Những chuyển động lên xuống vào ra sẽ tiếp tục, nóng dần lên, mở đầu là việc bí thư Kiên Giang được điều chuyển ra Hà Thành (báo chính thống vừa lên), rồi việc bí thư Sài Thành thì nghỉ chơi (theo tin nhanh của Cô gái Đồ long).
1. Cô gái Đồ long xưa nay đưa tin sớm hơn báo chính thống, thường là một tuần, thậm chí nửa tháng rồi cả tháng ! Ví dụ ở đây (báo trước sự kiện của bộ 4T). Bởi vậy, lần này, đưa tin từ Fb của cô lên trước. Toàn văn như sau:
"
https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10214924267774896
"
2.
"
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên và Kiên Giang được điều động về Trung ương
Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Điều động, bổ nhiệm ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Điện Biên, giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961, quê quán: huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Ông là kỹ sư Kinh tế xây dựng. Ông Trần Văn Sơn đã từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Bộ Xây dựng), Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Tháng 3/2014, ông Trần Văn Sơn được Bộ Chính trị điều động, luân chuyển làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên. Tháng 10/2015, ông Trần Văn Sơn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên khóa XIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn (ảnh trái) và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị (ảnh phải). |
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ông là tiến sĩ Khoa học kỹ thuật xây dựng. Ông Nguyễn Thanh Nghị từng giữ các chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng trước khi được luân chuyển về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2010-2015 từ tháng 3/2014.
Tháng 10/2015, ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Trước đó, Thủ tướng cũng đã có quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Hoàng Minh Sơn sinh năm 1969. Ông Sơn từng đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Thủ tướng bổ nhiệm ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Trần Duy Đông sinh năm 1979, quê quán tỉnh Thanh Hóa. Ông Đông từng đảm nhiệm các chức vụ: Thư ký Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý trong Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thành Nam
"
Đại khái thế, có gì mới thì bổ sung dần ở bên dưới.
Tháng 10 năm 2020,
Giao Blog
---
BỔ SUNG
7.
Ông Nguyễn Thiện Nhân được phân công nhiệm vụ mới
Ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục theo dõi và chỉ đạo Đảng bộ TP.HCM đến khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc.
Chiều nay (17/10), tại phiên làm việc buổi chiều của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự.
Ông Nguyễn Thiện Nhân |
Theo nội dung quyết định: “Trên cơ sở đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đồng ý chủ trương phân công đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015-2020), sau đại hội Đảng bộ TP tiếp tục theo dõi chỉ đạo Đảng bộ TP.HCM cho đến khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng".
Trước đó, ngày 11/10, Bộ Chính trị quyết định cho ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Ông Nên được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Ông Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 12/6/1953, quê quán Trà Vinh. Ông có học hàm, học vị: Giáo sư - Tiến sỹ.
Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Thiện Nhân từng kinh qua các chức vụ: Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa TP.HCM; Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), rồi Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tháng 5/2013, ông được bầu vào Bộ Chính trị. Ông làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa 7, 8 (nhiệm kỳ 2014-2019).
Ông là đại biểu Quốc hội khóa 10, 12, 13, 14; Ủy viên BCH TƯ khóa 10, 11, 12; Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12.
Ngày 10/5/2017, Bộ Chính trị phân công ông giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Xem đầy đủ TẠI ĐÂY.
Theo chương trình Đại hội Đảng bộ TP, chiều 17/10, Đại hội sẽ công bố kết quả bầu cử Ban chấp hành Đảng bộ khóa XI, đồng thời thông báo số lượng đại biểu Đảng bộ TP.HCM dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tối cùng ngày, hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI sẽ diễn ra. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành sẽ bầu Ban Thường vụ, Bí thư Thành ủy, các phó bí thư và UB Kiểm tra Thành ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Sáng 18/10, Ban Chấp hành Đảng bộ, UB Kiểm tra Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ ra mắt đại hội. Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI họp phiên bế mạc. |
6. Sau 12 ngày (5/10-17/10), đúng như tin của Lê Nguyễn Hương Trà đã đưa trên Fb
"
Ông Nguyễn Văn Nên được bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM
Tối 17/10, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng đã được bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Nên được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, nhiệm kỳ 2020-2025.
