Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/10/2014

Liam phê phán các công trình của Trần Quốc Vượng (về trích dẫn)

Về trích dẫn. Đầu tiên, Liam phê Trần Quốc Vượng trong trích dẫn tư liệu Hán văn, rồi sau đó là trích dẫn tư liệu phương Tây.


Về tư liệu phương Tây, đại ý Liam đưa kết luận rằng: "Khi trích dẫn các công trình của các học giả phương Tây vì những ý tưởng mà các học giả đó không đưa ra, Trần Quốc Vượng đã tạo ra một bài tiểu luận nhìn thì có vẻ như phải có giá trị, nhưng thực ra là không"(In citing the works of Western scholars for ideas that those scholars did not put forth, Trần Quốc Vượng produced an article that looks like it must be valid, but it’s not).

Trước đó, về tư liệu Hán văn, thì Liam cũng đã chỉ ra rằng:"Trong tiểu luận này, Trần Quốc Vượng không tôn trọng quá khứ. Ông dùng một khái niệm hiện đại (“văn hoá” – một khái niệm phương Tây mà người Việt Nam trong giới học hành thời quá khứ không quen thuộc), và rồi dùng khái niệm đó để xem xét quá khứ khiến cho ông có thể thoả mãn nhu cầu chính trị hiện tại (nhu cầu khuyến khích chủ nghĩa dân tộc của người Việt).Trong quá trình này, ông xuyên tạc quá khứ."(In this essay, Trần Quốc Vượng does not respect the past. He takes a modern concept (“culture” – a Western concept which Vietnamese in the scholars in the past were unfamiliar with), and then uses that concept to look at the past so that he can fulfill a present political need (the need to promote Vietnamese nationalism). In the process, he distorts the past).

Quả thật, khó đỡ được trước sự phê phán của Liam. 

Dưới là toàn văn.
(I. là trích dẫn tư liệu Hán văn, II. là trích dẫn tư liệu phương Tây)


---

LƯU TƯ LIỆU


I. Trích dẫn tư liệu Hán văn

1. Bản dịch tiếng Việt

Tác giả: Lê Minh Khải
Người dịch: Hoa Quốc Văn

Tôi đang đọc một bài tiểu luận của ông Trần Quốc Vượng quá cố trong đó ông nói về văn hoá Việt Nam và Trung Hoa.

Trần Quốc Vượng khẳng định ở đầu bài báo rằng văn hoá Việt Nam đã từng khác với văn hoá Trung Hoa từ lúc khởi đầu. Tuy nhiên, sau đó ông chỉ ra rằng có nhiều học giả Việt Nam trong quá khứ đã mê đắm văn hoá Trung Hoa đến mức họ không chú ý đến văn hoá Việt Nam.

Đồng thời, theo Trần Quốc Vượng, có những người khác trong quá khứ đã nhận ra sự khác biệt giữa văn hoá Việt Nam và Trung Hoa này và chống lại những nỗ lực của giới tinh hoa có học thức “muốn cải biến văn hóa Việt Nam theo văn hóa Trung Quốc”.

Một người như thế, cũng theo Trần Quốc Vượng, là vị vua triều Trần, Trần Minh Tông. Trần Quốc Vượng dẫn một đoạn trong Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) nơi Trần Minh Tông nói rằng “Nước ta có phép tắc nhất định; vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau”.

cover
Có những vấn đề với phần dịch đoạn văn trên của Trần Quốc Vượng, vì vậy trước hết chúng ta hãy xem văn bản ấy đã thực sự nói gì. Trần Minh Tông được dẫn lời nói: “Quốc gia có luật lệ của riêng nó. Phương Bắc và phương Nam khác nhau. Nếu ta nghe theo những chiến lược cổ xưa của các ngươi, những kẻ học trò mặt trắng, thì sẽ có hỗn loạn” (國家自有成憲,南北各異,若聼白面書生求舊之計,則亂生矣).

Sách ĐVSKTT đơn thuần chỉ nhắc đến “quốc gia” (國家), không phải là “nước ta”. ĐVSKTT cũng không đề cập đến “phong tục”, mà đơn thuần chỉ nói rằng phương Bắc và phương Nam khác nhau, mà không giải thích khác nhau thế nào.



Vì vậy Trần Quốc Vượng đã chêm thêm thông tin không có trong văn bản vào đoạn văn này. Đồng thời, ông ấy không lí giải ngữ cảnh xuất hiện những lời bình luận của Trần Minh Tông.



