gần giống với bộ phận sinh dục của nam giới.
Ông Năng cho biết thêm, năm ngoái linh vật cung tiến bé và không có kiệu khênh, nhưng năm nay ban tổ chức đã làm mới tàng thinh và mặt nguyệt to và đẹp hơn. Mô hình tàng thinh được hình thành do các cụ bô lão trong làng kể lại, mô tả lại chứ không tham khảo bất kỳ linh vật nào. Đặc biệt, trước khi mô hình linh vật được làm, ông đã tham khảo ý kiến của mọi người và các nhà khoa học nhưng đều không có ý kiến.
“Hôm nay, có 3 người đầu ngành trong lĩnh vực dân tộc học tham dự lễ hội cũng không bình luận về linh vật to hay nhỏ, màu sắc đẹp hay xấu,… mọi người đều tán thưởng chung về lễ hội” – ông Năng tâm sự.
Theo ông Năng, biểu tượng về màu sắc, kích thước, hình dáng,… của linh vật (tàng thinh và mặt nguyệt) chỉ mang tính chất ước lượng nhất định. Linh vật bằng cổ tay hay linh vật nặng 80kg, về bản chất không khác nhau, nó vẫn là linh vật để cung tiến.
le hoi ruoc “cua quy”: viet nam khong bat chuoc nhat ban hinh anh 3
Người dân địa phương và du khách thập phương thích thú trước hình ảnh tàng thinh (sinh thực khí nam).
Về khía cạnh biểu tượng văn hóa, việc cách điệu linh vật, chuyển màu cho linh vật làm cho người ta biết rằng, đó là một thứ giả, không phải khuôn hình thật 100%. Nếu làm linh vật giống y như thật thì đó không còn là linh vật nữa mà nó chuyển thành một câu chuyện khác.
"Đương nhiên trong ứng xử văn hóa thì linh vật chỉ tồn tại trong một không gian nhất định. Nếu anh mang linh vật ở lễ hội Ná Nhèm sang cửa đình, một chỗ linh thiêng nào đó, tổ chức nào đó thì nó là giá trị tục tĩu, nhưng ở lễ hội này nó có giá trị cầu an, sự sinh sôi nảy nở", ônng Năng nói.
Ông Hoàng Văn Páo, Ban tổ chức lễ hội cho biết: "Để linh vật được to và đẹp như năm nay, ban tổ chức đã gửi ra Bắc Ninh để sơn sửa từ năm 2015, và mỗi năm có sự cải tiến khác biệt để người dân thấy thú vị hơn”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.