Sáng 15/10, ông Nguyễn Văn Nên có mặt tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM với tư cách là khách mời đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Nên. Ảnh: BTC |
Tối 17/10, Trưởng Ban Tuyên giáo Phan Nguyễn Như Khuê đã chủ trì buổi họp báo sau khi kết thúc phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM đã bầu 61 người vào Ban Chấp hành khóa XI.
Ban Chấp hành cũng đã họp hội nghị phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy khóa XI.
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao trước Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã bầu 15 thành viên (khuyết 1 người) vào Ban Thường vụ Thành ủy.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu đạt 100%.
Các Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm các ông, bà: Trần Lưu Quang (tái cử); Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong (tái cử); Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ (tái cử); Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Nguyễn Hồ Hải (đắc cử).
Ngoài ra, hội nghị cũng bầu UB Kiểm tra Thành ủy gồm 14 thành viên. Ông Dương Ngọc Hải tái đắc cử Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy với số phiếu 100%.
1. Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy
2. Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng
3. Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP.HCM
4. Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
5. Nguyễn Hồ Hải, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy
6. Nguyễn Hữu Hiệp, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy
7. Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư quận 5
8. Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo
9. Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP
10. Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP
11. Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP
12. Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP
13. Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP
14. Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
15. Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch HĐND TP
16. Trần Kim Yến, Bí thư Quận 1
Chân dung 4 Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM khóa mới
Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 đã bầu 4 Phó Bí thư Thành ủy gồm: ông Trần Lưu Quang, ...
Hồ Văn - B.Anh - Thanh Tùng
"
5. Khai mạc Đại hội Kiên Giang thì công bố quyết định (ngày 16/10):
Ông Nguyễn Thanh Nghị chính thức nhận chức thứ trưởng Bộ Xây dựng
TTO - Ngày 16-10, trong phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Tổ chức trung ương đã công bố 2 quyết định về công tác nhân sự đối với ông Nguyễn Thanh Nghị - bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2015-2020.
Theo đó, ông Mai Văn Chính - phó trưởng Ban Tổ chức trung ương - đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị - bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2015-2020, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Kiên Giang - tham gia làm ủy viên Ban Cán sự Đảng của Bộ Xây dựng.
Ông Chính cũng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê quán TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ông có trình độ tiến sĩ khoa học kỹ thuật xây dựng, cao cấp lý luận chính trị.
Ông Nghị được điều động làm phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2010-2015 từ tháng 3-2014. Tháng 10-2015, ông được bầu giữ chức bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Trước khi giữ chức phó bí thư rồi bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Nghị từng làm phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và cũng từng giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Sau khoảng một tuần tính từ khi LNHT đưa tin về ông Nguyễn Văn Nên trên Fb, thì bây giờ, là tin chính thức.
"
Giới thiệu ông Nguyễn Văn Nên để bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Nên được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM và giới thiệu để bầu giữ chức Bí thư Thành ủy.
Sáng 11/10, tại hội trường Thành ủy TP.HCM, ông Mai Văn Chính, Phó Trưởng ban tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao quyết định cho ông Nguyễn Văn Nên |
Tham dự buổi công bố có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Theo đó, Bộ Chính trị quyết định cho ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng thôi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Chỉ định ông Nguyễn Văn Nên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, nhiệm kỳ 2020-2025.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định cho ông Nguyễn Văn Nên.
Ông Nguyễn Văn Nên, sinh ngày 14/7/1957, quê quán: Tây Ninh, trình độ: Cử nhân Luật.
Ông là Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Phát biểu tại lễ trao quyết định, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và cân nhắc nhiều mặt, Bộ Chính trị quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Nên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giới thiệu bầu Bí thư Thành ủy TP.HCM.
"Việc này diễn ra trước Đại hội Đảng bộ TP.HCM 5 ngày và ông Nguyễn Văn Nên cũng chỉ biết cách đây vài ngày, có thể làm cho chúng ta thấy cập rập.
Tuy nhiên, việc này Bộ Chính trị cân nhắc nhiều mặt nên mới đưa ra quyết định chứ không vội vàng, hời hợt. Bộ Chính trị thấy quyết định này phù hợp, thống nhất với nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM", bà Ngân nói.