Ngữ cảnh đó là có một số học giả-quan lại trong triều đình Trần Minh Tông đệ trình một bản sớ nói rằng: “Người dân lười nhác và không tham gia làm việc. Người già không nằm trong sổ (thuế), Người dân không nộp thuế của họ hoặc [thực hiện nghĩa vụ đóng góp] việc lao động công ích, và [nghĩa vụ] công ích bắt buộc không được thực hiện” (時有士人上疏,謂民多遊手遊足,年老無籍,賦役不供,差役不及).

Trần Minh Tông được cho là đã trả lời cho bài sớ này khi nói rằng: “Nếu mọi việc đúng như thế, thì người ta làm thế nào mà thiết lập một thời đại thái bình nữa. Các ngươi muốn ta bắt phạt họ và chứng kiến sự nhiễu loạn nào đó sẽ được tạo ra ư?” (不如此,則豈足成太平之業。汝欲我責後成何事哉).


Rồi văn bản khẳng định rằng một số học giả muốn cải biến “chế độ”, và phản hồi lại, Trần Minh Tông được cho là đã tuyên bố rằng: “Quốc gia có luật lệ của riêng nó. Phương Bắc và phương Nam khác nhau. Nếu ta nghe theo những chiến lược cổ xưa của các ngươi, những kẻ học trò mặt trắng, thì sẽ có hỗn loạn”.

Những “học trò mặt trắng” đã chỉ ra cho Minh Tông thấy rằng quốc gia là một nhóm hỗn độn. Bất cứ “chế độ” nào ở đấy cũng đang không hoạt động. Người dân – những người cần phải nộp thuế vào phụng sự – đang không làm như vậy.
Tuy nhiên, Trần Minh Tông bảo vệ “chế độ” này. Tại sao ông làm như vậy? Vâng, chúng ta biết rằng nhà Trần, như vô số dòng họ nắm quyền khác trên thế giới lúc bấy giờ, về cơ bản xem quốc gia là chủ quyền của riêng họ hoặc gia đình họ (đó là lí do vì sao Trần Minh Tông không gọi nó là “nước ta” bởi nó là “quốc gia của ÔNG TA).

Cũng ta cũng biết rằng họ Trần lập ra vô số những thái ấp riêng, và rằng họ bắt dân làm nô lệ mà không có đăng kí sổ thuế, và buộc họ làm việc cho những thái ấp đó.

Đây là “thời đại thái bình” mà nhà Trần đã thiết lập. Họ đã thiết lập một “chế độ” nơi mà dòng tộc của họ có thể hưởng lợi từ thực tế rằng những cơ quan của quốc gia không thực sự hoạt động theo cách mà chúng được thiết kế ra.

Những gì mà “những học trò mặt trắng” đang khuyến cáo cần phải làm, tức là phải dỡ bỏ cái hệ thống kí sinh làm lợi cho dòng họ nhà Trần bằng mồ hôi nước mắt của dân chúng này, và cố gắng đặt ra một chế độ hợp lí hơn (chắc chắc là được gợi ý từ việc nghiên cứu những nỗ lực tương tự ở Trung Hoa, chẳng hạn có lẽ từ các cải cách của Vương An Thạch), cái chế độ sẽ tạo ra những điều kiện thuật lợi hơn cho toàn thể dân chúng và cho quốc gia.

Vậy thì có phải những bình luận của Trần Minh Tông thực sự nói về “văn hoá Việt Nam”? Nếu là như thế, thì hẳn nó phải có nghĩa là việc sở hữu một chế độ quản lí không hoạt động, và từ chối thay đổi nó, là một phần trung tâm của nền văn hoá Việt Nam từ thời sơ khởi, và rằng bất kì ai nỗ lực tạo ra một chế độ hợp lí hơn thì đang không đi theo văn hoá Việt Nam mà thay vào đó đã mê đắm Trung Hoa…

Điều đó chẳng có tí nghĩa lí nào, và những gì Trần Quốc Vượng viết trong tiểu luận này cũng chẳng hợp lí chút nào.

foreign
Gần đây tôi có đọc một số bình luận trên Internet mà tôi thích về yêu cầu đối với các nhà sử học phải tôn trọng quá khứ. Quá khứ khác với hiện tại, và chúng ta phải tôn trọng điều đó, nếu không các nhà sử học đơn thuần trở thành các nhà tuyên truyền.

Trong tiểu luận này, Trần Quốc Vượng không tôn trọng quá khứ. Ông dùng một khái niệm hiện đại (“văn hoá” – một khái niệm phương Tây mà người Việt Nam trong giới học hành thời quá khứ không quen thuộc), và rồi dùng khái niệm đó để xem xét quá khứ khiến cho ông có thể thoả mãn nhu cầu chính trị hiện tại (nhu cầu khuyến khích chủ nghĩa dân tộc của người Việt).Trong quá trình này, ông xuyên tạc quá khứ.



