Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/04/2015

90 năm trước (nhắn tin cho nhà Quảng Lợi)

Một dạo đã nhắn tin cho nhà Hương Ký - hãng nhiếp ảnh có tiếng ở Hà Thành. Ông chủ hãng từng hợp tác làm phim về cụ Phan Bội Châu hồi đầu thập niên 1920. Quay cả phim Thúy Kiều thời đó

Nay nhắn cho nhà Quảng Lợi. Một hiệu buôn vốn ở trên "rue du Coton" ở Hà Thành. 

Có ít đồ của nhà Quảng Lợi (sẽ giải trình khi gặp trực tiếp). Ý muốn nhắn cháu chắt. Bởi thời gian đã tới 70 - 90 năm về trước.

---

Dưới là ghi chú một ít kiến thức cơ bản về phố Coton, chẳng hạn ảnh về phố đó (nguồn ở đây):



Hoặc muộn hơn, thì ở đây




Bổ sung 1 (13/4/2015): Hà Nội qua bưu thiếp 100 năm trước.


Hình ảnh cực độc về Hà Nội những năm 1900 qua tấm bưu thiếp

Phunutoday.vn - 

(Phunutoday) - Qua những tấm bưu thiếp của người nước ngoài, Hà Nội cách đây hơn một thế kỷ mang vẻ đẹp vô cùng khác lạ.


Con đường bách bộ đi xung quanh Hồ Gươm cách đây hơn 100 năm. Dưới thời Pháp thuộc, hồ Gươm được biết tới với cái tên Petit Lac (Hồ Nhỏ) nhằm phân biệt với Grand Lac (Hồ Lớn), tức Hồ Tây ngày nay.

Tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của Đền Quán Thánh.Vào thời điểm tấm bưu thiếp được chụp, Đền Quán Thánh còn ở sát Hồ Tây chứ chưa có đường Thanh Niên như ngày nay.

Hình ảnh lối cổng vào của Chùa Láng, còn được người Pháp gọi với cái tên Pagode des Dames.

36 phố phường là một trong đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và trở thành đề tài bất tận cho những tấm bưu ảnh về thủ đô xưa. Đây là tấm bưu ảnh về phố Hàng Bông (Rue du Coton) những năm đầu thế kỷ XX.

Khung cảnh náo nhiệt ngày Chủ nhật ở vườn Bách thảo Hà Nội cũng trở thành đề tài của một tấm bưu thiếp khác.

Hình ảnh tấp nập tín đồ Công giáo ra khỏi Nhà Thờ Lớn sau buổi lễ thường kỳ tại đây. Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội được xây theo phong cách kiến trúc Gothic.

Khung cảnh đại lộ Đồng Khánh (nay là phố Đinh Tiên Hoàng) trên bưu ảnh của nhà xuất bản nổi tiếng Dieulefils. Tòa nhà trung tâm trong bức ảnh ngày nay chính là trung tâm thương mại Tràng Tiền.

Một biểu tượng khác của Hà Nội là cầu Long Biên.Tấm bưu ảnh được chụp một thời gian sau khi cầu được khánh thành với cái tên cầu Paul Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương khi ấy).

Một tấm bưu ảnh rất “độc” về Hà Nội. Đây là khung cảnh Rue Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay) sau cơn bão tràn vào Hà Nội ngày 09/06/1903.

Tấm bưu ảnh này cũng tập trung khắc họa sự khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người Hà Nội. Đó là những mảnh đời trên sông nước của người dân sống bên bờ sông Hồng.

Hình ảnh làng nghề làm giấy bình dân ở Hà Nội xưa. Đó là làng Thượng Yên Quyết (còn gọi là làng Cót), nằm ven sông Tô Lịch (nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy).

http://www.baomoi.com/Hinh-anh-cuc-doc-ve-Ha-Noi-nhung-nam-1900-qua-tam-buu-thiep/137/15051092.epi

1 nhận xét:

  1. Những bức ảnh quả là 'độc', lạ. Cám ơn Giao Blog đã sưu tập cho độc giả được thưởng thức Hà Nội 90 năm trước.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.