Còn dưới là tư liệu mới, vừa có, của Nguyễn Văn Tuấn, để đọc nhanh.
Nguyên tiêu đề và toàn văn xem ở dưới.
Tháng 10 năm 2015,
Giao Blog
6/10/2015
Nguyễn Văn Tuấn
Cuộc đời và sự nghiệp của Đồ U U (Tu Youyou)
Có thể nói rằng trong 3 người được trao giải Nobel y học năm nay, cụ bà Đồ U U (Youyou Tu) là người thu hút nhiều chú ý hơn hai người đồng nghiệp giáo sư từ hai nước giàu có hơn (William Campbell và Satoshi Omura). Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu, vì bà là người mang quốc tịch Tàu đầu tiên được trao giải thưởng cao quí này, và cuộc đời & sự nghiệp của bà cũng rất khác so với các đồng nghiệp trong giới khoa học quốc tế. Tôi mới đọc hai bài về những công trình của bà (1), và có cảm hứng viết vài dòng chia xẻ cùng các bạn.
Người xưa nay hiếm
Bà Đồ U U bây giờ là người chiếm kỉ lục thứ 2 về độ tuổi khi được trao giải Nobel y sinh học. Trước đây, bà Peyton Rous được trao giải Nobel y sinh học năm 1966, lúc đó bà đã 87 tuổi, và giữ kỉ lục này cho đến năm nay. Bà Đồ U U sinh ngày 30/12/1930, năm nay đã 85 tuổi. Khi trao giải cho bà, Uỷ ban Nobel không liên lạc được bà, vì chẳng ai biết số điện thoại. Khi liên lạc được và nhận được tin, bà thản nhiên nói "Tôi đã quá già cho cái giải này". Cần nói thêm là trước đây 4 năm, năm 2011, bà được trao giải Lasker ~ DeBakey của Mĩ, và lúc đó bà đã 81 tuổi.
Bà Đồ U U cũng là một trong những nữ khoa học hiếm hoi được trao giải này. Trong y khoa, có khoảng 40% nhà khoa học là nữ giới, nhưng trong số 106 người được trao giải Nobel thì chỉ có 12 người là nữ.
Xuất thân bình dân
Cuộc đời và sự nghiệp của bà Đồ là một câu chuyện rất thú vị. Trong bài viết về bà Đồ nhân dịp bà nhân giải Lasker ~ DeBakey, tác giả chỉ cho biết bà xuất thân từ một gia đình lao động bình thường, thân mẫu là nội trợ, và thân phụ là một viên chức cấp thấp. Gia đình có 5 người con, và bà là con gái duy nhất.
Bà thi vào Đại học Bắc Kinh năm 1951, và tốt nghiệp cử nhân dược học năm 1955. Sau khi tốt nghiệp, cũng như bao nhiêu người thời đó, bà được "phân công" về công tác ở Viện y học cổ truyền. Bà cho biết thời gian đó, Viện y học cổ truyền cố công nghiên cứu tìm ra những thuốc để điều trị các bệnh phổ biến như nhiễm trùng, gan, thận, tiêu hoá. Bà quyết chí theo đuổi sự nghiệp y học cổ truyền, một phần là do thân phụ bà có chút kiến thức về lĩnh vực này, và một phần lớn khác là khi còn nhỏ bà thấy người dân chung quanh dùng những bài thuốc dân gian xem ra rất có hiệu quả. Bà muốn dùng kiến thức dược học để tìm hiểu thêm về cơ chế của các bài thuốc cổ truyền.
Dự án 523
Nhưng sự nghiệp của bà rẽ sang một hướng khác khi Dự Án 523 ra đời. Nguồn gốc của Dự án 523 là từ cuộc chiến chống Mĩ của miền Bắc Việt Nam, và lúc đó Tàu là đồng minh và cũng là người đỡ đầu cho "người em bé nhỏ". Lúc đó, phía VN than phiền là có quá nhiều bộ đội hi sinh trong rừng vì bệnh sốt rét, và hỏi Chu Ân Lai có cách gì giúp không. Chu Ân Lai báo cho Mao Trạch Đông, và Mao thấy đây là một "nhiệm vụ chính trị" giúp đàn em Bắc Việt Nam. Mao và Chu thành lập dự án tìm thuốc điều trị bệnh sốt rét vào ngày 25/3/1967. Do đó, theo truyền thống cộng sản, họ lấy bí số 523 để đặt tên cho dự án bí mật này. Bà Đồ U U được chỉ định đứng đầu Dự Án 523.