Bình luận của Trần Minh Tông rất thú vị. Tuy nhiên những gì chúng cho chúng ta thấy không liên quan gì với “văn hoá Việt Nam”. Thay vào đó, chúng cho chúng ta thấy những hành động của một vị quân vương ăn bám người cố gắng bảo vệ lợi ích của bản thân, cũng như những hành động của một số người có ý đồ tốt đã cố gắng thách thức vị vua ấy.



Chúng ta có thể thấy những ví dụ về các mối tương tác tương tự từ khắp nơi trên thế giới bao gồm cả… ở “Trung Quốc”.


[Tôi đang cố gắng viết về toàn bộ bài tiểu luận, nhưng tôi đã viết nhiều chỉ để nói về những vấn đề có liên quan đến 2 trang đầu … Đây là bài tiểu luận: VN & TQ]


2. Nguyên bản tiếng Anh

Trần Quốc Vượng and Disrespect for the Past

17oct14
I was reading an essay by the late Trần Quốc Vượng in which he talked about Vietnamese and Chinese culture.
Trần Quốc Vượng states at the beginning of the essay that Vietnamese culture has been different from Chinese culture from the time of its origins. He then points out, however, that there were Vietnamese scholars in the past who were so infatuated with Chinese culture that they did not pay attention to Vietnamese culture.
At the same time, according to Trần Quốc Vượng, there were other people in the past who were aware of this distinction between Vietnamese culture and Chinese culture and who resisted the efforts of the scholarly elite who wanted to change Vietnamese culture so that it more resembled Chinese culture (muốn cải biến văn hóa Việt Nam theo văn hóa Trung Quốc).
cover
One such person, again according to Trần Quốc Vượng, was the Trần Dynasty monarch, Trần Minh Tông. Trần Quốc Vượng cites a passage from the Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) where Trần Minh Tông states that “Our country has its own established rules: what is more, the customs of the South and the North are different from each other.”
(Nước ta đã có phép tăc nhất định: vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau.)
TQV1
There are problems with Trần Quốc Vượng’s translation of this passage, so let’s first look at what the text actually says. Trần Minh Tông is quoted as saying “The kingdom has its own rules. The South and North are different. If I listen to the archaic strategies of you pale-faced scholars then there will be chaos.”
(國家自有成憲,南北各異,若聼白面書生求舊之計,則亂生矣)
The ĐVSKTT simply mentions “the kingdom” (quốc gia 國家), not “our country” (nước ta). The ĐVSKTT also doesn’t mention “customs” (phong tục), but simply says that the South and North are different, without explaining in what way.
So Trần Quốc Vượng added information to this passage that is not in the text. At the same time, he did not explain the context for Trần Minh Tông’s comments.
dvsktt
The context is that there were some scholar-officials at Trần Minh Tông’s court who submitted a memorial which stated that “The people are idle and do not engage in work. The elderly are still not on (the tax) books. People do not pay their taxes or [fulfill their obligation to provide] corvée labor, and [the duty of] requisitioned services is not fulfilled.”
(時有士人上疏,謂民多遊手遊足,年老無籍,賦役不供,差役不及)
Trần Minh Tông reportedly responded to this by saying “If things are like this, then how else can one establish a peaceful age. Do you want me to punish them and see what disturbance that will create?”
(不如此,則豈足成太平之業。汝欲我責後成何事哉)
The text then states that some scholars wanted to change “the system” (chế độ 制度), and in response, Trần Minh Tông reportedly declared that, “The kingdom has its own rules. The South and North are different. If I listen to the archaic strategies of you pale-faced scholars then there will be chaos.”
tran
Let’s now return to Trần Quốc Vượng’s translation. Trần Quốc Vượng presents Trần Minh Tông’s comment as if it represented the voice of “us” (ta) the “real Vietnamese,” who have to remind “pale-faced scholars” who admire “China” that the “Vietnamese” have their own “customs” and that “Chinese” ways of doing things are not appropriate for “Vietnam.”
What, however, was Trần Minh Tông actually talking about? Trần Quốc Vượng says that his statement was meant to resist the ideas of people who wanted to change Vietnamese culture. But was he really talking about culture?
poor
The “pale-faced scholars” had pointed out to Trần Minh Tông that the kingdom was a mess. Whatever “system” (chế độ 制度) was in place was not working. People who should have been providing taxes and services were not doing so.
However, Trần Minh Tông defended this “system.” Why would he do so? Well we know that the Trần, like countless other ruling families around the world at that time, essentially saw the kingdom as their own private (or family) territory (which is why Trần Minh Tông did not refer to it as “our country” because it was “HIS kingdom”).
We also know that the Trần family created massive private estates, and that they enslaved people who were not on the tax registers and forced them to work on those estates.
This was the “peaceful age” that the Trần had established. They had established a “system” where their family could benefit from the fact that the institutions of the kingdom did not actually work the way they were designed to.
What the “pale-faced scholars” were threatening to do, was to dismantle this parasitic system that benefited the Trần dynasty family at the expense of common people, and to try to put in place a more rational system (undoubtedly inspired by their study of similar efforts in China, such as perhaps the reforms of Wang Anshi) that would create better conditions for the common people and the kingdom as a whole.
village
So were Trần Minh Tông’s comments really about “Vietnamese culture”? If they were then it must mean that having a governmental system that doesn’t work, and refusing to change it, has been a central part of Vietnamese culture from the time of its origin, and that anyone who seeks to create a more rational system is not following Vietnamese culture, but instead, is infatuated with China. . .
That doesn’t make any sense, and nor does what Trần Quốc Vượng wrote in this essay make any sense either.
foreign
I recently read some comments on the Internet that I liked about the need for historians to respect the past. The past was different from the present, and we have to respect that, otherwise historians simply become propagandists.
In this essay, Trần Quốc Vượng does not respect the past. He takes a modern concept (“culture” – a Western concept which Vietnamese in the scholars in the past were unfamiliar with), and then uses that concept to look at the past so that he can fulfill a present political need (the need to promote Vietnamese nationalism).
In the process, he distorts the past.
Trần Minh Tông’s comments are very interesting. What they show us, however, has nothing to do with “Vietnamese culture.” Instead, they show us the actions of a parasitic monarch who sought to defend his own interests, as well as the actions of some well-intentioned people who tried to challenge that monarch.
We can find examples of similar interactions from around the world at that time including. . . in “China.”
[I was going to write about the entire essay, but I already wrote a lot in just talking about issues on the first couple of pages. . . Here is the essay: VN & TQ.]





