Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/02/2015

Đà Nẵng sau Đổi Mới : chàng trai quê hương có tên Nguyễn Bá Thanh

Mắt nhìn thẳng và chân ta bước tiếp
Xây thành phố này vươn tới tầng cao
Qua năm tháng những gì ta có được
Một bước tự hào Đà Nẵng của tôi ơi!

(thơ của Nguyễn Bá Thanh - do chính con người con trai là Nguyễn Bá Cảnh đọc trong lễ truy điệu)


Hình ảnh anh chủ nhiệm hợp tác xã dưới đây được sưu tầm dần. Có bốn phần. Phần I gồm những ghi chép lẻ, của nhiều tác giả. Phần II gồm những ghi chép dài hơi của những tác giả viết dài về Nguyễn Bá Thanh. Phần III gồm những ý kiến trái chiều với Phần I và Phần II. Cuối cùng phần IV là ghi chép của những người bạn quốc tế về Nguyễn Bá Thanh.

Sưu tầm dần dần. Và sưu tầm này chỉ là một phần dưới dạng nén vào một entry, trong bức tranh tổng thể về Đà Nẵng.

---

I. Những mảnh rời về Nguyễn Bá Thanh

1.

2. Anh Chủ nhiệm cưỡi hon đa:

13/02/2015 14:02


Hồi ức về ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Anh về cà mướp vẫn tươi, vẫn giòn’



(TNO) Trưa nay (13.2), ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính T.Ư, đã từ trần. Từng gắn bó với ông Thanh từ thời trai trẻ, rồi sau này ở các kỳ họp HĐND hay Quốc hội, ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dệt may 29.3, có rất nhiều kỷ niệm với ông Nguyễn Bá Thanh.


Ông Chính hơn ông Bá Thanh 10 tuổi và có rất nhiều kỷ niệm gắn bó cùng nhau. Chia sẻ với Thanh Niên Online, ông Chính kể về những kỷ niệm rất đời thường của ông Thanh trong công việc, văn nghệ và thậm chí làm thơ.
Công - nông hợp tác
Ông Chính kể, sau năm 1975, tôi làm chủ nhiệm tổ hợp dệt may 29.3 (nay là Công ty cổ phần dệt may 29.3) còn anh Nguyễn Bá Thanh làm nông nghiệp, sau này anh làm chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn. Lúc đó anh em còn trẻ lắm. Tình cờ gặp nhau, anh Thanh có nói ông làm công nghiệp, tôi làm nông nghiệp nên phải tìm cách hợp tác với nhau. Lúc đó tôi hơi ngạc nhiên vì giữa nông nghiệp với công nghiệp biết lấy cái gì mà hợp tác. Anh Thanh nói tôi đang gặp khó khăn, ruộng đồng thiếu nước, ông coi sao mang máy bơm đến tưới ruộng đồng cho tôi, còn tôi đưa lúa, đưa đường để ông cải thiện đời sống cho công nhân.
“Cái ý tưởng đó làm tôi suy nghĩ bởi lúc đó xí nghiệp đang khó khăn, thiếu gạo nên công nhân phải ăn bo bo. Từ đó tôi phát hiện ra anh chủ nhiệm trẻ này hết sức năng động”, ông Chính nhớ lại.
Hồi đó HTX của anh Thanh nằm trên một quả đồi cao. Một hôm tôi lên chứng kiến anh Thanh bị thương hàn, nằm liệt giường. Có một bà cụ khoảng 80 tuổi, chống gậy tới tặng cho anh ta một lon sữa hiệu con én. Anh Thanh cảm động nói với bà cụ là con còn trẻ không cần bà đến thăm con thế này đâu. Bà cụ chỉ nói lại cháu làm được việc, già nghe cháu đau thì tới thăm thôi.
Có hôm lên chỗ anh chơi, anh Thanh đưa tôi đi thăm đồng ruộng và chỉ tôi thấy một con suối lớn. Anh Thanh nói ông có thấy không, con suối nhỏ thế đó, khoảng cách từ bên ni qua bên tê có vài chục mét nhưng mỗi lần mưa to nước lũ dâng lên, dân làng phải kéo xe phân đi hàng chục cây số mới qua được bờ bên kia. Cho nên tôi đang nghĩ làm sao xây được cái cầu.
Nghe xong, tôi nghĩ đó là điều không tưởng bởi thời điểm đó xây dựng được một cây cầu hết sức khó khăn. Thế nhưng bẵng đi một thời gian, anh Thanh mời tôi lên dự khánh thành cây cầu. Ngày khánh thành, dù khó khăn nhưng dân làng chuẩn bị một bộ veston tặng thưởng cho chủ nhiệm trẻ Nguyễn Bá Thanh.
Tôi có hỏi bí quyết nào ông làm được cái cầu. Anh Thanh nói mình đi xin. Tới chỗ vật tư xin sắt, xin xi măng. Thiếu gì xin đó, họ cho cái gì thì cho, cuối cùng cũng tích tụ đủ vật tư để làm được cái cầu. Cây cầu đó ban đầu được đặt tên là Hòa Nhơn. Sau này dân làng hứng lên đặt là cầu Tân Thanh khiến anh Thanh gặp không ít lời ra tiếng vào vì tên gọi đó.
Hồi ức về ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Anh về cà mướp vẫn tươi, vẫn giòn’ - ảnh 2
Hồi ức về ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Anh về cà mướp vẫn tươi, vẫn giòn’ - ảnh 3
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Nhơn Hòa - Ảnh: Độc Lập chụp lại hình tư liệu
Vẫn tươi, vẫn giòn
Gần đây anh Thanh bị bệnh. Nghe tin, nhiều người nói anh là người chưa bao giờ được hưởng an nhàn. Năm 2002-2003, Đà Nẵng lúc đó có nhiều việc phải làm như mở đường, giải tỏa, đền bù, rồi vấn đề nội bộ. Cho nên anh Thanh lúc nào cũng căng thẳng, điện thoại xử lý công việc.
Có một câu chuyện vui để thấy tính anh Thanh khá hài hước. Khi đó kỳ họp Quốc hội đang diễn ra nhưng anh Thanh phải về Đà Nẵng để chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp. Chị Lê Thị Thu Nga - đại biểu Quốc hội đoàn Thanh Hóa, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội - viết mấy câu thơ vui về anh Thanh: Anh đi chỉ đạo dập dồn/Anh về nghị quyết sồn sồn bò ra/Anh đi cà mướp ra hoa/Anh về mướp héo với lại cà thâm.
Sau này, tôi cầm tờ giấy ghi mấy câu đó về đưa cho anh Thanh đọc. Ai cũng nghĩ Nguyễn Bá Thanh làm gì có máu văn nghệ. Ai ngờ, sau khi đọc xong anh cầm bút viết xuống liền bốn câu: Làm gì có héo với thâm/Còn nguyên vẹn thế đừng lầm em ơi/Anh đi cuối đất cùng trời/Anh về cà mướp vẫn tươi vẫn giòn.
Sau này anh em ít có dịp gặp gỡ. Nhưng gần đây khi hay tin anh Thanh chữa bệnh ở Mỹ, thi thoảng tôi cũng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm. Khi khỏe, anh Thanh cũng nghe máy hay nhắn tin lại. Lần này, thì anh Thanh đi mãi!
Làm gì có héo với thâm/Còn nguyên vẹn thế đừng lầm em ơi/Anh đi cuối đất cùng trời/Anh về cà mướp vẫn tươi vẫn giòn - 4 câu thơ đối lại của ông Nguyễn Bá Thanh
Trung Hiếu - Độc Lập

3. Nông trường chè (Vũ Trung)

13/02/2015 13:15 GMT+7

Thực hư chuyện đồn về ông Bá Thanh ở nông trường chè

Vừa nhận bàn giao công việc giám đốc nông trường chè Quyết Thắng, hôm sau ông Bá Thanh cưỡi xe Honda 67 xuống các đội sản xuất và ở lì với công nhân.
Gần 30 năm qua nhưng ông Nguyễn Quang Nga vẫn nhớ rõ về nông trường chè Quyết Thắng và thời kỳ có một giám đốc chẳng giống ai. Đó là năm 1986 khi ông Nga là phó Chủ tịch huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng phụ trách kinh tế và các nông lâm trường.
Rệu rã hoạt động sản xuất, đời sống công nhân nông trường khó khăn, lúc đó, một người được đưa về với trọng trách vực nông trường chè, cải thiện sản xuất và khí thế làm việc. Người đó là Nguyễn Bá Thanh.
ban nội chính, Nguyễn Bá Thanh
Ông Bá Thanh chọn cách đến tận cơ sở để mắt thấy, tai nghe
Trong ký ức của ông Nga, những ngày đó, Quyết Thắng sản xuất không có đầu ra, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn. Công nhân khi hay tin có giám đốc mới về không tin đủ sức vực nông trường sống lại.
Ông về còn khiến ban giám đốc cũ khó chịu. Một số lãnh đạo cũ của nông trường và công nhân bảo còn lén nói với phó Chủ tịch huyện “để xem ông Bá Thanh giỏi cỡ mô. Ai nói cũng giỏi nhưng chẳng có mấy ai làm nồi cơm anh em công nhân đầy lên được” – ông Nga kể lại.
Vực một nông trường chè rệu rã, ông Bá Thanh có ‘chiêu’ nào đặc biệt? –- Tôi hỏi.
Ông Nga nhớ ngày đầu tiên xuống nông trường dự bàn giao công việc, hình ảnh đập vào mắt là một người trung niên phong trần, nước da ngăm đen, luôn nhìn thẳng, gương mặt cương trực, nói năng thẳng tưng không rào trước đón sau.
Vừa nhận bàn giao công việc hôm trước, hôm sau ông Bá Thanh cưỡi xe Honda 67 xuống cơ sở, đi đến từng nhà công nhân, rồi đến từng đội sản xuất.
Một tháng sau, ông Nga đến nông trường làm việc để nắm tình hình nhưng không gặp được ông Bá Thanh.
Hỏi cán bộ nông trường mới hay ông Bá Thanh không ngồi trong phòng làm việc, suốt ngày cưỡi xe Honda 67 long nhong xuống các đội sản xuất và ở lì lại đó chẳng chịu về.
Những ngày đó tìm gặp ông Thanh vô cùng khó khăn. Bởi ông đâu có ở yên một chỗ. 
Hơn 3 tháng sau, ông Nga lại đến nông trường tìm giám đốc nông trường chè.
Lúc này ông Bá Thanh chia sẻ những khó khăn thực tế và quyết định phải thay đổi.
Tình hình khó khăn, chè bán không ai mua, anh em công nhân đói, nông trường có nguy cơ phá sản. Tôi quyết định cho công nhân ở 2 đội sản xuất chuyển sang việc khác để kiếm sống đã. Mọi việc tính sau” -  ông Bá Thanh nói với ông Nga.
Ngay sau cuộc làm việc, ông Nga về báo cáo với huyện ủy và UBND huyện Hiên việc ông Thanh cho công nhân 2 đội sản xuất chè nghỉ chuyển sang việc khác. Lãnh đạo huyện ai cũng lo.
Vì quá lo lắng, nên huyện ủy và UBND huyện yêu cầu tôi phải tăng cường bám nông trường chè Quyết Thắng để báo cáo và chỉ đạo kịp thời ”- ông Nga kể lại.
Sau đó vài tháng, ông Thanh gặp lại ông Nga và thông báo quyết định cho công nhân 2 đội sản xuất chè chuyển sang khai thác vàng sa khoáng ngay trên đất của nông trường.
Ông Thanh bảo không thể để anh em công nhân chết đói. "Chè sản xuất ra bán không ai mua thì sản xuất làm chi? Tôi quyết định tạm thời chuyển công nhân 2 đội sản xuất của nông trường sang khai thác vàng để kiếm sống đã, tính sau. Sai tôi chịu trách nhiệm"”.
Chuyện này ông Đinh Ngọc Sử, nguyên Chủ tịch huyện Hiên nhớ ông cũng đầy lo lắng, liền báo cáo Bí thư huyện B’ríu B’răm.
Nhiều cuộc họp liên tục sau đó về nông trường chè Quyết Thắng được huyện ủy triệu tập mổ xẻ.
Thời điểm đó nhiều người ở bên ngoài cho là ông Thanh xé rào, vi phạm pháp luật. Hơn 3 năm sau, với sự quyết đoán và tính cách dám làm dám chịu của ông, nông trường chè Quyết Thắng được vực dậy và phát triển, đời sống công nhân được đảm bảo”.                                                   
Ông Nga khẳng định câu chuyện ông Bá Thanh vừa làm giám đốc nông trường vừa làm chủ bưởng” vàng lúc đó như đồn thổi không đúng sự thật.

Vũ Trung



14/02/2015 03:03 GMT+7


Chuyện ông Bá Thanh đòi đất cho dân từ tay quan tham

Ông Bá Thanh gọi phó chánh thanh tra Đà Nẵng lấy đất của dân đến làm việc và yêu cầu: Nếu anh không muốn lên trại tạm giam Hòa Sơn ở thì hãy trả lại đất cho dân ngay!
Từ những buổi đầu gặp nhau ở nông trường chè, cho đến hội ngộ ở Đà Nẵng sau chia tách tỉnh Quảng Nam và ông Bá Thanh lên làm Chủ tịch TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Nga trong 3 nhiệm kỳ làm đại biểu HĐND TP đã có không ít trải nghiệm với vị lãnh đạo TP bộc trực, nói thẳng, dám làm, dám chịu và không sợ mất lòng.
Thậm chí ở những kỳ họp HĐND, cử tri còn ví hai ông như "nước với lửa", không phải vì sự đối lập giá trị mà vì cách quyết liệt đi đến cùng vấn đề theo vị trí khác nhau của mỗi người, vì lợi ích của người dân, nhất là dân nghèo, yếu thế.
Tháng 7/2010, một gia đình thương binh bị dính vào giải tỏa đền bù mở rộng đường Núi Thành. Do hoàn cảnh khốn khó, anh chồng thương binh đi phụ xe đường dài, cô vợ ở nhà mưu sinh với quán gội đầu để nuôi người mẹ già ung thư nằm một chỗ, 2 con tuổi ăn tuổi học.
Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh
Ông Bá Thanh chọn cách đến tận cơ sở để mắt thấy, tai nghe
Ngôi nhà của hai vợ chồng có diện tích 55 m2, khi mở rộng đường phải giải tỏa 25 m2 chỉ còn 30 m2 nên được UBND TP ĐN bố trí một lô đất 100 m2 ở khu dân cư Hòa Cường.

Nhưng lô đất tái định cư này bị một số cán bộ đền bù địa phương ém nhẹm và bán lại cho một phó chánh thanh tra TP. Mãi đến 2005 gia đình thương binh vẫn không hay biết có đất tái định cư.