Đến đây thì thiết nghĩ vài dòng về bệnh sốt rét chắc cũng cần thiết để đặt câu chuyện trong bối cảnh. Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm quan trọng, vì nó là thủ phạm gây tử vong cho hơn 500000 nạn nhân mỗi năm. Bệnh này dĩ nhiên không mới, vì y văn đã ghi nhận từ 2700 trước Công Nguyên. Trước đó, người ta không có phương pháp điều trị, và bệnh nhân chỉ đơn giản chờ chết!
Tiến bộ về chinh phục bệnh sốt rét bắt đầu vào thập niên 1880s. Vào thời đó, Bs người Tô Cách Lan là Ronald Ross chứng minh rằng muỗi là thủ phạm lan truyền bệnh sốt rét, và ông đã hệ thống hoá toàn bộ chu trình gây nhiễm của muỗi. Ông được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu này vào năm 1902. Sau ông là một bác sĩ người Pháp Charles Laveran chứng minh rằng kí sinh trong rbc từ bệnh nhân sốt rét, và do đó protist chính là thủ phạm của bệnh. Năm 1907, Leveran được trao giải Nobel y sinh học vì công trình đó. Nay thì chúng ta biết rằng đa số những bệnh nhân sốt rét là do 4 loài kí sinh Plasmodium: P. falciparum, P. vivax, P. ovale, và P. Malariae.
Qua hiểu biết về cơ chế gây bệnh của các loài kí sinh trên, các nhà khoa học đã phát triển được thuốc điều trị. Thuốc đầu tiên là quinine, bào chế từ vỏ cây canh-ki-na (cinchona), hay thấy ở Nam Mĩ. Thuốc này được dùng cho đến năm 1940. Sau đó, tập đoàn dược Bayer bào chế thuốc chloroquine, thoạt đầu có hiệu quả cao hơn quinine, và được quân đội Mĩ đưa vào sử dụng trong Thế chiến thứ II.
Dựa vào y văn cổ
Quay lại Dự án 523, bà Đồ U U và 3 đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách đọc y văn cổ. Họ thu thập được gần 2000 bài thuốc, và sau cùng thì khu trú chỉ 640 loại dược thảo, và trong số này chỉ có một số ít là có triển vọng. Một trong những hợp chất có triển vọng nhất là Artemisia Annua (hay cây ngải), mà người Tàu đã dùng để điều trị nhiều bệnh qua hàng ngàn năm. Một trong những y văn cổ nêu đích danh cây ngải được dùng cho điều trị sốt.
Sau nhiều lần thất bại trong việc chiết xuất và thí nghiệm, cuối cùng thì nhóm nghiên cứu cũng đạt được thành công bước đầu trên chuột. Họ dùng ethanol để chiết xuất hoạt chất từ cây ngải, và khi thí nghiệm trên chuột thì thấy nó có khả năng ức chế rất tốt. Nhóm nghiên cứu nhận được điện chúc mừng của Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhưng sau đó, nhóm nghiên cứu thử thêm trên khỉ và một nhóm chuột khác thì kết quả không khả quan, và ai cũng ngạc nhiên, chẳng hiểu chuyện gì xảy ra.
Bà Đồ cho biết bà lại tìm cổ thư để đọc. Bà phát hiện 1 đoạn ngắn trong y văn cổ viết rằng "Một bài thuốc khác là: một nhóm cây ngải, ngâm trong 2.2 lít nước, bóp chặt lại, lấy nước ép, và uống hết nước ép." Từ câu văn này, bà Đồ nghĩ rằng quá trình chiết xuất dùng nhiệt độ cao chắc có vấn đề vì làm tan biến hết hoạt chất, và hạ nhiệt độ có thể giúp giữ lại hoạt chất. Bà thiết kế lại thí nghiệm, và lại thử nghiệm trên chuột và khỉ, và lần này thì khả năng ức chế là 100%! Đây là một sự đột phá đầu tiên.
Nhưng thời đó chẳng ai nghĩ đến việc công bố kết quả, vì đây là một dự án quân sự và bí mật. Vả lại, cho dù muốn công bố, bà cũng chẳng biết công bố ở đâu trong khi Cách mạng Văn hoá đang hoành hành cả nước.