Theo bà Ngân, ông Nguyễn Văn Nên trưởng thành từ cơ sở, kinh qua công tác ở địa phương và Trung ương như: Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh sau về Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
"Đồng chí là đảng viên có uy tín, có khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ, công tác qua nhiều vị trí khác nhau. Thời gian công tác ở địa bàn mới, với bề dày kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị, cùng sự giúp đỡ tận tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, Bộ Chính trị tin tưởng đồng chí Nguyễn Văn Nên sẽ kế thừa thành quả kinh nghiệm của thế hệ đi trước, đoàn kết, thống nhất để cùng Đảng bộ và nhân dân TP thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP khóa XI", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phát biểu khi nhận quyết định, ông Nguyễn Văn Nên cho biết, ông nhận thức được rằng đây là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và là thử thách lớn cho mình trên cương vị, địa bàn mới.
Ông mong muốn Bộ Chính trị, các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm, ủng hộ TP.HCM. Mong muốn cán bộ cùng nhân dân TP.HCM đồng hành và chia sẻ, để đoàn kết cùng nhau hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Văn Nên |
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói: “Hôm nay là ngày vui với TP.HCM”. Việc công bố quyết định cán bộ về TP diễn ra chỉ 5 ngày trước khi Đại hội Đảng bộ TP.HCM khai mạc.
Nói thêm về những vấn đề của TP trong nhiệm kỳ qua, ông Nhân cho biết dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, TP đã xử lý được những vấn đề đặt ra về kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.
Nhờ vậy, 5 năm qua, TP đã đạt nhiều kết quả khả quan, giữ vững vị trí trung tâm kinh tế, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Mức độ tăng trưởng bình quân hơn 7% trong 5 năm qua đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 26-27% GDP. Đặc biệt, TP là nơi có năng suất lao động vượt trội - gấp 2,6 lần bình quân cả nước.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Tháng 4/1975 - 9/1985: Chiến sỹ Cảnh sát hình sự; Đội trưởng hình sự Công an huyện Gò Dầu. Tháng 10/1985 - 12/1987: Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ, Phó trưởng Công an huyện Gò Dầu. Tháng 1/1988 - 2/1989: Quyền Trưởng Công an huyện Gò Dầu. Tháng 3/1989 - 12/1991: Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Công an huyện Gò Dầu. Tháng 1/1992 - 4/1996: Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gò Dầu. Tháng 4/1996 - 8/1999: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gò Dầu. Tháng 8/1999 - 1/2001: Tỉnh ủy viên, Trưởng ban, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Tây Ninh. Tháng 2/2001 - 5/2004: Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh. Tháng 6/2004 - 1/2005: Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe. Tháng 2/2005 - 3/2006: Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh. Tháng 3/2006 - 8/2010: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Tháng 9/2010 - 7/2011: Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Tháng 7/2011 - 2/2013: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Từ tháng 3/2013: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 14/11/2013, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6, phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 1/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 2/2016: Được Bộ Chính trị quyết định phân công giữ chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. |
Bộ Chính trị sẽ chỉ định Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an sáng nay (8/10) đã tổ chức họp báo giới thiệu Đại hội Đại biểu ...
"
3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việc giới thiệu nhân sự Trung ương khoá XIII rất tốt đẹp
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào trưa 9/10.
Các Ủy viên Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các báo cáo, đề án.
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng |
Giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Y tế
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khái quát lại những kết quả chủ yếu đã đạt được và làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương.
Cùng với các nội dung về kinh tế - xã hội năm 2020 – 2021, tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét cho ý kiến đối với Báo cáo của Bộ Chính trị về các công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 12 đến Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII và Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2019.
Hội nghị giao Bộ Chính trị tiếp thu các ý kiến góp ý của Trung ương để có các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới.
Cũng tại Hội nghị này, theo Quy chế làm việc, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và đã ghi phiếu giới thiệu nhân sự trước khi Bộ Chính trị quyết định giới thiệu để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đề cập đến công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 13, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự, kể từ sau Hội nghị Trung ương 12 (tháng 5/2020) đã bám sát Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII được Trung ương thông qua, chuẩn bị một cách công phu, khoa học, bài bản, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.
Trung ương cũng biểu dương các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, có chất lượng nhân sự đại hội cấp mình, đồng thời tổ chức nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao việc lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự.
'Kết quả rất tốt đẹp'
Trên cơ sở Phương hướng và quy trình công tác nhân sự, kết quả giới thiệu nhân sự, Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét khách quan, công tâm, toàn diện về dự kiến danh sách nhân sự tái cử và nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII và các phương án lựa chọn; đồng thời phân tích, đánh giá, góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, bổ sung vào các báo cáo và phương án nhân sự.
Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Trung ương khoá XII tái cử và nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII (cả Uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết).
Bế mạc Hội nghị Trung ương 13 |
Đồng thời, Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII tái cử khoá XIII và giới thiệu nhân sự mới lần đầu tham gia Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII. Kết quả rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thống nhất rất cao với đề xuất của Bộ Chính trị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự căn cứ Nghị quyết của Hội nghị, Báo cáo kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII và các ý kiến đóng góp của Trung ương, tiếp tục xem xét, rà soát thật kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định thông qua tại các hội nghị Trung ương tiếp theo trước khi trình Đại hội XIII của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Hội nghị của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Với những nội dung chủ yếu vừa nêu trên đây, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 gắn với phòng, chống dịch bệnh, xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; làm tốt công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, góp phần bảo đảm thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
“Tôi mong muốn mỗi đồng chí Uỷ viên Trung ương cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Thu Hằng
2.
https://www.facebook.com/chanluanplo/posts/4430608690345203
1.
TTO - Tỉnh Kiên Giang chỉ tặng quà lưu niệm cho đại biểu dự đại hội trong khuôn khổ được quy định. Ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ vẫn điều hành Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần này.
Ngày 6-10, ông Phạm Công Khâm, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, đã chủ trì họp báo thông tin công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh này.
Theo đó, đại hội sẽ diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17-10, ông Nguyễn Thanh Nghị, bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ X, sẽ vẫn điều hành đại hội. Về việc ông Nghị luân chuyển công tác, ông Khâm cho biết đến thời điểm này Tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được văn bản chính thức về việc Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng. Thông tin này mới chỉ biết qua báo chí đăng tải. Việc tổ chức đại hội cũng trên tinh thần tiết kiệm chi phí tối đa. "Sẽ có quà lưu niệm dành tặng đại biểu và khách mời nhưng sẽ trong khuôn khổ quy định chế độ chi cho đại hội" - ông Khâm nói thêm.
Cùng ngày, Tỉnh ủy Long An tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nguyễn Văn Được, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An, cho biết đại hội tỉnh này sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 13 đến 16-10 với phương châm "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Phát triển".
Trả lời câu hỏi của PV về kinh phí tổ chức đại hội lần này, ông Được cho hay do xuất phát trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, địa phương vừa chuẩn bị cho đại hội chu toàn, vừa tập trung tối đa trong việc hồi phục kinh tế, ngăn ngừa dịch, do đó việc tiết kiệm ngân sách rất được xem trọng.
"Ví dụ như quà cho đại biểu. Theo quy định của trung ương thì mỗi đại biểu 1 triệu đồng. Đại hội tỉnh Long An có 430 người tham dự, sẽ có tổng kinh phí 430 triệu đồng. Nhưng chúng tôi đã chọn các hạng mục để phục vụ mang tính chất lưu niệm như bút, phù hiệu... chưa đến 1 triệu đồng cho mỗi người. Tổng chi phí trang bị cho đại biểu chỉ 414 triệu, tiết kiệm được 16 triệu đồng", ông Được nói.
Song song đó, ông Được cho biết thêm nhiều mức chi cũng được cắt. Cụ thể như trường hợp một thành viên khi tham gia một tiểu ban phục vụ đại hội được một suất phụ cấp, nếu theo đúng quy định thì khi người đó tham dự nhiều tiểu ban khác nhau đều được các phụ cấp tương xứng.
"Nhưng ở Long An, một người có phục vụ nhiều tiểu ban phục vụ đại hội thì cũng chỉ được đúng một suất phụ cấp, còn lại cắt hết. Nhờ vậy, từ dự kiến chuẩn bị đại hội hơn 8 tỉ đồng, chi phí thực tế chỉ còn hơn 4 tỉ đồng, tiết kiệm được 50%", ông Được nói.
Về mục tiêu và các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ tới, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần này chú trọng đến việc tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông. 3 công trình trọng điểm được đặt ra là hoàn thiện đường vành đai TP Tân An, đường tỉnh 830E phục vụ cho trục dọc bắc nam nối kết các khu công nghiệp xuống cảng quốc tế Long An và đường tỉnh 827E nhằm nối kết phát triển hệ thống giao thông ven biển các tỉnh ĐBSCL.