Sau đó họ phát hiện ra mình bị mất đất và làm đơn khiếu nại qua các kênh. Ông Nga nhận đơn của cử tri liền đi tìm hiểu và nắm được thông tin lô đất đã bị bán cho một phó chánh thanh tra TP.
Ngay tại cuộc họp HĐND TP Đà Nẵng, ông Nga đưa vấn đề ra chất vấn việc cán bộ lấy đất tái định cư của dân. Tại cuộc chấn vấn, ông bá Thanh không vừa khi đề nghị tố cáo phải nói cụ thể, chỉ đích danh, không chỉ chung chung.

Ông Nga nhớ lúc đó đã chỉ thẳng cán bộ lấy đất của dân chính là người ngồi sát ông Thanh lúc đó.
"Nghe tui nói vậy ông Bá Thanh có chút tự ái và đỏ mặt. Nhưng liền sau đó lệnh cho cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện thông tin phó chánh thanh tra lấy đất của dân là có thực" - ông Nga kể.

Chưa đầy 1 tuần sau khi đã có kết luận, ông Bá Thanh gọi phó chánh thanh tra lấy đất của dân đến làm việc và yêu cầu: “Nếu anh không muốn lên trại tạm giam Hòa Sơn ở thì hãy trả lại đất cho dân ngay!”

Lô đất đó ngay lập tức được trả cho gia đình thương binh với thương lượng trả bằng tiền ngang với giá thị trường thời điểm đó với giá 700 triệu đồng.

“Tính cách ông Bá Thanh là vậy. Nếu thấy đúng thì xử lý ngay, không có kiểu nghe để xem xét” - ông Nga nói.

Không ít vụ giải quyết đơn thư khiếu nại của dân nghèo quyết liệt đến cùng như vậy.
Năm 2005 có một qui hoạch nuôi tôm 7 ha của một số cán bộ tại phường Phước Mỹ quận Sơn Trà đã được phê duyệt, đã có 5 chữ ký của giám đốc các sở ban ngành và trình lên Chủ tịch TP ký. Đây là dự án không đúng qui hoạch ảnh hưởng đến 300 hộ nông dân và phát hiện nhiều sai phạm.

Ông Nga sau kiểm chứng đã gửi văn bản lên ông Bá Thanh và các cơ quan chức năng chất vấn, kiến nghị. Chỉ mấy ngày sau khi xác thực thông tin, ông Bá Thanh chỉ đạo cho hủy ngay dự án nuôi tôm khiến nhiều giám đốc tức tối.

Một hộ nông dân nhà bị giải tỏa cho dự án ven biển vào năm 2007 nhưng không được bố trí tái định cư. Hơn 1 năm trời đi khiếu nại, khi ông Bá Thanh nhận được đơn cho kiểm tra và ngay sau đó bố trí đất tái định cư ngay cho họ dân này.

Ông Nguyễn Văn Lắm nhà ở Hòa Cường bảo có ông Bá Thanh bà con dân nghèo được nhờ, nhiều vấn đề bức xúc phản ánh đều được ông lắng nghe và cho xử lý ngay.
Bộc trực kiểu Bá Thanh
Bộc trực, không sợ mất lòng, ông Bá Thanh đến giờ vẫn làm nhiều đại biểu tham dự cuộc họp HĐND vào giữa năm 2007 nhớ như in buổi chất vấn “nóng “ với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Hàng loạt vụ như ô nhiễm tại nhà máy xi măng Hòa Vân khiến dân la trời nhiều năm chưa được khắc phục. Hay 100 hộ dân nằm sát bờ rào của nhà máy thép và sản xuất giấy ở phía tây khu công nghiệp Hòa Khánh không chịu nổi ô nhiễm đã gửi đơn kiến nghị nhưng các cơ quan chức năng không giải quyết.

Toàn bộ hồ sơ chứng cứ ô nhiễm môi trường được thu thập đầy đủ gửi đến phiên chất vấn. Lúc đó ông Bá Thanh chủ trì phiên chất vấn đã hỏi Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Nguyễn Điểu: “Cái nhà máy giấy, nhà máy sắt ở chỗ mô ông Điểu hè?”. Ông Điểu lúng túng không trả lời.
Ông Bá Thanh lại dồn: "Anh Điểu là Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường mà không rành cơ sở. Trong khi đó một ông nông dân mà lại biết cụ thể chỗ mô ô nhiễm và ô nhiễm do đâu mới lạ". Vừa dồn ông lại hỏi: "Hay các ông đã nhận phong bì mà không xử lý cho dân nhờ?".

Nhiều cán bộ lãnh đạo một thời công tác với ông Bá Thanh nhớ mãi cái tính cách khác người, ăn nói bộc trực thẳng tưng, tranh cãi nảy lửa, làm đến cùng của người Quảng Nam mà ông Bá Thanh là một điển hình.
Vũ Trung

Tiếp: Nốt trầm của ông Bá Thanh

4. Năm không và ba có

Thứ bảy, 14/2/2015 | 11:51 GMT+7


Di sản Nguyễn Bá Thanh trong lòng người dân Đà Nẵng



'Dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sâu sát từ việc nhỏ đến những hành động lớn' là những gì  người dân Đà Nẵng nhớ về ông Nguyễn Bá Thanh - người đã có ảnh hưởng vượt khỏi tầm của lãnh đạo chính quyền địa phương.


"Di sản" lớn nhất ông Nguyễn Bá Thanh để lại cho Đà Nẵng là chương trình "5 không, 3 có". Nay, người dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành, ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, người bạn thân thiết với nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, nói.
Ý tưởng thành phố "5 không" (không hộ đói, không người lang thang xin ăn, không người mù chữ, không người nghiện ma túy trong cộng đồng, không giết người để cướp của) được khởi xướng, ông Thanh nhiều lần lấy ý kiến HĐND, các nhà nghiên cứu rồi đưa ra mục tiêu vừa phấn đấu, vừa điều chỉnh cho phù hợp. Khi đề ra mục tiêu "3 có" (có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị) thì "5 không" vẫn được duy trì.
IMG-2081-2444-1423876721.jpg
Ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng hồi ức về  ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Vạch ra đường lối để thực hiện đến cùng, nhưng ông Nguyễn Bá Thanh không bao giờ hài lòng với những gì mình làm. Khi Đà Nẵng được công nhận là một trong 20 thành phố "sạch nhất thế giới", ông Thanh phát biểu trước kỳ họp HĐND rằng "chưa thấy sướng lắm" bởi thành phố còn nhiều điểm ô nhiễm. Đà Nẵng được bình chọn là thành phố đáng sống, ông Thanh bảo, ai khen chứ bản thân ông chưa hài lòng khi cuộc sống người dân chưa yên với nạn trộm cắp, nghiện ma túy. "Đó không chỉ là tâm huyết mà còn là trí tuệ của người lãnh đạo", ông Tiếng nhận định.
"Nói được, làm được" - cụm từ nhiều người dùng nhận xét về ông Thanh, ông Tiếng thừa nhận "thực tế đúng như vậy". Ông Thanh là người nghĩ ra việc, tạo áp lực cho bản thân và cấp dưới. Giữ chức Bí thư Thành ủy, ông kiêm luôn Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng. "Có người nói anh ấy với tay quá dài, nhưng vị trí đó giúp anh dễ gần gũi quần chúng, lắng nghe những phản biện của dân để làm tốt hơn công việc của mình. Nếu chỉ làm Bí thư thì chưa chắc anh đã làm tốt được như vậy", ông Tiếng lý giải.
Luôn ủng hộ ý tưởng táo bạo, năm 2008, ông Thanh làm "bà đỡ" cho đề án 89 đưa cán bộ trẻ về phường, xã của Trưởng ban Tổ chức Thành ủy - đề án sau đó nhận bằng sáng chế. Vai trò của người tài được coi trọng với chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" từ 15 năm trước. Đến nay, đội ngũ lao động chất lượng cao đang góp sức cho sự phát triển của thành phố chứng minh tính hiệu quả của chính sách. 
Dấu ấn Nguyễn Bá Thanh mà ai đặt chân đến Đà Nẵng cũng có dịp chiêm ngưỡng là hàng loạt cây cầu bề thế và các công trình phúc lợi...
Ngoài cây cầu lịch sử Nguyễn Văn Trỗi, nhiều thập kỷ trước năm 2000, Đà Nẵng chưa có nổi cây cầu thứ hai bắc qua sông Hàn, khiến quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn kém phát triển đến mức người dân phải đi đò sang đường Phan Đình Phùng (quận Hải Châu) để đi học, đi chợ còn bảo nhau rằng đi sang Đà Nẵng. Dân gian truyền tai "con gái quận 3 không bằng bà già quận nhất" để so sánh về sự chênh lệch mức sống.
Vượt qua nhiều ý kiến bàn lui, ông Thanh quyết định làm cầu quay. Vị Chủ tịch thành phố lúc ấy trực tiếp huy động người dân đóng góp, trẻ em đi học nhịn tiền ăn sáng, cụ già bớt ăn trầu. Cầu làm xong, hai năm sau những xóm nhà tạm bợ trên sông được xóa bỏ. Đường Trần Hưng Đạo bên bờ đông được mở, thành phố cấp cho mỗi hộ dân giải tỏa một lô đất tái định cư. "Chiếc áo cũ" dần được lột bỏ.
Trong cuộc gặp 1.000 cán bộ tại cung Tiên Sơn trước khi ra Hà Nội giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương, ông Thanh nhắn nhủ: "hãy khát vọng chứ đừng tham vọng. Vì tham vọng là hướng đến cái mình chưa có, vì cái riêng, còn khát vọng là vì cái chung". Đó là tâm huyết cả đời của ông mong mỏi mọi người chung tay đưa Đà Nẵng trở thành một Singapore trong tương lai.
IMG-2121-4908-1423876721.jpg
Lá thư kêu gọi xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng do ông Thanh soạn và ký để xin tiền giúp bệnh nhân ung thư. Ảnh: Nguyễn Đông.
Các kỳ họp Quốc hội, ngồi ăn cơm cùng đoàn đại biểu, ông Thanh luôn miệng hỏi việc cần làm nhất ở Đà Nẵng là gì. Rồi ông cả quyết, nhà nước chưa có kế hoạch xây dựng ở miền Trung một bệnh viện chuyên điều trị bệnh ung thư, nên Đà Nẵng phải xây.
"Người mắc bệnh ung thư không khác gì mang án tử hình, cần phải có nơi để họ tầm soát, sớm phát hiện bệnh mà điều trị", bà Nguyễn Thị Vân Lan - Phó chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em nghèo và phụ nữ bất hạnh Đà Nẵng, nhớ về ý tưởng xây dựng Bệnh viện Ung thư lớn nhất miền Trung của ông Thanh được thai nghén từ năm 2005.
5 năm sau đó, ông tự thảo thư kêu gọi, in 10.000 bản và ký từng tờ để thể hiện sự tôn trọng với nhà đầu tư. Bệnh viện khánh thành ngày 19/1/2013 với tổng kinh phí xây dựng 1.500 tỷ đồng. "Nếu không có anh Thanh thì không có Bệnh viện Ung thư", bà Lan khẳng định và cho biết bệnh viện đang là nơi khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, có bếp ăn từ thiện, có nhà lưu trú miễn phí.
Ông Thanh luôn công khai số điện thoại di động của mình, nửa đêm dân gọi đến cũng nghe máy. Sau mỗi lần tiếp xúc cử tri, trường hợp nào cần quan tâm, ông ghi ngay vào sổ rồi nhắc nhở, kiểm tra rốt ráo. "Nhiều người thấy uy của anh Thanh thì sợ, nhưng sự quan tâm của anh với những người bất hạnh khiến người ta nể. Người ở tù, trẻ em hư, những ông chồng đánh vợ, anh Thanh đều đối thoại. Việc tiếp dân tại nhà của anh từng bị Thành ủy nhắc nhở, nhưng rồi anh vẫn gắng dậy sớm hơn, ngủ muộn hơn để những người cần nhà ở, cần tiền mổ tim không phải chờ đợi quá lâu", bà Lan hồi tưởng.
Sát cánh bên ông Nguyễn Bá Thanh thời gian dài, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, tự nhận mình là lứa đàn em. "Những nơi tiếp dân tôi thường xuyên đi cùng anh Thanh, cho nên bản lĩnh, lề lối, cung cách làm việc của anh tôi học tập rất nhiều. Sau này khi anh ra làm Ban Nội chính trung ương, tôi đảm đương trọng trách Chủ tịch thành phố, thấy cách làm của người đi trước rất hiệu quả nên cũng học tập và làm theo", ông Chiến cho hay.
bai2-2996-1423876721.jpg
Ông Lê Sang với những câu chuyện kể về vị chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3 Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngược dòng trí nhớ của xã viên Bùi Ngọc Cang HTX Hòa Nhơn 30 năm trước, anh chủ nhiệm Nguyễn Bá Thanh dáng người to khỏe, cưỡi xe Honda 67 oai nhất vùng nhưng ăn ở luôn tại hợp tác xã, thưởng phạt phân minh. Phát hiện ai gian dối, ông phê phán chính xác nên không ai dám cãi.
Cựu đội trưởng sản xuất HTX Hòa Nhơn 3 Lê Sang (77 tuổi) thì bảo, hơn 30 năm rồi, nhiều chuyện về ông Bá Thanh không nhớ hết, nhưng cái hồ chứa nước Trước Đông đang tưới tiêu cho 120 ha lúa và cây cầu Tam Thanh giúp học sinh không bị té ngã ông Thanh tự xin tiền về làm thì không bao giờ quên được. Lần khác bắt tận tay lính đào ngũ trộm củi của dân, ông Thanh báo chính quyền và bị toán lính này vây đánh. Được ông Sang giải vây, ông Thanh vào nhà cầm súng hoa cải đuổi theo khiến nhóm thanh niên bỏ chạy không dám quay lại.
Sau lần giải nguy ấy, hai người thân thiết hơn. Gặp cô cán bộ trẻ Lê Thị Quý lên HTX tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, ông Sang giới thiệu: "Tôi thấy cô Quý cũng được, công việc lại ổn định, anh Thanh lấy làm vợ đi". Bà Quý và ông Thanh sau đó nên duyên chồng vợ. "Làm quan to nhất Đà Nẵng rồi ra Trung ương, nhưng đến nhà ông Thanh chơi, ai cũng ngỡ ngàng khi được đón tiếp nhiệt tình, ân cần hỏi han và nhớ tên từng người. Đó là điều chúng tôi quý ở anh", ông Sang kể.
Luật sư Đỗ Pháp (trưởng văn phòng luật sư cùng tên ở Đà Nẵng) cho rằngthành quả nào ở Đà Nẵng cũng gắn với tên tuổi ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng hạn chế của Đà Nẵng người ta cũng nhắc đến ông. "Có người cho rằng không có ông Nguyễn Bá Thanh thì Đà Nẵng còn phát triển hơn bây giờ, nhưng không ai không thừa nhận vai trò và tầm ảnh hưởng của ông với Đà Nẵng là quá lớn. Và chưa ai ở thành phố này làm được như ông ấy", vị luật sư khẳng định. 35 ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, ngày nào ông Thanh cũng hỏi người thân cận về công việc, không dành thời gian cho riêng mình. 
Chứng kiến dòng người từ trưa đến đêm 13/2 vẫn đứng trước cổng nhà riêng ông Bá Thanh, luật sư Pháp nói, có những điều không thể diễn tả bằng lời. "Tôi không có ý so sánh ông Thanh với những nhân vật lịch sử khác, nhưng ông là một hiện tượng độc đáo của xã hội đương đại. Một lãnh đạo thành phố để lại dấu ấn với nhân dân như ông ấy là điều hiếm", ông Pháp nhận xét.
Tết này người dân Đà Nẵng không có được niềm vui trọn vẹn, vì họ đang có một cái tang chung.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/di-san-nguyen-ba-thanh-trong-long-nguoi-dan-da-nang-3147869.html

5.