Vấn đề đặt ra là thuốc có hiệu quả trên người hay không? Để trả lời câu hỏi này, bà và cộng sự ... tự thí nghiệm. Họ tự gây sốt rét và uống thử thuốc. Kết quả y như ý muốn. Nhưng để tìm hiểu thêm, bà và cộng sự đi Hải Nam, nơi có nhiều bệnh nhân sốt rét, để thử nghiệm. Họ làm thử nghiệm trên 21 bệnh nhân bị nhiễm P. vivax và P. falciparum, và kết quả cũng rất ư khả quan. Tất cả 21 bệnh nhân hết bệnh trong vòng chỉ 2 tuần. Sau đó, họ còn dùng mô hình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) để thử nghiệm thêm, và kết quả cũng rất tốt. Bà cho biết sau chuyến công tác ở Hải Nam về, đứa con gái không nhận ra bà vì đen đúa quá sau mấy tháng trời phơi nắng. Còn chồng bà thì đi cải tạo ở vùng quê trong cơn lốc Cách mạng Văn hoá.
Thành quả của họ được tập đoàn dược Roche (Thuỵ Sĩ) chú ý. Ts Keith Arnold, lúc đó là một chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm của Roche ở vùng Viễn Đông, tiến hành một công trình RCT qui mô lớn và có hệ thống hơn. Năm 1982, họ công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Artemisinin trên tập san y khoa lừng danh là Lancet. Ngạc nhiên thay, bài báo trên Lancet không có tên của Đồ U U! Sau khi thành công với Artemisinin, nhóm nghiên cứu của Arnold tiếp tục thử nghiệm bằng cách điều trị với Artemisinin + mefloquine hoặc Fansidar, và kết quả thậm chí còn tốt hơn so với Artemisinin. Cho đến nay thì phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng Artemisinin cùng với một trong hai loại thuốc trên.
Người khiêm nhường
Dù thành tựu quan trọng như thế, bà Đồ U U là người rất khiêm nhường và lúc nào cũng nhỏ nhẹ. Trong một hội nghị quốc tế về bệnh sốt rét ở Thượng Hải vào năm 2005, một chuyên gia người Mĩ nổi tiếng về bệnh này là Louis Miller hỏi đồng nghiệp ai là người phát hiện Artemisinin, thì ngạc nhiên thay, chẳng ai biết! Thế là Miller và đồng nghiệp người Mĩ gốc Hoa là Xinzhuan Su bắt đầu tìm hiểu quá khứ, và họ phát hiện chính bà Đồ U U là người có công đầu. Nhưng họ cho biết rất khó khai thác thông tin từ bà, vì bà không nói về mình (dù qua người con rể là bác sĩ ở Mĩ làm thông dịch). Hai nhà nghiên cứu này phát hiện rằng năm 1977 bà Đồ và nhóm nghiên cứu mới công bố kết quả đầu tiên trên một tập san y học Tàu, và bài báo không có tác giả cá nhân mà chỉ tác giả tập thể, theo cách làm của các nước cộng sản thời đó là tập thể quan trọng hơn cá nhân.
Nhưng lịch sử khoa học khá công bằng. Các nhà khoa học Mĩ nhận ra được tầm quan trọng của khám phá, và đã giúp bà làm hồ sơ để được trao giải Lasker ~ DeBakey. Năm 2011, bà được trao giải thưởng danh giá này, và năm nay thì Uỷ ban giải thưởng của Viện Karolinska quyết định trao giải thưởng Nobel Y sinh học 2015. Như vậy, Bà Đồ U U là người thứ 3 được trao giải Nobel vì công trình liên quan đến bệnh sốt rét.
Nhưng giải thưởng Nobel cho bà Đồ U U cũng xảy ra một sự cố. Số là Ts Keith Arnold (người làm RCT như tôi đề cập trên, và người dịch Dự án 523 sang tiếng Anh) viết thư phản đối rằng việc trao giải Nobel chỉ cho bà Đồ U U là một sự bất công. Theo ông Arnold, bà Đồ U U rõ ràng là xứng đáng được giải, nhưng hai người cộng sự khác của bà là Luo Zheyuan và Li Guoqiao cũng đáng được giải. Một chuyên gia nổi tiếng khác là Gs Nicholas J White cũng đồng ý là Luo Zheyuan và Li Guoqiao nên được ghi công. Tuy nhiên, Uỷ ban giải Nobel có nghe họ hay không là chuyện khác, và Uỷ ban này không có tiền lệ trao giải cho hơn 3 người.