..
TƯ LIỆU HỒI CỐ
1.
04/07/2019 05:00
“Chủ nghĩa hậu duệ” làm biến dạng, tha hóa quyền lực Nhà nước
QĐND - Tục ngữ Việt có câu “Con hơn cha là nhà có phúc”. Đó không chỉ là mong muốn, khát vọng nhân văn của thế hệ trước đối với thế hệ sau mà còn phần nào nói lên tình cảm, niềm tin của ông cha gửi gắm vào sự nỗ lực phấn đấu trưởng thành, tiến bộ của con cháu.
Trên thực tế, dù ước vọng “nhà có phúc” là chính đáng, nhưng vẫn có một số cán bộ, đảng viên hoặc là thiếu phương pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý con một cách đúng mực, hoặc là nuông chiều, nâng đỡ con một cách vội vàng, thái quá khiến con cái họ sớm ảo tưởng về mình rồi thui chột, sa ngã.
Thời gian gần đây, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng công bố việc bổ nhiệm nhân sự cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp hay đăng tải thông báo kết quả xem xét, xử lý kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, dư luận thường “soi” rất kỹ nhân sự được bổ nhiệm hay cá nhân cán bộ, đảng viên bị xem xét, xử lý, thi hành kỷ luật.
Ảnh minh họa. |
Với những nhân sự đủ tài đức, tiêu chuẩn và trải qua quá trình rèn luyện, công tác, trưởng thành từ cơ sở mà được bổ nhiệm, mọi người dân đều cảm thấy yên lòng và tỏ ý khẩu phục, tâm phục đối với quyết định bổ nhiệm nhân sự này. Còn với những nhân sự được bổ nhiệm dù trẻ tuổi, có bằng cấp cao, song chưa trải qua rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn, chưa chứng tỏ được năng lực nổi trội so với người khác và chưa có nhiều cống hiến cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thì dư luận thường đặt câu hỏi đầy nỗi niềm: “Đồng chí này là con đồng chí nào?”.
Một thời gian sau, chính những nhân sự được “bổ nhiệm thần tốc” đó không những chưa chứng minh được trình độ cao, khả năng triển vọng của mình, lại còn vi phạm nguyên tắc lãnh đạo, vi phạm những điều đảng viên không được làm, thậm chí vi phạm đạo đức, lối sống thì dư luận thêm một lần bày tỏ sự phiền lòng, ta thán một cách chua chát: “Hạt giống đỏ” chưa nảy mầm đã thành “hạt giống lép!”.
Nhân dân là chủ thể chân chính, là lực lượng quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Dù trên thực tế, nhân dân không hẳn lúc nào cũng có quyền quyết định chức vụ của những “người Nhà nước”, nhưng dư luận nhân dân thì không nên, không thể xem thường. Cách đây 8 năm, sau khi lắng nghe từ dư luận xã hội, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương ương 4, khóa XI (tháng 2-2012), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt câu hỏi đầy trăn trở: “Trong công tác cán bộ thì “Thứ nhất là quan hệ, thứ nhì là tiền tệ, thứ ba là hậu duệ, thứ tư mới đến trí tuệ”. Nó là cái gì?”.
Hơn hai năm sau, trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2-9-2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thẳng thắn nêu ra: “Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ” trong công tác cán bộ”.
Tại sao người đứng đầu Đảng ta và người đứng đầu Nhà nước ta đã sớm băn khoăn, lo ngại trước thực trạng “hậu duệ” như một nguy cơ có thể làm hỏng công tác cán bộ, làm mọt ruỗng bộ máy công quyền. Bởi hơn ai hết, những người đứng trên cao thì thường nhìn xa trông rộng và cảm nhận, tiên lượng được những vấn đề mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa nhân cách một số người đang sở hữu quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân vì họ đã biến quyền lực công thành quyền lực tư, quyền lực gia đình, quyền lực hậu duệ.