6. Trần Đức Anh Sơn.

7. Nguyễn Thế Thịnh

8. Võ Thị Hảo

http://www.rfavietnam.com/node/2459

Nguyễn Bá Thanh- "Bào thai chết lưu” trong “bầu nước ối” chính trị tráo trở

Fri, 02/20/2015 - 19:38 — autum
Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội
* Chết vinh khi được người dân “dán nhãn chất lượng”
Trong những ngày này, rất nhiều người dân Đà Nẵng và VN chân thành khóc Nguyễn Bá Thanh(NBT). Thông tin trên mạng Internet về việc ông chết tức tưởi do bị đầu độc bởi một số “đồng chí tham nhũng kếch xù giết ông để “diệt khẩu” càng làm cho người VN bất bình thay cho ông và thêm tiếc thương.
 Hàng ngàn thường dân bỏ việc, xếp hàng chầu chực đợi đến lượt và nức nở khóc khi viếng ông. Những bài hát ngợi ca NBT được người Đà Nẵng sáng tác và ghi âm tung ra kịp khi ông được đưa từ Mỹ về và ngay trước khi ông mất. Nhiều người viết hoa từ Bác, Anh, Ông khi gọi NBT.
 Điều đó chỉ từng xẩy ra với Hồ Chí Minh.  Hồ Chí Minh được đưa lên làm thần tượng của người VN trước đây, được gọi là Bác viết hoa là vì ông đã rất giỏi tự tô vẽ, được tô vẽ, thần thánh hóa bởi bộ máy tuyên truyền và quyền lực bất chấp sự thật với nguồn kinh phí khổng lồ, nhai đi nhai lại về công lao và đạo đức của ông trong gần một thế kỷ thì mới đạt đến độ ấy.
Trong khi NBT vốn chỉ đứng đầu một thành phố cỡ nhỏ và chức vụ cuối đời cũng chỉ làm đến Trưởng Ban Nội chính trung ương, đặc trách phòng chống tham nhũng, còn chưa vào được Bộ Chính trị. Thông tin về ông rất nhiều khi bị bưng bít bởi lòng ghen tỵ về uy  tín. Ông chỉ là con đại bàng Đà Nẵng bị bẻ cánh và trúng đạn khi bay ra Hà Nội. Với một người chết mà lại cho rằng chết vì bị đầu độc bởi những thủ phạm kếch xù – nếu như thông tin của trang Chân dung quyền lực là đúng, thì ngay cả việc bày tỏ lòng hâm mộ và thương tiếc ông, cũng là điều bất lợi cho chính người bày tỏ.

 Sự sùng tín Nguyễn Bá Thanh của đông đảo người dân hoàn toàn nằm ngoài “quy hoạch” của hệ thống tuyên truyền và “báo chí lề Đảng”. Theo “Thay đổi ngày tổ chức Lễ tang ông Nguyễn Bá Thanh”- Thứ bảy, 14/02/2015, 09:20 (GMT+7). Nguyentandung.org thì thấy Lễ truy điệu và đưa tang ông bất ngờ thay đổi, được tổ chức sớm hơn hai ngày so với dự định trước đó của Bí thư Thành ủy Đà nẵng.

 Hẳn rằng phải có lý do đáng ngờ bên trong. Phải chăng có người không muốn nhìn tiếp cảnh hàng ngàn thường dân gập người đau lòng khóc thương NBT thêm hai ngày nữa? Mặc dù vậy, ngay sau lễ truy điệu, hàng ngàn người dân vẫn tiếp tục đổ đến  viếng NBT.

 …“Dù Anh không còn trên đời này, nhưng mỗi người dân VN luôn nhớ đến và mãi mãi ghi công. Người dân sẽ biến đau thương thành hành động quyết tâm đi theo tư tưởng cao đẹp vì nước vì dân của Anh... Nhân dân sẽ đoàn kết lại, tạo nên sức mạnh to lớn đánh bại bọn chủ nghĩa cá nhân, tham ô tham nhũng”.( comment của Nguyễn Hồng Sơn,  Vietnamnet.vn).
Điều gì khiến cho NBT được tiếc thương như vậy, mặc dù trong quá trình làm việc của ông cũng để lại một số tai tiếng. Không ít người hận ông vì ông cũng đã có lúc “độc tài”, chưa thấu tình đạt lý, thậm chí tỏ ra tàn nhẫn, như trong vụ Giáo dân Cồn Dầu đã tố cáo. Nhưng người yêu thương và cảm phục, biết ơn ông thì nhiều hơn, bởi ông quan tâm đến dân nghèo bằng hành động. Ông đã dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đối lập với cách hành xử đạo đức giả và tham lam, vô trách nhiệm, đồi bại của quan chức VN. Ông được mệnh danh là Lý Quang Diệu của Đà Nẵng khi đã xây dựng được Đà Nẵng trở thành một “ốc đảo” đặc biệt phát triển và văn minh trong cả nước. Hành động của ông còn bao hàm cả cải cách chính trị và đem lại hiệu quả thực sự.  
 “Dán nhãn chất lượng” cho NBT là những người trí thức nhận ra tính cải cách  trong suy nghĩ và hành động của ông, là những nhà báo không thể không viết về ông bởi hứng khởi mà ông tạo ra đã làm nên hy vọng cho họ về một sự đổi mới hệ thống quan chức VN nếu làm theo NBT. Ông cũng được thừa nhận bởi người dân Đà Nẵng đã được thụ hưởng kết quả của sự thay đổi tốt hơn của thành phố này, khi ngay cả những người xe ôm, bán vé số, những bệnh nhân ung thư nghèo được an ủi và chữa trị …
  • Người lãnh đạo duy nhất mà dân còn có thể thương khóc
Người dân VN khao khát điều gì?
Họ đã thất vọng quá nhiều về phẩm chất cũng như hành vi của đám quan chức tham nhũng, gỉa dối và được cho là bán nước hại dân. Họ khao khát có được ai đó, dù không hoàn thiện, nhưng khả dĩ còn có đôi chút danh dự để họ có thể ngưỡng mộ và thương khóc để mượn cớ phỉ nhổ đám quan chức bỉ ổi, cũng là để thương khóc cho chính họ.
Đó là NBT.
Trong một thể chế minh bạch, có cạnh tranh và đa nguyên thì những việc NBT làm là bình thường, đương nhiên, nằm trong trách nhiệm của một lãnh đạo. Bất kỳ ai không đảm trách tốt công việc của mình thì phải bị loại bỏ khỏi hệ thống. Nhưng ở chế độ cộng sản VN thì hoàn toàn ngược lại.
 Cung cách của NBT không phải là của một người cộng sản. Vì thế ông lạc lõng trong đàn sâu mọt khổng lồ.  Nếu quả thực ông bị đầu độc, thì ông đã bị giết chết bởi sự quyết liệt chống tham nhũng và quá nổi bật về  uy tín có được trong dân chúng. Chính điều này tạo sự so sánh bất lợi cho những kẻ bất tài, tham lam, đồi bại và đạo đức giả, bị người dân khinh miệt trong hệ thống quan chức.
Cách người ta khóc NBT khác khóc Võ Nguyên Giáp. Với Võ Nguyên Giáp, người ta khóc cho một “khai quốc công thần” đã tạo nên những chiến công lớn cho quân đội VN cũng như ông đã không tham gia vào “bầy sâu” tham nhũng và đồi bại. Người ta khóc thương ông như một người tài bị vô hiệu hóa, bị đối xử bất công. Nhưng Võ Nguyên Giáp khác NBT ở chỗ vị Đại tướng này dù có quyền lực lớn nhưng đã  bó tay chịu trận, yếm thế,  nô lệ cho hoàn cảnh và vẫn trung thành với thứ chủ nghĩa và thể chế xã hội chủ nghĩa lạc hậu mà ngay cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã vứt vào sọt rác. Ngay cả thông tin mà ông có để minh oan cho ông, cho những đồng chí đã hộ vệ ông mà bị oan khuất, ông cũng không tung ra dù dưới thời Internet, chỉ sau một cú click chuột là có thể bay khắp thế giới. Người ta cho rằng ông không tham nhũng nhưng lại quá tham sự an toàn và chấp nhận chôn giấu mình ngay khi đang sống.
Còn NBT là con người hành động. Ông trở nên khác biệt vì ông không nô lệ cho hoàn cảnh. Ông thẳng thừng tuyên chiến với tham nhũng. Ông chỉ mượn thể chế cộng sản và quyền lực không đáng kể mà ông có để thực hiện mong muốn của mình về một thành phố đáng sống, cho người dân được hưởng lợi và mang tới sự trong sạch cho bộ máy. Dù ông có là công cụ “chiến đấu” nội bộ trong tay ai, thì ông vấn có thể lựa chọn cách giảo hoạt như những đồng chí của ông vẫn làm là không chống gì cả, tận dụng vị trí đó để làm lợi thế buộc những kẻ khác phải cống nạp cho ông. Nhưng Nguyễn Bá Thanh mang tính cách bộc trực miền Trung và ông lao vào chống tham nhũng thực sự.
Tên của NBT đã được nhiều người dân tự động viết hoa, gọi là Ông, là Bác, là Anh.
          “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) mới đăng một bài viết gọi ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam "nổi bật" và "hết sức được lòng dân".
Tổ chức nghiên cứu nằm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ viết rằng việc ông Thanh qua đời là một "tổn thất" cho Việt Nam.(Theo voa.15/2/2015).
Mặc dù có một số người hận ông, nhưng đông đảo người VN tiếc thương ông, nhất là người Đà Nẵng, nhiều người coi ông như thánh sống. Cứ xem cung cách người ta chầu chực trước cổng bệnh viện để chờ tin ông, đón ông về từ Mỹ và số lượng những người tự nguyện hiến tủy để cứu ông thì biết. Điều đó là tấm lòng thành. Dẫu có tiền ngàn bạc vạn hay quyền lực nghiêng thiên hạ, dẫu có dọa dẫm và ép buộc hay dàn dựng thì những vị cầm quyền cao nhất dưới chính thể cộng sản hiện nay cũng không thể mua được.
Bình luận về sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận xét với BBC tiếng Việt vào tối 13/02 giờ Úc:
“Mặc dù cá nhân tôi chưa gặp ông Nguyễn Bá Thanh nhưng tôi đã đọc một công trình nghiên cứu không được công bố về dân chủ cơ sở của tác giả là người Việt có nhận xét và bình luận tốt về ông trong sáng kiến cho bầu cử trực tiếp giới chức cấp địa phương với Đà Nẵng là hình mẫu để áp dụng ra toàn quốc. Ông Bá Thanh được người dân ở địa phương quí mến và việc làm trong nỗ lực cải cách chính trị của ông thu hút sự chú ý trên toàn quốc”.
  • Chết tức tưởi ngay trong “cú đấm” đại án tham nhũng mở màn
Người ta có thể không tin NBT về  một vài vấn đề, nhưng không thể  nghĩ  rằng ông đã không thành thật trong ý định và việc làm chống tham nhũng, cho dù việc chống tham nhũng đó bởi ông đang là con tốt, con mã dưới bàn tay của một  ai. Mỗi một con sâu tham nhũng được diệt trừ, dẫu thuộc phe nào, người dân và đất nước đều có lợi.
"Trong luật Phòng chống tham nhũng đã nghiêm cấm bao che cho đối tượng tham nhũng rồi. Vấn đề là chúng ta phải vừa chống, nhưng cũng phải vừa phòng", ông Thanh trao đổi. (Theo Vietnamnet-2/13/2013)
 Trả lời cử tri sau kỳ họp QH ở Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, người từng tuyên bố từ tháng 1/2013 là sẽ "hốt hết, hốt liền" những con sâu tham nhũng, khẳng định các vụ đại án xét xử công khai Dương Chí Dũng, bầu Kiên sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng. "Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết.  (Theo Vietnamnet 8/1/2014)
Người ta vẫn truyền tụng những câu nói nổi tiếng của ông, không phải vì ông quá xuất sắc, mà vì cách nói trực diện của ông khác hẳng cái dàn đồng ca lựa chiều và mị dân của hầu hết cán bộ công chức và quan chức hiện nay.
-Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ; Đà Nẵng phải đáng sống chứ không phải chán sống. Quân tử nói là phải làm;Thắng lợi thì vỗ tay, sai không ai chịu trách nhiệm; Ăn chặn của người nghèo, phải xử lý nghiêm minh, kỷ luật nặng; Họp nhiều nó mụ mị đi; Nếu làm sai, về hưu, tôi cũng chống gậy đến gây sự!; Không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém! Tôi nói là làm, không chạy làng…
(Phát biểu về tham nhũng trong đầu tư xây dựng tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng ngày 10/1/2013, ông nói: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”, “không ít cán bộ vừa ăn vừa phá, phá tàn canh nền kinh tế” –
NBT đã trở thành một người hùng Đà Nẵng, biến đổi hoàn toàn diện mạo của thành phố này, từ hình thức đến nội dung, trở nên hiện đại, minh bạch hơn và văn minh hơn. Và từ đó, ông cũng trở thành một người hùng trong thời bình ở VN.
Đã có đôi lần, người dân trong nước hồi hộp, hy vọng ông lên Thủ tướng. Người ta hy vọng rằng một người đã có thể thay đổi được diện mạo Đà Nẵng vậy mà lên làm nguyên thủ quốc gia sẽ thay đổi được diện mạo VN.
Nếu ở Đà Nẵng, NBT là “chúa sơn lâm”. Mỗi bước đi, mỗi tiếng gầm của ông đều có hiệu ứng, có những người hiểu được ông và làm theo ông, thì việc ông rời khỏi mảnh đất ấy, rơi vào móng vuốt của những kẻ chỉ dùng ông như một con tốt cho những mục đích và quyền lợi sâu xa của họ chứ không thực lòng chống tham nhũng, ông rơi vào bẫy “hùm thiêng sa cơ”. Nếu ông không chết vì bị đầu độc như thông tin mà “Chân dung quyền lực” đã công bố, thì ông cũng đã bị vô hiệu hóa, bị giết chết về quyền lực, khi ông đã không vào được Bộ chính trị mà lại nhận nhiệm vụ lớn đến mức tất cả những lãnh đạo trong “tứ trụ” trên ông đều tuyên bố hùng hồn, đều nhận trách nhiệm làm mà không thực lòng hành động.
  • Trở thành “cái thai chết lưu” trong “bầu nước ối chính trị” tráo trở
NBT không biết rằng không khí chính trị Hà Nội không là Đà Nẵng.
 Ngay cả Sài Gòn cũng chẳng giống Hà Nội, dẫu thành phố Sài Gòn đã đổi sang một cái tên dài dặc sặc mùi lập trường là Thành phố Hồ Chí Minh.
Chất “nước ối” bao quanh không khí chính trị Hà Nội là gì? Thật khó tả, Có vị lờ lợ tráo trở. Mùi tanh của nước mài búa liềm rỉ. Nước sốt đặc sệt của “nói z…zậy mà không phải zậy” như cách người miền Nam vẫn nói về người miền Bắc… Và đặc biệt, tất nhiên, sặc vị màu chao đen Trung Nam Hải. Cần dừng lại hơn một phút để chú giải vị này. Vị này được chế biến bởi dư vị máu của một nền chính trị cộng sản nước lớn mà đặc sản là luôn tạo ra những phong trào đồng bào đồng chí giết hại lẫn nhau, chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông cũng đã  gần 70 triệu người(theo “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”), chưa kể vụ Thiên An môn năm 1989 với hàng ngàn sinh viên biểu tình ôn hòa đòi dân chủ đã bị chính quyền cho xe tăng nghiến nát xác chưa kể đến nhũng chiến dịch sau này và Trung Nam Hải đã rất tài tình xuất khẩu, di dời phong cách đó sang Campuchia và Hà Nội.
NBT có thể đã ngây thơ, hoặc cố tình không biết thái độ ngầm dung dưỡng cho tham nhũng của những vị lãnh đạo cao nhất và toàn bộ máy? Dưới chính thể cộng sản độc tài VN, chẳng ai thực lòng cải cách chính trị và chống tham nhũng. Bởi vì nếu thực lòng, thì riêng mỗi một cá nhân trong “bộ tứ” đầy quyền lực cũng đã có thể tiêu diệt được tham nhũng và tiến hành cải cách thể chế.
“…Cũng trả lời cử tri sau kỳ họp QH nhưng ở Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, người từng tuyên bố từ tháng 1/2013 là sẽ "hốt hết, hốt liền" những con sâu tham nhũng, khẳng định các vụ đại án xét xử công khai Dương Chí Dũng, bầu Kiên sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng. "Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết. (Theo Vietnamnet 8/1/2014)
Sao NBT không nhận ra,  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trước đó, vào Thứ Bảy, 07/12/2013 | 20:54 GMT+7 đã bộc lộ: “Đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."(theo vtc.vn). Một năm sau, ông lại tuyên bố  "Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định". (theo Vietnamnet 6/10/2014) . ..Bằng cung cách đó, ông đã gián tiếp “giết” những người thật lòng nghe lời Đảng mà chống tham nhũng.
Lời than vãn về “bầy sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ là để thể hiện sự bất lực và nói để “cho vui”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2006 tuyên bố làm dân cảm động phát khóc: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.”, nhưng tham nhũng tăng khủng khiếp với quy mô ngày càng lớn sau những năm điều hành của ông. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì chối từ trách nhiệm với một câu nói quá nổi tiếng tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 4: "QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?"( Vietnamnet.vn, 11/4/2014) !..
Vậy “hùm thiêng” Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội đã biến ngay thành một kẻ sa cơ vì ông không tiêm vào máu ông cái chất lờ lợ tráo trở của bầu nước ối để thủ lợi cá nhân bằng cách dung dưỡng cho tham nhũng. Ông thành một “cái thai chết lưu” trong “bầu nước ối chính trị” Hà Nội.
Danlambao blogspost.vn, bài “Từ cái chết của Phạm Quý Ngọ đến cái sắp chết của Nguyễn Bá Thanh” có đoạn phân tích: “Nghi vấn đặt ra rằng liệu vào ngày 16.12.2013 bên cạnh bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng còn có một bản án tử hình kiểu khác dành cho Nguyễn Bá Thanh ở Bắc Kinh mà Bá Thanh không biết?
Để có thể chiếu phần nào ánh sáng vào bức tranh âm u có nhiều tử khí này, chúng ta thử nhìn lại những gì đã xảy ra sau chuyến đi Bắc Kinh đột ngột của Nguyễn Bá Thanh vào 16.12.2013?
Tại phiên tòa ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng đã khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ và đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD.
Hơn một tháng sau đó, khi cuộc điều tra đối với những nhân sự liên quan đang tiến hành thì Phạm Quý Ngọ đột tử vì "ung thư" vào ngày 18.2.2014. Nhiều đầu mối lãnh đạo đảng liên quan khác, trong đó nhân vật chính là bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đã theo ông Ngọ chôn sâu vào lòng đất với quyết định đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" vì Quý Ngọ đã không còn. 
Phạm Quý Ngọ chết 2 tháng sau khi Nguyễn Bá Thanh có mặt ở Bắc Kinh.
3 tháng sau khi Ngọ chết vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014 Nguyễn Bá Thanh đối diện với tử thần với cái gọi là bệnh rối loạn sinh tủy theo lời của Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương là Nguyễn Quốc Triệu.
Cũng vào tháng 5, 2014 này, vào ngày 7.5.2014 tòa phúc thẩm y án tử hình Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, điều lạ là đối diện với bản án này người ta chỉ thấy Dương Chí Dũng cười rất tươi và dặn dò người thân rằng: “Cứ bình tĩnh, yên tâm. Giữ gìn sức khỏe!”.
Tình trạng của Nguyễn Bá Thanh không khác gì lắm so với Phạm Quý Ngọ trước khi chết.
Sau khi Phạm Quý Ngọ chết người ta mới biết là ông ta được đưa vào Bệnh viện Quân đội 108 để điều trị.
Tương tự như vậy, Nguyễn Bá Thanh cũng được điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Sau đó sang Singapore điều trị vào tháng 6 và tháng 7, cuối cùng là sang Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 8/2014. Những tin tức về tình trạng sức khỏe của Bá Thanh đều bị dấu nhẹm hay được xào nấu, giàn dựng và chỉ thông báo nửa vời sau khi đã tràn ngập những thông tin không chính thức trên mạng xã hội.
Tất cả "hình như" nằm trong cuốn phim diệt chuột giữ bình mà trong đó những "siêu sao" coi bộ dễ mắc bệnh ung thư vào giai đoạn cuối…”.
Phân tích của Dân làm báo dù chưa được minh định nhưng được sự chú ý và đồng tình của nhiều người.
* Một linh hồn gia nhập hàng dân oan
Bây giờ thì cái chết của NBT đã chấm dứt những tháng ngày đau khổ, phải vật lộn với những đau đớn thân xác và đặc biệt là những đớn đau tinh thần.
Một điều đáng mừng là do bản tính của ông, ông chưa kịp gia nhập vào cái “làng” mà nhiều người càng có quyền cao chức trọng càng tham nhũng, gỉa dối và đồi bại và dân càng khinh miệt. Ông chưa đứng vào hàng phản dân hại nước để mãi bị người đời nguyền rủa về sau.
 Cho đến những ngày cuối đời, NBT vẫn bị bao vây giữa tầng tầng lớp lớp những cái gọi là “bí mật nội bộ” về tình hình sức khỏe của ông và thiên hạ không thể nào biết được đâu là thật đâu là giả, bởi những lời nói từ miệng người có trách nhiệm về tình hình sức khỏe của ông rất nhiều khi lại là lời dối trá.
Mãi đến khi “Chân dung quyền lực” tung ra chuyện “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” như một quả bom, thì người dân mới được biết chút ít về thân phận NBT. Bao lời đồn đoán tung ra. Và có thể tưởng tưởng tượng được nỗi khốn khổ nhường nào trong bao nhiêu ngày tháng ông bị cách ly với bạn bè, người thân và sự bao vây, ngăn cản trong “bức màn sắt” ấy không phải vì sức khỏe của ông, mà có thể chỉ vì mục đích của một số người nào đó muốn vĩnh viễn chôn chặt những thông tin ông biết, những việc ông đang làm dở dang và nỗi hàm oan của ông dưới ba thước đất!
 Lâu nay rồi, có những kẻ đã lăm lăm cuốc xẻng chỉ chực để chôn ông trong khi ông đang thở, đang sống trên giường bệnh và có thể đang ngước đôi mắt vô vọng tìm kiếm một bàn tay thành thật, mong ước không có một bàn tay hiểm độc có thể chẹn cổ ông bất cứ lúc nào ông định trăng trối một điều gì đó. Ngay cả tính mạng của những người thân ông cũng có thể bị đe dọa bởi quyền lực của “bức màn sắt” do những bí mật này.
Cứ theo những thông tin rất khó bác bỏ thì NBT là một nhân chứng của thực trạng những người có tài, có tâm huyết và chính trực ở VN đã bị triệt hạ. Ông là một thí dụ, sừng sững mà còn rất lâu người ta mới có thể quên về việc chống tham nhũng thì bị trả thù đến mức nào.
Ông là danh sách nối dài của những nạn nhân của nền chính trị xã hội chủ nghĩa – cái vỏ bọc hữu hiệu cho một bè lũ đã cát cứ và tạo nên một nền kinh tế tư bản thân hữu man rợ.
NBT không nằm ngoài danh sách Dân oan.
Cuộc chiến giữa các nhóm quyền lực cộng sản VN đã đi đến hồi quyết liệt và sẵn sàng đòi máu đối phương nếu không chịu thỏa hiệp. Cái chết của NBT là một sự đe dọa hiệu quả cho những ai còn chưa chịu câm lặng trước quyền lực đồi bại. Ai sẽ còn dám chống tham nhũng nữa nếu người ta trông vào thân phận Nguyễn Bá Thanh?! Cái cỗ xe chở đầy vàng, máu và ung thư của nền chính trị VN sẽ cứ thế lao nhanh theo con đường tự hoại, tự diệt vong vì không ai có thể ngăn đà lao của nó.
Cái chết của NBT đã đem đến sự đắc thắng tạm thời cho những tập đoàn tham nhũng và tư bản thân hữu man rợ.  Cái chết của ông là sự thức tỉnh cho những người hy vọng cải cách chính trị nửa vời ở VN trong tình thế cộng sản  độc tài toàn trị. /.
VTH
9.
10.