Nếu tìm trong Pubmed về những công trình của bà Đồ U U, bạn sẽ thất vọng vì chẳng thấy đâu cả. Bà là người được bệnh danh là "Giáo sư 3 Không": Không có bằng sau đại học, không có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, và không là thành viên của bất cứ viện hàn lâm nào. Dù là giáo sư của "Ba Không", nhưng công trình của bà giúp cứu sống hàng triệu người trên thế giới, và khoa học đã rất công bằng với đóng góp của bà.
=====
(1) Chú thích: Bài này lấy thông tin chủ yếu từ "From branch to bedside: Youyou Tu is awarded the 2011 Lasker~DeBakey Clinical Medical Research Award for discovering artemisinin as a treatment for malaria" (JCI 2011;111:3768-3773); "Artemisinin: Discovery from the Chinese Herbal Garden" của Louis Miller và X. Su (Cell 2011;146:855-858).
Có thể đọc thêm "Giải Nobel y sinh học - nhìn lại quãng đường 100 năm" của tôi (nhưng website đã xoá tên tác giả):
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2015/10/cuoc-oi-va-su-nghiep-cua-o-u-u-tu-youyou.html
---
CẬP NHẬT
1. Ngày 4/6/2022
"
Trong bài nói chuyện hôm qua, tôi có đề cập đến một nhà khoa học gốc Hoa rất đặc biệt: Đồ U U, Giải Nobel Y học 2015. Cuộc đời và việc làm của bà là một minh chứng rằng không cần có bằng tiến sĩ mới được giải Nobel.
Ở bên Tàu, bà được gọi là "Nhà khoa học tam vô". Tam vô là vì bà không có bằng tiến sĩ, không có những bài báo khoa học trên các tập san top, và không có giải thưởng nào ở trong nước. Nhưng chính vì sự cống hiến của bà mà người ta phải xem lại cách làm khoa học ở phương Tây.
Cống hiến gì? Theo Hội đồng giải Nobel, bà phát hiện Artemisia Annua (hay cây ngải) có thể điều trị bệnh sốt rét. Phát hiện này đã cứu rất nhiều người trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Khi giải Nobel Y học được trao cho bà thì ở Việt Nam có người nói rằng các nhà y học cổ truyền đã biết đến Artemisia lâu rồi và cũng đã điều trị bệnh sốt rét thành công. Nhưng có lẽ vì không công bố nên chẳng ai biết đến Việt Nam (?) Nếu đúng thế thì bài học về công bố khoa học rất đắt giá.
Theo 'phiên bản' của Tàu thì trong thời gian chiến tranh, giới lãnh đạo miền Bắc Việt Nam đã sang Tàu và nhờ Tàu nghiên cứu điều trị bệnh sốt rét cho quân lính đang chiến đấu. Và đích thân Chu Ân Lai ra chỉ thị giới y khoa Tàu tìm cách giúp đỡ cho đồng minh Bắc Việt Nam.
Bà Đồ U U là người đã làm cái việc đó. Bà và 3 đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách đọc y văn cổ. Họ thu thập được gần 2000 bài thuốc, và sau cùng tập trung vào khoảng 640 loại dược thảo, trong số này chỉ có một số ít là có triển vọng. Một trong những hợp chất có triển vọng nhất là Artemisia Annua (hay cây ngải), mà người Hoa đã dùng để điều trị nhiều bệnh qua hàng ngàn năm. Một trong những y văn cổ nêu đích danh cây ngải được dùng cho điều trị sốt.
Sau nhiều lần thất bại trong chiết xuất và thí nghiệm, cuối cùng thì nhóm nghiên cứu cũng đạt được thành công bước đầu trên chuột. Họ dùng ethanol để chiết xuất hoạt chất từ cây ngải, và khi thí nghiệm trên chuột thì thấy nó có khả năng ức chế rất tốt. Nhóm nghiên cứu nhận được điện
chúc mừng
của Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhưng sau đó, nhóm nghiên cứu thử thêm trên khỉ và một nhóm chuột khác thì kết quả không khả quan, và ai cũng ngạc nhiên, không hiểu chuyện gì xảy ra.