II. Trích dẫn tư liệu phương Tây

1. Bản dịch tiếng Việt

Tác giả: Lê Minh Khải
Người dịch: Hoa Quốc Văn

Sau khi bị rối trí bởi những vấn đề nhất định ở trang đầu một bài tiểu luận của Trần Quốc Vượng về văn hoá Việt Nam (xem bài viết gần đây nhất ở dưới), hôm nay tôi đọc hết phần còn lại của tiểu luận này.

cover
Luận điểm mà Trần Quốc Vượng đưa ra trong tiểu luận này là: các học giả Việt Nam trong quá khứ (trước thế kỉ XX) đã bị mê đắm văn hoá Trung Hoa đến mức họ không nhận ra sự khác biệt của văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, theo Trần Quốc Vượng, ở nửa sau của thế kỉ XX các học giả Mác-xít Việt Nam đã thành công trong việc đem ra ánh sáng sự thật là các cội rễ của văn hoá Việt Nam có thể được tìm thấy ở thiên niên kỉ đầu trước Công lịch (nền văn hoá Đông Sơn), trước khi khu vực Đồng bằng sông Hồng nằm dưới sự kiểm soát của triều Hán, và nền văn hoá nguyên gốc này tồn tại dai dẳng trong các làng sau khi giới tinh hoa về sau đã tiếp thu nhiều nhân tố của văn hoá Trung Hoa.

Rồi Trần Quốc Vượng tiếp tục đưa ra lập luận riêng của mình rằng nền văn hoá nguyên gốc này có thể được lần ngược trở lại niên đại còn sớm hơn, đến thời kì Đồ đá mới (văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn). Trong khi đưa ra lập luận này ông dẫn công trình của các học giả phương Tây khác nhau để chứng minh: 1) rằng thời kì Đồ đá mới là một thời kì rất quan trọng và rằng 2) văn hoá chịu ảnh hưởng của môi trường. Ông làm như thế để đưa ra luận điểm rằng môi trường của Việt Nam đã tác động đến kiểu văn hoá được tạo ra trong suốt thời kì Đồ đá mới ở nơi ấy, và rằng truyền thống văn hoá này đã tồn tại dai dẳng qua nhiều thời kì, cho đến tận ít nhất là thế kỉ XVIII và XIX.



Tuy nhiên, khi làm như vậy, Trần Quốc Vượng đã diễn giải sai những gì các học giả phương Tây thực sự đã viết.