II. Những lời kể dài hơi

1. Thái Bá Lợi




14/02/2015 16:04 GMT+7


TTO - Tuổi Trẻ giới thiệu những câu chuyện về ông Nguyễn Bá Thanh được nhà văn Thái Bá Lợi ghi lại và thể hiện trong tiểu thuyết Câu chuyện Đà Nẵng. Những câu chuyện này chưa từng được công bố ở bất kỳ đâu.

Nhà văn Thái Bá Lợi đang viết cuốn tiểu thuyết Câu chuyện Đà Nẵng, về mảnh đất và con người nơi ông gắn bó mấy chục năm qua cả trong chiến tranh và hòa bình.  
Đà Nẵng, phố xá và con người đối với ông thật gần gũi. Bạn bè, những người ông quen biết đủ các thành phần…
Hàng ngày ông sống với họ, được nghe những câu chuyện thật của họ, thì tại sao không viết về họ. Trong đó không thể thiếu con người đặc sắc Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch thành phố Đà Nẵng.
Xin giới thiệu những câu chuyện thật về ông Nguyễn Bá Thanh, được tác giả ghi lại qua rất nhiều lần chuyện trò, tâm sự.  
Kỳ 1: Thành phố hồi sinh từ đêm mưa rừng
Vào mùa mưa 1994, một đoàn cán bộ tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng lên công tác tại huyện Hiên do Bí thư tỉnh ủy Mai Thúc Lân dẫn đầu. Trong một đêm vắng, ngoài rừng mưa rả rích, bên bếp lửa sau bữa cơm tối, mấy cán bộ trẻ cấp giám đốc sở tự nhiên đem chuyện Đà Nẵng ra bàn.
Nhiều người tỏ ra bi quan trước thực trạng thành phố đang trì trệ nhiều mặt bây giờ. Những mặt yếu khác được xới tung lên và cuộc đàm đạo về những giải pháp cho thành phố gần như đến chỗ bế tắc.
Nguyễn Bá Thanh, giám đốc Sở nông nghiệp châm điếu thuốc, thủng thẳng nói:
- Chuyện ấy có gì trầm trọng lắm đâu. Vấn đề là có muốn giải quyết hay không.
Cuộc tranh luận sôi động hẳn lên. Những người đã nằm trong mùng rồi cùng ngồi bật dậy. Họ đưa ra những lý lẽ của riêng mình để chứng minh Đà Nẵng có được vực dậy hay sẽ bị chìm nghỉm hơn nữa. Đêm rừng càng vắng tiếng nói của họ nghe càng lớn.
Bí thư tỉnh ủy Mai Thúc Lân đã treo mùng rồi nhưng chưa ngủ. Ông nhẹ nhàng sang phòng của các giám đốc.
- Tôi vào được không?
Cuộc tranh luận khựng lại. Vài người xịch ghế để dành chỗ cho bí thư.
- Tôi đã nghe đủ câu chuyện của các cậu. Tình hình phức tạp chứ không đơn giản như các cậu nghĩ đâu.
- Thưa anh, chưa ngủ được anh em nói chuyện cho vui thôi.
- Vui là thế nào? Bí thư Lân nhìn sang Bá Thanh - tôi hỏi mấy câu này, cậu trả lời được không?
Bá Thanh xịch ra mép giường như muốn đến gần với bí thư hơn.
- Dạ, anh cứ hỏi.
Trước thái độ sẵn sàng của giám đốc Sở Nông nghiệp, bí thư Lân nhìn thẳng vào mặt anh, có khựng lại một tí, rồi ông cất lời:
- Tôi hỏi cậu ví như chuyện bí thư rồi chủ tịch thành phố mua nhà công trên đường Hoàng Diệu, dân phản ảnh, gây dư luận không hay, ở cũng không được, bán cũng không được, cậu giải quyết thế nào?
Bá Thanh không một chút chần chừ trả lời chuyện ấy có gì là khó đâu. Trả lại nhà cho nhà nước, hoặc có mua thì định giá sát với thị trường. Việc quan trọng là phải công khai để ai cũng biết thì mọi dư luận sẽ được dẹp êm.
- Cậu nghĩ quá đơn giản. Cán bộ cấp đứng đầu thành phố mà có thể xử lý như vậy được à?
Bá Thanh hỏi lại: Vậy thì phải xử lý ra sao hả anh?
Bí thư Mai Thúc Lân bắt đầu sôi nổi:
- Cậu chất vấn mình hả. Được thôi. Bây giờ mình hỏi câu thứ hai.
Vốn là một cán bộ nhiệt tình nhưng dễ nóng, bí thư Mai Thúc Lân lần lượt đưa ra những câu hỏi với Nguyễn Bá Thanh về phương kế để vực dậy thành phố Đà Nẵng.
Cuộc tranh luận kéo dài đến nửa đêm. Người hỏi người trả lời vẫn chưa cảm thấy có gì mệt mỏi. Vì thấy đã quá khuya, Chánh văn phòng tỉnh ủy đề nghị mọi người đi ngủ.
Sáng ra trên đường về lại thành phố, bí thư Lân nói với nhà báo Đinh Văn Mãnh ngồi cùng xe: "Cái cậu Bá Thanh này là người huyên thuyên, một tấc đến trời".
- Thưa anh, không hẳn như vậy, Bá Thanh là một người hành động - nhà báo đáp lại. Rồi anh kể cho bí thư Lân nghe anh đã nhiều lần gặp Nguyễn Bá Thanh từ những ngày còn chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc nông trường, phó chủ tịch huyện, anh biết đây là một con người không bao giờ nói mà không làm. Nếu đặt anh đúng chỗ sẽ có thành quả ngay.
Bí thư Lân trầm ngâm, không nói gì cho đến khi xe qua cổng văn phòng tỉnh ủy. Không biết trong khoảng thời gian sau đó, ông đã nghĩ gì, những người trong bộ máy lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã nghĩ gì. Có người kể lại rằng bí thư Mai Thúc Lân đã nhiều lần trao đổi nảy lửa với Bá Thanh có khi cả buổi, có vẻ như không ai nhượng bộ ai nhưng kết thúc bằng những nụ cười. 
Ông Nguyễn Bá Cảnh (trái - con trai ông Nguyễn Bá Thanh) và ông Nguyễn Bá Bình (phải - em trai ông Nguyễn Bá Thanh) trả lễ tại lễ tang ông Nguyễn Bá Thanh ngày 14-2 - Ảnh: Trường Trung
Cuối năm 1994, ông Nguyễn Bá Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, lúc đó còn trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ngang cấp với một huyện.
Nhiều người ở Đà Nẵng sau này vẫn ca ngợi tầm nhìn người chính xác của ông Mai Thúc Lân khi cương quyết chọn Nguyễn Bá Thanh làm cán bộ chủ chốt của thành phố.
Trong bối cảnh công tác cán bộ lúc đó, đúng ra lựa chọn một người nhiều cá tính, nói năng thẳng thắn, nếu không hiểu sẽ mất lòng lãnh đạo như Nguyễn Bá Thanh không phải là dễ.
Cũng ít người biết rằng sự mở đầu để một thành phố đang trì trệ được hồi sinh lại bắt nguồn một đêm mưa rừng ở huyện Hiên, giáp biên giới Việt - Lào.