Bà Đồ cho biết, bà lại tìm cổ thư để đọc và phát hiện 1 đoạn ngắn trong y văn cổ viết rằng "Một bài thuốc khác là: một nhóm cây ngải, ngâm trong 2.2 lít nước, bóp chặt lại, lấy nước ép, và uống hết nước ép." Từ câu văn này, bà Đồ nghĩ rằng quá trình chiết xuất dùng nhiệt độ cao chắc có vấn đề vì làm tan biến hết hoạt chất, và hạ nhiệt độ có thể giúp giữ lại hoạt chất. Bà thiết kế lại thí nghiệm, thử nghiệm lại trên chuột và khỉ, và lần này thì khả năng ức chế là 100%! Đây là sự đột phá đầu tiên. Nhưng thời đó chẳng ai nghĩ đến việc công bố kết quả.
Làm thử nghiệm
Vấn đề đặt ra là thuốc có hiệu quả trên người hay không? Để trả lời câu hỏi này, bà và cộng sự ... tự thí nghiệm. Họ tự gây sốt rét và uống thử thuốc. Kết quả thật mĩ mãn. Để tìm hiểu thêm, bà và cộng sự đi Hải Nam, nơi có nhiều bệnh nhân sốt rét, để thử nghiệm. Họ đã thử nghiệm trên 21 bệnh nhân bị nhiễm sốt rét loại P. vivax và P. falciparum, và kết quả cũng rất khả quan. Tất cả 21 bệnh nhân hết bệnh chỉ sau 2 tuần.
Sau đó, họ còn dùng mô hình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) để thử nghiệm thêm, kết quả cũng rất tốt. Bà cho biết sau chuyến công tác ở Hải Nam về, đứa con gái không nhận ra bà vì đen đúa quá sau mấy tháng trời phơi nắng.
Thành quả của họ được tập đoàn dược Roche (Thuỵ Sĩ) chú ý. Ts Keith Arnold, lúc đó là một chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm của Roche ở vùng Viễn Đông, tiến hành một công trình RCT qui mô lớn và có hệ thống hơn. Năm 1982, họ công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Artemisinin trên tập san y khoa lừng danh là Lancet. Ngạc nhiên thay, bài báo trên Lancet không có tên của Đồ U U!
Sau khi thành công với Artemisinin, nhóm nghiên cứu của Arnold tiếp tục thử nghiệm bằng cách điều trị với Artemisinin + mefloquine hoặc Fansidar, và kết quả thậm chí còn tốt hơn so với Artemisinin. Cho đến nay thì phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng Artemisinin cùng với một trong hai loại thuốc trên. Chính nhờ vào công trình này và nỗ lực của Arnold, Artemisinin mới được thế giới biết đến.
Các nhà khoa học Mĩ đã giúp bà làm hồ sơ để được trao giải Lasker -DeBakey. Năm 2011, bà được trao giải thưởng danh giá này và năm nay thì Uỷ ban giải thưởng của Viện Karolinska quyết định trao cho bà giải thưởng Nobel Y sinh học 2015. Bà Đồ U U là người thứ 3 được trao giải Nobel vì công trình liên quan đến bệnh sốt rét.
Trong quá trình xét giải thưởng Nobel cho bà Đồ U U cũng xảy ra một sự cố. Ts Keith Arnold (người làm RCT đồng thời là người dịch công trình nghiên cứu của bà sang tiếng Anh) viết thư phản đối rằng việc trao giải Nobel chỉ cho bà Đồ U U là một sự bất công. Theo ông Arnold, bà Đồ U U xứng đáng được giải, nhưng hai người cộng sự khác của bà là Luo Zheyuan và Li Guoqiao cũng xứng đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, Uỷ ban giải Nobel cho rằng không có tiền lệ trao giải cho hơn 3 người.
Bài học
Đọc qua quá trình dẫn đến giải Nobel của bà Đồ U U chúng ta thấy nếu là một khám phá đích thực có ích thì không cần phải có những công trình nghiên cứu công bố trên những tập san lừng danh mới được trao giải Nobel. Tiêu chí chánh của giải Nobel là trao cho những người có khám phá đem lại lợi ích cho hàng triệu người. Những khám phá đó có thể là phương pháp hay thuật điều trị hay một hiểu biết về cơ chế.
Bài học thứ hai là phải công bố khoa học. Không thể nói suông rằng 'tôi đã khám phá ra' hay 'tôi đã làm rồi' mà không có công bố thì đâu có ai tin hay biết. Cũng giống như câu chuyện chất màu da cam, Việt Nam cứ nói là nó gây ra tác hại này đến tác hại kia, nhưng tìm trong y văn thì không thấy có bài báo khoa học nào có chất lượng cao từ Việt Nam. Không có công bố thì không đủ chứng cớ để toà án Mĩ cảm thấy thuyết phục. Phải công bố!