Khi bàn về tầm quan trọng của thời kì Đồ đá mới, Trần Quốc Vượng trích dẫn một đoạn trong cuốn TRistes Tropiques một công trình nổi tiếng của nhà nhân chủng học người Pháp Claude Lévi-Strauss, như sau:

“Một trong những giai đoạn nhiều sáng tạo nhất của lịch sử nhân loại xảy ra vào thời đại đá mới với sự phát minh ra trồng trọt, chăn nuôi,… Muốn đạt đến những thành quả vĩ đại này, không phải trong chốc lát là được, mà trái lại, những tập thể loài người bé nhỏ lúc bấy giờ đã phải trải qua hàng mấy nghìn năm quan sát, thí nghiệm và truyền đạt kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Sự nghiệp vĩ đại này diễn ra một cách tốt đẹp, liên tục và thành công, [ở một thời đại mà việc viết lách hầu như chưa được biết đến].



Rồi Trần Quốc Vượng khẳng định, mà không đưa ra bất kì chứng nào hhay dẫn bất cứ nguồn tư liệu nào để củng cố tuyên bố của mình, rằng: “Bất cứ nhà khảo cổ, dân tộc học và sử học nào cũng biết rằng nếp sống thời đồ đá mới, trên cơ bản, vẫn được duy trì trong nếp sống nông thôn của nhân loại, thậm chí cho đến mãi thế kỉ XVIII, XIX”.


tristes_tropiques
Tôi đặt cụm từ “ở một thời đại mà việc viết lách hầu như chưa được biết đến” ở phần cuối của đoạn trích dẫn công trình Tristes Tropiques nói trên trong ngoặc vuông khi mà Trần Quốc Vược không đưa nó vào đoạn trích dẫn của mình. Tuy nhiên, nó rất quan trọng bởi trong đoạn văn này Lévi-Strauss đang bàn tới lí thuyết về chữ viết chứ không phải về thời Đồ đá mới. Điều Lévi-Strauss lập luận là người ta sẽ nghĩ rằng việc sáng tạo ra chữ viết hẳn đã tạo ra rất nhiều thay đổi bởi vì con người có thể ghi chép lại nhiều thông tin hơn là trước khi chữ viết được sáng tạo ra, và một sự thay đổi quan trọng tương tự là việc cuộc Cách mạng Đồ đá mới xuất hiện trước khi chữ viết được tạo ra.

Vậy là Lévi-Strauss bắt đầu xem xét việc chữ viết quan trọng ở những cách thức nào khác.



Rốt cuộc Lévi-Strauss cho rằng điều thực sự quan trọng của chữ viết là nó dường như đã xuất hiện trên thế giới trong mối liên hệ với các thành phố và các đế chế. Ở những hoàn cảnh này, Lévi-Strauss cho rằng, điều thực sự quan trọng của chữ viết là nó tạo điều kiện cho sự khai thác con người bình dân.



Dẫn chứng, Lévi-Strauss khẳng định rằng: “Sự khai thác này tạo ra khả năng tập hợp hàng nghìn người lao động và đặt cho họ những nhiệm vụ vắt kiệt sức khoẻ của họ… Nếu giả thiết của tôi là đúng, thì chức năng hàng đầu của chữ viết, với tư cách một công cụ giao tiếp, là tạo điều kiện cho sự nô dịch người khác”.



Quan điểm của tôi là Lévi-Strauss viết về chữ viết, không phải về thời kì Đồ đá mới. Vì vậy cuốn sách của ông không phải là một nguồn [tốt] để trích dẫn về thời Đồ đá mới. Nó là một công trình để trích dẫn nếu bạn đang nghiên cứu lí thuyết về sự xuất hiện của chữ viết.



Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng đã dẫn công trình này để lưu ý rằng thời kì Đồ đá mới là một trong những thời kì sáng tạo nhất của lịch sử loài người, và sau đó ông đưa ra một tuyên bố thiếu cơ sở rằng lối sống của thời Đồ đá mới tiếp diễn trong các làng cho đến tận thế kỉ XIX.



Rồi Trần Quốc Vượng tiếp tục trích dẫn Marx và Engels cũng theo cách đó. Ông trích dẫn công trình của họ bên ngoài ngữ cảnh của chúng để đưa ra lập luận của riêng mình, một lập luận không có liên hệ tới những gì Marx và Engels thực sự đã viết.

Đầu tiên, Trần Quốc Vượng trích dẫn một đoạn trong bộ Tư bản của Marx trong đó Marx bàn về “quá trình sản xuất của xã hội” diễn ra dưới “quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Ở đây Marx khẳng định rằng “quá trình sản xuất của xã hội” diễn ra “dưới những quan hệ sản xuất kinh tế và lịch sử đặc thù” và rằng “tập hợp các quan hệ này, bằng cách đó những nhánh của sự sản xuất này tồn tại cùng sự tôn trọng với Tự nhiên và với nhánh khác, và bằng cách đó chúng sản xuất, rõ ràng là xã hội, được xem xét từ lập trường cấu trúc kinh tế của nó”.