Công bằng mà nói, không hẳn con em quan chức nào tiếp bước sự nghiệp công danh, con đường chính trị của cha anh mình cũng đều thua kém thế hệ đi trước, mà ngược lại, không ít “hậu duệ” đã góp phần làm vẻ vang thêm truyền thống “danh gia vọng tộc” và vị thế “trâm anh thế phiệt” của mình. Vì những người này đều có đặc điểm chung là được tiếp thu, hấp thụ những giá trị tích cực, nổi trội từ truyền thống gia đình, dòng họ; được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn và bản thân họ cũng luôn có ý thức tu dưỡng, dấn thân, cống hiến hết mình cho tập thể, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Tuy nhiên, còn một bộ phận quan chức thời nay vẫn để tâm lý, quan niệm “cha truyền con nối” từ chế độ quan lại chuyên chế phong kiến ăn sâu vào nếp nghĩ, hành xử của mình. Từ đó, họ tìm mọi cách để cho "cậu ấm, cô chiêu" mình được có cơ hội tiếp cận, làm chủ, sở hữu quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước càng sớm càng tốt. Thậm chí có người sẵn sàng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, ra vẻ “tự nguyện” rời nhiệm sở trước một hai năm nhưng không phải để dành cơ hội cho những người tài cao đức trọng, giàu tinh thần cống hiến mà lại mở đường ưu tiên cho “hậu duệ” của mình.
Từ đúc kết của dân gian “Con hư tại mẹ” đến khoa học tâm lý giáo dục đã chỉ ra: “Uốn cây từ thuở còn non/Dạy con từ thuở con còn bé thơ”. Nếu các quan chức không nghiêm khắc dạy bảo con từ bé, lại còn nâng đỡ con thái quá, nóng vội trong việc sắp đặt chức vụ, trao truyền quyền lực cho con không phù hợp, tương xứng với khả năng, thực lực, uy tín, kinh nghiệm từng trải của con thì vô hình trung sẽ làm con tự ảo tưởng về mình, từ đó tự phụ, tự mãn và tự “kết liễu” sớm sự nghiệp chính trị của chính mình. Nhưng nguy hại hơn, khi những “hậu duệ” mà “y phục không xứng kỳ đức” nằm trong bộ máy công quyền không chỉ ngăn cản, làm mất cơ hội phấn đấu, tiến thân của những cán bộ, đảng viên chân chính mà còn gây mất đoàn kết nội bộ và tác động không thuận đến sự phát triển lành mạnh của tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và đất nước.
Bài học không ở đâu xa. Có những “hậu duệ” từng giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng ở độ tuổi 40, có những cán bộ cấp sở, cán bộ cấp huyện mới ngoài “tam thập” chưa có nhiều cống hiến, chưa trải qua nhiều thử thách, rèn luyện trong thực tiễn phong trào cách mạng, chưa thấu hiểu hết nỗi gian lao, vất vả của người dân, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý mà lại sớm ngồi ở những vị trí “quyền cao chức trọng” nên dễ mắc bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, rồi không bao lâu sa vào cạm bẫy tiền tài danh vọng, tửu sắc. Hậu quả, không những “hậu duệ” đó sớm kết thúc sự nghiệp công danh mà hình ảnh “danh gia vọng tộc” của họ cũng ít nhiều bị xói mòn, hoen ố.
Đây là bài học cảnh tỉnh đối với bất cứ cán bộ, đảng viên nào vẫn muốn “chủ nghĩa hậu duệ” can thiệp sâu vào chốn quan trường và làm biến dạng, tha hóa quyền lực nhà nước, để rồi không sớm thì muộn, sức mạnh dư luận xã hội và kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước sẽ đánh bại, loại bỏ “chủ nghĩa hậu duệ” ra khỏi đời sống chính trị của đất nước.
THIỆN VĂN
1.
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Thanh Nghị vẫn điều hành Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việc giới thiệu nhân sự Trung ương khoá XIII rất tốt đẹp
Trả lờiXóa09/10/2020 11:45 GMT+7
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào trưa 9/10.
4. Sau khoảng một tuần tính từ khi LNHT đưa tin về ông Nguyenx Văn Nên trên Fb, thì bây giờ, là tin chính thức.
Trả lờiXóa"
Giới thiệu ông Nguyễn Văn Nên để bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM
11/10/2020 08:47 GMT+7
Ông Nguyễn Văn Nên được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM và giới thiệu để bầu giữ chức Bí thư Thành ủy.
6. Sau 12 ngày (5/10-17/10), đúng như tin của Lê Nguyễn Hương Trà đã đưa trên Fb
Trả lờiXóa"
Ông Nguyễn Văn Nên được bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM
17/10/2020 20:51 GMT+7
Tối 17/10, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng đã được bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.