Kỳ tới: Cả đời chưa thấy Chính phủ bao giờ (Mời bạn đón đọc vào ngày 15-2)



Nguyễn Bá Thanh: "Cả đời chưa nhìn thấy Chính phủ bao giờ"


15/02/2015 12:49 GMT+7


TTO - Sau ngày nhậm chức chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, biết tin Chính phủ có cuộc làm việc với một số tỉnh trong đó có Quảng Nam - Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh gợi ý xin một suất dự họp.


Anh gợi ý với lãnh đạo tỉnh:
- Các anh xin cho Đà Nẵng một suất dự họp được không?
- Nhưng đây là việc của cấp tỉnh. Bí thư Mai Thúc Lân trả lời.
- Thì anh cứ thử xin để anh em một lần cho biết Chính phủ. Cả đời người chưa nhìn thấy Chính phủ bao giờ.
- Cậu nhiêu khê quá.
Những tưởng gợi ý khó được chấp nhận, nhưng gần đến ngày họp, Nguyễn Bá Thanh có tên trong đoàn của tỉnh, anh được phân công phát biểu mười lăm phút về tình hình Đà Nẵng.
Nói chưa đã thèm
Ra Hà Nội lần này, trong lòng Bá Thanh xốn xang với những trăn trở buồn vui. Kỷ niệm những năm học tập trên đất Bắc ập đến với anh, nhưng anh không có thời gian để ra Đông Triều thăm lại ngôi trường cũ thời phổ thông cũng như sang Trâu Quỳ - nơi có Trường đại học Nông nghiệp mà anh từng học.
Anh phải tập trung suy nghĩ để trong mười lăm phút ngắn ngủi phải nói ra được những điều cốt lõi nhất, gây được ấn tượng nhất cho cử tọa. Đây là cuộc họp do đích thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì. Đối với một vị lãnh đạo biết lắng nghe và quyết đoán này, anh không thể bỏ lỡ cơ hội.
Khi được giới thiệu phát biểu, Bá Thanh dù đã chuẩn bị kỹ nhưng cũng bị lố thời gian. Khi hết mười lăm phút, cán bộ văn phòng Chính phủ nắm áo anh giật mấy lần, nhưng anh vẫn cố trình bày cho hết ý kiến sang đến phút thứ mười tám. Đến giờ giải lao Thủ tướng đến chỗ Bá Thanh:
- Cậu phát biểu thế đã hết ý chưa?
- Thưa anh, mới nói được mấy ý chính thôi, chưa đã thèm tí nào. Nếu Thủ tướng cho một ngày thì nói mới đã.
Thủ tướng vỗ nhẹ vào vai Bá Thanh:
- Cậu về suy nghĩ thật chín đi. Sẽ có lúc để cậu nói cho đã thèm.
Nguyễn Bá Thanh suy nghĩ hướng đột phá của Đà Nẵng là cái gì. Làm việc gì trước, việc gì sau. Chỉ một việc mở rộng đường Quang Trung mới đụng đến những cây xà cừ, vốn là loại cây không thích hợp trồng trên phố vì rễ nổi, thân to phá vỡ vỉa hè, mùa mưa bão lại dễ đổ vậy mà báo chí đã phản đối “xa rồi, xà cừ ơi...” thống thiết.
Các đoàn thể xã hội, các bậc lão thành đã kiến nghị không được đụng đến hàng cây lâu năm này. Không đụng vào hàng cây xà cừ thì làm sao mở rộng đường? Những bài toán không phải dễ giải. 
Và còn cả chục, cả trăm bài toán như vậy nữa.
Bá Thanh vừa suy nghĩ, tính toán chuẩn bị cho buổi gặp Thủ tướng vừa nóng lòng chờ cuộc điện thoại từ văn phòng chính phủ. Mấy tháng trời trôi qua chưa có chuông reo.
Một ngày được nói cho đã, nhưng đó là ngày nào? Hai phần ba đời người là chờ đợi. Bá Thanh cũng không thể nằm ngoài cái hai phần ba ấy.
Người dân Đà Nẵng đau đớn khi đến viếng đám tang ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh: Lê Trung
Rồi cuộc điện thoại từ văn phòng chính phủ đến. Bá Thanh cùng bốn người đứng đầu các thành phố trực thuộc tỉnh được triệu tập vào TP.HCM gặp Thủ tướng.
Đà Nẵng được Thủ tướng cho phép trình bày một ngày. Bá Thanh đã cố gắng để trong quỹ thời gian đó nói lên được hết những suy nghĩ của mình. Đà Nẵng trình bày sau cùng. Đến lượt Thủ tướng hỏi anh:
- Bây giờ nói chuyện ngoài lề trước khi vào chuyện chính. “Ông thị trưởng” hãy nói một câu thôi về Đà Nẵng.
Bá Thanh trả lời ngay, tuy anh chưa chuẩn bị cho tình huống này.
- Thưa Thủ tướng, nếu một câu tôi xin nói từ khi có Đà Nẵng cho đến ngày giải phóng chưa bao giờ đô thị này trực thuộc cấp tỉnh.
Thủ tướng bỏ kính ra, thong thả nói:
- Ông có thể nói thêm vài câu nữa chi tiết hơn.
- Thưa, Đà Nẵng từ ngày thành lập là nhượng địa của Pháp, khi Pháp rút đi giao lại cho chính quyền Sài Gòn, lúc nào nó cũng trực thuộc trung ương. Hiện nay ta đặt cho nó mặc cái áo ngang cấp huyện, không thể nào phát triển được. Điều này dễ nhận ra, nhưng đã hai mươi năm rồi mà không thay đổi được. Việc nó bê trệ, ì ạch như vậy tại sao chẳng ai coi là lạ cả.
- Ông có thể nói một câu nữa về tình hình kinh tế xã hội Đà Nẵng bây giờ.
Nguyễn Bá Thanh có chuẩn bị câu này, nhưng anh chưa nói ngay, xin phép Thủ tướng uống hết ly nước.
- Hải Phòng và Đà Nẵng là hai thành phố cảng, có tiềm năng kinh tế gần như nhau. Nhưng toàn bộ kinh phí của Đà Nẵng chưa bằng kinh phí của công ty vệ sinh Hải Phòng. Thưa Thủ tướng đó là bức tranh sinh động về thực trạng kinh tế xã hội của Đà Nẵng…
- Đó là một chi tiết có sức sống, sẽ kiểm tra độ chính xác. Bây giờ ông hãy trình bày rõ ràng những điều ông chuẩn bị. Thời gian là một ngày đó nghe. Ông không cần phải đứng như vậy, cứ ngồi xuống cho thoải mái.
Bá Thanh biết lúc này mình không nên vội vàng. Anh ngồi lại ngay ngắn rồi theo đề cương đã chuẩn bị mấy tháng nay, thong thả trình bày tất cả những điều về thành phố của anh, những đặc điểm địa lý, lịch sử của nó. Cái nó đã làm được và đặc biệt cái nó chưa làm được cùng với những giải pháp đưa nó tiến lên rõ ràng, cụ thể.
Nhìn thái độ của những người nghe đặc biệt là sự chú ý lắng nghe của Thủ tướng, Bá Thanh biết phần trình bày của anh suốt trong một ngày có sức thuyết phục. Bá Thanh hiểu rằng được gặp Thủ tướng lần này là một cơ hội hiếm hoi, anh đã cố gắng để đạt những điều không chỉ riêng anh mà cả những người tâm huyết với thành phố mong muốn.
Nhưng đó cũng chỉ là những đề xuất, trình bày còn nó có được lắng nghe và chấp nhận hay không, có được biến thành các chủ trương, nghị quyết của lãnh đạo hay không là câu chuyện khác, phải kiên trì chờ đợi và tiếp tục thuyết phục. Dù sao những điều bức xúc của Đà Nẵng đã đến chính phủ…
Bài toán mở rộng đường Quang Trung
Máy bay hạ cánh, lăn chậm trên đường băng sân bay Đà Nẵng do quân đội Mỹ xây dựng. Là sân bay lớn ở nước ta, máy bay B52 có thể hạ cánh được trong tình trạng khẩn cấp. Hai chục năm qua cảnh trí của nó vẫn vậy, chẳng có thay đổi gì.
Bá Thanh nhìn thấy những đàn bò gặm cỏ ngay sát hàng rào đường băng và tự đặt câu trả hỏi không biết có lúc nào nó nhảy rào vào đường băng không? Những đàn bò đó góp phần cung cấp thịt cho thành phố, ăn thứ cỏ mà mười năm sau người Mỹ phải bỏ ra hàng chục triệu đôla để khử chất dioxin độc hại trong sân bay.
Bá Thanh cũng không biết rằng người chăn dắt đàn bò đó là nhà thơ Tô Như Châu, người sáng tác bài thơ “Có phải em mùa thu Hà Nội”, vốn là nhân viên kỹ thuật của sân bay dưới chế độ cũ, người chưa từng ra Hà Nội.
Sau này một nhà thơ có nói cho Bá Thanh biết điều đó, khi hỏi thăm thì Tô Như Châu đã mất vì xơ gan mấy năm trước. Cảnh xơ xác của sân bay cũng là một biểu tượng cho sự trì trệ của Đà Nẵng.
Chánh văn phòng Ủy ban ra đón anh, vừa ngồi vào ghế anh ta nói:
- Thưa anh về văn phòng em sẽ báo cáo một việc quan trọng.
- Thì cậu cứ báo ngay đi, cần gì phải về đến văn phòng.
Người Chánh văn phòng báo cáo với Bá Thanh việc mở rộng đường Quang Trung, một trong những con đường đẹp của thành phố, có những hàng xà cừ cổ thụ hàng trăm năm. Theo thiết kế phải chặt bỏ những cây xà cừ cổ thụ mới mở rộng được đường.
Vừa mới thi công thì dư luận đã nhao nhao phản đối. Báo chí có nhiều bài thương khóc những cây xà cừ nghe rất não lòng. Nhiều người thuộc phái “xà cừ cực đoan” cho việc mở rộng đường Quang Trung là phá mất vẻ cổ kính của thành phố, hạ xà cừ xuống là triệt hạ những ký ức trăm năm.
Vài bài báo giật tít lớn: "Xà cừ ơi xà cừ…" thống thiết. Đã có cả chục kiến nghị của người dân muốn thành phố ngừng thi công mở rộng đường. Theo Chánh văn phòng mấy ngày nay người ta bàn tán về đường Quang Trung như một sự kiện nổi cộm của thành phố.
Từ sân bay về rồi ngồi ở văn phòng thêm một giờ nữa, Bá Thanh muốn nghe hết câu chuyện con đường. Khi người Chánh văn phòng dừng lại để xin ý kiến, Bá Thanh nói:
- Cậu hỏi xem bên thiết kế giao thông có thể mở rộng thêm mỗi bên hai mét nữa được không?
- Báo cáo anh mới mở từng ấy người ta đã kêu râm trời rồi, mở thêm nữa thì chưa biết còn thế nào nữa.
Bá Thanh đang cầm tập hồ sơ đặt xuống bàn:
- Thì trước sau người ta cũng kêu, nhân đây mình làm luôn một lần để sau này khỏi phải mở rộng lần nữa. Cậu sang ngay chỗ thiết kế đi. Sáng mai phải báo cáo để tôi biết, không được chậm trễ thêm.
Lúc đó có điện thoại của Bí thư Lân: Cậu đã thấy Chính phủ chưa ? - Dạ thưa anh, thấy rồi.
Kỳ 3: Người mẹ của ông Nguyễn Bá Thanh




Người mẹ của Nguyễn Bá Thanh

16/02/2015 14:10 GMT+7


TTO - Cha thoát ly, tập kết ra Bắc, rồi vào lại chiến trường nhưng ít khi cha con gặp nhau, Nguyễn Bá Thanh sống với mẹ suốt cả những năm niên thiếu.