Không thật dễ hiểu, nhưng (trong phạm vi tôi có thể nói) Marx về cơ bản đang cố gắng giải thích xã hội là sản phẩm của những quan hệ kinh tế giữ người với người như thế nào.

Sau đó Trần Quốc Vượng trích dẫn một bức thư của Engels trong đó Engels nói rằng: “Bằng các quan hệ kinh tế, cái mà chúng ta coi là nền tảng quyết định của lịch sử xã hội, chúng ta hiểu cái cách mà con người trong một xã hội xác định sản xuất ra những thứ cần thiết cho đời sống và trao đổi các sản phẩm với nhau (tới một chừng mực mà sự phân công lao động tồn tại). Hệ quả là toàn bộ kĩ nghệ sản xuất và lưu thông được bao hàm trong đó… Dưới các quan hệ kinh tế [những cái] được bao hàm xa hơn, những nền tảng địa lí… và cũng vậy, về mặt tự nhiên, môi trường bên ngoài bao quanh dạng thức xã hội này”.

Cũng như Marx, ở đây Engels đang nói về các quan hệ kinh tế, và ông đưa ra quan điểm rằng địa lí đóng một vai trò nhất định trong các mối quan hệ kinh tế giữa người với người.

Sauk hi trích dẫn những bình luận của Marx và Engels về các quan hệ kinh tế, Trần Quốc Vượng khẳng định rằng: “Vậy thì khi bàn đến những đặc điểm của văn hoá Việt Nam [!!! - LMK], phải tìm nguồn cội của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh nông nghiệp và làng xóm, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa lí và môi trường thiên nhiên đã sản sinh ra những đặc điểm văn hoá ấy trước khi xét đến những điều kiện lịch sử của dân tộc đã duy trì và củng cố những đặc điểm văn hoá ấy. Đừng tách rời văn hoá với thiên nhiên”.

Kết luận mà Trần Quốc Vượng đi đến này không có liên quan gì với những gì mà Lévi-Strauss, Marx và Engels bàn đến trong những đoạn văn mà Trần Quốc Vượng trích dẫn. Thay vào đó, Trần Quốc Vượng chỉ bám vào thực tế là Lévi-Strauss đề cập đến “thời Đồ đá mới”, Marx đề cập đến “xã hội” và Engels đề cập đến “nền tảng địa lí” để củng cố ý tưởng thiếu dẫn chứng của ông rằng “văn hoá” Việt Nam (chủ đề mà không học giả nào ở trên nói đến trong những đoạn trích dẫn) hình thành trong suốt thời Đồ đá mới và chịu ảnh hưởng của địa lí và môi trường. Và rồi ông bổ sung vào đó quan điểm riêng của ông – điều “bất cứ nhà khảo cổ, dân tộc học và sử học nào cũng biết” (và tôi đoán đó là lí do vì sao không cần phải cung cấp bất cứ dẫn chứng nào để củng cố ý tưởng này…) rằng lối sống của thời kì Đồ đá mới đã được duy trì trong các làng cho đến tận thế kỉ XIX.

Trên bề mặt, tiểu luận này có vẻ tốt. Trần Quốc Vượng đã trích dẫn công trình của các học giả phương Tây nổi tiếng và đưa ra một luận điểm.

writing
Nhưng nếu bạn thực sự nhìn vào cái mà các học giả ấy viết, rồi so sánh với cái mà Trần Quốc Vượng lập luận, thì lập luận của ông ấy đã đi quá xa. Nó không được củng cố bằng công trình của các học giả mà ông trích dẫn. Nó chỉ là một quan điểm do ông ấy tự dựng lên, mà không có cứ liệu hay luận cứ nghiêm túc nào.

Khi bạn trích dẫn công trình của các học giả, bạn dẫn chúng vì những ý tưởng mà các học giả ấy đưa ra. Marx và Engels bàn về các quan hệ kinh tế trong các đoạn văn mà Trần Quốc Vượng trích dẫn, không phải về vai trò mà địa lí và môi trường có thể (hoặc không) đóng trong việc định hình văn hoá. Lévi-Strauss viết về ý tưởng của mình về sự xuất hiện của chữ viết trong đoạn văn mà Trần Quốc Vượng trích dẫn, ý tưởng đó đến với Lévi-Strauss khi ông áp dụng nghiên cứu nhân chủng học vào khu vực Nam Mỹ. Thời kì Đồ đá mới đơn thuần chỉ là cái mà ông đề cập đến lướt qua trong cuốn sách này. Ông không đưa ra những quan niệm về thời kì Đồ đá mới, mà không phải là một chuyên gia về thời kì Đồ đá mới.

Khi trích dẫn các công trình của các học giả phương Tây vì những ý tưởng mà các học giả đó không đưa ra, Trần Quốc Vượng đã tạo ra một bài tiểu luận nhìn thì có vẻ như phải có giá trị, nhưng thực ra là không.