Bài học thứ ba là thời gian từ lúc khám phá đến lúc thành sản phẩm là khá lâu. Thời gian trung bình là 17 năm để hoán chuyển một khám phá thành một can thiệp trong y khoa, nếu tất cả đều trôi chảy. Trong thực tế, rất nhiều khám phá không đi đến đâu vì không thể triển khai vào thực tiễn hay triển khai nhưng thất bại. Ở Việt Nam mấy vị quản lí khoa học đòi hỏi phải có kết quả ứng dụng vào thực tế trong ... 3 năm. Không thể đòi hỏi kiểu đó được.
Bài học thứ tư là câu hỏi nghiên cứu. Bà Đồ U U có một câu hỏi nghiên cứu quan trọng và bà cùng đồng nghiệp kiên trì theo đuổi, thậm chí tựu đem mình ra làm đối tượng thí nghiệm. Không có câu hỏi nghiên cứu tốt thì kết quả nghiên cứu sẽ không thể ứng dụng được. Xét duyệt đề cương nghiên cứu do đó phải xem xét kĩ câu hỏi nghiên cứu có xứng đáng để tiêu tiền hay không.
Bài học thứ năm là y văn cổ có khi là một nguồn tham khảo hay một nguồn ý tưởng rất quan trọng. Rất nhiều thuốc Tây mà chúng ta dùng ngày nay là xuất phát từ những bài thuốc cổ truyền của các bộ lạc dân tộc thiểu số ở Nam Mĩ, Á châu, và Phi châu. Từ các bài thuốc này, giới khoa học phương Tây nghiên cứu, đăng kí bản quyền, sản xuất thuốc, và ... làm giàu. Họ làm giàu trên kho tàng kiến thức dân gian! Do đó, tôi nghĩ y học cổ truyền của Việt Nam cần phải hiện đại hoá theo phong cách khoa học, chứ không nên giới hạn trong những 'bài thuốc' được.
Cuộc đời và sự nghiệp của bà Đồ là một câu chuyện rất thú vị. Bà xuất thân từ một gia đình lao động bình thường, mẹ là nội trợ, cha là một viên chức cấp thấp, gia đình có 5 người con và bà là con gái duy nhất. Bà thi vào Đại học Bắc Kinh năm 1951, tốt nghiệp cử nhân dược năm 1955. Sau khi tốt nghiệp, cũng như bao nhiêu người thời đó, bà được 'phân công' về công tác ở Viện y học cổ truyền. Bà quyết chí theo đuổi sự nghiệp y học cổ truyền, một phần là do cha bà có kiến thức về lãnh vực này, phần khác là khi còn nhỏ bà thấy người dân chung quanh dùng những bài thuốc dân gian rất có hiệu quả. Bà muốn dùng kiến thức dược học để tìm hiểu thêm về cơ chế của các bài thuốc cổ truyền. Kiến thức đó đã có một kết quả ngọt ngào: giải Nobel Y học.
___
Bài này (link) viết về lịch sử khám phá artemisinin. Bài có đề cập đến VN nhờ Tàu giúp, và có nhắc đến một RCT từ Việt Nam do nhóm Oxford làm từ năm 1996.
"
https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1493136657800313
1. Ngày 4/6/2022
Trả lờiXóa"
Nguyễn Tuấn
erSsodopnt
40
i
i1g
3
g
4h8
ờ
f6gcg
1
cl80ull3110ag
·
Bà Đồ UU (Tu Youyou)
Trong bài nói chuyện hôm qua, tôi có đề cập đến một nhà khoa học gốc Hoa rất đặc biệt: Đồ U U, Giải Nobel Y học 2015. Cuộc đời và việc làm của bà là một minh chứng rằng không cần có bằng tiến sĩ mới được giải Nobel.
Ở bên Tàu, bà được gọi là "Nhà khoa học tam vô". Tam vô là vì bà không có bằng tiến sĩ, không có những bài báo khoa học trên các tập san top, và không có giải thưởng nào ở trong nước. Nhưng chính vì sự cống hiến của bà mà người ta phải xem lại cách làm khoa học ở phương Tây.
Cống hiến gì? Theo Hội đồng giải Nobel, bà phát hiện Artemisia Annua (hay cây ngải) có thể điều trị bệnh sốt rét. Phát hiện này đã cứu rất nhiều người trên thế giới, kể cả Việt Nam.