Ông Nguyễn Bá Thanh
Hình ảnh người mẹ luôn ở bên anh dù khi sống bên mẹ hay lúc xa mẹ. Căn nhà đã có sửa sang lại nhưng hình ảnh căn nhà cũ, mái tranh, vách đất với cái chõng tre ba mẹ con ngủ với nhau nhiều năm tháng luôn để lại trong Nguyễn Bá Thanh ấn tượng đặc biệt.
Năm 1954, cha tập kết ra Bắc, để lại ba mẹ con cùng với căn nhà này. Đó là thời kỳ khó khăn của cách mạng miền Nam sau hiệp định Geneve, nó ứng ngay vào gia đình anh.
Người mẹ trẻ với hai đứa con thơ dại
Đối với mẹ con anh đó là những tháng ngày đen tối. Mấy sào ruộng trên đồng đất khô cằn chẳng thể nào nuôi đủ ba miệng ăn. Bữa sáng không có gì ăn đã đành, bữa trưa, bữa chiều cơm ít sắn nhiều, với những tô canh rau lá hái trong vườn nhà.
Đủ gạo ăn đã khá, các món chi dùng khác là phải vay mượn. Nợ nần, đói kém dồn lên đôi vai người mẹ trẻ với hai đứa con thơ dại.
Đã vậy, là diện có chồng tập kết ra Bắc, cứ mươi ngày nửa tháng bà lại bị chính quyền gọi đi học tập một lần cùng thời gian cỡ mươi ngày nửa tháng. Ở những đợt học tập tố cộng này, cũng như mọi vùng đất khác trên toàn miền Nam, những trò như sám hối ly khai cộng sản diễn ra. Người thần kinh không vững có thể suy sụp ngay từ những đợt học tập đầu tiên.
Ngoài việc khủng bố tinh thần, chính quyền Sài Gòn còn muốn đạt một mục đích khác là đánh vào kinh tế, vì những gia đình phải đi học tập chẳng còn thời gian nào mà lo làm ăn, kiếm sống. Với kiểu bao vây nhiều mặt như vậy, con người ta sẽ dễ dàng suy sụp.
Bá Thanh sẽ không bao giờ quên được cái chết của người chị gái. Năm ấy, chị mười tuổi, hơn anh bốn tuổi. Bây giờ nhớ lại, Bá Thanh biết chị chỉ cảm sốt rồi nặng dần lên vì không thuốc thang.
Trong xã có một ông y tá tư tên là B.Q, mẹ đến nhờ nhiều lần nhưng ông không đến chích thuốc. Có lẽ người ta nghĩ nhà anh quá nghèo, có chích thuốc cũng không có tiền trả.
Người mẹ trẻ chỉ còn biết hái lá thuốc trong vườn ngoài đồng sắc cho con uống. Bệnh tình của chị ngày càng nặng, sau bao lần lay lục van xin, ông y tá cũng đến. Ông nói sẽ chích cho chị một mũi, nhưng vừa rút kim ra chị anh đã tắt thở.
Cái chết của người chị làm bà mẹ trẻ suy sụp, bà thương con gái bứt tóc đến nỗi đầu không còn tóc, như một người cạo đầu.
Mỗi buổi chiều, lẽo đẽo theo mẹ lên thăm mộ chị, Bá Thanh không thể cầm lòng nhìn mẹ lăn lóc khóc thương con. Những hình ảnh ấy in sâu vào tâm trí đứa bé mới sáu tuổi đời là anh, rất khó phai mờ.
Sau này đã trưởng thành, nhiều đêm anh vẫn mơ thấy cảnh chị gái qua đời quá bi thảm như vậy. Thực ra chỉ cần một khoản tiền nhỏ là cứu được chị, nhiều người trong thôn cũng muốn cưu mang mẹ con anh, nhưng người ta sợ liên lụy với gia đình có người tập kết ra Bắc nên không dám. Còn mẹ anh nhiều năm sau vẫn tin con gái mình không thể chết dễ dàng như vậy được.
Sau cái chết của chị gái, Bá Thanh cũng bị hai trận ốm nặng thập tử nhất sinh, nhưng có lẽ do tố chất mạnh mẽ, anh vượt qua được.
Liều mình để giữ phẩm hạnh
Người trong thôn nói với nhau, mẹ anh là người có nhan sắc trong vùng, xứng đôi với cha anh cũng là người đẹp trai. Bá Thanh biết mẹ anh là người nhanh nhẹn, tháo vát.
Bà chỉ biết đọc, biết viết mà làm việc gì cũng gọn gàng. Có ai ngờ được nhan sắc của bà gây nên cuộc chiến khốc liệt để gìn giữ sự trinh tiết, gìn giữ phẩm giá của người phụ nữ, giữ gìn truyền thống cách mạng của gia đình kéo dài cả chục năm.
Không biết cái chủ trương cứ làm cho bất cứ người đàn bà nào có chồng tập kết ra Bắc có bầu là chiến tích của người “quốc gia” do ai phát kiến ra, nghe nói chủ trương này có sự tham gia của trung tâm điều hành Cục tình báo trung ương Mỹ tận bên kia đại dương, mà dân gian thường gọi nôm na là “Chương trình ghẹo gái của CIA”.
Các quan chức chính quyền, nhất là các sĩ quan Sài Gòn trẻ đẹp được khuyến khích xô vào tán tỉnh, lừa lọc, cưỡng ép hoặc dùng bất kỳ kế sách nào để các cô, các chị có chồng theo cách mạng bụng to dần lên, khi những người phụ nữ này đã mang cái bụng bầu rồi nó sẽ làm lung lạc tinh thần của những người chồng ngoài Bắc.
Cái bụng bầu đó làm cho những người phụ nữ vốn là những người đoan chính, kiên trung một lòng hướng về cách mạng không còn gì để nói về phẩm giá, trinh tiết nữa. Nhiều chị em lúc đầu kháng cự quyết liệt nhưng cuối cùng đã thả tay. Cách đánh này của địch gây cho cách mạng những tổn thất sâu sắc.
Bà mẹ của Nguyễn Bá Thanh không thể lọt khỏi kế hoạch thâm độc này, mà bà còn là mục tiêu ham muốn của đám sĩ quan trẻ vì bà có nhan sắc.
Người già trong thôn dặn dò mẹ anh: “Tụi nó thèm cô như yêu tinh thèm Tam Tạng”. Bài bản để chúng tiếp cận mẹ anh cũng là bài bản chung. Đến nhà làm quen, tán tỉnh, phỉnh phì, dụ dỗ rồi đe nẹp. Đang đêm gọi cửa thăm nhà. Mà cửa ngõ ở quê có gì là chắc chắn đâu. Đẩy cái phên tre là vào nhà được rồi.
Đêm ngủ mẹ con anh phải tỉnh thức, có tiếng động là ngồi dậy thủ thế. Bá Thanh nhớ thời ấy dù chỉ mấy tuổi đầu, khi mẹ thức dậy anh cũng cầm một con rựa. Tháng ngày cứ vậy trôi đi, mẹ con anh lúc nào cũng phải dè chừng, cảnh giác mọi phía.
Rồi chúng bày trò đóng quân ngay trong nhà. Đó là những đêm hai mẹ con phải thức trắng. Quân lính dậy đi tiểu mình cũng phải thủ thế, chúng vờ gọi xin nước cũng phải thủ thế.
Bá Thanh nói với mẹ anh sẵn sàng vung rựa, sẵn sàng la làng để bảo vệ mẹ. Không phải chỉ đóng quân trong nhà anh thường xuyên, nhưng có khi một tháng, có khi hai tháng chúng làm một đợt. Những lần như vậy, ban đêm lo thủ thế, ban ngày mệt mỏi không làm lụng được gì.
Một lần có một viên trung đội trưởng tên là Tánh, không rõ chuẩn úy hay thiếu úy, Tánh có tài văn nghệ, đẹp trai mà ham chơi thể thao, y ở ngay trong nhà Bá Thanh, suốt ngày kè kè bà mẹ, đi bước nào y theo bước ấy, bất ngờ chính giữa sân, giữa ban ngày, bà cởi tung áo ngực hét la: “Của tui đây, ông muốn làm gì thì làm”.
Viên trung đội trưởng không kịp phản ứng, bỏ ra khỏi sân trước sự chứng kiến của đám đông có cả quân lính và dân trong thôn.
Cụ Nguyễn Thị Thanh Dung, đồng hương cũ của ông Bá Thanh đau xót khi đến viếng ông - Ảnh: Tấn Lực
Tối đến bà thì thầm với mấy người bạn gái: “Muốn giữ được mình, muốn tồn tại có lúc phải liều, phải hung, mình liều thì nó thụt, không phải nó muốn gì cũng làm được nấy. Phải giữ mình thì giữ được cho nhiều người khác, quan trọng là đừng để cho nó tụt quần mình …”
Cuộc chiến giữ phẩm tiết của người mẹ thật vất vả, dai dẳng làm hao tổn sức lực của nhiều phụ nữ có chồng theo cách mạng, kéo dài cả chục năm.
Không thể sống mãi với mấy mảnh ruộng cùng cái đói nghèo đeo đẳng, cộng với sự o ép bao vây nhiều mặt của quân thù, người mẹ ấy đã tìm một giải pháp khác. Bà đến nhà ông anh họ, một người làm ăn chỉn chu, lại đang có vốn liếng thuộc loại tư sản hồi đó, đang bí mật đóng góp cho cách mạng để vay tiền.
Ông hỏi: “Cô mượn tiền để làm gì?”. Bà trình bày hoàn cảnh của mình rồi vững vàng nói: “Em buôn bán lài xài biết đâu nó trúng, nó đổi đời cho gia đình em anh ơi”. Ông anh không chần chừ cho bà vay tiền.
Có chút vốn trong tay, bà tính buôn bán cái gì cũng phải quay vòng vốn nhanh. Mua con heo vùng này sang bán vùng khác. Hai tháng sau đúng hẹn bà mang cả tiền vốn và lời trả ông anh.
Ông hỏi nhỏ: "Cô chỉ quen làm nông, buôn bán cách sao mà có tiền trả cho tui đúng hẹn”. Bà nói: “Thì cũng buôn bán lẹt xẹt vậy thôi”, nhưng giọng thì đầy tự tin. Vốn là người sành sỏi thương trường, ông anh họ biết là đồng vốn của mình đã đến đúng người.
"Cô cầm lấy tiếp tục làm ăn, có cần tôi tăng vốn lên không?”. Bà thản nhiên đáp: “Được như vậy thì có chi quý bằng”. Hai ba lần trả tiền đúng hẹn là bai ba lần được tăng vốn. Có lần ông anh tăng lên mười lần khi bà nói chuyện sẽ buôn thuốc lá Cẩm Lệ theo cách buôn tận gốc bán tận ngọn.
Từ đó dần dà gia đình Bá Thanh thoát cảnh đói nghèo.


Kỳ bốn: Cuộc trốn mật vụ ngoạn mục của Nguyễn Bá Thanh

2. Con gái viết thơ về ba


Con gái ông Nguyễn Bá Thanh và bài thơ gửi ba gây xúc động mạnh

H.Đan - H.Sơn | 16/02/2015 19:11



Con gái ông Nguyễn Bá Thanh (bên trái)


Bài thơ đầy xúc động của con gái ông Nguyễn Bá Thanh được đưa lên mạng xã hội facebook trước giờ lễ truy điệu của cha đã khiến cộng động vô cùng xúc động.

Trước giờ diễn ra lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh, con gái ông, chị Nguyễn Thị Hoài An đã có một bài thơ rất xúc động với rất nhiều tâm tư, tình cảm mong muốn gửi tới ba mình.
Chỉ sau vài giờ được đưa lên mạng xã hội facebook, bài thơ đã gây xúc động mạnh với cư dân mạng bởi tình cảm thiêng liêng của cô con gái gửi cha ruột trước giờ truy điệu.
Đó là những dòng đầy xúc động về tình cảm cha con, tình cảm gia đình và niềm tự hào đối với người cha từ tấm bé.
Bài thơ của con gái ông Nguyễn Bá Thanh viết gửi ba.
Bài thơ của con gái ông Nguyễn Bá Thanh viết gửi ba.
Chỉ sau một thời gian ngắn bài thơ đã nhận được rất nhiều lượt chia sẻ, comment của cộng đồng mạng.
Chỉ sau một thời gian ngắn bài thơ đã nhận được rất nhiều lượt chia sẻ, comment của cộng đồng mạng.

Dưới đây là nội dung của bài thơ:
“Những con đường ba xây, bé đã đi hết chưa…”
Còn mươi hôm là ngày con sinh ra
Mà ba đi chưa kịp lời tiễn biệt
Ngược thời gian giấc mơ con đã nguyện
Về khoảnh khắc ba cho con một hình hài
Cuộc đời ba là những chuyến công tác dài
Con chào đời mà ba vẫn chưa về kịp
Nhưng giây phút đó con biết ba đã nghẹn ngào sung sướng
Hạnh phúc lắm ngày con gái rượu ra đời.
Tuổi thơ con! Ôi thần tiên tuyệt vời
Khi có ba, có má và anh Cảnh
Bốn người mình ăn cơm hay chuyện trò lanh lảnh
Cảnh chọc con, dí con chạy, khóc nhè!
Con vẫn nhớ thói quen ba mỗi khi đi làm về
Là hôn lên má con cho bõ ghét
Hôn đến khi hai má con đỏ chét
Mới chịu bỏ ra vì má la “Anh này!”
Ba hay nựng hỏi con “Bé thương ba không hè?”
Mua cho anh và con xe ngựa đồ chơi, búp bê, làm bếp
Đến nỗi năm 91, tình hình Liên Xô rối rắm
Ba vứt hết vali chỉ mang đồ chơi về.
Ba - con gái ít tâm sự tỉ tê
Mà khuyên dạy con những điều hay lẽ phải
Ba thường nói không cần con học giỏi
Điều trước tiên là phải biết làm người.
Có một điều con luôn tự hào và mỉm cười
Là ba yêu và lo cho má con nhiều vô hạn
Mặc dù má hay kể ba không phải người lãng mạn
Hồi yêu nhau, họ tặng hoa, ba tặng mấy kí thịt bò.
Ba lúc nào trước hết cũng lo cho má và hai con
Luôn dặn dò anh và con cẩn thận giao thông, tệ nạn
“Có chuyện gì ba thần kinh thép, còn chịu được
Chớ má tụi bây suy sụp, đổ bệnh liền”
Mà con phải công nhận ba hết sức trung kiên
Chiến đấu kiên cường hệt như ông bà nội
Con người lý tưởng, lạc quan, luôn bước tới
Dù cuộc đời ba toàn gian khổ, không an nhàn.
Nhưng con biết ba thích rứa phải không ba
Ba đâu muốn đời ngồi không mà hưởng thụ
Tính chiến đấu, xông pha trong máu đã tụ
Dù đời phụ ba, nhưng ba được hưởng lòng dân.
Từ nhỏ đến giờ con chưa một lần lên gân
To tiếng tôi con ông này ông nọ
Mặc dù con chưa từng nói với ba những điều khó
Chuyện áp lực là con ba, từ lớp một con ý thức được rồi.
Con xin lỗi ba, lúc nhỏ có nhiều khi suy nghĩ tồi
Con đã ước giá ba bình thường như người khác
Nhưng giờ đây con biết rằng đó là phước
Làm con gái ba là phúc đức đời con.
Ba biết không, tính con giống ba, ít khi khen, mà toàn chê, phản biện
Ba khoe với con những ý tưởng, công trình, bệnh viện
Con không khen nhiều mà toàn ý kiến
Dù ý con chả được dụng bao giờ
Ngoài cuộc đời, tên tuổi ba làm nên bao vần thơ
Vì sự nghiệp, nhiều người tôn ba là vĩ đại
Nhưng với con, đứa con gái nhỏ dại
Ba mãi là ba, một cách rất giản dị và đơn sơ
Con yêu ba không vì tiếng tăm ba
Không vì ba được người đời tưởng nhớ
Con yêu ba vì kiếp này duyên nợ
Cho con được làm con gái rượu của ba.
Ba hãy ra đi thanh thản nhé ba
Như lời ba nói với con vài tháng trước
Ba nói rằng ba cũng không nuối tiếc
Đà Nẵng chừ đẹp, hai con cũng trưởng thành.
Lúc con khóc vì hy vọng mong manh
Ba cười nhẹ nhàng, xoa đầu động viên khẽ
“Mạnh mẽ lên”, chỉ ba chữ ngắn gọn
Nhưng con nguyện mang theo trọn cuộc đời./.
Con yêu ba vô cùng. Kiếp sau con vẫn làm con gái của ba ba nhé
Đà Nẵng rạng sáng 16/2/2015
http://soha.vn/xa-hoi/con-gai-ong-nguyen-ba-thanh-va-bai-tho-gui-ba-gay-xuc-dong-manh-2015021619072314.htm

3.