[Bài tiểu luận tôi đang nói đến được đính kèm ở bài viết trước]

[Ở đây: VN & TQ]
Nguồn: http://leminhkhai.wordpress.com/2014/10/18/tran-quoc-vuong-and-the-citing-of-western-scholarship/


2. Nguyên bản tiếng Anh


18oct14
After getting distracted by certain issues in the opening passage of an essay by Trần Quốc Vượng on Vietnamese culture (see the last post below), today I read through the rest of this essay.
The argument that Trần Quốc Vượng makes in this essay is that Vietnamese scholars in the past (before the 20th century) were so infatuated with Chinese culture that they did not recognize the distinctness of Vietnamese culture. However, according to Trần Quốc Vượng, in the second half of the twentieth century Vietnamese Marxist scholars succeeded in bringing to light the fact that the roots of Vietnamese culture can be found in the first millennium BC (the Đông Sơn culture), before the area of the Red River Delta came under the control of the Han Dynasty, and this original culture persisted in the villages after the elite later adopted various aspects of Chinese culture.
Trần Quốc Vượng then goes on to make his own argument that this original culture can be traced back even earlier, to the Neolithic period (the Hòa Bình and Bắc Sơn cultures). In making this argument he cites the work of various Western scholars to demonstrate 1) that the Neolithic was a very important period and that 2) culture is influenced by the environment. He does this in order to make the point that the environment of Vietnam influenced the type of culture that was created during the Neolithic there, and that this cultural tradition persisted through the ages, up until at least the 18th and 19th centuries.
In doing so, however, Trần Quốc Vượng misrepresents what Western scholars actually wrote about.
Tristes_Tropiques
In arguing for the importance of the Neolithic, Trần Quốc Vượng cites a passage inTristes Tropiques, a famous work by French anthropologist Claude Lévi-Strauss, as follows:
“One of the most creative phases in human history took place with the onset of the neolithic era: agriculture and the domestication of animals are only two of the developments which may be traced to this period. It must have had behind it thousands of years during which small societies of human beings were noting, experimenting, and passing on to one another the fruits of their knowledge. The very success of this immense enterprise bears witness to the rigor and the continuity of its preparation, [at a time when writing was quite unknown].”
Trần Quốc Vượng then states, without providing any evidence or citing any source to support his claim, that “Every archaeologist, ethnographer and historian knows that the lifestyle of the Neolithic, in its basic form, continued to be maintained in the lifestyle of villages of humanity all the way until the 18th and 19th centuries.”
Levi-Strauss
I put the phrase “at a time when writing was quite unknown” at the end of the above quote from Tristes Tropiques in brackets as Trần Quốc Vượng did not include that phrase in his quote. However it is important because in this passage Lévi-Strauss was talking about his theory of writing, not the Neolithic period. What Lévi-Strauss argued was that one would think that the invention of writing must have created massive changes because people could record more information than they could remember and that this could enable them to do things that they could not do before writing was invented, and yet a change as important as the Neolithic Revolution occurred before writing was invented.
So Lévi-Strauss starts looking at other ways in which writing was important.
He ultimately argues that what is really significant about writing is that it seems to have appeared around the world in connection with cities and empires. In these contexts, Lévi-Strauss argues, what was really significant about writing was that it enabled the exploitation of the common people.
To quote, Lévi-Strauss stated that, “This exploitation made it possible to assemble workpeople by the thousand and set them tasks that taxed them to the limits of their strength. . . If my hypothesis is correct, the primary function of writing, as a means of communication, is to facilitate the enslavement of other human beings.”
writing
My point here is that Lévi-Strauss wrote about writing, not about the Neolithic period. So his book is therefore not a source to cite about the Neolithic period. It is a work to cite if you are researching about theories about the emergence of writing.
However, Trần Quốc Vượng cites this work to note that the Neolithic era was one of the most creative periods in human history, and then he makes an ungrounded claim that the lifestyle of the Neolithic continued in villages up until the 19th century.
Trần Quốc Vượng then goes on to cite Marx and Engels in the same way. He cites their works out of context to make his own argument, an argument that is not related to what Marx and Engels actually wrote about.
Marx
First Trần Quốc Vượng cites a passage from Marx’s Capital in which Marx was talking about the “social process of production” that takes place under the “capitalist process of production.” Here Marx states that the “social process of production” took place “under specific historical and economic production relations” and that “the aggregate of these relations, in which the agents of this production stand with respect to Nature and to one another, and in which they produce, is precisely society, considered from the standpoint of its economic structure.”
This is not easy to understand, but (as far as I can tell) Marx was essentially trying to explain how society is the product of the economic relations between people.
Engels
Trần Quốc Vượng then cites a letter by Engels in which he stated that “By economic relations, which we regard as the determining basis of the history of society, we understand the way in which human beings in a definite society produce their necessities of life and exchange the products among themselves (in so far as division of labor exists). Consequently the whole technique of production and transportation is therein included. . . Under economic relations are included further, the geographical foundations . . . and also, naturally, the external milieu surrounding this social form.”
Like Marx, Engels was talking here about economic relations, and he made the point that geography plays a role in the economic relations between people.
TQV conclusion
After quoting the comments by Marx and Engels on economic relations, Trần Quốc Vượng then states that “Therefore, when we talk about the special features of Vietnamese culture [!!!], we have to search for their roots in the Neolithic, the period when agriculture and villages emerged, and we must pay attention to the geographic foundation and the natural environment that produced those special characteristics of the culture. . .”
This conclusion that Trần Quốc Vượng comes to has nothing to do with what Lévi-Strauss, Marx and Engels talked about in the passages that Trần Quốc Vượng cited. Instead, Trần Quốc Vượng just takes the fact that Lévi-Strauss mentioned “the Neolithic,” that Marx mentioned “society,” and that Engels mentioned “geographic foundation,” to support his own un-documented idea that Vietnamese “culture” (a topic which none of these scholars talked about in the cited passages) formed during the Neolithic and was influenced by geography and the environment. And then he adds to this his own idea which “every archaeologist, ethnographer and historian knows” (and I guess that’s why there was no need to provide any evidence to support this idea. . .) that the lifestyle of the Neolithic was maintained in villages up until the 19th century.
On the surface, this essay looks good. Trần Quốc Vượng cites the work of famous Western scholars and makes an argument.
But if you actually look at what those scholars wrote about, and then compare that with what Trần Quốc Vượng argues, then his argument falls apart. It is not supported by the work of the scholars he cites. It is just an argument that he himself made up, without any serious documentation or evidence.
tt
When you cite the works of scholars, you cite them for the ideas that those scholars put forth. Marx and Engels talked about economic relations in the passages that Trần Quốc Vượng cited, not about the role that geography and the environment might (or might not) play in shaping culture. Lévi-Strauss wrote about his ideas about the emergence of writing in the passage that Trần Quốc Vượng cited, ideas that had come to Lévi-Strauss while conducting anthropological research in South America. The Neolithic period is merely something that he mentioned in passing in this book. He did not put forth ideas about the Neolithic period, and was not an expert on the Neolithic period.
In citing the works of Western scholars for ideas that those scholars did not put forth, Trần Quốc Vượng produced an article that looks like it must be valid, but it’s not.
[The essay I’m referring to is attached to the post below.]