4.

III. Những lời kể ngược

1.

2. Cù Huy Hà Vũ

3. Bà con công giáo

4. 

5.

IV. Bạn bè quốc tế

1. Giới đầu tư Nhật Bản đánh giá về Nguyễn Bá Thanh (tư liệu năm 2007)


2. Một báo cáo thường niên năm 2009 của Nhật Bản, về cuộc làm việc liên quan đến khu du lịch, với ông Nguyễn Bá Thanh

3. Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

4. Mạng blog Trung Quốc có bài "Anh hùng đả hổ của Việt Nam mất sớm, muôn dân tự phát thương cảm gào khóc":

越南打虎英雄英年早逝,万民自发哀号

据越通社报道,越共中央委员、越南反腐败中央委员会常务副主任、中央内政部部长、岘港市国会代表团团长,原岘港市市委书记、人民委员会主席、岘港市人民委员会主席阮伯青同志因病重医治无效,于2015年2月13日(即农历腊月25日)13时在岘港逝世。

越共中央总书记阮富仲、越南国家主席张晋创、越南政府总理阮晋勇、越南祖国阵线中央委员会主席阮善仁、越南国会副主席黄玉山以及岘港市市委书记、人民议会主席陈寿等出席。越南国会主席阮生雄送来花圈。

越南党和国家其他领导人、原党和国家领导人、中央和地方各团体组织代表以及岘港市数千名市民也参与仪式。

阮伯清同志1953年4月8日出生;籍贯:岘港市和旺县和进乡;私宅住址:岘港市锦丽郡奎忠坊八月革命路189号;1964年参加革命,1980年2月13日入党;越南共产党第十届、第十一届中央委员,中央反贪反腐指导委员会常务副主任,中央内政部部长;第九届、第十一届、第十二届、第十三届国会代表;岘港市国会代表团团长;原岘港市市委书记、人民议会主席、人民委员会主席;荣获一级独立勋章。

阮伯清同志享受高规格葬礼。吊唁仪式于2015年2月14日14时30分在私宅举行;追悼会于2015年2月16日9时30分举行;安葬在岘港市和旺县和进乡家族陵园。


pic
pic
pic
pic
pic
pic
pic
http://blog.sina.com.cn/s/blog_55a231f40102vg6a.html

5.


14/02/2015 15:01 GMT+7

Người dân vào viếng ông Nguyễn Bá Thanh

Chiều nay, đã có hơn 200 đoàn vào viếng ông Nguyễn Bá Thanh tại nhà riêng. Đại diện các tỉnh thành sẽ là những người cuối cùng vào viếng tối nay.
Túc trực chờ từ lúc nghe tin dữ, từ 14h30 chiều nay, người dân đã có thể xếp hàng vào viếng ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tại nhà riêng của gia đình ông, số 189 Cách Mạng Tháng 8, quận Cẩm Lệ.
Theo quan sát, có nhiều vòng hoa của các vị lãnh đạo cấp cao như của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu...
Bên ngoài, đường phố bị tắc do lượng xe và người tập trung quá đông. Các lực lượng gìn giữ an ninh trật tự đang phong tỏa đường vào nhà ông Bá Thanh để chống ùn tắc. Hai bên đường, người dân vẫn kiên nhẫn chờ đợi để vào viếng ông Thanh.
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tiễn biệt ông Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ghi vào sổ tang: Xin vĩnh biệt chú Nguyễn Bá Thanh, người đồng chí, người anh em thân thiết của tôi. Nguyễn Bá Thanh là con người của công việc, hết lòng lo cho dân cho nước; con người năng động, sáng tạo trong chủ trương và tổ chức thực hiện NQ của Đảng, luôn thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được Đảng giao phó. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh vĩnh biệt chúng ta, nhưng những thành tựu làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt thành phố Đà Nẵng ngày càng hiện đại, khang trang, văn minh sẽ được nhân dân tôn qua nhiều thế hệ
Nguyễn Bá Thanh, Đà NẵngChủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
Nguyễn Bá Thanh, Đà NẵngTrưởng Ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa. Ảnh: Sỹ Tứ
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng 
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
 Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Các đại diện Phật giáo kiên nhẫn chờ vào viếng
 Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà NẵngNguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Công an phong tỏa đường vào nhà ông Bá Thanh để chống ùn tắc
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Ông Nguyễn Văn Lá, đồng bào cơ tu thôn Phú Túc. xã Hòa P, Hòa Vang đại diện dân làng đến viếng ông Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Đông đảo người dân xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang đến viếng người con của quê hương
'Trong đau thương lại có tự hào'
Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đã ghi vào sổ tang những dòng chữ vô cùng xúc động tiễn biệt người đồng chí của mình.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết viết:
"Tháng trước ra thăm Bá Thanh, vẫn còn hy vọng. Thế mà hôm nay Thanh đã ra đi để lại bao nỗi tiếc thương, đau xót cho anh em, đồng chí.
Bên ngoài, nhân dân, bạn bè đến viếng Bá Thanh đông lắm, Thanh có biết không?
Có ai biết, trong đau thương lại có tự hào?
Vĩnh biệt Thanh, người đồng chí, người bạn, người em thân thương".
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xúc động ghi sổ tang. Ảnh: Lao Động
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân ghi sổ tang:"Anh Nguyễn Bá Thanh ơi, đã bao lần gặp anh ở Đà Nẵng để nghe và bàn về con đường phát triển của thành phố thân yêu này.
17 năm lãnh đạo thành phố anh đã để lại sự nghiệp đặc biệt xuất sắc cho thành phố bước vào thế kỷ 21, để lại trong lòng đồng bào, đồng chí niềm tiếc thương to lớn".
Trong sổ tang, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng gọi ông Nguyễn Bá Thanh là "người kiến tạo sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ Đổi mới".
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Ghi sổ tang, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng gọi ông Nguyễn Bá Thanh là người kiến tạo... Ảnh: Vũ Trung
Đến chiều tối nay, các lãnh đạo cấp cao trung ương và người dân vẫn tiếp tục vào viếng ông Bá Thanh.
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Mến thương và luyến tiếc
21 giờ tối nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đáp máy bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng để vĩnh biệt "người con yêu mến của nhân dân Đà Nẵng", người đã góp phần quan trọng để "Đà Nẵng bây giờ khác hẳn Đà Nẵng trước đây", như Chủ tịch nước ghi trong sổ tang.
"Công việc ở TƯ do Đảng phân công cho đồng chí hãy còn dang dở, chắc hẳn các đồng chí trong đơn vị sẽ tiếp nối những tâm huyết của đồng chí. Vĩnh biệt đồng chí với tấm lòng mến thương và luyến tiếc của nhiều người, trong đó có cả tôi nữa", người đứng đầu Nhà nước viết.
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng

Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng

Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia quyến ông Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Bút tích của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong sổ tang  
Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng


Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng
Người dân vẫn xếp hàng vào viếng nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dù trời đã tối muộn.






16/02/2015 09:49 GMT+7

Hàng nghìn người tiễn đưa ông Bá Thanh lần cuối

Hôm nay (16/2) là tang lễ ông Nguyễn Bá Thanh, hàng nghìn người đã chờ để được viếng và tiễn đưa con người đã cả đời lo và nghĩ cho dân Đà Nẵng.


Lễ truy điệu bắt đầu lúc 9.30h sáng nay. Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Trưởng ban lễ tang, đọc điếu văn.
Nguyễn Bá Thanh
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đọc điếu văn.
Điếu văn khẳng định công lao đóng góp của ông Nguyễn Bá Thanh đối với Đà Nẵng nói riêng và đất nước nói chung: “Suốt cuộc đời ông Thanh đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Sự ra đi của ông Thanh để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng, Nhà nước và các đồng chí, đồng nghiệp".
"Nhân dân Đà Nẵng mất đi người cán bộ tận tụy, chăm lo cho nhân dân", ông Tô Huy Rứa nói.
"Ông Bá Thanh là người dám nghĩ, dám làm. Bất kỳ ở cương vị nào, ông Nguyễn Bá Thanh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhà nước phân công, được nhân dân tin yêu và đồng đội, đồng chí yêu mến".
"Nhớ lời ông Bá Thanh nói - 'Hãy khát vọng, nhưng đừng tham vọng, vì tham vọng sẽ dẫn đến cái riêng. Còn khát vọng là vì cái chung' - đó là khát vọng cả đời của đồng chí trước khi ra Hà Nội nhận chức Trưởng Ban phòng chống tham nhũng TƯ. Đó cũng là khí chất của người Quảng Nam đã được hun đúc và truyền lửa qua nhiều thế hệ mà đồng chí Bá Thanh là một điển hình", ông Tô Huy Rứa đã bật khóc sau khi đọc điếu văn.
Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai ông Nguyễn Bá Thanh, đọc lời đáp từ.
Ông Nguyễn Bá Cảnh thay mặt gia đình bày tỏ lòng biết ơn đến các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố và đông đảo nhân dân đã đến chia sẻ sự ra đi của ba ông.
"Trong những tháng ngày ba tôi lâm trọng bệnh đã được chia sẻ của Đảng, nhà nước, lãnh đạo các bộ ban ngành, lãnh đạo thành phố cùng toàn thể nhân dân, các ông bà, cô chú anh chị em thân bằng quyến thuộc", ông Bá Cảnh cảm ơn những người đã tận tâm chăm sóc, điều trị cho ông Bá Thanh đến giờ phút cuối cùng.
"Là một người con của quê hương Đà Nẵng, suốt cả cuộc đời ba tôi đã sống trọn tình, trọn nghĩa với đất và người Đà Nẵng và trong giờ phút này, ba tôi sẽ ấm lòng với những tình cảm trọn vẹn của bà con nhân dân Đà Nẵng. Những tình cảm tiếc thương của mọi người cũng là niềm động viên, an ủi, là niềm tự hào của gia đình về người cha thương kính", ông Nguyễn Bá Cảnh nói.
Con trai ông Nguyễn Bá Thanh mượn 4 câu thơ của chính cha mình để bày tỏ tâm huyết vô bờ của ông Thanh với quê hương và con người Đà Nẵng, cũng như lời hứa của con cháu nguyện tiếp nối truyền thống của gia đình:
Mắt nhìn thẳng và chân ta bước tiếp
Xây thành phố này vươn tới tầng cao
Qua năm tháng những gì ta có được
Một bước tự hào Đà Nẵng của tôi ơi!
Nguyễn Bá Thanh

Suốt từ hai ngày nay, trong hàng ngàn người đến viếng ông Bá Thanh là những bà mẹ già, cô gái trẻ, người khuyết tật, người nghèo khó... chịu ơn ông. Bà Nguyễn Thị Minh (82 tuổi) ở Hải Châu, Đà Nẵng nghẹn ngào: "Không biết rồi đây ai sẽ là người tiếp tục sự nghiệp như ông Bá Thanh để lo cho người dân khó nghèo".

Cụ Đặng Ngôn, một trong những người cao tuổi ở Cẩm Lệ thì bảo: "Tụi tui không ngờ bây giờ đầu bạc lại tiễn đầu xanh đau đớn đến vậy. Bà con tui ở đây ai cũng yêu quí và xem nó như con cháu trong nhà..."

Một phụ nữ bán vé số ngồi trên xe lăn đi ngang qua năn nỉ lực lượng bảo vệ cho được vào viếng ông Bá Thanh lần cuối. Chị bảo những người khó nghèo như chị yêu kính ông Bá Thanh bởi ông biết lo cho người dân nghèo khốn cùng.
Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh
Nguyễn Bá Thanh
Suốt từ hai ngày nay, hàng ngàn đã người đến viếng ông Bá Thanh...