2 nhận xét:

  1. Các trích dẫn là từ hai quan điểm trái ngược nhau. Ví dụ Levi Strauss để trồng trọt trước chăn nuôi, nhưng theo Engel thì chăn nuôi có trước trồng trọt. Về nguồn gốc chữ viết cũng vậy, Levi Strauss nhấn mạnh đến chức năng thống trị, song thống trị không phát minh ra chữ viết được. Marx và Engel đã nhiều lần nhấn mạnh về việc trao đổi hàng hóa giữa các thị tộc, ban đầu bao giờ cũng là gia súc, chữ viết ban đầu là các ký tự để đánh dấu gia súc. Song cũng không thể phủ nhận rằng chính việc phát triển sản xuất sau này khiến cho chữ viết được ứng dụng rộng rãi hơn.

    Levi Strauss theo quan điểm duy tâm, con quan điểm của Marx là quan điểm duy vật, thật kỳ lạ là người ta có thể kết hợp hai quan điểm trái phủ nhận lẫn nhau vào một lý thuyết mà không cần phải phê phán chúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng khó nói rõ ràng được là Levi-Strauss theo quan điểm duy tâm Nỡm à. Cụ này với cụ Sartre đã từng có tranh luận lớn về Marx (cả ba cụ hiện đều đã qui tiên cả, gần đây nhất là cụ Levi - đã từ trần lúc 100 tuổi - hồi trước, lúc cụ mất, blog cũ của mình có điểm tin).

      Trong cuộc tranh luận trên, Levi rất coi trọng quan điểm duy vật về lịch sử của Marx, và cho biết: những công trình dân tộc học của ông có chịu ảnh hưởng của quan điểm đó.

      Về cuộc tranh luận này, mình đã tóm tắt trong một bài viết (có bản tiếng Việt và đăng rút gọn ở Việt Nam). Để thử tìm lại bản word cái (bản in trên giấy thì hiện nay mình không có bên cạnh).

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.