Vũ Trung
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/222282/hang-nghin-nguoi-tien-dua-ong-ba-thanh-lan-cuoi.html





16/02/15 13:21


Toàn văn điếu văn tại lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh



Infonet xin giới thiệu toàn văn điếu văn do ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức TƯ, đọc lại lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, tổ chức sáng 16/2

ĐIẾU VĂN
TẠI LỄ TRUY ĐIỆU ĐỒNG CHÍ NGUYỄN BÁ THANH
---
Thưa các đồng chí và các vị,
Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Bá Thanh,

          Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Đại biểu Quốc hội các khóa IX, XI, XII và XIII, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của thành phố Đà Nẵng, sau thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các giáo sư, các thầy thuốc đầu ngành của nhiều bệnh viện lớn trong nước và nước ngoài tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, lo lắng, nhưng do bệnh quá hiểm nghèo, đồng chí đã vĩnh biệt chúng ta hồi 13 giờ 00 phút ngày 13 tháng 02 năm 2015 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Giáp Ngọ), hưởng thọ 62 tuổi.
Ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức TƯ đọc điếu văn tại lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh sáng 16/2 (Ảnh: HC)
Hôm nay, trong niềm tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cùng đông đảo đồng bào, đồng chí, đồng đội, bạn bè, tộc họ và gia đình long trọng tổ chức lễ truy điệu để tiễn biệt đồng chí Nguyễn Bá Thanh yêu quý của chúng ta về cõi vĩnh hằng.
Thưa các đồng chí và các vị,
Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Bá Thanh,          
Gia quyến ông Nguyễn Bá Thanh
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1953 tại thôn Dương Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nay là xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trên Vành đai diệt Mỹ Hòa Vang, đồng chí đã sớm kế thừa, giác ngộ cách mạng, tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc thôn Dương Sơn từ tháng 6 năm 1964.
Tháng 6 năm 1968, lúc mới 15 tuổi, đồng chí Nguyễn Bá Thanh được tổ chức đưa ra miền Bắc học tập tại trường Học sinh miền Nam ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Toàn bộ đóng góp xuất sắc của đồng chí Nguyễn Bá Thanh vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này đã chứng minh cho tầm nhìn vô cùng sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, khi chủ trương lựa chọn những thanh, thiếu niên ưu tú - những hạt giống đỏ từ tiền tuyến lớn miền Nam đưa ra miền Bắc để đào tạo, chuẩn bị lực lượng cán bộ, kế tiếp lớp cha anh trong cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cùng đông đảo các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đại diện các Bộ, ngành TƯ, các địa phương bạn và các sở, ban, ngành TP Đà Nẵng...
Từ tháng 9 năm 1972 đến tháng 12 năm 1977, đồng chí Nguyễn Bá Thanh học tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Với tố chất thông minh, năng nổ, nhiệt huyết trong các phong trào cách mạng của tuổi trẻ Thủ đô, đồng chí đã được bầu vào Ban Thường vụ Liên chi đoàn Thanh niên khoa Kinh tế nông nghiệp. Tốt nghiệp đại học, trở lại quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng chí được phân công làm Trưởng đoàn Quy hoạch Trung ương, công tác tại Ban Nông nghiệp huyện Hòa Vang, sau đó được điều động về cơ sở, làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp 3 xã Hòa Nhơn. Phong cách gần dân, lắng nghe dân, sâu sát trong công việc và tác phong miệng nói, tay làm, nói đi đôi với làm, nói ít, làm nhiều - là những tố chất cao đẹp của người lãnh đạo - đã được hình thành trong đồng chí ngay từ thời gian đó.
cùng đông đảo người dân
Ngày 13-2-1980, đồng chí được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và vừa tròn một tuổi đảng, đồng chí đã được bầu làm Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng. Là một đảng viên trẻ, được đào tạo cơ bản về kinh tế nông nghiệp, có tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, lại kinh qua thực tiễn ở cơ sở, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã có nhiều đóng góp cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và lần lượt được giao nhiều trọng trách ở huyện Hòa Vang: từ Trưởng Ban Nông nghiệp huyện, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện rồi Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy. Cũng trong thời gian công tác ở huyện Hoà Vang, đồng chí được bầu làm Tỉnh ủy viên dự khuyết rồi Tỉnh ủy viên chính thức Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ tháng 9 năm 1984 đến tháng 8 năm 1986, đồng chí Nguyễn Bá Thanh được cử đi học lý luận chính trị tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc, đồng chí được điều động, tăng cường giữ chức Phó Giám đốc rồi Giám đốc Nông trường Quyết Thắng. Trong bối cảnh hết sức khó khăn khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nhưng với tài năng và bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, biết làm và dám chịu trách nhiệm, đồng chí đã mạnh dạn mở rộng hoạt động của đơn vị sang lĩnh vực khác để cải thiện đời sống công nhân, nhờ vậy Nông trường đã vượt qua được giai đoạn khó khăn. Trách nhiệm với công việc, tình yêu thương đối với cán bộ, nhân dân cùng với ý tưởng táo bạo, quyết liệt, quyết đoán mạnh mẽ của đồng chí đã được nhân dân và cấp ủy ghi nhận.
đã đến dự lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh
Thời gian sau đó, đồng chí được phân công làm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh và được cử đi học lớp Quản lý Kinh tế cao cấp tại Liên Xô - vào thời gian chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ. Tận mắt chứng kiến sự đổ vỡ của một chính đảng lớn, đã từng là thành trì vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng chí đã thấm thía một cách sâu sắc, để từ đó chiêm nghiệm, rút ra bài học sâu sắc cho cá nhân và đóng góp cho Đảng, cho đất nước; đó là: không một chính đảng nào có thể tồn tại nếu chính đảng đó trì trệ, không tự đổi mới, nếu chính đảng đó xa rời nguyên tắc và nhất là đánh mất lòng tin của quần chúng nhân dân. 
Năm 1992, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp, trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 9 của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1995, đồng chí được phân công giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh; đây là thời gian đồng chí bộc lộ rõ những phẩm chất đáng quý của người đứng đầu cơ quan chính quyền, có môi trường thể hiện tài năng, tạo được nhiều dấu ấn trong xây dựng cơ chế và đội ngũ cán bộ, đóng góp nhiều công sức cho việc phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị...
Giọng đọc điếu văn của ông Tô Huy Rứa nhiều lúc trở nên nghẹn ngào
Năm 1996, tại Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Tỉnh, đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Năm 1997 khi Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đồng chí được giao trọng trách làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Trong bộn bề, ngổn ngang công việc, trên cương vị là người đứng đầu chính quyền, với sự nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, đồng chí đã đề ra chủ trương huy động nhân dân vào việc xây dựng cầu Sông Hàn - cây cầu không chỉ có ý nghĩa nối liền giao thông giữa hai bờ đông - tây mà chính là nối liền các khu vực kinh tế, tạo ra tiền đề cho một giai đoạn phát triển thần tốc của Đà Nẵng. Đồng chí là người khởi xướng chương trình thành phố "5 không, 3 có" (không hộ đói, không người lang thang xin ăn, không người mù chữ, không người nghiện ma tuý trong cộng đồng, không giết người để cướp của), khi mục tiêu "3 có" (có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị) đã đạt được thì "5 không" vẫn được duy trì. Đây cũng là một giai đoạn phát triển gắn liền với những thành tựu đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng, gắn liền với tên tuổiNguyễn Bá Thanh.

Ông Tô Huy Rứa và ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cố kìm nén xúc động
Trên cương vị Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố rồi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, đồng chí Nguyễn Bá Thanh luôn thể hiện là người cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ngại khó, không ngại va chạm, không ngại thiếu “cơ chế chính sách”, đã đi đầu trong việc phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và sự ủng hộ, tạo điều kiện của Trung ương để xây dựng quy hoạch, quản lý, chỉnh trang đô thị, đề xướng những chính sách an sinh xã hội hợp với lòng dân và giàu chất nhân văn. Qua đó đã từng bước gây dựng một diện mạo đô thị mới tươi đẹp và hiện đại cho thành phố bên sông Hàn. Ngoài công việc lãnh đạo điều hành, vốn đã rất ngổn ngang, bận rộn, nhưng đồng chí vẫn cố gắng để đọc, để học và hoàn thành xuất sắc luận văn tiến sĩ kinh tế với mong muốn có kiến thức tốt hơn để cống hiến được nhiều hơn. Trong nhiều năm nay, trên từng con phố, trên mỗi công trình ở Thành phố Đà Nẵng anh hùng đều in đậm hình bóng của người lãnh đạo tận tuỵ, hết lòng vì Đảng, vì dân, để lại trong ký ức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Đà Nẵng những lời nói mộc mạc, dung dị mà chí lý, thấm đượm tình đời, tình người, tình đồng chí của người đứng đầu Đảng bộ thành phố. Đội ngũ cán bộ của thành phố vẫn nhớ nhắn nhủ của đồng chí trước khi ra Hà Nội giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương "hãy khát vọng chứ đừng tham vọng. Vì tham vọng là hướng đến cái mình chưa có, vì cái riêng, còn khát vọng là vì cái chung". Đó là tâm huyết cả đời của đồng chí mong mỏi mọi người chung tay đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố phát triển.

Nhưng nhiều người khác...
Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đánh giá cao về phẩm chất, năng lực của đồng chí và tháng 02 năm 2013, đồng chí được điều động ra Trung ương công tác, được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - là nhiệm vụ hết sức quan trọng, một trong những giải pháp chỉnh đốn, xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn và đầy thách thức, cam go. Nhưng với bản lĩnh vững vàng, với kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm rất cao và với cốt cách cương trực, khí khái của người con xứ Quảng, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã nhanh chóng tiếp cận công việc, tham mưu xây dựng tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và đưa Ban Nội chính Trung ương mới tái lập đi vào hoạt động, trực tiếp chỉ đạo xử lý một số vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp, được cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước ghi nhận, đánh giá cao, góp phần khôi phục lại lòng tin của nhân dân về quyết tâm đổi mới, chỉnh đốn Đảng, vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.
thì không thể kìm được nước mắt
Trong những ngày cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, khí phách của người cộng sản chân chính đã được đồng chí tiếp tục thể hiện ở sự can trường chiến đấu, chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ở sự lo lắng về công việc chung của Đảng, của Thành phố Đà Nẵng và cuộc sống của nhân dân. Cả cuộc đời của đồng chí gắn bó với Đảng, với nhân dân, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng “vì dân” xuyên suốt cả quá trình hoạt động và điều lo lắng nhất của đồng chí cũng chính là lo lắng cho cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy, đồng chí luôn được nhân dân Đà Nẵng và đông đảo nhân dân, cán bộ, đảng viên trong cả nước ủng hộ, tin yêu.
Anh Nguyễn Bá Cảnh, con trai ông Nguyễn Bá Thanh, thay mặt gia đình phát biểu đáp từ, cám ơn những tình cảm lớn lao mà cán bộ, nhân dân Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung đã dành cho ông Nguyễn Bá Thanh và nguyện sống xứng đáng với di sản to lớn mà ông để lại
Khi được biết đồng chí mắc bệnh hiểm nghèo và nhất là từ khi đồng chí về nước, người dân Đà Nẵng và nhân dân, cán bộ, đảng viên trong cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài lại càng quan tâm đến bệnh tình, sức khỏe của đồng chí. Nhiều người dân Đà Nẵng đã đứng nhiều giờ liền ở bên ngoài Bệnh viện để cầu mong cho đồng chí lành bệnh; nhiều chức sắc tôn giáo đã tổ chức các buổi cầu nguyện cho đồng chí. Được tin đồng chí qua đời, mọi người đau đớn như mất đi một người ruột thịt của chính mình và hôm nay, đông đảo nhân dân thuộc nhiều tầng lớp đã về đây dự Lễ Truy điệu để tiễn biệt đồng chí.
Chia buồn với gia quyến ông Nguyễn Bá Thanh...
Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí còn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ, thương yêu các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí.
sau lễ truy điệu
Thưa các đồng chí và các vị,
Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Bá Thanh,
Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, vĩnh biệt cuộc đời này, đồng chíNguyễn Bá Thanh của chúng ta vẫn không nguôi suy nghĩ về công việc của Đảng và nhân dân giao phó, vẫn đau đáu về những hoài bão, những công việc dở dang mà đồng chí chưa kịp làm cho Đảng, cho dân. Điều trân trọng là dù ở đâu, trên bất kỳ cương vị công tác nào, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, đồng chí cũng luôn thể hiện ý chí sắt đá của người đảng viên cộng sản kiên trung, không ngại khó, không ngại khổ, hết lòng vì Đảng, vì dân, đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng và đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những giọt nước mắt...
Thưa các đồng chí và các vị,
Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Bá Thanh,
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh mất đi, Đảng ta mất một người đảng viên cộng sản kiên trung, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng mất đi một người con, một người lãnh đạo gương mẫu, tận tuỵ, hết lòng vì dân; gia đình mất đi một người con, một người chồng, một người ông, một người cha thủy chung, mẫu mực. Sự ra đi của đồng chí là sự tổn thất không gì bù đắp nổi của gia đình, dòng tộc. Xin toàn thể gia quyến đồng chíNguyễn Bá Thanh hãy nhận lời chia buồn sâu sắc nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương; các Ban, Bộ, Ngành, Đoàn thể ở Trung ương và các địa phương; Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng; của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương nơi đồng chí sinh thành, nơi cư trú, nơi công tác mà đồng chí Nguyễn Bá Thanh từng gắn bó trên mỗi chặng đường đời.
vỡ òa
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kính mến!
Dẫu biết quy luật của muôn đời là có sống có thác, và dẫu biết rằng trong những ngày tháng qua, với khí phách, bản lĩnh của mình, đồng chí đã kiên cường chống chọi với bệnh tật, khao khát được bình phục để tiếp tục sống, để tiếp tục thực hiện nguyện vọng cháy bỏng là cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân... nhưng vì căn bệnh quá hiểm nghèo, đồng chí đã ra đi, ra - đi - mãi - mãi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng chí, đồng bào, bạn bè, gia tộc, gia đình, vợ, con và các cháu, cho tất cả chúng ta và những người đang có mặt tại đây để tiễn biệt đồng chí, vẫn không sao kiềm chế được nỗi xúc động dâng trào, không sao cầm được nước mắt.
Sau lễ truy điệu, cả ngàn người dân Đà Nẵng lại xếp hàng vào viếng ông Nguyễn Bá Thanh. Gia đình sẽ tiếp tục tiếp đón mọi người đến thăm do đến khi làm lễ động quan vào lúc 11h ngày 18/2 (tức 30 tháng Chạp)
Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí. Nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó suốt mấy mươi năm qua, đến đây đồng chí đã hoàn thành, mong đồng chí hãy thanh thản ra đi, yên lòng an nghỉ nơi chốn vĩnh hằng.
Báo điện tử INFONET (giới thiệu)
http://infonet.vn/toan-van-dieu-van-tai-le-truy-dieu-ong-nguyen-ba-thanh-post158518.info





Những cột mốc cuộc đời ông Nguyễn Bá Thanh

18/02/2015 07:53 GMT+7

TTO - Ngày 18-2, ông Nguyễn Bá Thanh được đưa về an táng tại quê nhà, nghĩa trang xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.Mời bạn đọc cùng điểm lại những cột mốc cuộc đời ông Nguyễn Bá Thanh. 






---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đà Nẵng sau Đổi Mới : chàng trai quê hương có tên Nguyễn Bá Thanh

3 nhận xét:

  1. 4. Mạng blog Trung Quốc có bài "Anh hùng đả hổ của Việt Nam mất sớm, muôn dân tự phát thương cảm gào khóc":

    越南打虎英雄英年早逝,万民自发哀号

    据越通社报道,越共中央委员、越南反腐败中央委员会常务副主任、中央内政部部长、岘港市国会代表团团长,原岘港市市委书记、人民委员会主席、岘港市人民委员会主席阮伯青同志因病重医治无效,于2015年2月13日(即农历腊月25日)13时在岘港逝世。

    Trả lờiXóa
  2. Mắt nhìn thẳng và chân ta bước tiếp
    Xây thành phố này vươn tới tầng cao
    Qua năm tháng những gì ta có được
    Một bước tự hào Đà Nẵng của tôi ơi!
    (thơ của Nguyễn Bá Thanh - do chính con người con trai là Nguyễn Bá Cảnh đọc trong lễ truy điệu)

    Trả lờiXóa
  3. 16/02/15 13:21


    Toàn văn điếu văn tại lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh



    Infonet xin giới thiệu toàn văn điếu văn do ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức TƯ, đọc lại lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, tổ chức sáng 16/2

    ĐIẾU VĂN
    TẠI LỄ TRUY ĐIỆU ĐỒNG CHÍ NGUYỄN BÁ THANH
    ---
    Thưa các đồng chí và các vị,
    Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Bá Thanh,

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.